Tiểu luận Thực trạng của sự phát triển hàng hóa trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay

Quá trình hình thành nền KTT T định hướng XHCN ở Việt Nam gắn liền với sự tác động của quá trình mở cửa ra thị trường thế giới và sự hòa nhập với các nền KTTT. Vì vậy sự giao lưu về HH dịch vụ là một đòi hỏi của nền kinh tế. Thông qua hoạt động ngoại thương HH được vận chuyển và lưu thông ra nước ngoài được gia tăng. Do đó, HH xuất khẩu (XK) cũng có sự biến đổi lớn về tất cả các mặt. Giữa HHXK và hàng nội địa đều có có những yêu cầu chất lượng giống nhau nhưng trong hoàn cảnh hiện nay, kinh tế chưa phát triển, hàng tiêu thụ nội địa và hàng XK còn có sự phân biệt. Hàng XK bao giờ cũng có những đói hỏi cao hơn hàng nội địa về chất lượng và mẫu mã. Tuy vậy, nhờ việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến nước ta đã tăng được sản lượng HHXK trong những năm qua, đây là một dấu hiệu khả quan phản ánh sự phát triển ngày càng cao của yếu tố HH trong nền KTTT nước ta hiện nay.Theo đánh giá về thành tựu của việc thực hiện kế hoạch 5 năm về xuất nhập khẩu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X thì tổng kim ngạch xuất khẩu HH 5 năm đạt gần 111 tỉ USD, tăng 17,5%/năm ( kế hoạch 16%/năm); năm 2005 xuất khẩu bình quân đầu người đạt 390 USD gấp đôi năm 2000. Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 5 năm là 130,2 tỉ USD, tăng 18,8%/năm.

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 18864 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng của sự phát triển hàng hóa trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cũng như tăng khối lượng hàng hóa và dịch vụ. Điều này giúp cho sản phẩm HH của nước ta có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài. - Hai là, phát triển HH tạo ra động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Do cạnh tranh giữa các nhà sản xuất hàng hóa ,buộc mỗi chủ thể sản xuất phải cải tiến kỹ thuật,áp dụng công nghệ mới, không ngừng sang tạo đẻ tạo ra nhiều loại sản phẩm với chi phí sản xuất tố thiểu nhòe đó mới có thể đứng vững được trên thị trường. quá trình đó đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động xã hội. - Ba là, sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất cũng phát triển sâu rộng hơn cùng với sự phát triển của hàng hóa. HH trong khu vực nào càng đa dạng, chất lượng tốt, thì một điều chắc chắn rằng ở khu vực đó có sự phâen công lao động và chuyên môn hóa sản xuất cao. - Bốn là, về mặt khách quan HH được phát triển mạnh cả về chất và lượng sẽ giúp cho người tiêu dùng có được nhiều sự lựa chọn hơn. Trong khi xã hội ngày càng phát triển thì yêu cầu của con người cần được thỏa mãn nhu cầu mua sắm, vật chất ngày càng cao. Do đó, việc phát triển HH là tính tất yếu trong một xã hội phát triển. Tính tất yếu của sự phát triển yếu tố HH trong nền KTTT trong thực tiễn kinh tế nước ta hiện nay - Thứ nhất, nền KTTT nước ta hiện nay là nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa, một mặt vừa có những tính chất chung của nền KTTT. Mặt khác, nó cũng có những đặc trưng bản chất như: nền KTTT gồm nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, thực hiện phân phối theo thu nhập lấy phân phối theo lao động là chủ yếu,vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước….. Do đó, khi KTTT phát triển theo đó là sự phát triển của kinh tế HH thì yếu tố HH trong nền kinh tế cũng phải phát triển. - Thứ hai, hiện nay Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) cho nên tính cạnh tranh trên thị trường sẽ gắt gao hơn, HH trên thị trường đa dạng, phong phú về chất lượng, giá cả, nguồn gốc. