Hiện nay các mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu hàng đầu của Việt nam vẫn là các mặt hàng sử dụng tài nguyên thiên nhiên và công nghiệp nhẹ, sử dụng lao động rẻ mạt. Trong khi đó, nước ta chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu. Khi giá cả hàng hóa nước ngoài đắt hơn thì nhu cầu trong nước đối với hàng hóa nước ngoài sẽ giảm, nhưng giảm rất ít do đó là những mặt hàng thiết yếu.
Từ tình hình thực tế trên cho ta thấy các mặt hàng mà nước ta xuất khẩu là những mặt hàng có khả năng thu ngoại tệ không cao, giá cả biến động phụ thuộc rất nhiều vào giá của thế giới. Các mặt hàng như gạo, cà phê, cao su, hàng may mặc, giày dép là những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Tuy nhiên những mặt hàng này ngày càng bị đánh giá khắt khe hơn, đòi hỏi chất lượng cao hơn, và còn phụ thuộc vào thời tiết khí hậu. Các mặt hàng thuỷ sản của nước ta vẫn tiếp tục bị đánh thuế bán chống phá giá, gây tổn hại lớn cho nền kinh tế. Bởi thế ngoại tệ thu được của các ngành hàng này không ổn định.
Trong khi đó về nhập khẩu, chúng ta nhập khẩu một lượng hàng lớn nguyên liệu, đặc biệt là phục vụ cho dệt may, da giày. Nhưng điều cần xem xét ở đây là nguyên vật phụ liệu đã chiếm trên 50%, chưa kể công mà chúng ta làm ra, rồi lại mang đi bán. Như vậy ngoại tệ thực sự cũng chẳng bao nhiêu.
18 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2874 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thực trạng cán cân thương mại Việt Nam sau gia nhập WTO, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đạt 48,4 tỷ USD tăng 21,5 % so với năm 2006 và vượt 15,5% so với kế hoạch. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước chiếm 42% và tăng 22,3%; khu vực FDI chiếm 58% và tăng 18,4%. Mặc dù đã là thành viên chính thức của WTO, nhưng xuất khẩu trong những tháng đầu năm dường như chưa đạt mức tăng trưởng tương xứng so với tiềm năng và cơ hội mang lại. Kết quả là xuất khẩu chỉ tăng bình quân 22%. Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, cao su, gạo… đều có mức tăng trưởng không cao. Lượng hàng hóa xuất khẩu tăng khá, nhưng chưa có nhiều mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn, có khả năng bù đắp phần thiếu hụt khi giá và lượng dầu thô xuất khẩu giảm. Chất lượng hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là thủy sản và thực phẩm chưa thực sự ổn định, vẫn còn nhiều lô hàng bị trả lại.
Trong khi đó kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam là 60,8 tỷ USD tăng 35,5% so với năm 2006, đứng thứ 41 trên thế giới.
Trong năm 2007, thị trường xuất siêu của nước ta là khu vực Mỹ, EU… nhưng thị trường nhập siêu lại là Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan…
Như vậy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong năm này là 109,2 USD với tình hình nhập siêu lên tới 12,45 tỷ USD bằng 27,5% kim ngạch xuất khẩu. Mức nhập siêu như thế là rất cao, vượt xa so với năm trước và cao gấp hơn hai lần so với kế hoạch, bởi lẽ ngay cả một số sản phẩm mà trong nước có thể sản xuất được thì chúng ta vẫn phải nhập khẩu. Đồng thời do hiệu quả và sức cạnh tranh của sản xuất trong nước chưa được tốt nên nhiều mặt hàng không cạnh tranh được với các sản phẩm ngoại nhập.
Năm 2008
Kinh tế-xã hội nước ta năm 2008 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Giá dầu thô và giá nhiều loại nguyên liệu, hàng hoá khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng giữa năm kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước, từ đó cũng ảnh hưởng đến kim ngạch xuất nhập khẩu nước ta năm 2008.
