Tiểu luận Thực trạng triển khai bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

phần I:giới thiệu về bảo hiểm thất nghiệp

1,vị trí của bảo hiểm thất nghiệp đối với nước ta

2,giới thiệu những nét chính về bảo hiểm thất nghiệp

phần II:thực trạng sau gần một năm triển khai bảo hiểm thất nghiệp

1,những thành tựu mà bảo hiểm thất nghiệp đạt được

2,những khó khăn mà bảo hiểm thất nghiệp gặp phải

phần III:kết luận

 

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5117 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thực trạng triển khai bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần I:giới thiệu về bảo hiểm thất nghiệp 1,vị trí của bảo hiểm thất nghiệp đối với nước ta 2,giới thiệu những nét chính về bảo hiểm thất nghiệp phần II:thực trạng sau gần một năm triển khai bảo hiểm thất nghiệp 1,những thành tựu mà bảo hiểm thất nghiệp đạt được 2,những khó khăn mà bảo hiểm thất nghiệp gặp phải phần III:kết luận I, giới thiệu về bảo hiểm thất nghiệp: 1,vị trí của bảo hiểm thất nghiệp đối với nước ta: Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường và bước vào hội nhập với kinh tế thế giới, bên cạnh những thành tựu đạt được về kinh tế - xã hội, thì tình trạng thất nghiệp đang là một trong những vấn đề nan giải và hết sức bức xúc. Hàng năm có từ 1,1 đến 1,2 triệu người bước vào tuổi lao động, nhưng khả năng thu hút lao động của nền kinh tế lại có hạn. Bên cạnh đó, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, một bộ phận không nhỏ lao động do nhiều nguyên nhân khác nhau bị mất việc làm, đời sống rất khó khăn, ảnh hưởng đến trật tự an sinh xã hội. Bảo hiểm thất nghiệp ra đời sẽ góp phần ổn định đời sống và hỗ trợ cho người lao động được học nghề và tìm việc làm, sớm đưa họ trở lại làm việc. Bên cạnh đó bảo hiểm thất nghiệp còn giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước và doanh nghiệp. Có thể khẳng định, bảo hiểm thất nghiệp là một biện pháp hỗ trợ người lao động trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh việc hỗ trợ một khoản tài chính đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động trong thời gian mất việc thì mục đích chính của bảo hiểm thất nghiệp là thông qua các hoạt động đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm, sớm đưa những lao động thất nghiệp tìm được một việc làm mới thích hợp và ổn định. 2,giới thiệu những nét chính về luật bảo hiểm thất nghiệp: * Ðiều kiện người lao động được hưởng bảo hiểm thất nghiệp? ND- Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội: Người lao động được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi đáp ứng các điều kiện sau: - Ðã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ từ 12 tháng trở lên trong vòng hai mươi bốn tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. - Ðã đăng ký với cơ quan lao động khi bị mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. - Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký với cơ quan lao động theo quy định. * Nguồn kinh phí đóng bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm đóng của đơn vị sử dụng lao động theo khoản 2 Điều 25 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP 1. Đối với đơn vị sử dụng lao động là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên: a) Ngân sách nhà nước bảo đảm nguồn kinh phí đóng bảo hiểm thất nghiệp của đơn vị sử dụng lao động theo mức quy định và bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của đơn vị theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành. Riêng năm 2009, đơn vị sử dụng lao động căn cứ danh sách người lao động thuộc đối tượng áp dụng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp đã đăng ký với cơ quan Bảo hiểm xã hội theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam lập dự toán kinh phí đóng bảo hiểm thất nghiệp gửi đơn vị dự toán cấp trên. Đơn vị dự toán cấp I tổng hợp và có văn bản gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết định giao bổ sung dự toán từ nguồn cải cách tiền lương năm 2009 theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành. b) Khoản kinh phí đóng bảo hiểm thất nghiệp của đơn vị sử dụng lao động được hạch toán, quyết toán vào loại, khoản, mục và tiểu mục theo quy định của Mục lục Ngân sách nhà nước hiện hành. 2. Đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Nguồn kinh phí đóng bảo hiểm thất nghiệp của đơn vị sử dụng lao động được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm theo quy định. Riêng năm 2009, Bảo hiểm xã hội Việt Nam căn cứ danh sách người lao động thuộc đối tượng áp dụng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp lập dự toán kinh phí đóng bảo hiểm thất nghiệp gửi Bộ Tài chính để xem xét trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung kinh phí chi quản lý bộ máy từ nguồn lãi tăng trưởng theo quy định. 3. Đối với đơn vị sử dụng lao động là đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên; đơn vị sự nghiệp ngoài công lập; doanh nghiệp; Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã; hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động; cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam: a) Đơn vị sử dụng lao động tự bảo đảm nguồn kinh phí đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức quy định. b) Khoản kinh phí đóng bảo hiểm thất nghiệp của đơn vị sử dụng lao động được hạch toán vào chi phí dịch vụ, sản xuất, kinh doanh trong kỳ. * Nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo mức quy định tại khoản 3 Điều 25 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP thực hiện theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước như sau: 1.Ngân sách địa phương bảo đảm nguồn kinh phí hỗ trợ quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo mức bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp làm việc trong các đơn vị sử dụng lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này mà kinh phí hoạt động từ ngân sách địa phương. 2. Ngân sách trung ương bảo đảm nguồn kinh phí hỗ trợ quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo mức bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp làm việc trong các đơn vị sử dụng lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này mà kinh phí hoạt động từ ngân sách trung ương và các đơn vị sử dụng lao động quy định tại khoản 2 và 3 Điều 2 Thông tư này. Riêng năm 2009, ngân sách trung ương bảo đảm toàn bộ nguồn kinh phí hỗ trợ quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo mức quy định. Bộ Tài chính căn cứ báo cáo quyết toán thu bảo hiểm thất nghiệp năm 2009 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam để chuyển một lần vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo mức quy định. II thực trạng triển khai chế độ bảo hiểm ở việt nam hiên nay 1,những thành tựu đạt đựơc sau gần 1 năm triển khai Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là chính sách mới nhưng tính đến 30/6/2009 đã có hơn 2,2 triệu người tham gia. Dự kiến đến năm 2010, số người tham gia BHTN là trên 4 triệu người. Sau gần nửa năm thực hiện chính sách BHTN tại TP.HCM có 7.740 doanh nghiệp đã tham gia cho 762.306 lao động, với tổng số tiền hơn 133,5 tỷ đồng.. VĩnhPhúc: 56% số đơn vị tham gia bảo hiểm thất nghiệp Công ty TNHH Công nghiệp chính xác Việt Nam 1 liên doanh với Đài Loan, chuyên sản xuất các ốc vít, phụ kiện cho xe máy, đóng tại Khu Công nghiệp Khai Quang (Vĩnh Yên) có hơn 2300 công nhân, với mức bình quân lương 1,6 triệu/đồng/tháng, đã triển khai bảo hiểm thất nghiệp cho 100% người lao động có hợp đồng lao động từ 12 tháng trở lên. Hà Tĩnh: Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động - từ đầu năm đến nay toàn thành phố có 132 đơn vị tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp cho 3.206 lao động . An Giang:Từ tháng 4-2009 đến nay, toàn tỉnh có 41.425 người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp, hình thành nguồn quỹ hơn 13,8 tỷ đồng. Trong đó người lao động đóng 1/3, đơn vị sử dụng lao động đóng 1/3, Nhà nước hỗ trợ 1/3. -Về công tác tuyên truyền: Xác định đây là