Tiểu luận Thực trạng cổ phần hóa các doanh nghiệp ở nước Việt Nam hiện nay và giải pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hóa

Mục lục

 

Lời nói đầu 2

I Quan niệm về công ty cổ phần, cổ phần hoá: 3

1 Cổ phần hoá: 3

2 Thế nào là công ty cổ phần, đặc điểm của công ty cổ phần: 4

a) Định nghĩa: 4

b) Đặc điểm 4

II Nội dung quá trình cổ phần hoá DNNN ở nước ta hiện nay: 4

1 Khái quát lịch sử ra đời của công ty cổ phần: 5

2 Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay: 5

III Thực trạng và giảI pháp để tiến hành thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá DNNN ở nước ta hiện nay: 7

1 Những quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước về quá trình cổ phần hoá: 7

a) Hệ thống quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với quá trình cổ phần hoá: 7

b) Những chính sách của Nhà nước đối với cổ phần hoá các DNNN 9

2 Thực trạng của tiến trình cổ phần hoá các DNNN; 10

a) Thực trạng thực hiện cổ phần hoá: 10

b) Những nguyên nhân làm chậm tiến trình cổ phần hoá 10

3 Một số giảI pháp nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá DNNN ở nước ta hiện nay; 12

a) Quá trình chủ trương cổ phần hoá từ trung ương đến địa phương cần triển khai dứt khoát, đồng bộ, cụ thể hoá mục tiêu thực hiện và pháp luật hoá 12

b) Tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các chính sách cổ phần hoá: 13

c) Tạo môI trường thúc đẩy cổ phần hoá doanh nghiệp; 14

d) Phân loạI đối tượng các doanh nghiệp Việt Nam: 15

KẾT LUẬN 16

 

Lời nói đầu

 

