MỤC LỤC:
Lý do chọn đề tài: 1
Mục đích: 1
Chương I: Lịch sử của đề tài. 2
Chương II: Khái niệm, nguyên nhân và tác động của lạm phát. 5
I. Khái niệm về lạm phát: 5
1. Lạm phát là gì? 5
2. Phân loại lạm phát. 6
3. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế: 8
II. Nguyên nhân gây ra lạm phát: 14
1. Nguyên nhân của lạm phát: 14
2. Ai là người chịu tác động của lạm phát? 15
III.Tác động của lạm phát.: 16
1. Tái phân phối lại thu nhập: 17
2. Tác động đến tăng trưởng kinh tế: 18
3. Các tác động khác đối với lạm phát. 18
Chương III:Thực trạng lạm phát ở nước ta hiện nay 20
I. Thực trạng của lạm phát: 20
II. Nguyên nhân cơ bản của thực trạng lạm phát ở nước ta hiện nay: 23
III.Một số biểu đồ thể hiện tình hình lạm phát ở nước ta hiện nay. 24
Chương IV: Một số biện pháp hạn chế lạm phát. 27
1. Chính sách siết chặt cung tiền tệ. 27
2. Kiềm chế giá cả. 28
3. Ấn định mức lãi suất cao. 28
4. Giảm chi tiêu của ngân sách. 28
5. Biện pháp hạn chế tăng tiền lương. 29
6. Biện pháp lạm phát chống lạm phát. 30
7. Thực hiện một chiến lược thị trường cạnh tranh toàn cầu. 30
8. Chính sách thu nhập dựa trên thuế. 30
9. Mua lấy một tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát. 30
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7632 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng lạm phát ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước và thế giới, về lý thuyết và thực nghiệm có thể tóm tắt như sau:
Lý thuyết về lạm phát và tăng trưởng.
Về lý thuyết, lạm phát có thể tác động tiêu cực lẫn tích cực lên tăng trưởng kinh tế: Theo Mundell (1965) và Tobin (1965), có mối tương quan tỉ lệ thuận giữa lạm phát và tăng trưởng; hai trường phái Keynes và trường phái tiền tệ đều cho rằng trong ngắn hạn, chính sách nới lỏng tiền tệ kích thích tăng trưởng, đồng thời làm gia tăng lạm phát; đường cong Phillips nổi tiếng về sự đánh đổi giữa mục tiêu lạm phát và thất nghiệp.
- Stagflation nghĩa là suy thoái và lạm phát, tình trạng nền kinh tế vừa có những dấu hiệu của lạm phát, mà cơ bản nhất là giá cả leo thang, tiền mất giá nhưng lại vừa có những biểu hiện của suy thoái như sản xuất đình trệ, thất nghiệp gia tăng, lạm phát cao, tăng trưởng thấp.
- Lạm phát có thể tác động tiêu cực lên tăng trưởng như: dấu hiệu bất ổn kinh tế vĩ mô; tăng sự không chắc chắn của các hoạt động đầu tư; lạm phát làm thay đổi giá cả tương đối, làm méo mó quá trình phân bổ nguồn lực; lạm phát còn được xem như là một loại thuế đánh vào nền kinh tế.
Các nghiên cứu kiểm nghiệm về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng.
- Nghiên cứu ban đầu (những năm 60) không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê nào.
- Giai đoạn sau khủng hoảng dầu hỏa 1973-1974, tìm thấy quan hệ âm giữa lạm phát và tăng trưởng (Fischer, 1993; Bruno và Easterly, 1995; Barro, 1998).
Lạm phát và tăng trưởng trên thế giới.
Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng là phi tuyến tính. Lạm phát chỉ tác động tiêu cực lên tăng trưởng khi đạt ngưỡng nhất định nào đó (threshold). Ở mức dưới ngưỡng, lạm phát không nhất thiết tác động tiêu cực lên tăng trưởng, thậm chí có thể tác động dương như lý thuyết Keynes đề cập.
& Kết quả kiểm nghiệm ảnh hưởng ngưỡng của lạm phát
- Nghiên cứu của Khan và Senhadji (2001): 140 nước, giai đoạn 1960-1998. Các nước đang phát triển, ngưỡng lạm phát từ 11-12%/năm.