một khâu hết sức quan trọng trong việc triển khai thực hiện bảo hiểm thất nghiệp, do đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã xây dựng một chương trình tuyên truyền Luật Bảo hiểm xã hội với quy mô lớn, trong đó tập trung vào chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó, một mặt chúng tôi chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố tổ chức tuyên truyền sâu rộng trên các báo, đài ở địa phương. Ở cấp trung ương, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ký thỏa thuận về phối hợp tuyên truyền với các bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội nghề nghiệp như: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam... Mặt khác, đơn vị cũng đã phối hợp với các cơ quan truyền thông như Đài Tiếng nói Việt Nam, Tạp chí Lao động và Xã hội, Báo Lao động - Xã hội và nhiều cơ quan thông tin đại chúng khác để thực hiện các phóng sự, chuyên đề về chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Ngoài ra, ngay từ cuối năm 2008, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thực hiện các ấn phẩm, tờ rơi, tờ gấp... giới thiệu về chính sách bảo hiểm xã hội nói chung và bảo hiểm thất nghiệp nói riêng. Đến nay, các tài liệu này đã đến được tay hàng ngàn người lao động và người sử dụng lao động. -Về mặt nghiệp vụ: Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12-12-2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành các văn bản hướng dẫn về thủ tục hồ sơ và quy trình thu - chi bảo hiểm thất nghiệp. Dựa trên quy định này, các đơn vị nghiệp vụ đã phối hợp xây dựng bổ sung các tiêu thức về thu - chi bảo hiểm xã hội hiện có. Việc ứng dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng vì nó tạo ra cơ sở dữ liệu về thu Bảo hiểm xã hội, trong đó có bảo hiểm thất nghiệp đối với từng người lao động khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Đây là căn cứ để thực hiện việc xác nhận quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động và là cơ sở để giải quyết chế độ khi người lao động mất việc làm. Song song với việc ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang triển khai các lớp tập huấn nghiệp vụ trên toàn quốc về thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội, trong đó có bảo hiểm thất nghiệp cho đối tượng là lãnh đạo Bảo hiểm xã hội các cấp. Như vậy, việc triển khai thực hiện bảo hiểm thất nghiệp từ đầu năm đến nay về cơ bản là thuận lợi và đúng tiến độ. bảo hiểm thất nghiệp là chính sách mới nên quá trình tổ chức thực hiện, đặc biệt là giai đoạn đầu có những khó khăn, vướng mắc nhất định 2,những khó khăn của việc thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp: BHTN mới đang trong quá trình thu chứ chưa chi, vì vậy những vướng mắc liên quan đến chi chưa phát sinh. Ngay cả việc thu cũng chưa tiến hành kiểm tra nên cũng chưa có đánh giá cụ thể nào. Thứ nhất về mặt chính sách -Chưa có hướng dẫn cụ thể làm căn cứ để xác định đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, nên khi triển khai thực hiện đối với nhóm đối tượng này còn có quan điểm chưa thống nhất. Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có văn bản báo cáo cơ quan chức năng, sau khi có hướng dẫn cụ thể, Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện, bảo đảm thu đúng đối tượng. - khó thực hiện cấp sổ lao động: +, M ỗi tháng Sở LĐTBXH chỉ cấp được khoảng 200 sổ. Câu hỏi được đặt ra là khi thực hiện bảo hiểm thất nghiệp việc cấp sổ lao động có được đáp ứng ngay không? Sổ lao động: Đây là một vấn đề rất khó khăn khi thực hiện.Vì trong Luật LĐ đã có quy định nhưng hầu như các DN chưa thực hiện vì vậy vấn đề này rất khó thực hiện. Cho vào quy định trong luật này để áp dụng lại cho các DN. rất khó thực hiện việc làm sổ lao động bởi những hợp đồng lao động (HĐLĐ) 3 tháng các DN chưa biết xử lý thế nào. Các DN ở địa phương không được hướng dẫn cụ thể với những trường hợp ký HĐLĐ từ 3 tháng trở xuống, bởi theo ông Hựu đa số người lao động làm việc tại các DN đậu xanh đều làm theo mùa vụ nên rất khó kiểm soát. Tuy