MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIỮ VỮNG ĐỊNH HƯỚNG
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ. 5
1. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản-một tất yếu lịch sử. 5
2. Bản chất và nội dung giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. 7
3. Khả năng giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong
phát triển kinh tế ở Việt Nam. 14
II. THỰC TRẠNG GIỮ VỮNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỪ KHI ĐỔI MỚI. 16
1. Những thành tích đổi mới và phát triển kinh tế đúng hướng. 16
2. Những khuyết điểm lệch lạc và nguyên nhân dẫn đến sự chệch hướng
ở một số khía cạnh cụ thể. 20
3. Quan điểm và giải pháp cơ bản để giữ vững định hướng
xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn đổi mới ở nước ta hiện nay. 24
KẾT LUẬN 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 28
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2422 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế từ khi đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh nguyện vọng và lí tưởng của Đảng ta, nhà nước và nhân dân ta, mà còn là xu thế phát triển khách quan của thời đại cũng như quy luật tiến hoá của lịch sử.
Hiện nay tình hình thế giới đã và đang biến đổi phức tạp.Trong nhiều thập kỷ vừa qua, các nước tư bản chủ nghĩa lợi dụng được những thành tựu của khoa học công nghệ, tranh thủ và mở rộng phát triển nền kinh tế của mình.Họ đã ra sức điều chỉnh để thích nghi, nên đã đưa lại sự tăng trưởng kinh tế cao và có sự cải thiện nhất định về mặt xã hội. Song điều đó cũng cho thấy những tiền đề về kinh tế và xã hội cho một xã hội tương lai được chuẩn bị ngay trong lòng chủ nghĩa tư bản.
Lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản đã cho thấy khi hình thành những yếu tố khẳng định quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thì cũng đồng thời xuất hiện những yếu tố tự phủ định nó. Sự tác động của những yếu tố này không có tính nhất thời mà là cả một quá trình. Chủ nghĩa tư bản không phải là cả một hình thái kinh tế xã hội vĩnh viễn. Theo quy luật tiến hoá và lý luận về hình thái kinh tế xã hội của Mác thì sớm hay muộn chủ nghĩa tư bản cũng phải nhường chỗ cho một xã hội văn minh hơn đó là chủ nghĩa hội. Đúng như văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII, Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co song loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa hội. Đó là quy luật tiến hoá của lịch sử.”
Định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở nước ta là cần thiết và có tính khách quan. Xây dựng nền kinh tế thị trường không có gì mâu thuẫn với định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội lần thứ VIII của Đảng ta đã khẳng định: “cơ chế thị trường đã phát huy tác dụng tích cực to lớn đên sự phát triển kinh tế xã hội. Nó chẳng những không đối dập mà còn là một nhân tố khách quan cần thiết của việc xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
2.2.Nội dung giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
2.2.1.Thực hiện nhất quán, lâu lài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.
Tìm mọi biện pháp để khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế và hình thức tổ chức kinh doanh. Các thành phần kinh tế tiến hành sản xuất hàng hoá tuy có bản chất kinh tế khác nhau, nhưng chúng đều là những bộ phận của một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất với các quan hệ cung-cầu, tiền tệ, giá cả chung. Bởi vậy, chúng vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau. Mỗi đơn vị kinh tế là một chủ thể độc lập, tự chủ và tất cả đều bình đẳng trước pháp luật.
Tuy nhiên, cần nhận thức rõ rằng mỗi thành phần kinh tế chịu sự tác động của các quy luật kinh tế riêng. Chính sự tác động của các quy luật kinh tế khác nhau này mà bên cạnh tính thống nhất của các thành phần kinh tế còn có những khác nhau và mâu thuẫn khiến cho nền sản xuất hàng hoá ở nước ta có khả năng phát triển theo những phương hướng khác nhau. Vì vậy cùng với sự khuyến khích làm giàu chính đáng của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế này, nhà nước ta phải sử dụng nhiều biện pháp để ngăn chặn và hạn chế những khuynh hướng tự phát, những hiên tượng tiêu cực, hướng sự phát triển của các thành phần kinh tế này theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2.2.2.Chủ động đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo.