- Nghiên cứu của Li (2006): Số liệu cho 90 nước đang phát triển, giai đoạn 1961-2004, ngưỡng là 14%/năm.
- Nghiên cứu của Christoffersen và Doyle (1998) tìm ra ngưỡng là 13% cho các nền kinh tế chuyển đổi.
& Kết luận: ngưỡng tiêu cực của lạm phát là từ 11%-14% trở lên.
Tương đồng với nghiên cứu trên, tác giả Tú Anh - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng cho rằng: giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát thường có mối quan hệ nhất định. Tuy nhiên, mức độ gắn kết như thế nào là vấn đề còn tranh cãi. Một số nghiên cứu và thực nghiệm cho thấy, lạm phát có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế khi nó vượt qua một ngưỡng nhất định. Fischer (1993) là người đầu tiên nghiên cứu vấn đề này đã kết luận, khi lạm phát tăng ở mức độ thấp, mối quan hệ này có thể không tồn tại, hoặc mang tính đồng biến, và lạm phát ở mức cao mối quan hệ này là nghịch biến. Một số các nhà nghiên cứu sau này như Sarel (1996), Gosh và Phillips (1998), Shan và Senhadji (2001), và một số các nhà nghiên cứu khác đã cố gắng tìm ra đặc điểm đặc biệt về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Bằng các nghiên cứu khác nhau, họ đã tìm ra một ngưỡng lạm phát, mà tại ngưỡng đó nếu lạm phát vượt ngưỡng sẽ có tác động tiêu cực (tác động ngược chiều) đến tăng trưởng. Theo Sarel, ngưỡng lạm phát là 8%, theo Shan và Senhadji, ngưỡng lạm phát cho các nước đang phát triển là 11-12%, các nước công nghiệp khoảng 1-3%. Gần đây nhất là nghiên cứu của tác giả Khan (2005) đã tập trung nghiên cứu xác định mức lạm phát tối ưu. Kết quả Khan đã tìm ra mức lạm phát tối ưu đối với các nước vùng Trung Đông và Trung Á là khoảng 3,2%.
Học thuyết kinh tế vĩ mô đã khẳng định, nếu sản lượng thực tế vượt sản lượng tiềm năng sẽ làm lạm phát gia tăng. Thực tế 2005-2006, lạm phát thế giới gia tăng, ngoài nguyên nhân giá dầu còn do nền kinh tế nhiều nước phát triển quá nóng.
Lạm phát và tăng trưởng ở Việt Nam.
Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam cũng phù hợp với lý thuyết và kết quả kiểm nghiệm trên thế giới. Ở mức lạm phát thấp (thường là một chữ số) thì lạm phát không có tác động tiêu cực lên tăng trưởng. Ở mức lạm phát thấp, gia tăng lạm phát thường gắn liền với tăng trưởng cao hơn (giai đoạn 1992-2007). Tuy nhiên, khi lạm phát đạt đến một ngưỡng cao nhất định, thì lạm phát bắt đầu tác động tiêu cực lên tăng trưởng (giai đoạn trước 1992).
Tuy nhiên, thời gian gần đây, ở Việt Nam xuất hiện thêm quan điểm mới, đó là “tỉ lệ lạm phát tốt nhất là không vượt quá tốc độ tăng trưởng”; đây là quan điểm của ông Lê Đức Thuý, nguyên Thống đốc NHNN khi phát biểu quan điểm này trước Quốc hội: “Tôi cho rằng một nền kinh tế phát triển bền vững thì lạm phát ở mức thấp hơn tăng trưởng 1-2%. Chẳng hạn GDP năm 2006 là 8% thì lạm phát là 6-7%”. Theo PGS., TS. Nguyễn Ái Đoàn, quan điểm này không có cơ sở lý thuyết rõ ràng, không được khẳng định về mặt lý thuyết, đó là cách phát biểu mang tính ứng dụng trong những điều kiện nhất định; trên thực tế, luận điểm này đã trở thành nền tảng cho việc thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng kéo dài ở Việt Nam và hệ quả tất yếu là lạm phát ở mức báo động; theo đó, quan điểm về một tỉ lệ lạm phát tốt nhất là tỉ lệ lạm phát nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng, thực chất chỉ là một cách phát biểu sai lệch, pha trộn giữa một mức lạm phát mong muốn 1-3% và một mức lạm phát vừa phải còn kiểm soát được, tức là lạm phát dưới hai chữ số đã biến thành mức lạm phát tốt nhất (2); tương đồng với phân tích trên của PGS., TS. Đoàn, Ông Nguyễn Văn Phúc, Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, cũng cho rằng: không có cơ sở khoa học, không có lý thuyết nào đề cập, không có nghiên cứu kiểm nghiệm; ngưỡng tác động tiêu cực của lạm phát không phải là bằng tốc độ tăng GDP.
