Tiểu luận Thực trạng thất nghiệp ở nông thôn Việt Nam, nguyên nhân và giải pháp

Nền nông nghiệp Việt Nam còn manh mún nhỏ lẻ, sản xuất theo hình thức lạc hậu, máy móc kĩ thuật chưa được áp dụng nhiều làm cho năng suất không cao và tạo ra một lượng lớn lao động nhàn rỗi sau mùa vụ .chưa tận dụng hết khả năng tăng gia sản xuất, nguồn lao động trong khu vực kinh tế nông thôn dồi dào. Thu nhập của người sản xuất nông nghiệp còn thấp, tỉ lệ thất nghiệp mùa vụ cao, nhu cầu việc làm cấp thiết dẫn đến hiện tượng di dân gây áp lực việc làm cho khu vực thành thị và tính không ổn định của lớp lao động này làm nguy cơ thất nghiệp càng cao .

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8328 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thực trạng thất nghiệp ở nông thôn Việt Nam, nguyên nhân và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, tiêu tốn thời gian vô nghĩa, không có khả năng chi trả, mua sắm vật dụng thiết yếu cũng như các hàng hóa tiêu dùng. Yếu tố sau là vô cùng trầm trọng cho người gánh vác nghĩa vụ gia đình, nợ nần, chi trả chữa bệnh. Những nghiên cứu cụ thể chỉ ra rằng, gia tăng thất nghiệp đi liền với gia tăng tỷ lệ tội phạm, tỷ lệ tự tử, và suy giảm chất lượng sức khỏe. Theo một số quan điểm, rằng người lao động nhiều khi phải chọn công việthu nhập thấp (trong khi tìm công việc phù hợp) bởi các lợi ích của bảo hiểm xã hội chỉ cung cấp cho những ai có quá trình làm việc trước đó. Về phía người sử dụng lao động thì sử c dụng tình trạng thất nghiệp để gây sức ép với những người làm công cho mình (như không cải thiện môi trường làm việc, áp đặt năng suất cao, trả lương thấp, hạn chế cơ hội thăng tiến, v.v..). Cái giá khác của thất nghiệp còn là, khi thiếu các nguồn tài chính và phúc lợi xã hội, cá nhân buộc phải làm những công việc không phù hợp với trình độ, năng lực. Như vậy thất nghiệp gây ra tình trạng làm việc dưới khả năng. Với ý nghĩa này, thì trợ cấp thất nghiệp là cần thiết. Những thiệt thòi khi mất việc dẫn đến trầm uất, suy yếu ảnh hưởng của công đoàn, công nhân lao động vất vả hơn, chấp nhận thù lao ít ỏi hơn và sau cùng là chủ nghĩa bảo hộ việc làm. Chủ nghĩa này đặt ra những rào cản với người muốn gia nhập công việc, hạn chế di dân, và hạn chế cạnh tranh quốc tế. Cuối cùng, tình trạng thất nghiệp sẽ khiến cán cân đàm phán điều kiện lao động nghiêng về giới chủ, tăng chi phí khi rời công việc và giảm các lợi ích của việc tìm cơ hội thu nhập khác. Người thất nghiệp dễ ở trong tình trạng mình là người thừa tuy nhiên sự tác động là khác nhau giữa hai giới. Ở phụ nữ nếu không có việc làm ngoài thì việc nội trợ và chăm sóc con cái vẫn có thể được chấp nhận là sự thay thế thỏa đáng, ngược lại ở người nam, đem thu nhập cho gia đình gắn chặt đến giá trị cá nhân, lòng tự trọng. Nam giới khi mất việc làm thường tự ti, rất nhạy cảm và dễ cáu bẳn, họ có thể tìm đến rượu, thuốc lá để quên đi buồn phiền, tình trạng này kéo dài ngoài khả năng gây nghiện ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe còn có thể khởi tạo một vấn đề mới đó là bạo hành gia đình[2]. Họ cũng dễ bị rối loạn tâm lý như buồn phiền, mất ngủ, trầm cảm và như đã nói ở trên đôi khi còn dẫn đến hành vi tự sát. 1.2.2. Chi phí cho doanh nghiệp và giảm tăng trưởng kinh tế: Tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp – các nguồn lực con người không được sử dụng, bỏ phí cơ hội sản xuất