Tính chất nhiều thành phần kinh tế là nét đặc trưng có tính quy luật của nền kinh tế quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Mỗi thành phần kinh tế có bản chất và những quy luật kinh tế hoạt động riêng, dưa trên một hình thức sở hữu nhất định về lực lượng sản xuất, và có khả năng tái sản xuất một cách tương đối độc lập lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tương ứng. Tuy nhiên, các thành phần kinh tế không tồn tại một cách biệt lập, mà có mối liên hệ và tác động qua lại, đan xen. Để đảm bảo nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong quá trình vận động vừa hợp tác vừa cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác, thành phần kinh tế nhà nước phải tự vươn lên, làm sao để cùng nới kinh tế hợp tác dần dần trở thành nền tảng cho chế độ xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa.
Kinh tế nhà nước cần và có thể giữ vai trò chủ đạo vì những lý do sau:
Thứ nhất, kinh tế nhà nước dựa trên chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, là chế độ sở hữu phù hợp với xu hướng xã hội hoá của lực lượng sản xuất.
Thứ hai, kinh tế nhà nước nắm giữ những vị trí then chốt, yết hầu, xương sống của nền kinh tế, do đó nó có khả năng, có điều kiện chi phối hoạt động của các thành phần kinh tế khác, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển theo hướng đã định.
Thứ ba, kinh tế nhà nước là lực lượng bảo đảm cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế, là lực lượng có khả năng can thiệp điều tiết, hướng dẫn giúp đỡ và liên kết, tao điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng phát triển.
Thứ tư, kinh tế nhà nước có thể tác động tới các thành phần kinh tế khác không chỉ bằng các công cụ và đòn bẩy kinh tế, mà còn bằng con đường gián tiếp, thông qua những thiết chế và hoạt động của kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa.
Thứ năm, kinh tế nhà nước dẫn đầu trong việc ứng dụng khoa học- công nghệ hiện đại, tiên tiến, do đó nó có nhịp độ phát triển nhanh, đóng góp phần lớn cho ngân sách nhà nước, và tự tích tụ để có thể không ngừng tái sản xuất và mở rộng.
Thứ sáu, kinh tế nhà nước là lực lượng nòng cốt hình thành các trung tâm kinh tế, đô thị mới, là lực lượng có khả năng đầu tư vì đòi hỏi vốn quá nhiều mà thời gian thu hồi vốn lại chậm...
2.2.3.Xác lập, củng cố và nâng cao địa vị làm chủ của người lao đông trong nền sản xuất xã hội, thực hiện công bằng xã hội ngày một tốt hơn.
Đảng và nhà nước phải có thiết chế tạo điều kiện cho mọi người dân, mọi thành phần kinh tế chủ động tham gia phát triển kinh tế, làm giàu cho mình và góp phần làm giàu cho đất nước, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện tốt chủ trương “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong lĩnh vwc kinh tế xã hội.
Khẩn trương xây dựng và ban hành quy chế bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân ở từng loại hình cơ sở. Phát huy quyền dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp của nhân dân trong việc bàn, quyết định và giám sát việc thực hiện những chủ trương kinh tế, xã hội trực tiếp liên quan đến lợi ích của dân trong việc xử lý theo đúng pháp luật những việc làm sai,những cán bộ vi phạm. Đồng thời, đề cao kỷ luật, kỷ cương của nhà nước.
Các đoàn thể nhân dân cần đổi mới tổ chức và hoạt động của mình hướng vào việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong lĩnh vực kinh tế xã hội, thiết thực giúp dân phát triển sản xuất, kinh doanh, xoá đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí, tiến lên làm giàu góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
2.2.4.Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập: phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh và phân phối thông qua các quỹ phúc lợi xã hội, trong đó phân phối theo kết quả lao động giữ vai trò nòng cốt, đi đôi với chính sách điều tiết thu nhập một cách hợp lý. Chúng ta không coi bất bình đẳng xã hội như là một trật tự tự nhiên, là điều kiện của sự tăng trưởng kinh tế, mà thực hiên mỗi bước tăng trưởng kinh tế gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân, với tiến bộ và công bằng xã hội.