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì trong những năm sắp tới thị trường HH Việt Nam sẽ có những biến động lớn đặc biệt là sự tăng vọt khối lượng HH trên thị trường hàng công nghiệp và dịch vụ. - Thứ ba, do đòi hỏi khách quan của chi tiêu tiêu dùng xã hội khi mà thu nhập khả dụng không ngừng tăng, đã kéo theo sự cần thiết phải tăng chi mua HH. Vì vậy, HH phát triển phát triển là điều tất yếu để thỏa mãn mọi nhu cầu trong xã hội. Chương II: Thực trạng của sự phát triển hàng hóa trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay. I. Thực trạng của sự phát triển hàng hoá Một câu hỏi được đặt ra là: “ Hiện nay, hàng hóa Việt Nam đi vào thế giới còn kém về năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh... Vì sao vậy?” Có nhiều lý do, nhưng có một lý do chính là, nền kinh tế hàng hóa nước ta chưa thật sự trở thành nền kinh tế hàng hóa lớn. Lấy việc xuất khẩu nông, thủy sản làm ví dụ. Cơ sở sản xuất, chế biến nông, thủy sản ở nước ta, nói chung còn lạc hậu, trong khi thị trường quốc tế lại khó tính, đòi hỏi rất cao về chất lượng, quy cách và mẫu mã sản phẩm. Không tiến lên trình độ sản xuất lớn, hiện đại thì nền kinh tế thị trường nước ta sẽ không thể khắc phục được sự lạc hậu. Chúng ta sẽ không đi lại con đường từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa kiểu tập trung, quan liêu, bao cấp trước đây. Tuy rằng việc xây dựng những tổ hợp sản xuất, chế biến quy mô lớn nào đấy chuyên để xuất khẩu là cần thiết, nhưng sản xuất lớn không có nghĩa là quy mô mọi thứ phải lớn. Con đường đi lên sản xuất lớn của chúng ta hiện nay là con đường thị trường, một con đường mà chúng ta phải tìm tòi, khai phá ra. Vẫn là kinh tế gia đình, nhưng nếu biết biến các cơ sở nhỏ lẻ của nó thành những mắt khâu của nền kinh tế thị trường lớn, một nền kinh tế có sự liên kết các cơ sở sản xuất, khoa học và quản lý, các cơ sở sản xuất lớn, vừa và nhỏ thành một hệ thống thống nhất để tạo ra những sản phẩm ổn định, có chất lượng và sức cạnh tranh cao, thì đó chính là cách sản xuất lớn của nền kinh tế thị trường hiện đại. Thực tế nền kinh tế nước ta khi chuyển sang kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa kém phát triển, còn mang nặng tính tự cấp tự túc và chịu ảnh hưởng của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Do hệ thống công cụ còn lạc hậu, lao động thủ công còn nhiều cho nên chất lượng sản phẩm của hầu hết các doanh nghiệp còn thấp kém, khả năng của nó trên thị trường quốc tế và ngay cả thị trường trong nước còn kém. Trước đây khi còn quan điểm không đúng: Đối lập chủ nghĩa xã hội với kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường ( vì cho rằng kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường gắn với chủ nghĩa tư bản) thì nhiều người nhận thức và hiểu rằng dưới chủ nghĩa xã hội không còn kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường mà nếu còn tồn tại chỉ là một kiểu kinh tế hàng hóa đặc biệt (chỉ có tư liệu tiêu dùng là hàng hóa còn tư liệu sản xuất, sức lao động, vốn … không phải là hàng hóa). Muốn tiến lên CNXH phải xóa bỏ chế độ tư hữu, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất do đó CNXH tất yếu cũng