MỤC LỤC
Mục Lục Trang
A. LỜI NÓI ĐẦU 3
B. NỘI DUNG
I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG OTC
1. Khái niệm, đặc điểm.
2.Vai tròthị trường OTC với nền kinh tế nói chung
3. Thị trường NASDAQ.
II. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG OTC ỞVIỆT NAM HIỆN NAY.
1. Thị trường OTC đã tồn tại song chưa chính thức.
2. Mặt tích cực và tiêu cực đối với nền kinh tế.
3. Hướng dẫn tham gia thị trường OTC.
4. Kỳ vọng nhà đầu tư.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC.
1. Định hướng của chínhphủ.
2. TÍnh khả thi.
C. KẾT LUẬN
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5999 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng và định hướng phát triển thị trường OTC Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vẫn không mấy thay đổi. Theo thông tin từ Thị trường chứng khoán Việt Nam dù đang trong
giai đoạn nhạy cảm, nhưng vẫn thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.
Dòng tiền tiềm năng đổ vào thị trường ở mức cao thể hiện qua số dư tiền gửi tại các công ty chứng khoán
vẫn đạt khoảng 400-600 tỷ đồng/công ty đối với các công ty lớn và khoảng 100-200 tỷ đồng/công ty đối với
những công ty nhỏ ngay cả trong những tháng ảm đạm.
Nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian qua thể hiện xu hướng bán chủ đạo, nhưng họ vẫn quan
tâm nhiều tới thị trường Việt Nam. Tính tới đầu tháng 9/2008, Trung tâm lưu ký chứng khoán đã cấp mã số
giao dịch chứng khoán cho trên 12.000 nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có hơn 800 mã của nhà đầu tư tổ
chức và hơn 11.000 mã của nhà đầu tư cá nhân. Riêng trong tháng 8, đã có thêm 35 tổ chức và hơn 220
nhà đầu tư cá nhân mở tài khoản.
Có thể nói nhu cầu đầu tư có tiềm năng khá lớn, trong khi tại sàn niêm yết cả HoSE và HaSTC mới chỉ có
khoảng 300 mã, so với hơn 1.000 loại cổ phiếu đã từng được giao dịch trên thị trường OTC trước đây quả là
Giáo viên hướng dấn: Th.s Đặng Trí Thọ Nguồn:
Nhóm liên minh Tài chính tiền tệ Anh 3 và Anh 6
10
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM
con số bé nhỏ.Hơn thế nữa, khó khăn lớn nhất trên thị trường OTC chính là khoảng trống thông tin về
người có nhu cầu mua và bán. Và các dịch vụ mà CTCK đưa ra hiện nay chủ yếu nhằm khỏa lấp khoảng
trống này, trong đó lập sàn giao dịch cổ phiếu OTC là một dịch vụ điển hình. Giảm thiểu rủi ro, tránh bị giá
thao túng, và giao dịch bảo đảm là những cái được lớn nhất của nhà đầu tư OTC khi thực hiện giao dịch
qua công ty chính thức.
2.1.3 Thị trường tiện lợi cho các giao dịch.
Trong mô hình thị trường chứng khoán quốc gia, thị trường phi tập trung (OTC) là một thị trường cấp
cao, hoạt động trên cơ sở tự động hóa, giao dịch các chứng khoán chưa niêm yết hoặc chưa đủ tiêu chuẩn
niêm yết của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là chủ yếu. Thị trường chứng khoán (TTCK) OTC là thị trường
tiện lợi cho việc giao dịch, truy cập và chia sẽ thông tin, tiết kiệm thời gian, chi phí giao dịch, đồng thời vẫn
có thể đảm bảo quản lý , giám sát thị trường. TTCK OTC hiện nay được coi là thị trường có tiềm năng hữu
dụng lớn và khả năng phát triển mạnh trong tương lai. Trong Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến năm
2010 đã được Chính phủ phê duyệt, sẽ tiến hành xây dựng thị trường OTC tại Trung tâm giao dịch chứng
khoán Hà Nội, tạo điều kiện thu hẹp các giao dịch chứng khoán trên thị trường tự do, bảo vệ nhà đầu tư
(NĐT) nhỏ trong các giao dịch chứng khoán trao tay hiện nay.
