Tiểu luận Thực trạng ô nhiễm nước trên thế giới và Việt Nam

Hiện tượng khai thác mỏ dầu, vận chuyển ở biển và các chất thải bị nhiễm xăng dầu là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. ước tính khoảng 1 tỷ tấn dầu được chở bằng đường biển mỗi năm. Một phần của khối lượng này, khoảng 0,1 - 0,3% được ném ra biển một cách tương đối hợp pháp: đó là sự rửa các tàu dầu bằng nước biển. Các tai nạn đắm tàu chở dầu là tương đối thường xuyên. Ðã có 129 tai nạn tàu dầu từ 1973 - 1975, làm ô nhiễm biển bởi 340.000 tấn dầu (Ramade, 1989). Ước tính có khoảng 3.6 triệu tấn dầu thô thải ra biển hàng năm (Baker,1983). Một tấn dầu loang rộng 12 km2 trên mặt biển, do đó biển luôn luôn có một lớp mỏng dầu trên mặt (Furon,1962).Sự thải dầu nhớt xe tàu, hoặc là do vô ý làm rơi vãi xăng dầu. Tốc độ thấm của xăng dầu lớn gấp 7 lần của nước, sẽ làm các lớp nước ngầm bị nhiễm. Khoảng 1,6 triệu tấn hydrocarbon do các con sông của các quốc gia kỹ nghệ hóa thải ra vùng bờ biển

Từ những nguyên nhân trên ta thấy ý thức của con người là nguyên nhân chính dẫn đến sự ô nhiễm môi trường nước. Tài nguyên không phải là vô tận, với sự khai thác một cánh bừa bãi, tràn lan, chạy theo lợi ích kinh tế thị trường không có những biện pháp xử lý thích hợp như hiên nay thì việc nguồn nước bị ô nhiễm ngày một trầm trọng là điều tất yếu xảy ra. . Nếu con người không nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nước đối với cuộc sống thì trong một tương lai không xa nguồn tài nguyên này sẽ cạn kiệt

 

doc24 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 29287 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng ô nhiễm nước trên thế giới và Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ở Bắc Ninh cho thấy có  lượng nước thải hàng ngàn m3/ ngày không qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu vực. Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng.  ở thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải của thành phố lên tới 300.000 -400.000 m3/ngày; hiện mới chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải, chiếm 25% lượng nước thải bệnh viện; 36/400 cơ sở sản xuất có xử lý nước thải; lượng rác thải sinh hoại chưa được thu gom khoảng 1.200m3/ngày đang xả vào các khu đất ven các hồ, kênh, mương trong nội thành; chỉ số BOD, oxy hoà tan, các chất NH4, NO2, NO3 ở các sông, hồ, mương nội thành đều vượt quá quy định cho phép ở thành phố Hồ Chí Minh thì lượng rác thải lên tới gần 4.000 tấn/ngày; chỉ có 24/142 cơ sở y tế lớn là có xử lý nước thải; khoảng 3.000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời. Không chỉ  ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở các đô thị khác như Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương… nước thải sinh hoạt cũng không được xử lý độ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiểu chuẩn cho phép (TCCP), các thông số chất lơ lửng (SS), BOD; COD; Ô xy hoà tan (DO) đều vượt từ 5-10 lần, thậm chí 20 lần TCCP. Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện nay Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử  lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số vi khuẩn Feca coliform trung bình biến đổi từ 1.500-3.500MNP/100ml ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu, tăng lên tới 3800-12.500MNP/100ML ở các kênh tưới tiêu. Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ  thực vật, các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường nước và sức khoẻ nhân dân. Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản, tổng diện tích mặt nước sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2001 của cả nước là 751.999 ha. Do nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác  động tiêu cực tới môi trường nước. Cùng với việc sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản, thì các thức ăn dư lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc; thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện thuỷ triều đỏ ở một số vùng ven biển Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước, như sự  gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu: nhận thức của người dân về vấn đề môi trường còn chưa cao… Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường. Nhận thức của nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ; chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là loại ô nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp, hàng ngày và khó khắc phục đối với đời sống con người cũng như sự phát triển bền vững của đất nước. Các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường nước còn thiếu (chẳng hạn như chưa có các quy định và quy trình kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý và bảo vệ nguồn nước). Cơ chế phân công và phối hợp giữa các cơ quan, các ngành và địa phương chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa quy định trách nhiệm rõ ràng. Chưa có chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước theo lưu vực và các vùng lãnh thổ lớn. Chưa có các quy định hợp lý trong việc đóng góp tài chính để quản lý và bảo vệ môi trường nước, gây nên tình trạng thiếu hụt tài chính, thu không đủ chi cho bảo vệ môi trường nước.  Vấn  đề môi trường đặc biệt là nguồn nước ở  thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng đang ở mức đáng báo động.Đang cần kêu goi các tổ chức cá nhân chung tay góp sức cần có những biện pháp giảm thiểu hạn chế……. II/ Nguyên nhân gây ô nhiễm nước II.1 / Ô  nhiễm do hoạt động tự nhiên Là sự  ô nhiễm do mưa, tuyết tan, gió, bão, lũ lụt. Ô nhiễm này còn được gọi là ô nhiễm không xác định nguồn gốc. Nguyên nhân nguồn nước nhiễm bẩn là do thảm thực vật phục hồi sau khi rừng tự nhiên bị chặt phá chưa đủ để giảm thiểu tác động của dòng chảy do nước mưa, dẫn đến đất bị xói mòn, rửa trôi làm tăng độ đục của sông chảy qua địa bàn dân cư ảnh hưởng đến công trình nước tự chảy cung cấp cho người dân.   II.2  /Ô nhiễm do hoạt động nhân tạo Là sự thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng. Chủ  yếu do xả nước thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân bón trong nông nghiệp II.2.1 / Ô nhiễm nước do hoạt động của các khu công nghiệp Nguyên nhân gây ô  nhiễm là do các nhà máy thải các chất cặn bã  ra sông làm ô nhiễm nước mặt, nước ngầm và  các vùng cửa sông, bồ biển  Nhiều chất thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu hữu cơ, làm giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ. Ngoài ra các chất thải công nghiệp còn chứa nhiều hợp chất hoá học như  muối sắt, mangan, clor tự do, hydro sulfur, phènol... làm cho nước có vị không bình thường. Các chất amoniac, sulfur, cyanur, dầu làm nước có mùi lạ. Thanh tảo làm nước có mùi bùn, một số sinh vật đơn bào làm nước có mùi tanh của cá.   