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3318 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thực trạng cổ phần hóa các doanh nghiệp ở nước Việt Nam hiện nay và giải pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổ phần: 4 a) Định nghĩa: 4 b) Đặc điểm 4 II Nội dung quá trình cổ phần hoá DNNN ở nước ta hiện nay: 4 1 Khái quát lịch sử ra đời của công ty cổ phần: 5 2 Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay: 5 III Thực trạng và giảI pháp để tiến hành thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá DNNN ở nước ta hiện nay: 7 1 Những quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước về quá trình cổ phần hoá: 7 a) Hệ thống quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với quá trình cổ phần hoá: 7 b) Những chính sách của Nhà nước đối với cổ phần hoá các DNNN 9 2 Thực trạng của tiến trình cổ phần hoá các DNNN; 10 a) Thực trạng thực hiện cổ phần hoá: 10 b) Những nguyên nhân làm chậm tiến trình cổ phần hoá 10 3 Một số giảI pháp nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá DNNN ở nước ta hiện nay; 12 Quá trình chủ trương cổ phần hoá từ trung ương đến địa phương cần triển khai dứt khoát, đồng bộ, cụ thể hoá mục tiêu thực hiện và pháp luật hoá 12 Tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các chính sách cổ phần hoá: 13 Tạo môI trường thúc đẩy cổ phần hoá doanh nghiệp; 14 Phân loạI đối tượng các doanh nghiệp Việt Nam: 15 Kết luận 16 Lời nói đầu Đất nước ta sau khi xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp và chuyển sang cơ chế thị trường đã có nhưng thay đổi tiến bộ đáng kể trên mọi lĩnh vực và một trong những mục tiêu quan trọng hiện nay để phát triển đất nước là công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Để mục tiêu có thể trở thành hiện thực chúng ta cần có khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại cùng với một nền kinh tế phát triển vững mạnh. Cùng với sự đổi mói đó, các khu vực kinh tế nhà nước ngày càng phát triển mạnh về số lượng (Tinh đến năm 1989 tổng số doanh nghiệp nhà nước(DNNN) đã lên tới 12000 doanh nghiệp).Hiện nay con số trên đã tăng lên rát nhiều lần, số lượng doanh nghiệp nhiều nên nhà nước không thể kiểm soát, quản lý có hiệu quả. Hơn nữa, đứng trước cơ chế thị trường nhiều cạnh tranh các công ty này đa phần đều có hiệu quả kinh tế kém. ĐIều đó đòi hỏi chính phủ phải có sự thay đổi thích hợp. Dưa trên cơ sở khoa học, thực tế, Đảng và nhà nước ta dã chủ trương tổ chức lại cơ cấu nền kinh tế đa dạng hoá hình thức sỏ hữu mà trong đó chủ yếu là cổ phần hoá một bộ phận các DNNN để tạo thêm động lực mới trong công tác quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ, huy động thêm vốn cho DNNN và tăng cường vai trò tự chủ cho người lao động.Từ những lí do đó, vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với qui luật phát triển kinh tế và là một tất yếu khách quan.Nhận rõ tầm quan trọng của việc cổ phần hóa doanh nghiệp ở nước ta hiện nay đối với nền kinh tế quốc dân nên em đã chọn đề tài :”Thực trạng cổ phần hóa các doanh nghiệp ở nước VIÊT NAM hiện nay và giảI pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hóa” Là một đề tài rộng và khó, nên trong quá trinh tìm hiểu và nghiên cứu chắc chắn không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu xót. Vậy em kính mong thầy cô cho nhận xết, góp ý để đề tài của em được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành được đề tài này. I QUAN NIệM về công ty cổ phần: 1 Cổ phần hoá: Khác với tư nhân hoá là biến một tài sản sở hữu công thành tài sản sở hữu tư có thể diễn ra cả với DNNN và tập thể, cổ phần hoá đa dạng sở hữu hoá tài sản từ chấp nhận nhiều người góp vốn cùng sở hữu hoá tài sản – sở hữu hỗn hợp. Cổ phần hoá huy động nhiều chủ thể dầu tư thuộc các thành phần khác nhau cùng là chủ thể trong một thành phần kinh tế, cùng góp vốn để chuyển đổi từ một chủ sở hữu sang đa chủ sở hữu. Nói đến khái niệm Cổ phần hoá DNNN ta cần xem xét cả 2 khía cạnh khách quan và chủ quan: * Về khách quan: Cổ phần hoá DNNN là đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị ktrường.