Như đã biết, mỗi chế độ xã hội có một chế độ phân phối tương ứng với nó. Chế độ phân phối do quan hệ sản xuất thống trị, trước hết là quan hệ sở hữu quyết định. Phân phối có liên quan đến chế độ xã hội, đến chính trị. Dưới chủ nghĩa tư bản, phân phối theo nguyên tắc giá trị: đối với người lai đông theo giá trị sức lao động, còn đối với nhà tư bản theo giá trị của tư bản. Như vậy, thu nhập của người lao động chỉ giới hạn ở giá trị sức lao động mà thôi. Chủ nghĩa xã hội có đặc trưng riêng về sở hữu, do đó chế độ phân phối cũng có đặc trưng riêng, phân phối theo lao động là đặc trưng của chủ nghĩa xã hội.Thu nhập của người lao động không phải chỉ giới hạn ở giá trị sức lao động mà nó phải vượt qua đại lượng đó, nó phụ thuộc chủ yếu vào kết quả lao động và hiệu quả kinh tế.
Tuy nhiên việc đo lường trực tiếp lao động là một vấn đề quá phức tạp và khó khăn, nhưng trong nền kinh tế thị trường, có thể thông qua thị trường để đánh gía kết quả lao động, sự cống hiến thực tế và dựa vào đó để phân phối.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta gồm nhiều thành phần kinh tế. Vì vậy cần thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập. Chỉ có như vậy mới khai thác được khả năng của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, huy động được nguồn lực của đất nước vào phát triển kinh tế.
2.2.5.Tăng cường hiệu lực quản lý vĩ mô của nhà nước.
Cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó có nghĩa là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta cũng vận động theo những quy luật kinh tế nội tại của kinh tế thị trường nói chung, thị trường có vai trò quyết định đối với việc phân phối các nguồn lực kinh tế của thị trường, thực hiện các mục tiêu xã hội, nhân đạo mà bản thân thị trường không thể làm được.
Nền kinh tế thị tư bản chủ nghĩa đã đưa đến những hậu quả nghiêm trọng về mặt xã hội. Ngay từ năm 1848, trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”, Mác và Ăng-ghen đã chỉ ra rằng: xã hội tư bản “không để lại giữa loài người và người một mối quan hệ nào khác ngoài mối lợi lạnh lùng và lối “trả tiền ngay” không tình nghĩa. Ngày nay chính một nhà nghiên cứu phương Tây Ê-gat Mô-ring đã đưa ra nhân xét chua chát : “Trong các nền văn minh được gọi là phát triển của chúng ta, tồn tại một tình trạng kém phát triển thảm hại về văn hoá, trí não, đạo đức và tình người”. Vì vậy, nền kinh tế thị trường ở nước ta không phải là kinh tế thị trường tự do, thả nổi mà là nền kinh tế có định hướng mục tiêu xã hội-xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển nền kinh tế thị trường được xem là phương thức, con đường thực hiện mục tiêu của chủ nghĩa xã hội: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
Vai trò quản lý của nhà nước trong nền kinh tế thị trường hết sức quan trọng. Sự quản lý của nhà nước đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định, đạt hiệu quả, đặc biệt là đảm bảo sự công bằng và tiến bộ xã hội. Không có ai ngoài nhà nước lại có thể giảm bớt được sự chênh lệch giữa giàu và nghèo, giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa các vùng của đất nước. Tuy vậy, cần nhấn mạnh rằng sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế phải sao cho tương hợp với thị trường. Vì vậy, nhà nước sử dụng biện pháp kinh tế là chính để điều tiết nền kinh tế.
2.2.6.Giữ vững độc lập, chủ quyền và bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc trong quan hệ kinh tế với bên ngoài.
Nền kinh tế thị trường ở nước ta là nền kinh tế mở, hội nhập với kinh tế thế giới và khu vực, thị trường trong nước gắn với thị trường thế giới, thực hiện những thông lệ trong quan hệ kinh tế quốc tế, nhưng vẫn giữ được độc lập chủ quyền và bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc trong quan hệ kinh tế đối ngoại. Thực ra, đây không phải là đặc trưng riêng của nền kinh tế thị trường định hướng, mà là xu hướng chung của nền kinh tế trên thế giới hiện nay. Trong điều kiện hiện nay, chỉ có mở cửa kinh tế, hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực mới thu hút được vốn, kỹ thuật công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến để khai thác tiềm năng và thế mạnh của nước ta, thực hiện phát triển kinh tế thị trường theo kiểu rút ngắn. Thực hiện mở cửa kinh tế theo hướng đa phương hoá và đa dạng hoá các hình thức kinh tế đối ngoại, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm mà trong nước sản xuất có hiệu quả.
3.Khả năng giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế ở Việt Nam.
