Tiểu luận Thực trạng pháp luật và thực tiễn về người bị tình nghi trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003

Quyền và nghĩa vụ của người có hành động phạm pháp bị cơ quan bảo vệ pháp luật mời làm việc. Về quyền: biết lý do mời làm việc; được thông báo trước thời gian, địa điểm, người cần gặp làm việc; trình bày lời khai; đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; được giải thích nội dung chưa rõ trong quá trình làm việc; khiếu nại hành vi của người có nhiệm vụ, quyền hạn đối với họ (ví dụ như họ bị xúc phạm, bị nhục hình v.v.); được trả chi phí hợp lý cho việc di chuyển, tiền công lao động bị mất do phải làm việc với cơ quan bảo vệ pháp luật nếu sau này không chứng minh được hành vi phạm pháp. Về nghĩa vụ: khai báo về nhân thân, lý lịch trong quá trình làm việc với cơ quan bảo vệ pháp luật.

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2230 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thực trạng pháp luật và thực tiễn về người bị tình nghi trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thì được bắt khẩn cấp (khoản 1 Điều 81). “a) Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; b) Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn; c) Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ”. - So với các trường hợp bắt quả tang, tạm giam và truy nã thì bắt khẩn cấp thể hiện rõ hơn những “dấu hiệu nghi ngờ” tội phạm hay nói cách khác, chứng cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội còn mờ nhạt. Việc nghi ngờ này vẫn mang dấu ấn chủ quan của Cơ quan công an (ví dụ như xuất phát từ giả thiết điều tra và phán đoán, hoạt động khoanh vùng đối tượng). Do đó, bắt khẩn cấp dễ xảy ra oan sai. Mặt khác, điểm a, khoản 1 Điều 81 còn nêu: “Khi có căn cứ để cho rằng...” đó là căn cứ gì? Rõ ràng quy phạm mập mờ này làm cho việc áp dụng pháp luật không đảm bảo tính khả thi. - Với dấu hiệu “xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn” quy định tại điểm b và c, khoản 1 Điều 81 là khe hở cho tình trạng lạm dụng bắt khẩn cấp, xâm hại đến các quyền của người bị bắt, bị tạm giữ. Căn cứ nào để xác định việc bỏ trốn? Thực tế trường hợp nào Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát cũng có thể cho là ngăn chặn người đó bỏ trốn làm căn cứ để bắt khẩn cấp (cũng như bắt tạm giam). Rất nhiều tội phạm được thực hiện rõ về hậu quả, chứng cứ, bị hại, nơi cư trú tại địa phương nhưng bị bắt khẩn cấp mà đáng lý họ được tại ngoại để điều tra hoặc chỉ là bắt bình thường. Trong khi hậu quả của việc lạm dụng bắt khẩn cấp là rất lớn, vì bất cứ lúc nào người có hành vi có dấu hiệu phạm tội cũng có thể bị bắt, họ không kịp ăn mặc, chuẩn bị tinh thần v.v..; khoản 3 Điều 81 quy định “không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩn cấp quy định tại Điều 81...”. Về hậu quả tố tụng thì việc bắt khẩn cấp buộc Viện kiểm sát phải gấp rút xem xét phê chuẩn trong thời hạn 12 giờ, việc này khó mà đúng thời hạn tố tụng và không hoàn toàn chắc chắn là có căn cứ, hợp pháp.  - Cần phải lưu ý thêm đến việc áp dụng thời hạn tạm giữ. Đó là hết 3 ngày, Cơ quan điều tra không gia hạn tạm giữ lần 1 và hết 6 ngày Cơ quan điều tra không gia hạn tạm giữ lần thứ 2 hoặc hết thời hạn 9 ngày của thời hạn gia hạn tạm giữ lần thứ 2, Cơ quan điều tra không ra lệnh tạm giam để đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn, mà trả tự do cho người bị nghi thực hiện tội phạm. Tuy nhiên, không ít trường hợp Cơ quan điều tra chờ hết thời hạn phê chuẩn của Viện kiểm sát mới trả tự do hoặc áp dụng biện pháp ngăn chặn khác (nhiều nhất là cấm đi khỏi nơi cư trú) để tránh khỏi phải đề nghị Viện kiểm sát thay đổi biện pháp ngăn chặn, mà đáng lẽ người bị tạm giữ phải được trả tự do sớm hơn, nhằm tránh xâm hại không cần thiết đến quyền lợi của họ. Và không phải mọi trường hợp Viện kiểm sát đều phát hiện được việc bắt, tạm giữ người oan sai, không cần thiết.  - Khi lập biên bản bắt người bị nghi thực hiện tội phạm, ít khi Điều tra viên ghi ý kiến hoặc khiếu nại của họ theo quy định tại Điều 84 BLTTHS 2003. Biên bản bắt theo mẫu thường thấy Điều tra viên ghi phần ý kiến của người bị bắt là “chấp hành” mặc dù sau này trong giai đoạn truy tố, xét xử bị can, đã có bị cáo khiếu nại về việc tài sản, đồ vật, tài liệu của họ bị thất lạc. Luật quy định thành phần chứng kiến việc bắt người gồm có đại diện chính quyền địa phương hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị bắt cư trú, làm việc, người láng giềng của người bị bắt là rất tiến bộ vì nó tạo ra tính khách quan. Nhưng trên thực tế, không phải lúc nào cũng có đầy đủ các thành phần này, vì người bị bắt có thể ở các vị trí, địa điểm khác nhau, thường là do trinh sát của lực lượng công an tiến hành; và việc thông báo việc bắt thường bị chậm trễ, thậm chí là không được thông báo theo Điều 85 BLTTHS 2003 nên người thân thích của người bị bắt  không biết người nhà đã bị bắt ở đâu, ai bắt, bằng cách nào, bắt vì tội gì, có bị dùng vũ lực không? Mặt khác, người thi hành lệnh bắt có thể dùng vũ lực thái quá hoặc là bắt xong rồi mới đưa biên bản cho người chứng kiến ký cho đủ thủ tục tố tụng. Những việc làm này tưởng chừng đơn giản, nhưng xem xét dưới góc độ đảm bảo quyền con người theo chuẩn mực chung của quốc tế thì nó đã xâm hại đến quyền tự do thân thể của công dân. Hạn chế khác là, BLTTHS 2003 không quy định cụ thể, có hệ thống về quyền và nghĩa vụ của người bị bắt, chỉ có cho người bị tạm giữ theo Điều 48. Nếu chỉ hiểu người bị tình nghi là người bị tạm giữ thôi thì không đủ, mà cần phải được mở rộng thêm cả người bị cơ quan công an mời làm việc, xác minh. Chúng tôi thấy, hình như các quy định bắt và tạm giữ trong pháp luật TTHS nước ta đã nghiêng về dùng sức mạnh cưỡng chế hơn là về đảm bảo quyền. Các quyền của người tạm giữ bao gồm: 1) được biết lý do mình bị tạm giữ; 2) được giải thích quyền và nghĩa vụ; 3) trình bày lời khai; 4) tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa; 5) đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; 6) khiếu nại về việc tạm giữ, quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trong đó, đáng chú ý là quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa, đây là một quyền mới trong BLTTHS 2003, cùng với quy định tại Điều 58 - Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa (có mặt khi lấy lời khai, được hỏi người tạm giữ; thu thập chứng cứ từ người bị tạm giữ; gặp người bị tạm giữ) đã thể hiện sự tiến bộ về mặt lập pháp để chứng tỏ rằng, quyền bào chữa có từ khi một người bị tạm giữ. Tuy nhiên trên thực tế, các quy định này không hiệu quả do nhiều nguyên nhân, trong đó sự phụ thuộc từ chính rào cản các quy phạm pháp luật khác. Đơn cử như tại điểm g, khoản 2 Điều 58 BLTTHS 2003 quy định một trong các quyền của người bào chữa là “đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật”. Như vậy, chỉ khi kết thúc điều tra thì người bào chữa mới