1. Nhà nước là 1 hiện tượng lịch sử, ngay từ khi ra đời nó đã có vai trò to lớn trong xã hội có giai cấp và trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại. Nhà nước,một mặt, nó là tổ chức xã hội;mặt khác, chính thông qua quản lý xã hội có hiệu quả mà nó thực hiện được sự thống trị của giai cấp thống trị đối với toàn xã hội. Bất cứ nhà nước nào cũng đều thực hiện chức năng hai mặt của nó. Mặc dù, nhà nước có định hướng cho sự phát triển và của xã hội nhưng bản thân xã hội lại vận động theo những quy luật khách quan của nó, quy luật vận động của đời sống sản xuất vật chất và tinh thần, tạo ra cơ sở mới, điều kiện mới,do đó,đòi hỏi có sự thay đổi tương ứng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước thì quản lý nhà nước mới có hiệu quả, nhà nước mới có khả năng thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hôi
27 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1916 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng nền kinh tế Việt Nam những năm qua và giải pháp cho nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh tế hàng hoá. Coi nhẹ hay bỏ qua vai trò của kinh tế thị trường là một trong những nguyên nhân thất bại trên lĩnh vực kinh tế.
Trong lịch sử cơ chế thị trường có được không gian rộng lớn ở giai đoạn cạnh tranh tự do tư bản chủ nghĩa vì vậy tác động của cơ chế thị trường được phát hiện khá sớm. Cơ chế thị trường được coi là “ bàn tây vô hình ” điều tiết sự vận động của nền kinh tế hàng hoá.
Cơ chế thị trường có các ưu thế sau:
Trước hết cơ chế thị trường kích thích việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng xuất lao động, nâng cao trình độ xã hội hoá sản xuất
Hai là cơ chế thị trường có tính năng động và khả năng thích nghi nhanh chóng. Vì trong kinh tế thị trường tồn tại một nguyên tắc ai đưa ra thị trường một loại hàng hoá mới và đưa ra sớm nhất thì sẽ thu được lợi nhuận nhiều nhất.
Ba là trong nền kinh tế thị trường hàng hoá rất phong phú và đa dạng. Do đó nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thoả mãn ngày càng tốt hơn những nhu cầu vật chất, văn hoá và sự phát triển toàn diện của mọi thành viên xã hội
Cơ chế thị trường có những khuyết tật mà bản thân nó không tự giải quyết được.
Thườg xuyên tạo ra mất cân đối, bất hợp lý ở tầng vĩ mô làm giảm hiệu quả trên quy mô nền kinh tế quốc dân
Cơ chế thị trường cũng có những yếu tố làm giảm tốc độ phát triển kinh tế do nảy sinh độc quyền từ cạnh tranh tự do và việc giữ bí mật bí quyết kinh doanh của từng đơn vị.
Trong hoạt động thực tiễn của cơ chế thị trường do chạy theo lợi nhuận đơn thuần nên khó chánh khỏi các hiện tượng buôn gian, bán lận, đầu cơ, làm hàng giả..., và nhiều bệnh trạng xã hội khác như phân hoá giầu nghèo, thất nghiệp, lạm phát, phá sản dẫn đến sự phá hoại lực lượng sản xuất, vi phạm đạo đức, lối sống, gây ô nhiễm môi trường, phá hoại thiên nhiên...
Trên phạm vi quốc tế,cơ chế thị trường dễ dẫn đến mâu thuẫn giữa các nước, các trung tâm kinh tế đặc biệt rễ tạo ra trật tự kinh tế bất công giữa nước giầu và nước nghèo
Do những nhược điểm trên cần có sự điều tiết của nhà nước để hạn chế những khuyết tật của cơ chế thị trường.
kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam.
Đảng cộng sản Việt Nam vẫn khẳng định có tính nguyên tắc là phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và theo một cơ chế kinh tế,cơ chế quản lý được xác lập thích ứng với nguyên tắc đó.
Các giai đoạn hình thành kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam.
Định hướng XHCN của kinh tế thị trường Việt Nam.