3.1.Nền kinh tế thị trường hiện đại, một bước tiến nhằm khắc phục những nhược điểm lịch sử của nền kinh tế thị trường.
Nền kinh tế thị trường hiện đại có đặc điểm là vai trò của nhà nước ngày càng được coi trọng đúng với vị trí của nó, là yếu tố cơ bản đảm bảo cho sự phát triển xã hội. Tuy nhiên phải khắc phục được hai nhược điểm chính của hệ thống kinh tế thị trường tự do là cạnh tranh vô chính phủ và bất bình đẳng về xã hội. Các nhà kinh tế và chính phủ ở các nước có nền kinh tế thị trường đã nhận ra rằng đẻ khắc phục được hai nhược điểm đó cần phải có một nhà nước mạnh-một nhà nước thực thi dân chủ, đề ra các nguyên tắc, luật lệ kinh tế rõ ràng và kiểm tra nghiêm chỉnh các hoạt động kinh tế trong trật tự của nền kinh tế thị trường. “Lý thuyết tổng quát” của Keynes đã trở thành lý thuyết về “bàn tay hữu hình”, “bàn tay công cộng” của nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế thị trường hỗn hợp. Nhà nước tham gia phân phối lại thu nhập của các tầng lớp dân cư thông qua hệ thống thuế khoá, xây dựng các bộ luật quan trọng để xác dập khuôn khổ phấp lý, trật tự của nền kinh tế thị trường, tổ chức các hình thức bảo hiểm quan trọng trong xã hội. Chi tiêu ngân sách của chính phủ được đề cao trong việc xây dựng và phát triển các doanh nghiệp nhà nước trong các ngành sản xuất hàng hoá và dịch vụ công cộng, những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế như tiền tệ, tài chính, công nghiệp nặng, cơ sở hạ tầng... được coi là công cụ can thiệp trực tiếp và chủ yếu dể giải quyết việc làm và thu nhập, kích thích tăng nhu cầu tiêu dùng, bảo đảm duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định nền kinh tế và giải quyết được về cơ bản các chính sách xã hội trong hàng chục năm qua ở các nước này.
Việc phát triển có định hướng nền kinh tế không thể không gắn với nấn đề tăng trưởng lâu bền nền kinh tế. Khi xem xét kinh nghiệm của các nước đã giải quyết thành công vấn đề tăng trưởng thì một trong những bài học bổ ích có thể học hỏi được đối với Việt Nam là sự kết hợp và duy trì một tương quan hợp lý giữa khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân, giữa sự điều tiết bởi “bàn tay hữu hình” của nhà nước và “bàn tay vô hình” của thị trường. Rõ ràng là nhờ đó, các nước này đã sử dụng và huy động được tất cả các lực lượng kinh tế thuộc khu vực nhà nước và khu vực tư nhân, các mối quan hệ quốc tế có lợi cho quá trình tích luỹ vốn và chuyển giao công nghệ như các kiến thức, kỹ năng lao động và quản lý hiện đại.
3.2.Cấu trúc lại sở hữu nhà nước là đòi hỏi khách quan để phát triển nền kinh tế thị trường.
Trước hết, cần phải có sự đổi mới và cơ cấu lại khu vực kinh tế nhà nước để củng cố vai trò chủ đạo đích thực của nó và khắc phục tình trạng “quốc doanh vô chủ” hiện nay đang gây nên sự lãng phí thất thoát nghiêm trọng tài sản của nhà nước. Việc cơ cấu lại khu vực kin tế nhà nước có thể theo hướng chỉ nên có mặt ở những lĩnh vực có vai trò quyết định đến sự ổn định và phát triển nền kinh tế. Có thể nêu ra một số quan điểm cơ bản nhằm cấu trúc lại khu vực kinh tế nhà nước để bảo đảm vai trò chủ đạo và định hướng của nó trong nền kinh tế thị trường wor nước ta.
Khu vực kinh tế nhà nước chỉ nên thu hẹp ở những lĩnh vực có vai trò quyết định đến sự ổn định và phát triển nền kinh tế.
Phạm vi và quy mô của khu vực kinh tế nhà nước được sử dụng một cách kinh hoạt trong các lĩnh vự, các ngành, các doanh nghịêp cụ thể tuỳ theo mục tiêu định hướng của nhà nước.