Từ tháng 3/2006 cho đến nay, chúng ta chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của TTCK Việt Nam. Một thị
trường mua bán cổ phiếu trao tay hoạt động rất sôi động giữa các NĐT với hàng ngàn cổ phiếu, thông tin
đa chiều, giá dao động lớn. Khả năng sinh lời và rủi ro ở đây là cao hơn ở hai Trung tâm giao dịch tập
trung. Mặc dù không phải là thị trường bất hợp pháp, song đây là thị trường đầy rủi ro. Để tạo ra thị trường
hợp pháp, bảo vệ người đầu tư nhỏ, đồng thời tạo ra mối quan hệ hai chiều giữa Sở giao dịch chứng khoán
và thị trường OTC tương lai ở Việt Nam, việc thành lập thị trường OTC theo đúng nghĩa của nó là vô cùng
cần thiết. Có thể nói rằng việc hình thành TTCK OTC đang là xu hướng phổ biến, thậm chí là tất yếu của
hầu hết các TTCK thế giới vì những ưu thế của thị trường này.
2.2 TIÊU CỰC
2.2.1 “Cơn điên OTC”: cần sự điều chỉnh của luật.
Hiếm có thị trường chứng khoán mới ra ràng nào trên thế giới lại có một thị trường cổ phiếu không
chính thức (Over The Counter – OTC) hoạt động thoải mái và thiếu kiểm soát như ở Việt Nam. Năm 2007,
các công ty cổ phần thoải mái phát hành cổ phiếu vô tội vạ ra công chúng, cho hàng ngàn nhà đầu tư cá
nhân không có một khái niệm lờ mờ về công ty mà mình mua. Độ nóng của thị trường cổ phiếu không
chính thức đang ẩn chứa những rủi ro chờ ngày bùng phát khi mà người mua đang lờ đi những phân tích lý
trí. Nhưng đây là chuyện đang diễn ra hàng ngày trên thị trường chứng khoán không chính thức của Việt
Giáo viên hướng dấn: Th.s Đặng Trí Thọ Nguồn:
Nhóm liên minh Tài chính tiền tệ Anh 3 và Anh 6
11
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM
Nam, khi nguồn vốn trong dân đang tiếp tục ồ ạt đổ vào những cổ phiếu của các công ty chưa niêm yết và
chưa biết bao giờ sẽ niêm yết. Song song với việc người giữ cổ phiếu bán cổ phiếu ra ngoài là việc tung các
tin có lợi về công ty qua các kênh truyền thông chính thức hoặc truyền miệng khiến cho giá cổ phiếu tăng
mạnh. Với cách này, nhiều người đang thu về mức lời trên vốn hàng chục lần, một mức lợi nhuận không
tưởng nếu dựa trên hoạt động kinh doanh đơn thuần. Nhiều chuyên gia trên thị trường chứng khoán trong
vài ngày qua đã cảnh báo về dấu hiệu lừa đảo của những “công ty vớ vẩn”, theo cách nói của ông Dominic
Scriven, giám đốc Quỹ đầu tư Dragon Capital.
Thực chất hoạt động kinh doanh của các công ty này ra sao? Tình hình tài chính và chiến lược phát
triển của họ như thế nào? Rất ít người nắm được thực chất, nhưng trong không khí phấn khích chung của
thị trường đang tăng giá hiện nay, nhà đầu tư đang lờ đi những phân tích có lý trí. Những nhà đầu tư đang
lao vào cuộc có ý thức hết được những rủi ro này không?Một quan chức Ngân hàng Nhà nước nhận xét
rằng trong cơn say chứng khoán hiện nay, những người bỏ tiền đầu tư đều ý thức được mức rủi ro, và sự
thiệt hại khi những cổ phiếu không thực chất sụt giá hoặc những công ty mà họ mua sập tiệm là chi phí kỳ
vọng mà họ sẽ phải trả. Hầu hết những người mua bán OTC đang làm cái chuyện giống như truyền lửa
qua tay nhau, và ai cũng hy vọng rằng mình sẽ không phải là người cuối cùng cầm lửa trong
tay.
