MỤC LỤC
1. LỜ NÓI ĐẦU. 3
2. NỘI DUNG. 4
2.1. Cơ sở lý luận. 4
2.1.1. Khái niệm, tác dụng của công tác hoạch định. 4
2.1.2. Mục tiêu của công tác hoạch định. 4
2.1.3. Vai trò của công tác hoạch định. 4
2.1.4. Phân loại công tác hoạch định. 5
2.2. Thực trạng của công tác hoạch định trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay. 6
2.2.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ. 6
2.2.2 Thực trạng của công tác hoạch định trong doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay. 7
2.3. Đánh giá và giải pháp. 8
2.3.1. Đánh giá. 8
2.3.2. Giải pháp. 8
3. KẾT LUẬN. 9
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9956 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thực trạng công tác hoạch định trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam giai đoạn gần đây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
&
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VẠN XUÂN
KHOA KINH TẾ
MÔN QUẢN TRỊ HỌC
&
ĐỀ TÀI
Thực trạng công tác hoạch định trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam giai đoạn gần đây.
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thùy Linh
Sinh viên thực hiện: Phùng Văn Vỹ
Lớp: ĐHKT1
MSSV: 0954030023
MỤC LỤC
LỜ NÓI ĐẦU.
Hiện nay vấn đề phát triển kinh tế nước ta là một vấn đề đang được nhà nước và toàn xã hội quan tâm, không chỉ riêng nước ta mà hầu hết các nước trên thế giới dều chú trọng. Nhưng ở mỗi nước khác nhau thì đi bằng các con đường khác nhau, phụ thuộc vào các tiềm lực của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, từ khi xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường thì Đảng và nhà nước ta đã xác định rằng: phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một tất yếu để phát triển nền kinh tế. Do nước ta có xuất phát thấp và đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu, chủ yếu là nghề lúa nước, người dân có trình độ kĩ thuật thấp do đó phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ là thực tiễn khách quan mà cần phải thực hiện để phát triển nền kinh tế đất nước.
Lí do chọn đề tài: đề tài được chọn bởi vì thông qua việc nghiên cứu đề tài chúng ta có thể hiểu rõ được tầm quan trọng của công tác hoạch định để phát triển trong hệ thống doanh nghiệp nói chung và hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng. Ở Việt Nam thì việc phát triển kinh tế gắn liền với việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do đó đề tài sẽ cho ta thấy những thực trạng của doanh nghiệp vừa và nhỏ từ đó rút ra được đánh giá, giải pháp để đưa ra các hướng đi đúng nhất, các giải pháp tối ưu nhất nhằm đưa hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng phát triển hơn và nền kinh tế nói chung.
Em là một sinh viên khoa kinh tế chuyên nghành kế toán thì việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp e nhiều hơn trong công việc tương lai của mình và giúp em hiểu rõ hơn về hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước ta cũng như thực trạng công tác hoạch định và những tồn đọng khó khăn đang gặp phải nghiên cứu và đưa ra những giải pháp để khắc phục những khó khăn đó để đưa nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển.
Đề tài sẽ giúp sinh viên như em nhận biết và có ý thức hơn tới sự phát triển kinh tế đất nước. Nó cũng là cầu nối giữa lý thuyết và thực tại, giữa sự phát triển kinh tế với nhiệm vụ của sinh viên.
NỘI DUNG.
Cơ sở lý luận.
Khái niệm, tác dụng của công tác hoạch định.
Hoạch định là một quá trình ấn định những mục tiêu và xác định biện pháp tốt nhất để thực hiện những mục tiêu đó. Nó liên hệ với những phương tiện cũng như với những mục đích. Tất cả những người quản lý đều làm công việc hoạch định để lựa chọn sứ mạng và mục tiêu của tổ chức và những chiến lược để thực hiện mục tiêu đã đề ra cùng với việc xác định mục tiêu của mỗi bộ phận, mỗi cá nhân trên cơ sở mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Hoạch định có thể được định nghĩa trên phương diện chính thức (viết ra giấy) hoặc phi chính thức (không viết ra giấy).
