hiện nay của Việt Nam chưa cung cấp được thông tin đầy đủ về những doanh nghiệp đó dừng hoạt động hay thay đổi và lý do thay đổi. Theo kết quả nghiên cứu gần đây của MPDF, nguyên nhân giải thích sự chênh lệch giữa số liệu của cơ quan phụ trách đăng ký doanh nghiệp và TCTK là doanh nghiệp giải thể và dừng hoạt động thỡ hầu như không được ghi nhận trong hệ thống đăng ký doanh nghiệp của TTTTDN; nhiều doanh nghiệp đăng ký thành lập không phải là doanh nghiệp thành lập mới mà là chi nhánh hoặc công ty con của một doanh nghiệp khác và một số doanh nghiệp có thể đăng ký nhằm phục vụ những mục đích cá nhân hay mục đích đặc biệt của riêng doanh nghiệp (ví dụ như được mua quyển “hóa đơn đỏ” VAT). Hiểu rừ hơn những nguyên nhân này sẽ giúp Nhà nước có được các chính sách quản lý và hỗ trợ doanh nghiệp thiết thực hơn. Các doanh nghiệp đang hoạt động chưa phát triển mạnh về chất do cũn nhiều khú khăn trong hoạt động sau đăng ký.
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4693 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thực trạng Kinh tế tư nhân ở Việt Nam và các giải pháp phát triển kinh tế tư nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài : Thực trạng Kinh tế tư nhân ở Việt Nam & các giải pháp phát triển kinh tế tư nhân.
--------------------------
_ Thực trạng Kinh tế tư nhân ở Việt Nam :
__ Những năm gần đây,nền kinh tế của Vn đã ngày càng phát triển ,và việc Vn được gia nhập tổ chức Thương mại quốc tế (gọi tắt là WTO) đã tạo ra những thuận lợi và thách thức cho các doanh nghiệp VN. Đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế Vn không thể không nhắc đến các doanh nghiệp tư nhân Vn.
Thực tế đã khẳng định rằng, khu vực KTTN đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, chẳng hạn nước Mỹ - một nền kinh tế mạnh nhất thế giới đã thừa nhận sự phát triển của khu vực KTTN là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và hiện đang có 25 triệu doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN hoạt động trong nền kinh tế Mỹ.
Đối với nền kinh tế nước ta, khu vực KTTN đã và đang đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế và được thể hiện ở các mặt sau:
Một là, khu vực KTTN đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động.
Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, khu vực KTTN thường tạo ra từ 70-90% việc làm cho toàn xã hội, còn ở Việt Nam khu vực KTTN đã tạo ra việc làm cho khoảng 6 triệu lao động trong khi đó khu vực kinh tế nhà nước chỉ tạo ra việc làm cho khoảng 3 triệu lao động thôi. Điều này cho ta thấy ưu thế của khu vực KTTN về khả năng tạo ra việc làm cho xã hội bởi số lượng các đơn vị kinh doanh thuộc khu vực KTTN rất lớn so với các khu vực kinh tế khác và vốn đầu tư để tạo ra một chỗ làm việc mới rất thấp chỉ khoảng 6 triệu đồng đối với các cơ sở cá thể, khoảng 70 triệu-100 triệu đồng đối với các C«ng ty, doanh nghiệp nhà nước cần đầu tư từ 210 triệu-280 triệu, còn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần đến 580 triệu-600 triệu đồng.
Hai là, khu vực KTTN đóng góp quan trọng cho GDP và tăng trưởng kinh tế.
Đối với nền kinh tế Việt Nam, khu vực KTTN đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu GDP và thường tương đương với khu vực kinh tế nhà nước là khoảng 40% qua các năm (tham khảo số liệu ở biểu số 1). Bởi vậy, khu vực KTTN có đóng góp ngày càng quan trọng cho thu ngân sách nhà nước, năm 2001 đạt khoảng 6.400 tỷ đồng, tăng 7,6% so với năm 2000.
Ba là, khu vực KTTN góp phần quan trọng trong việc tạo lập sự phát triển cân đối và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ.