thêm sản phẩm và dịch vụ. Thất nghiệp còn có nghĩa là sản xuất ít hơn. Giảm tính hiệu quả của sản xuất theo quy mô. Thất nghiệp dẫn đến nhu cầu xã hội giảm. Hàng hóa và dịch vụ không có người tiêu dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất lượng sản phẩm và giá cả tụt giảm. Hơn nữa, tình trạng thất nghiệp cao đưa đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so với khi nhiều việc làm, do đó mà cơ hội đầu tư cũng ít hơn. 1.2.3.Tác động tích cực đến nền kinh tế Tình trạng thất nghiệp gia tăng tương quan với áp lực giảm lạm phát. Điều này được minh họa bằng đường cong Phillips trong kinh tế học. Một tỷ lệ thất nghiệp vừa phải sẽ giúp cả người lao động và chủ sử dụng lao động. Người lao động có thể tìm những cơ hội việc khác phù hợp với khả năng, mong muốn và điều kiện cư trú. Về phía giới chủ, tình trạng thất nghiệp giúp họ tìm được người lao động phù hợp, tăng sự trung thành của người lao động. Do đó, ở một chừng mực nào đó, thất nghiệp đưa đến tăng năng suất lao động và tăng lợi nhuận II. Thực trạng thất nghiệp ở nông thôn Việt Nam. Việt Nam là một trong những nước đang phát triển, quy mô dân số và mật độ dân cư tương đối lớn so với các nước trên thế giới. Và tốc độ phát triển nhanh, trong lúc đó việc mở rộng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm gặp nhiều hạn chế như: thiếu vốn sản xuất, lao động phân bố chưa hợp lí, tài nguyên khai thác chưa hợp lí….Càng làm cho chênh lệch giữa cung và cầu lao động rất lớn gây ra sức ép về giải quyết việc làm cho toàn quốc. Việt Nam hiện nay có tới hơn 70% dân số sống tại khu vực nông thôn, là một nước có nền kinh tế nông nghiệp, lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn. Vì vậy, vấn đề lao động và việc làm ở nông thôn vốn tồn tại nhiều khó khăn, nay lại càng trở nên khó khăn hơn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Do điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện tư nhiên, tài nguyên thiên nhiên và trình độ phát triển kinh tế khác nhau giữa thành thị và nông thôn nên nguồn lao động ở các khu vực đó có mức tăng và tỉ lệ khác nhau: Bảng: Phân bố dân số và lao động giữa thành thị và nông thôn Việt Nam. Chỉ tiêu 1/4/1989 1/4/1999 1/7/2004 Nghìn người Tỷ trọng (%) Nghìn người Tỷ trọng (%) Nghìn người Tỷ trọng (%) 1.tổng dân số 64.774 100,00 76.653 100,00 82.100 100,00 Nông thôn 52.197 80,58 58.572 76,42 Thành thị 12.577 19,42 18.018 23,58 2.dân số trong độ tuổi lao động 33.496 100,00 43.556 100,00 43.255,3 100,00 Nông thôn 25.625 76,50 32.196 73,92 32.706 75,60 Thành thị 7.870 23,50 11.359 26,08 10.549, 3 24,40 Qua 3 giai đoạn điều tra dân số và dân số trong độ tuổi lao động ta thấy được, dân số nông thôn Việt Nam có xu hướng giảm tỷ trọng trong tổng dân số nhưng tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động lại tăng lên,con số này luôn trong khoảng trên 75%. Trong năm 2008, tỷ lệ thiếu việc làm của khu vực nông thôn là 6.10%( trong khi đó tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 2.34%) cao hơn so với mức 5.10% của cả nước Tỷ lệ thiếu việc làm giữa các vùng trong khu vực nông thôn cũng có sự khác nhau đang kể như: vùng đồng bằng sông Hồng là 8.23% trong khi đó ở trung du và miền núi phía Bắc là 2.56%, đồng bằng sông Cửu Long là 7.11%....... Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2008 phân theo vùng(*) % Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thiếu việc làm Chung Thành thị Nông thôn Chung Thành thị Nông thôn CẢ NƯỚC 2.38 4.65 1.53 5.10 2.34 6.10 Đồng bằng sông Hồng 2.29 5.35 1.29 6.85 2.13 8.23 Trung du và miền núi phía Bắc 1.13 4.17 0.61 2.55 2.47 2.56 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 2.24 4.77 1.53 5.71 3.38 6.34 Tây Nguyên 1.42 2.51 1.00 5.12 3.72 5.65 Đông Nam Bộ 3.74 4.89 2.05 2.13 1.03 3.69 Đồng bằng sông Cửu Long 2.71 4.12 2.35 6.39 3.59 7.11 ( nguồn : tổng cục thống kê) Theo tổng cục Thống kê (TCTK), chỉ tiêu tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta những năm gần đây chỉ được tính cho khu vực thành thị, với những người trong độ tuổi 15-60 với nam và 15-55 với nữ. Tuy nhiên, để đánh giá về tình hình lao động, còn một chỉ tiêu khác là tỷ lệ lao động thiếu việc làm. Đây là chỉ tiêu quan trọng được tính cho cả lao động ở khu vực nông thôn và thành thị,  nhưng từ trước đến nay chưa công bố. Ở Việt Nam, tỷ lệ lao động thiếu việc làm thường cao hơn tỷ lệ thất nghiệp; trong đó tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn thường cao hơn thành thị. Với cách hiểu như vậy, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam hiện là 4,65%, tăng 0,01% so với năm 2007. Trong khi đó, tỷ lệ lao động thiếu việc làm hiện là 5,1%, tăng 0,2% so với năm 2007. Đáng chú ý, tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn tới 6,1%, trong khi tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 2,3%. 5 năm lại đây, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm có xu hướng giảm 0,1-0,2%/năm. Nhưng do ảnh hưởng của biến động kinh tế thế giới, từ năm 2007 đến nay, tỷ lệ này đang tăng dần. Việt Nam đang tích cực triển khai các giải pháp để giảm tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm về đúng quỹ đạo giảm như các năm trước. Theo dự báo của TCTK, tỷ lệ thiếu việc làm năm 2009 sẽ tăng lên 5,4% (2008: 5,1% ); trong đó, khu vực nông thôn khoảng 6,4%. Nguồn lực quan trọng cho sự tăng tốc kinh tế khu vực nông thôn phải kể tới là nguồn lao động qua đào tạo. Mặc dù, trong thời gian qua, lộ trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp khá nhanh, đã chuyển đổi số lượng không nhỏ lao động thuần nông sang sản xuất công nghiệp hàng hoá. Nhiều lao động nông thôn đã được đào tạo để chuyển đổi nghề nghiệp. Song lao động ở khu vực nông nghiệp nông thôn chiếm tới 76% lực lượng lao động toàn xã hội và số lao động qua đào tạo chỉ chiếm khoảng 10% so với trên 25% ở khu vực thành thị. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, ở nông thôn dân trí thấp hơn 2 lần, nhân tài thấp hơn 8,6 lần, và nhân lực, trong đó có đào tạo nghề, thấp hơn 10 lần so với thành thị. Đó còn chưa kể tới một thực tế, hiện nay, tình trạng lao động ở nông thôn mới sử dụng khoảng 80% thời gian lao động; tỷ lệ thất nghiệp chiếm khoảng 6%; đặc biệt trong thời gian gần đây có tình trạng chuyển đổi đất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và xây dựng các công trình công cộng nên tỷ lệ lao động không có việc làm có xu hướng tăng cao... Trong thời gian tới cần có giải pháp phù hợp để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn. Nông thôn Việt Nam có nguồn lao động dồi dào và tiềm năng, là nơi cung cấp và hậu thuẫn đắc lực cho các khu đô thị và khu công nghiệp. Tuy nhiên, nguồn lao động này vẫn còn ít cơ hội để phát huy khả năng cống hiến của mình cho sự phát triển nông thôn. Đây là thách thức đối với chính lao động nông thôn và các nhà hoạch định chính sách. Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 2009, 70% dân số nước ta đang sống ở khu vực nông thôn, lao động nông thôn hiện chiếm 75% tổng lực lượng lao động cả nước và chủ yếu tập trung sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, năng suất lao động thấp, phương thức sản xuất lạc hậu, hiệu quả sản xuất không cao. Giai đoạn 2000-2007, tốc độ tăng trưởng lao động của cả nước đạt 2,79%, trong đó tốc độ tăng trưởng của lao động nông thôn là 2,18%. Năm 2007, lực lượng lao động nông thôn của cả nước là 34,8 triệu người, chiếm 74,5% tổng lực lượng lao động, trong đó số người nằm trong độ tuổi lao động là 32,73 triệu người. Lao động nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng chiếm 22,3%, vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm 21,5%, Tây Bắc chiếm 3,18% và Tây Nguyên chiếm 5,59%.... Lực lượng dồi dào như vậy nhưng trình độ chuyên môn của lao động nông thôn chưa cao. Hiện lao động có việc làm và kỹ năng chuyên môn chỉ chiếm 16,8%, còn lại 83,2% là lao động chưa qua đào tạo, chưa có trình độ kỹ thuật chuyên môn. Thêm vào đó, hầu hết các thị trường lao động vẫn chỉ tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất và ở ba vùng kinh tế trọng điểm. Ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, thị trường lao động lại chưa phát triển nên dẫn đến thực trạng là nơi thừa, nơi thiếu lao động. Qua các cuộc điều tra của Viện Xã hội học nghiên cứu về việc làm - lao động gần đây, chỉ có 2,7% thanh niên nông thôn có chuyên môn kỹ thuật bậc trung, cao trong các lĩnh vực; nhân viên kỹ thuật làm trong văn phòng khoảng 1%; trong khi đó, thanh niên nông thôn lao động giản đơn, phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao, khoảng 27%, và lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là 32%. Tỷ lệ thất nghiệp từ độ tuổi 15-29 ở nông thôn lên tới 77%. Ngoài ra, lề lối làm ăn trong ngành nông nghiệp truyền thống và tình trạng ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ như hiện nay đã hạn chế tính chủ động sang tạo của người nông dân trong sản xuất, kinh doanh cũng như khả năng tiếp cận thị trường của người lao động. Có thể thấy , cung lao động nông thôn dồi dào nhưng chất lương chưa cao cả về văn hoá , kỹ năng chuyên môn cũng còn rất hạn chế…… III. Nguyên nhân. 3.1.Quá trình đô thị hóa nông thôn: Trong những năm gần đây, nhờ các chính sách mở cửa của nền kinh tế, hàng loạt các khu công nghiệp trong nước và liên doanh nước ngoài được mở rộng và xây dựng mới. Đặc biệt phát triển rầm rộ ở khu vực các tỉnh cận thành Hà Nội_ khu vực có nguồn nhân công dồi dào, lao động dẻ, nguồn vốn bất động sản lớn, gần thị trường tiêu thụ chính…..hàng loạt các nhà máy, khu phân xưởng được dựng lên, góp phần không nhỏ vào sự đổi mới khu vực nông thôn Việt Nam, tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động phổ thông….Nhưng ngược lại, nó cũng mang lại những mặt trái: đất đai canh tác bị thu hẹp, những lao động không có trình độ, trước kia sống nhờ đồng ruộng thì giờ đã không còn đất canh tác, số tiền nhận được từ đền bù không được sử dụng hợp lí…..gây rất nhiều khó khăn cho đời sống nhân dân…..tăng tỉ lệ thất nghiệp ở nông thôn…. 