Quan điểm về lạm phát theo ông Lê Đức Thuý “Ngay ở nước ta, trong điều kiện bình thường, không ít nhà khoa học đã đề nghị tôi đẩy lạm phát lên cao hơn để thúc đẩy tăng trưởng. Thậm chí họ cho rằng, nếu Việt Nam muốn tăng trưởng cao thì lạm phát hai chữ số là bình thường. Nhưng với tôi, chừng nào còn được giao nhiệm vụ này, sẽ tiếp tục theo đuổi quan điểm giữ cho lạm phát nằm trong tầm kiểm soát, và tốc độ lạm phát tốt nhất là không vượt quá tốc độ tăng trưởng”. Việc muốn tăng cung tiền, chấp nhận lạm phát là hệ quả trực tiếp của quan điểm về lạm phát như: lạm phát, tăng cung tiền là tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế; có sự đánh đổi giữa lạm phát và tăng trưởng, chấp nhận lạm phát để tăng trưởng; hai quan điểm này tuy khác nhau nhưng có tác động bổ sung cho nhau và làm cho các nhà hoạch định chính sách tin rằng lạm phát có lợi hơn là có hại cho nền kinh tế (đặc biệt tỉ lệ lạm phát dưới hai chữ số), lạm phát tăng cung tiền để thêm vốn đầu tư từ ngân sách là giải pháp tốt nhất để đạt mức tăng trưởng nhanh. Cùng quan điểm tăng cung tiền là tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế, ý kiến của ông Vũ Ngọc Nhung cho rằng “Lạm phát tạo vốn lớn và cực rẻ cho phát triển kinh tế, vốn phát hành tiền chỉ tốn chi phí in tiền nên cực rẻ”; hoặc “Lạm phát giúp ngân sách vay ngân hàng nhiều hơn để chi cho sản xuất, tăng thu nhập của người dân”. Các nhà kinh tế cho rằng tỉ lệ lạm phát cao, tác động tiêu cực đến sản lượng sản xuất của nền kinh tế thông qua các kênh như đầu tư, tín dụng, tiêu dùng; người cho vay không có động lực để cho vay vì lãi suất cho vay thường âm trong thời kỳ này và cho vay thời hạn càng dài càng bị lỗ, với chi phí huy động vốn cao, đẩy lãi suất cho vay cao, các doanh nghiệp dù thiếu vốn cũng rất e ngại vay vốn vì làm chi phí tăng cao, hệ quả là kênh tín dụng bị thu hẹp; những kết quả thực tế theo công bố của NHNN cho thấy dư nợ tín dụng 10 tháng đầu năm 2008 chỉ tăng hơn 19,6%, thấp hơn mức tăng 37,73% so với cùng kỳ năm 2007; tỉ lệ lạm phát cao làm cho thu nhập hộ gia đình giảm, chỉ số lạm phát đến tháng 10/2008 là 22,14% cũng có nghĩa với việc giảm hơn 22% thu nhập so với cuối năm 2007. Mọi người phải tiết kiệm chi tiêu dẫn đến giảm tiêu dùng; các nhà đầu tư tiềm năng sẽ giảm đầu tư vì độ rủi ro cao và hậu quả là làm giảm sản lượng sản xuất của nền kinh tế. Như vậy, việc sử dụng lạm phát cao để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thực chất đây là liệu pháp “sốc” với mong muốn tăng trưởng nhanh để đạt được thành tích mong muốn, nhưng hậu quả tiêu cực gây ra cho nền kinh tế và ảnh hưởng đến đời sống của dân cư, nhất là tầng lớp nghèo, thu nhập thấp bị tác động nhiều nhất. Các nhà nghiên cứu kinh tế cho rằng, đây là giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, nhưng kém bền vững; hay còn gọi đó là giải pháp tăng trưởng “bong bóng”. Vì vậy, trong thời gian qua, đã có nhiều ý kiến cần thay đổi quan điểm về lạm phát như ông Lê Xuân Nghĩa và ông Vũ Quang Việt để đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững.