Sở hữu nhà nước trong các doanh nghiệp ở những ngành những kĩnh vực trong từng giai đoạn xét thấy không cần thiết có sự can thiệp của nhà nước thì được tiến hành chuyển đổi sở hữu bằng việc đa dạng hóa và cổ phần hoá toàn bộ hay từng phần để nâng cao hiệu quả kinh tế nói chung và nhà nước có điều kiện thu hồi vốn để đầu tư vào các lĩnh vực khác.
Như vậy, có thể nhận thấy nét đặc trưng của quá trình cổ hần hoá là hình thành các công ty cổ phần hỗn hợp nhà nước, tư nhân trong và ngoài nước, hoạt động trên cơ sở thị trường và luật pháp của nhà nước. Nhưng các công ty quốc doanh được đổi mới thành các công ty cổ phần hỗn hợp nhà nước-tư nhân sẽ góp phần quan trọng làm cho các hoạt động sản xuất kinh doanh ở các đơn vị này trở nên năng động, nâng cao được doanh lợi và khả năng cạnh tranh với các công ty cổ phần tư nhân. Có thể nói, sự chuyển đổi cơ cấu sở hữu nhà nước thông qua quá trình cổ phần hoá và đa dạng hoá, sự hợp tác và xâm nhập lẫn nhau giữa các khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân, kể cả ở cấp tập đoàn công ty quốc gia để vươn ra thị trường thế giới là một trong những con đường nâng cao hiệu quả kinh tế thị trường ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
3.3.Mở rộng và phát triển các hình thức kinh tế hỗn hợp là một nội dung không thể thiếu được để phát triển kinh tế thị trường.
Phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại không thể không cần sự lớn mạnh của kinh tế tư nhân. Khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta mới được khuyến khích phát triển trong thời gian qua, chưa có đủ thực lực cần thiết để đáp ứng những đòi hoior của nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay của công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Tuy nhiên, sự nghiệp công nghiệp hoá của đất nước có thể gặt hái được những thành công hay không, không thể chỉ do một mình khu vực kinh tế nhà nước đứng ra gánh vác mà phải có sự đóng góp sức của khu vực kinh tế tư nhân. Sự gia tăng và lớn mạnh của kinh tế tư nhân sẽ là một lực lượng cơ bản để gánh vác trách nhiệm với kinh tế nhà nước trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hiện đại hoá công nghệ trong các lĩnh vực sản xuất của đất nước.
Trong quá trình phát triển đó, cùng với quá trình cơ cấu lại khu vực kinh tế nhà nước, sẽ ngày càng xuất hiện những hình thức kinh doanh mang tính chất sở hữu hỗn hợp giữa nhà nước và tư nhân. Trong giai đoạn hiện nay, khu vực kinh tế tư nhân chưa đáp ứng được yeu cầu của kinh doanh hiện đại và quy mô lớn, cũng như chưa đủ sức tiếp nhận những lĩnh vực cần thiết mà quá trình công nghiệp hoá đòi hỏi, buộc khu vực kinh tế nhà nước đang phải thực hiện vai trò “tạo tiền đề bước đầu” cho quá trình này. Đến một giai đoạn nhất định, khi mà kinh tế tư nhân đã phát triển ở một mức độ cho phép đảm đương được một số lĩnh vực kinh tế và đáp ứng được các yêu cầu tăng trưởng mới thì nhà nước có thể thực hiện cổ phần hó và đa dạng hoá ở hữu trong các doanh nghiệp của mình để di chuyển vốn sang các lĩnh vực cần đwocj ưu tiên phát triển. Sự chuyển giao này cho phép hình thành các tập đoàn kinh doanh mang tính chất sở hữu hỗn hợp giữa nhà nước và các thành phần kinh tế khác dưới hình thức công ty cổ phần. Đây sẽ là mô hình doanh nghiệp điển hình trong quá trình công nghiệp hoá đất nước.
II.Thực trạng giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế từ khi đổi mới.
1.Những thành tích đổi mới và phát triển kinh tế đúng hướng.
1.1.Những thành tựu của kinh tế Việt Nam trong 10 năm đổi mới (1986-1995).