được thực hiện quyền này cho nghiệp vụ bào chữa của mình. Quy định này đã hạn chế quyền bào chữa - một quyền con người được pháp luật của các nước trên thế giới ghi nhận. Đáng lẽ từ giai đoạn tạm giữ, tạm giam, người bào chữa phải được đọc, ghi chép và sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án để chuẩn bị chứng cứ, thu thập chứng cứ có lợi, bác bỏ chứng cứ bất lợi ngay trong giai đoạn điều tra, truy tố, không để bị động trong bào chữa tại phiên tòa (trong giai đoạn điều tra, người bào chữa tiếp cận tài liệu trong hồ sơ vụ án và gặp người bị tạm giữ, bị can là rất khó khăn vì lý do Điều tra viên sợ lộ bí mật điều tra, nên đến giai đoạn chuẩn bị xét xử, người bào chữa mới nghiên cứu hồ sơ). Bên cạnh đó, so với luật cũ, BLTTHS 2003 quy định bổ sung người bào chữa được gặp người bị tạm giữ và tại điểm b khoản 3 Điều 58 còn xác lập nhiệm vụ của người bào chữa “giúp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ”. Có thể nói, đây là một số quy định manh nha về quyền tư vấn pháp luật nhưng chưa được quy định chính thức song song với quyền bào chữa. Điều này vừa không tạo ra sự bảo đảm về quyền con người, cũng là nguyên nhân để cơ quan điều tra không cho người bào chữa gặp người bị tạm giữ theo điểm e, khoản 2 của Điều 58. Quyền bào chữa và quyền tư vấn pháp luật quan hệ biện chứng với nhau, trong nhiều hoàn cảnh do một chủ thể là người bào chữa tiến hành, nhưng chúng độc lập với nhau. Đồng thời, trong các quyền của người bị tạm giữ theo BLTTHS đã không xác lập Quyền im lặng và Quyền được bồi thường thiệt hại do bị bắt, bị tạm giữ oan sai; do tài sản, đồ vật, tài liệu bị mất mát hư hỏng do người tiến hành tố tụng gây ra. Nghĩa vụ chỉ quy định bó hẹp là người bị tạm giữ thực hiện các quy định về tạm giữ mà không được mở rộng đối với nghĩa vụ khai báo về nhân thân, lý lịch của họ; nghĩa vụ hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng; nghĩa vụ chấp hành các quy định khác của pháp luật TTHS. Điều này phần nào gây khó khăn cho công tác điều tra xác minh hành vi phạm pháp của người bị buộc tội. Một thực tế khác là chính quyền địa phương bắt người tạm giữ hành chính theo thẩm quyền trong thời hạn 12 đến 24 giờ, sau đó xét thấy người bị bắt có dấu hiệu tội phạm nên đã chuyển tài liệu và người cho Cơ quan điều tra. Cơ quan tiếp nhận quyết định tạm giữ hình sự, tiến hành điều tra vụ án. Tuy nhiên điều đáng quan tâm là thời hạn tạm giữ hình sự tính từ giờ, ngày nhận người bị bắt chứ không phải từ giờ, ngày bị bắt tạm giữ hành chính. Pháp luật TTHS quy định ngày tạm giữ hình sự một người tính từ ngày Điều tra viên bắt hoặc ngày nhận người bị bắt. Như vậy trong trường hợp này, người bị tình nghi bị bất lợi về cách tính thời hạn đã bị tạm giữ liên quan đến hậu quả pháp lý họ phải gánh chịu trong vụ án hình sự. 1.2.2. Áp dụng biện pháp ngăn chặn khác đối với người bị tình nghi Các biện pháp ngăn chặn như cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm chỉ áp dụng cho bị can, bị cáo, không được đặt ra đối với người bị bắt, bị tạm giữ. Như vậy chỉ khi một người bị khởi tố mới xảy ra việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đó, điều này là một bất cập của pháp luật TTHS, vô hình chung là nguyên nhân của tình trạng Cơ quan điều tra lạm dụng việc tạm giữ người và thậm chí là khe hở nảy sinh tiêu cực trong giải quyết án hình sự. Bởi có nhiều trường hợp, người thực hiện một hành vi có dấu hiệu tội phạm (cố ý gây thương