Tác dụng của hoạch định: một tổ chức ó thể tồn tại và phát triển được khi đồng thời thích nghi với sự thay đổi, duy trì được mức độ ổn định cần thiết tối thiểu hóa với sự hỗn loạn và xây dựng được một ý thức về kỉ cương nội bộ. Do đó, trong điều kiện môi trường kinh doanh ngày nay thay đổi rất nhanh chóng, nếu thực hiện tốt quá trình hoạch định thì quá trình hoạch định có thể đem lại cho tổ chức các lợi ích quan trọng là:
Nhận diện các thời cơ kinh doanh trong tương lai.
Dự kiến trước và tránh khỏi những nguy cơ, khó khăn trong tương lai.
Triển khai kịp thời các chương trình hành động của tổ chức để ứng phó kịp thời với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
Khi mà một tổ chức đã thực hiện và tận dụng được những lợi ích cơ bản này tổ chức sẽ có cơ hội tốt hơn để đạt được những mục tiêu đã định.
Mục tiêu của công tác hoạch định.
Mục tiêu là nền tảng của hoạch định: Mục tiêu là những mong đợi mà nhà quản trị muốn đạt được trong tương lai cho tổ chức của mình, là phương tiện để đạt tới sứ mạng của mình. Mục tiêu phải được diễn đạt cả về định tính lẫn định lượng điều gì cần đạt được, đạt được bao nhiêu, và khi nào đạt được
- Phân loại mục tiêu:
+ Mục tiêu thật và mục tiêu công bố
+ Mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
+ Mục tiêu định tính và định lượng.
- Vai trò của mục tiêu: mục tiêu thường là những mốc cụ thể, linh hoạt, phát triển từng bước hướng đến mục đích lâu dài của tổ chức. Vì quản trị kinh doanh hoặc phi kinh doanh dược xem như là cơ cấu có tính cách tĩnh vừa là quá trình hoặc tiến trình có tính cách động cính vì vậy vai trò của mục tiêu thể hiện trên hai mặt:
+ Mặt tĩnh tại, khi xác định cụ thể các mục tiêu mà tổ chức theo đuổi, đặt chúng làm nền tảng của hoạch định, nhằm xây dựng hệ thống quản trị.
+ Mặt động, khi hướng đến mục đích chiến lược lâu dài của tổ chức, theo ý nghĩa này, các mục tiêu quản trị không phải là những điểm mốc cố định, mà là linh hoạt phát triển với những kết quả mong đợi ngày càng cao hơn trên cơ sở xem xét các nguồn lực hiện có và sẽ có của tổ chức. Như vây, với tính cách động này các mục tiêu giữ vai trò hết sức quan trọng đối với các tiến trình quản trị, quyết định toàn bộ diễn biến của tiến trình này.
2.1.3. Vai trò của công tác hoạch định.
- Cho biết hướng đi của tổ chức, tương lai của tổ chức. Công tác hoạch định của nhà quản trị vạch ra con đường đi cho tổ chức trong tương lai, định hướng cho tổ chức đi trên con đường đã vạch ra để tổ chức không đi lệch hướng và đi sai con đường đã lựa chọn, từ đó sẽ thấy được tương lai của tổ chức sẽ ra sao nếu tổ chức đi đúng con đường mà nhà quản trị đã lựa chọn.
- Là công cụ phối hợp hoạt động của các thành viên trong tổ chức. Nhờ có hoạch định mà việc phối hợp nỗ lực của các cá nhân trong tổ chức có hiệu quả hơn,bởi vì hoạch định chỉ rõ hướng hoạt động cho cả nhà quản trị và các thành viên khác trong tổ chức thông qua việc ấn định rõ các mục tiêu quản trị.
- Tập trung, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của tổ chức. Khi thực hiện công tác hoạch định nhà quản trị sẽ tập trung, thống kê, tổng hợp và phân tích các nguồn lực mà tổ chức có để từ đó phân bổ các nguồn lực cho phù hợp với mỗi loại nguồn lực, như vậy việc sử dụng các nguồn lực sẽ thực sự đem lại hiệu quả cao như mong muốn.