Vai trò của Nhà nước trong việc điều chỉnh những hoạt động bất bình thường trên thị trường OTC
như thế nào? Cho đến nay, Uỷ ban Chứng khoán nhà nước tiếp tục tỏ ra thận trọng trong việc đưa ra bất
kỳ phát biểu nào về thị trường chứng khoán. Phản ứng của các quan chức tại Uỷ ban Chứng khoán với
những câu hỏi từ giới báo chí xung quanh vấn đề này là lảng tránh. Ngay cả các nhà đầu tư lớn, chuyên gia
được coi là có uy tín trong giới đầu tư chứng khoán Việt Nam cũng tránh bình luận đến những vấn đề trên
thị trường OTC. Lý do dễ giải thích nhất là vì “tính nhạy cảm” của bất kỳ phát biểu nào trong thời điểm hiện
nay, nhưng còn một lý do khác cũng dễ giải thích nhưng khó chứng minh hơn, (không tính đến các cơ quan
có thẩm quyền) là việc hầu hết các “đại gia” chứng khoán đều đang có phần trong sự sôi sục của thị trường
OTC hiện nay. Xung quanh vấn đề thị trường OTC, Uỷ ban Chứng khoán chưa phát huy được công cụ hành
pháp mạnh nhất mà cơ quan này đang có trong tay, Luật Chứng khoán vốn có hiệu lực từ đầu năm 2007.
Theo quy định của Luật Chứng khoán, những công ty có trên 100 cổ đông được coi là công
ty đại chúng. Những công ty đại chúng bắt buộc phải công bố bản cáo bạch và phải đăng ký với Uỷ ban
Chứng khoán trước khi phát hành cổ phiếu, huy động vốn. “Phải có sự kết hợp với Ủy ban chứng khoán nhà
nước và các địa phương trong việc kiểm soát tình hình phát hành cổ phiếu vô tội vạ của các công ty cổ
Giáo viên hướng dấn: Th.s Đặng Trí Thọ Nguồn:
Nhóm liên minh Tài chính tiền tệ Anh 3 và Anh 6
12
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM
phần”, ông Tô Hải, giám đốc Công ty chứng khoán Bảo Việt nhận xét. “Công ty đại chúng phải phát hành
theo luật. Luật Chứng khoán đã có hiệu lực từ năm 2007, nếu đảm bảo thi hành đúng luật thì tình trạng đó
sẽ khó tái diễn được”.
Sự hấp dẫn của thị trường chứng khoán đang kéo rất nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ vào cuộc. Với hiểu
biết hạn chế về kinh doanh cổ phiếu và cùng với việc thiếu thông tin đáng tin cậy, những nhà đầu tư này sẽ
là những nạn nhân không tránh khỏi của những cổ phiếu dỏm. Việc mua bán trao tay trên thị trường OTC
không có sự bảo trợ của pháp luật càng làm cho khả năng này lớn hơn, và có thể dẫn đến những hậu quả
xã hội chưa lường trước được. Sự giám sát, điều chỉnh của các cơ quan có chức năng như Uỷ ban Chứng
khoán và Bộ Tài chính trong lúc này là hết sức cấp thiết.
2.2.2 Thông tin mờ ám làm giảm tính thanh khoản
Trong lúc đa số các cổ phiếu trên thị trường OTC giảm giá và tính thanh khoản rất thấp thì một số
cổ phiếu bất động sản lại được các “cò” thổi giá tăng mạnh. Ông Hoàng Hải - một nhà đầu tư cho biết, ông
đã nghe theo các “cò” trên diễn đàn chứng khoán để mua vào 20.000 cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai với giá
110.000 đồng. Đến nay, cổ phiếu này đã rớt giá xuống chỉ còn 80.000 đồng sau khi báo chí đưa tin công ty
này đang có dự án bất động sản sai phạm.
