Đối với gia đình Việt Nam, dù ở nông thôn hay ở thành phố, nhà ở, đất đai (đất ở, đất canh tác, đất lâm nghiệp) luôn có giá trị đặc biệt lớn và rất quan trọng trong khối tài sản được coi là bất động sản của mỗi hộ gia đình. Trước đây theo truyền thống, phần lớn nam giới là người đứng tên chủ sở hữu các tài sản thuộc về chủ hộ. Số liệu điều tra cơ bản về gia đình Việt Nam cho biết, có 79,7% hộ gia đình ở đồng bằng và 82,1% hộ gia đình ở trung du – miền núi do nam giới làm chủ hộ đang đứng tên chủ sở hữu nhà ở và đất ở. Còn tại thành phố, do tỷ lệ phụ nữ được phân nhà dưới thời bao cấp cao, nên số phụ nữ đứng tên chủ sở hữu nhà cao hơn ở nông thôn, tỷ lệ này là 19,2% và chỉ có 49,8% nam giới đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở3. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới việc tranh chấp đất đai giữa vợ và chồng khi li hôn và là nguyên nhân dẫn tới việc qui định xem xét tình trạng hôn nhân trước khi cho đăng kí quyền sử dụng đất.
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2670 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thực trạng của vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ trong việc chia tài sản của vợ chồng khi li hôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU:
Nước Việt Nam là một đất nước chịu nhiều ảnh hưởng của Trung Quốc bởi quả trình đồng hóa trên tất cả các phương diện của chúng, nền tư tưởng chính trị nho giáo đã trở thành khuôn mẫu chuẩn mực trong các quan hệ xã hội. Tuy hình thái kinh tế xã hội phong kiến và những tàn dư về mặt chính trị đã khép lại hơn nửa thế kỉ nhưng những quan niệm những định kiến hình thành trong giai đoạn đó vẫn còn dai dẳng cho đến ngày hôm nay. Một trong những định kiến đó chính là việc coi thường vị thế và tầm quan trọng của phụ nữ, “trai thì năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng”, hoặc tài sản trong gia đình là thuộc về người đàn ông , người phụ nữ mặc nhiên không có quyền được sở hữu chúng cho dù chính họ làm ra, một khi người chồng chết đi, nếu muốn đi bước nữa người phụ nữ phải ra đi trắng tay, không được mang theo bất cứ tài sản nào khác. Kể từ sau Cách mạng tháng Tám vị thế và sức ảnh hưởng của người phụ nữ trong xã hội đã nâng lên một tầm cao mới. Cũng từ đó quyền và lợi ích hợp pháp của họ đã được xác lập và được bảo hộ bởi pháp luật. Ngày nay khi xã hội Việt Nam đã có nhiều bước chuyển biến nhất là trong nền kinh tế, từ nền kinh tế quan lieu bao cấp sang nền kinh tế thị trường , thì những vấn đề xã hội như hôn nhân và gia đình cũng ngày một phức tạp hơn. Quan niệm về hôn nhân cũng vì thế mà mở rộng hơn, một khi tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì vợ và chồng có thể li hôn để đảm bao cho cuộc sống của cả hai và của con cái. Khi li hôn xảy ra phần lớn sự thiệt thòi thuộc về người phụ nữ, kể cả về vật chất lẫn tinh thần, chính vì vậy đặt ra một vấn đề là làm sao để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ trong việc chia tài sản của vợ chồng khi li hôn.
NỘI DUNG:
1.Thực trạng của vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ trong việc chia tài sản của vợ chồng khi li hôn.
1.1.Thực trạng xã hội:
Xã hội phát triển , những vấn đề về tài sản và sở hữu tài sản cũng phát triển hết sức đa dạng với tính chất ngày càng phức tạp hơn. Quan hệ của vợ chồng về tài sản cũng không nằm ngoài qui luật đó. Đặc biệt vấn đề li hôn cũng xảy ra nhiều hơn và các vụ tranh chấp tài sản trong li hôn cũng diễn biến ngày một phức tạp hơn và mang tính chất xã hội.