- Trong môi trường kinh doanh đầy biến động sẽ tạo ra các thời kì biến động khác nhau, vì vậy nhà quản trị sẽ xác định được các nguồn lực trong các thời kì khác nhau để lập công tác hoạch định cho mõi thời kì giúp việc phân bổ, sử dụng các nguồn lực của tổ chức đạt được hiệu quả.
- Chủ động thích nghi ứng phó với các yếu tố bất định trong tương lai. Công tác hoạch định giúp cho tổ chức đối phó kịp thời với sự bất ổn định trong nội bộ tổ chức cũng như môi trường bên ngoài.
- Là khâu nối và nền tảng cho các chức năng còn lại. Hoạch định tốt là cơ sở cho việc thực hiện tốt các chức năng quản trị khác, giảm bớt các hoạt động trùng lặp và dư thừa..Một doanh nghiệp hoạch định tốt sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong các hoạt động, việc dự liệu biến động của môi trường được đối phó tốt hơn và tất nhiên ngược lại nếu doanh nghiệp hoạch định kém sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong mọi hoạt động của tổ chức.
- Công tác hoạch là thước đo nguồn lực của nhà quản trị. Khi nhà quản trị thực hiện công tác hoạch định cho tổ chức thì nhà quản trị phải nắm được trình độ, năng lực làm việc của các cá nhân, nhân viên trong tổ chức để phân chia công việc cho phù hợp nhằm thực hiện được các mục tiêu đã đề ra. Bên cạnh đó trong quá trình thực hiện các mục tiêu mà nhà quản trị đã đề ra trong hoạch định thì dựa vào kết quả đạt được nhà quản trị sẽ đánh giá được các nguồn lực của tổ chức hay nói cách khác “ công tác hoạch định là thước đo nguồn lực của nhà quản trị”.
2.1.4. Phân loại công tác hoạch định.
Dựa vào các đặc điểm khác nhau mà người ta có các cách phân chia các loại hoạch định, người ta có thể phân loại hoạch định theo các cách phân loại sau:
2.1.4.1. Theo cấp hoạch định.
- Hoạch định chiến lược.
- Hoạch định tác nghiệp.
- Các loại hoạch định khác nhau ở thời gian, khuôn khổ, và ở việc nêu ra những mục tiêu, theo thời gian thì có hoạch định dài hạn và hoạch định trung và ngắn hạn.
2.1.4.1.1. Hoạch định chiến lược.
- Khái niệm: Là quá trình xác định nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn của tổ chức và các nguồn lực có thể huy động được.
- Chức năng:
+Định hướng cho hoạt động của tổ chức.
+Đảm bảo thế chủ động khi tiến công cũng như phòng thủ.
+Huy động, khai thác và tập trung sử dụng những thế mạnh trong tổ chức.
+Đảm bảo thích nghi với mọi điều kiện và sự thay đổi cuả môi trường.
+Phòng ngừa những rủi ro, nguy cơ và tận dụng cơ hội.
+Xây dựng , phát triển thế và lực mọi nguồn tài nguyên trong tổ chức.
- Nhiệm vụ:
+Xây dựng các kế hoạch dài hạn mang tính quan trọng và quyết định làm nền tảng để triển khai các hoạt động thường xuyên, lâu dài ở một tổ chức.
+Vạch kế hoạch và tổ chức thực hiện các loại chiến lược và sách lược chức năng.
+Phối hợp hoạt động chiến lược giũa các bộ phận với nhau
- Các công cụ hoạch định chiến lược:
+Ma trận phát triển_tham gia thị trường( BCG ).
+Ma trận SWOT.
- Hoạch định tác nghiệp.
2.1.4.1.2. Hoạch định tác nghiệp.
- Khái niệm: Là những hoạch định liên quan đến việc triển khai các chiến lược trong những tình huống cụ thể trong thời gian ngắn.
- Chức năng:
+Định ra chương trình hoạt động ngắn hán.
+Sử dụng các nguồn lực đã được phân bổ để hoàn thành nhiệm vụ đã đươc đề ra.
2.1.4.1.3. Hoạch định dài hạn và trung và ngắn hạn:
- Hoạch định dài hạn: Hoạch định dài hạn là những hoạch định kéo dài từ 1 đến 5 năm.