Đó cũng là đòi hỏi khách quan của qui luật Quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của Lực lượng sản xuất trong sự phát triển của xã hội. Kinh tế thị trường với nhiều chủ sở hữu đứng đối diện nhau. Đa sở hữu thuộc đa thành phần là Quan hệ sản xuất đang thúc đẩy Lực lượng sản xuất phát triển hiện nay. * Về chủ quan: Đối với nước ta, khối lượng DNNN nhiều mà hiêu quả kinh tế của chúng lại kém nên hàng năm đã tạo ra gánh nặng lớn cho ngân sách nhà nước. Vì thế nhà nước cần chuyển đổi hình thức sở hữu của nó. Cơ chế thị trường có thể giúp nó tồn tại và phát triển hoặc thua lỗ, phá sản để nhà nước tập trung ngân sách vào các hoạt động khác có hiệu quả hơn. Tóm lại, ta có thể tạm đưa ra khái niệm về cổ phần hoá DNNN là một nội dung của đa dạng hoá các loại hình sở hữu xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, là quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu của một đơn vị kinh tế quốc doanh nhằm đạt hiệu quả cao hơn. 2 Thế nào là công ty cổ phần, đặc điểm của công ty cổ phần: a) Đinh nghĩa: Sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và quan hệ tín dụng đã tiến tới hinh thành các công ty cổ phần. Như vậy công ty cổ phần là một xí nghiệp lớn tư bản chủ nghĩa,mà vốn của nó được hình thành từ sự đóng góp của nhiều người thông qua phát hành cổ phiếu. b) Đặc điểm: * Về mặt pháp lý: Công ty cổ phần là một tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân mà vốn kinh doanh do nhiều người đóng góp dưới hình thức cổ phần. Các cổ đông trong công ty chỉ có trách nhiệm hữu hạn đối với phần vốn góp của mình. Nhờ đặc điểm này mà công ty là một hình thức pháp lý đầy đủ, thuận lợi để kinh doanh. * Về mặt huy động vốn: Công ty có khả năng phát hành cổ phiếu. Việc mua cổ phiếu không những đem lại cho cổ đông lợi tức mà khi công ty làm ăn có hiệu quả, giá trị cổ phiếu tăng sẽ hứa hẹn mang lại cho cổ đông một khoản thu nhập lớn. Các cổ đông có quyền tham gia quản lý theo điều lệ của công ty và được pháp luật đảm bảo, điều đó làm cho quyền sở hữu của các cổ đông trở nên cụ thể và có sức hấp dẫn hơn. Các cổ đông được ưu đãi trong việc mua cổ phiếu mới phát hành của công ty trước khi nó được đem bán rộng rãi cho công chúng. II Nội dung quá trình cổ phần hoá DNNN ở nước ta hiện nay: 1- Khái quát lịch sử ra đời của công ty cổ phần: Hình thái kinh doanh một chủ Hình thái chung vốn Hình thái công ty cổ phần Trải qua thời gian, hinh thái công ty cổ phần ngày càng hoàn thiện phát triển và đa dạng hoá. Có thể nói, hinh thức công ty cổ phần là một phát minh quan trọng nhất trong lịch sử phát triển các hình thái tổ chúc doanh nghiệp kể từ cuộc cách mạng trong công nghiệp của Chủ nghĩa tư bản chứ không chỉ là sản phẩm thụ động của sự phát triển nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, công ty cổ phần là một sản phẩm tự nhiên của quá trình phát triển kinh tế theo những nấc thang nhất định từ hình thái kinh doanh một chủ đến hình thái kinh doanh chung vốn. 2 Quá trình cổ phần hoá DNNN ở nước ta: * Giai đoạn đàu: Trọng điểm cải cách của giai đoạn này là nông nghiệp đồng thời thực hiện việc mở rộng quyền tự chủ trong các doanh nghiệp, khuyến khích kinh doanh dưới nhiều hình thức sở hữu. Sau khi cải cách ở nông thôn thu được kết quả, trọng điểm cải cách dần dần chuyển sang thành phố, cải cách ở thành phố lại bắt đầu bằng việc mở rộng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp. Dưới cơ chế hoạch toán truyền thống các doanh nghiệp tuy có quyền tự