không còn kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường.Như vậy mâu thuẫn với thực tế khách quan: CNXH vẫn sẽ còn kinh tế hàng hóa ngay cả khi nền kinh tế dựa trên chế độ công hữu và tư liệu sản xuất. Ta có thể chia sự phát triển của yếu tố hàng hóa ra thành 2 giai đọan: Trước đổi mới (1986) và Sau đổi mới để thấy rõ sự phát triển mạnh mẽ ,rõ rệt của yếu tố HH qua từng giai đoạn: à Giai đọan trước 1986: Nền kinh tế VN theo mô hình kế hoạch hóa tập trung, các đơn vị sản xuất, kinh doanh họat động theo những chỉ tiêu được giao và những mệnh lệnh từ cấp trên. Trong giai đọan này này không có sự phân biệt giữa quản lý nhà nước và quản lý các đơn vị kinh tế. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh rất ít quyền chủ động. Các nhà máy được cung cấp nguyên vật liệu, vật tư kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm. Việc phân phối, tiêu thụ hàng hóa do các đơn vị thương nghiệp thực hiện. Người tiêu dùng tiếp nhận hàng hóa một cách thụ động không có quyền lựa chọn. Do nhiều nguyên nhân khác nhau chúng ta luôn ở trong tình trạng khan hiếm hàng hóa. Hàng hóa sản xuất ra bất kể xấu tốt thế nào đều tiêu thụ hết.Hàng hóa xuất khẩu thường bị khiếu nại về chất lượng. Chủng loại, cơ cấu hàng hóa ngày càng nghèo nàn. HH không được đổi mới cải tiến, lạc hậu thấp kém so với HH ngoại. Tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, xã hội. à Giai đọan từ 1986 đến nay: Đại hội Đảng lần thứ VI đã đề ra đường lối đổi mới nền kinh tế, thực hiện kinh tế mở, nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, các doanh nghiệp được trao quyền chủ động trong mọi họat động, xóa bỏ bao cấp. Các doanh nghiệp phải chấp nhận sự cạnh tranh để tồn tại và chất lượng HH, dịch vụ trở thành vấn đề quyết định. Do đó, các đơn vị sản xuất, kinh doanh không ngừng đưa ra thị trường nhiều lọai HH với mẫu mã, chủng loại khác nhau và chất lượng ngày càng nâng cao. Vì vậy khả năng cạnh tranh trên thị trường của hàng hóa sẽ tốt hơn và người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn khi mua HH. ¯ Một số ví dụ so sánh tình hình phát triển HH thời kì trước và sau đổi mới Trước thời kì đổi mới (thời bao cấp) giáo dục không phải là hàng hóa người ta thường bị dị ứng khi nghe các loại hình dịch vụ về giáo dục, nhìn chung khi đó chỉ có khối hệ thống trường học của các trường công lập( trường do nhà nước mở). Nhưng cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, giáo dục cũng bị tác dụng của quy luật cung cầu và nó cũng là một loại HH. Bên cạnh các trường công lập, hiện nay hệ thống các trường dân lập (trường do tư nhân mở) cũng phát triển không kém về chất lượng giảng dạy, số lượng học sinh. Đã có rất nhiều dịch vụ về giáo dục được mở ra ở các trường dân lập nhằm thu hút học sinh theo học và cạnh tranh thật sự với các trường công lập. Hay như trong ví dụ về việc sử dụng tư liệu sản xuất của người nông dân: Trước đây ,tư liệu sản xuất đều là của công thuộc quyền sở hữu của họ (ruộng đất, hồ ao, các công trình thủy lợi, thủy điện, kể cả sức lao động) nhưng trong nền KTHH nhiều thành phần nước ta hiện nay, thì các TLSX đó cũng được trao đổi, mua bán như một loại HH. Rõ hơn nữa là ví dụ thực tế về việc sử dụng đối với TLSX quan trọng như đất đai. Vào giai đoạn trước khi đổi mới, đất đai được nhà nước khoán cho người dân canh tác với từng loại cây trồng cụ thể dẫn đến năng suất cũng như phẩm chất