Không phải là chỉ có ở các thành phố lớn, mà ở đâu cũng vậy, cơn lốc đô thị hoá đang làm co dần diện tích đất cho trồng trọt, cho nông nghiệp.
Trước khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra rất chậm chạp, nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nặng nề tính bao cấp và ảnh hưởng của chiến tranh chậm thay đổi. Sau khi chuyển đổi cơ chế kinh tế từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường, quá trình đô thị hóa đã có những chuyển biến nhanh hơn, đặc biệt trong những năm gần đây khi tình hình công nghiệp hóa trên đất nước đang diễn ra mạnh mẽ. Tốc độ đô thị hóa (so với số dân) ở Việt Nam khá nhanh: 18,5% (năm 1989); 20,5% (1997); 23,6% (1999) và nay là 25%.
16 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 6676 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THẢO LUẬN THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Nhóm thực hiện : Trần Nguyễn Quỳnh Tiên Bùi Xuân Hùng Trần Xuân Phong Nguyễn Thị Kim Oanh Nguyễn Xuân Khanh Nguyễn Trọng Tuấn Đào Văn Đại Phạm Văn Mừng Nguyễn Hữu Đông Nguyễn Thị Yến Nhi Đất đai là sản phẩm thiên nhiên ban tặng cho con người. Đất đai là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, là nơi xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá- xã hội, an ninh, quốc phòng. Trong nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, là môi trường sống và là nơi cư trú cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, gia súc,cung cấp các chất dinh dưởng cần thiết cần thiết để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả cây con. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN I-Cơ sở lý luận: 1.1: Khái niệm đất đai: Theo luật đất đai của nước CHXHCN Việt Nam thì “Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, phát triển các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng”. 1.2: Đặc điểm của đất đai trong sản xuất nông nghiệp: Ruộng đất vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động. Ruộng đất bị giới hạn về mặt không gian, nhưng sức sản xuất của ruộng đất là không có giới hạn. Ruộng đất có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều. Ruộng đất - tư liệu sản xuất chủ yếu không bị hao mòn và đào thải khỏi quá trình sản xuất, nếu sử dụng hợp lý thì ruộng đất có chất lượng ngày càng tốt hơn. 1.3: Vai trò của đất đai: Đất đai là cơ sở tự nhiên, là tiền đề đầu tiên của mọi quá trình sản xuất. Ruộng đất còn là tư liệu sản xuất chủ yếu, tư liệu sản xuất đặc biệt, tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Nếu trong công nghiệp, thương mại, giao thông đất đai là cơ sở, nền móng để trên đó xây dựng nhà xưởng, cửa hàng, mạng lưới đường giao thông, thì ngược lại trong nông nghiệp ruộng đất tham gia với tư cách yếu tố tích cực của sản xuất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được. II-Cơ sở thực tiễn. Việt Nam với hơn 84 triệu dân, trong đó gần 73% dân số sinh sống ở nông thôn, khoảng 60% lực lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong tiến trình phát triển hội nhập, Đảng và nhà nước ta đã đề ra các chủ trương chính sách cũng như các giải pháp về kinh tế trong đó các chính sách về đất đai đống vai trò hết sức quan trọng trong phát triển nông nghiệp. Bởi đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là mối quan tâm hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, ngày 24/7/1993 và 26/11/2003 Luật đất đai lần thứ 2 và lần thứ 3 ra đời. Luật đất đai 2003 quy định rỏ hơn về quyền hạn, trách nhiệm của nhà nước đại diện chủ sở hửu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai. PHẦN 3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIÊP NƯỚC TA. THỰC TRẠNG CHUNG VỀ SỬ DỤNG ĐẤT. THỰC TRẠNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA. ẢNH HƯỞNG ĐÔ THỊ HÓA TỚI ĐẤT NÔNG NGHIỆP. I. THỰC TRẠNG CHUNG VỀ SỬ DỤNG ĐẤT. Bảng 1:Cơ cấu sử dụng đất nước ta năm 2008 phân theo vùng: ( ) ĐVT:nghìn ha Bảng 2: Biến động sử dụng đất qua 2 năm 2007-2008 ĐVT:nghìn ha ( II.THỰC TRẠNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA. Tổng quỹ đất tự nhiên của nước ta là 33115 ngàn ha, trong đó quỹ đất nông nghiệp năm 2008 có 24997,2 ngàn ha, chiếm 75,49%. Là nước có diện tích tự nhiên không lớn, xếp thứ 60 trong số 160 nước trên thế giới và xếp hàng thứ tư trong khối các nước Đông Nam á. Bảng 3:Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp nước ta qua hai năm 2007-2008 ĐVT: nghìn ha (Nguồn: III. ẢNH HƯỞNG ĐÔ THỊ HÓA TỚI ĐẤT NÔNG NGHIỆP. Không phải là chỉ có ở các thành phố lớn, mà ở đâu cũng vậy, cơn lốc đô thị hoá đang làm co dần diện tích đất cho trồng trọt, cho nông nghiệp. Trước khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra rất chậm chạp, nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nặng nề tính bao cấp và ảnh hưởng của chiến tranh chậm thay đổi. Sau khi chuyển đổi cơ chế kinh tế từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường, quá trình đô thị hóa đã có những chuyển biến nhanh hơn, đặc biệt trong những năm gần đây khi tình hình công nghiệp hóa trên đất nước đang diễn ra mạnh mẽ. Tốc độ đô thị hóa (so với số dân) ở Việt Nam khá nhanh: 18,5% (năm 1989); 20,5% (1997); 23,6% (1999) và nay là 25%. Quá trình đô thị hóa nông thôn hiện nay tập trung mạnh tại các đô thị lớn và diễn ra không đồng đều giữa các vùng trong cả nước. Chất lượng và trình độ đô thị hóa nông thôn còn thấp Trong quá trình phát triển, ở ngoại thành đã phát sinh nhiều vấn đề mới: đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, bình quân mỗi năm từ 800 ha đến 1.000 ha, số dân nông thôn có chiều hướng tăng (cơ học và tự nhiên), lao động cũng tăng. Đó là chưa nói đến các vấn đề xã hội khác như: ô nhiễm môi trường, các tệ nạn, v.v. Kết quả của làn sóng đô thị hóa cộng với quá trình tăng dân số đã làm cho đất nông nghiệp bình quân đầu người giảm, chỉ còn dưới 0,1ha/người (bình quân trên thế giới là 0,25ha/người). Đã vậy, quá trình đô thị hoá vẫn chưa và chưa thể dừng lại. Việc thu hẹp đất canh tác đang tiềm ẩn những nguy cơ. Chỉ trong vòng ba năm, từ 2001- 2004, diện tích đất trồng lúa của cả nước đã giảm 338 ngàn ha. Trong khi đó, để đảm bảo an ninh lương thực tới năm 2010, riêng tại đồng bằng sông Hồng, diện tích sản xuất cây lương thực, thực phẩm phải có 615 ngàn ha đất, trong đó đất trồng lúa 572 ngàn ha, còn 43 ngàn ha là đất trồng màu. Cùng với số đất bị thu hồi, tình trạng nông dân không có việc làm trở nên bức xúc hơn bao giờ hết. Bình quân mỗi năm có khoảng 13-15 nghìn lao động không có việc, phần lớn lại chưa qua đào tạo nghề. PHẦN 4: GIẢI PHÁP Thực hiện đánh giá đất đai theo số lượng, chất lượng và các điều kiện gắn với đất đai làm cơ sở khoa học cho việc phân loại, bố trí quy hoạch sử dụng đất theo hướng khai thác lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phương. Đẩy mạnh thâm canh nông nghiệp, đồng thời tích cực mở rộng diện tích bằng khai thác và tăng vụ. Phải sử dụng một cách tiết kiệm quỹ đất nông nghiệp, đặc biệt là việc chuyển đất nông nghiệp sang mục đích sử dụng khác. Đẩy mạnh công tác chuyển đổi ruộng đất nhằm khắc phục tình trạng phân tán manh mún trong sử dụng đất. Thúc đẩy quá trình tập trung ruộng đất, khuyến khích thực hiện phương thức "ai giỏi nghề gì làm nghề đó“ Phải kết hợp chặt chẽ giữa khai thác với bảo vệ, bồi dưỡng và cải tạo ruộng đất. Tăng cường quản lý Nhà nước đối với ruộng đất.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp.ppt