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam 10 năm qua (1986-1995) nền kinh tế Việt Nam đã có những khởi sắc và đạt được những thành tựu nổi bật,đưa đất nước ta khỏi khủng hoảng triền miên tạo ra những tiền đề quan trọng để bước vào thời kỳ cất cánh vào đầu thế kỷ XXI. Sau đây là một số thành tựu nổi bật nhất trong 10 năm qua:
Từ một nền kinh tế hầu như không có tăng trưởng trước 1986, kinh tế Việt Nam đã từng bước khôi phục và phát triển ổn định tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ sau cao hơn kỳ trước đó: tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 1986-1990 là 3,9%, thời kỳ 1991-1995 là 8,2%. Trong đó: 1991 là6,0%, 1992là 8,6%, 1993 là 8,1%, 1994 là 8,8%, 1995 là 9,5% và ước 1996 là 10% (tính theo giá so với 1989).
Từ nền kinh tế tự cấp tự túc là chủ yếu, sản xuất trong nước không đủ để tiêu dùng, kinh tế Việt Nam sau đổi mới đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa bước đầu có tích luỹ trong nội bộ nền kinh tế quốc dân. Nếu trước năm 1986, thu nhập quốc dân sản xuất mới đáp ứng 80% thu nhập quốc dân sử dụng, không có tích luỹ, phần thâm hụt 20% và tích luỹ nhỏ chủ yếu vào viện trợ và vay vốn nước ngoài (thời kỳ 1976-1980 là 38,2%, thời kỳ 1981-1985 là 22,4%). Sau 1986, nhất là thời kỳ 1991-1995 bắt đầu có tích luỹ từ sản xuất trong nước. Tỷ lệ tích luỹ GDP năm 1991laf 10,1%, 1992 là 13,8%, 1993 là 14,8%, 1994 là 17%, 1995 là 20%, viện trợ bên ngoài không đáng kể.
Từ nền kinh tế siêu lạm phát, chỉ số làm phát wor mức ba con số trước 1998 (1986là 774,7%, 1987 là 373%, 1988 là 223%) từ năm 1989 đến 1995 giảm xuống ở mức hai con số ( 1989 là 34,7%, 1990 là 67,4%, 1991 là 67,6%,, 1992 là 17,6%, 1993 là5,2%, 1994 là 14,4%, 1995 là 12,7%, quý I năm 1996 là 4,3% so với 9,4%quý I năm 1995). Tỷ lệ làm phát giảm đồng tiền Việt Nam tăng giá và ổn định tạo điều kiện để mở cửa ra bên ngoài để buôn bán và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Đầu tư nước ngoài là nét nổi bật trong bức tranh kinh tế Việt Nam thời kỳ đổi mới và mở cửa. Trong tám năm thực hiện luật đầu tư nước ngoài (1988-1995) , kinh tế Việt Nam đã thu hút được 1700 dự án với tổng số vốn là 18 tỷ USD, trong đó hơn 1299 dự án đã đi vào hoạt động khắp 50 tỉnh thành phố thu hút hàng chục vạn lao động trong nước và sản xuất nhiều hàng hóa, sản phẩm dịchvụ phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước khoảng 1 tỷ USD/năm điều mà trước đổi mới không thể có.
Cơ cấu các ngành kinh tế bước đầu có thay đổi theo hướng tiến bộ. Trước đổi mới, kinh tế Việt Nam chủ yếu là nông nghiệp. Cùng với quá trình công nghiệp hoá và mở cửa, hoạt động như nông nghiệp mở rộng, dịch vụ phát triển mạnh, tạo ra sự chuyển cơ cấu kinh tế quốc dân theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Cơ cấu GDP tính theo giá thực tế:
1995
Công nghiệp 22,7% 29,09%
Dịch vụ 38,6% 41,87%
Nông nghiệp 37,7% 29,4%
Sự chuyển dịch này, phản ánh sự thay đổi về chất của nền kin tế quốc dân và tạo ra những tiền đề và điều kiện để đẩy nhanh nhịp độ công nghiệp hoá. Đó là sự tiến bộ đáng kể.
Khoa học kỹ thuật thực sự đã thành một yếu tố của lực lượng sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển ổn định với tốc độ cao là nét mới của kinh tế Việt Nam trong đổi mới. Nét mới này được thể hiện trên các mặt chủ yếu sau:
Tăng tỷ lệ đầu tư cho nghiên cứu khoa học từ 0,1% trước đây lên 0,4% so với GDP hiện nay.
Mở rộng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong các ngành sản xuất và dịch vụ, nhất là ngành sản xuất.