đều kém. Trong giai đoạn hiện nay, trước những tác động của cơ chế thị trường trong việc điều chỉng phân bố lại tài nguyên đất trong nông nghiệp. Tác động của cơ chế cạnh tranh, các thửa ruộng mới được những nông dân thích hợp canh tác dưới phương thức sử dụng đất đai có lợi nhất cho đến nay thị trường đất đai ngoài phát triển trong nông nghiệp thì nó còn phát triển một cách mạnh mẽ và hình thành một thị trường HH rất sôi động đó là “ thị trường bất động sản”. Đặc biệt, KTTT phát triển hiện nay đã tạo ra nhiều loại HH mà trước thời kì đổi mới không có hoặc hầu như không phát triển nổi bật như chứng khoán.Tuy còn mới phôi thai, qua hơn một năm hoạt động với HH còn nghèo nàn mặc dù chưa phát triển thành phong vũ nhưng nó dự báo một tương lai rộng mở cho thị trường chứng khoán nói riêng và nền kinh tế nước ta nói chung. ¯ Dựa vào đặc điểm của từng loại HH và mục đích sử dụng chúng ta có thể chia HH hiện nay ra thành 3 loại: hàng công nghiệp, hàng nông, lâm,thủy sản và hàng dịch vụ.Dưới đây là bảng số liệu về sản lượng 1 số sản phẩm chủ yếu và chỉ tiêu cơ bản về sản xuất lúa thời kỳ 1990-2000. Năm 1990 Năm 2000 Sản lượng dầu thô (triệu tấn) Điện (tỉ kwh) Than sạch ( triệu tấn) Thép cán ( triệu tấn) Xi măng ( triệu tấn) Giấy ( vạn tấn) 2,7 8,7 4,6 0,1 2,5 7,8 16,5 26,6 10 1,7 13,4 30 Nguồn: tổng cục thống kê: tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam 1991- 2000 Diện tích ( triệu ha) Năng suất ( tạ/ha) Sản lượng lúa ( triệu tấn) Lương thực bình quân/ người ( kg) Gạo xuất khẩu ( triệu tấn) 1990 1995 1998 1999 2000 6,0 6,7 7,36 7,64 7,78 31,9 36,9 39,6 41,0 42,5 19,2 24,4 29,1 31,4 32,0 325 360 385 410 444 1,6 3,1 3,8 4,6 4,5 Nguồn: niên giám thống kê ( 1999, 2000) Diện tích Sản lượng Tổng số Chia ra Tổng số Chia ra Lúa đông xuân Lúa hè thu Lúa mùa Lúa đông xuân Lúa hè thu Lúa mùa Nghìn ha Nghìn tấn 1990 6042,8 2073,6 1215,7 2753,5 19225,1 7865,6 4090,5 7269,0 1991 6302,8 2160,6 1382,1 2760,1 19621,9 6788,3 4715,8 8117,8 1992 6475,3 2279,0 1448,6 2747,7 21590,4 9156,3 4907,2 7526,9 1993 6559,4 2323,6 1549,1 2686,7 22836,5 9035,6 5633,1 8167,8 1994 6598,6 2381,4 1586,1 2631,1 23528,2 10508,5 5679,4 7340,3 1995 6765,6 2421,3 1742,4 2601,9 24963,7 10736,6 6500,8 7726,3 1996 7003,8 2541,1 1984,2 2478,5 26396,7 12209,5 6878,5 7308,7 1997 7099,7 2682,7 1885,2 2531,8 27523,9 13310,3 6637,8 7575,8 1998 7362,7 2783,3 2140,6 2438,8 29145,5 13559,5 7522,6 8063,4 1999 7653,6 2888,9 2341,2 2423,5 31393,8 14103,0 8758,3 8532,5 2000 7666,3 3013,2 2292,8 2360,3 32529,5 15571,2 8625,0 8333,3 2001 7492,7 3056,9 2210,8 2225,0 32108,4 15474,4 8328,4 8305,6 2002 7504,3 3033,0 2293,7 2177,6 34447,2 16719,6 9188,7 8538,9 2003 7452,2 3022,9 2320,0 2109,3 34568,8 16822,7 9400,8 8345,3 2004 7445,3 2978,5 2366,2 2100,6 36148,9 17078,0 10430,9 8640,0 2005 7329,2 2942,1 2349,3 2037,8 35832,9 17331,6 10436,2 8065,1 Sơ bộ 2006 7324,4 2988,6 2323,3 2012,5 35826,8 17530,7 9714,5 8581,6 Bảng trên cho thấy từ năm 1990- 2000, sản lượng công nghiệp Việt Nam tăng mạnh, so với năm 1990 sản xuất dầu thô năm 2000 tăng gấp 6 lần, sản lượng điện gấp 3 lần, sản lượng thép cán gấp 16 lần, xi măng gấp 5,3 lần .Trong khi đó sản xuất nông nghiệp Việt Nam có những bước tiến căn bản: diện tích canh tác, năng suất lúa, sản lượng lương thực và sản lượng gạo xuất khẩu tăng liên tục qua các năm. Tuy nhiên, khi nói đến hàng hóa mà chỉ chăm chú vào phát triển sản lượng thì HH của nước ta không thể đứng vững trên thị trường được, muốn tồn tại và phát triển ta cần phải nâng cao chất lượng HH. Chất lượng chính là sự đáp ứng yêu cầu của người sử dụng tức là HH sản xuất ra phải phù hợp với mục đích và điều kiện sử dụng trong những hoàn cảnh cụ thể. Hiện nay chất lượng được đánh giá thông qua ISO ( từ vựng chất lượng). Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sẽ thay đổi qua các năm tùy vào sự phát triển của nền kinh tế. Việc quản lý Nhà nước về quản lý chất lượng hàng hóa, dịch vụ bao gồm : - Nhà nước định hướng sự phát triển nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ, xây dựng kế hoạch, quy hoạch về chất lượng, ban hành luật và các chính sách khuyến khích chất lượng. - Nhà nước quy định chế độ, thể lệ về quản lý chất lượng, ban hành tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến chất lượng hàng hóa, dịch vụ. - Nhà nước xác nhận tính hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ về mặt chất lượng, của các hệ thống quản lý chất lượng, của các phòng thử nghiệm chất lượng hàng hóa…bằng việc cấp đăng kí, chứng nhận và công nhận. - Nhà nước giám sát sự thực hiện những quy định quản lý qua thanh tra Nhà nước về chất lượng hàng hóa và xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng hàng hóa, thiết lập trật tự kỉ cương trong lĩnh vực chất lượng hàng hóa, bảo vệ lợi ích hợp pháp cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng Các vấn đề cụ thể về chất lượng HH, do các doanh nghiệp tự quản lý, tự quyết định. HH lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam phải hợp pháp về mặt chất lượng, việc sản xuất và buôn bán HH (kể cả xuất, nhập khẩu) phải thực hiện những quy định về chất lượng HH của cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng HH. Dưới đây là hình ảnh về một số hàng hóa có mặt trên thị trường Việt Nam: Hình ảnh các loại hàng hóa bán trong hệ thống siêu thị MAXIMAX Hình ảnh sản phẩm rau quả nông nghiệp bán trong khu METRO Biểu đồ một số HH như thuốc, thức ăn gia súc cao su, dầu thực vật….. năm 2006-2007 Quá trình hình thành nền KTT T định hướng XHCN ở Việt Nam gắn liền với sự tác động của quá trình mở cửa ra thị trường thế giới và sự hòa nhập với các nền KTTT. Vì vậy sự giao lưu về HH dịch vụ là một đòi hỏi của nền kinh tế. Thông qua hoạt động ngoại thương HH được vận chuyển và lưu thông ra nước ngoài được gia tăng. Do đó, HH xuất khẩu (XK) cũng có sự biến đổi lớn về tất cả các mặt. Giữa HHXK và hàng nội địa đều có có những yêu cầu chất lượng giống nhau nhưng trong hoàn cảnh hiện nay, kinh tế chưa phát triển, hàng tiêu thụ nội địa và hàng XK còn có sự phân biệt. Hàng XK bao giờ cũng có những đói hỏi cao hơn hàng nội địa về chất lượng và mẫu mã. Tuy vậy, nhờ việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến nước ta đã tăng được sản lượng HHXK trong những năm qua, đây là một dấu hiệu khả quan phản ánh sự phát triển ngày càng cao của yếu tố HH trong nền KTTT nước ta hiện nay.Theo đánh giá về thành tựu của việc thực hiện kế hoạch 5 năm về xuất nhập khẩu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X thì tổng kim ngạch xuất khẩu HH 5 năm đạt gần 111 tỉ USD, tăng 17,5%/năm ( kế hoạch 16%/năm); năm 2005 xuất khẩu bình quân đầu người đạt 390 USD gấp đôi năm 2000. Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 5 năm là 130,2 tỉ USD, tăng 18,8%/năm. Nhập siêu hàng hóa 5 năm là 19,3 tỉ USD, bằng 17,4% tổng kim ngạch xuất khẩu HH. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu, tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản giảm từ 37,2% năm 2000 xuống còn 35,8% năm 2005, hàng nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 29% xuống còn 24,4%, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng từ 33,9% lên 39,8%. Dưới đây là một số số liệu về xuất khẩu gạo và một số hàng hóa công nghiệp, hàng nông-lâm thủy sản thời kì 1991-2000 Xuất khẩu gạo của Việt Nam Đơn vị: triệu tấn 1991 1993 1995 1996 19967 19978 1999 2000 Việt nam 1,0 1,8 3,1 3,6 3,3 3,8 4,6 4,5 Nguồn: tạp chí Cộng sản, tháng 10 năm 2001 Xuất khẩu hàng hóa công nghiệp và hàng nông lâm thủy sản Năm Mặt hàng 1991 1993 1995 1997 1998 1999 2000 Công nghiệp nặng và khoán sản Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp. Hàng nông, lâm, thủy sản 33,4 14,4 52,2 34 17,6 48,4 25,3 28,4 46,3 28 36,7 35,3 23,8 35,5 40,4 25 36,8 38,2 35,7 34,3 30 Nguồn: báo cáo của bộ trưởng thương mại tháng 5-2000 Hình ảnh một số HH Việt Nam xuất khẩu được ưa chuộng trên thế giới như: hàng thủ công mỹ nghệ, hàng quần áo, giày dép….. Đánh giá chung về thực trạng sự phát triển của yếu tố HH trong thực tiễn nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay: Ưu điểm: - Thứ nhất, nhìn chung sự phát triển của yếu tố HH sẽ tạo ra sự đa dạng và phong phú về số lượng và chủng loại những hàng hóa trên thị trường một mặt phản ánh những trình độ cao của năng suất lao động xã hội, mặt khác cũng nói lên mức độ phát triển của quan hệ trao đổi, trình độ của phân công lao động xã hội và sự phát triển của thị trường. Việc nâng cao phát triển yếu tố HH trong kinh tế thị trường sẽ giúp đẩy mạnh sức cạnh tranh của HH, của doanh nghiệp của nền kinh tế để theo kịp yêu cầu hội nhập. - Thứ hai, sự phát triển của yếu tố HH cũng góp phần nâng cao đời sống vật chất, tăng khả năng lựa chọn cho người tiêu dùng. Thông qua khâu trung gian là sự phát triển của HH, đời sống thật sự được cải thiện nên khi phỏng vấn 2,5 vạn hộ tự đánh giá về mức sống năm 1999 so với năm 1990 thì có 84,46% số hộ cho rằng đời sống có tốt hơn, 11,11% số hộ cho rằng đời sống như cũ và chỉ có 4,43% cho rằng đời sống bị giảm sút.Bên cạnh đời sống vật chất được cải thiện thì cả đời sống văn hóa, chăm sóc y tế cho người dân cũng được nâng cao : đến giữa năm 2000 nước ta đã hoàn thành chương trình mục tiêu chống nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Theo đánh giá của tổ chức phát triển Liên Hợp Quốc ( UNDP) thì chỉ số giáo dục của nước ta năm 1999 đứng thứ 92 trên 174 nước, chỉ số phát triển con người ( HDI) đã nâng được từ vị trí thứ 122 năm 1995 lên thứ 110 trong 174 nước năm 1999. Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng cũng có nhiều tiến bộ. (2 trang 37) - Thứ ba, nó kích thích đổi mới kỹ thuật hợp lý hóa sản xuất. Sức ép của cạnh tranh buộc những người sản xuất phải áp dụng phương pháp sản xuất tốt nhất, không ngừng đổi mới kĩ thuật và công nghệ sản xuất, đổi mới sản phẩm, đổi mới tổ chức sản xuất và quản lý kinh doanh, nâng cao hiệu quả. Thứ tư, sự phát triển của HH cũng giúp cho các doanh nghiệp, các nhà sản xuất thích nghi cao hơn với các điều kiện kinh tế biến đổi làm thích ứng kịp thời giữa sản xuất xã hội với nhu cầu xã hội. Bên cạnh những mặt tích cực do yếu tố HH phát triển mang lại, thì trong đó cũng chứa những