Tiểu luận Thực trạng và giải pháp phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tại câu lạc bộ Ca Trù Thăng Long, Hà Nội

Hiện nay, biểu diễn ca trù chỉ là những tiết mục đơn lẻ, không có không gian riêng và như thế là chưa đưa di sản về đúng với không gian của nó. Việc phục dựng không gian trình diễn ca trù chính là cách để khẳng định rằng. Ca trù là di sản văn hóa dân tộc, nó có những không gian biểu diễn nhất định chứ không phải muốn hát lúc nào, hát ở đâu cũng được . Nếu không đặt ca trù trong đúng không gian của nó sẽ không thể khơi dậy đồng đều các giá trị của ca trù trong đời sống hiện nay. Ví dụ với hát cửa đình, nếu không có không gian riêng thì cộng đồng sẽ tạo ra một lối hát cửa đình khác mà ca trù không thể tham gia vào đó được.

Các điểm hát ca trù cần phải có kiến trúc cổ kính như ở các đình, chùa Nhưng hiện nay thì ca trù được sinh hoạt tại gia đình các nghệ nhân nên những kiến trúc cổ không có, sẽ không tạo nên không gian riêng của ca trù.

 

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2745 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thực trạng và giải pháp phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tại câu lạc bộ Ca Trù Thăng Long, Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(các tòa nhà khách sạn, nhà hàng…) có thể được khai thác sử dụng lâu dài nếu chi phí hợp lí. Để thực hiện đúng quy trình bảo dưỡng, sửa chữa…thì có thể sử dụng chúng hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm e/ Tính không cân đối trong sử dụng Tức công suất sử dụng không ổn đinh mà có sự biến động. Đặc điểm này do tính thời vụ gây nên. 1.2 Điểm đến du lịch 1.2.1 Khái niệm về điểm đến du lịch Là một khái niệm rất rộng trong hoạt động kinh doanh du lịch, là nơi có sức hấp dẫn và có sức thu hút khách du lịch. Điểm đến du lịch dựa vào tài nguyên du lịch. tài nguyên du lịch theo nghĩa thực tế:“ tất cả các nhân tố có thể kích thích được động cơ du lịch của con người được ngành du lịch tận dụng kinh doanh để sinh ra lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội đều gọi là tài nguyên du lịch”. Hoặc “ Bất kỳ nhân tố thiên nhiên, nhân văn và xã hội có thể thu hút được khách du lịch đều gọi là tài nguyên du lịch”. 1.2.2 Vai trò của điểm đến du lịch Điểm đến du lịch đóng vai trò quan trọng và quyết định đến sự phát triển du lịch của một đất nước, một địa phương. Điểm đến du lịch là nơi tạo ra sức thu hút đối với khách du lịch ở trong nước và ở nước ngoài. Điểm đến du lịch có tính hấp dẫn và có sức thu hút khách du lịch càng cao thì lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến càng lớn. Dịch vụ và hàng hoá phục vụ khách tiêu thụ càng nhiều về số lượng, đa dạng về cơ cấu và chủng loại, chất lượng cao thì doanh thu càng lớn và hiệu quả kinh tế-xã hội càng cao. Điểm đến du lịch là nơi đón tiếp và phục vụ khách du lịch trong thời gian họ nghỉ ngơi và tham quan du lịch tại điểm đến du lịch này. Nơi mở rộng được các hoạt động dịch vụ để thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch, thực hiện "xuất khẩu vô hình" các tài nguyên du lịch và "xuất khẩu tại chỗ" dịch vụ và hàng hoá của địa phương với mục tiêu thu được nhiều ngoại tệ và tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương. PHẦN II: THỰC TRẠNG 2.1 Thực trạng chung phát triển csvckt du lịch tại các điểm đến trên địa bàn Hà Nội Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, trong 3 năm qua, hoạt động du lịch Thủ đô có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Lượng khách du lịch và thu nhập xã hội từ du lịch tăng khá. Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch Hà Nội được bổ sung một bước rất quan trọng. Các hoạt động du lịch đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội của thành phố, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo việc làm và tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thông qua việc tổ chức thành công tốt đẹp Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Năm Du lịch quốc gia 2010... hình ảnh, vị thế của thủ đô Hà Nội đã được nâng cao. Các điều kiện về kinh tế-văn hóa-xã hội-an ninh quốc phòng được tăng cường. Đây là những yếu tố thuận lợi để du lịch Thủ đô đạt được những kết quả tốt đẹp và nâng lên tầm cao mới. Sản phẩm du lịch của Hà Nội chủ yếu dựa vào các yếu tố tự nhiên, khai thác những cái có sẵn, chưa được đầu tư đúng mức và chưa khai thác được tiềm năng, thế mạnh của du lịch Thủ đô, đặc biệt là du lịch văn hóa, làng nghề, làng cổ. Hà Nội còn thiếu các khu du lịch vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng cuối tuần quy mô lớn đủ sức hấp dẫn để kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu của khách du lịch. Bên cạnh đó, việc thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội triển khai chậm. Chất lượng dịch vụ du lịch ở nhiều điểm đến và công tác du lịch tại điểm đến còn hạn chế. Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch chưa đáp ứng yêu cầu, cơ chế chưa rõ ràng. Công tác quản lý Nhà nước về du lịch hiệu quả chưa cao. Sự phối hợp liên ngành, liên vùng của Hà Nội với các địa phương trong nước và quốc tế còn hạn chế. Góp ý vào phương hướng phát triển trong giai đoạn tới, nhiều đại biểu cho rằng Hà Nội có rất nhiều tiềm năng, lợi thế về du lịch, đặc biệt sau khi mở rộng địa giới hành chính. Hà Nội có hạ tầng tốt, có sân bay quốc tế, hệ thống di sản văn hóa lớn và là nơi tổ chức nhiều sự kiện, là trung tâm mua sắm và chữa bệnh... Để phát huy có hiệu quả những lợi thế này, du lịch Hà Nội cần có sự thay đổi. Thực trạng phát triển csvckt tại câu lạc bộ ca trù Thăng Long Giới thiệu về câu lạc bộ Hà Nội là địa phương có truyền thuyết về tổ quê Ca Trù (truyền thuyết ca trù Lỗ Khê) và là nơi có ca trù phát triển lâu đời nhất. Nếu căn cứ vào văn bản còn được lưu truyền hiện nay thì có thể khẳng định rằng Hà Nội có lịch sử ca trù dài nhất, có thời điểm ca trù Hà Nội thịnh hành nhất Việt Nam. Hà Nội có vai trò và vị trí rất lớn trong lịch sử Ca Trù và vì vậy Ca Trù cũng từng có đóng góp không nhỏ trong đời sống và tâm thức người Hà Nội. Ca trù là môn nghệ thuật truyền thống lâu đời. Trải qua những biến đổi của lịch sử môn nghệ thuật này đã chìm vào quên lãng hơn nửa thế kỷ qua. Hiện nay những nghệ nhân hát ở đẳng cấp nhà nghề chỉ còn lại lác đác. Ca trù Thăng Long đã ra đời ngày 3/4/2009 trong hoàn cảnh khó khăn với mong muốn gìn giữ những nét độc đáo của văn hóa dân tộc.   CLB ca trù Thăng Long đại diện cho thế hệ trẻ của Việt Nam quyết tâm cùng nhau hướng tới tầm đẳng cấp của bầu trời cổ nhạc Việt Nam. "Âm Nhạc truyền thống là bản sắc văn hoá cần được giữ gìn, phổ biến và kế thừa tính sáng tạo" là sự lựa chọn cho lý tưởng trên con đường nghệ thuật của câu lạc bộ ca trù Thăng Long. Ca trù được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại hai năm nay. Giáo phường Thăng Long biểu diễn tại Ðền Quán Ðế ở số 28 phố Hàng Buồm và nhà di sản số 87 phố Mã Mây. CLB Ca trù Hà Nội biểu diễn vào