Về xuất khẩu: Tính chung cả năm 2008, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá ước đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 34,9 tỷ USD, tăng 25,7%, chiếm 49,7% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực kinh tế trong nước đạt 28 tỷ USD, tăng 34,7%, chiếm 50,3%. Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, tuy kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2008 tăng khá cao so với năm 2007 nhưng nếu loại trừ trị giá tái xuất sắt, thép, vàng và yếu tố tăng giá của 8 mặt hàng chủ yếu (dầu thô, than đá, gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chè) thì kim ngạch hàng hoá xuất khẩu chỉ tăng 13,5%.
Về nhập khẩu: Trong 5 tháng đầu năm, nhập siêu tăng mạnh, cao hơn gần 3,4 lần so với cùng kỳ năm 2007, lên tới 14,4 tỷ USD. Nhưng liên tiếp trong 7 tháng còn lại, nhập siêu được kiềm chế ở mức thấp; một trong những nguyên nhân chính là do giá hàng nhập khẩu trên thị trường thế giới giảm mạnh, đặc biệt là xăng dầu.
Tính chung cả năm 2008, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính 80,4 tỷ USD, tăng 28,3% so với năm 2007, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 51,8 tỷ USD, tăng 26,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 28,6 tỷ USD, tăng 31,7%. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá của một số mặt hàng thì kim ngạch nhập khẩu năm nay chỉ tăng 21,4% so với năm 2007.
Như vậy, mức thâm hụt cán cân thương mại lên đến 17,5 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Báo động đối với Việt Nam là thâm hụt cán cân thương mại đã ở mức đỉnh điểm, đặc biệt là thâm hụt thương mại với quốc gia láng giềng Trung Quốc. Trong tổng mức thâm hụt 17,5 tỉ USD hàng hoá của Việt Nam với thế giới thì riêng thâm hụt với Trung Quốc đã lên tới 12 tỉ USD, tiếp đến là thâm hụt thương mại với các đối thủ cạnh tranh là các nước ASEAN và Hàn Quốc.. chỉ thặng dư với Hoa Kỳ và EU.
Năm 2009
Do những hậu quả còn tồn đọng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, nên cán cân thương mại Việt Nam vẫn nằm trong tình trạng thâm hụt cao. Tuy nhiên, con số thâm hụt đã giảm hơn so với năm trước.
Về quy mô xuất khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá năm 2009 đạt khoảng 56,6 tỷ USD, giảm 9,7% so với năm 2008 và bằng 87,6% kế hoạch (kế hoạch điều chỉnh tăng 3% của Quốc hội). Kim ngạch của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 29,85 tỷ USD, chiếm 52,8% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giảm 13,5% so với năm 2008; của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 26,7 tỷ USD, chiếm 47,2%. giảm 5,1%, so với năm 2008.
Nhập khẩu: kim ngạch nhập khẩu hàng hoá năm 2009 khoảng 68,8 tỷ USD, giảm 14,7% so với năm 2008 (năm 2008 so với 2007 tăng 28,7%), trong đó khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 24,87 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 36,1% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước, giảm 10,8%; Kim ngạch nhập khẩu của khối doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 43,96 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 63,9%, giảm 16,8% so với năm 2008.
Năm 2009, Trung Quốc vẫn là thị trường dẫn đầu về cung cấp hàng nhập khẩu cho nước. Tiếp theo là Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia …
Với nhiều biện pháp tăng cường kiểm soát để hạn chế nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng không cần thiết hoặc trong nước đã sản xuất được, khối lượng một số hàng hóa nhập khẩu năm 2009 cũng đã giảm hơn năm 2008, tuy nhiên một số loại hàng hóa khác vẫn còn có mức nhập khẩu cao (như máy móc, thiết bị, dược phẩm, tơ sợi…). Do đó, mặc dù giá nhập khẩu giảm nhưng kim ngạch nhập khẩu giảm chậm, dẫn đến mức nhập siêu vẫn còn cao hơn mục tiêu đề ra.
Cán cân thương mại nước ta luôn nằm trong tình trạng thâm hụt, đặc biệt đang có xu hướng tăng nhanh vào những năm gần đây. Và thực tế cho thấy các mặt hàng xuất khẩu chưa có giá trị cao, giá cả cũng không ổn định. Đó là một điều đáng báo động cho nền kinh tế nước ta.