Các nhà máy chế  biến thực phẩm, sản xuất đồ hộp, thuộc da, lò  mổ, đều có nước thải chứa protein. Khi được thải ra dòng chảy, protein nhanh chóng bị phân hủy cho ra acid amin, acid béo, acid thơm, H2S, nhiều chất chứa S và P, có tính độc và mùi khó chịu. Mùi hôi của phân và nước cống chủ yếu là do indol và dẫn xuất chứa methyl của nó là skatol. Các nhà máy giấy thải ra nước có chứa nhiều glucid dễ dậy men. Một nhà máy trung bình làm nhiễm bẩn nước tương đươngvới một thành phố 500.000 dânCác phần viết phải đọc rồi viết lại theo ý minh . II.2.2 / Ô nhiễm nước do nước thải từ các khu dân cư Sự ô nhiễm này là do sự thải các chất hữu cơ có thể  lên men được: sự thải sinh hoạt hoặc kỹ nghệ  có chứa chất cặn bã sinh hoạt, phân tiêu. Cuộc sống của nhân dân  được cải thiện, nhu cầu xả rác cũng không ngừng tăng, trong khi đó, ý thức vệ sinh công cộng của bộ phận dân chưa thực sự tốt, cơ sở  hạ tầng yếu kém, dịch vụ môi trường chưa phát triển nên khả năng xử lý ô nhiễm môi trường hạn chế. Theo số liệu thống kê tại Hà Nội, tổng lượng nước thải ngày  đêm lên tới (350 – 45) ngàn m3, trong đó lượng nước thải công nghiệp là (85 – 90) ngàn m3. Tổng khối lượng chất thải sinh hoạt từ (1.800 – 2.000) m3/ngày đêm, trong khi đó lượng thu gom chỉ được 850 m3/ngày, phần còn lại được xả vào các khu đất ven các hồ, kênh mương trong nội thành, nói chung các chất thải đều không qua xử lý nên gây ô nhiễm; chỉ số oxy sinh hoá (BOD); oxy hoà tan; các chất NH4; NO2; NO3; vượt quá quy định nhiều lần. nước ở các sông nội thành như Tô Lịch, sông Sét, sông Lừ, sông Kim Ngưu có màu đen và hôi thối. Sông Nhuệ chịu ảnh hưởng nước thải của thành phố Hà Nội có các loại độc chất như: phenol hàm lượng cao gấp 10 lần so với tiêu chuẩn nước ăn uống sinh hoạt; hàm lượng chất hữu cơ, có vi khuẩn gây bệnh cao; oxy hoà tan thấp... Có thể nói nước sông Nhuệ đoạn thuộc Hà Nội – Hà Tây là không bảo đảm chất lượng cấp nước cho ăn uống sinh hoạt. II.2.3 / Ô nhiêm nước do các hoạt động nông nghiệp Sự ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân bón hóa học cũng đáng lo ngại. Khi phân bón được sử dụng một cách hợp lý thì làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng của sản phẩm cũng được cải thiện rõ rệt. Nhưng các cây trồng chỉ sử dụng được khoảng 30 - 40% lượng phân bón, lượng dư thừa sẽ vào các dòng nước mặt hoặc nước ngầm, sẽ gây hiện tượng phì nhiêu hoá sông hồ, gây yếm khí ở các lớp nước ở dưới. Sự sử dụng nông dược để trừ dịch hại, nhất là phun thuốc bằng máy bay làm ô nhiễm những vùng rộng lớn. Các chất này thường tồn tại lâu dài trongmôi trường, gây hại cho nhiều sinh vật có ích, đến sức khỏe con người. Một số dịch hại có hiện tượng quen thuốc, phải dùng nhiều hơn và đa dạng hơn các thuốc trừ sâu. Ngoài ra các hợp chất hữu cơ khác cũng có nhiều tính độc hại. Nhiều chất thải độc hại có chứa các hợp chất hữu cơ như phenol, thải vào nước làm chết vi khuẩn, cá và các động vật khác, làm giảm O2 tăng hoạt động vi khuẩn yếm khí, tạo ra sản phẩm độc và có mùi khó chịu như CH4, NH3, H2S... II.2.4 / Ô nhiễm do khai thác khoáng sản Các chất thải do luyện kim và các công nghệ khác như Zn, Cr, Ni, Cd, Mn, Cu, Hg là những chất độc cho thủy sinh vật. Khai thác tài nguyên dẫn đến môi trường nước bị  ô nhiễm và cạn kiệt   Trong những năm gần đây, hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản (HĐKS) phát triển một cách ồ ạt, gây những tác động tiêu cực tới môi trường, đặc biệt gây ô nhiễm và suy thoái nguồn nước sản xuất nông nghiệp.   