Theo một công trình nghiên cứu xã hội học của tiến sỹ Nguyễn Minh Hòa (Trường Đại học KHXH&NV Thành phố Hồ Chí Minh) thì tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam chiếm 31 - 40%, tức là cứ ba cặp kết hôn lại có một cặp ly hôn. Đáng chú ý là 60% số vụ ly hôn này thuộc về các gia đình trẻ, tuổi vợ chồng chỉ từ 23 - 30. (Theo VTC News ngày 17/1/2007). Lí do để dẫn đến việc li hôn vô cùng đa dạng, tuy nhiên hai người thường có thái độ che giấu vì vậy việc tìm hiểu nguyên nhân chính để hòa giải là vô cùng khó khăn. Bên cạnh đó vấn đề chia tài sản khi li hôn lại cũng là một vấn đề nan giải không kém, bởi khi đó tình cảm vợ chồng không còn nữa vì vậy mà lợi ích vật chất lại được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên khi giải quyết các vụ li hôn có liên quan tới tài sản thường thì người phụ nữ sẽ là người bị thiệt thòi hơn. Khá nhiều trường hợp người vợ ở nhà, người chồng là người chủ yếu tạo ra thu nhập chính cho gia đình, vì vậy khi li hôn căn cứ vào công sức đóng góp, đương nhiên người chồng sẽ được nhiều hơn. Cũng có những trường hợp người chồng giao tài sản riêng cho một người khác đứng tên hoặc nhờ một người nào đó tạo hợp đồng tặng cho giả tạo những tài sản riêng của mình, khi đó mặc dù tài sản tạo ra trong thời kì hôn nhân nhưng trên pháp lí đó chỉ của riêng người chồng. Hoặc người vợ có đi làm, nhưng thu nhập lại dùng cho việc chi tiêu trong gia đình dẫn đến những tài sản lớn thì do chồng đứng tên và trên thực tế thì nó được mua bởi tiền của anh ta, khi đó tài sản sẽ khó mà chia đôi theo nguyên tắc chia tài sản… Đây chỉ là một số trường hợp tổng kết lại trên thực tế, mang tính chất tổng quát nhưng chúng ta đã thấy phần thiệt thòi về tài sản hầu hết là rơi vào người phụ nữ, người vợ khi li hôn.
1.2.Thực trạng pháp luật Việt Nam:
1.2.1. Sơ lược về pháp luật Việt Nam trong vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ trong việc chia tài sản của vợ chồng khi li hôn
Tuy chịu nhiều ảnh hưởng của Trung quốc nhưng lịch sử của chúng ta đã chứng minh rằng dân tộc Việt Nam có những đặc điểm riêng mà quả trình đồng hóa cũng không lấy mất được đó là việc không hoàn toàn đặt người phụ nữ thuộc loại “những công cụ lao động biết nói”. Điều đó được thể hiện rõ ràng trong bộ luật Hồng Đức. Pháp luật quy định cụ thể ở các điều 374, 375 và 376 (Quốc triều hình luật). Tài sản của vợ chồng được hình thành từ 3 nguồn: Tài sản của chồng thừa kế từ gia đình nhà chồng; tài sản của người vợ thừa kế từ gia đình nhà vợ và tài sản do hai vợ chồng tạo dựng trong quá trình hôn nhân (tài sản chung). Khi gia đình tồn tại, tất cả tài sản được coi là của chung. Khi ly hôn, tài sản của ai, người đó được nhận riêng và chia đôi tài sản chung của hai người.Đối với tài sản do hai người tạo ra cũng chia làm hai phần bằng nhau: một phần dành cho vợ/chồng làm của riêng; một phần dành cho vợ/chồng chia ra như sau: 1/3 dành cho gia đình nhà chồng/vợ để lo việc tế lễ; 2/3 dành cho vợ/chồng để phụng dưỡng một đời, không được làm của riêng, khi chết giao lại cho gia đình bên chồng. "Quốc triều hình luật" không nhắc tới động sản, chỉ đề cập tới điền sản, theo Vũ Văn Mẫu: "Điểm này cũng dễ hiểu vì trong một nền kinh tế trọng nông, các động sản khác chỉ là những vật có ít giá trị". Đây là một điểm tiến bộ trong việc bảo đảm quyền lợi hợp pháp về tài sản của người phụ nữ thời phong kiến.(1)
Tuy đã có những điểm tiến bộ như thế nhưng đó chỉ là trên pháp lí còn trên thực tế người phụ nữ thời phong kiến ở Việt Nam vẫn luôn bị đe dọa và xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của mình về tài sản. Cuộc cách mang tháng tám thành công đem đến cho không chỉ toàn thể nhân dân Việt Nam tự do mà đối với người phụ nữ thực sự đó là một cuộc cách mạng giải phóng, xã hội đã công nhận quyền bình đẳng của phụ nữ và nam giới, trên cơ sở đó quyền bình đẳng của vợ và chồng trong quan hệ hôn nhân về nhân thân và tài sản cũng được xác lập.