Kinh tế thị trường ở Việt Nam sẽ được phát triển theo định hướng XHCN. Đó là sự định hướng của một XH mà sự hùng mạnh của nó nhờ vào sự giầu có và sự hạnh phúc của dân cư. Xã hội không còn chế độ người bóc lột người dựa trên cơ sở “ nhân dân lao động làm chủ con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực,hưởng theo lao động có cuộc sống ấm no, tự do,hạnh phúc,có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân ”. (1) Xã hội có nền kinh tế phát triển cao trên cơ sở khoa học, công nghệ và lực lượng sản xuất hiện đại.
Định hướng XHCN nêu trên không chỉ phản ánh nguyện vọng và lý tưởng của đảng, của Nhà nước và nhân dân ta mà còn phản ánh xu thế phát triển khách quan của thời đại cũng như quy luật tiến hoá của lịch sử.
Định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường ở nước ta là cần thiết và có tính khách quan. Xây dựng nền kinh tế thị trường không có gì mâu thuẫn với định hướng XHCN. Đại hội VIII Đảng ta đã khẳng định “ cơ chế thị trường đã phát huy tác dụng tích cực to lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội ’’. Nó chẳng những không đối lập mà còn là một nhân tố khách quan cần thiết của việc xây dựng và phát triển đất nước theo con đường XHCN” (2 )
Theo ý kiến của đa số các nhà khoa học Việt Nam, có thể quan niệm định hướng XHCN của kinh tế thị trường ở nước ta có những nội dung chính sau:
Một là: Hai mặt kinh tế và xã hội của nền kinh tế thị trường nước ta được chủ động kết hợp với nhau ngay từ đầu thông qua pháp luật, chính sách kinh tế và chính sách xã hội trên cả tầm quản lý kinh tế vi mô và vĩ mô.
Hai là: Cùng với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, môi trường sinh thái của đất nước được chủ động bảo vệ qua các dự án
cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ CNXH ( NXB sự thật- 1991)
Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần 8 ( NXB chính trị quốc gia- 1990)
đầu tư môi sinh và qua việc chấp hành một cách đúng đắn pháp luật, chính sách môi trường của nhà nước qua từng thời kỳ.
Ba là; Nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là nền kinh tế có trình độ phát triển cao. Nếu như nền kinh tế tiền tệ, kém phát triển, tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân thấp kém dẫn tới mức thu nhập bình quân của dân cư còn thấp không có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế thì không thể gọi là định hướng XHCN được.
Bốn là: Định hướng XHCN còn được thể hiện trong cơ cấu kinh tế nước ta. Để có định hướng XHCN, kinh tế nhà nước phải phát huy được vai trò chủ đạo, nó cùng với nền kinh tế hợp tác là nền tảng của nền kinh tế.
Năm là: Nhà nước XHCN quản lý nền kinh tế thị trường vì mục tiêu dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Trong thời kỳ chuyển sang kinh tế thị trường, nhà nước ta thực hiện vai trò “ bà đở ” tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế thị trường phát triển đúng hướng.Vai trò đó được thể hiện bằng hệ thống pháp luật, bảo vệ quyền tự do dân chủ, công bằng xã hội và mở rộng phúc lợi xã hội cho nhân dân.
Sáu là: Nền kinh tế thị trường ở nước ta là nền kinh tế dân tộc hoà nhập với kinh tế quốc tế. Với xu hướng kinh tế mở, nội dung này có ý nghĩa rất lớn, một mặt nó phát huy được lợi thế so sánh của nền kinh tế nước ta về vị trí địa lý về lao động và về tài nguyên thiên nhiên.Mặt khác nó làm cho nền kinh tế nước ta từng bước hoà nhập vào nền kinh tế khu vực và thị trường thế giới, từ đó có điều kiện tiếp thu những thành tựu mới của khoa học- kỹ thuật, công nghệ thế giới, thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Các giai đoạn và biện pháp hình thành nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam.
