Tiểu luận Thực trạng phân phối thu nhập trong thời gian qua ở Việt Nam

PHỤ LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 3

I ) Lí luận chung về phân phối 4

1 ) Bản chất và vị trí của phân phối 4

1.1. Phân phối là một khâu của quá trình tái SX XH 4

1.2. Phân phối là một mặt của QHSX 4

2) Lý luận của chủ nghĩa Mac- Lenin về phân phối 5

3 ) Quan điểm của chủ tịch hồ chí minh và đảng ta về phân phối 5

3.1. Quan điểm của Hồ chủ tịch về phân phối 5

3.2. Quan điểm của Đảng về phân phối thu nhập 6

4 ) Quan điểm của kinh tế học hiện đại về phân phối 7

4.1. Lí thuyết trường phái kinh tế thị trường XH ở các nước CHLB Đức 7

4.2. Lí thuyết phân phối thu nhập của trường phái chính hiện đại 8

5 ) Nguyên tắc phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam 9

5.1. Sự thống nhất giữa hiệu quả và công bằng của phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN 9

5.2. Những nguyên tắc phân phối trong nền KTTT định hướng XHCN 10

5.2.1. Phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả ktế 10

5.2.2. Phân phối theo mức đóng góp vốn và tài sản 10

5.2.3. Phân phối thông qua phúc lợi XH 11

II ) Thực trạng phân phối thu nhập trong thời gian qua ở Việt Nam 11

1 ) Thực trạng các chính sách phân phối 11

1.1. Chính sách tiền lương 11

1.2. Chính sách thuế 12

1.2.1. Thuế giá trị gia tăng (GTGT) 13

1.2.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) 13

1.2.3. Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao 14

1.2.4. Thuế tiêu thụ đặc biệt 14

1.3. Chính sách giải quyết việc làm 15

1.4. Chính sách giải quyết việc làm 16

1.5. Chính sách bảo hiểm XH 17

2) Đánh giá kết quả chung và những vấn đề đặt ra trong phân phối thu nhập 18

III) Quan điểm và giải pháp thực hiện công bằng trong phân phối trong thời gian tới 18

1) Quan điểm về phân phối và điều tiết thu nhập nền kinh tế thị trường định hoá XH chủ nghĩa. 18

1.1.Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải lấy nguyên tắc phân phối XHCN làm chủ đạo 18

1.2. Phân phối và điều tiết thu nhập trong nền KTTT định hướng XHCN cần kết hợp hài hoà lợi ích ktế để tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng ktế 19

1.3.Cần giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ XH. 19

1.4.Đặc biệt quan tâm đến tầng lớp dân cưcó thu nhập thấp, các vùng còn kém phát triển 20

2) Giải pháp thực hiện công bằng phân phối trong thời gian tới. 20

2.1.Cải cách chính sách tiền lương 20

2.2.Cải cách chính sách thuế thu nhập hợp lý 21

2.2.1. Hoàn thiện thuế thu nhập cá nhân 21

2.2.2 Hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp 22

2.2.3. Hoàn thiện thuế tiêu thụ đặc biệt 22

3) Hoàn thiện các chính sách xã hội 22

3.1. Tập trung nguồn lực tạo việc làm và xoá đói giảm nghèo 22

3.2. Hoàn thiện chính sách an sinh XH 24

KẾT LUẬN 25

 

 

 

 

 

 

 