chủ trong kinh doanh nhưng không có quyền đối với lợi ích. Theo lối suy nghĩ truyền thống thì sau khi thực hiện công hữu hoá tư liệu sản xuất nhà nước vừa có quyền chi phối các nguồn lực xã hội, vừa có khả năng nắm giữ các nhu cầu của xã hội, từ đó căn cứ vào thông tin của các nhu cầu này để tổ chức sắp xếp một cách toàn diện. Cùng với việc phát triển của sản xuất, sự phân công lao động theo chiều sâu và việc đa dạng hoá nhu cầu của xã hội hơn nữa khối lượng thông tin về nhu cầu xã hội ngày càng lớn, phức tạp và diễn biến nhanh nên nhà nước rất khó thu thập và xử lý kịp thời, đầy đủ những thông tin này, từ đó dẫn đến tình trạng không ăn khớp giữa sản xuất và nhu cầu. Tóm lại, trong giai đoạn đầu cải cách doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào việc giữ lại lợi nhuận và cơ chế khen thưởng theo chỉ tiêu sản xuất và hiệu quả kinh tế. Các DNNN tuy có quyền tự chủ song vẫn chưa chịu sự khống chế của kế hoạch mang tính mệnh lệnh tập trung cao độ. * Giai đoạn hai: Nhà nước đã từng bước chuyển phương thức quản lý doanh nghiệp từ quản lý trực tiếp thông qua kế hoạch mang tính mệnh lệnh là chính sang phương thức quản lý gián tiếp là chính các doanh nghiêp mở rộng hơn nữa quyền tự chủ trên các phương diện như: Nhân sự, giũ lại một phần lợi nhuận… , phần lớn các doanh nghiệp được quyền định giá sản phẩm vượt mức và quyền tự chủ đầu tư trong mức độ cho phép. Nhưng lại xuất hiện hiện tượng hưởng lãi nhưng không chịu lỗ trong các doanh nghiệp. * Giai đoạn ba: Trọng điểm của giai đoạn này là điều chỉnh và xem xét lại nền kinh tế quốc dân do hàng loạt nguyên nhân như cải cách không đồng bộ, khả năng quản lý vĩ mô kém, cơ chế tự điều tiết của kinh tế vi mô chưa hình thành, hệ thống thị trường và cơ chế thị trường chưa được kiện toàn. Do đó để đẩy nhanh tốc độ cải cách thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá DNNN trở thành hiện thực cần phải phối hợp đồng bộ chỉnh thể, chủ yếu là làm tốt việc cải cách thể chế quản lý tài sản nhà nước, chế độ lao động nhân sự, từng bước hoàn thiện chế độ bảo hiểm xã hội, hoàn thiện và đưa vào pháp quy thị trường các yếu tố sản xuất, thúc dẩy sự di chuyển của các yếu tố sản xuất, cải cách hơn nữa thể chế đầu tư tiền tệ, xây dựng quan hệ tốt dẹp giũa ngân hàng và doanh nghiệp, tạo môi trường bên ngoài thuận lợi cho cải cách doanh nghiệp hay cổ phần hoá DNNN. III Thực trang và giải pháp để tiến hành thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp ở nước ta hiện nay: Những quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về quá trình cổ phần hoá: a) Hệ thống quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với quá trình cổ phần hoá: Cổ phần hoá một số doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương lớn của nhà nước Việt Nam về đổi mới doanh nghiệp. Trong nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá IX (12/1993) đã khẳng định: “ đổi mới cơ bản tổ chức và cơ chế tổ chức DNNN thực hiện các hình thức cổ phần hoá thích hợp với tính chất và lĩnh vực để thu hút thêm các nguồn vốn tạo thêm động lực, ngăn chặn tiêu cực thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả”. Đảng cộng sản Việt Nam trong nhiều nghị quyết của Đại hội Đảng và của Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương từ khóa VII đến khoá VIII đã đề ra nhiều định hướng chủ trương về cổ phần hoá: “ triển khai tích cực và vững chắc việc cổ phần hoá DNNN để huy động thêm vốn, tạo thêm động lực thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả làm cho tài sản của Nhà nước ngày càng tăng không phải để tư nhân hoá. Bên cạnh những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, sẽ có nhiều DNNN nắm đa số hoặc nắm tỷ lệ cổ phần chi phối gọi thêm cổ phần hoặc bán thêm cổ phần cho người lao động tại doanh nghiệp cho các