Thực tiễn hơn 10 năm đổi mới kinh tế, chúng ta đã khẳng định những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế xã hội. Tốc độ tăng trưởng đạt khá cao, Việt Nam đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện vàđang bước vào thời kỳ mới như đại hội đảng toàn quốc lần thứ VIII đã chỉ rõ: thời kỳ tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá thực hiện mục tiêu dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh; vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội chúng ta phải giải quyết một loạt vấn đề quan trọng, trong đó có vấn đề lựa chọn mô hình kinh tế thị trường theo định hướng XHCN: Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đúng đắn; xác định hướng chuỷển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá như cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu kinh tế vúng lãnh thổ, xây dựng và thực hiện đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Để thực hiện mục tiêu cuối cùng là vững bước đi lên CNXH, quá trình phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN cần được tiến hành qua 3 giai đọan sau:
Giai đoạn thứ nhất; giai đoạn quá độ chuyển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN về mặt lịch sử giai đoạn này rất quan trọng là nghị quyết hội nghị BCH trung ương lần thứ VI ( khoá IV ) tháng 9- 1979. Về mặt logic giai đoạn này bắt đầu từ việc hình thành và củng cố những đơn vị sản xuất những đội sản xuất hàng hoá theo đúng nghĩa nhằm tạo ra mối quan hệ vừa tự chủ, vừa lệ thuộc lẫn nhau giữa các chủ thể sản xuất
Nội dung chủ yếu của giai đoạn này là khắc phục tính hiện vật của quan hệ trao đổi, hình thành quan hệ hàng hoá tiền tệ trên thị trường.
Nội dung được thực hiện với một số giải pháp sau:
Hình thành và củng cố những đơn vị sản xuất hàng hoá nhằm chuyển quan hệ trao đổi có tính hiện vật sang quan hệ hàng hoá tiền tệ.
Đẩy mạnh phân cồng lao động xã hội nhằm mở rộng thị trường
Chuyển quan hệ sở hữu có tính đơn nhất sang quan hệ sở hữu có tính đa dạng với nhiều hình thức sở hữu khác nhau.
Đổi mới chính sách kinh tế nhằm chuyển các quan hệ kinh tế theo chiều dọc, sang các quan hệ kinh tế theo chiều ngang.Trong các chính sách kinh tế chúng ta đặc biệt quan tâm tới chính sách giá cả.
Giai đoạn hai: Giai đoạn phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN.
Đại hội đảng VI năm 1986 đã đặt nền móng vững chắc cho quan điểm phát triển kinh tế hàng hoá nhiêù thành phần ở nước ta. Quan điểm này đã được khẳng định rõ hơn tại đại hội lần VII và VIII của Đảng ta.
Nội dung chủ yếu của giai đoạn này là: phát triển và mở rộng quan hệ hàng hoá tiền tệ tạo điều kiện tiền đề cho kinh tế hàng hoá phát triển.
Chúng ta đang thực hiện những giải pháp sau:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá.
Chủ động tạo điều kiện cần thiết để xây dựng các yếu tố thị trường, phát huy những ưu thế và động lực của thị trường, đồng thơì hạn chế những mặt tiêu cực của thị trường
Hoàn thiện và tăng cường vận dụng các chính sách tài chính và tiền tệ nhằm tạo nguồn vốn và thực hiện việc đầu tư vốn theo mục tiêu phát triển, phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân tạo nhập sự ổn định về tiền tệ, về giá và tỷ giá hối đoái, qua đó tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển sản xuất hàng hoá phù hợp với cơ chế thị trường.
Bồi dưỡng và đào tạo cán bộ quản lý kinh doanh theo yêu cầu của thị trường
Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước nhằm phát huy những ưu thế và khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường.
Giai đoạn ba: Giai đoạn hình thành và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
Nội dung chủ yếu của giai đoạn này là tiền tệ hoá các quan hệ kinh tế, tạo lập cơ sở kinh tế cho các quy luật kinh tế của kinh tế thị trường phát huy một cách đầy đủ tác dụng, phát triển kinh tế trong nước và hoà nhập với kinh tế thế giới.
Phát triển cơ cấu kinh tế mở nhằm hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân. Đây là giải pháp có tính thời đại cần lựa chọn các dự án đầu tư nước ngoài trên nhiều mặt theo hướng bảo đảm lợi thế so sánh và chủ quyền nước ta.
Hoàn thiện và phát triển kinh tế thị trường các yếu tố sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn, về sức lao động và các điều kiện vật chất khác cho sản xuất
Thiết lập cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước
Lựa chọn chính xác khoa học công nghệ và mục tiêu phát triển.Cần quan niêm khoa học và công nghệ là biến số có ý nghĩa chiến lược của sự phát triển.