Luật hôn nhân gia đình năm 1959
“Điều 19:Khi ly hôn, việc chia tài sản sẽ căn cứ vào sự đóng góp về công sức của mỗi bên, vào tình hình tài sản và tình trạng cụ thể của gia đình. Lao động trong gia đình được kể như lao động sản xuất.
Khi chia phải bảo vệ quyền lợi của người vợ, của con cái và lợi ích của việc sản xuất.”
Luật hôn nhân gia đình năm 1986
Điều 42 mục d:
d) Khi chia tài sản, phải bảo vệ quyền lợi của người vợ và của người con chưa thành niên, bảo vệ lợi ích chính đáng của sản xuất và nghề nghiệp.
- Luật hôn nhân gia đình năm 2000
Mục b khoản 2 điều 95
b) Bảo vệ quyền , lợi ích hợp pháp của vợ con chưa thành niên hoặc đã bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
Như vậy luật hôn nhân gia đình tuy đã được sử đổi thành các bộ luật mới qua các năm 1959, 1986, 2000 nhưng luôn nhấn mạnh tới việc bảo vệ quyền và lợi ích của người phụ nữ. Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với đường lối cuả Đảng và chính sách của chính phủ việc bảo vệ người phụ nữ trong xã hội đã có những bước phát triển vượt bậc, một trong những điểm tích cực đó chính là đã nghiêm túc đặt quyền và lợi ích hợp pháp về tài sản cho người phụ nữ khi li hôn xảy ra, điều này đã giúp cho người phụ nữ chủ động hơn trong việc tạo lập cuộc sống mới ngay sau nỗi buồn tinh thần.
1.2.2. Pháp luật đương đại:
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 ghi nhận:
“Điều 52: Mọi công dân có quyền bình đẳng trước pháp luật”;
“Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân”
Đây là những chế định đầu tiên, là tiền đề cho việc khẳng định người phụ nữ được đứng ngang tầm với người đàn ông trong xã hội, có quyền lợi và nghĩa vụ tương đương với nhau.
- Cũng trên cơ sở tiến bộ đó, cùng với việc kế thừa và phát triển những điểm tích cực trong luật hôn nhân gia đình 1959, 1980 luật Hôn nhân gia đình năm 2000 đã qui định:
“ Điều 19: Bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ chồng
Vợ chồng bình đẳng với nhau,có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình”
Nội dung của điều luật này có ý nghĩa rất rộng, nhưng nếu xét trên góc độ mà bài luận đang nghiên cứu thì có thể thấy rằng điều này có nội hàm là không vì lí do ai là người tạo ra thu nhập trực tiếp cho gia đình để tạo sự bất bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng ,đồng thời cũng không thể vì một lí do nào đó để trốn tránh trách nhiệm đối với gia đình của bản thân mình và khi li hôn xảy ra, sự bình đẳng này rất cần thiết trong vấn đề chia tài sản.
- Chương X luật Hôn nhân gia đình 2000 có ghi rõ:
Khoản 2 điều 85: “ Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin li hôn.”
Khoản 2 điều 95 về việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc:
a) “Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
b) Bảo vệ quyền , lợi ích hợp pháp của vợ con chưa thành niên hoặc đã bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao đọng tạo thu nhập;
d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.”