Trước những thông tin không tốt về cổ phiếu đang giữ, ông đã vội vàng bán chạy làng nhưng khổ
nỗi muốn bán rẻ cũng không ai mua. Chưa hết bàng hoàng về những thông tin trên, ông Hải còn thật sự
bất ngờ khi biết thêm thông tin lợi nhuận của Quốc Cường Gia Lai có nhiều chi tiết mâu thuẫn, không rõ
ràng. Ông Hải dẫn chứng trên một tờ báo chuyên ngành chứng khoán, công ty này đã công bố hai con số
khác nhau về lợi nhuận của dự án Giai Việt ở quận 8, TPHCM. Trong khi dự án này chưa khởi công xây
dựng nhưng công ty đã công bố có lợi nhuận lên đến 108,7 tỷ đồng. Cũng trên tờ báo này 10 ngày sau,
công ty lại công bố dự án này có mức lợi nhuận đạt hơn 66 tỷ đồng, giảm hơn 40 tỷ đồng so với lần công
bố trước. Các chuyên gia cho rằng thông tin của các doanh nghiệp đang rất mập mờ và thiếu sự trung thực
nên đã ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các cổ phiếu trên thị trường OTC. Thị trường cổ phiếu OTC
hiện nay không còn hấp dẫn như trước nữa. Điều này được chứng minh bằng việc hàng loạt cổ phiếu trước
đây có tính thanh khoản cao nhưng nay thì ngược lại như Dược Cửu Long, Vosco, Tôn Hoa Sen... Mặt khác,
thị trường chứng khoán Việt Nam năm nay không theo quy luật như mọi năm nên đã gây sốc cho nhiều nhà
đầu tư khi đa số nhà đầu tư đã dự đoán thị trường sẽ sôi động cuối năm.
2.2.3 Thị trường OTC: Đang bị làm giá?
Giáo viên hướng dấn: Th.s Đặng Trí Thọ Nguồn:
Nhóm liên minh Tài chính tiền tệ Anh 3 và Anh 6
13
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM
Cùng với sự khởi sắc của TTCK niêm yết, giao dịch trên thị trường OTC đã sôi động hẳn lên trong
những ngày gần đây. NĐT đổ xô đi tìm hàng. Hiện tượng găm hàng đẩy giá bắt đầu xuất hiện ở một vài mã
quen thuộc, trong đó đặc biệt là nhóm CP ngân hàng. "Hàng khó kiếm" là câu NĐT dễ dàng nghe được từ
những "cò" OTC trong tuần qua, sau khi thị trường niêm yết có dấu hiệu ấm lên, tính thanh khoản của thị
trường tăng mạnh, bên bán hầu như không có, còn bên mua dư mua với khối lượng lớn. Cầu không được
đáp ứng, nhiều NĐT đã đổ xô đi tìm hàng OTC khiến cho thị trường này trở nên sôi động trong những ngày
qua, đặc biệt là vào các buổi chiều.
Giá CP nhanh chóng được đẩy lên từng giờ. Đơn cử như CP của Vietcombank đầu tuần giá chỉ dao
động trong khoảng 34.000-36.000đ/CP nhưng đến cuối tuần đã dao động trong khoảng 45.500- 46.000/CP
có lúc đã lên đến 48.500đ/CP. Tương tự như MB, PVFC cũng có mức tăng từ 20%-30% trong vòng chưa
đầy một tuần. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sốt CP OTC trong một thời gian ngắn như vậy?
Phải chăng NĐT không mua được CP trên sàn đã chuyển sang thị trường OTC tìm kiếm cơ hội?
Một phần là CP trên thị trường OTC đã xuống khá thấp đặc biệt là CP của ngành NH, BĐS. Nhiều
NĐT đã lỡ "chôn chân" vào thị trường này từ lâu nhưng chưa rút ra được, cũng có NĐT đang chờ đợi cơ hội
mua vào khi thấy tín hiệu lên. Tuy nhiên việc giá CP trên thị trường OTC bị "thổi" lên vù vù như mấy ngày
qua không phải là do sức cầu của thị trường mà phần nhiều là bị các "cò" OTC đẩy lên. Khả năng loan tin
trên thị trường OTC thông qua các "cò" môi giới thật đáng kinh ngạc: Chỉ cần vài giờ đồng hồ, một thông
tin liên quan đến một mã CP nào đó đã có thể bay đi khắp nơi. Các "cò" trên thị trường OTC có mạng lưới
rộng khắp, chỉ cần gọi điện hỏi hàng vài nơi, người này hỏi người kia chỉ vài chục phút là tìm được hàng
ngay, giá "net" cộng thêm vài "line" phí nếu thỏa thuận xong là giao dịch được ngay.