3.2. Chính sách tự do hóa thương mại cải cách thị trường lao động và tác động lên thu nhập lao động nông thôn. Sự tự do hóa này sẽ khuếch đại thêm tác động của WTO lên thu nhập của lao động nông thôn qua kênh thứ nhất. Lao động nông thôn sẽ di cư ra thành thị tìm việc nhiều hơn. Quá trình di trú này làm tăng mạnh hơn nữa nguồn cung trong thị trường lao động thành thị, do đó dẫn đến giảm mạnh hơn nữa thu nhập tương đối công nhân thành thị. Ngược lại, quá trình này dẫn đến thu hẹp nguồn cung trong thị trường lao động nông thôn, dẫn đến tăng thu nhập tương đối cho lực lượng lao động còn lại ở nông thôn. Bất chấp những điều chỉnh lớn trong lực lượng lao động nông thôn đến nay, xu hướng chuyển dịch lao động dư thừa từ nông thôn ra thành thị mới chỉ dừng lại ở mức độ rất thấp và những chính sách về thị trường lao động đã tạo ra những rào cản lớn ngăn cách nông thôn với thành thị. Có những ước tính cho thấy khoảng 35-40% lực lượng lao động nông thôn bị dư thừa và năng suất lao động nông thôn cực kỳ thấp. Phần lớn lao động rời bỏ nông thôn nếu may mắn thì tìm được việc làm trong các nhà máy. Vấn đề lao động nông thôn còn trở nên nan giải với hiện thực thất nghiệp và bán thất nghiệp tương đối lớn ở thành thị, nơi mà các doanh nghiệp tư nhân chỉ mới được khuyến khích gần đây, còn các doanh nghiệp nhà nước tuy chiếm tỉ trọng đa số về vốn nhưng chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ về công ăn việc làm, nhiều trong số đó nợ nần và thua lỗ ngập đầu và đang trải qua quá trình tái cơ cấu, sát nhập, giải thể và tinh giảm biên chế. Với những nguyên nhân này, không khó hiểu tại sao tỉ trọng lao động nông nghiệp ở VN có xu hướng giảm rất chậm (quanh quẩn con số 70% trong nhiều năm nay). Sau khi gia nhập, tác động từ WTO lên thu nhập lao động nông thôn sẽ xảy ra từ hai kênh chính, có liên quan đến nhau. Thứ nhất là tiền lương thực tế của lao động nông thôn sẽ tăng tương đối so với tiền lương trong khu vực công nghiệp (thành thị). Lý do là vì cho đến nay, mức độ bảo hộ với hàng công nghiệp vẫn lớn hơn hàng nông sản, và do đó sau khi gia nhập WTO, sự cắt giảm thuế và các loại bảo hộ phi thuế quan khác trong ngành công nghiệp ở mức độ lớn hơn trong ngành nông nghiệp sẽ làm giảm giá cả tương đối của các sản phẩm công nghiệp so với các sản phẩm nông nghiệp, dẫn đến thu nhập thực tế của công nhân thành thị sẽ giảm tương đối so với lao động nông thôn. Thứ hai, gia nhập WTO còn có nghĩa là các hạn chế về dịch chuyển trong thị trường lao động sẽ bị gỡ bỏ dưới áp lực của WTO và/hoặc là kết quả tự thân của sự thay đổi trong chính sách về thị trường lao động của chính phủ, trước yêu cầu của thực tế đòi hỏi phải tự do hóa thị trường lao động nhằm khắc phục tình trạng cách biệt nông thôn - thành thị như đã nêu ở trên. 3.3.Dân số tăng nhanh và phân bổ dân cư không đều ở khu vực nông thôn. Khu vực nông thôn Việt Nam là khu vực có tốc độ tăng dân số cao do không có hiểu biết về những thường thức, thiếu hiểu biết về các biện pháp phòng tránh, và quan trọng là không nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng dân số đối với đời sống gia đình và xa hơn là sự đi lên của nền kinh tế. Theo số liệu của tổng cục thống kê, khu vực Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số là 933 người/km2, khu vực trung du miền núi Bắc bộ là 118 người/km2, khu vực tây nguyên là 92 người/km2….với mật độ này trên cả nước là 260 người/km2 (số liệu sơ bộ năm 2008)…Việc phân bố dân cư không đều gây khó khăn cho việc phát triển đồng đều nền kinh tế, quá trình di dân làm tăng nguy cơ thất nghiệp, tăng khả năng ô nhiễm môi trường và khó kiểm soát vấn đề việc làm…. 