quy định này là 1 năm nhưng cũng sẽ rất khó thực hiện vì đây là những công việc mang tính ngắn hạn nên sẽ rất khó để xác định HĐLĐ này là 1 năm liên tục hay cộng dồn trong vòng 1 năm. Thực tế là người sử dụng lao động và người lao động đều không muốn ký một loại HĐLĐ nào có xác định thời hạn, làm thế nào để linh hoạt cho cả hai bên. Vì vậy nếu lấy HĐLĐ để xác định đóng BH thất nghiệp là rất khó khăn cho DN khó khăn trong việc quản lý lao động nếu như áp dụng chính sách về chốt sổ lao động và sổ BHXH. DN sẽ phải có thêm chi phí để quản lý, thực hiện chính sách trên. Sẽ có nhiều khó khăn cho cán bộ theo dõi vì các cơ quan về BHXH thực hiện vẫn còn chậm chạp. Các DN tư nhân rất muốn ổn định để làm việc nhưng cả người lao động và người sử dụng lao động rất ngại khi phải tham gia BHXH vì những chính sách, quy định rất phức tạp. Bản thân người lao động cũng không thực sự muốn tham gia BHXH vì họ phải trích nộp từ tiền lương của họ. -tranh cãi xung quanh những quy định của luật +,số lượng lao động phải tham gia BHTN trong một DN phải có tối thiểu từ 10 lao động trở lên. Theo nhiều DN, vấn đề chênh lệch về lao động là rất lớn, từ lao động giản đơn cho đến lai động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Nếu để số lương này sẽ rất bất hợp lý bởi có những DN chỉ dưới 10 lao động nhưng lại có doanh thu lớn, đóng góp nhiều cho XH thì lại không thuộc đối tượng điều chỉnh của dự thảo. Bên cạnh đó lại có những DN rất đông lao động nhưng gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nếu phải đóng BHTN cũng rất khó khăn. +,Điều 27, Bộ luật Lao động quy định không được ký quá 2 lần hợp đồng xác định thời hạn. Tuy nhiên, Điều 33 Bộ luật này lại cho phép trong quá trình thực hiện hợp đồng các bên có quyền thay đổi nội dung HĐLĐ (bao gồm cả thay đổi thời hạn hợp đồng). Chính vì vậy, nhiều công ty đã vận dụng quy định này để gia hạn hợp đồng, tránh ký kết HĐLĐ không xác định thời hạn với người lao động, mục đích “né” nộp BHXH, BHTN. +,Đặc biệt, với quy định hợp đồng lao động trên 12 tháng mới bắt buộc đóng BHTN, xem ra kẽ hở cho doanh nghiệp trốn đóng BHTN vẫn khá lớn. trách nhiệm của công đoàn là sẽ giám sát, nếu phát hiện doanh nghiệp trốn đóng BHTN sẽ phản ánh với các cơ quan thanh tra để xử lý. Việc giám sát và xử lý như thế nào thì vẫn chưa được đề cập cụ thể, trong khi tình trạng nợ BHXH tái diễn hàng năm thì xem ra lời giải cho BHTN vẫn thật mù mờ. -Nên bỏ quy định trợ cấp thôi việc hay không? Theo các DN, nếu thực hiện BHTN và bỏ đi quy định về trợ cấp mất việc làm thì sẽ rất tốt, và có lợi cho cả người lao động và DN. Từ trước đến nay DN gặp rất nhiều khó khăn, gây ra tranh chấp lao động trong quá trình thực hiện trợ cấp thôi việc. Một thực tế của chính sách này là nếu người lao động càng di chuyển nhiều DN thì lại càng được thêm chế độ về trợ cấp này. Chính sách BHTN này là phù hợp, chính xác, trả đúng người, đúng việc cho những lao động không may bị thất nghiệp. Nếu có sự điều chỉnh và quy định chặt chẽ sẽ có tác động tốt về mặt XH. Nếu như thực hiện được chính sách này thì DN cũng đỡ tốn một khoản quỹ phải lưu lại tại DN Thứ hai, trong bối cảnh suy thoái kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là khó khăn về vốn. Việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp phần nào làm tăng thêm chi phí cho các đơn vị nên ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả thu bảo hiểm thất nghiệp. Để giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp, Chính phủ đã có Nghị quyết số 32/2008/NQ-CP ngày 31-12-2008 cho phép các doanh nghiệp được chậm nộp khoản 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp cho những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng đầu năm 2009 và phải nộp đủ trong 6 tháng cuối năm.