Nếu như khoản 2 điều 85 qui định mang nặng tính tình cảm ( trong lúc mang thai và nuôi con nhỏ người phụ nữ cần được thoải mái về mặt tinh thần và cần nhận được sự chăm sóc của người khác nhất là đối với chồng của họ) thì trong khoản 2 điều 95 lại bảo vệ người phụ nữ trên phương diện vật chất, nhấn mạnh tới một nguyên tắc trong việc chia tài sản đó là phải bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của vợ. Bởi hơn ai hết các nhà làm luật hiểu rằng khi hôn nhân tan vỡ thì lao động tìm thu nhập để nuôi con và ổn định cuộc sống chính là cách nhanh nhất giúp người phụ nữ có thể vượt qua khó khăn. Đó cũng chính là qui định thể hiện rất rõ tính chất nhân đạo của Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam. Đây là chế định quan trọng nhằm pháp luật hóa đường lối chủ trương của Đảng nhà nước trong việc xây dựng một xã hội bình đẳng, bảo vệ người phụ nữ. Có thể nhận thấy những qui định pháp luật về vấn đề bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ trong việc chia tài sản của vợ chồng khi li hôn ở Việt Nam ngày càng có những điểm tiến bộ và hoàn thiện hơn, trực tiếp tác động đến việc giải quyết các vấn đề tranh chấp tài sản khi li hôn. Bên cạnh đó tại điều 60 qui định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi li hôn như sau: “Khi li hôn, nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lí do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình”, điều này qui định có thể thấy phục vụ hầu như cho lợi ích của người vợ bởi trên thực tế người phụ nữ thường rơi vào tình trạng túng thiếu về tiền bạc để tạo lập cuộc sống.
Ngoài ra trong luật Đất đai cũng qui định tất cả những giấy tờ, đăng ký tài sản gia đình bao gồm cả quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở phải được ghi cả tên vợ và chồng, đây là yếu tố pháp luật mang tính tiến bộ, là sự minh chứng cho sự bình đẳng giới giữa vợ và chồng nó cũng là cơ sở pháp lí quan trọng để phân chia tài sản là bất động sản cho vợ chồng khi li hôn.
“Nhìn vào chế độ tài sản và mức độ bảo vệ người phụ nữ được qui định trong pháp luật của nhà nước người ta có thể nhận biết được trình độ phát triển của các điều kiện kinh tế xã hội và ý chí của nhà nước cùng với đó là sự thể hiện bản chất của chế độ xã hội đó.” Trong công cuộc xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa cùng với việc giải phóng con người là nhiệm vụ giải phóng người phụ nữ, vì thế luật về hôn nhân gia đình nước ta luôn có một chế đinh quan trọng dù cho hoàn cảnh xã hội thì vẫn tồn tại đó là bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ.
Những chế định nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ trong việc chia tài sản của vợ chồng khi li hôn là cơ sở pháp lí hợp thức hóa việc bảo vệ người phụ nữ để giải quyết vụ li hôn có liên quan tới chia tài sản mang tính phức tạp, không những tạo cơ sở vật chất để tạo lập cuộc sống mới cho người phụ nữ mà còn nhằm bảo vệ quyền lợi của con cái trong trường hợp người vợ chăm sóc nuôi dưỡng.
Tuy nhiên cũng không phải là không có những điểm hạn chế. Điểm hạn chế đó một phần xuất phát cũng từ khách quan bởi lẽ pháp luật và các qui định là có hạn nhưng các sự vệc trong thực tế lại muôn hình vạn trạng nên dĩ nhiên các điều luật thường mang tính khái quát chung chung không cụ thể, chính bởi tính chất khái quát đó mà đẫn đến một thực trạng là đôi khi áp dụng không chính xác hoặc cũng có khi các đương sự dựa vào đó mà “lách luật”. Từ đó có thể thấy pháp luật cần cụ thể hơn trong từng trường hợp có tính chất phổ biến để bảo vệ quyền và lợi ích của người vợ khi chia tài sản li hôn. Một điểm nữa là khi hôn nhân tồn tại vấn đề sở hữu tài sản giữa vợ và chồng được coi là một vấn đề tế nhị, bên cạnh đó không hề có bản kê khai tài sản riêng trong quá trình hôn nhân. Khi li hôn xảy ra thì tính chất tranh chấp về măt tài sản càng quyết liệt hơn, gây khó khăn cho công việc tìm chứng cứ của tòa án…
2. Nguyên nhân:
2.1. Nguyên nhân về mặt lịch sử kinh tế - xã hội:
Sau hàng nghìn năm Bắc thuộc, một trong những hậu quả nặng nề nhất mà quá trình đồng hóa để lại là vấn đề phân biệt đối sử đối với người phụ nữ. Nền tư tưởng pháp lí Nho giáo đã ăn sâu bén rễ vào tiềm thức của mỗi con người, trở thành những “thói quen” về quan điểm không dễ gì thay đổi. Tuy hình thái kinh tế xã hội phong kiến ở đâu trên khắp thế giới cũng có sự phân biệt giai cấp và giới tính, cũng có những thời điểm sự phân biệt đó đã dâng lên đến đỉnh điểm nhưng phải nói rằng chính nền Nho giáo đã khiến cho sự phân biệt đó vẫn tồn tại dai dẳng cho đến ngày hôm nay ở các nước Châu Á như Trung Quốc , Việt Nam…