tích, trộm cắp tài sản, vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ v.v..) có nơi cư trú rõ ràng, nhân thân tốt, không cản trở việc điều tra, đã xác định được hậu quả tội phạm, ra đầu thú nhưng vẫn bị bắt tạm giữ là không cần thiết, chưa kể đến hệ quả là ở rất nhiều địa phương nhà tạm giữ, tạm giam quá tải. 1.2.3. Chế độ tạm giữ đối với người bị bắt   Theo tinh thần Điều 89 BLTTHS 2003 thì chế độ tạm giữ, tạm giam khác với chế độ người đang chấp hành hình phạt tù. Quy phạm này mang tính tùy nghi vì chế độ khác như thế nào không được nói rõ, điều kiện sinh hoạt vật chất, tinh thần tốt hơn như thế nào, sự hạn chế quyền tự do thân thể ở mức nào? Pháp luật TTHS duy trì việc tạm giữ, tạm giam quá lâu trong điều kiện buồng giam, sinh hoạt, thăm nuôi, lao động có thể nói là rất khắt khe, như buồng tạm giữ chật hẹp, xuống cấp, đặc biệt là thiếu ánh sáng, quá tải do số lượng nhiều người (người bị tạm giữ, tạm giam ở cùng buồng) và trong đó nơi vệ sinh không được tách riêng; người thân của người bị bắt chỉ được thăm nuôi 02 lần/tháng (nhiều địa phương áp dụng vào ngày 15 và 30); người bị tạm giữ, tạm giam không được mặc đồ riêng mà mặc đồ như người đang chấp hành phạt tù; người có bệnh truyền nhiễm (như HIV...) giam giữ chung với nhau; tạm giữ, tạm giam chung giữa người chưa thành niên với người trưởng thành... đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bị tạm giữ, tạm giam. 1.2.4. Hoạt động khám nghiệm hiện trường, thực nghiệm điều tra Hoạt động khám nghiệm hiện trường đòi hỏi phải kịp thời, ngay sau khi có sự việc phạm tội tại nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm, nhằm phát hiện dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án. Nó chủ yếu được tiến hành trước khi khởi tố vụ án. Đây là hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng nhằm tìm chứng cứ ban đầu phục vụ cho việc khởi tố bị can, đánh dấu cho quá trình chứng minh tội phạm về sau. Đối với người bị tình nghi thì hoạt động này phải được tiến hành nhanh chóng từ phía chủ thể là Nhà nước - có khách quan hay không đòi hỏi họ phải được chứng kiến, tạo cơ sở cho họ thực hiện quyền khiếu nại, chứng minh sự vô tội. Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 150 BLTTHS hiện hành quy định “có thể để cho bị can, người bị hại, người làm chứng và mời nhà chuyên môn tham dự việc khám nghiệm” mà không có mặt của người bị bắt, bị tạm giữ chưa bị khởi tố trong trường hợp cần thiết, trong khi hoạt động khám nghiệm hiện trường chủ yếu tiến hành trước khi khởi tố vụ án như đã nêu trên (Điều 153 về Thực nghiệm điều tra có quy định người bị tạm giữ tham gia trong trường hợp cần thiết). 1.2.5. Hoạt động khám xét, thu giữ, tạm giữ đồ vật tài liệu Các hoạt động này trực tiếp ảnh hưởng đến quyền tự do thân thể, quyền bí mật đời tư và quyền sở hữu tài sản của công dân, do đó, Điều 140 BLTTHS 2003 quy định chặt chẽ về căn cứ khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm là, “khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án”. Tuy nhiên, người bị khám xét có thể bị xâm phạm một cách trái pháp luật do hoạt động của người tiến hành tố tụng gây ra bởi không phải trong mọi trường hợp đều có thể nhận định đúng. Chính vì vậy, BLTTHS quy định thủ tục để đảm bảo về quyền cho người bị khám xét, là: thẩm quyền ra lệnh khám xét; khám người phải đọc lệnh, giải thích quyền và nghĩa vụ và đưa cho đương sự đọc lệnh khám đó, nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến; việc