các ngày cuối tuần tại đình Kim Ngân, số 42 phố Hàng Bạc và Bích Câu Ðạo quán số 14 phố Cát Linh. Nhất là, sau mấy chục năm vắng bóng, lần đầu ca trù đã trở lại trong đời sống văn hóa người dân Thủ đô bằng những buổi biểu diễn tất cả các ngày trong tuần tại 87 Mã Mây. 2.2.2 Thực trạng phát triển csvckt du lịch tại các điểm tổ chức hát ca trù trên địa bàn Hà Nội 2.2.2.1 Cơ cấu csvckt du lịch của câu lạc bộ a/ Csvc của các cơ sở vận tải du lịch Theo công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội cho biết: Các công ty du lịch rất muốn đưa laoij hình nghệ thuật truyền thống vào làm phong phú sản phẩm tour du lịch tuy nhiên. Câu lạc bộ ca trù Thăng Long chưa đáp ứng được nhiều yêu cầu phục vụ khách du lịch: Đó là giao thông không thuận lợi, không có điểm đón trả khách, csvc tại các điểm biểu diễn thì không đủ tiện nghi, lịch biểu diễn thì không phù hợp. Mặc dù câu lạc bộ ca trù Thăng Long đã cố gắng tăng lịch biểu diễn và địa điểm biểu diễn nhưng khả năng thu hút khách du lịch còn hạn chế. Các cơ sở vận tải du lịch không thuận lợi về đường xá và thời gian. b/ Csvc của các cơ sở vui chơi giải trí. Trung tâm Văn Hóa ca trù Thăng Long – là một điểm vui chơi giải trí tập trung biểu diễn các thể cách trong ca trù. Nhằm phát huy và mở rộng một nét văn hóa của dân tộc. Bên cạnh đó còn có các tiết mục giải trí khác như nghe các thể cách khác trong ca trù, giới thiệu đàn đáy, đó là một loại nhạc cụ chỉ còn có ở Việt Nam. Ngoài ra câu lạc bộ còn kết hợp với câu lạc bộ quan họ Làng Đặng Xá. Một thể loại đối đáp nam nữ không có nhạc cụ giống loại hình A capella ở phương tây. c/ Csvc của các đại lý du lịch và công ty lữ hành Việc liên kết giữa ca trù Thăng Long với du lịch luôn là mục tiêu hướng tới của câu lạc bộ và ban quản lý phố cổ Hà Nội. Có thể thấy các chương trình biểu diễn đã trở thành các sản phẩm du lịch đặc trưng của phố cổ. Tại nơi này văn hóa và du lịch đã bắt tay nhau cùng quảng bá và thu hút khách. Câu lạc bộ đã có sự kết hợp với 12 công ty du lịch tuy nhiên khách theo tour còn hạn chế. Các công ty, đại lý du lịch cho ca trù vào một phần trong sản phẩm tour của mình như: Công ty du lịch Bến Thành, trụ sở chính là ở Q1. tp. Hồ Chí Minh. Đại diện ở Hà Nội là: Lầu 7 Tòa nhà Kinh Đô, Số 93 , Lò Đúc, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Tel:(04)39445122 Email: infohanoi@benthanhtourist.com.vn d/ Csvc thuộc ngành khác quản lý Ban quản lý phố cổ Hà Nội (thuộc phố hàng Đào, Hoàn Kiếm, Hà nội) trực tiếp quản lý về địa điểm biểu diễn của câu lạc bộ. Để hỗ trợ cho việc phát huy và bảo tồn nghệ thuật đã choc au lạc bộ mượn các đình, chùa để biểu diễn. Sau đình Ngãi Cầu, La Phù, Giang Xá, Rằm tháng 2 (âm lịch) tới, giáo phường sẽ tour diễn qua các đình làng canh hát tại đình làng Bát Tràng. 2.2.2.2 Thực trạng phát triển csvc của câu lạc bộ a/ Tình hình phát triển csvckt Sân khấu nào cho ca trù? Ở Hà Nội, tìm một sân khấu ca trù chuyên nghiệp rất khó khăn. Hiện nay, ca trù chưa có một khu vực, địa điểm biểu diễn tập trung, dành riêng cho ca trù. Mà chủ yếu ca trù được hoạt động dưới hình thức là các câu lạc bộ, tại gia đình của các nghệ nhân yêu nghề. Theo thống kê, trước khi ca trù được công nhận là di sản, có 22 CLB ca trù hoạt động: CLB Ca trù Thái Hà với địa điểm diễn ở Thụy Khuê, Văn Miếu; CLB Ca trù Hà Nội diễn ở Bích Câu; CLB Thăng Long ở đình Giảng Võ; CLB Ca trù UNESCO ở Bảo tàng Dân tộc học; Trung tâm Văn hóa ca trù Thăng Long diễn tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam... Rồi một lớp ca trù do ca nương Phạm Thị Huệ khởi xướng với sự truyền dạy của kép đàn Nguyễn Phú Đẹ và nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc được Quỹ Ford tài trợ. Nhưng sau gần hai năm ca trù được ghi danh, hầu hết các CLB biểu diễn cầm chừng; lớp học ca trù của Quỹ Ford kết thúc dự án; Trung tâm Văn hóa ca trù Thăng Long gần như giải thể với lý do vắng khách... Sự ra đời của một sân khấu ca trù chuyên nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong việc quảng bá nghệ thuật dân tộc với bạn bề quốc tế, làm sống dậy bộ môn nghệ thuật quý giá này đồng thời làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch của Hà Nội. Ngày 18 tháng 03 năm 2010, hai nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ và Nguyễn Thị Chúc đã chính thức ra mắt giáo phường ca trù Thăng Long tại Đình Giảng Võ, Hà Nội. Đây là giáo phường ca trù đầu tiên được khôi phục sau nhiều năm vắng bóng. Lễ ra mắt này đánh dấu sự trở lại của mô hình giáo phường - một tổ chức sinh hoạt truyền thống của nghệ thuật ca trù cổ xưa. Đây được coi là những viên gạch đầu tiên cho sự trở lại của tổ chức nghề nghiệp độc đáo của nghệ thuật ca trù năm xưa. Hiện nay, chúng ta có thể thưởng thức ca trù tại một số điểm ở Hà Nội: - Câu lạc bộ Ca trù Lỗ Khê (Địa chỉ: xã Liên Hà; Đông Anh, Hà Nội) - CLB Ca trù Thăng Long (Địa chỉ: số 40 ngõ 32, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội) - CLB Ca trù thôn Chanh (Địa chỉ: xã Văn Nhân, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) - CLB Ca trù Bích Câu (Địa chỉ: 14 phố Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội). Hầu hết các câu lạc bộ vẫn chưa được đầu tư xứng đáng về cơ sở vật chất và họ vẫn phải tự thân vận động Sự ra đời của Trung tâm biểu diễn nghệ thuật ca trù Thăng Long làm nhiều người ngạc nhiên và thán phục. Trung tâm Thăng Long ra đời với dự định một ngày ba ca biểu diễn cho du khách trong và ngoài nước cũng nhu những ai yêu thích hát ca trù. Tọa lạc trong khu nhà có kiến trúc Pháp cổ, tại khuôn viên Bảo tàng Cách mạng sân khấu được bài trí trang trọng, có sức chứa tối đa 100 khán giả, thiết kế ấm cúng và mang "hồn" Việt, thể hiện sự tôn vinh của người tổ chức đối với nghệ thuật truyền thống. Bên ngoài sân khấu là khu vực trưng bày kỷ vật, triển lãm tranh ảnh về lịch sử hình thành phát triển ca trù. Ngoài ra còn có tiền sảnh để du khách có thể thư giãn, chờ đợi trong khi chờ đến giờ xem biểu diễn. Nhưng số tiền đầu tư xây dựng sửa chữa để có được một sân khấu đầy đủ trang thiết bị, ánh sáng và các dịch vụ phụ trợ như ở đây không phải là nhỏ. Để đi vào hoạt động thường xuyên, trung tâm còn phải gánh thêm hàng tá các loại chi phí như tiền lương hàng tháng cho nghệ sỹ, diễn viên, nhân viên, điện nước, trang thiết bị...Với giá tiền 35 nghìn đồng/vé, đông khách còn đỡ chứ vắng khách thì lấy thu bù chi là cả một câu chuyện dài. Đấy là chưa kể trung tâm khai trương vào đúng lúc kinh tế giảm sút, khách du lịch sụt giảm đáng kể, các công ty du lịch cũng lâm vào tình trạng khó khăn. Không gian môi trường diễn xướng của ca trù còn bó hẹp, không gian diễn xướng như xưa gần như không còn tồn tại. Hát Ca trù được tổ chức chặt chẽ thành phường, giáo phường, do trùm phường và quản giáp cai quản. Hiện nay, biểu diễn ca trù chỉ là những tiết mục đơn lẻ, không có không gian riêng và như thế là chưa đưa di sản về đúng với không gian của nó. Việc phục dựng không gian trình diễn ca