Những kế hoạch này nhằm đáp ứng các điều kiện thị trường, mục tiêu tài chánh, và tài nguyên cần thiết để thi hành sứ mạng của tổ chức. Hoạch định dài hạn mang tính chiến thuật nhằm giải quyết những mục tiêu trên một địa bàn hoạt động nhưng mang tầm ảnh hưởng đến hoạch định chiến lược.
- Hoạch định ngắn hạn: Hoạch định ngắn hạn là những kế hoạch cho từng ngày, từng tháng hay từng năm. Quản trị viên lập kế hoạch ngắn hạn để hoàn thành những bước đầu hoặc những khâu việc trong tiến trình dài hạn đã được dự trù. Nói cách khác, kế hoạch ngắn hạn nhắm đến việc giải quyết những vấn đề trước mắt trong một phạm vi công tác giới hạn hoặc một khâu việc trong một guồng máy điều hành.
Bảng so sánh hoạch định chiến lược và hoạch định tác nghiêp.
Hoạch định chiến lược
Hoạch định tác nghiệp
Khái niệm
Là quá trình xác định nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn của tổ chức và các nguồn lực có thể huy động được
Là những hoạch định liên quan đến việc triển khai các chiến lược trong những tình huống cụ thể trong thời gian ngắn.
Mục đích
Đảm bảo hiệu quả và sự tăng trưởng trong dài hạn
Phương tiện để thực thi các kế hoạch chiến lược
Đặc tính
Tồn tại và cạnh tranh
Hoàn thành các mục tiêu cụ thể
Thới gian
Dài hạn( thường 2 năm hoặc hơn)
Thời hạn thường ngắn hơn 1 năm hoặc ít hơn
Tần suất hoạch định
Mỗi lần thường 3 năm
Mỗi lần 6 tháng trong năm
Điều kiện ra quyết định
Không chắc chắn và rủi ro
Ít rủi ro
Nơi kế hoạch đầu tiên được phát triên
Nhà quản trị cấp trung đến cấp cao
Nhân viên và các nhà quản trị cấp trung gian
Mức độ chi tiết
Thấp về mức độ chuẩn hóa. Cô đọng và tổng thể
Cụ thể và chi tiết
2.2. Thực trạng của công tác hoạch định trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay.
2.2.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Khái niệm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 50 người, còn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300 lao động. Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước mình. Ở Việt Nam, theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ, qui định số lượng lao động trung bình hàng năm từ 10 người trở xuống được coi là doanh nghiệp siêu nhỏ, từ 10 đến dưới 200 người lao động được coi là Doanh nghiệp nhỏ và từ 200 đến 300 người lao động thì được coi là Doanh nghiệp vừa(1).
- Vai trò: trong nền kinh tế nước ta loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ là một loại hình mới xuất hiện nhưng lại phát triển rất mạnh mẽ. Tính đến năm 2009 thì nước ta có 350.000(4) doanh nghiệp, nhưng trong số đó thì có đến 95%(4) trong tổng số là doanh nghiệp vừa và nhỏ, như vậy vai trò của hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ là cực kỳ to lớn trong nền kinh tế nước ta.
2.2.2. Thực trạng của công tác hoạch định trong doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay.
Công tác hoạch định trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay chưa thực sự nhận được sự quan tâm trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc thực hiện công tác hoạch định để vạch ra các mục tiêu, phương pháp, phương hướng hay cách thức để thực hiện các mục tiêu đề ra chưa được chú trọng. Trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay có rất ít doanh nghiệp thực hiện tốt việc hoạch định cho doanh nghiệp mình, mà nếu có thì cũng còn rất mơ hồ hoặc là chỉ chú trọng vào việc hoạch định cho doanh nghiệp trong thời gian ngắn tức là trong ngắn hạn, còn việc hoạch định vạch ra mục tiêu thực hiện và hướng đến trong dài hạn thì hầu như là rất ít. Các doanh nghiệp chưa thực sự hiểu được tầm quan trọng của công tác hoạch định trong doanh nghiệp. Chính vì việc chưa thực hiện tốt công tác hoạch định trong doanh nghiệp nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ta tuy phát triển nhanh nhưng chưa bền vững, còn có rất nhiều doanh nghiệp thất bại trong cuộc chiến trên thị trường cạnh tranh khốc nhiệt như hiện nay.