khám chỗ ở, địa điểm phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ, có đại diện chính quyền cấp xã và người láng giềng chứng kiến, khám chỗ làm việc của một người thì phải có mặt của người đó, có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến; không được khám chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn v.v.. Song cần phải chú ý là khoản 3 Điều 142 cho phép khám người mà không cần có lệnh trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người đồ vật, tài liệu cần thu giữ. Việc thi hành quyền hạn này có xâm phạm đến người bị bắt vì bị tình nghi không? Chúng tôi cho rằng, Điều tra viên có thể làm (và đã xảy ra trên thực tế) do tính chất cần kịp thời thu thập dấu vết, chứng cứ tội phạm để tránh bị hủy bỏ, và hoạt động khám xét không cần lệnh này gắn liền với việc bắt người đã được ban hành lệnh trước đó. Mặt khác, Điều 145 quy định, trong trường hợp cần thiết phải niêm phong đồ vật, tài liệu khi khám xét... là một khe hở của pháp luật. Bởi vô hình trung, tài sản, đồ vật, vật chứng, bao gồm trong đó có tài sản, giấy tờ là tư vật của đương sự không liên quan đến việc phạm tội nhưng không được niêm phong (chỉ lập biên bản tạm giữ nhưng việc này không đảm bảo chắc chắn sau này đồ vật, tài liệu, vật chứng còn nguyên vẹn). Đã xảy ra nhiều vụ án tài sản, đồ vật là tư vật của đương sự bị thất lạc, mất mát gây khó khăn cho việc xử lý trong giai đoạn truy tố, xét xử và thi hành án. 1.2.6. Xem xét dấu vết trên thân thể Đây cũng là một hoạt động TTHS nhạy cảm được tiến hành đối với người bị tình nghi. Dấu vết được xem xét là một nguồn chứng cứ quan trọng chứng minh họ có tội hay vô tội. Chứng cứ này thông thường được so sánh kết hợp với các chứng cứ khác trong vụ án để chứng minh giả thuyết điều tra, nhưng trong một hoàn cảnh phạm tội khác thì nó lại có ý nghĩa độc lập ở vị trí then chốt (chứng cứ phụ - chứng cứ gốc) trong việc chứng minh. Ví dụ như vết cào xước trên cơ thể nạn nhân trong vụ án hiếp dâm chứng minh cho hành vi dùng vũ lực của người bị tình nghi v.v.. Tuy nhiên, Điều 152 đã không quy định thủ tục chụp ảnh (như có được chụp ảnh khỏa thân hay không, chụp ở nơi vùng kín khi không được sự đồng ý của người bị khám xét giải quyết như thế nào, việc niêm phong, lưu giữ ảnh chụp theo chế độ nào); trước khi xem xét dấu vết, đối tượng không đồng ý thì giải quyết ra sao, ý kiến, đánh giá của họ như thế nào về dấu vết và kết quả khám xét? Một số hoạt động xem xét dấu vết trên thân thể vi phạm như việc chụp hình, mô tả cẩu thả hoặc là người tham gia không phải là bác sỹ có chuyên môn cao mà là y tá, y sỹ (trong các vụ án hiếp dâm, giao cấu với trẻ em thì dấu vết được bác sỹ mô tả đòi hỏi độ chính xác cao để có cơ sở xử lý vụ án đúng người, đúng tội)... 1.2.7. Hoạt động trưng cầu giám định Nguồn chứng cứ trong các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định đòi hỏi phải có cơ quan chuyên môn đánh giá, kết luận về bản chất của nó, có ý nghĩa rất quan trọng cho việc xác định tính chân thực của hành vi khách quan do người tình nghi thực hiện. Điều đó thể hiện trách nhiệm chủ yếu của phía Nhà nước trong việc chứng minh tội phạm, tránh những xâm hại đối với quyền của công dân. Đồng thời, người tham gia tố tụng có quyền yêu cầu thông báo nội dung giám định, được trình bày những ý kiến của mình về kết luận giám định, yêu cầu giám định bổ sung, hoặc giám định lại. Tuy nhiên, luật lại không quy