Nhập siêu những năm gần đây (Đơn vị: tỷ USD)
2.2 Nguyên nhân
2.2.1 Nguyên nhân khách quan
Nước ta là nước đang phát triển, nền kinh tế chưa đủ tiềm lực để sản xuất các mặt hàng về công nghiệp hay những mặt hàng đòi hỏi kĩ thuật cao. Bởi vậy, việc chúng ta nhập siêu liên tục từ năm 1986 đến nay là điều không thể tránh khỏi. Không thể nói nhập siêu là điều không tốt, nếu như chúng ta sử dụng nhập siêu để mà có thể trang bị máy móc thiết bị để dùng cho công cuộc kiến thiết đất nước. Khi mà một đất nước nhập những hàng hoá có thể sản xuất được, hay là cho nhập khẩu những sản phẩm không cần thiết và nhập với tỉ lệ quá lớn thì đó là điều rất đáng lo ngại.
Từ tháng 9- 2008, tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toán cầu đã bắt đầu thể hiện trong hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đồng loạt giảm giá mạnh, đặc biệt ở mặt hàng dầu thô, nông sản, thủy sản.Cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu làm giảm khá mạnh nhu cầu về hàng nhập khẩu của các nước, đặc biệt là sự suy giảm mạnh của nền kinh tế Hoa Kỳ - bạn hàng thương mại lớn của Việt Nam đã làm giảm kim nghạch xuất khẩu. Năm 2009, thị trường Hoa Kỳ đạt kim ngạch 11,2 tỷ USD, giảm 5,5% so với năm 2008.
Bên cạnh những tác động thuận lợi khi mở cửa hội nhập, nới lỏng các rào cản thương mại, và đặc biệt là gia nhập WTO, Việt Nam cũng gặp phải những thách thức. Việt Nam đang trong thời kỳ thực hiện các cam kết về giảm thuế quan và các hạn chế thương mại, mở cửa thị trường theo các cam kết quốc tế. Trong khoảng thời gian kể từ ngày gia nhập, mức thuế nhập khẩu trung bình của Việt Nam phải giảm từ 17,4% xuống còn 13,4% trong vòng 5-7 năm cho nên kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu trong ngắn hạn và xu hướng này còn có khả năng tăng nhanh hơn nữa trong thời gian tới khi Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết trong WTO.
Đặc biệt các doanh nghiệp Việt Nam vốn đã quen với việc sản xuất những hàng hoá và dịch vụ phục vụ thị trường nội địa trong điều kiện có bảo hộ bằng thuế quan hoặc các hàng rào phi thuế quan thì nay phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, đây là một thách thức vô cùng lớn, nếu không có lợi thế tất yếu sẽ bị loại bỏ, trước hết là các doanh nghiệp thương mại. Như vậy sẽ gia tăng sức ép cạnh tranh quốc tế khắc nghiệt ngay trong thị trường nội địa. Các cơ sở xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa có biện pháp ứng phó hiệu quả với các rào cản thương mại và những biến động khó lường của thị trường thế giới, bởi các rào cản thương mại quốc tế được các nước nhập khẩu dựng lên ngày càng tinh vi, phức tạp.
2.2.2 Nguyên nhân chủ quan
Bên cạnh những nhân tố khách quan, chúng ta phải kể đến những nhân tố chủ quan, làm cho tình hình thâm hụt cán cân thương mại ngày càng trầm trọng như hiện nay.
Nước ta vẫn là một nước xuất thô, nhập tinh. Kể từ năm 2002-2008, các mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta đang ở mức tăng rất thấp (vào khoảng 10-12%). Hiện nay các mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu hàng đầu của Việt nam vẫn là các mặt hàng sử dụng tài nguyên thiên nhiên và công nghiệp nhẹ, sử dụng lao động rẻ mạt. Trong khi đó, nước ta chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu. Khi giá cả hàng hóa nước ngoài đắt hơn thì nhu cầu trong nước đối với hàng hóa nước ngoài sẽ giảm, nhưng giảm rất ít do đó là những mặt hàng thiết yếu.