Đây cũng là một yếu tố làm cho kết quả thực hiện thu bảo hiểm thất nghiệp trong 6 tháng đầu năm còn hạn chế. Thứ ba, chính sách bảo hiểm thất nghiệp gồm nhiều chế độ hỗ trợ cho người lao động (bao gồm trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm và bảo hiểm y tế) lại được thực hiện bởi nhiều cơ quan, tổ chức nên sự phối kết hợp giữa các bên có vai trò hết sức quan trọng. Để có được sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng quy chế phối hợp trong tổ chức thực hiện để bảo đảm sự thuận lợi nhất cho người lao động, người sử dụng lao động khi tham gia và thụ hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Quy chế này được xây dựng trên cơ sở các quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan, tổ chức có liên quan; đồng thời phải thể hiện được sự phối hợp linh hoạt, toàn diện giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan từ cấp huyện đến cấp trung ương và không tách rời sự chỉ đạo, giám sát của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể ở mỗi địa phương Bên cạnh đó chúng ta cũng phải kể tới những khó khăn do tình trạng “lách luật” của các doanh nghiệp Một cuộc khảo sát mới đây của Trung tâm hợp tác phát triển nguồn nhân lực (C&D) và Tổ chức ActionAid tại một số địa phương công nghiệp có tính đại diện thì cuộc sống lao động nhập cư đặc biệt là lao động nữ gặp rất nhiều khó khăn. Có trên 70% lao động nhập cư là nữ, trong đó chỉ có 28% nữ công nhân nhập cư có hợp đồng không xác định thời hạn, trong đó Hà Nội chỉ đạt 15%, Đà Nẵng 17%. 10% công nhân nữ nhập cư đang ký hợp đồng “miệng” hoặc không ký hợp đồng lao động, 24% đang ký hợp đồng với thời hạn dưới 12 tháng ngay cả khi đang làm những công việc thường xuyên, không có tính chất thời vụ, thậm chí có 2% lao động nữ không biết mặt mũi hợp đồng ra sao. Tính chất bấp bênh còn thể hiện ở chỗ có tới 36% công nhân nữ nhập cư đã từng chuyển nơi làm việc 1-5 lần trong 5 năm qua. Không chỉ công nhân nữ mà cả nam công nhân cũng diễn ra tình trạng tương tự. Anh Đặng Thanh Ngữ (quê Phú Thọ) hiện đang làm công nhân cho một doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ tại Hà Nội cũng cho hay: Hiện tại, công ty anh chỉ ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn cho các nhân viên ở một số vị trí quan trọng như giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng, kế toán, thủ quỹ và một số người gắn bó lâu dài với công ty... Mới đây, công ty có ban hành quy định về việc ký hợp đồng cho lao động, trong đó phần lớn lao động phổ thông sẽ ký hợp đồng theo trình tự: Hợp đồng lao động lần thứ nhất (có thể có thêm Hợp đồng lao động gia hạn lần 1), Hợp đồng lao động xác định thời hạn lần 2 Hợp động lao động gia hạn (lần 2) rồi mới ký Hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Với quy định như vậy, số lao động gắn bó với công ty đến khi được ký Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là không nhiều. Đây là “chiêu” của nhiều doanh nghiệp để trốn tránh các khoản đóng góp thuộc về trách nhiệm xã hội cho người lao động. III, kết luận: Theo Nghị định 127, các đơn vị có sử dụng từ 10 lao động Việt Nam trở lên, có HĐLĐ từ 12 tháng sẽ phải đóng BHTN. Người lao động sẽ được hưởng BHTN khi đáp ứng đủ 3 điều kiện: đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ; đã đăng ký với cơ quan lao động khi bị mất việc làm, chấm dứt HĐLĐ; chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký với cơ quan lao động. Ngoài BHTN, người lao động còn được hỗ trợ học nghề miễn phí, tìm việc làm và được hưởng chế độ bảo hiểm y tế trong thời gian hưởng BHTN, ổn định cuộc sống, góp phần bảo đảm an sinh xã hội lâu dài. Như vậy, việc triển khai thực hiện bảo hiểm thất nghiệp từ đầu năm đến nay về cơ bản là thuận lợi và đúng tiến độ .Tuy nhiên bảo hiểm thất nghiệp là chính sách mới nên quá trình tổ chức thực hiện, đặc biệt là giai đoạn đầu có những khó khăn, vướng mắc nhất định: diện bao phủ còn thấp, tình trạng trốn đóng, nợ đọng, chậm đóng, đóng không đầy đủ, đóng ở mức thấp… còn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp làm ảnh hưởng không nhỏ đến quyền của người lao động. Bộ LĐ-TB&XH cũng đã phải giãn thời hạn nộp BHTN vào 6 tháng cuối năm 2009.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctai_chinh_tien_te.doc
Tài liệu liên quan