Nếu chỉ dừng lại ở đây thì cũng không có gì đáng chú ý, song nghệ thuật làm giá và loan tin đồn
trên thị trường OTC thật là đa dạng. Khi thị trường có tín hiệu lên có nhiều khách muốn mua CP là lập tức
môi giới OTC tung tin ngay là hàng bây giờ hơi khó kiếm, hay có mua được giá cũng hơi cao hoặc CP này
đang có tổ chức gom nhiều lắm... đã tạo ra cầu ảo. Đó là chưa kể đến một loạt các thông tin làm nhiễu
loạn thị trường như cố tình gọi điện hỏi hàng dù không có nhu cầu hay tung các tin mua với khối lượng vài
chục đến vài trăm ngàn CP tạo nên cầu giả.
Không hiếm những lúc thị trường OTC nhốn nháo gom khắp nơi một mã nào đó nhưng rồi kết quả
là không khớp được với lý do rất đơn giản: Không thoả thuận được giá hoặc không mua nữa. Nếu NĐT nào
thiếu kinh nghiệm nghe phong thanh tin đồn lập tức lao vào thì dễ dàng gặp phải rủi ro. Nhân viên môi giới
OTC tại một CTCK cho biết, có mã chỉ sau một ngày giá có thể tăng 20-25% là chuyện bình thường. Trên
thực tế khối lượng giao dịch thành công những ngày gần đây chủ yếu là lô nhỏ nhưng giá CP OTC vẫn bị
đẩy lên từng ngày.
Giáo viên hướng dấn: Th.s Đặng Trí Thọ Nguồn:
Nhóm liên minh Tài chính tiền tệ Anh 3 và Anh 6
14
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM
Ông Nguyễn Hữu Phương, chuyên viên phân tích CTCK SeABANK cho biết: "TTCK OTC hiện đang
gần như bị buông lỏng, dẫn đến tình trạng giá CP bị thao túng và làm giá mạnh hơn thị trường niêm yết,
việc quản lý thông tin và công bố thông tin của những Cty OTC không rõ ràng cộng với sự thiếu chuyên
nghiệp của NĐT thì giá cả OTC không hỗn loạn mới là chuyện lạ".
2.2.4 Sáu dạng rủi ro khi mua bán cổ phiếu trên thị trường OTC:
Một là, tranh chấp hay thiệt hại về quyền mua cổ phiếu mới tăng vốn.
Một trong những kỳ vọng lớn nhất về lợi ích của người mua cổ phiếu là quyền mua cổ phiếu phát
hành tăng vốn. Đây là một khoản thu nhập, một khoản lợi lớn của người sở hữu cổ phiếu. Tuy nhiên, thông
thường trước khi phát hành cổ phiếu tăng vốn, công ty tiến hành chốt danh sách cổ đông. Tại thời điểm đó,
những ai sở hữu cổ phiếu nằm trong danh sách cổ đông của HĐQT sẽ được mua thêm cổ phiếu mới theo tỷ
lệ được ấn định dựa trên số cổ phiếu đang sở hữu. Với những nhà đầu tư mới, người mua cổ phiếu mới
trong giai đoạn giao thời, hoặc khi danh sách cổ đông đã được chốt, nếu không biết, tiền đã thanh toán cho
người chuyển nhượng, mặc dù cổ phiếu mình đã nắm giữ, nhưng chưa làm xong thủ tục chuyển nhượng,
nên mất quyền mua. Quyền mua cổ phiếu mới vẫn thuộc về người chuyển nhượng, trong khi người chuyển
nhượng đã bán cổ phiếu của mình đi rồi theo giá thị trường tại thời điểm đó. Như vậy, các nhà đầu tư cổ
phiếu trên thị trường OTC cần chú ý luôn luôn thỏa thuận bằng giấy, bằng hợp đồng chuyển nhượng với
người chuyển nhượng cổ phiếu, ghi rõ ràng quyền lợi mua cổ phiếu mới tăng vốn thuộc về ai. Loại rủi ro nói
là phổ biến nhất trên thị trường OTC trong thời gian qua.