Từ tình hình thực tế trên cho ta thấy các mặt hàng mà nước ta xuất khẩu là những mặt hàng có khả năng thu ngoại tệ không cao, giá cả biến động phụ thuộc rất nhiều vào giá của thế giới. Các mặt hàng như gạo, cà phê, cao su, hàng may mặc, giày dép là những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Tuy nhiên những mặt hàng này ngày càng bị đánh giá khắt khe hơn, đòi hỏi chất lượng cao hơn, và còn phụ thuộc vào thời tiết khí hậu. Các mặt hàng thuỷ sản của nước ta vẫn tiếp tục bị đánh thuế bán chống phá giá, gây tổn hại lớn cho nền kinh tế. Bởi thế ngoại tệ thu được của các ngành hàng này không ổn định.
Trong khi đó về nhập khẩu, chúng ta nhập khẩu một lượng hàng lớn nguyên liệu, đặc biệt là phục vụ cho dệt may, da giày. Nhưng điều cần xem xét ở đây là nguyên vật phụ liệu đã chiếm trên 50%, chưa kể công mà chúng ta làm ra, rồi lại mang đi bán. Như vậy ngoại tệ thực sự cũng chẳng bao nhiêu.
Nguyên nhân sâu xa chính là chất lượng của hàng Việt Nam không thể đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thế giới. Bởi vậy ngay cả những nguyên liệu tưởng chừng như đơn giản, có thể sản xuất được trong nước, chúng ta vẫn phải nhập khẩu nhiều. Điều này cần đáng lưu ý hơn, khi thị trường xuất khẩu ngày càng khắt khe hơn đối với hàng hóa nước ta. Cũng cùng lý do đó, lượng gạo của Việt Nam chỉ đứng sau Thái Lan nhưng chúng ta lại phải chịu mức giá thấp hơn rất nhiều. Hàng loạt người dân nuôi cá tra, cá ba sa dư cá, trong khi nguồn nguyên liệu cho các doanh nghiệp lại thiếu hụt. Chất lượng cà phê, cao su của Việt Nam bị phản ánh trong những năm gần đây, chất lượng gạo không tốt, chứa quá nhiều độc tố, cá nuôi có quá nhiều dư chất... chính chất lượng hàng hoá của Việt Nam đã dẫn đến việc nhập khẩu quá nhiều nguyên vật liệu không cần thiết.
Trình độ phát triển kinh tế thấp, phụ thuộc thị trường thế giới về nguồn vốn, nguyên nhiên liệu, công nghệ… Ví dụ: các ngành sản xuất của ta phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu đầu vào nhập khẩu; cùng với đó là sự yếu kém công nghệ ảnh hưởng khả năng cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa thay thế nhập khẩu nên xu hướng nhập khẩu thường cao hơn xuất khẩu. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại.
Hiệu quả đầu tư thấp, không sử dụng hết các nguồn lực làm tăng trưởng kinh tế dưới mức tiềm năng. Đầu tư tăng, làm nhập khẩu tăng theo, nhưng nếu kém hiệu quả sẽ không bù đắp nỗi nhập khẩu dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại. Kèm theo đó là tình trạng độc quyền, bảo hộ, bao cấp, chính sách thương mại chưa minh bạch, khó tiên liệu, phân biệt đối xử dẫn đến tình trạng tham nhũng, gian lận làm hiệu quả đầu tư kém, lãng phí, tăng giá hàng nhập khẩu.
Bên cạnh đó, các chính sách lớn như thương mại, đầu tư, tỷ giá hối đoái cũng có tác động mạnh đến cán cân thương mại thời gian qua của nước ta:
+ Chính sách thương mại, đặc biệt là chính sách thúc đẩy xuất khẩu và quản lý nhập khẩu, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cán cân thương mại. Trong những năm qua, cải cách thương mại theo hướng tự do hóa đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu ở mức cao và tương đối ổn định, mở cửa thị trường, cắt giảm các rào cản thương mại tạo thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu. Tuy nhiên, đến năm 2004, cơ chế thương mại Việt Nam có những thiên lệch không tốt cho xuất khẩu và nhập khẩu cạnh tranh dẫn đến kim ngạch xuất khẩu giảm. Do bảo hộ quá cao hàng nhập khẩu làm cho sản xuất tiêu thụ nội địa lãi hơn để xuất khẩu, làm tăng chi phí những hàng hóa phi thương mại gồm cả lao động dẫn đến giảm tính cạnh tranh hàng xuất khẩu; do mức thuế nhập khẩu và biểu thuế quan Việt Nam còn nhiều phức tạp làm hạn chế nhập khẩu cạnh tranh…
+ Chính sách đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài: đầu tư tăng mạnh là một trong các nhân tố dẫn đến nhập khẩu tăng cao, góp phần làm tăng nhập siêu. Trong những năm qua , vốn đầu tư của ta chưa phát huy hiệu quả, nhất là nguồn vốn Nhà nước, ngoài ra xuất hiện tham nhũng, tham ô, phân phối vốn đầu tư không đúng, hiệu suất đầu tư thấp…càng đẩy tình trạng nhập siêu lên cao.