Việt Nam là một nước đang phát triển, trình độ của lực lượng lao động còn chưa cao, điều đó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của mỗi gia đình mà đặc biệt là người phụ nữ. Thu nhập không nhiều nên người phụ nữ, người vợ trong gia đình phải lao động nhiều hơn để chăm sóc gia đình, phải hi sinh nhiều lợi ích của bản thân để lo cho cuộc sống ấy. Thời đại kinh tế thị trường hôn nhân đôi khi lại mang tính vụ lợi, không loại trừ khả năng đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng li hôn để tranh chấp tài sản, nhìn nhận khách quan thì có những trường hợp lỗi lại thuộc về người vợ tuy nhiên người phụ nữ là một thành tố cần có sự bảo vệ của xã hội xuất phát từ những đặc điểm của họ, mà chủ yếu qui định bởi thiên chức làm vợ và làm mẹ của người phụ nữ.
Tuy nhiên ta có thể nhận thấy rằng pháp luật Việt Nam ngày càng thể hiện những điểm tiến bộ của mình việc qui định đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho bà mẹ trẻ em, cụ thể là tại mục b khoản 2 điều 95, điều luật này cho thấy tính chất nhân đạo của pháp luật Việt Nam. Có được thành quả đó là do đường lối chủ trương của Đảng Nhà nước, trong vấn đề bảo vệ người phụ nữ cũng không thể phủ nhận công lao của Hồ Chủ tịch, trong quá trình hoạt động cách mạng và sau này là xây dựng đát nước Người luôn đề cao vai trò của người phụ nữ và đảm bảo lợi ích cho họ.
2.2. Nguyên nhân từ bản thân người vợ trong gia đình:
Kể từ khi loài người xuất hiện người phụ nữ đã đảm nhận một thiên chức cao cả đó là tạo ra thế hệ mới cho xã hội, quyết định sự tồn vong nhân loại, đây cũng chính là một trong những nguyên do khiến cho người phụ nữ được tôn trọng trong xã hội nguyên thủy, tạo ra cả một thời đại mẫu hệ quyền lực. Tuy nhiên kết quả của 3 lần phân công lao động đã khiến cho người phụ nữ mất dần quyền năng và phải chấp nhận chế độ mới là chế độ phụ hệ.Cũng từ đó, người phụ nữ mặc nhiên trở thành phái yếu trong xã hội. Chưa bao giờ giá trị của người phụ nữ lại bi đát như khi loài người trải qua thời đại chiếm hữu nô lệ hay phong kiến, ở đó người phụ nữ bị coi là món hàng hóa, là thứ công cụ lao động biết nói để xã hội chà đạp. Là phái yếu, là chân yếu tay mềm, người phụ nữ không thể đảm nhận những công việc nặng nhọc hay nguy hiểm, lại cũng không có thế lực nào bảo vệ nên hộ hoàn toàn rơi vào thế bị động. Cho đến nay mặc dù xã hội đã phát triển rất cao nhưng sự bình đẳng ấy vẫn chưa thể nào triệt để. Như vậy là bởi lẽ thiên chức của người phụ nữ là sinh con và chăm sóc gia đình. Lấy một ví dụ cụ thể về một người phụ nữ hiện đại: học xong phổ thông là 18 tuổi, trung bình học 4 năm đại học là 22 tuổi, làm việc 2 năm nữa là 24 tuổi rồi kết hôn, sinh 2 con mất 10 năm nữa là đã 34 tuổi, mới chỉ nói đến độ tuổi dã thấy người phụ nữ thiệt thòi nhiều vì cũng trong từng ấy thời gian, đa phần họ không thể nâng cao kiến thức của mình được. Chưa kể đến sức khỏe cũng bị giảm sút nhiều, trung bình cứ sau một lần sinh đẻ người phụ nữ sẽ bị loãng xương 20%, mất máu tới 40%, chính vì thế họ ít có khả năng để theo đuổi nghề nghiệp của mình. Trong khi đó đàn ông có thể làm bất cứ những việc mà họ muốn làm, không bị hạn chế thời gian cho gia đình vì vậy đương nhiên sẽ kiếm được nhiều tiền hơn.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc người vợ sẽ bị thiệt thòi về mặt tài sản khi li hôn là do có một bộ phận người phụ nữ thường ở nhà chăm sóc gia đình đảm nhận công việc nội trợ và không làm bên ngoài. Theo một số liệu thống kê về phân công lao động trong gia đình thì lao động sản xuất chính tới 24,8% trong khi đó người vợ chỉ là 11,5 % và cả hai người là 48,1%. Như vậy có thể thấy người chồn chiếm ưu thế hơn về việc là lao động chính trong gia đình.(2) Dĩ nhiên họ không trực tiếp tạo ra tài sản cho gia đình, cho nên tài sản đó dễ thuộc về người chồng bởi pháp luật có qui định “tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập duy trì, phát triển tài sản này”.Cũng chính bởi có những trường hợp như trên nên có qui định: “ Lao động của vợ chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập”. Qui định này trực tiếp bảo đảm về mặt tài sản cho những “bà nội trợ” khi li hôn xảy ra.