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2486 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng phân phối thu nhập trong thời gian qua ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u giữa mọi người, về lao động và tài sản do cơ chế này tự điều tiết thì không thể tránh khỏi sự bất bình đẳng lớn về thu nhập bởi vậy, cần phải có sự can thiệp của nhà nước và phân phối. Mục đích của sự can thiệp này nhằm giảm bớt tình trạng bất bình về thu nhập. Muốn vậy nhà nước phải thiết lập các chương trình tác động đến việc phân phối thu nhập. Thông qua phân phối lại, nhà nước có thể dành 1 phần thu nhập để đảm bảo mức sống tối thiểu về y tế, dinh dưỡng và thu nhập nhằm nâng cao mức sống của người nghèo. Và công cụ để nhà nước thực hiện phân phối lại thu nhập là thuế luỹ tiến và hỗ trợ thu nhập. - Thuế luỹ tiến: là mức thuế đánh vào người nhà giàu có tỷ lệ thu nhập lớn hơn người nghèo. - Hỗ trợ thu nhập gồm: giúp đỡ phúc lợi, trợ cấp y tế, bảo hiểm XH, giúp đỡ năng lượng…mục tiêu của hệ thống này là tạo ra 1 mạng lưới an toàn, bảo vệ những người không may khỏi bị huỷ hoại về ktế. Song họ cho rằng việc phân phối lại có thể làm giảm khoảng cách bất bình đẳng trong XH nhưng cũng trả giá cho tình trạng không hiệu quả. Từ đó họ nêu quan điểm về mối quan hệ giữa công bằng và hiệu quả. Đó chính là sự phân phối “ tối ưu Pareto” và nguyên lí “hàm số phúc lợi XH” của Bergson và Samuelson. - Phân phối “tối ưu Pareto” : nếu sự thay đổi của 1 chính sách phân phối nào đó dẫn đến hoàn cảnh sống của 1 số người trở nên tốt hơn, đồng thời không làm cho hoàn cảnh sống của 1 số người khác trở nên xấu đi. - Hàm số phúc lợi XH : hiệu quả KT là điều kiện “ cần”, còn phân phối hợp lí là điều kiện “đủ” của lợi ích tối đa. Chỉ có đồng thời đưa các nhân tố về phân phối và các nhân tố chi phối phúc lợi khác vào trong 1 hàm phúc lợi XH, chỉ khi giá trị của hàm số này lớn nhất thì mới đạt được tối ưu hoá phúc lợi XH. 5 ) Nguyên tắc phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam: 5.1. Sự thống nhất giữa hiệu quả và công bằng của phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN: Sự thống nhất giữa hiệu quả và công bằng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là sự thống nhất biện chứng của các mặt đối lập. Hiệu quả “ công bằng vừa không phải là mâu thuẫn tuyệt đối, vừa không phải là thống nhất tuyệt đối. Hiệu quả tạo ra điều kiện vật chất để thực hiện công bằng, chỉ có không ngừng nâng cao hiệu quả, tăng thêm của cải XH, thì phân phối công bằng mới có điều kiện được thực hiện. Nếu hiệu quả thấp, vật chất thiếu thốn, thì dù mọi người được chia những phần ngang nhau, nhưng tất cả chỉ là sự thiếu thốn. Cái gọi là sự công bằng ấy chỉ là sự “bình quân”, “nghèo túng” tuyệt nhiên không phải là tiêu chuẩn công bằng của CNXH. Vì thế, chỉ có nâng cao hiệu quả, tăng thêm của cải, thì công bằng mới theo đó mà phát triển. Ngược lại, công bằng kích thích hiệu quả. Con người là lực lượng sản xuất cơ bản nhất, quyết định nhất, vì thế, việc nâng cao hiệu quả suy đến cùng phải dựa vào việc phát huy tính tích cực của người lao động. Nhưng tính tích cực của người lao động có được phát huy đầy đủ hay không lại phụ thuộc vào cảm nhận của họ đối với lợi ích KT của bản thân, tức là phân phối thu nhập có công bằng hay không. vì vậy, phân phối thu nhập phải bảo đảm sự thống nhất giữa hiệu quả và công bằng. đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng CSVN đã xác định: “…thực hiện công bằng trong phân phối, tạo động lực mạnh mẽ phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động XH, thực hiện bình đẳng trong các QHXH, khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp”. 