+ Chính sách tỷ giá hối đoái, việc điều chỉnh tỷ giá có ảnh hưởng đến giá cả trong nước và quốc tế, thay đổi tỷ giá cũng là điều kiện tiên quyết trong thay đổi chính sách thương mại, đặc biệt trong thời kỳ mở cửa. Theo lý thuyết, khi phá giá tiền tệ, đồng nội tệ mất giá, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trở nên rẻ hơn trên góc độ người tiêu dùng nước ngoài. Do đó tạo nên lợi thế canh tranh về giá cả, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tăng cường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài Ngược lại, nghĩa là tỷ giá giảm, VND lên giá và sức cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam bị xói mòn. Nhưng thực tế, việc thực hiện điều chỉnh chính sách này ở nước ta ít có ảnh hưởng đến cán cân thương mại do sản phẩm xuất khẩu của ta chủ yếu là thô, sản lượng phụ thuộc điều kiện tự nhiên về cơ bản ít co giãn nguồn cung ứng khi có sự thay đổi giá cả tương đối, đặc biệt trong ngắn hạn; còn sản phẩm ngành công nghiệp chế biến được coi là nhạy cảm với sự biến động giá cả tương đối thì hoặc phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, hoặc chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn trong tổng kim ngạch xuất khẩu nên ít khai thác được lợi thế từ sự thay đổi tỷ giá.
+ Cơ chế tỷ giá của Việt Nam rất tiếc đã không đảm nhiệm được chức năng điều hoà cán cân thương mại. Do tỷ giá chính thức về cơ bản là cố định nên trong hầu hết quãng thời gian các năm 2006, 2007 và 2009 tốc độ nhập siêu ngày càng tăng mạnh nhưng tỷ giá thì hầu như không thay đổi; ngược lại, trong giai đoạn nửa cuối năm 2008, bất chấp tốc độ nhập siêu giảm dần, VND lại vẫn mất giá rất nhanh. Có thể nói, cơ chế tỷ giá chính thức áp đặt cho nền kinh tế đã làm cho các chủ thể kinh tế “tê liệt cảm giác” về giá trị tương đối của hàng hoá trong nước và ngoài nước cũng như giá trị tương đối của ngoại tệ và bản tệ. Nó là tác nhân chính gây ra tình trạng nhập siêu ngày càng nghiêm trọng của Việt Nam..
2.3 Quí I/2010: Khó khăn và thách thức
2.3.1 Về xuất khẩu:
Cần phải nhận định rằng tác động kìm hãm sự suy giảm của kim ngạch xuất khẩu trong năm 2009 một nửa đến từ nhóm nông, lâm, thủy sản. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản năm 2009 ước đạt khoảng 15,3 tỷ USD, vượt dự kiến hồi đầu năm (12 tỷ USD) và chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao (14 tỷ USD). Trong năm 2010, theo đánh giá của Bộ Công thương, năng lực sản xuất nhiều mặt hàng nông sản, cũng như khoáng sản đã đến ngưỡng, khó có khả năng tăng trưởng cao. Các mặt hàng như gạo, cà phê, cao su, thuỷ sản, dầu thô, than đá… sẽ khó có sự tăng trưởng lớn về lượng, thậm chí sụt giảm. Đặc biệt, trong năm 2010, lượng dầu thô xuất khẩu sẽ giảm khoảng 3,5-4 triệu tấn do phải dành để phục vụ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Dự kiến, kim ngạch xuất khẩu nhóm nhiên liệu, khoáng sản của năm 2010 sẽ giảm khoảng 1,9%.