3.4.Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động thấp. Chúng ta có thể dễ dàng đánh giá được lao động Việt Nam,đặc biệt là lao động nông thôn : nhiều về số lượng nhưng chất lượng rất thấp. Theo điều tra của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, công nhân lao động trong cả nước có trình độ tiểu học chiếm 3,7%, THCS là 14,7%, THPT là 76,6%, THCN và cao đẳng là 13,8%, đại học là 13,24%.( số liệu năm 2006).Theo đánh giá chung, trình độ tay nghề, kỹ năng nghề nghiệp của công nhân lao động còn thấp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, năng suất lao động chưa đáp ứng yêu cầu. Thậm chí một số khu công nghiệp vẫn còn công nhân lao động mù chữ và tái mù chữ. Vì vậy đã có nghịch lý, các doanh nghiệp thiếu thị trường lao động kỹ thuật cao còn người lao động lại thiếu  việc làm. 3.5.Phương thức sản xuất và tính chất công việc đặc trưng ở nông thôn Việt Nam. Nền nông nghiệp Việt Nam còn manh mún nhỏ lẻ, sản xuất theo hình thức lạc hậu, máy móc kĩ thuật chưa được áp dụng nhiều…làm cho năng suất không cao và tạo ra một lượng lớn lao động nhàn rỗi sau mùa vụ….chưa tận dụng hết khả năng tăng gia sản xuất, nguồn lao động trong khu vực kinh tế nông thôn dồi dào. Thu nhập của người sản xuất nông nghiệp còn thấp, tỉ lệ thất nghiệp mùa vụ cao, nhu cầu việc làm cấp thiết dẫn đến hiện tượng di dân gây áp lực việc làm cho khu vực thành thị và tính không ổn định của lớp lao động này làm nguy cơ thất nghiệp càng cao….. Với các khu vực làng nghề truyền thống, giải quyết một lượng lớn lao động nông thôn nhưng không có tính chủ động, khi các hợp đồng bị trì hoãn,lương lao động bị cắt giảm, với đặc tính không thích ứng nhanh với môi trường, không có năng lực thực sự làm cho nhưng đối tượng đó trở thành lực lượng thất nghiệp trong nền kinh tế….Đời sống của họ phụ thuộc hoàn toàn vào tiền công, giờ sẽ gặp rất nhiều khó khăn và kéo theo rất nhiều hệ lụy…… IV. Giải pháp Việt Nam là một nước có nền kinh tế nông nghiệp, lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn. Vì vậy, vấn đề lao động và việc làm ở nông thôn vốn tồn tại nhiều khó khăn, nay lại càng trở nên khó khăn hơn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Do những bất cập không nhỏ về tình hình cung cầu trên thị trường lao động nông thôn nước ta, NNL ở nông thôn vẫn chỉ là dạng tiềm năng chưa được khai thác và sử dụng tốt. Để giải quyết vấn đề đó và sử dụng có hiệu nguồn nhân lực ở nông thôn trong thời gian tới, quan điểm chung: Một là, tận dụng tối đa số lượng lao động, đồng thời không ngừng nâng cao năng suất lao động, nghĩa là sử dụng gắn với phát triển NNL. Hai là, quá trình sử dụng lao động gắn liền với quá trình phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn. Ba là, quá trình sử dụng lao động gắn với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Từ đó cần tiến hành các giải pháp sau: Thứ nhất: Giảm lượng cung lao động Cần tiếp tục duy trì chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình. Việc đưa chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình về nông thôn nhằm thực hiện chỉ tiêu tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,1% vào 2010, từ đó giảm số lượng nguồn nhân lực. Muốn thực hiện được thì trước hết phải hỗ trợ cho họ có thể