Hai là, tranh chấp hay thiệt hại về cổ tức.
Cổ tức của công ty được chia cho cổ đông dựa trên số lượng cổ phần cổ đông đang nắm giữ. Rủi ro là ở
chỗ, khi mua cổ phiếu, người được chuyển nhượng không nắm bắt được thông tin, không thỏa thuận rõ
ràng trong hợp đồng chuyển nhượng. Do đó người mua mặc dù nắm giữ cổ phiếu đúng tên mình rồi, nhưng
không nhận được cổ tức.
Ba là, rủi ro trong mua bán cổ phiếu chưa được chuyển nhượng.
Có cổ phiếu theo quy định nội bộ công ty sau 1 năm mới được chuyển nhượng, nhưng nhiều nhà đầu tư
không nắm được thông tin, mua loại cổ phiếu đó. Và trong thời hạn 1 năm chưa làm được thủ tục chuyển
nhượng, thì các quyền lợi về quyền mua thêm cổ phiếu tăng vốn, chia cổ tức…, vẫn thuộc về người đứng
Giáo viên hướng dấn: Th.s Đặng Trí Thọ Nguồn:
Nhóm liên minh Tài chính tiền tệ Anh 3 và Anh 6
15
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM
tên sở hữu cổ phiếu, còn người đã bỏ tiền ra mua, đang nắm giữ cổ phiếu thì bị chiếm đoạt mất quyền lợi.
Thực tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần E, có trụ sở chính tại Tp.HCM, thời gian qua đã xẩy ra khá
nhiều tranh chấp quyền lợi này. Nhiều người đang nhờ đến sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, cơ quan
quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng.
Bốn là, rủi ro trong mua bán cổ phiếu ở thời điểm phát hành.
Loại cổ phiếu này trong giới mua bán trên thị trường OTC còn gọi là cổ phiếu cũ và cổ phiếu mới, tức là thời
điểm phát hành, kèm theo đó là quyền lợi mà nhà đầu tư có được: cổ tức, cổ phiếu thưởng, quyền mua cổ
phiếu. Bởi vì, thông thường các công ty căn cứ vào năm phát hành cổ phiếu để phân phối quyền lợi cho cổ
đông. Người sở hữu cổ phiếu chỉ được hưởng lợi ích tương ứng với số tháng mà cổ phiếu đó đã phát hành.
Bởi vậy bỏ tiền ra mua cổ phiếu cùng với giá mua như nhau, nhưng quyền lợi giữa cổ phiếu cũ và cổ phiếu
mới là khác nhau. Nhà đầu tư cần hết sức chú ý chi tiết này.
Năm là, rủi ro trong mua bán cổ phiếu khi biến động giá.
Thông thường để chắc ăn và “nắm đằng chuôi”, người bán luôn yêu cầu người mua cổ phiếu phải đặt cọc
tiền một tỷ lệ nào đó. Khi đó nếu giá cổ phiếu giảm, buộc người mua phải mua số cổ phiếu với giá đã cam
kết, nếu không bị mất tiền đặt cọc. Ngược lại, khi giá lên, người bán có xu hướng đánh tháo và dễ dàng
đánh tháo, còn số tiền đã đặt cọc không phải lúc nào và trường hợp nào cũng lấy lại ngay được.
Sáu là, rủi ro trong giao dịch nhận chuyển nhượng quyền mua.
Trong các đợt phát hành thêm cổ phiếu mới để tăng vốn, cổ đông hiện hữu, cổ đông chiến lược, hay cán bộ
nhân viên công ty được quyền mua cổ phiếu. Khi đó, nhiều người do không huy động được tiền hoặc vì
nhiều lý do khác, bán quyền mua cổ phiếu của mình. Giá bán quyền mua thường thấp hơn giá thị trường
OTC thời điểm đó. Nhà đầu tư mới thấy giá thấp, hấp dẫn thường chấp nhận mua. Nhưng từ khi nộp tiền
để mua cổ phiếu cho đến khi nhận được cổ phiếu là cả một khoảng thời gian khá dài, nên đến khi nhận
được cổ phiếu thì cổ phiếu vẫn đứng tên chủ sở hữu là người chuyển nhượng. Khi đó, nếu giá cổ phiếu
đứng nguyên, giảm, hay gặp phải người nghiêm túc, đứng đắn, thì công việc làm thủ tục chuyển nhượng
không vấn đề gì. Trong trường hợp gặp phải người không trọng chữ tín, dễ dàng bị đánh tháo và hứa hẹn
trả lại số tiền trước kia đã nhận kèm với lãi suất tiền gửi ngân hang.