Hội nhập vào WTO, trước các thị trường khó tính như Mỹ, EU….môi trường cạnh tranh quốc tế đã khiến nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam không đủ sức cạnh tranh, kể cả ở một số mặt hàng được xem là thế mạnh trong những năm qua. Thêm vào đó là các hàng rào phi thuế quan cùng nhiều biện pháp bảo hộ đang được các nước dựng lên khiến cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam ngày càng khó khăn hơn.
+ Dệt may là thế mạnh xuất khẩu của nước Việt Nam và là một trong những ngành được hưởng lợi sớm nhất khi nhu cầu tiêu dùng của thế giới đang có xu hướng tăng trở lại. Nhưng mặc dù đã có một số tín hiệu tốt nhưng ngành này cũng sẽ không thuận lợi khi Mỹ, một trong những thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn của Việt Nam đã ra thông báo kể từ ngày 10/2/2010, Mỹ sẽ áp dụng đạo luật cải tiến an toàn hàng tiêu dùng (CPSIA) đối với hàng dệt may. Theo đó, các lô hàng dệt may xuất khẩu vào Mỹ đều phải kèm theo giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn đối với vật liệu, nguyên phụ liệu đến thành phẩm, được đánh giá bởi một đơn vị độc lập (được Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng - CPSC của nước này công nhận). Bên cạnh đó, từ năm 2009, Mỹ đã bỏ hoàn toàn hạn ngạch hàng dệt may và giày da đối với Trung Quốc, nên sức cạnh tranh của mặt hàng này của Việt Nam tại Mỹ vẫn sẽ căng thẳng. Thêm vào, Ủy ban châu âu (EC) đã áp thuế chống phá giá 10% thêm 15 tháng, như vậy ước tính Việt nam sẽ bị mất khoảng 200 triệu USD. Điều này chứng tỏ lòng tin của EC đối với các doanh nghiệp Việt Nam đã bị sụt giảm 1 cách đáng kể. Vì thế, 2010 sẽ là năm đầy thử thách thử thách đối với xuất khẩu mặt hàng dệt may và giày, mũ da của Việt Nam.
+ EU cũng đã thông báo đồ gỗ muốn xuất khẩu sang thị trường này phải đảm bảo tiêu chuẩn REACH về sử dụng an toàn hóa chất.
+ Theo một diễn biến mới đây, chiều 31-3, ông Hồ Đắc Lam, phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa VN (VPA), xác nhận việc Bộ Thương mại Mỹ (DOC) chính thức kết luận túi nhựa PE của VN xuất khẩu sang thị trường Mỹ bán giá thấp hơn giá trị thông thường tại thị trường Hoa Kỳ từ 52,3-76,11%. Với kết luận này, DOC sẽ chỉ thị cho hải quan và cơ quan bảo vệ biên giới Hoa Kỳ tiến hành thu các khoản tiền ứng trước, trong khi thuế chống trợ cấp sẽ chưa áp dụng cho tới khi Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) đưa ra quyết định cuối cùng đối với các sản phẩm túi nhựa nhập khẩu từ VN.
+ Việt Nam đang có nguy cơ mất đi một thị trường lớn khi mới đây EU đã ra quy định IUU (illegal, unreported and unregulated fishing) về việc cấm nhập khẩu các loại thủy hải sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định. Đây sẽ là điều vô cùng khó khăn đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành nghề này của Việt Nam, nếu như các doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu của EU thì Việt Nam sẽ mất đi thị trường xuất khẩu thủy hải sản lớn nhất hiện nay, trong đó có hơn 40% là thủy sản.
+ Mặt hàng vốn gặp nhiều khó khăn trong năm 2009 là cá ba sa, cá tra nhiều khả năng năm nay chưa tìm ra được con đường đi đúng đắn. Năm 2009, các doanh nghiệp (các nước như Ý, Tây Ban Nha, Ai Cập) đã tìm cách hạ bệ hàng cá ba sa, tra sa của Việt Nam và nâng cao mặt hàng của họ trong nước.