5.2. Những nguyên tắc phân phối trong nền KTTT định hướng XHCN: 5.2.1. Phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả ktế: Phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả KT là sự vận dụng nguyên tắc phân phối theo lao động trong điều kiện ktế thị trường định hướng XHCN. Nó được thực hiện trong các thành phần ktế dựa trên chế độ công hữu về TLSảN XUấT. Kết quả lao động cụ thể của mỗi người, của mỗi doanh nghiệp trong các thành phần KT dựa trên chế độ công hữu về TLSảN XUấT chỉ có thể được thừa nhận và làm căn cứ để phân phối khi sản phẩm của đơn vị đó được thị trường thừa nhận, bán được sản phẩm hàng hoá. Hiệu qủa ktế được thể hiện ở kết quả lao động của cá nhân và tập thể trong doanh nghiệp yêu cầu của phân phối theo kết quả lao động như nhau, nhiều lao động mang lại kết quả ngang nhau thì được trả công bằng nhau, nhiều lao động mang lại kết quả khác nhau phải được trả công khác nhau. Quá trình phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả ktế được thực hiện thông qua 2 khâu phân phối với các chủ thể tham gia là nhà nước, doanh nghiệp, người lao động trong doanh nghiệp. - Khâu thứ 1: tổng thu nhập của doanh nghiệp trước hết được phân chia giữa nhà nước và doanh nghiệp. Nhà nước lấy lượng vốn đã giao cho doanh nghiệp sử dụng làm cơ sở để quy định, phần thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước, phần còn lại là thu nhập thực của doanh nghiệp. Nhà nước thông qua các chính sách, các văn bản pháp quy để quản l‏‎í tiền lương của doanh nghiệp. - Khâu thứ 2: Phân phối thu nhập trong nội bộ doanh nghiệp với tư cách là chủ thể tiến hành và dựa trên cơ sở kết quả lao động của mỗi người. Kết quả đó có thể xác định bằng thời gian hoàn thành nhiệm vụ được giao bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra theo những quy định cụ thể về chất lượng và do doanh nghiệp đánh giá. đó là công việc nội bộ của cơ sở sản xuất kinh doanh. Hai khâu phân phối trên không thể tách rời nhau, sự kết hợp chúng tạo thành cơ chế phân phối thu nhập của doanh nghiệp, thu nhập cá nhân phải thông qua cả sự kiểm nghiệm, đánh giá của thị trường lẫn của doanh nghiệp. Thu nhập cá nhân và hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp có mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau. Phân phối thu nhập qua 2 khâu như trên vừa bảo đảm quyền của chủ sở hữu vốn tàI sản doanh nghiệp, thực hiện chức năng quản lí của nhà nước, vừa đảm bảo quyền tự chủ của doanh nghiệp trong phân phối thu nhập. Bên cạnh đó, phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả, ktế còn được thực hiện dưới hình thức tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng và phúc lợi tập thể. 5.2.2. Phân phối theo mức đóng góp vốn và tài sản: Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, phân phối theo mức đóng góp vốn và tàI sản là 1 đòi hỏi tất yếu và cũng là nguyên tắc phân phối cơ bản. Trong thời kì quá độ lên CNXH, tại nhiều hình thức sở hữu, do đó nền kinh tế gồm nhiều thành phần,trong đó nền ktế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và ktế nhà nước cùng với ktế tập thể dần dần trở thành nền tảng của nền KTLD, tương ứng với cơ cấu sở hữu như vậy, đòi hỏi phải thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả ktế làm chủ. Đồng thời, phải thừa nhận nguyên tắc phân phối theo mức đóng góp vốn và tàI sản, đó không chỉ là tất yếu mà còn có y nghĩa thực tế. Hình thức phân phối theo mức đóng góp vốn và tàI sản được thực hiện trong các thành phần ktế và dưới hình thức sau đây: - Trong thành phần ktế tư nhân, bộ phận giá trị mới được phân thành: khoản trả công lao động và quản lí, khoản nộp thuế cho nhà nước, phần còn lại là lợi nhuận của nhà TB, lợi nhuận là 1 hình thức thu nhập dựa