khuyết tật vốn có của nó Tiêu cực: Một là, trên thị trường chứa đựng tính tự phát và nhiều yếu tố bất ổn, mất cân đối. Vì chạy theo lợi nhuận các nhà sản xuất, kinh doanh có thể gây nhiều hậu quả xấu: môi trường bị hủy hoại, phá sản, thất nghiệp, phân hóa xã hội cao, trốn lậu thuế, làm hàng giả… Mặc khác, nền kinh tế thị trường nước ta chưa phát triển hoàn thiện. Do đó, qui mô thị trường bị hạn chế : chỉ có hàng tiêu dùng mới được thừa nhận là hàng hóa. Các tư liệu sản xuất không phải là hàng hóa hoặc chỉ mang cái vỏ HH mà thôi. Nhiều sản phẩm được cung cấp theo định lượng, chỉ tiêu của kế hoạch. Hai là, hầu hết giá cả HH đều do Nhà nước qui định nên đồng tiền thực tế chỉ còn làm chức năng thanh toán. Vai trò của quan hệ cung cầu trở nên không còn có ý nghĩa với việc hình thành giá cả. Tình hình đó dẫn đến tình trạng là tất cả các quan hệ cân bằng của thị trường như giá cả cung cầu, sự khan hiếm tương đối của các nguồn lực…đều bị méo mó, biến dạng, thậm chí bị loại khỏi đời sống kinh tế. Quan hệ kinh tế quốc tế chủ yếu diễn ra ở lĩnh vực thương mại và tuân theo nguyên tắc “ Nhà nước độc quyền ngoại thương”. Cùng với sự hạn chế các chủ thể tham gia thương mại quốc tế, các quy định chặt chẽ về hạn ngạch, các quy định có tính chất hành chính về thị trường bán và mua hàng, về giá cả, về tỷ giá hối đoái, đã khiến cho các hoạt động kinh tế trong nước bị tách rời khỏi hệ thống kinh tế thế giới. Trong kinh tế kế hoạch hóa tập trung, tuy có sử dụng một số khái niệm, phạm trù trong sản xuất HH, nhưng ở đây, cơ chế thị trường không có tác dụng. Mọi họat động kinh tế đã được nhà nước hóa. Sản xuất mặt hàng nào, sản xuất bao nhiêu, tiêu thụ ở đâu, giá cả bao nhiêu đều do Nhà nước quyết định. Ba là, vì mục đích hoạt động đạt lợi nhuận tối đa và sản xuất ra nhiều sản phẩm càng tốt, vì vậy họ có thể lạm dụng tài nguyên của xã hội, gây ô nhiễm môi trường sống của con người. Bốn là, phân phối thu nhập sẽ không cân bằng, vì sự tác động của cơ chế thị trường sẽ dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo. Do đó người nghèo ít được sự lựa chọn trong việc mua hàng hóa. Chương III: Phương hướng, giải pháp thúc đẩy phát triển hàng hóa trong nền kinh tế thị trường Do sự phát triển của yếu tố HH vẫn còn nhiều khuyết tật cho nên, để hạn chế những khuyết tật vốn có của nó đồng thời thúc đẩy sự phát triển cao hơn nữa của HH thì sự can thiệp của Nhà nước để sửa chữa những thất bại của sự phát triển HH trong nền kinh tế thị trường là một điều tất yếu. Quá trình phát triển kinh tế hàng hóa nói riêng và nền KTTT nói chung ở nước ta trong suốt 15 năm qua với nhưng thành tựu dã đạt được và những tồn đọng chưa được giải quyết đã giúp chúng ta rút ra nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích trong cả nhận thức và công tác thực tiễn. Hiểu rõ nhu cầu cần thiết đó. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã khẳng định nền kinh tế thị trường mà chúng ta cần xây dựng là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục đích của nền kinh tế đó là:"Phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả ba mặt sở hưu gắn với mỗi giai đoạn phát triển nhất định của xã hội là những nền kinh tế hàng hóa cụ thể. Điều này phù hợp với nhận định của C.Mác: "sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa là những hiện tượng thuộc về nhiều phương thức sản xuất hết sức khác nhau, tuy rằng quy mô và tầm