Trong HĐKS, nước được sử dụng với khối lượng lớn cho hầu hết công đoạn sản xuất. Quá trình sản xuất, tháo khô mỏ, đổ thải, v.v..., đã gây những tác động tiêu cực tới nguồn nước sản xuất nông nghiệp ở khu vực xung quanh khai trường.  Sự phá  vỡ cấu trúc của đất đá chứa quặng khi tiến hành đào bới và khoan nổ sẽ thúc đẩy các quá trình hoà tan, rửa lũa các thành phần chứa trong quặng và đất đá, quá trình tháo khô mỏ, đổ các chất thải vào nguồn nước, chất thải rắn, bụi thải không được quản lý, xử lý chặt chẽ, tham gia vào thành phần nước mưa, nước chảy tràn cung cấp cho nguồn nước tự nhiên,... là những tác động hoá học làm thay đổi tính chất vật lý và thành phần hoá học của nguồn nước xung quanh các khu mỏ.  Nước ở  các mỏ than thường có hàm lượng cao các ion kim loại nặng, á kim, các hợp chất hữu cơ, các nguyên tố phóng xạ... cao hơn so với nước mặt và nước biển khu vực đối chứng và cao hơn TCVN từ 1-3 lần. Đặc biệt là khu vực từ Quảng Yên đến Cửa Ông. Sự biến đổi chất lượng nguồn nước, tải lượng một số chất thải trong nước tháo khô các mỏ than.  Trong các mỏ thiếc sa khoáng, biểu hiện chính của ô  nhiễm hoá học là làm đục nước bởi bùn - sét lơ lửng, tăng hàm lượng các ion sắt và một số khoáng vật nặng.   Việc khai thác và tuyển quặng vàng phải dùng đến thuốc tuyển chứa Hg, CN-...; ngoài ra, các nguyên tố kim loại nặng cộng sinh như asen, antimoan, các loại quặng sunfua, có thể rửa lũa hoà tan vào nướcPhần ô nhiễm do khai khoáng quá dài dòng . II.2.5 Ô nhiễm nước do các hoạt động giao thông vận tải Hiện tượng khai thác mỏ dầu, vận chuyển ở biển và các chất thải bị nhiễm xăng dầu là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.  ước tính khoảng 1 tỷ tấn dầu được chở bằng đường biển mỗi năm. Một phần của khối lượng này, khoảng 0,1 - 0,3% được ném ra biển một cách tương đối hợp pháp: đó là sự rửa các tàu dầu bằng nước biển. Các tai nạn đắm tàu chở dầu là tương đối thường xuyên. Ðã có 129 tai nạn tàu dầu từ 1973 - 1975, làm ô nhiễm biển bởi 340.000 tấn dầu (Ramade, 1989). Ước tính có khoảng 3.6 triệu tấn dầu thô thải ra biển hàng năm (Baker,1983). Một tấn dầu loang rộng 12 km2 trên mặt biển, do đó biển luôn luôn có một lớp mỏng dầu trên mặt (Furon,1962).Sự thải dầu nhớt xe tàu, hoặc là do vô ý làm rơi vãi xăng dầu. Tốc độ thấm của xăng dầu lớn gấp 7 lần của nước, sẽ làm các lớp nước ngầm bị nhiễm. Khoảng 1,6 triệu tấn hydrocarbon do các con sông của các quốc gia kỹ nghệ hóa thải ra vùng bờ biểnKhông cop nguyên bản như vậy Từ những nguyên nhân trên ta thấy ý thức của con người là nguyên nhân chính dẫn đến sự ô nhiễm môi trường nước. Tài nguyên không phải là vô tận, với sự  khai thác một cánh bừa bãi, tràn lan, chạy theo lợi  ích kinh tế thị trường không có những biện pháp xử lý thích hợp như hiên nay thì việc nguồn nước bị ô nhiễm ngày một trầm trọng là điều tất yếu xảy ra. . Nếu con người không nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nước đối với cuộc sống thì trong một