tổ chức và cá nhân ngoài doanh nghiệp – Tuỳ từng trường hợp cụ thể, vốn huy động được phải dùng để đầu tư để mở rộng sản xuất kinh doanh. (văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII ). Ngoài ra là một số văn bản pháp qui điều chỉnh quá trình cổ phần hoá như : + Luật công ty ban hành ngày 21/12/1996.. + Nghị định số 28/CP ngày 7/3/1996 của chính phủ về việc ”chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần”. + Thông tư 50TC – TCGN ngày 30/8/1996 của bộ tài chính “hướng dẫn các vấn đề tài chính về việc bán và phát hành cổ phiếu trong khi chuyển DNNN thành công ty cổ phần theo nghị định số 28/CP “. + Quyết định 01/CPH ngày 9/6/1996 của bộ trưởng ban cổ phần hoá trung ương “ các thủ tục để chuyển DNNN thành công ty cổ phần”. + Nghị định 25/Cp ngày 26/3/1997 của chính phủ về “ sửa đổi một số điều trong nghị định 28/CP ngày 7/5/1996 “. + Chỉ thị 20 – 1998/CT – TTg về “ đẩy mạnh sắp xếp lại DNNN “. Nghị định 44/1988/NĐ-CP ngày 29/6/1988 cảu chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần + Nghị định số 03/2001/NĐ-CP sửa đổi, bổ xungmột số điều của nghị định số 28/Cp ngày 28/03/1997 của Chính Phủ về đổi mới quản lý tiền lương thu nhập trong các doanh nghiệp nhà nước. + Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của chinh phủ về việc chuyển DNNN thành công ty cổ phần thay thế nghị định số 44/1988/NĐ-CP. + Ban hành nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về quản lý lao động ,tiền lương,thu nhập trong các DNNN thay thế Nghị định số 28/CP và Nghị định số 03/2001/NĐ-CP. + Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của chính phủ về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần. + Thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 củ Bộ tài chính về hướng dẫn thực hiện nghị định 187/2004/NĐ-CP của chính phủ Trong đó nghị định 187 là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh hoạt động chuyên DNNN thành công ty cổ phần đã có tác dụng tốt thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa DNNN. Qua các văn bản pháp lý nêu trên ta nhận thấy từ năm 1991 cổ phần hóa DNNN đã trở thành một chủ trương suyên suốt, là một nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và cũng như Quốc hội đề ra trong chương trình phát triển kinh tế xã hội dài hạn của đất nước. b) Những chính sách của Nhà nước đối với cổ phần hoá các DNNN: + Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá bằng biện pháp hỗ trợ công nhân viên của doanh nghiệp tạo vốn ban đầu để mua cổ phiéu với hai khoản vay: Khoản vay không trả lãi, thời gian vay 5 năm, mức bình quân không quá 3 triệu đồng/1 người, mức cao nhất không quá 5 triệu đồng /1 người. Nếu công nhân viên của doanh nghiệp tự bỏ tiền mua cổ phiếu sẽ được cho vay trả chậm với lãi suất ưu đãi tương đương với tỷ lệ thu về sử dụng vốn ( 4,8%/ 1 năm ) trong thời gian 5 năm, mức mua chịu đúng bằng số tiền mà họ bỏ ra mua cổ phiếu ( tức là mua một được cho vay một ). + Chính sách lao động, chính sách xã hội: Nếu đến thời điểm cổ phần hoá, công nhân viên không tiếp tục làm viêc trong công ty cổ phần thì được giải quyết theo quyết định 176/HĐBT. Nếu công nhân tiếp tục làm việc trong công ty cổ phần thì chuyển sang chế độ hợp đồng lao động đưọc nhân bảo hiểm xã hội, thời gian lao động trước đâỷ DNNN được bảo lưu để tính bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, khác với quyết định 202CT, chỉ thị 84/TTg cho phép làm thí điểm việc bán cổ phiếu cho các tổ chức và cá nhân nước ngoài, các cơ quan có trách nhiệm xem xét cụ thể từng trường hợp. Quy định này sẽ mở ra khả năng kích thích đẩy nhanh tiến độ và mở rộng quá thình cổ phần hoá ở trong nước. 2 Thực trạng của tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp: Thực trạng thực hiện tiến trình cổ phần hoá: Tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp còn chậm, chưa xúc tiến trên phạm vi rộng ở cả nước, chưa cổ phần hoá đồng bộ, chưa đạt được mục tiêu như mong muốn. b) Những nguyên nhân làm chậm tiến trình cổ phần hoá: Cổ phần hoá DNNN là một mục tiêu quan trọng của Đảng và nhà nước. Vì thế tìm ra nguyên nhân chủ quan và khách quan làm chậm tiến trình này là điều cần thiết. Những nguyên nhân chủ yếu có thể là”: + Về nhận thức và hành động từ các cơ quan quản lý đến doanh nghiệp chưa đầy đủ, hành động chưa thường xuyên, liên tục biểu hiện: Đối với các cơ quan quản lý nhà nước có ba trở ngại là trở ngại đi chệch hướng đường lối phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa; sự tụt hậu so với sự phát triển chung; nạn tham nhũng của một số cán bộ. - Đối với các doanh nghiệp người lãnh đạo ( giám đốc và phó giám đốc) hầu hết là chế độ bổ nhiệm họ. Do đó từ trên xuông dưới cả trong nhận thức và hành động đều thiếu tin tưởng và sợ mất quyền lợi của mình. + Khung pháp lý chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ như chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước mới dừng lại ỏ quyết định, chỉ thị của thủ tướng chính phủ các ngành các cấp mới chỉ dừng lại ở hành chính. Trong khi đó cổ phần hoá cần đến sự quy định rõ ràng bằng luật tài chính, lao động… các điều kiện của cơ chế thị trường dành cho hoạt động này còn thiếu. + Hình thức cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước còn quá sơ sài giản đơn chưa mang tính đa dạng trong khi đó các loại hình doanh nghiệp ở các vùng, các ngành lại có đặc thù riêng nên ở đây thiếu sự chỉ đạo thích ứng. Sự nhận thức về DNNN, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, công ty cổ phần còn nặng nề, ấu trĩ ở cả góc độ lý luận và thực tiễn. + Các chính sách khuyến khích công nhân viên chức trong các DNNN chuyển sang công ty cổ phần chưa nhiều, chưa có sự hấp dẫn cần thiết để họ hăng hái trong hoạt động này. +Thủ tục hành chính quá rườm rà khiến cho doanh nghiệp phải chịu tốn kém. Do đó trong kỳ họp thu V Quốc hội khoa X sửa đổi luật doanh nghiệp nhà nước, luật doanh nghiệp tư nhân để tạo hành lang pháp lý cơ động, đảm bảo quyền lợi, tiến độ thời gian cho việc xúc tiến ra đời công ty cổ phần… + Tổ chức chỉ đạo chưa tập trung, thiếu đồng bộ giữa các bộ, ngành, trung ương, địa phương. Có ngành, có địa phương chỉ muốn thực hiện cổ phần hoá đối vói các doanh nghiệp lâu nay thua lỗ. + Các cán bộ quản lý và công nhân các DNNN chưa mặn mà với chủ trương cổ phần hoá so lo ngại lợi ích cá nhân bị thiệt hại. + Chưa có đủ một tổ chức, đội ngũ cán bộ nghiệp vụ đủ kiến thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn có thể làm tham mưu cho việc triển khai chủ trương cổ phần hoá một cách đồng bộ và xuyên suốt. + Thành phần kinh tế nước ta còn nhỏ bé, tỷ suất lợi nhuận của DNNN còn thấp chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút vốn cổ phần. Nền kinh tế nhà nước chưa ổn định, chưa thật tin tưởng, yên tâm bỏ vốn làm ăn. + Thị trường chứng khoán chư phát triển do đó chưa lập ra môi trường thuận lợi phục vụ cho quá trình mua bán cổ phần, tín dụng…. 3 Một số giải pháp nhằm thúc đẩy tính trình cổ phần hoá DNNN ở nước ta hiện nay: a) Quán triệt chủ trương cổ phần hoá, từ trung ương đến địa phương cần triển khai dứt khoát, đồng bộ. Cụ thể hoá mục tiêu thực hiện và pháp luật hoá: Nhìn chung, nhận thức về cổ phần hoá còn bị hạn chế ở đại bộ phận cán bộ, công nhân viên chức. Phần đông ban lãnh đạo và tập thể người lao động tại doanh nghiệp không muốn có sự chuyển đổi sang công ty cổ phần. Họ vẫn muốn nhà nước bao cấp về việc làm, thu nhập, phúc lợi, hưu trí. Họ cho rằng cổ phần hoá sẽ làm thiệt hại đến lợi chí của mình. Ngưòi lãnh đạo lo mất địa vị, chức quyền khi phải đối mặt với công ty cổ phần hoạt động trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt đòi hỏi ngươì lãnh đạo phải thực sự có tài quản lý. Người lãnh đạo còn đứng trước cả thử thách về năng lực và tinh thần trách nhiệm. Đối với người dân trong toàn xã hội, đại bộ phận dân chung chưa hiểu rõ khái niệm cổ phần hoá, cổ tức, cổ phiếu. họ chưa được giáo dục về lợi ích mà cổ phần hoá có thể mang lại cho sự phát triển kinh tế xã hội và cho bản thân cá nhân mình. Từ những phân tích trên cho thấy việc tuyên truyền giáo dục cho toàn dân về chủ trương cổ phần hoá là hết sức quan trọng. Do đó để thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá, chính phủ nên thực hiện một số trương trình giáo dục tuyên truyền toàn diện cho các đối tượng liên quan. Song quan trọng hơn là tăng thêm tinh hấp dẫn của cổ phần hoá. Thể hiện là chính phủ đã ban hành nghị định 44/1998/NĐ - CP ngày 29/6/1998 về chuyển DNNN thành công ty cổ phần. Nghị định này đã có sự chuyển biến căn bản, tạo ra sức hấp dẫn thực sự đối với người lao động. Trình tự thủ tục, sự phân công trách nhiệm rõ ràng tạo điều kiện cho các bộ ngành địa phương và doanh nghiệp dễ dàng triển khai thực hiện. Tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các chính sách cổ phần hoá. Phân loại đối tượng thành phần các doanh nghiểp trong tiến trình cổ phần hoá: + Để tạo điều kiện cho các ngành, địa phương và doanh nghiệp triển khai mạnh mẽ cổ phần hoá sớm ban hành một số quy chế sau: Quy chế về thành lập quỹ hỗ trợ cổ phần hoá DNNN trước hết phục vụ cho tuyên truyền chủ trương cổ phần hoá của Đảng và Nhà nước tới mọi thành viên trong cộng đồng đạc biệt là đối với ngưòi lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá: hỗ trợ về tài chính cho các doanh nghiệp trong diện cổ phần hoá, tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề hoặc đào tạo nghề mới cho người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá.Trợ cấp một phần hoặc cho vay với lãi xuất ưu đãi để người lao đọng có điều kiện tìm nơi làm việc.Mặt khác cần phải thực thi,thực hiện tinh thần NĐ28/CP “Nhà nước cấp cho công nhân viên một số cổ phiếu tuỳ theo thâm niên và chất lượng công tác của từng người.Người lao động đươc hưởng 100% cổ tức, được quyền thùa kế cho con làm việc tại công ty cổ phần nhưng không được chuyển nhượng (mua, bán) vì nhũng cổ phiếu này thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Như vậy đây không phải là mua, cũng không phải là cho không mà cho “ quyền sử dụng”. - Quy chế về khoán kinh doanh, cho thuê và bán DNNN việc ban hành quy chế này nhằm tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới một bộ phận DNNN cần chuyển đổi cơ cấu sở hữu và quản lý. Thay đổi phương thức quản lý, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chuyển đổi hình thức sở hữu, quản lý và sử dụng tốt hơn các tài sản đã đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNN. Quy chế về việc thí điểm thuê giám đốc nhăm từng bước thay đổi phương thức quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho giám đốc phát huy hết khả năng tronh công việc điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời tạo tiền đề pháp lý cho việc hình thành nghề giám đốc. Từng bước áp dụng chế độ thuê giám đốc thay cho chế độ bổ nhiệm. Về vấn đề sử hữu cần sớm ban hành quy định của chính phủ về thực hiện quyền sở hữu của nhà nước đối với DNNN, có sự phân cấp quyền của chủ sở hữu nhà nước cho các bộ ngành, trung ương, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và hội đồng quản trị của công ty (với công ty có hội đồng quản trị ), khắc phục tình trạng quy đình không thống nhất và sự quản lý chồng chéo đối với DNNN. Tạo môi trường thúc đẩy cổ phần hoá DNNN: Đây là một nhân tố đóng vai trò quan trọng đòi hỏi các cơ quan chức năng, các ngành đoàn thể cần triển khai mạnh mẽ việc