tiếp cận được các phương tiện truyền thông để họ hiểu được pháp lệnh dân số và biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Cần hỗ trợ cho họ các loại thuốc và dụng cụ tránh thai không phải trả tiền. Cần phải có các chính sách về lợi ích vật chất, để khuyến khích họ sinh đẻ đúng kế hoạch. Thứ hai: Phải sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn lực đất đai Cần hoàn thiện chính sách và pháp luật về quản lý đất đai, để biến đất đai thành nguồn vốn quan trọng cho phát triển kinh tế và tạo thêm việc làm. Mỗi địa phương phải xây dựng và thực hiện nghiêm túc quy hoạch dài hạn sử dụng đất. Trong nông nghiệp phải thay đổi cơ cấu về diện tích cây trồng trên cơ sở lựa chọn đúng cơ cấu cây trồng vật nuôi thích hợp, phải đẩy nhanh thâm canh tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng ruộng đất, tăng nhanh giá trị sản lượng trên một đơn vị diện tích. Phải tiếp tục thực hiện giao đất giao rừng cho nhân dân để gắn đất đai với lao động, đất rừng phải có chủ. Hoàn thành giao đất cho những hộ dân không có đất sản xuất và kèm theo những điều kiện hỗ trợ về khuyến nông để giúp họ sản xuất và khắc phục tình trạng sử dụng kém hiệu quả đất đai của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp. Trong xây dựng đô thị và kết cấu hạ tầng quan trọng phải trên cơ sở quy hoạch tránh lãng phí. Tạo ra thị trường đất đai ở khu vực nông thôn sẽ làm cho sự minh bạch về giá, giúp cho quá trình sử dụng nguồn vốn này tốt hơn, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung đất đai, từ đó góp phần thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Thứ ba: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn Xác định chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nền nông nghiệp hàng hoá lớn. Vì thế cần một là: phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở khu vực nông thôn. Tiếp theo là phát triển mạnh lâm nghiệp và thuỷ sản nhằm thay đổi cơ cấu giữa nông- lâm- thuỷ sản. Trong nội bộ ngành nông nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, và tất nhiên là thay đổi cơ cấu cây trồng giảm tỷ trọng cây lương thực, tăng tỷ trọng cây màu cây công nghiệp. Hai là: củng cố thị trường đã có, mở rộng thị trường mới để tiêu thụ nông sản phẩm và dịch vụ phi nông nghiệp ở nông thôn. Ba là: hoàn chỉnh quy hoạch sản xuất nông lâm thuỷ sản và ngành nghề dịch vụ ở nông thôn theo hướng hàng hoá gắn với thị trường. Bốn là: phát triển kinh tế nhiều thành phần. Thứ tư: Cải tiến và đổi mới cơ chế huy động vốn, sử dụng và quản lý vốn đầu tư Một mặt tăng tỷ lệ đầu tư từ ngân sách nhưng chủ yếu cho kết cấu hạ tầng cho nông nghiệp nông thôn. Có cơ chế và chính sách phù hợp như chính sách miễn giảm thuế, chính sách tín dụng..., để kêu gọi khuyến khích đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau vào nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là nguồn vốn FDI vẫn là nguồn vốn quan trọng để thúc đẩy sự phát triển và chuyển giao công nghệ trong ngành nông -lâm- thuỷ sản. Cần thúc đẩy sự hoạt động của hệ thống tài chính ngân hàng vào khu vực thị trường nông thôn, nơi tỷ lệ rủi ro cao. Tạo ra những thuận lợi nhất để nông dân có thể tiếp cận với các nguồn tài chính. Đẩy nhanh việc cổ phần hoá, hình thành thị trường vốn và vận hành tốt loại thị trường này nhằm nhanh chóng huy động vốn và di chuyển vốn dễ dàng giữa các khu vực, các ngành kinh tế từ đó tạo vốn