tương lai không xa nguồn tài nguyên này sẽ cạn kiệt III. HẬU QUẢ  CỦA Ô NHIỄM NƯỚC 1.Do chất thải giàu chất dinh dưỡngSử dụng tài liệu không cop nguyên bản như thế này a. Ở các vực nước chảy -Sự thải các chất hữu cơ sẽ gây một sự xáo trộn toàn bộ hệ sinh thái với sự xuất hiện 4 vùng dọc theo dòng nước. - Vùng pha trộn giữa  nước sông và nước thải. - Vùng phân hủy tích cực, ở đó nấm và vi khuẩn sinh sôi và phân huỷ  chất hữu cơ. Nếu tất cả O2 được sử dụng hết, vùng này sẽ trở nên hôi thối. - Kế đến sẽ  là vùng phục hồi, nước sẽ được làm giảm lượng chất ô nhiễm. - Vùng nước sạch trở lại sau khi phục hồi. Người ta có thể  xem sự ô nhiễm một con sông với một hệ  thống dậy men liên tục với khả năng tự thanh lọc. Sự thanh lọc này được hiểu theo nghĩa loại trừ các chất hữu cơ ở dạng sinh hoạt hay hoà tan. b. Các vực nước đứng (hồ, ao, đầm lầy...) Thường bị lấp  đầy nhanh chóng do sự phát triển mau lẹ của thực vật và các sinh vật khác. Sự việc gọi là  phú dưỡng hoá (eutrophisation), do sự gia tăng độ phì nhiêu của nước bởi các nhân tố dinh dưỡng nhất là nitrat, phosphat làm sinh sôi nảy nở các phiêu sinh thực vật và các sinh vật thuỷ sinh. Quá trình làm sự trầm tích tăng nhanh: hồ hẹp lại dần và cạn đi.   2. Do chất thải độc hại a. Ðộc tố của  ô nhiễm hoá học chính Sự sử dụng nông dược để trừ dịch hại, nhất là phun thuốc bằng máy bay làm ô nhiễm những vùng rộng lớn. Các chất này thường tồn tại lâu dài trongmôi trường, gây hại cho nhiều sinh vật có ích, đến sức khỏe con người. Một số dịch hại có hiện tượng quen thuốc, phải dùng nhiều hơn và đa dạng hơn các thuốc trừ sâu. Ngoài ra các hợp chất hữu cơ khác cũng có nhiều tính độc hại. Nhiều chất thải độc hại có chứa các hợp chất hữu cơ như phenol, thải vào nước làm chết vi khuẩn, cá và các động vật khác, làm giảm O2 tăng hoạt động vi khuẩn yếm khí, tạo ra sản phẩm độc và có mùi khó chịu như CH4, NH3, H2S... Thuốc tẩy rữa tổng hợp rất độc cho người và vi khuẩn nước. b. Nông dược Muối đồng, các chromates rất độc cho tảo với nồng độ nhỏ ở mức ppm. Thuốc trừ cỏ rất độc với phiêu sinh thực vật. Thuốc trừ cỏ gốc urê (Monuron, Diuron) cản ngăn sự tăng trưởng của Phytoflagellata ở nồng độ thấp ở mức ppb. Ðáïng ngạc nhiên là thuốc sát trùng cũng độc đối với phiêu sinh thực vật. DDT và các thuốc trừ sâu khác ngăn cản quang hợp của phiêu sinh thực vật và sự nẫy mầm của các tiếp hợp bào tử (zygospores) của tảo lục Chlorophyceae. Các thuốc sát trùng thường có độc tố cao đối với động vật có  xương sống máu lạnh và các động vật không xương sống. Thuốc sát trùng thường đôcü hơn thuốc diệt cỏ và thuốc trừ nấm trong lĩnh vực này. Các nông dược sử  dụng để trừ muỗi và xịt trong ruộng lúa có nồng độ sử dụng cao hơn CL 50 nhiều lần. Nông dược còn làm xáo trộn sự tạo phôi và phát triển hậu phôi của  động vật có xương sống thủy sinh. Lindane và  Fenthion cản trở sự biến thái của nòng nọc  ếch. Thuốc trừ cỏ có vẻ vô hại như Aminotriazole ảnh hưởng lên tuyến sinh dục và làm bất thụ cá. Parathion gây tổn thương noãn sào cá nước ngọt. Các thông số dùng để xác định ảnh hưởng một chất ô nhiễm  đối với động vật thuỷ sinh thường là  CL 50, CL 100 (concentration létale, nồng độ gây chết), CI 50 (concentration d'immobilisation, nồng độ gây bất động), TLm và TL 50 (temps létal, thời gian gây chết). c. Các Hydrocarbons