Lạm phát của Việt Nam gia tăng trong mấy năm gần đây, phải chăng cũng có chịu ảnh hưởng bởi sự gia tăng sản lượng vượt mức tiềm năng? Theo đánh giá của IMF (2006) về các nguyên nhân làm tăng lạm phát ở Việt Nam, bắt đầu từ năm 2005, có dấu hiệu bởi sự gia tăng sản lượng vượt mức tiềm năng (những năm trước đó mối quan hệ này là không nhất quán và không rõ nét).
Một trong những điều kiện để nền kinh tế tăng trưởng một cách bền vững đó là sự ổn định sức mua của đồng tiền; đây là một trong những nhiệm vụ luôn luôn đặt lên hàng đầu ở tất cả các quốc gia trên thế giới được ghi vào Hiến pháp và Luật Ngân hàng Trung ương (NHTƯ) của các nước, trong đó Luật NHNN Việt Nam đã ghi rõ: “Chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân”.
Xu hướng các nước phát triển chọn giải pháp tăng trưởng kinh tế thực chất, đó là dựa trên cơ sở giá cả ổn định ở mức thấp. Căn cứ biện luận cho giải pháp này là: Trong nền kinh tế thị trường, lạm phát ổn định thì tính dự báo được nâng cao. Điều đó giúp các nhà đầu tư có thể xây dựng được các phương án đầu tư hiệu quả. Đối với người tiêu dùng thì chi tiêu yên tâm, họ không phải lo cân nhắc các mặt hàng khác để thay thế do giá tăng. Tất cả điều đó đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thực chất. Hiện nay, các nước phát triển chọn mức lạm phát gần 2% là mức tối ưu cho tăng trưởng. Tuy nhiên, cũng phải hiểu rằng, lạm phát ổn định chỉ là điều kiện đủ cho tăng trưởng kinh tế, còn điều kiện cần cho tăng trưởng phải là vấn đề của Chính phủ trong việc phát triển nguồn lực, vốn và công nghệ kỹ thuật...
Đối với Việt Nam mức lạm phát nào là tối ưu cho tăng trưởng kinh tế? Các ngưỡng cùng với các phân tích nêu trên có thể cung cấp một mức chuẩn cho Việt Nam, với một thực tế rằng, các doanh nghiệp Việt Nam và người tiêu dùng không thích một mức lạm phát cao và không ổn định. Mức lạm phát chuẩn của Việt Nam có thể gần với mức lạm phát của các nước Đông Nam Á. Nghiên cứu bước đầu của IMF (2006) về mức độ lạm phát ở Việt Nam với các nước Đông Nam Á cũng đã chỉ ra rằng, mức lạm phát tối ưu cho tăng trưởng kinh tế ở các nước vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam khoảng 3,6%.
Một thực tế rằng, các kết quả nghiên cứu về ngưỡng lạm phát tốt cho tăng trưởng đều không đưa ra với mức tăng trưởng kinh tế là bao nhiêu. Đây là câu hỏi quan trọng cho Việt Nam, bởi vì lạm phát mục tiêu được đưa ra trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế.
- Qua phân tích số liệu trong hơn 20 năm qua, dường như mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam cũng tuân theo quy luật chung.