vào sự đóng góp vốn và lao động quản lí của nhà TB. - Trong thành phần ktế TB nhà nước: + Nếu là công ty cổ phần: hình thức thu nhập dựa vào đóng góp vốn là lợi tức cổ phần. + Nếu là công ty liên doanh: các bên tham gia được chia nhau lợi nhuận của doanh nghiệp liên doanh. - Các đơn vị ktế , các tổ chức và tầng lớp nhân dân có những khoản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, chưa sử dụng, họ đem gửi vào ngân hàng buộc đem cho vay để nhận lợi tức. - Trong thành phần ktế cá thể, tiểu chủ, người lao động dựa vào TLSX và lao động của bản thân để tiến hành sản xuất. Vì thế, tổng doanh thu sau khi trừ đi chi phí sản xuất đã bỏ ra và nộp thuế cho nhà nước là thu nhập của họ. 5.2.3. Phân phối thông qua phúc lợi XH: Sở dĩ phải có nguyên tắc này, nhiều trong XH ngoài những người có sức lao động và có vốn góp vào QT SảN XUấT, nhờ đó nhận được thu nhập dưới hình thức tiền lương hay tiền công, lợi nhuận, lợi tức thay lợi tức cổ phiếu, còn có những người không có khả năng lao động hay khả năng lao động, mà XH vẫn phải đảm bảo đời sống cho họ. Thêm vào đó, không phải mọi tiêu dùng cá nhân chỉ dựa vào thu nhập theo 2 nguyên tắc phân phối nói trên mà vẫn cần nhận được những khoản thu nhập hay dịch vụ công cộng về y tế, giáo dục, văn hoá… Quỹ phúc lợi được phân thành 2 bộ phận: 1 bộ phận biến thành thu nhập cá nhân như lương hưu, tiền trợ cấp, một bộ phận khác được tiêu dùng chung như các công trình văn hoá, giáo dục, y tế… II ) Thực trạng phân phối thu nhập trong thời gian qua ở Việt Nam : 1 ) Thực trạng các chính sách phân phối : 1.1. Chính sách tiền lương: Tiền lương là hình thức được thực hiện của nguyên tắc phân phối theo lao động, nguyên tắc phân phối chủ yếu trong nền ktế thị trường định hướng XHCN. Vì vậy, Đảng và nhà nước luôn luôn quan tâm đến việc cảI cách hay điều chỉnh tiền lương cho phù hợp nhằm từng bước nâng cao mức sống cho người lao động, thúc đẩy phát triển ktế và thực hiện công bằng XH. Từ năm 1957 đến namư 1993, nhà nước đã 3 lần thực hiện cảI cách tiền lương và từ năm 1993 đến nay đã 4 lần điều chỉnh mức lương tối thiểu. Đề án cảI cách tiền lương năm 193 củachính phủ được kỳ họp lần thứ 2 Quốc hội khoá IX thông qua, theo đó mức lương tối thiểu được áp dụng từ ngày 1-4-1993 là 120.000 đ/tháng. đây là mứclương tối thiểu nhất, không có tiền lương tối thiểu vùng và tiền lương tối thiểu ngành. Trong tiền lương tối thiểu đó có quy định 2 khoản: chi cho bảo hiểm XH là 5% và bảo hiểm y tế là 1%, còn lại là 94% chi cho các loại tiêu dùng khác. Cùng với sự tăng trưởng ktế, nhu cầu đời sống của người lao động đòi hỏi ngày càng tăng cao, đồng thời giá cả hàng hoá và dịch vụ trên thị trường cũng không ngừng nâng lên. Vào tháng 1-1997, giá sinh hoạt đã tăng 35% so với tháng 12-1993. Trước tình hình đó, chính phủ đã điều chỉnh mức lương từ 120.000 đ lên 140.000 đ/tháng ( tăng 20% ) Tháng 1-2000, chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 50% so với tháng 12-1993. chính phủ đã điều chỉnh mức lương tối thiểu áp dụng đối với các đối tượng hưởng lương từ ngân sách lên 180.000đ/tháng. Đến tháng 1-2001 thì mức lương tối thiểu theo hệ số ngành và vùng để tính vào đơn giá tiền lương. Cụ thể: - Hệ số điều chỉnh theo ngành: 0,8; 1,0; 1,2. - Hệ số điều chỉnh theo vùng: 0,1; 0,2; 1,3. Đối với các doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp, theo quy định của bộ luật lao động, người sử dụng lao động không được trả công cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước công bố, tức là mức tiền công tối thiểu không được thấp hơn 210.000 đ/tháng. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tiền lương tối thiểu được nhà nước quy định là 30-35 USD/tháng (năm 1992) và được điều chỉnh lên 40-45 USD/tháng vào năm 1996. Từ ngày 1-7-1999 được quy định bằng đồng Việt Nam tương ứng là 556.000 đ/tháng đến 626.000 đ/tháng. Đến 1-2003, mức lương tối thiểu được điều chỉnh lên 290.000 đ/tháng. Tổng quỹ lương nhà nước tăng 13.302 tỷ đồng so với năm 2002. Lần đầu tiên việc chi trả lương được bố trí từ 4 nguồn: khoản chi tiết kiệm 10% chi thường xuyên, một nguồn thu phí, lệ phí để lại đơn vị, 50% số tăng thu ngân sách địa phương và nguồn bổ sung từ ngân sách cấp trên. 1.2. Chính sách thuế: Hệ thống chính sách thuế dần dần được hoàn thiện qua cảI cách thuế bước I và II. Động viên công bằng qua từng chính sách thuế cũng ngày 1 tốt hơn. Cụ thể, năm 1996 thuế, phí, lệ phí đã đóng góp vào GDP là 21,8%, năm 1997 đạt 19,7% GDP, năm 1998 đạt 19,2% GDP, năm 1999 đạt 18,6% GDP, năm 2000 là 19,6% GDP, năm 2001 đạt 20,4% GDP. Thuế, lệ phí, phí đảm bảo từ 95% trở lên trong tổng thu ngân sách nhà nước, đảm bảo chi thường xuyên của ngân sách, đồng thời dành 1 phần ngày càng tăng cho đầu tư phát triển. Sau đây là vai trò của một số loại thuế đối với phân phối: 1.2.1. Thuế giá trị gia tăng (GTGT): Thuế GTGT là thuế nhằm điều tiết thu nhập của người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ. Luật thuế GTGT quy định 26 nhóm hàng, hàng hóa, mặt hàng, dịch vụ liên quan đến nông nghiệp, y tế, dạy học, quốc phòng…Không thuộc diện chịu thuế GTGT. Đó là các hàng hoá, dịch vụ chủ yếu phục vụ nhu cầu đời sống, sản xuất cộng đồng nên nhà nước không đặt vấn đề điều tiết thu nhập, điều tiết tiêu dùng. Về thuế suất, để đảm bảo điều tiết 1 cách công bằng trong giai đoạn đầu chuyển từ thuế doanh thu có 11 mức thuế suất sang thuế GTGT, luật thuế GTGT quy định 4 mức thuế suất khác nhau. Và để đảm bảo công bằng đối với tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, thuế GTGT áp dụng 2 phương pháp tính thuế: - Phương pháp tính thuế trực tiếp được áp dụng cho các hộ kinh doanh nhỏ, chưa thực hiện tốt chế độ sổ sách kế toán. - Phương pháp khấu trừ thuế được áp dụng cho các đơn vị, tổ chức kinh doanh, chấp hành tốt công tác hạch toán kế toán và chế độ sử dụng hoá đơn, chứng từ. 1.2.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003 quy định: mọi tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế suất được áp dụng chung nhất cho các doanh nghiệp trong nước là 32% ( hiện nay là 28%), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 25%, đồng thời nếu chuyển lợi nhuận ra khỏi Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn phải nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài 5%, 7% hay 10%. Luật quy định các cơ sở kinh doanh có thu nhập cao do lợi thế khách quan mang lại còn phải nộp thuế thu nhập bổ sung 25% trên phần thu nhập cao hơn đó, vận dụng động viên công bằng theo chiều dọc đối với các dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn khuyến khích đầu tư áp dụng thuế suất 25%, 20% hay 15% Chính sách thuế TNDN vận dụng công cụ miễn giảm thuế để thực hiện mục tiêu khuyến khích sản xuất cho 1 số ngành và 1 số đối tượng thuộc diện thực hiện chính sách XH như: áp dụng miễn thuế 2 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 2 năm tiếp theo để khuyến khích và động viên công bằng đối với các cơ sở sản xuất mới thành lập, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 3 năm tiếp theo đối với các cơ sở mới thành lập thuộc ngành nghề được ưu đãi, miễn thuế cho các hợp đồng nghiên cứu khoa học, hợp đồng dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp…miễn thuế cho người kinh doanh có thu nhập thấp. Sau 1 thời gian thực hiện luật thuế TNDN, số thu đã tăng dần qua các năm, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng số thu về thuế và phí. Năm 1999, tỷ trọng số thu về thuế TNDN trong tổng số thu về thuế phí là 18,3%, năm 2000là 24%, năm 2001 là 25,4%. 