Gây tổn thất cao cho các quần xã sinh vật. Tai nạn đấm tàu dầu "Torrey-Canyon" và "Amoco-Cadiz" là những thì dụ đáng giá cho kiểu tai hoạ cho sinh vật biển bởi sản phẩm dầu. Cá, tôm, cua, balanes chết hầu hết. Chim biển là nhũng nạn nhân đầu tiên và dễ thấy của tai nạn dầu. Sau khi bốc hơi, các phần dễ bốc hơi dầu tràn ở trên sẽ bị  phân hủy sinh học bởi vi khuẩn và nấm. Sau đó, chúng sẽ đóng thành viên 0,1- 10cm và dạt vào bờ. Ngày nay, biển và  đại dương đầy những cặn bã trên. d. Thủy ngân (Hg) Là chất ít có  trong tự nhiên, nhưng ô nhiễm thủy ngân rất  đáng sợ. Thủy ngân ít bị phân hủy sinh học nên có khuynh hướng tích tụ trong sinh vật thông qua chuỗi và lưới thức ăn. Rong biển có thể tích tụ lượng thủy ngân hơn 100 lần trong nước; cá thu có thể chứa đến 120 ppm Hg/kg. Bệnh Minamata, Nhật, do một xí nghiệp thải ra vịnh Minamata chất CH3Hg là  độc cho sinh vật và người. Người và gia súc ăn cá và hải sản đánh bắt ở vùng này trở thành nạn nhân của ô nhiễn do công nghệ hiện đại. Ðã có hàng trăm người chết, và hàng ngàn người bị thương tật suốt đời (Ramade, 1987). Việt Nam: Một báo cáo toàn cầu mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố cho thấy, mỗi năm Việt Nam có hơn 20.000 người tử vong do điều kiện nước sạch và vệ sinh nghèo nàn và thấp kém. Còn theo thống kê của Bộ Y tế, hơn 80% các bệnh truyền nhiễm ở nước ta liên quan đến nguồn nước. Người dân ở cả nông thôn và thành thị đang phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh do môi trường nước đang ngày một ô nhiễm trầm trọng. Nguồn nước ô nhiễm nặng. Hiện nay, trong tổng số  134 khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động ở nước ta mới chỉ có 1/3 khu công nghiệp, chế xuất có hệ thống xử lý nước thải. Nhiều nhà máy vẫn dùng công nghệ cũ, có khu công nghiệp thải ra 500.000 m3 nước thải mỗi ngày chưa qua xử lý. Chất lượng nước thải công nghiệp đều vượt quá nhiều lần giới hạn cho phép. Đặc biệt là nước thải các ngành công nghiệp nhộm, thuộc da, chế biến thực phẩm, hóa chất có hàm lượng các chất gây ô nhiễm cao, không được xử lý thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước đã làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nặng. Còn tại các khu đô thị, trung bình mỗi ngày thải ra 20.000 tấn chất thải rắn nhưng chỉ thu gom và đưa ra các bãi rác được trên 60% tổng lượng chất thải nên đã gây ô nhiễm nguồn nước. Theo kết quả xét nghiệm mẫu nước tại bãi rác Nam Sơn (Hà Nội) và một bãi rác ở tỉnh Lạng Sơn cho thấy, tất cả các mẫu nước thải từ bãi rác đều có vi khuẩn Coliform cao gấp hàng trăm lần tiêu chuẩn cho phép. Có tới 97,5% mẫu nước ăn uống của người dân khu vực lân cận 2 bãi rác trên không đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Ngoài chất thải từ đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, chất thải bệnh viện đa phần chưa được xử lý, thải trực tiếp ra môi trường cũng gây ô nhiễm nguồn nước trầm trọng. Hiện cả nước có  khoảng 1.047 bệnh viện, hơn 10.000 trạm y tế thải ra 400 tấn chất thải y tế mỗi ngày. Tuy nhiên, đến nay chưa có bệnh viện nào triển khai hoàn chỉnh từ  khu thu gom, phân loại và xử lý toàn bộ chất thải và nước thải. Trong khi đó, nước thải bệnh viện chứa nhiều loại vi trùng, virut và các mầm bệnh sinh học khác có trong máu, mủ, dịch đờm của người bệnh, có thể