Do các doanh nghiệp nhà nước thường được ưu tiên xây dựng thành các cụm công nghiệp ở đô thị nên sự phát triển các doanh nghiệp của khu vực KTTN sẽ tạo ra sự cân đối hơn cho các tỉnh miền núi, trung du, vùng sâu, vùng xa.
Bốn là, khu vực KTTN góp phần quan trọng trong việc thu hút vốn nhàn rỗi của xã hội và sử dụng tối ưu các nguồn lực ở địa phương.
Việc thành lập các doanh nghiệp của khu vực KTTN không đòi hỏi quá nhiều vốn, do đó sẽ tạo cơ hội đông đảo mọi tầng lớp dân cư tham gia đầu tư và được coi là phương án có hiệu quả trong việc huy động vốn, sử dụng tối đa tiềm năng về đất đai, lao động, kinh nghiệm sản xuất của các địa phương.
Năm là, khu vực KTTN góp phần tăng nguồn hàng xuất khẩu.
Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa để hội nhập với khu vực và thế giới ngày càng mạnh thì các sản phẩm truyền thống của khu vực KTTN đã trở thành một nguồn xuất khẩu quan trọng để tăng thu ngoại tệ cho đất nước.
Sáu là, khu vực KTTN tạo ra động lực cạnh tranh để phát triển nền kinh tế.
Biểu 1: Cơ cấu GDP của Việt Nam theo thành phần kinh tế
Đơn vị tính: %
Khu vực
1995
1997
1999
2001
2002
1.Kinh tế nhà nước
42
49,4
58,7
58,1
52,3
3.Kinh tế tư nhân
27,6
22,6
24
23,6
28,9
3.Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
30,4
28
17,3
18,3
18,8
Bảy là, khu vực KTTN là nơi đào tạo, rèn luyện các chủ doanh nghiệp để trở thành các chủ doanh nghiệp lớn trong tương lai đặc biệt là sự tôi luyện của cơ chế thị trường.
__Thực trạng vốn đầu tư của khu vực KTTN Việt Nam thời gian qua.
Nhận thức được vai trò quan trọng của khu vực KTTN trong việc phát triển nền kinh tế, những năm qua vốn đầu tư cho khu vực KTTN ở nước ta đã có xu hướng tăng lên mặc dù còn chưa nhanh và chưa ổn định (tham khảo số liệu trên biểu số 2).
Số liệu trên biểu cho thấy năm 2002 vốn đầu tư của khu vực KTTN đã tăng thêm 2,3% so với năm 1995 còn các năm khác lại giảm, tuy nhiên nếu xem xét số tuyệt đối thì vốn đầu tư cho khu vực KTTN ở nước ta vẫn tăng lên qua các năm. Cụ thể nếu năm 1995 là gốc thì:
Năm 1997 tăng 2.700 tỷ đồng.
Năm 1999 tăng 3.742 tỷ đồng.
Năm 2001 tăng 3.906,3 tỷ đồng.
Năm 2002 tăng 13.500 tỷ đồng.
Song, một thực tế đáng phải lưu ý là số liệu trên biểu số 1 cho thấy mức đóng góp cho GDP của khu vực KTTN tương đương với mức đóng góp của khu vực kinh tế nhà nước nhưng số liệu trên biểu 2 lại cho thấy vốn đầu tư cho khu vực KTTN chỉ bằng 50% so với khu vực kinh tế nhà nước. Điều này cho thấy rằng vốn đầu tư cho khu vực KTTN nước ta còn chưa tương xứng với sự đóng góp cho GDP, nói cách khác là vốn đầu tư cho khu vực KTTN nước ta còn thiếu, nhưng cần phải đánh giá một cách khách quan, khoa học để có những biện pháp giải quyết có hiệu quả
Trong những năm gần đây các doanh nghiệp tư nhân ở Vn đã có nhưng bước phát triển chóng mặt,hàng loạt các công ty tư nhân ,các công ty trách nhiệm hữu hạn ,các công ty cổ phần được thành lập. Điều này có được là do các chính sách hợp lý của Đảng và nhà nước.
_Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Võ Hồng Phúc khẳng định các chính sách kinh tế của Việt Nam sẽ hướng vào kinh tế tư nhân, nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng bền vững của đất nước. Đầu tư toàn xã hội năm qua đạt 39% GDP, trước đó mục tiêu đề ra là 30-32% GDP. Tổng mức đầu tư toàn xã hội đạt 326.000 tỷ đồng, trong đó đầu tư nước ngoài chiếm 17%, đầu tư tư nhân trong nước chiếm 32%. 49% thuộc về khu vực ngoài quốc doanh là một tỷ lệ ấn tượng.Yếu tố quan trọng, không khó để nhận ra chính là do môi trường đầu tư. 2005 chính là thời điểm mà các chính sách quan trọng phát huy cao nhất. Luật Doanh nghiệp với nhiều ưu điểm đã thúc đẩy tích cực đầu tư trong nước. Luật Đầu tư được hoàn thiện hơn, thể hiện ở các văn bản hướng dẫn mới ban hành. Ngoài ra, Nhà nước có thực hiện một số giải pháp tạo chuyển biến quan trọng trong chính sách đất đai, cảng biển, hải quan, và nhất là thủ tục hành chính.
Nếu nhìn vào mức độ và nhịp độ phát triển, cũng như mức đóng góp tăng lên, có thể thấy, sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân là vượt trội nhất. Khu vực này đã vượt lên xuất phát điểm rất thấp trước đó để đạt được ngưỡng cao trong đóng góp chung vào GDP, xuất khẩu, đầu tư, phát triển công nghiệp, tạo việc làm... Tuy cũng chưa coi đó là đột phá, nhưng tất cả những việc trọng yếu nhất trong giai đoạn vừa qua mà nước ta đạt được đều có sự đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân. Tin chắc, nếu không có sự đóng góp của khu vực này, nhất là sau khi thực hiện Luật Doanh nghiệp (DN) năm 1999, thì kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005 không có được những mức tăng trưởng cao như đã thấy.
Qua đó có thể thấy tầm quan trọng của khu vực Kinh tế tư nhân. Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế tư nhân, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), đã được nhìn nhận như động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng của Việt Nam. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) hiện đang xây dựng kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2006-2010.
Kế hoạch này sẽ là một bộ phận cấu thành của kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội 5 năm 2006-2010 của Chính phủ Việt Nam. Trên cơ sở bản kế hoạch này, Cục Phát triển DNNVV của Bộ KH-ĐT sẽ xây dựng một kế hoạch hành động về phát triển DNNVV bao gồm các chương trình, biện pháp trợ giúp khối doanh nghiệp này. Với bối cảnh trên, bản tin này bàn về tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân hiện nay, đưa ra một số đề xuất về chính sách nâng cao chất lượng phát triến kinh tế khu vực này.
Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp đã trở nên khá dễ dàng, giúp tăng nhanh số lượng doanh nghiệp thành lập mới.
Luật doanh nghiệp năm 1999 đánh dấu một mốc quan trọng trong những nỗ lực của Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho khối kinh tế tư nhân phát triển. Với tinh thần chủ đạo là “doanh nghiệp được tự do kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm”, chuyển từ “cấp phép kinh doanh” sang “đăng ký kinh doanh”. Luật doanh nghiệp năm 1999 đã giúp giảm đáng kể thời gian và chi phí đăng ký thành lập doanh nghiệp. Nhờ đó, mỗi năm có thêm hàng chục ngàn doanh nghiệp được chính thức thành lập. Theo số liệu của Trung tâm Thông tin Doanh nghiệp (TTTTDN) của Bộ KH-ĐT, kể từ khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực vào đầu năm 2000, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới cho đế cuối năm 2003 nhiều gấp hơn hai lần số lượng doanh nghiệp thành lập trong vòng 10 năm trước đó, nâng tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam lên khoảng 128.000. Số lượng doanh nghiệp thực sự đang hoạt động không nhiều như con số đăng ký