Nếu như người vợ có một công việc và thu nhập ổn định thì phần lớn những thu nhập đấy cũng phục vụ cho chi tiêu trong gia đình, vì vậy ít có khả năng tiết kiệm để tạo tài sản chung mới. Trong khi đó người chồng có thể giữ phần còn lại một cách không công khai và bằng cách nào đó tạo cho mình một tài khoản riêng, khi li hôn, nghiễm nhiên tài sản đó sẽ thuộc về họ mặc dù đó là tài sản được tạo ra trong thời kì hôn nhân. Đây là một lỗ hổng của pháp luật trên thực tế cũng khó có thể giải quyết nếu không chứng minh được đó là tài sản riêng của họ.
Đối với gia đình Việt Nam, dù ở nông thôn hay ở thành phố, nhà ở, đất đai (đất ở, đất canh tác, đất lâm nghiệp) luôn có giá trị đặc biệt lớn và rất quan trọng trong khối tài sản được coi là bất động sản của mỗi hộ gia đình. Trước đây theo truyền thống, phần lớn nam giới là người đứng tên chủ sở hữu các tài sản thuộc về chủ hộ. Số liệu điều tra cơ bản về gia đình Việt Nam cho biết, có 79,7% hộ gia đình ở đồng bằng và 82,1% hộ gia đình ở trung du – miền núi do nam giới làm chủ hộ đang đứng tên chủ sở hữu nhà ở và đất ở. Còn tại thành phố, do tỷ lệ phụ nữ được phân nhà dưới thời bao cấp cao, nên số phụ nữ đứng tên chủ sở hữu nhà cao hơn ở nông thôn, tỷ lệ này là 19,2% và chỉ có 49,8% nam giới đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở3. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới việc tranh chấp đất đai giữa vợ và chồng khi li hôn và là nguyên nhân dẫn tới việc qui định xem xét tình trạng hôn nhân trước khi cho đăng kí quyền sử dụng đất.
Khi xảy ra li hôn vì không muốn mang tiếng là ham của nên phần lớn người vợ thường chấp nhận yêu cầu của người chồng và giải quyết một cách nhẹ nhàng. Bản chất của người phụ nữ là nhẹ dạ, không thích ồn ào và làm tổn thương tới người khác đặc biệt là con cái cho nên họ dễ chấp nhận mặc dù biết mình bị thiệt thòi. Đó là còn chưa kể đến trình độ của người phụ nữ đặc biệt là ở nông thôn về pháp luật là rất hạn chế, do vậy họ không có cách gì để tự bảo vệ cho lợi ích chính đáng của bản thân.Bên cạnh đó khi li hôn người vợ thường đòi quyền nuôi con, vì vậy càng khó khăn hơn trong kinh tế.
Từ những lí do trên ta có thể thấy rằng trên thực tế quyền và lợi ích hợp pháp về tài sản của người vợ dễ bị xâm phạm hơn so với người chồng khi li hôn. Cũng chính vì thế pháp luật nước ta đã sớm ghi nhận việc bảo vệ người phụ nữ, xã hội càng phát triển thì những chế định đó ngày càng được hoàn thiện và hiệu quả hơn trong nhiệm vụ đó.