quan trọng của chúng không giống nhau... chúng ta hoàn toàn chưa biết một tí gì về những đặc điểm riêng của những phương thức sản xuất ấy và chúng ta chưa thể nói gì về những phương thức ấy, nếu như chúng ta chỉ biết có những phạm trù trừu tượng của lưu thông hàng hóa, những phạm trù chung cho tất cả các phương thức ấy". Theo nhận định của riêng cá nhân tôi về vấn đề này thì hiện nay, khi nền kinh tế đang đối mặt với những khó khăn thách thức to lớn, nhất là khi hội nhập cạnh tranh, trong khi các nhân tố vốn, lao động và công nghệ ở Việt Nam còn chưa đủ để tạo ra được những tiền đề cơ bản cho bước phát triển tiếp theo. Về mặt này, cần phải kết hợp một cách khéo léo giữa vốn trong nước và vốn ngoài nước, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút vốn nước ngoài. Hạn chế những thủ tục rườm rà không cần thiết, phát triển công nghệ hiện đại với chuyển giao công nghệ có hiệu quả, đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa giữ vững sự ổn định chính trị hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách và các cơ chế vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Xóa bỏ triệt để cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, nâng cao năng lực của cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Cần xác định rõ mặt hàng trọng yếu có sức cạnh tranh trên thị trường để có chiến lược đầu tư và phát triển phù hợp. Hiện nay, nông nghiệp vẫn đang là mặt trận hàng đầu tiếp đó là công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, về dài hạn ta cần phải phát triển mạnh trong lĩnh vực hàng công nghiệp, đưa tỷ trọng hàng công nghiệp giữ vai trò then chốt. Bên cạnh việc phát triển HH thì việc tạo dựng thương hiệu cho HH cũng rất quan trọng, nó giúp cho sản phẩm của chúng ta tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Nhưng muốn tạo dựng được một thương hiệu tố khong phải là chuyện dễ, vì vậy chương trình thương hiệu quốc gia đã đề ra tám mục đích sau: * Xây dựng hình ảnh về Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hoá và dịch vụ đa dạng phong phú với chất lượng cao. * Nâng cao sức cạnh tranh cho các thương hiệu sản phẩm Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế trong quá trình hội nhập. * Tăng cường sự nhận biết của các nhà phân phối và người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam, để họ có một cách nhìn nhận tích cực hơn, có lòng tin hơn vào các sản phẩm và nhà sản xuất Việt Nam, từ đó có thiện cảm và ưa chuộng hàng Việt Nam hơn. * Xây dựng một tiềm thức trong cộng đồng doanh nghiệp luôn hướng về chất lượng sản phẩm và độ tin cậy cao trong kinh doanh. * Quảng bá cho các tiêu chuẩn quốc tế và sự cần thiết của việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế trong cộng đồng kinh doanh Việt Nam. * Khuyến khích xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế biến, giảm tỷ trọng xuất khẩu nguyên liệu thô. * Xây dựng sự liên kết chặt chẽ giữa cơ quan xúc tiến thương mại quốc gia với doanh nghiệp, hướng tới hoạt động xúc tiến thương mại mang tính cộng đồng. * Tăng thêm uy tín, niềm tự hào và sức hấp dẫn cho đất nước và con người Việt Nam, góp phần khuyến khích du lịch và thu hút đầu tư nước ngoài. (www.tapchicongsan.org.vn, 8:45 p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSự phát triển của yếu tố hàng hoá trong thực tiễn nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay.doc
Tài liệu liên quan