Nguyên nhân gây ra lạm phát:
Nguyên nhân của lạm phát:
- Lạm phát do cầu kéo
Nhiều người có trong tay một khoản tiền lớn và họ sẵn sàng chi trả cho một hàng hoá hay dịch vụ với mức giá cao hơn bình thường. Khi nhu cầu về một mặt hàng tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên về giá cả của mặt hàng đó. Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hoá trên thị trường. Lạm phát do sự tăng lên về cầu được gọi là “lạm phát do cầu kéo”, nghĩa là cầu về một hàng hoá hay dịch vụ ngày càng kéo giá cả của hàng hoá hay dịch vụ đó lên mức cao hơn. Các nhà khoa học mô tả tình trạng lạm phát này là”quá nhiều tiền đuổi theo quá ít hàng hoá”.
- Lạm phát do chi phí đẩy
Chi phí của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, chi phí bảo hiểm cho công nhân, thuế... Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp chắc chắn cũng tăng lên. Các xí nghiệp vì muốn bảo toàn mức lợi nhuận của mình sẽ tăng giá thành sản phẩm. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng tăng.
- Lạm phát do cơ cấu
Ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh nghĩa cho người lao động. Ngành kinh doanh không hiệu quả, vì thế, không thể không tăng tiền công cho người lao động trong ngành mình. Nhưng để đảm bảo mức lợi nhuận, ngành kinh doanh kém hiệu quả sẽ tăng giá thành sản phẩm. Lạm phát nảy sinh từ đó.
- Lạm phát do cầu thay đổi
Giả dụ lượng cầu về một mặt hàng giảm đi, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát.
- Lạm phát do xuất khẩu
Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc sản phẩm được huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trong nước giảm khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu. Lạm phát nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng.
- Lạm phát do nhập khẩu
Khi giá hàng hoá nhập khẩu tăng thì giá bán sản phẩm đó trong nước cũng tăng. Lạm phát hình thành khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên.
- Lạm phát tiền tệ :
Khi lạm phát xảy ra, giaù trò cuûa ñoàng tieàn suït giaûm.Cung tiền tăng (chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước) khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên là nguyên nhân gây ra lạm phát.
Ai là người chịu tác động của lạm phát?
Khi lạm phát xảy ra thì hầu hết mọi thành phần của nền kinh tế đều trở thành nạn nhân của lạm phát, bởi nhìn một cách tổng thể thì mỗi người đều là người tiêu dùng. Tuy nhiên, 3 thành phần chịu nhiều thiệt thòi nhất là:
- Người về hưu: Lương hưu là một trong những “hàng hoá” ổn định nhất về giá cả, thường chỉ được điều chỉnh tăng lên đôi chút sau khi giá cả hàng hoá đã tăng lên gấp nhiều lần.
- Những người gửi tiền tiết kiệm: Hẳn nhiên sự mất giá của đồng tiền khiến cho những người tích trữ tiền mặt nói chung và những người gửi tiền tiết kiệm đánh mất của cải nhanh nhất.
- Những người cho vay nợ: Khoản nợ trước đây có thể mua được một món hàng nhất định thì nay chỉ có thể mua được những món hàng có giá trị thấp hơn. Vậy ai là người được hưởng lợi? Có lẽ khi đồng tiền mất giá dần thì người sung sướng nhất chính là những con nợ vì nay khoản nợ họ phải trả có vẻ nhẹ gánh hơn.
- Những người thuộc diện nghèo trong xã hội (thu nhập dưới 1USD/ngày): đây là những người chịu hậu quả nặng nề nhất của lạm phát khi số tiền ít ỏi của họ giờ đây không đủ cho 1 bữa ăn gia đình.
FTuy nhiên lạm phát ở mức độ vừa phải cũng có cái lợi, đó là nó góp phần phân phối lại thu nhập trong xã hội, giữa những người thừa tiền và những người có hàng hoá cần thanh lý. Sau khi lạm phát kết thúc thì tiền sẽ phân phối đều hơn, ít trường hợp người này wá nhiều tiền còn người kia wá nhiều hàng nhưng lại thiếu vốn.
Tác động của lạm phát.
Mặc dù lạm phát diễn ra ở hầu hết các nước trên thế giới. Tuy nhiên tác động do lạm phát mang lại không hoàn toàn đồng nhất với nhau, giữa các nhà kinh tế xuất hiện hai trường phái khi đề cập đến tác động của lạm phát.