1.2.3. Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao: Ngày 24-3-2004, UBTVQH ban hành pháp lệnh số 14/2004/PL-UBTVQH sửa đổi, bổ sung 1 số điều của pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Động viên công bằng cho từng đối tượng áp dụng theo 1 biểu thuế luỹ tiến từng phần với các mức thuế suất 10%, 20%, 30%, 40%, đối với thu nhập thường xuyên. Vận dụng động viên công bằng theo những hoàn cảnh khác nhau nên thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao có 2 biểu thuế: 1 áp dụng cho nước ngoài, 1 áp dụng cho người Việt Nam. Biểu thuế thu nhập đối với công dân Việt Nam và cá nhân khác: Bậc Thu nhập bình quân tháng/người Thuế suất (%) 1 Đến 5000 0 2 Trên 5000 đến 15.000 10 3 Trên 15.000 đến 25.000 20 4 Trên 25.000 đến 40.000 30 5 Trên 40.000 40 Biểu thuế thu nhập đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam và công dân Việt Nam lao động, công tác ở nước ngoài: Bậc Thu nhập bình quân tháng / người Thuế suât (%) 1 Đến 8000 0 2 Trên 8000 đến 20.000 10 3 Trên 20.000 đến 50.000 20 4 Trên 50.000 đến 80.000 30 5 Trên 80.000 40 1.2.4. Thuế tiêu thụ đặc biệt: Là loại thuế tiêu dùng đánh vào 1 số hàng hóa, dịch vụ đặc biệt, nằm trong danh mục nhà nước quy định. Theo quy định hiện hành, biểu thuế tiêu đặc biệt có 12 mức thuế suất khác nhau từ 15% đến 100% được phân theo hàng hoá, dịch vụ. Đối với những mặt hàng cần điều tiết mạnh (ôtô, rượu, bia…) thì áp dụng thuế suất cao (60%, 70%, 100%). Đối với các mặt hàng đặc biệt nhưng việc tiêu dùng mang tính chất đại chúng (rượu có độ cồn thấp, xăng, điều hoà nhiệt độ, kinh doanh karaoke…) áp dụng thuế suất từ 15% đến 55%. 1.3. Chính sách giải quyết việc làm : Việt Nam là nước có dân số đông và trẻ, nền ktế còn kém phát triển vì vậy, vấn đề thất nghiệp ở thành thị (đầu thập kỷ 90 gần 10%) và thiếu việc làm ở nông thôn (30-36%) là hết sức quan trọng, trước tình hình đó, chính phủ thông qua chương trình quốc gia về việc làm với 3 hướng cơ bản: - Phát triển kinh tế tạo nhiều chỗ làm việc - Cố gắng giữ chỗ làm việc đã có (chống sa thải hàng loạt) - Hỗ trợ cho người muốn tìm kiếm việc làm. Kết quả về giải quyết việc làm, năm 1991 số người có việc làm đã tăng từ 30,9 triệu người lên 40,6 triệu người năm 2001, chỗ làm việc mới hàng năm có xu hướng gia tăng, nếu thời kỳ 1991-1995 số việc làm mới tăng bình quân 863.000 người/năm, thì thời kỳ 1996-2000 con số đó là 1,2 triệu người/năm. Theo kết quả điều tra lao động, việc làm tháng 7-2003 của Bộ lao động thương binh xã hội, tổng số lực lượng lao động có việc làm của cả nước là 41.179.265 người, trong đó lao động làm việc trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp chiếm 59,0%, lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 6,4% Lao động trong nhóm nghành dịch vụ chiếm 24,6%. Qua cải cách hành chính sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, lao động trong khu vực nhà nước giảm từ 14,7% năm 1991 xuống âm 9% năm 2000 . Từ năm 2000 đến nay tỷ trọng làm việc trong khu vực nhà kt nước có xu hướng tăng trở lại, năm 2003 chiếm 10,4%. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm từ 10% năm 1991 xuống âm 6,44% năm 2000, tiếp tục giảm trong những năm sau: năm 2001 là 6,25%; năm 2002 là 6,01%; năm 2003 là 5,7%. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ trong độ tuổi lao động lại tăng từ 7,0% năm 2002 lên 7,2% năm 2003.Số liệu điều tra cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp cao của phụ nữ so với tỷ lệ chung của cả nước chủ yếu tập trung ở những vùng có thành phố lớn, khu công nghiệp. Nguyên nhân của tình trạng này là do các nhà tuyển dụng có xu hướng tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có sức khoẻ tốt. Đây là vấn đề thách thức đối với lao động nữ ở nước ta hiện nay. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn có xu hướng tăng từ 72,1% năm 1996 lên 74,28% nặm 2000 và tiếp tục tăng năm 2003 là 77,66%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo cũng tăng liên tục từ 10% năm 1996 lên khoảng 20% năm 2000. Năm 2003 ước lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm 20,99% trong tổng số lao động nói chung. ậ nông thôn, lao động có trình độ kỹ thuật chiếm 13,3% lực lượng lao động trong khu vực, ở thành thị tỷ lệ này là 45,020 gấp 3,5 lần so với khu vực nông thôn. Nghành nông nghiệp chiếm 60,5% tổng số lực lượng lao động cả nước nhưng chỉ chiếm 3,8% số lao động được đào tạo. Những thành tựu về việc làm nói trên đều bắt nguồn từ đường lối đổi mới của đảng song vẫn còn nhiều hạn chế. Việc thực hiện mục tiêu về giải quyết việc làm ở địa phương còn lúng túng, việc giải ngân quỹ quốc gia về hỗ trợ việc làm còn chậm, hiệu quả một số dự án tạo việc làm còn thấp 1.4. Chính sách xoá đói giảm nghèo: Chính sách xoá đói giảm nghèo được nhà nước thực hiện trên phạm vi cả nước từ năm 1992 chính phủ đã đưa ra thực hiện nhiều chương trình, dự án tham gia thực hiện xoá đói giảm nghèo như: - Dự án trồng 5 triệu ha rừng: để tạo việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. - Chương trình 773: khai hoang, tạo ra tlsản xuất là đất cho người nghèo và xây dựng các cơ sở phúc lợi xã hội ở các xã nghèo. - Chương trình quốc gia về việc làm: - Chương trình GD-ĐT: xoá nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, cung cấp sách giáo khoa cho học sinh miền núi và dân tộc, nâng cấp cơ sở vật chất cho các trường phổ thông - Chương trình y tế - Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn - Chương trình dân số và kế hoạch gia đình - Chương trình bảo vệ chăm sóc trẻ em - Một số nhiệm vụ, chính sách tham gia xoá đói giảm nghèo - Chương trình dự án hợp tác quốc tế Năm 2003, tổng số vốn nhà nước đầu tư cho chương trình xoá đói giảm nghèo là 660 tỷ đồng. Tổng số vốn của ngân hàng chính sách xh tính đến ngày 31-12-2003 ước tính là 8400 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2002. Theo số liệu của bộ lao động thương binh và xã hội, trong thời gian qua chúng ta đã giảm được 2 triệu hộ nghèo , tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh (theo chuẩn Việt Nam), từ trên 30% năm 1992 xuống còn 10% năm 2000, mỗi năm bình quân giảm được 250000 hộ riêng giai đoạn 1996-2000 mỗi năm giảm được 300000 hộ( chiếm 2%) Theo kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002 của bộ lao động – thương binh xã hội thực hiện tháng 7-2003, tỷ lệ đói về lương thục, thực phẩm cả nước là 9,94% ở thành thị tỷ lệ là 3,86%, ở nông thôn là 11,98%. Vùng có tỷ lệ ngèo đói về lương thực, thực phẩm cao nhất là tây bắc(28,05%) gấp 1x2,5 lần vùng có tỷ lệ thấp nhất là đông nam bộ(2,23%) Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, khoảng 35% (năm 2000); tỷ lệ tái đói nghèo trong tổng số hộ vừa thoát ngưỡng đói nghèo còn cao, bình quân hàng năm khoảng 7%. Riêng năm 1999 có 4/5 nghìn hộ vượt qua được ngưỡng nghèo đói thì có tới 75 nghìn hộ lại tái nghèo(chiếm 18%) 1.5. Chính sách bảo hiểm xã hội: Các chính sách về bảo hiểm xã hội trong thời gian qua đã được đổi mới theo hướng mở rộng đối với người lao động thuôcj các thành phần kinh tế. Năm 2002, số lao động tham gia bảo hiểm tăng gấp 2 lần so với năm 1995. Thực hiện nguyên tắc cùng chia sẻ trách nhiệm về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Nguyên tắc này đã góp phần làm giảm đáng kể gánh nặng cho ngân sách nhà nướcvề