Trên đây là các giai đoạn và một số phương hướng then chốt cho từng giai đoạn. Nước ta đã và đang thực hiện các giai đoạn này dần dần hình thành nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam.
Nhà nước là 1 hiện tượng lịch sử, ngay từ khi ra đời nó đã có vai trò to lớn trong xã hội có giai cấp và trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại. Nhà nước,một mặt, nó là tổ chức xã hội;mặt khác, chính thông qua quản lý xã hội có hiệu quả mà nó thực hiện được sự thống trị của giai cấp thống trị đối với toàn xã hội. Bất cứ nhà nước nào cũng đều thực hiện chức năng hai mặt của nó. Mặc dù, nhà nước có định hướng cho sự phát triển và của xã hội nhưng bản thân xã hội lại vận động theo những quy luật khách quan của nó, quy luật vận động của đời sống sản xuất vật chất và tinh thần, tạo ra cơ sở mới, điều kiện mới,do đó,đòi hỏi có sự thay đổi tương ứng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước thì quản lý nhà nước mới có hiệu quả, nhà nước mới có khả năng thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hôi
Từ đại hội đảng lần thứ VI của đảng ( 1986) Việt Nam đã chuyển sang phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, thực hiện dân chủ hoá mọi mặt đời sống xã hội; hoà nhập khu vực
Trong tư tưởng của các nhà kinh điển Mac-Lênin về vai trò của nhà nước cần đặc biệt chú ý tới hai luận điểm quan trọng:
Ph. Ang ghen đã từng nêu nguyên tắc có tính phương pháp luận về sự tác động của nhà nước đối với nền kinh tế rằng: sự tác động của nhà nước nếu là hợp quy luật thì sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển ngược lại,nếu là sự tác động trái quy luật thì sẽ gây ra khủng hoảng và lãng phí cho xã hội. Đó là nguyên tắc đúng đắn, phổ biến đối với hoạt động quản lý của mọi kiểu nhà nước. Đối với nhà nước XHCN nói chung,nhà nươca Việt Nam nói riêng, chúng ta có thể tìm hiểu ví dụ trong hoạt động của nó để minh hoạ cho hai cách tác động nói trên của nhà nước. Từ đó có thể dẫn đến kết luận: Nếu muốn bộ máy nhà nước quản lý có hiệu lực, hiệu quả thì phải tuân theo quy luật vận động khách quan của xã hội, trước hết là các quy luật kinh tế.
Nhà nước ta là nhà nước dân chủ;mà nhà nước dân chủ nếu muốn quản lý có hiệu lực, hiệu quả thì phải thu hút được nhân dân lao động tham gia một cách rộng rãi và thực sự bình đẳng vào quản lý công việc của nhà nước và xã hội. Theo C.Mac, chế độ dân chủ thực chất là chế độ “ do dân tự quy định chế độ nhà nước, hướng tới con người hiện thực và được xác định là sự nghiệp của bản thân nhân dân và ở đây là chế độ nhà nước xuất hiện với dân chủ đã làm đảo lộn mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân không còn là “ thần dân của nhà nước ” mà là “ nhà nước của nhân dân ” Do đó chế độ dân chủ là xuất phát từ con người và không phải chế độ nhà nước tạo ra nhân dân mà là nhân dân tạo ra chế độ nhà nước. Do vậy, trong nhà nước dân chủ này vai trò của nhà nước đối với xã hội về thực chất là vai trò tổ chức lại các quá trình dân chủ hoá. Thật ra, khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhà nước đã đóng vai trò tổ chức theo hướng dân chủ.Do đó, xuầt hiện quá trình dân chủ hoá trên lĩnh vực kinh tế, khẳng định quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, quyền thừa kế tài sản hợp pháp của công dân.
Nhưng ở đây ta muốn nói đến vai trò tổng thể của nhà nước trong sự quản lý của nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
Từ phần lý luận trên, tính tất yếu khách quan của sự quản lý nhà nước trong nền kinh tế nườc ta được thể hiện như sau:
ậ Việt Nam, vai trò kinh tế của nhà nước được thể hiện thồng qua nhiệm vụ tổ chức quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân ở tầm kinh tế vi mô và vĩ mô, trong đó quản lý kinh tế vĩ mô là chủ yếu.