tuyên truyền, phổ biến mọi chủ trương và chinh sách cụ thể về cổ phần hoá đến tận người dân trên các phương tiện thông tin đại chúng để tạo phong trào quần chúng hưởng ứng cổ phần hoá DNNN. Hình thành cơ cấu tổ chức với quyền lực cao và hiệu quả để triển khai đồng thời cần có chính sách giảm miễn thuế. Song môi trưòng thuận lợi thúc đẩy cổ phần hoá DNNN cần phát triển thị trường chứng khoán để thúc đẩy việc mua bán cổ phiếu doanh nghiệp, bên cạnh đó thực hiện các định chế tài chính trung gian dưới hình thức ngân hàng hoặc công ty tài chính. Thành lập một số trung tâm dịch vụ tư vấn về cổ phần hoá DNNN. Vấn đề then chốt là phải tạo ra môi trường với khung pháp lý như tiếp tục sửa đổi bổ sung luật đầu tư để tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài và Việt Kiều ở hải ngoại xúc tiến dễ dàng trong việc tham gia mua cổ phiếu, thâm nhập hoạt động cổ phần hoá DNNN. d) Phân loại đối tượng các DNNN: Để tiến hành thúc đẩy cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, chúng ta có thể phân loại DNNN như sau: Loại 1: Những DNNN phục vụ trực tiếp nhu cầu an ninh, quốc phòng, nhà nước phải nắm giữ 100% vốn và không tiến hành CPH. Loai 2: Những DNNN mà trong giai đoạn trước mắt nhà nước vẫn cần nắm giữ 100% vốn như các DNNN kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ tín dụng, các ngân hàng thương mại quốc doanh, các công tybảo hiểm… Còn những DNNN có quy mô hoạt động toàn quốc, giữ vị trí then chốt trong việc sản xuất, cung ứng các sản phẩm, các mặt hàng có tầm quan trọng chiến lược trong nền kinh tế quốc dân như: xi măng, điện lực, xăng dầu… Loại 3: Các DNNN chỉ cần nắm giữu cổ phần chi phối, các doanh nghiệp hiện đang có lãi lớn như kinh doanh thuốc lá, rượu bia; các doanh nghiệp có vị trí quan trọng như: vận tải, hàng không, bưu chính viễn thông… Loai 4: Các DNNN không thuộc 3 loại trên đều là những đối tưọng cổ phần hoá. Nhà nước có thể giư cổ phần hoặc không cần. Nhưng rõ ràng những doanh nghiệp thuộc diện này phải đựoc cổ phần hoá toàn diện trong thời gian 3 đến 5 năm. Đối với những doanh nghiệp loại 2, loại 3 thì đồng thời với cổ phần hoá các doanh nghiệp loại 4. Nhà nước xem xét để cổ phần hoá với quyền lực chủ sở hữu của mình để bắt buộc cổ phần hoá theo trình tự, mức độ khác nhau không phụ thuộc vào ý muốn của doanh nghiệp. Việc phân loại, xác định đối tượng cổ phần hoá sẽ giúp cho cơ quan chức năng, ngành liên quan tiến hành cổ phần hoá theo các thứ tự ưu tiên về mức độ và thời gian khác nhau. Kết luận Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một giải pháp quan trọng trong quá trình đổi mới và phát triển nền kinh tế đất nước đặc biệt là khu vực kinh tế nhà nước. Ngay từ đầu thập kỷ 90, Đảng ta đã chủ trương thí điểm chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần, cho tới năm 1996 khi nghị định 28/CP rađời và nghị định 44/1998/NĐ - CP quá trình cổ phần hoá được tiến hành bình thường, tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn những vướng mắc làm chậm tiến trình cổ phần hoá. Để khắc phục tình trạng chậm trễ cần sớm tìm ra lời giảI cho bài toán sở hữu trong khu vực doanh nghiệp nhà nước, tạo ra động lực cho người lao động, phát huy nội lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển làm cho khu vực kinh tế nhà nước thực sự giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường. Do đó vấn đề cổ phần hoá cần phải được thực hiện quyết tâm với cách thức và bước đi thích hợp, không hấp tấp vội vàng tiến hành cổ phần hóa vội vàng làm suy giảm nghiêm trọng tớivị trí và vai trò của thành phần kinh tế nhà nước, mà cần phảI quán triệt đường lối chủ trương của Đảng và nhà nước về cổ phần hóa DNNN : “Vừa nâng cao hiệu quả hoạt động của các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc72917.DOC
Tài liệu liên quan