gây nguy hiểm cho người tiếp xúc. Bên cạnh chất thải bệnh viện, chất thải nông nghiệp như thuốc trừ sâu, hóa chất bảo vệ thực vật cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặn và nước ngầm. Gia tăng bệnh tật liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm. Nguồn nước bị ô  nhiễm nhưng hiện vẫn còn trên 50% dân số nông thôn nước ta chưa được sử dụng nước sạch. Tỷ lệ người dân nông thôn được tiếp cận với các dịch vụ vệ sinh thấp. Kết quả điều tra vệ sinh môi trường nông thôn của 8 vùng sinh thái trên cả nước cho thấy, tình trạng vệ sinh môi trường và cá nhân còn kém, chỉ có 18% hộ gia đình, 12% trường mẫu giáo, mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, gần 37% trạm y tế xã có nhà tiêu hợp vệ sinh. Trong khi đó, theo kết quả điều tra toàn quốc về thực trạng nước và vệ sinh môi trường nông thôn, tỷ lệ  nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt ở vùng nông thôn đạt tiêu chuẩn vệ sinh chỉ chiếm 15,5%. Rất nhiều nguồn nước ở các giếng khơi, nước bề mặt và nước giếng khoan của người dân bị nhiễm vi sinh vật. Đây là một trong những nguyên nhân, dịch bệnh vẫn tiếp tục lưu hành và diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương. TS Jean-Marc Olivé, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, trong số hơn 20.000 người tử vong tại Việt Nam do điều kiện nước sạch và vệ sinh kém, có gần một nửa do các bệnh tiêu chảy gây ra. Chúng ta có thể  ngăn ngừa được gần một phần mười gánh nặng bệnh tật toàn cầu thông qua việc cải thiện cấp nước, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân. Theo Thạc sỹ Trương Đình Bắc, Trưởng phòng Sức khỏe môi trường cộng và cộng đồng, Cục Y tế Dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế), nước là môi trường trung gian truyền bệnh. Vì thế, sử dụng nước không hợp vệ sinh chắc chắn sẽ mắc bệnh. Các tác nhân có thể  tồn tại trong nước và gây bệnh cho người tiếp xúc là do vi sinh vật và các chất hóa học. Thời gian gần đây, tình hình mắc một số bệnh liên quan đến nguồn nước đã gia tăng như tiêu chảy, tả. Chỉ tính riêng bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm, từ đầu năm đến nay, cả nước có gần 3.400 người mắc bệnh, trong đó có 497 trường hợp mắc tả. Theo các chuyên gia môi trường, nguồn nước gồm cả nước ngầm, nước sinh hoạt sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng hơn và tiếp tục ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân nếu các chất thải từ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt của người dân …không được xử lý trước khi thải ra môi trường. 1,4 tỷ người trên thế giới chịu cảnh thiếu nước sạch và thường xuyên. Đến năm 2050, có 2,25 tỷ người. Theo TS Jean-Marc Oliv, 10% gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu có thể phòng ngừa được bằng cách cải thiện chất lượng nước uống và điều kiện vệ sinh. Tại Việt Nam, ước tính tổng nhu cầu nước vào năm 2010 khoảng 70 tỷ m3 nước. IV .Chương trình hành động hiện nay 1.Các phương pháp sinh học:  · Ưu điểm:  _ Có thể xử lý nước thải có phổ nhiễm bẩn các chất hữu cơ tương đối rộng.   _ Hệ thống có thể tự điều chỉnh theo phổ các chất nhiễm bẩn và nồng độ của chúng.   _ Thiết kế và trang thiết bị đơn giản.  · Nhược điểm:  _ Đầu tư cơ bản cho việc xây dựng khá tốn kém.   _ Phải có chế độ công nghệ làm sạch đồng bộ và hoàn chỉnh.   _ Các chất hữu cơ khó phân hủy cũng như các chất vô cơ có độc tính ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm sạch. Các chất có độc tính tác động đến quần thể sinh vật nói chung và trong bùn hoạt tính làm giảm hiệu suất xử lý của quá trình.   _ Có thể phải làm loãng nước thải có nồng độ chất bẩn cao, như vậy sẽ làm tăng lượng nước thải và cần diện tích mặt bằng rộng.   1.1. Các phương pháp hiếu khí:  - Kỹ thuật bùn hoạt tính:   Nước thải được đưa ra bộ phận chắn rác, loại rác, chất rắn được lắng, bùn được tiêu hủy và làm khô. Một dạng cải tiến của phương pháp bùn hoạt tính là phương pháp “thông khí tăng cường” gần đây được sử dụng tại nhiều nước phát triển dưới tên gọi là “mương oxy hóa”. - Ao ổn định nước thải:   Phương pháp xử lý sinh học đơn giản nhất là kỹ thuật “ổn định nước thải”. Đó là một loại ao chứa nước trong nhiều ngày phụ thuộc vào nhiệt độ, oxy được tạo ra qua hoạt động tự nhiên của tảo trong ao 1.2. Các phương pháp thiếu khí ( anoxic ):  Trong điều kiện thiếu oxy hòa tan việc khử nitrit hóa sẽ xảy ra. Oxy được giải phóng từ nitrat sẽ oxy hóa chất hữu cơ và nitơ sẽ được tạo thành.  NO3 Vi sinh NO2 + O2  O2 Chất hữu cơ N2 + CO2 +H2O  1.3. Các phương pháp kỵ khí:   Phương pháp xử lý kỵ khí dùng để loại bỏ các chất hữu cơ có trong phần cặn của nước thải bằng vi sinh vật tùy nghi và vi sinh vật kỵ khí .Các phương pháp kỵ khí thường được dùng để xử lý nước thải công nghiệp và chất thải từ chuồng trại chăn nuôi. 1.4. Xử lý vi sinh vật trong nước bằng ánh sáng mặt trời:(Kí hiệu:SODIS) Các kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cũng như các thử  nghiệm thực tế cho thấy sau khi phơi sáu giờ dưới ánh sáng mặt trời, các chai nước phơi theo phương pháp SODIS có khả năng tiêu diệt 99% các mầm bệnh trong nước là vi khuẩn, virus và 95% các mầm bệnh là động vật đơn bào và ký sinh trùng. * Ưu điểm: _ Thứ nhất là áp dụng nên từ người lớn đến trẻ em, ai cũng có thể thực hiện được.   _ Thứ hai là ít tốn kém vì SODIS sử dụng nguồn năng lượng vô tận là ánh sáng mặt trời _ Thứ  ba, phương pháp này giảm tối  đa nguy cơ tái nhiễm khuẩn. ._ Thứ  tư, phương pháp này rất thân thiện với môi trường Hạn chế _ Thứ nhất, phương pháp này chỉ có tác dụng xử lý vi sinh chứ không có tác dụng đối với các hợp chất hoà tan như nước cứng, nước bị nhiễm mặn hay bị nhiễm hoá chất từ sản xuất nông nghiệp hay công nghiệp. _ Thứ hai, đây là phương pháp phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, nghĩa là phải có ánh nắng mặt trời mới thực hiện được. Tác dụng tiêu diệt vi sinh chỉ đạt hiệu quả trong điều kiện trời nắng to hoặc mưa không liên tục ._ Thứ ba, lượng nước có thể xử lý tương đối thấp. - Thứ tư là yêu cầu lượng nước đầu vào phải tương đối trong 2. Các phương pháp hóa lý: 2.1. Lọc qua song chắn rác ( xử lý sơ bộ ):  Người ta dùng lưới làm bằng các thanh kim loại được đặt nghiêng một góc 60÷750. Rác thải được lấy ra bằng cào cơ giới. Đối với rác có kích cỡ nhỏ hơn người ta có thể dùng rây.  2.2. Lắng tụ:  Được dùng để lắng các tạp chất tan thô ra khỏi nước thải ( sinh hoạt và công nghiệp ). Lắng tụ diễn ra dưới tác dụng của trọng lực. Để lắng người ta sử dụng bể lắng cát, bể lắng và bể lắng trong.  2.3. Lọc:  Lọc đư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docÔ nhiễm nước.doc