Sở dĩ nhà nước ta có vai trò kinh tế mới trên là vì:
Một là: Nhà nước ta là nhà nước do dân, vì dân, vi dân, là người đại diện cho toàn dân,cho toàn xã hội có nhiệm vụ quản lý đất nước về mặt hành chính -kinh tế.
Hai là: Nhà nước là người đại diện cho sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất, có nhiệm vụ quản lý các doanh nghiệp thuộc khu vực k inh tế nhà nước.
Ba là: Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, cùng với những mặt tích cực của nó không thể tránh khỏi được các khuyết tật vốn có.Bởi vậy, sự quản lý nhà nước sẽ góp phần khắc phục các khuyết tật, phát huy mặt tích cực của cơ chế thị trường và là một tất yếu khách quan.
Nhà nước thực hiện vai trò kinh tế của mình nhằm các mục tiêu sau:
Đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững chánh những đột biến sấu.
Đảm bảo hiệu quả kinh tế – xã hội cao, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế kết hợp với công bằng và tiến bộ xã hội.
Thực hiện nhiệm vụ quán triệt, tổ chức thực hiện đường lối của đảng, đưa nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN.
Vai trò kinh tế của nhà nước.
Với tư cách là người quản lý, điều hành nền kinh tế thị trường nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc định hướng nền kinh tế thị trường theo chủ nghĩa xã hội. Vai trò kinh tế nói trên được thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất: Nhà nước phát huy cao độ mặt tích cực của nền kinh tế thị trường để phát triển kinh tế, phục vụ lợi ích của đa số nhân dân lao động nhằm mục tiêu dân giầu, nước mạnh, mục đích cuối cùng của sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta. Nhà nước lợi dụng cơ chế cạnh tranh của thị trường và tụ do hoá sản xuất kinh doanh để giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất, khơi dậy các tiềm năng của mọi cá nhân, tập thể lao động và các cộng đồng dân tộc theo hướng hiện đại, phù hợp xu thế phát triển khoa học và công nghệ, thực hiện dân giầu nước mạnh – xã hội văn minh. Muốn vậy nhà nước cần hạn chế tối đa những mệnh lệnh hành chính để cho hoạt động thị trường được đưa ra chủ yếu trên sự hướng dẫn của các quy luật của kinh tế thị trường. Nhà nước xây dựng thị trường thống nhất trong các nước, có tính đến đặc thù và trình độ phát triển không đồng đều của các vùng từng bước tích cực xây dựng hệ thống thị trường đồng bộ, nhanh chóng tiếp cận thị trường quốc tế. Trong quá trình xây dựng thị trường cần phải tuân thủ nguyên tắc là tốt thì để cho thị trường tự điều tiết. Nhà chỉ can thiệp khi hoạt động vi mô ảnh hưởng đến toàn cục, khi thị trường có những biểu hiện tiêu cực cần ngăn chặn nhà nước lợi dụng các phương tiện và công cụ của thị trường, kể cả kinh nghiệm kinh doanh và phương thức quản lý tiến bộ của chủ nghĩa tư bản vào mục tiêu XHCN.
Thứ hai: Nhà nước ở tầm vĩ mô trên cơ sở nắm vững thị trường để điều tiết kinh tế và hạn chế những mặt trái kinh tế thị trường, kinh tế thị trường luôn thể hiện tính hai mặt: Một là động lực cho sự phát triển, mặt khác là khuyết tật như khủng hoảng kinh tế, lãng phí tài nguyên, phân hoá giầu nghèo... Từ tính chất hai mặt của kinh tế thị trường, Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hướng và điều tiết nền kinh tế thị trường nhằm ổn định và tăng trưởng ở nước ta. Nhà nước xây dựng các chính sách công cụ kinh tế vĩ mô để định hướng và điều tiết tổng thể nền kinh tế. Mục tiêu chính sách để công cụ kinh tế vĩ mô là hướng sức mạnh của thị trường đi đúng hướng, dựa vào luật pháp để tạo ra môi trường và hành lang năng động có trật tự cho các chủ thể kinh doanh, làm lành mạnh các quan hệ thị trường. Các chính sách công cụ kinh tế vĩ mô tác động vào kinh tế thị trường nước ta rất đa dạng trong đó có những chính sách công cụ lớn như luật pháp, tài chính,đầu tư... Thông qua chính sách công cụ nhà nước giảm đến mức thấp nhất mặt tiêu cực và hậu quả kinh tế xã hội do cạnh tranh gây ra nhằm đảm bảo phúc lợi cộng đồng cũng như công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Nhà nước gắn kế hoạch vĩ mô định hướng với các chính sách và chương trình kinh tế tạo môi trường cho thị trường phát triển mạnh, đồng thời sử dụng các biện pháp hành chính cần thiết để hạn chế các mặt trái của kinh tế thị trường. Vây bằng các biện pháp và chính sách công cụ quản lý,điều tiết, nhà nước phục vụ mục tiêu xã hội, đây là nhiệm vụ trọng tâm và là tiền đề quan trọng để thực hiện mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội văn minh. Kinh tế thị trường luôn luôn vận động và phát triển do đó các chính sách kinh tế vĩ mô nhà nước phải thường xuyên được bổ sung hoàn thiện thì mới thực sự có hiệu quả.