Giáo viên hướng dấn: Th.s Đặng Trí Thọ Nguồn:
Nhóm liên minh Tài chính tiền tệ Anh 3 và Anh 6
16
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM
3. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN GIAO DỊCH CỔ PHIẾU CHƯA NIÊM YẾT (OTC)
3.1 Nhà đầu tư và tổ chức của các nhà đầu tư
Việc tham gia thị trường OTC rất đơn giản, tất cả mọi người đều có thể tham gia mua bán chứng khoán.
Tuy nhiên, hoạt động của các nhà đầu tư trên thị trường không phải là độc lập mà họ thường lập thành các
nhóm, hội, diễn đàn để trao đổi thông tin với nhau. Hiện nay, phương thức trao đổi được các nhà đầu tư tự
do ưa thích là trao đổi qua diễn đàn trên mạng Internet hoặc trao đổi tại các điểm “café chứng khoán”. Việc
một nhà đầu tư tham gia đầu tư vào tất cả các lình vực, các nơi là rất hiếm. Các nhà đầu tư, nhóm các nhà
đầu tư tập trung vào một số ngành, lĩnh vực trong một khu vực địa lý (TP.HCM, Hà Nội ...) là chủ yếu.
Ngoài ra, với lợi thế của của mình, các công ty chứng khoán còn tham gia trên trên thị trường này với tư
cách là các nhà môi giới.
3.2 Hàng hoá của thị trường
Hàng hoá của thị trường OTC chính là các loại cổ phiếu của cách doanh nghiệp hoạt động kinh
doanh hiệu quả, có triển vọng phát triển trong tương lai hoặc có những lợi thế thương mại riêng biệt (có
một vị trí mặt bằng thuận lợi…). Có hai loại cổ phiếu chính được các nhà đầu tư quan tâm gồm:
- Cổ phiếu của các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá. Đối với các doanh nghiệp loại này,
các loại cổ phiếu được mua bán bán gồm:
o Cổ phiếu lần đầu tiên phát hành khi cổ phần hoá: Việc mua được, được mua cổ phiếu của một số doanh
nghiệp nhà nước được cổ phần hoá là vấn đề mà các nhà đầu rất quan tâm. Vì rất nhiều công ty sau khi cổ
phần hoá, giá của cổ phiếu gia tăng rất cao.
o Cổ phiếu sau khi cổ phần hoá (cổ phiếu này được mua bán thông thường như cổ phiếu của các công ty cỏ
phần khác).
- Cổ phiếu của các công ty cổ phần thông thường: Đối với loại này, cổ phiếu của các công ty hoạt
động kinh doanh hiệu quả, dẫn đầu một lĩnh vực kinh doanh nào đó là mối quan tâm hàng đầu của các nhà
đầu tư. Cổ phiếu của Kinh đô, ACB, Sacombank thuộc loại này.
Cơ chế mua bán
Việc mua bán các loại cổ phiếu trên thị trường OTC được thực hiện theo phương thức “thuận mua,
vừa bán” mà không bị bất cứ một lực bên ngoài (giới hạn giá, lượng cổ phiếu…) nào tác động. Tuy nhiên,
nhiều khi cũng xảy ra vấn đề bất cân xứng về thông tin trong quá trình mua bán, giao dịch các loại chứng
khoán trên thị trường này. Nói chung, cơ chế mua bán các loại chứng khoán trên thị trường OTC theo đúng
cơ chế thị trường. Mặc dù thực hiện theo cơ chế thuận mua vừa bán, nhưng thực tế, việc giao dịch mua
bán, nhất là mua bán các laọi cổ phiếu của các công ty cổ phàn hoá lần đầu không phải lúc nào cũng tuôn
Giáo viên hướng dấn: Th.s Đặng Trí Thọ Nguồn:
Nhóm liên minh Tài chính tiền tệ Anh 3 và Anh 6
17
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM
theo cơ chế này.