Trường phái thứ nhất: Đại diện là Benjamin Franklin, trường phái này cho rằng: không phải mọi lạm phát đều xấu mà ngược lại nhiều khi lạm phát được sử dụng như một thứ thuốc kích thích cho tăng trưởng kinh tế, nghĩa là nếu chúng ta muốn lạm phát bằng 0 thì ta thu về tăng trưởng cũng bằng 0, do vậy cần sử dụng mức lạm phát phù hợp, mức lạm phát đó phải là mức lạm phát vừa phải, tức là dưới 2 con số/năm, bằng một câu nói sau đây của ông ta “vào khoảng thời gian có tiếng kêu đòi có nhiều tiền giấy hơn…tôi đã đứng về phía phát hành thêm vì tôi tin chắc rằng số lượng nhỏ đầu tiên in vào năm 1723 đã đem lại nhiều điều tốt, thúc đẩy buôn bán, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho số dân ở các tỉnh. Tính lợi ích đó qua thời gian và kinh nghiệm đã hiển nhiên đến mức sau đó không còn ai tranh cải gì nhiều. Tuy nhiên cũng có giới hạn của nó mà vượt quá giới hạn đó thì lại trở thành hại”. Thực tiển đã chứng minh tính đúng đắn quan điểm của Benjamin Franklin, tức là ta chấp nhận lạm phát ở mức vừa phải.
Trường phái thứ hai: lên án hết sức dữ dội lạm phát và không thừa nhận lạm phát ở bất kì mức độ nào, trường phái này cho rằng lạm phát là một thứ thế phi lí nhất, vô nhận đạo nhất, và do vậy cũng là tàn nhẫn nhất và coi đó là âm mưu tước đoạt tài sản của dân chúng.
Trên đây là hai luận điểm khác nhau về lạm phát, tuy nhiên xét một cách toàn diện về cả mặt tích cực và tiêu cực của nó thì lạm phát có những tác động cụ thể sau:
Tái phân phối lại thu nhập:
Khi mà lạm phát xảy ra thì tầng lớp có thu nhập bằng tiền cố định thì bị tác động trực tiếp của lạm phát nghĩa là sức mua của thu nhập giảm đi so với trước trong khi đó người có tài sản hoặc người đi vay nợ bằng tiền lại có lợi.
Trong tình hình đó thì người ta phải điều chỉnh lãi suất, nhưng dù sử dụng biện pháp nào đi nữa thì người có thu nhập bằng tiền vẫn bi thiệt hại vì không đuổi kịp lạm phát.
Như vậy khi lạm phát xảy ra thì dân chúng có khuynh hướng giữ vàng hay nói cách khác người ta tìm cách trốn khỏi thị trường tiền để tìm đến một loại tài sản nào đó, hay nói cách khác người ta tìm cách đẩy tiền mất giá ra khỏi tay để mong sở hữu một loại tài sản nào đó mà ít hoặc không bị mất giá theo thời gian.
FTóm lại, vai trò tái phân phối của lạm phát nó tập trung ở chổ những người đi vay bằng tiền thì có lợi, còn người cho vay bằng tiền thì bị thiệt, thứ 2: nguời tích trữ tài sản (tài sãn thực) thì không chịu tác động của lạm phát, thứ 3: lãi suất thực dù đã điều chỉnh nhưng thường bằng 0 hoặc âm. Do vậy nên trực tiếp tái phân phối lại thu nhập.
Tác động đến tăng trưởng kinh tế:
Thông thường khi lạm thì lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế tăng lên từ đó làm cho lãi suất thị trường giảm xuống và khi lãi suất thị trường giảm xuống thí kích thích người đi vay, chủ yếu là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và cá nhân muốn sử dụng công cụ tín dụng để tăng v ốn sản xuất kinh doanh từ đó nó cũng góp phần cho tăng trưởng kinh tế. Tuy ngiên nhìn chung thì bất kì loại lạm phát nào tùy mức độ khác nhau đều gây ra hậu quả và tác động tiêu cực khác nhau. Nếu lạm phát vừa phải thì thiệt hại là vừa phải, nếu lạm phát cao thì thiệt hại cao. Tuy nhiên với lạm phát vừa phải thì bên cạnh mặt tiêu cực của nó nó cũng có thể tạo ra mức tăng trưởng kinh tế khi giá cả tiêu dùng ở mức các doanh nghiệp có thể chấp nhận, tức là với lạm phát vừa phải vừa có lợi cho tăng trưởng vừa tác động đến những người có thu nhập bằng tiền cố định, do vậy thường nhà nước sử dụng các biện pháp “An sinh xã hội”, tức là tìm cách để trợ cấp cho người có thu nhập thấp để khắc phục được mức sống bị giảm đi do lạm phát gây ra.