Thứ ba: Nhà nước điều tiết kinh tế và xây dựng thực hiện hệ thống chính sách xã hội sao cho bảo đảm sự thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế và hiệu quả xã hội, khác với nền kinh tế thị trường ở nước ta, ngay từ đầu nhà nước đã tham gia điều tiết vừa hạn chế mặt tiêu cực tự phát vừa bảo vệ lợi ích của xã hội, của con người.
Nhà nườc điều tiết nền kinh tế qua các quan hệ sản xuất và phân phối từ tư liện sản xuất đến vốn, kỹ thuật, công nghệ, lao động, tiền lương, phúc lợi xã hội...
Để vừa phát triển kinh tế; vừa đảm bảo công bằng xã hội phù hợp với điều kiện xã hội ở nước ta. Sự điều tiết của nhà nước vừa nhằm tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định, vừa nhằm đảm bảo lợi ích của người lao động, đảm bảo công bằng xã hội. Điều quan trọng là nhà nước cần xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách xã hội nhằm kích thích được con người sáng tạo không ngừng sử lý được sự phân hoá giầu nghèo quá đáng, thực hiện được các vấn đề xã hội, phúc lợi xã hội và y tế xã hội, văn hoá phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế.Thông qua ngân sách, Nhà nước thực hiện điều tiết và tái phân phối hợp lý để vừa khuyến khích mọi người làm giầu chính đáng, vừa có nguồn để thực hiện các chính sách xã hội.
Thứ tư: Nhà nước phải xây dựng được hệ thống kinh tế quốc doanh mạnh vì kinh tế quốc doanh là nhân tố kinh tế quy định và đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa: Thể hiện đầy đủ nhất tính ưu việt của chủ nghĩa cộng sản đảm bảo sự thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế với công bắng xã hội, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội. Nhà nước vừa phải tôn trọng tính bình đẳng của các chủ thể kinh tế không kể họ ở thành phần nào, vừa phải có ý thức đầy đủ đến việc phát triển kinh tế quốc doanh để nó thực sự giữ vai trò chủ đạo.Nhà nước bằng các chính sách, biện pháp kinh tế để sao cho:
Kinh tế quốc doanh phải chiếm được các vị trí kinh tế then chốt có liên quan đến hoạt động của toàn nền kinh tế cũng như an ninh, quốc phòng và các hoạt động cần thiết mà các thành phần kinh tế khác không có điều kiện hoặc không muốn đầu tư vì không sinh lãi hoặc ít lãi. Kinh tế quốc doanh phải chiếm được các ngành kinh tế có kỹ thuật và công nghệ hiện đại, tạo ra kiểu mẫu về năng suất, chất lượng, hiệu quả để lôi cuốn các thành phần kinh tế khác theo quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội.
Kinh tế quốc doanh phải tạo ra kết cấu hạ tầng đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường, có giá trị tổng sản lượng và tỷ trọng hàng hoá ngày càng t ăng, đóng góp tỷ lệ cao trong ngân sách nhà nước không ngừng nâng cao trình độ và đời sống của người lao động.
Kinh tế quốc doanh phải tạo ra môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững có hiệu quả và công bằng.
Vởy là kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã đặt ra những nhiệm vụ cụ thể cho nhà nước mới hoàn thành được nhiệm vụ định hướng xã hội chủ nghiã nền kinh tế thị trường nước ta.