Nguyên nhân mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ta vẫn chưa thực hiên tốt công tác hoạch định trong doanh nghiệp. Việc đó sẽ được phân tích và làm rõ qua việc phân tích làm rõ các đặc điểm của hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ ỏ nước ta như sau:
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ta có vốn đầu tư ban đầu ít nên chu kì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường ngắn, dẫn đến khả năng thu hồi vốn nhanh tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả(2). Đây là một tronh những điểm mạnh của hệ thống DNVVN, nhưng đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho việc hoạch định trong doanh nghiệp chưa được chú trọng, do có vốn ít chu kì kinh doanh ngắn nên chủ các doanh nghiệp thường xem nhẹ việc hoạch định trong tương lại của doanh nghiệp, chính vì chu kì kinh doanh ngắn nên mục tiêu của doanh nghiệp thường không rõ ràng, chủ yếu là hoạch định trong ngắn hạn tức là hoạch định tác nghiệp là phần lớn, còn việc hoạch định chiến lược trong dài hạn thì hầu như chưa được nhắc đến.
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tồn tại và phát triển ở hầu hết các lĩnh vực, các thành phần kinh tế. Sản phẩm của doanh nghiệp vừa và nhỏ đa dạng phong phú nhưng số lượng không lớn nên chỉ cần sản phẩm không thích ứng với nhu cầu của thị trường, với loại hình kinh tế xã hội này thì nó sẽ dễ dàng hơn các doanh nghiệp lớn khác trong việc chuyển hướng sang loại hình khác cho phù hợp với thị trường(2). DNVVN có tính năng động cao trước những thay đổi của thị trường, có khả năng chuyển hướng mặt hàng nhanh. Đây cũng là một nhuyên nhân khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ta vẫn còn chưa chú trọng nhiều tới việc xây dựng một thương hiệu cho riêng mình và một loại sản phẩm đặc trưng cho doanh nghiệp mình, các doanh nghiệp vẫn chưa xác định được lợi ích lâu dài của việc tạo một thương hiệu trong lòng người tiêu dùng. Chính vì thế công tác hoạch định dài hạn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tức là hoạch định chiến lược chưa thực sự được đánh giá và thực hiện tốt, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa xác định được mục tiêu dài hạn cho doanh nghiệp mình từ đó chưa có phương pháp thực hiện đúng đắn để đạt được mục tiêu đề ra, các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới chủ yếu hướng đến mục tiêu ngắn hạn là đạt được càng nhiều lợi nhuận trước mắt càng tốt.
- Bên cạnh các nguyên nhân trên thì còn có một nguyên nhân được coi là rất quan trọng ảnh hưởng tới thực trạng thực hiên công tác hoạch định trong các doang nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta là: Năng lực kinh doanh và năng kực quản lí của các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thấp và rất nhiều hạn chế. DNVVN là loại hình kinh tế còn non trẻ nên trình độ, kĩ năng của nhà quản trị, nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng như người lao động còn hạn chế.các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta chủ yếu là các doanh nghiệp kinh doanh cá nhân hay gia đình đứng lên thành lập với số vốn ít ỏi, quy mô vốn nhỏ nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có điều kiện đầu tư quá nhiều vào nâng cấp, đổi mới máy móc, mua sắm trang thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại. Việc sử dụng các công nghệ lạc hậu dẫn đến chất lượng sản phẩm không cao, tính cạnh tranh trên thị trường kém(2). Dẫn đến nguy cơ thất bại trong thị trường cạnh tranh tăng lên. Doanh nghiệp từ đó cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường và phân phối sản phẩm do thiếu thông tin về thị trường, công tác Marketing còn kém hiệu quả. Năng lực kinh doanh hạn chế nhận thức chưa đúng, chưa hiểu được điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp chưa năm bắt được, chưa tận dụng và sử dụng hiệu quả các nguồn lực mà doanh nghiệp có. Năng lực quản lí thấp, chưa phát huy được nguồn năng lực và sự phấn đấu của các nhân viên. Công nhân trong doanh nghiệp, nguồn nhân lực chưa được tận dụng và phát huy tối đa.