Do vậy, có thể dự đoán việc muốn đẩy mạnh tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu trong những quí còn lại của năm 2010 không phải là vấn đề đơn giản.
Theo số liệu của Bộ, xuất khẩu quý I ước đạt khoảng 14 tỷ USD, giảm 1,6% so với cùng kì 2009. Nhiều mặt hàng công nghiệp chiến lược đã giảm sản lượng và kim ngạch xuất khẩu như dầu thô đạt 2,24 triệu tấn, giảm 46,8% và bằng 24,7% kế hoạch năm 2010; than đá đạt 4,73 triệu tấn, giảm 15,5%; đá quý, kim loại quý và sản phẩm đạt 48 triệu USD, chỉ bằng 1,9% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh như dây và cáp điện đạt 292 triệu USD, tăng 119,5%; sắt thép và sản phẩm đạt 372 triệu USD, tăng 72,2%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 630 triệu USD, tăng 66,7%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 703 triệu USD, tăng 40,9%; sản phẩm nhựa đạt 210 triệu USD, tăng 20,7%; dệt may đạt 2,16 tỷ USD, tăng 12,3%; giày dép đạt 1,03 tỷ USD, tăng 10,1%; túi xách, vali, mũ và ô dù đạt 181 triệu USD, tăng 8,4%...
2.3.2 Về Nhập khẩu:
Thực tế đầu năm đã có nhiều diễn biến bất lợi trên thị trường nhập khẩu:
Thứ nhất, do kinh tế thế giới phục hồi, nên giá cả hầu hết các mặt hàng nguyên, nhiên, vật liệu đều tăng cao. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giá nhiều loại mặt hàng trên thị trường đã tăng mạnh so với cùng kỳ là một trong các nguyên nhân khiến kim ngạch nhập khẩu tăng cao trong những tháng đầu năm. Cụ thể, giá xăng dầu các loại tăng 49,9%; chất đốt hóa lỏng tăng 44,8%; chất dẻo nguyên liệu tăng 43,2%; phôi thép tăng 18,9%; kim loại thường tăng 53%... Theo ước tính, riêng yếu tố tăng giá khiến kim ngạch nhập khẩu tăng hơn 600 triệu USD.
Thứ hai, dù hàng loạt giải pháp khẩn cấp đã được Bộ này đưa ra hoặc đề xuất lên Chính phủ như ban hành hạn ngạch thuế quan, áp dụng cấp phép nhập khẩu tự động, tăng thuế nhập khẩu... nhưng đều không “phanh” được tốc độ nhập khẩu. Thậm chí, Bộ Công Thương đã tiến hành cả giải pháp siết chặt tiêu dùng nhằm hạn chế lượng nhập khẩu. Những mặt hàng bị xếp vào diện xa xỉ như ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ, xe máy, nước hoa, mỹ phẩm, rượu ngoại....đều phải áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu khác nhau. Nhưng tất cả các biện pháp đó không đủ chặn đà nhập siêu. Ngược lại, nhập siêu đang có xu hướng nhích lên, khác hẳn với diễn biến cùng kỳ năm trước. Thứ trưởng Công thương Nguyễn Thành Biên thừa nhận, hiệu quả kiềm chế nhập siêu thấp là bởi các biện pháp đang áp dụng hiện nay chủ yếu tập trung vào hàng tiêu dùng trong khi tỷ trọng của nhóm này rất thấp, chỉ chiếm 8,8% tổng kim ngạch nhập khẩu. Nói cách khác, đối tượng cần tập trung chưa trúng nên không có mấy tác dụng.
Tới đây thì Bộ Công Thương có vẻ “bó tay” vì nhóm này là đầu vào chủ yếu của… đầu ra - xuất khẩu. Mà ai cũng biết, muốn hạ nhập siêu phải đẩy mạnh xuất khẩu, muốn đẩy xuất khẩu buộc phải tăng … nhập khẩu. Nhìn vào biểu nhập khẩu 3 tháng qua cũng có thể thấy tốc độ tăng cao nhất đều rơi vào nhóm nguyên, phụ liệu, thiết bị. Điển hình là bông tăng 147%, sợi các loại tăng 127%, cao su 77%, phân bón 24%, giấy 2,8%, phôi thép 106 %, thép thành phẩm 12%, kim loại khác cũng hơn 100%... Không chỉ tốc độ mà thực tế tỷ trọng của nhóm hàng này cũng chiếm tới 82,6% tổng kim ngạch nhập khẩu, gấp gần 10 lần nhóm hàng tiêu dùng. 3 tháng đầu năm, nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu (hàng cần nhập khẩu) đã tăng 35,3%.