Các tác động khác đối với lạm phát.
Tác động khác đối với lạm phát tùy thuộc vào các tình huống khác nhau của lạm phát:
Trường hợp 1: lạm phát cân bằng và có dự kiến.
Ví dụ: mức lạm phát dự kiến là 15% thì lãi suất danh nghĩa cũng tăng lên 15%, tiền lương tăng 15%.
Nếu lạm phát cân bằng và có dự kiến trước thì nói chung không có ảnh hưởng gì vì tốc độ của lạm phát, lãi suất, tiền lương đều như nhau.
Trường hợp 2: nếu lạm phát không cân bằng:
Nếu lạm phát không cân bằng sẽ đẩy các loại chi phí tăng lên, thuế cũng tăng lên làm ảnh hưởng đến sản lượng và thu nhập. Do vậy, kết luận tất cả các loại lạm phát (trừ lạm phát cân bằng và có dự kiến) thì không có ảnh hưởng gì.Nếu lạm phát không cân bằng và không có dự kiến thì lạm phát luôn có những tác động xấu kèm theo.
Thông thường mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp là quan hệ chặt chẻ với nhau biểu hiện bằng đường “Philips”.
Thất nghiệp
Lạm phát
Nghĩa là nếu lạm phát tăng thì thất nghiệp giảm. Ở các doanh nghiệp khi có lạm phát xảy ra thì sẽ làm lãi suất thấp do đó sẽ tạo điều kiện để mở rộng sản xuất, thu hút thêm nhiều lao động, giải quyết thêm nhiều việc làm. Tuy nhiên, theo nhà kinh tế học Samuelson thì cho rằng đường Philips chỉ đúng trong ngắn hạn mà không đúng trong dài hạn, bằng chứng là trong dài hạn giá cả tăng lên mà thất nghiệp thì cứ xảy ra.
Chương III:Thực trạng lạm phát ở nước ta hiện nay
Thực trạng của lạm phát:
Lạm phát là một trong bốn yếu tố quan trọng nhất của mọi quốc gia (tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư). Tình hình lạm phát hiện nay ở Việt Nam lên tới mức báo động là 2 con số, vượt qua ngưỡng lạm phát cho phép tối đa là 9% của mỗi quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống kinh tế của chính phủ: làm suy vong nền kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó là sự tác động mạnh tới đời sống của người dân, nhất là dân nghèo khi vật giá ngày càng leo thang.
Ngân hàng đầu tư Merrill Lynch của Mỹ vừa công bố một báo cáo về tình hình kinh tế châu Á, trong đó lấy Việt Nam làm tâm điểm để phân tích tình trạng lạm phát leo thang trong khu vực Báo cáo nhận định, Việt Nam chỉ là một nền kinh tế nhỏ trong khu vực châu Á vì GDP 70 tỷ USD của Việt Nam chỉ tương đương với 1% GDP của toàn khu vực này, trừ Nhật Bản. Trong những năm gần đây, Việt Nam gây ấn tượng bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục. Mặc dù vậy, Việt Nam đang chịu tác động từ chính thành công quá lớn và quá nhanh chóng của chính mình.