định quyền được yêu cầu giám định cho người bị bắt, người bị tạm giữ, kể cả bị can và người tham gia tố tụng khác và trách nhiệm thực hiện yêu cầu đó của cơ quan tiến hành tố tụng ra sao? Thông thường, hoạt động giám định là nhằm tìm căn cứ phục vụ cho việc khởi tố bị can (như giám định thương tích, giám định tài sản thiệt hại do bị trộm cắp, bị hủy hoại v.v..) nhưng như đã đề cập, các căn cứ về giám định cho phép tiến hành chủ yếu sau khi đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, điều này là bất hợp lý. Việc tiến hành giám định chỉ do ý chí của cơ quan tiến hành tố tụng thì không đảm bảo được tính kịp thời, khách quan, chưa tạo điều kiện cho quyền chứng minh vô tội của người tham gia tố tụng. Khoản 2 Điều 158 chỉ quy định cơ quan điều tra, viện kiểm sát nếu không chấp nhận yêu cầu giám định bổ sung, giám định lại của bị can và những người tham gia tố tụng khác thì phải nêu rõ lý do và thông báo cho họ biết. Chúng tôi cho rằng, yêu cầu giám định là một quyền cơ bản của người bị bắt, bị nghi ngờ thực hiện tội phạm và người tham gia tố tụng khác, do đó pháp luật cần quy định họ có quyền yêu cầu và trong mọi trường hợp việc giám định phải được tiến hành, người yêu cầu có nghĩa vụ trả chi phí giám định, trường hợp bắt buộc giám định thì Nhà nước chịu chi phí. 2. Kiến nghị hoàn thiện các quy định của BLTTHS 2003 về người bị tình nghi Một là, thiết lập khái niệm về người bị tình nghi trong vụ án trong BLTTHS dự kiến sửa đổi trong thời gian tới như sau: Người bị tình nghi trong vụ án là người bị buộc tội trong trường hợp cơ quan điều tra tiến hành các hoạt động điều tra ban đầu, bao gồm người có hành động phạm pháp bị mời làm việc, người bị bắt, hoặc bị tạm giữ, nhưng chưa bị khởi tố bị can. Theo khái niệm này, người bị tình nghi trong vụ án trước hết là người bị buộc tội. Khái niệm buộc tội cần được hiểu là một người bị cơ quan bảo vệ pháp luật nghi ngờ do hành động phạm pháp của họ và trên cơ sở các hoạt động điều tra ban đầu như bị triệu tập, bị mời làm việc, bị xác minh, bị lấy lời khai..., chỉ ba đối tượng là người có hành động phạm pháp bị mời làm việc, người bị bắt và người bị tạm giữ, không bao gồm người bị khởi tố, bị tạm giam hoặc bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác và chỉ tồn tại trước giai đoạn khởi tố bị can. Theo pháp luật TTHS một số nước trên thế giới, người bị tình nghi trong vụ án có khái niệm rộng hơn về đối tượng hoặc không được phân định rạch ròi là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo như ở nước ta, nghĩa là người bị tình nghi tồn tại từ giai đoạn điều tra ban đầu cho đến khi có bản án có hiệu lực pháp luật. Khái niệm về người bị tình nghi trong vụ án ở nước ta mà chúng tôi đã đề xuất xây dựng chỉ với đối tượng và phạm vi tố tụng hẹp là xuất phát từ đặc điểm, bản chất của mỗi mô hình tố tụng - thẩm vấn và tranh tụng khác nhau - quy định nên các hình thức hoạt động tố tụng hình sự nhưng đều duy trì ý chí, thái độ của Nhà nước về đường hướng xử lí tội phạm. Từ thực tiễn hoạt động TTHS và sự phân định rạch ròi của BLTTHS về người tham gia tố tụng đã thể hiện một người bị khởi tố (bị can) phải được Viện kiểm sát phê chuẩn, trước đó cơ quan điều tra đã thu thập chứng cứ phục vụ cho việc khởi tố tương đối vững chắc để buộc tội (yếu tố nghi ngờ, giả thiết trở nên rất ít hoặc không có) nếu không muốn nói là sau khi khởi tố bị can chỉ là những hoạt động củng cố, bổ sung chứng cứ, các hoạt