- Hiện nay, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ có chủ doanh nghiệp, giám đốc giỏi có trình độ chuyên môn cao và kĩ năng quản lí tốt chưa nhiều. phần lớn các chủ doanh nghiệp tư nhân chưa được đào tạo bài bản về kinh doanh và quản lí còn thiếu kiến thức về kinh tế xã hội.
- Thực trạng việc thực hiện công tác hoạch định trong doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa tốt và chưa thực sự quan tâm có thể giải thích thêm như sau:
+ Do không có thời gian: ở các doanh nghiệp nhỏ, người chủ doanh nghiệp thường là người điều hành trực tiếp, do đó thời gian của họ chủ yếu được giành cho việc giải quyết những vấn đề tác nghiệp hàng ngày và hầu như không còn thời gian để quan tâm tới việc hoạch định dài hạn.
+ Do không quen với việc hoạch định chiến lược : có nhiều chủ doanh nghiệp chưa nhận thức được công dụng của hoạch định chiến lược hoặc họ cho rằng chiến lược không có liên quan nhiều đến tình trạng kinh doanh của họ.
+Do thiếu kỹ năng: các chủ doanh nghiệp nhỏ, do hạn chế về trình độ nên thường thiếu những kỹ năng cần thiết để bắt đầu hoạch định một chiến lược, ngoài ra họ cũng không muốn tốn tiền để thuê tư vấn.
+Do thiếu niềm tin: có nhiều chủ doanh nghiệp vốn rất nhạy cảm với những thông tin quan trọng liên quan đến công việc kinh doanh của họ và họ thấy không thoải mái khi phải chia sẻ những tính toán chiến lược của mình cho nhân viên hoặc người ngoài(3).
Đánh giá và giải pháp.
Đánh giá.
Từ những phân tích về thực trạng của công tác hoạch định trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta tôi rút ra đánh giá như sau:
Việc thực hiện công tác hoạch định trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay đang còn rất là yếu, các chủ doanh nghiệp hay gọi cách khác là các nhà quản trị trong hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ta vẫn chưa thực sự quan tâm và chú trọng vào công tác hoạch định. Họ chưa thực sự nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc lập công tác hoạch định cho doanh nghiệp.
Phần lớn các nhà quản trị của các doanh nghiệp vừa và nhỏ do trình độ năng lực và kĩ năng quản lí chưa tốt dẫn đến việc thực hiện công tác hoạch định trong doanh nghiệp mình còn chưa rõ ràng, chưa xác định được rõ ràng sứ mạng của doanh nghiệp, mục tiêu của doanh nghiệp, chưa vạch ra được cho doanh nghiệp một đường lối hoạt động và phương pháp hoạt động để đạt được mục tiêu đã đề ra một cách cụ thể. Các mục tiêu cũng như chiến lược kinh doanh trong dài hạn vẫn còn ít được quan tâm và thực hiện, nếu có thực hiện thì cũng đang còn rất nhiều thiếu sót, chưa đem lại hiêu quả cao.
Chính vì các nguyên nhân và thực trạng trên đã góp một phần lớn dẫn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa thực sự tốt, mặc dù các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển rất nhanh nhưng vẫn còn chưa mạnh, chưa thể đủ sức để đối đầu với các khó khăn khi kinh doanh trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp khó khăn trong kinh doanh và cũng rất nhiều doanh nghiệp không thể chịu đựng được khó khăn đành phải phá sản. Cụ thể là trong năm 2008 nhiều dự báo đã nói là trong năm 2009 sẽ có 80%(4) doanh nhiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn có thể bị phá sản, trong khi đó có đến 95% (4) trong tổng số 350.000(4) doanh nghiệp của nước ta, tức là có đến 266.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn và bị phá sản trong tổng số 332.500 doanh ngiệp vừa và nhỏ ở nước ta. Đây là một con số không hế nhỏ cho thấy việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta phát triển nhanh nhưng không mạnh.