Thực trạng nền kinh tế ở Việt Nam những năm qua và giải pháp cho nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thực trạng của nền kinh tế Việt Nam những năm qua ( khi chuyển sang kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ).
Khi chuyển sang kinh tế thị trường, chúng ta đứng trước một thực trạng là: đất nước đã và đang từng bước quá độ lên CNXH từ một xã hội vốn là thuộc địa nửa phong kiến với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội rất thấp đất nước lại trải qua hàng chục năm chiến tranh, hậu quả để lại còn nặng nề. Những tàn dư thực dân, phong kiến còn nhiều, lại chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế tập chung quan liêu bao cấp.
Với những đặc điểm xuất phát như trên, có thể nhân xét rằng. Nền kinh tế nước ta không hoàn toàn là kinh tế tự nhiên tự cấp tự túc, nhưng cũng chưa phải là kinh tế hàng hoá theo nghĩa đầy đủ. Mặt khác,do đó có sự đổi mới về mặt kinh tế nước ta cũng không còn là nền kinh tế chỉ huy.Có thể nói thực trạng nền kinh tế nước ta khi chuyển sang kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hoá kém phát triển,còn mang nặng tính tự cấp tự túc và chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp . Thực trạng đó được biểu hiện ở các mặt sau đây:
Kinh tế hàng hoá kém phát triển, nền kinh tế còn mang nặng tính tự cấp tự túc.
Sự yếu kém củakinh tế hàng hoá nước ta được thể hiện ở những dấu hiệu có tính điển hình dưới đây:
Trình độ cơ sở vật chất – kỹ thuật và công nghệ sản xuất còn thấp kém.
Hệ thống cơ cấu hạ tầng, dịch vụ sản xuất và dịch vụ xã hội chưa đủ để phát triển kinh tế thị trường ở trong nước và chưa có khả năng để mở rộng giao lưu với thị trường quốc tế.
Cơ cấu kinh tế còn mất cân đối và kém hiệu quả.
Chưa có thị trường đúng nghĩa của nó.
Năng suất lao động xã hội và thu nhập quốc dân tính theo đầu người còn thấp.
Phần này phản ánh tổng hợp thực trạng kinh tế hàng hoá còn kém phát triển. Do trình độ cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ thấp, kết cấu hạ tầng dịch vụ sản xuất và dịch vụ xã hội còn kém: cơ cấu kinh tế còn mất cân đối; Thị trường trong nước chưa phát triển... cho nên năng xuất lao động và thu nhập bình quân tính theo đầu người ở nước ta tất yếu vẫn còn thấp kém. Tình hình này được phản ánh qua các số liệu sau đây:
Theo giá hiện hành ( tỷ đồng )
1998
1989
1990
1991
1992
GNP
Tổng đầu tư
Tiêu dùng (C )
Tiết kiệm (S )
13.266
1.906
13.291
- 25
2.308
2.817
24.358
- 50
2.308
2.817
24.356
- 10
69.959
66.610
3.349
101.870
94.883
6.987
( Nguồn : Tình hình kinh tế Việt Nam 1986- 1991. Niên giám thống kê - 92)
Theo số liệu thống kê của ngân hàng thế giới năm 1991 thì mức thu nhập bình quân tính theo đầu ngươì của nước ta so với các nước đang phát triển ở đông nam ắ vào loại thấp nhất. Theo sự tính toán của các nhà kinh tế Việt Nam thì mức CNP, người mua của nước ta hiện nay là 200 USD. Trong khi đó GNO/ người vào năm 1990 của trung quốc là 370 USD, Iindonesia là 570 USD ấn độ là 350 USD, philippin 730 USD. Thái lan là 1420 USD, Malayxia là 2320 USD, Nam triều tiên là 5400 USD.
ảnh hưởng của mô hình kinh tế chỉ huy với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.
Do nhận thức chủ quan duy ý trí về nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cho nên trong nhiều thập kỷ vừa qua ở nước ta đã tồn tại mô hình kinh tế chỉ huy với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Thực tiễn hoạt động kinh tế đã chứng minh mô hình này có nhiều nhược điểm. Nó gần như đối lập với kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường.
Hai cơ chế cũ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 50706.doc