Đào tạo và đào tạo lại cán bộ kỹ thuật và quản lý kinh tế, phù hợp với cơ chế thị trường khuyến khích nhân tài.
Tăng tỷ lệ chất xám trong sản phẩm công, nông nghiệp.
Sản xuất công nghiệp tăng mạnh. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp hoá năm 1995 đạt 26403 tỷ đồng (giá cố định 1989) tăng gấp bốn lần năm 1975, tốc độ tăng bình quân 7,2%/năm trong 4 năm. Đặc biệt thời kỳ 1991-1995, tốc độ tăng trưởng của công nghiệp đều trên 10% (1991:10%, 1992: 17,1%, 1993:12,7%, 1994:13,5%, 1995: 14%). Đã hình thành hàng loạt ngành công nghiệp mới như dầu khí, hoá dầu, điện tử cao cấp, lắp ráp ô tô, xe máy. Sản lượng dầu khí khai thacds từ 0,04 triệu tấn năm 1986 đã tăng lên 7,7 triệu tấn năm 1995 và 8,5 triệu tấn năm 1996 (ước tính). Sản lượng điện năm 1995 đạt trên 14,61KW tăng gấp 4 lần năm 1996 và hơn 3 lannf năm 1985.
Nông nghiệp phát triển ổn định, vượt qua những thăng trầm năm 1988, vươn lên sản xuất hàng hoá, từ đó giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, thực phẩm cho đất nước, có dư gạo để xuất khẩu.
Sản lượng lương thực năm 1975 mới đạt 11,6 triệu tấn, năm 1985 đạt 18,2 triệu tấn, 1986:18,3 triệu tấn, 1987:17,5 triệu tấn, 1988 :19,5 triệu tấn, 1989: 21,5 triệu tấn, 1990 21,5 triệu tấn, 1991: 21,9 triệu tấn, 1992: 24,2 triệu tấn, 1993: 25,5 triệu tấn, 1994: 26,2 triệu tấn, 1995: 27,5 triệu tấn. Tốc độ tăng trưởng lương thực trong 10 năm đổi mới trên 4%, cao hơn tốc độ tăng dân số, nên lương thực bình quân đầu người từ 300Kg năm 1986 tăng lên 371Kg năm 1995. Từ 1989 đến 1995 Việt Nam đã xuất khẩu (chính ngách0 gồm 12 triệu tấn gạo tốt (tương đương 14 triều tấn thóc), bình quân 1,71 triệu tấn/năm. Từ nước thiếu lương thực trước năm 1988, ngày nay Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3, thứ 4 trên thế giới sau Thái Lan, Mỹ, ấn Độ. Chăn nuôi, sản xuất cây công nghiệp phát triển mạnh nhất là cà phê, cao su.
Thương mại phát triển theo hướng tự do hoá và mở cửa mở rộng thị trường và đổi mới phương thức mua và bán, nên thị trường sôi động, hàng hoá phong phú, đa dạng, giá ổn định. Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ toàn xã hội năm 1995 đạt 121 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 6,3 lần năm 1990. Tỷ trọng thương nghiệp ngoài quốc doanh 76%so với 66% năm 1990. Hoạt động xuất nhập khẩu có tiến bộ vượt bậc. Năm 1995 Việt nam có quan hệ buôn bán với 120 nước và vùng lãnh thổ, đạt giá trị xuất khẩu là 5,5 tỷ USD, giá trị nhập khảu là 6,5 tỷ USD ( so nới 222,7 triệu và 1 tỷ USD của năm 1976). Cơ cấu ngoại thương đã thay đổi theo chiều hướng tích cực đã hình thành các mặt hàng chủ lực về xuất khẩu như dầu thô, gạo, dệt may, thuỷ sản, cà phê với số lượng và chất lượng ngày càng tăng.
Bộ mặt đất nước đổi thay, đời sống nhân dân được cải thiện. Đến đầu năm 1996 đã có trên 70% số xã, phường có điện, nông thôn là 63% số xã và 55% số hộ có điện, 71,3% số hộ có nhà ở kiên cố, thu nhập bình quân đầu năm 1994 đạt 176,9 nghìn đồng/tháng, năm 1995 là 199 nghìn đồng. Tỷ lệ hộ giàu tăng từ 8% năm 1986 lên 15% hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo từ trên 50% giảm xuống còn 25% trong 10 năm đổi mới.
Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ đẩy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 50244.DOC