Điển hình cho câu chuyện này là ngành dệt may - ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Bên cạnh việc đóng góp lớn nhất kim ngạch cho xuất khẩu, ngành này cũng có “thành tích” rất lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm. Ông Nguyễn Tiến Trường, Phó TGĐ Tập đoàn Dệt may Việt Nam dẫn chứng, để xuất khẩu được 1,46 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm, dệt may này đã phải chi tới 991 triệu USD nhập bông, vải, sợi, nguyên phụ liệu. Tương tự, theo ông Vũ Ngọc Bảo, Tổng Thư ký Hiệp hội giấy, 60% nguyên liệu sản xuất của ngành giấy phụ thuộc nhập khẩu, mỗi năm, bột giấy nhập 100 triệu, giấy loại 200 triệu USD. Rõ ràng, với cơ cấu phụ thuộc cả đầu vào lẫn đầu ra của nền kinh tế không khó hiểu vì sao dù Bộ Công Thương tìm đủ mọi cách, nhập siêu vẫn tăng đều đặn suốt hơn 20 chục năm qua.
Tổng kết 3 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu của cả nước là 17,51 tỷ USD, tăng 37,6% so với cùng kỳ 2009. Nhập siêu quý I/2010 vào khoảng 3,51 tỷ USD, chiếm 25% kim ngạch xuất khẩu, vượt quá chỉ tiêu khống chế dưới 20% Quốc hội đã thông qua. Đây là con số đáng báo động khiến Bộ Công Thương lo lắng bởi nền kinh tế mới đi được ¼ chặng đường năm 2010. Theo nhìn nhận của Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên, “với tình hình xuất nhập khẩu những tháng đầu năm, việc thực hiện mục tiêu kiềm chế nhập siêu năm 2010 ở mức 20% kim ngạch xuất khẩu, tương đương nhập siêu 12,2 tỷ USD là rất khó đạt”.
Như vậy với những kết quả đạt được trong quí I thì có thể nói những khó khăn đã nêu trên vẫn còn tồn đọng, vì thế việc đề ra các giải pháp để khắc phục là vô cùng cần thiết đối với cán cân thương mại Việt Nam cũng như nền kinh tế vĩ mô.
3. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP
3.1 Đẩy mạnh xuất khẩu:
Năm nay có thể gọi là năm rào cản đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, làm thế nào để có thể vượt qua các rào cản đó là một câu hỏi khó.
+ Theo nhóm thì các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chấp nhận thực tế là hiện nay các nước trên thế giới ra các quy định khắt khe về xuất nhập khẩu là vì muốn đẩy mạnh xuất khẩu ,hạn chế nhập khẩu (nếu có nhập khẩu thì cũng chỉ nhập những mặt hàng chất lượng cao) nên các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nắm giữ thật kỹ các quy định đấy và phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt, đồng thời phải tìm cách nâng cao chất lượng lẫn mẫu mã của các sản phẩm mình. Thực tế đã chứng minh ,nếu các doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng sản phẩm của mình thì không chỉ đẩy mạnh xuất khẩu mà còn có thể thu hút thị trường trong nước ,và điều đó sẽ một phần hạn chế tình trạng nhập siêu.
+ Một vấn đề nữa rất hay xảy ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam chính là các vụ kiện bán phá giá và không làm đúng quy định của các nước. Đối với việc này thì các doanh nghiệp không nên lẫn tránh như trong quá khứ mà nên tích cực hợp tác, sự hợp tác trong điều tra sẽ giúp các doanh nghiệp có nhiều điều lợi hơn và sẽ tránh những thiệt hại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng cán cân thương mại Việt Nam sau gia nhập WTO.doc