Theo điều tra của Tổng cục thống kê (TCTK), số doanh nghiệp đang hoạt động tính đến thời điểm cuối năm 2002 là 62.908, cuối năm 2003 là 72.010, tức là khoảng 55% so với số doanh nghiệp đã đăng ký. Trong một nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, việc dừng kinh doanh cũng như việc đăng ký kinh doanh mới là hiện tượng bình thường của quá trình phát triển khi mà các doanh nghiệp phản ứng với thay đổi liên tục của môi trường bên ngoài, ví dụ như cơ hội thị trường mới, các khó khăn mới xuất hiện v.v. Vì vậy, hiện tượng số lượng doanh nghiệp còn hoạt động ít hơn số lượng doanh nghiệp đã đăng ký thành lập là một điều dễ hiểu và ở một mức độ nào đó phản ánh sự năng động của khối doanh nghiệp tư nhân. Ở các nước phát triển thuộc tổ chức OECD, tỷ lệ doanh nghiệp còn hoạt động sau 2 năm vào khoảng 60-70% và sau 7 năm thì chỉ còn là 40-50%. Tuy nhiên, hệ thống đăng ký doanh nghiệp
hiện nay của Việt Nam chưa cung cấp được thông tin đầy đủ về những doanh nghiệp đã dừng hoạt động hay thay đổi và lý do thay đổi. Theo kết quả nghiên cứu gần đây của MPDF, nguyên nhân giải thích sự chênh lệch giữa số liệu của cơ quan phụ trách đăng ký doanh nghiệp và TCTK là doanh nghiệp giải thể và dừng hoạt động thì hầu như không được ghi nhận trong hệ thống đăng ký doanh nghiệp của TTTTDN; nhiều doanh nghiệp đăng ký thành lập không phải là doanh nghiệp thành lập mới mà là chi nhánh hoặc công ty con của một doanh nghiệp khác và một số doanh nghiệp có thể đăng ký nhằm phục vụ những mục đích cá nhân hay mục đích đặc biệt của riêng doanh nghiệp (ví dụ như được mua quyển “hóa đơn đỏ” VAT). Hiểu rõ hơn những nguyên nhân này sẽ giúp Nhà nước có được các chính sách quản lý và hỗ trợ doanh nghiệp thiết thực hơn. Các doanh nghiệp đang hoạt động chưa phát triển mạnh về chất do còn nhiều khó khăn trong hoạt động sau đăng ký.
Trong khi việc thành lập doanh nghiệp đã dễ dàng hơn nhiều, thì hoạt động kinh doanh cũng như cơ hội đầu tư mở rộng sản xuất của doanh nghiệp tư nhân sau đăng ký vẫn còn bị nhiều cản trở. Tuy khối doanh nghiệp tư nhân tăng nhanh về số lượng nhưng quy mô đầu tư sản xuất nói chung còn tương đối nhỏ. Một doanh nghiệp tư nhân bình quân chỉ có 31 lao động, 4 tỷ đồng vốn – thấp hơn đáng kể so với con số 421 lao động và 167 tỷ đồng vốn của doanh nghiệp nhà nước và 299 lao động. 134 tỷ đồng vốn của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Quy mô vốn có hạn đã hạn chế khả năng trang bị công nghệ tiên tiến của doanh nghiệp ngoài quốc doanh, với mức đầu tư trung bình cho tài sản cố định trên một lao động chỉ có 43 triệu đồng so với 137 triệu đồng đối với doanh nghiệp nhà nước và 247 triệu đồng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp tư nhân không thể tham gia vào những dự án lớn từ ngân sách nhà nước cũng như khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế do quy mô quá nhỏ và năng lực hạn chế. Trong nhiều trường hợp, tốc độ phát triển của các công ty tư nhân bị hạn chế bởi một số yếu tố của môi trường kinh doanh. Đó là những cản trở trong việc tiếp cận các nguồn lực thiết yếu bên ngoài như đất đai, vốn đầu tư và các hạn chế do một số quy định có tính kiểm soát còn cứng nhắc, đặc biệt trong lĩnh vực thuế .
Báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê (GSO) chỉ rõ, tăng trưởng 2 tháng đầu năm của kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài lần lượt là 17%, 32,4% và 3,1%.
Điều này phù hợp với một nước đang trong quá trình chuyển đổi như Việt Nam mà theo đó, khu vực tư nhân phát triển nhanh, mạnh tạo động lực thúc đẩy các thành phần kinh tế khác vươn lên; đồng thời môi trường kinh doanh cũng được cải thiện có hệ thống.
Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thường nhờ vào những nỗ lực cải tiến công nghệ, tăng năng suất, thâm nhập thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế của thành phần ngoài quốc doanh. Chẳng hạn tại châu Á, từ hàng trăm năm trước, Nhật Bản đã sớm ý thức được tiềm năng của khu vực tư nhân và đẩy mạnh phát triển thành phần kinh tế này. Nay, Nhật Bản đã đứng thứ hai trên thế giới về quy mô kinh tế (chiếm khoảng 18% GDP toàn cầu, sau mức 25% của Mỹ).
Đối với Việt Nam, khu vực tư nhân phát triển sẽ tạo đà cho quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước diễn ra sâu, rộng và nhanh hơn. Kèm theo đó sẽ là sự khởi sắc của thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu công ty. Môi trường kinh doanh sôi động hơn cũng tạo đà cho việc hấp dẫn luồng vốn FDI nhiều hơn. Hiện tại, ở châu Á, theo đánh giá của Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), sức hấp dẫn FDI của Việt Nam chỉ kém Trung Quốc.
Một điểm sáng đáng chú ý khác trong kinh tế 2 tháng đầu năm là sự bùng nổ về tổng mức bán lẻ hàng hóa và sự phát triển ngành dịch vụ. Mức bán lẻ vượt 59.000 tỷ đồng, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước. Còn ngành dịch vụ tăng tới 26,7% bất chấp thực tế là doanh thu du lịch giảm 8,3%. Điều này rất có thể sẽ đi kèm với tỷ trọng dịch vụ trong GDP năm nay lần đầu tiên vượt 40% - một sự bứt phá quan trọng để Việt Nam sớm đi lên kinh tế tri thức (thường là nền kinh tế trong đó dịch vụ chiếm trên 2/3 GDP).
Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 1 và 2/2004 (nghìn tỷ đồng):
Giá trị
Tăng trưởng (%)
Toàn ngành CN
55,5uuttty
15,6
Khu vực quốc doanh
19,5
12,3
Khu vực ngoài quốc doanh
15,6
22
Khu vực có vốn nước ngoài
20,5
14,3
Mặc dù hai tháng qua, lạm phát leo thang nhanh (4,1%), chủ yếu do giá thực phẩm tăng 8,5%, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế ở mức cao là khả thi. Thực tế trong giai đoạn bùng nổ kinh tế 1992-1998, Việt Nam từng đối mặt với lạm phát trong khoảng 4,5-17,5.
Trong đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 10 lần này ,một trong các vấn đề được các đại biểu thảo luận sôi nổi nhất chính là vấn đề về Kinh tế tư nhân,mà cụ thể là vấn đề Đảng viên làmKinh tế tư nhân.
Theo phát biểu của phó thủ tướng Vũ khoan :Đảng viên phải làm kinh tế không giới hạn phạm vi vì biết giới hạn thế nào, 5 người hay 10 người hay số vốn bao nhiêu? chẳng nhẽ 1 tỉ thì được, 1,1 tỉ lại không được làm! Theo tôi, miễn là đảng viên làm kinh tế sao cho đúng luật pháp của Nhà nước, phù hợp quy định của Đảng. Nên sớm có quy định về điều đó.( nguồn Thanh niên Vn online)
Qua đó, có thể thấy Kinh tế tư nhân đâng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.Thấy rõ tầm quan trọng đó Đảng và nhà nước đang tìm mọi biện pháp nhằm phát triển nền Kinh tế tư Kinh tế tư nhân nhân.
__Giải pháp phát triển Kinh tế tư nhân:
Do thấy rõ tầm quan trọng của khu vực Kinh tế tư nhân nên Đảng và nhà nước đang tìm mọi biện pháp nhằm phát triển nền Kinh tế tư Kinh tế tư nhân nhân..