Với thực trạng như hiện nay thì trong một vài năm tới đây thì việc công tác hoạc định trong doanh nghiệp sẽ được các doanh nghiệp vừa và nhỏ quan tâm đến nhiều hơn, thực hiện tốt hơn hiện nay nhưng để đạt được như mong muốn thì vẫn đòi hỏi các chủ doanh nghiệp các nhà quản trị nố lực nhiều, còn cho đến bây giờ thì việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn trong việc thực hiện công tác hoạch định vẫn là một vấn đề khó giải quyết.
Giải pháp.
Từ thực trạng côn tác hoạch định trong doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ta còn yếu, còn bộc lộ nhiều yếu kém và thiếu sót, chưa được thực hiện tốt và có hiệu qủa cao. Trình độ năng lực quản lí còn thấp do việc tiếp cận với việc hoạch định chưa lâu thì việc tìm ra giải pháp để cải thiện là một việc không dễ và không phải là việc một sớm một chiều. Muốn làm được điều này thì trước tiên phải nâng cao tầm nhận thức của các nhà quản trị, các chủ doanh nghiệp về vai trò của việc lập hoạch định, thực hiện công tác hoạch định trong doanh nghiệp của mình. Phải nâng cao nhận thức cho các nhà quả trị về lợi ích của việc thực hiện hoạch định trong doanh nghiệp của mình coi đó là một việc tất yếu được xác định đầu tiên khi nói đến kế hoạch phương châm, mục tiêu của doanh nghiệp. làm cho các nhà quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ hiểu rằng việc hoạch định trong doanh nghiệp không phải chỉ danh cho các doanh nghiệp lớn, các công ty hàng đầu mà đây là một phần bắt buộc khi đưa doanh nghiệp vào hoạt động cũng như trong việc điều hành hoạt động của mọi doanh nghiệp từ doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ cho đến các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ hơn nữa là là các cở sở sản xuất kinh doanh. Như vậy phải tăng cường công tác giáo dục cho thế hệ trẻ, thế hệ là chủ nhân tương lại của đất nước về kinh doanh về vấn đề hoạch định trong các doanh nghiệp vào sâu thuộc các bộ môn kinh tế và rộng hơn nữa. Cần đẩy mạnh việc tuyên truyền về công tác hoạch định trong doanh nghiêp nhiều mục tiêu hướng đến chủ yếu là các nhà quản trị các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta.
KẾT LUẬN.
Qua việc nhiên cứu đề tài “thực trạng công tác hoạch định trong doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam giai đoạn gần đây” tôi đã nắm được thực trạng của vấn đề hiện nay, từ đó hiểu được xu hướng hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và nguyên nhân làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ viêt nam gặp khó khăn trong canh tranh trên thị trường hiện nay qua đó tôi rút ra một só kết luận cơ bản là:
Thực trạng công tác hoạch định trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta đang còn chưa được quan tâm nhiều, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đang coi việc hoạch định trong doanh nghiệp là công việc chỉ dành cho các doanh nghiệp lớn, các công ty, tập đoàn lớn chứ không phải và chư cần thiết đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc hoạch định chưa được thực hiện nhiều trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần phải tăng cường đẩy mạnh việc nâng co nhận thức của công tác hoạch định trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhiều hơn nữa.
Việc thực hiện chưa tốt công tác hoạch định trong doanh nghiêp đã khiến cho nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta gặp rất nhiều khó khăn trong thời kì hội nhập hiện nay và khi đối đầu với những khó khăn trong quá trình hoạt động và cạnh tranh.
Trong thời gian tới việc thực hiện công tác hoạch định trong doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được quan tâm nhiêu hơn nhưng để thu được hiệu quả cao như mong muốn thì phải thực hiện trong thời gian dài. Cần nhiều hơn các nhà quản trị các chue doanh nghiệp vừa và nhỏ giỏi, trình độ năng lực cao hơn.
Các nguồn trích dẫn:
(1)_Wikipedia(2010),Doanh nghiệp nhỏ và vừa,[
,2010]
(2)_Trung(2010),Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam khái niệm và vai trò,[
Anhdeunhunganhyeuem/blog,2010]
(3)_Minhhuu(2009),Hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam,[ ].
(4)_Phạm Dương NLĐ(2008),Năm 2009 nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản,[ ].
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng công tác hoạch định trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta gần đây!!!.DOC