Theo các số liệu đưa ra trong báo cáo, các dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam trong năm 2007 có thể đạt 5,7 tỷ USD (8,1% GDP), còn các dòng vốn khác có thể đạt khoảng 8,9 tỷ USD (12,7% GDP). Cùng với đó, tăng trưởng tín dụng trong năm 2007 đạt mức 54%, thị trường chứng khoán cũng phát triển bùng nổ. Ở các nước châu Á khác, giá lương thực - thực phẩm tăng cao là nguyên nhân chính gây lạm phát, nhưng ở Việt Nam, giá cả các mặt hàng phi lương thực cũng tăng tới trên 10% so với cùng kỳ năm ngoái do tăng trưởng kinh tế cao, nhu cầu cao và thanh khoản dồi dào. Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay được coi là một ví dụ về “cú sốc” lạm phát. Một số ví dụ khác bao gồm Trung Quốc hồi mùa xuân năm 2004 và mùa thu năm 2007, Ấn Độ đầu 2008, Indonesia mùa hè 2005…
Chỉ số tăng trưởng GDP hiện nay giảm xuống rất thấp và lạm phát ở mức rất cao (trên 20%). Chỉ số tăng trưởng GDP hiện nay rất thấp, chỉ còn 6,7% mặc dù tốc độ tăng trưởng của Việt Nam năm 2007 cao nhất trong 10 năm qua. Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2008 do Quốc hội đề ra từ kỳ họp cuối năm trước là 8,5- 9%, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phấn đấu đạt trên 9%. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế quý 1/2008 đã chậm lại so với tốc độ của quý 1/2007. Lạm phát vượt qua mức tối đa cho phép 9% và lạm phát năm 2008 tình đến nay là 22,3%. Lạm phát năm 2007 đã ở mức hai chữ số (12,63%), 3 tháng 2008 tiếp tục lồng lên đến mức 9,19%, cao gấp ba lần cùng kỳ và bằng gần ba phần tư mức cả năm 2007, đã vượt qua mức theo mục tiêu đã đề ra cho cả năm 2008; nhập siêu gia tăng cả về kim ngạch tuyệt đối (3.366 triệu USD so với 1.933 triệu USD), cả về tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu (56,5% so với 18,2%)...
Lạm phát ở nước ta trong năm 2008 là sự tích hợp của nhiều yếu tố: Lạm phát cầu kéo, lạm phát chi phí đẩy, lạm phát tiền tệ, lạm phát do yếu tố tâm lý.... Chúng ta đã bàn nhiều đến nguyên nhân trong nước và quốc tế nhưng nguyên nhân cơ bản là do đã mở rộng tín dụng và đầu tư một cách quá mức để hy vọng đạt được tăng trưởng kinh tế cao trong ngắn hạn. Chính vì vậy, bây giờ chúng ta phải trả giá bằng mất ổn định kinh tế vĩ mô, ít nhất là trong trung hạn .
Chuyên gia IMF cho rằng, với chính sách hiện nay, Việt Nam đang nhập khẩu lạm phát từ bên ngoài. Việt Nam cần có một cách tiếp cận mới, linh hoạt hơn, thích ứng với biến động thị trường để cuối 2008 lạm phát có thể trở về một con số. Cách đây vài năm, năm 2004, Việt Nam cũng đặt trong chỉ số lạm phát của Việt Nam ở mức 9,4%. Tuy nhiên, so với thời điểm đó, tình hình lạm phát năm nay có nhiều điểm khác.
ØMột là, đồng USD bị mất giá trên toàn cầu, đòi hỏi có những tính toán, cân nhắc về việc có nên tiếp tục cố định tỷ giá tiền đồng so với tiền USD không. ØHai là, dòng vốn từ nước ngoài đổ vào Việt Nam nhiều hơn rất nhiều so với trước. Ngân hàng Nhà nước giữ vai trò điều tiết buộc phải đóng vai trò người mua ngoại tệ cuối cùng và đưa thêm tiền đồng vào lưu thông. Tốc độ tăng cung tiền của Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực, đặc biệt mức chênh lệch giữa tăng trưởng GDP và tăng cung tiền của Việt Nam dãn rộng trong 3 năm qua.
Mức tăng cung tiền của Việt Nam lớn hơn rất nhiều so với các nước khác trong khu vực.
@Đối với một nước dân số đông và tăng nhanh như Việt Nam, số người nghèo có thể tăng lên cùng với lạm phát. Ứng phó trước tình trạng này, chỉ một b
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 74612643-TIEU-LUAN.docx