Thứ 1 : Cần có những chính sách tập trung hỗ trợ doanh nghiệp tư Có khá nhiều chính sách hỗ trợ và khuyến khích đầu tư cho doanh nghiệp thành lập mới nhưng ít có những chính sách hiệu quả để khuyến khích doanh nghiệp tăng trưởng về chất. Nhà nước cần tập trung mạnh hơn vào chính sách và biện pháp giúp doanh nghiệp thực sự lớn mạnh và phát triển hơn về chất lượng. Những ưu tiên hàng đầu về mặt chính sách trong các năm tới có thể là:
- Cải cách hệ thống tính và thu thuế - những quy định quá thiên về mặt kiểm soát hơn là tạo điều kiện trong việc tính và thu thuế, bao gồm cả vấn đề hoá đơn VAT, sẽ là rào cản lớn đối với những doanh nghiệp tư nhân muốn kinh doanh minh bạch, công khai để tiếp cận được đầy đủ các nguồn lực cần thiết để phát triển.- Giải quyết có hiệu quả những hạn chế trong chính sách về đất sản xuất và văn phòng - giải pháp náy có lẽ sẽ có tác động lớn nhất và có hiệu quả nhất trong nỗ lực phát triển kinh tế tư nhân trong giai đoạn hiện nay.
- Tạo cơ hội cho doanh nghiệp tư nhân được cạnh tranh bình đẳng trong lĩnh vực kinh doanh cho đến nay vẫn dành riêng cho khu vực doanh nghiệp nhà nước, như dầu khí, viễn thông, cơ sở hạ tầng.v.v. Các chính sách phát triển kinh tế tư nhân chỉ phát huy tác dụng khi nhà nước đồng thời đẩy mạnh việc giảm bớt sự độc quyền và trợ cấp kinh doanh cho các doanh nghiệp nhà nước.
- Cải cách và cải tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng thực hiện các thủ tục về giải thể và phá sản, hợp thức hoá doanh nghiệp. Những chính sách khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục tăng trưởng cần đi liền với chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự do thoát khỏi những lĩnh vực kinh doanh kém hiệu quả để thực sự năng động trong kinh doanh.
Thứ 2: Các biện pháp giải quyết vốn cho khu vực Kinh tế tư nhân thời gian tới
-Một là, nhà nước cần tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách nhằm tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho khu vực KTTN nhằm khuyến khích vốn nhàn rỗi của mọi tầng lớp dân cư đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
-Hai là, các cơ chế chính sách trong lĩnh vực ngân hàng cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh thuộc khu vực KTTN có điều kiện thuận lợi để tiếp cận được nguồn vốn vay của ngân hàng với lãi suất hợp lý.
-Ba là, Quỹ Hỗ trợ đầu tư cần có các chính sách hợp lý trong việc hỗ trợ vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh thuộc khu vực KTTN đặc biệt là chính sách lãi suất cho vay.
-Bốn là, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thuộc khu vực KTTN phải chủ động tìm mọi cách để giải quyết khó khăn về vốn đầu tư thông qua các biện pháp như liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác trong nước.
-Năm là, các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN nước ta cần chủ động áp dụng các biện pháp nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong điều kiện nền kinh tế mở cửa.
Tại các địa phương cần tập trung vào những điểm sau đây:
-Về tư tưởng, cần thay đổi nhận thức của một số cán bộ các cơ quan quản lý nhà nước về DN khu vực kinh tế tư nhân (KTTN), tránh thái độ kỳ thị, không hợp tác (nhất là các cơ quan công an, hải quan, thuế, …);
-Cải cách thủ tục hành chính, thực hiện “một cửa, một dấu”; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các sở, ban ngành có trách nhiệm hỗ trợ phát triển KTTN.
-Công khai quy hoạch đất đai, cải cách thủ tục hồ sơ liên quan đến đất đai sao cho thuận lợi, đơn giản hơn. Bổ sung thêm biện pháp miễn, giảm thuế chuyển mục đích sử dụng đất;
-Tư vấn, hỗ trợ cho doanh nghiệp trong suốt quá trình kinh doanh;
-Đề nghị chỉnh sủa, bổ sung và có hướng dẫn cụ thể về danh mục các ngành, nghề thuộc linh vực ưu đãi đầu tư, danh mục địa bàn khuyến khích đầu tư ban hành kèm theo Nghị định 35/2002/NĐ-CP;
-Về các chính sách ưu đãi đầu tư, đề nghị Chính phủ và các bộ ngành hữu quan thống nhất trước khi ký ban hành, tránh có những quy định chống chéo và phủ định nhau, gây rắc rối, khó khăn trong quá trình giải quyết và thực hiện của các coq quan quản lý ở địa phương và DN. sớm ban hành một luật đầu tư chung hạn chế tối đa sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế.
-------------------------------------
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 50744.DOC