3.3 Phương thức mua bán, giao dịch
Để có thể mua bán cổ phiếu trên thị trường OTC, nhà đầu tư có thể thực hiện theo một trong hai
phương thức sau
- Bên mua và bên bán trực tiếp gặp nhau để thương lượng, quyết định việc mua bán chứng khoán. Đây là
phương thức phổ biến hiện nay.
- Bên mua và bên bán có thể giao dịch thông qua các nhà môi giới chứng khoán. Hiện nay, phương thức
này ít phổ biến hơn, nhưng xu hướng phát triển của thị trường thì phương thức này sẽ chiếm ưu thế hơn so
với phương thức trực tiếp mua bán nêu trên trong tương lai.
3.4 Thu thập thông tin của các loại cổ phiếu
Để có thể mua một loại chúng khoán nào đó trên thị trường, các nhà đầu tư cần phải có thông tin về loại cổ
phiếu đó. Để có thông tin này, nhà đầu tư có thể tìm kiếm từ các nguồn sau:
3.4.1 Thông tin từ các báo cáo tài chính
Theo quy định của Nghị định về kiểm toán độc lập, trừ một số loại hình doanh nghiệp phải thực hiện kiểm
toán như bảo hiểm, ngân hàng, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, số
còn lại (chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp), nhà nước chỉ khuyến khích các
doanh nghiệp thực hiện kiểm toán các báo cáo tài chính. Như vậy, nhìn chung các công ty cổ phần chưa
niêm yết không có báo cáo tài chính được kiểm toán.
Do những mục đích khác nhau mà nhiều doanh nghiệp có nhiều hệ thống sổ sách kế toán, báo cáo tài
chính (báo cáo thuế, vay vốn ngân hàng, điều hành nội bộ...).
Mặt khác, việc có được một bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp đối với một người bình thường là điều
không hề đơn giản, nhất là trong điều kiện mà ngay bản thân các doanh nghiệp không biết thông tin nào
nên công bố, thông tin nào không nên công bố. Do đó, việcthu thập thông tin từ bản thân doanh nghiệp
qua còn đường chính thức là điều không hề đơn giản nếu nhà đầu tư, nhất là những người không có những
mối liên hệ nhất định với công ty đó.
3.4.2 Thu thập thông tin qua các cơ quan chức năng
Theo quy định, doanh nghiệp phải báo cáo tình hình hoạt động cho cơ quan đăng ký kinh doanh (Sở Kế
hoạch Đầu tư). Tuy nhiên việc tuân thủ quy định này của các doanh nghiệp không thực sự nghiêm túc. Mặt
khác, nếu có nộp báo cáo cho cơ quan chức năng thì các thông tin cũng rất chung chung. Nhưng các cơ
quan chức năng không có tránh nhiệm và nghĩa vụ công bố các thông tin của doanh nghiệp. Vì vậy, việc có
được thông tin từ các cơ quan này gần như là nhiệm vụ là bất khả thi đối với các nhà đầu tư. Ngoài ra, còn
có một tổ chức lưu trữ thông tin về các doanh nghiệp đó là trung tâm thông tin tín dụng (CIC) thuộc Ngân
Giáo viên hướng dấn: Th.s Đặng Trí Thọ Nguồn:
Nhóm liên minh Tài chính tiền tệ Anh 3 và Anh 6
18
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM
hàng Nhà nước. Trung tâm này lưu trữ các thông tin cơ bản của các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với
các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, tính cập nhật của các thông tin này không cao.
3.4.3 Thu thập thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng
Khi không thể thu thập thông tin về doanh nghiệp từ các đầu mối thông tin nêu trên, nhà đầu tư có thể thu
thập thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, nhược điểm của nguồn dữ liệu này là rời
rạc, tính tin cậy không cao. Hiện nay, có những nguồn thông tin đề cập nhiều đến các doanh nghiệp là tạp
chí chứng khoán (trang 13), mà một số trang web như www.vietstock.com, www.vnn.vn các công
ty
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- THực trạng và định hướng phát triển thị trường OTC Việt Nam.pdf