3. Một số giải pháp cho việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người vợ trong chia tài sản của vợ chồng khi li hôn:
Xuất phát từ những nguyên nhân trên chúng ta đã nhân thấy rõ phương hướng để giải quyết vấn đề này. Trước hết cần tuyên truyền vận động, thông qua các hoạt động xã hội để thay đổi quan niệm tư duy cổ hủ của người Việt Nam, làm sao cho không còn tư tưởng trọng nam khinh nữ, tư tưởng gia trưởng trong gia đình. Nâng cao hiểu biết của người phụ nữ về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từ đó có những hiểu biết cơ bản để tự bảo vệ bản thân. Có 84,8% đồng ý với quan điểm các gia đình tự phấn đấu tạo dựng cuộc sống gia đình được tốt hơn, 9% đồng ý là do sự giúp đỡ của cộng đồng, nhà nước và chỉ có 2,1% đồng ý với ý kiến được cha mẹ họ hàng giúp đỡ. Như vậy có thể thấy được tầm quan trọng của sự giúp đỡ từ phái cộng đồng nhà nước. Vì thế phải tăng cường hoạt động các tổ chức chính trị xã hội như hội phụ nữ để xây dựng một tập thể biết quan tâm đùm bọc và chia sẻ với nhau…Khuyến khích việc xây dựng gia đình ông bà cha mẹ mẫu mực con cháu thảo hiền. Bên cạnh đó cũng cần nâng cao hiệu quả hòa giải của tòa án để giảm thiếu tối đa các vụ li hôn mang tính nhất thời bồng bột.
Về phía pháp luật cần có những chế định cụ thể hơn về vấn đề chia tài sản trong hôn nhân để tránh tình trạng hiếu nhầm vận dụng sai hay “lách luật”. Một vấn đề đặt ra là có hay không một hợp đồng hôn nhân giữa vợ và chồng khi kết hôn, ở đó tài sản riêng của mỗi người sẽ được thể hiện rõ rang trên giấy tờ, tuy nhiên cần nghiên cứu kĩ càng vì đặc điểm văn hóa truyền thống của nước ta khác nhiều so với phương Tây. Trong quá trình giải quyết chia tài sản cần căn cứ vào việc tài sản đó có được từ thời kì hôn nhân hay không, các tài sản là bất động sản mặc dù đứng tên một người nhưng thực chất đó có phải là sở hữu riêng, cần quan tâm đến cuộc sống sau hôn nhân đặc biệt là của người vợ và con cái, để từ đó xác định chính xác số tài sản mà người vợ cần (có điều kiện) mà có những qui định cho hợp lí.
Một vấn đề nữa đó là bản thân người phụ nữ cũng cần xác định được quyền và lợi ích hợp pháp của mình về tài sản khi li hôn, không được có thái độ tự ti về lao động của mình…Tuy nhiên cũng không lợi dụng những ưu tiên của pháp luật để làm những việc phi đạo đức, phi chính nghĩa.
KẾT LUẬN:
Trên đây là một số nghiên cứu của cá nhân về vấn đề đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ trong việc chia tài sản của vợ và chồng khi li hôn, trong đó có nêu ra thực trạng nguyên nhân và một số giải pháp. Vấn đề này không mới nhưng đòi hỏi cần có cái nhìn tổng quát chân thực và khách quan. Khi nền kinh tế thị trường đã có những bước phát triển vượt bậc thì những quan điểm định kiến cũng cần có sự thay đổi cho tiến bộ, các ngành luật có điều chỉnh về hôn nhân gia đình cũng cần kịp thời sửa đổi bổ sung để phù hợp hơn, tuy nhiên phải đặt sự thay đổi đó dưới góc đọ bảo đảm sự công bằng bình đẳng và tuân theo truyền thống đạo nghĩa dân tộc.
Mang tính chất tham khảo
Tài liệu tham khảo: Bảng 4 kết quả khảo sát về phân công lao động trong gia đình (400 người). Tr.223. Sự tương đồng và khác biệt trong quan niệm hôn nhân gia đình giữa các thế hệ người Việt Nam hiện nay. Viện khoa học xã hội Việt Nam. GS. Lê Thi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- HON_NHAN_GIA_DINH.docx