bảo hiểm xh, bảo hiểm y tế đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lao động. Mặt khác làm cho nguồn thu quỹ bảo hiểm xã hội ngày càng tăng lên từ78,4 tỷ đồng năm 1995 lên 3875,9 tỷ đồng năm 1998 và 6334,6 tỷ năm 2001, số thu bảo hiểm xh năm 2002 tăng gấp 3 lần số thu bảo hiểm năm 1996, nhờ đó quỹ bảo hiểm xã hội có thể tự hạch toán độc lập trong tương lai. Việc hình thành quỹ BHXH tập trung thống nhất và giao cho BHXH Việt Nam quản lý, đánh dấu một bước ngoặt trong cải cách BHXH ở nước ta. Mặt khác, quỹ còn độc lập với ngân sách nhà nước được thực hiện theo cơ chế tự quản của 3 bên tham gia đóng góp ( nhà nước, chủ sử dụng lao động và người lao động) là phù hợp tình hình thực tế ở nước ta đương nhiên quỹ hạch toán độc lập vẫn còn được nhà nước hỗ trợ trong các trường hợp bất khả kháng dẫn đến mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội không có khả năng thanh toán để bảo vệ lợi ích của người lao động tham gia BHXH từ khi quỹ BHXH đưọưc quản lý tập trung thống nhất hạch toán độc lập, số thu của quỹ ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước, đồng thời cũng giảm dần từ nguồn chi của ngân sách nhà nước, số thu vào quỹ trong các năm đều lớn hơn số chi, phần quỹ BHXH tạm thời nhận rồi đã bước đầu thực hiện đầu tư có hiệu quả. Tình hình đầu tư quỹ BHXH Tổng số thu BHXH Tổng số chi từ quỹ BHXH Thu từ là đầu tư Tổng quỹ BHXH đến cuối năm Quý iv/1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 788 2.570 3.524 3.898 4.186 5.198,2 6.348,2 6.793 42 383 593 751 940 1.333 1.856 2.439 - - 209 472 665 824 864 1.605 746 2.996 5.742 8.887 12.241 16.285 21.690 26.694.3 Đối tượng tham gia bhxh theo nghị định số 12/CP có tăng nhưng nhìn chung còn rất hạn chế. Lao động khu vực ngoài quốc doanh trong những năm gần đây tăng mạnh, nhưng số lao động tham gia bảo hiểm xh ở khu vực này còn rất ít, mới chỉ có 351.784 nghìn người chiếm 9,8% tổng số lao động của khu vực ngoài quốc doanh trong tổng số gần 40 triệu lao động ở nước ta đến nay mới chỉ có 12,6% lực lượng lao động tham gia BHXH với mức đóng góp là 20% tổng quỹ tiền lương. 2. Đánh giá kết quả chung và những vấn đề dặt ra trong phân phối thu nhập : Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, mức sống của nhân dân đã được cải thiện điều đó thể hiện ở sự gia tăng mức thu nhập của người nghèo và khả năng tiếp cận các dịch vụ XH của họ như giáo dục cơ bản, y tế. Mức sống của dân càng thể hiện rõ ở GDP bình quân đầu người năm 2002 đạt gần 400USD /năm tăng gấp đôi năm 1990. Quy mô kinh tế năm 2002 gấp gần 2,4 lần năm 1990. Năm 2003, tính chung cho cả nước thì tiền lương bình quân tháng là 775000 d. Bên cạnh mức sống được cải thiện, thì cùng diễn ra sự phân hoá giàu nghèo, hệ phân tầng xã hội theo mức sống ngày càng tăng. Năm 1999, điều tra 2,5 vạn hộ đại diện cho cả nước, 7 vùng sinh thái, khu vực thành thị, nông thôn, thì chênh lệch thu nhập giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo là 6,5 lần năm 1995, 7 lần năm 1996; 7,3 lần năm 1997 và 8,9 lần năm 1999. Như vậy, hệ số thu nhập giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo đều tăng qua các năm ở khu vực thành thị, nông thôn và các vùng. Nếu phân chia số hộ điều tra theo 10 nhóm ( mỗi nhóm 10% số hộ): 20 nhóm ( mỗi nhóm 5% số hộ) và 50 nhóm (mỗi nhóm 2% số hộ) thì năm 1999 chênh lệch giữa nhóm có thu nhập cao nhất và nhóm có thu nhập thấp nhất tương ứng như sau: 12,0 lần; 17,1 lần đến 29,4 lần. Có thể nhận thấy việt nam dã rơi vào mức bất bình đẳng trung bình so với các nước khác. Sự phân hoá giàu nghèo ngày càng lan rộng sẽ lan sang các lĩnh vực khác như GD, chăm sóc sức khoẻ, nhà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28321.doc