cho khu vực nông thôn. Tăng nguồn vốn trung hạn và dài hạn hỗ trợ cho nhân dân, đặc biệt với nông dân trong quá trình tạo việc làm và chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Thứ năm: Thúc đẩy quá trình đô thị hoá nông thôn cùng với việc xây dựng các khu công nghiệp nhỏ ở nông thôn Quá trình này được thực hiện bằng việc hình thành các thị trấn thị tứ, các khu công nghiệp nhỏ và vừa, gia tăng các hoạt động dịch vụ ở nông thôn. Đây là cơ sở cho việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phân công lao động ở nông thôn. Nhà nước kích thích quá trình này bằng cách hỗ trợ xây dựng các công trình cấu trúc hạ tầng như cấp điện, giao thông, thông tin liên lạc, các trung tâm thương mại dịch vụ. Khuyến khích dân cư nông thôn tự tạo việc làm ngay tại quê hương mình theo phương châm "Li nông bất li hương”. Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống. Chẳng hạn trước đây số lao động trẻ của tỉnh Quảng Nam di chuyển đến các đô thị tìm việc làm rất lớn thì hiện tại với chương trình khôi phục làng nghề truyền thống của tỉnh đã thu hút rất nhiều lao động trẻ. Thứ sáu: Nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực ở nông thôn Cần thực hiện cơ chế nhà nước và nhân dân cùng làm để tăng cường đầu tư cho giáo dục nâng cao trình độ văn hoá cho các vùng nông thôn, đặc biệt là vùng Tây Nguyên, Tây Bắc và đồng bằng sông Cửu Long sớm phổ cập giáo dục cơ sở. Điều chỉnh mạng lưới cơ sở đào tạo cho phù hợp với yêu cầu quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng vùng nông thôn. Xây dựng một số cơ sở sản xuất nông nghiệp có trình độ kỹ thuật công nghệ cao trong các vùng nông nghiệp trọng điểm nhằm kết hợp khuyến nông, đẩy mạnh hoạt động phổ biến chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân. Trong việc đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân cần chú ý cả phương tiện kỹ thuật và kỹ năng quản lý, không chỉ chú trọng các loại hình chính quy trên cơ sở phát triển hệ cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, mà đặc biệt quan tâm tới mô hình đào tạo cộng đồng. Tăng cường đào tạo ngành nghề phi nông nghiệp cho nông dân. Có chính sách khuyến khích và sử dụng tốt sinh viên học sinh tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp về phục vụ ở nông thôn. Để giải quyết vấn đề việc làm trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, bên cạnh những nhóm giải pháp lớn của Chính phủ như: thúc đẩy sản xuất kinh doanh và xuất khẩu; thực hiện các biện pháp kích cầu đầu tư; chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp; đảm bảo an sinh xã hội... có thể xem xét thêm một giải pháp cụ thể hơn đối với vấn đề lao động, việc làm nông thôn. Trong thời kỳ khủng hoảng, để duy trì được quy mô việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp, kích cầu lao động, giảm sức ép việc làm và thu nhập ở nông thôn, cần triển khai một số giải pháp, đó là: Duy trì sản xuất nông nghiệp; trước hết là sản xuất lúa gạo và các loại nông sản, đảm bảo thực hiện được mục tiêu sản lượng và giải quyết việc làm thông qua nhiều gói hỗ trợ, như: Gói tín dụng hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, ưu tiên các loại sản phẩm chiến lược như gạo, cao su, cà phê...; gói tín dụng hỗ trợ bao tiêu, chế biến nông sản... thông qua hoạt động của c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc110696 (2).doc
Tài liệu liên quan