động phần lớn làm đủ theo thủ tục tố tụng. Đối với khái niệm về người bị tình nghi trong BLTTHS thực tại còn xảy ra khả năng cho rằng, xuất phát từ nguyên tắc suy đoán vô tội, nguyên tắc không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của tòa án có hiệu lực pháp luật và theo chuẩn mực chung của thế giới về quyền con người cần mở rộng đối tượng, phạm vi tố tụng trong khái niệm người bị tình nghi trong vụ án. Hai là, xây dựng khái niệm hoạt động điều tra ban đầu như sau: Hoạt động điều tra ban đầu là hoạt động nghiệp vụ của cơ quan điều tra, (bao gồm cả hoạt động trinh sát điều tra) nhằm thu thập chứng cứ chứng minh hành vi của người có dấu hiệu tội phạm phục vụ cho việc khởi tố bị can. Ba là, bổ sung chủ thể là người bị tình nghi vào nguyên tắc xác định sự thật của vụ án tại Điều 10 như sau: “…Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Người bị tình nghi, bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”. Bốn là, xác lập quyền và nghĩa vụ của người bị tình nghi trong vụ án. - Quyền và nghĩa vụ của người có hành động phạm pháp bị cơ quan bảo vệ pháp luật mời làm việc. Về quyền: biết lý do mời làm việc; được thông báo trước thời gian, địa điểm, người cần gặp làm việc; trình bày lời khai; đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; được giải thích nội dung chưa rõ trong quá trình làm việc; khiếu nại hành vi của người có nhiệm vụ, quyền hạn đối với họ (ví dụ như họ bị xúc phạm, bị nhục hình v.v..); được trả chi phí hợp lý cho việc di chuyển, tiền công lao động bị mất do phải làm việc với cơ quan bảo vệ pháp luật nếu sau này không chứng minh được hành vi phạm pháp. Về nghĩa vụ: khai báo về nhân thân, lý lịch trong quá trình làm việc với cơ quan bảo vệ pháp luật. - Quyền và nghĩa vụ của người bị bắt. Về quyền: biết lý do bị bắt và đưa ra ý kiến vào biên bản bắt người; được thông báo về việc bị bắt; khiếu nại về việc bắt (ví dụ như bắt không đúng thủ tục tố tụng, bắt sai đối tượng v.v..); quyền khiếu nại về việc tạm giữ đồ vật, tài liệu và tài sản là tư vật của họ; yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng mời luật sư bào chữa cho mình ngay sau khi bị bắt; trình bày lời khai; được bồi thường thiệt hại do bị bắt oan, sai. Về nghĩa vụ: khai báo về nhân thân, lý lịch; chấp hành lệnh bắt và khám xét trong quá trình bắt và các quy định khác của BLTTHS. - Quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ. Về quyền: sửa đổi, bổ sung quy định Điều 48 về quyền của người bị tạm giữ như sau: “a) Được biết lý do mình bị tạm giữ và theo tội danh nào; b) Được giải thích quyền và nghĩa vụ; c) Trình bày lời khai; d) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; đ) Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa; e) Quyền có người bào chữa bên cạnh khi cơ quan tiến hành tố tụng lấy lời khai; g) Quyền tư vấn pháp luật; h) Quyền im lặng; i) Khiếu nại về việc tạm giữ, quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.  k) Được bồi thường thiệt hại do bị tạm giữ oan sai; l) Được bồi thường thiệt hại do tài sản, đồ vật, tài liệu bị mất mát hư hỏng do người tiến hành tố tụng gây ra. m) Gặp hoặc trao đổi trực tiếp qua điện thoại với người thân, hoặc với người bào chữa để được tư vấn pháp luật khi không muốn gặp trực tiếp. n) Tiếp nhận, d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện các quy định về người bị tình nghi trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.doc
Tài liệu liên quan