trù chính là cách để khẳng định rằng. Ca trù là di sản văn hóa dân tộc, nó có những không gian biểu diễn nhất định chứ không phải muốn hát lúc nào, hát ở đâu cũng được . Nếu không đặt ca trù trong đúng không gian của nó sẽ không thể khơi dậy đồng đều các giá trị của ca trù trong đời sống hiện nay. Ví dụ với hát cửa đình, nếu không có không gian riêng thì cộng đồng sẽ tạo ra một lối hát cửa đình khác mà ca trù không thể tham gia vào đó được. Các điểm hát ca trù cần phải có kiến trúc cổ kính như ở các đình, chùa…Nhưng hiện nay thì ca trù được sinh hoạt tại gia đình các nghệ nhân nên những kiến trúc cổ không có, sẽ không tạo nên không gian riêng của ca trù. Các văn bản ca trù cũng chỉ trong phạm vi “nội bộ”, ít được phổ biến. Những sản phẩm nghe - nhìn về ca trù cũng hiếm, không được đầu tư nhiều để có thể cạnh tranh với các loại hình nghệ thuật đương đại khác.  Tài liệu sơ sài, cơ sở vật chất thiếu thốn, các nhạc cụ phục vụ cho các diễn viên không có, nên việc khôi phục và bảo tồn loại hình nghệ thuật này là rất khó khăn. Tại Viện Âm nhạc hiện đã lưu trữ được 7 điệu múa ca trù và 42 bài bản ca trù. Các văn bản Hán Nôm về ca trù là 26 bản và khoảng 25 cuốn sách về ca trù. * Tình hình phát triển csvckt đã và đang thực hiện, đưa ra những điểm làm được và chưa làm được - Ưu điểm: Sự phát triển của các nhóm, CLB ca trù ở Hà Nội cho thấy ý thức tôn vinh văn hoá dân tộc đã phần nào bắt rễ trong đời sống tinh thần của người dân thủ đô. Các hoạt động quy mô trong năm nay xung quanh bộ hồ sơ ca trù như Liên hoan Ca trù toàn quốc diễn ra tại Hà Nội, Hội thảo quốc tế về ca trù... góp phần nâng cao sự quan tâm của công chúng và sự vào cuộc của ngành VHTT. Các nghệ sĩ, nghệ nhân - trong đó có những người gắn cả đời với tiếng đàn, nhịp phách - có điều kiện hơn để giới thiệu với công chúng những giá trị âm nhạc, thơ ca và kỹ thuật hát, kỹ thuật gõ phách điêu luyện của ca trù. Có những người nhiều năm âm thầm gìn giữ, rèn giũa, nay mới có dịp thể hiện trước khán giả niềm say mê của mình. Hiện không gian trình diễn quen thuộc của ca trù chính là Hát chơi với bộ ba quen thuộc là kép đàn, đào nương và quan viên. Mấy năm gần đây, Không gian Hát cửa đình ít nhiều cũng được khôi phục qua sự năng nổ hoạt động của các CLB - Nhược điểm: Qua các ý kiến đại biểu dự hội nghị “Đánh giá kết quả kiểm kê di sản văn hóa ca trù 2009-2011” tổ chức hôm qua (13.10) tại Viện Âm nhạc, càng thấy tình trạng “khẩn cấp” của ca trù trong thời gian qua vẫn chưa được cải thiện là mấy. Ngoài dấu hiệu phục hồi, thể hiện qua sự phát triển các CLB ca trù, từ 22 năm 2004 đến 51 ở hiện tại, thì vấn đề chất lượng nghệ thuật, hiệu quả hoạt động, mối quan tâm của xã hội và hỗ trợ của Nhà nước với các CLB vẫn cho thấy nhiều tồn tại và sự dịch chuyển chậm chạp. PGS-TS Lê Toàn - Viện trưởng Viện Âm nhạc - nhận định: Nhiều nghệ nhân cao tuổi cuộc sống còn nhiều khó khăn, nên việc cống hiến, truyền dạy chưa thuận lợi, việc tổ chức thực hiện khẩn trương các kế hoạch bảo tồn ca trù trước nguy cơ thất truyền còn nhiều khó khăn, do kinh tế hạn hẹp, không gian - môi trường trình diễn bó hẹp, đối tượng trẻ phần lớn chưa yêu thích, chưa tích cực tham gia sinh hoạt ca trù... NSƯT Quốc Chiêm - Phó GĐ Sở VHTTDL Hà Nội - đánh giá về thực tế ca trù ở thủ đô, nhấn mạnh: Thực tế số đào nương, kép đàn, trống chầu khá đông và trẻ tuổi, nhưng lại kém về chất lượng, không gian diễn xướng - nơi sáng tạo, lưu truyền và biểu diễn ca trù đã mai một, nay lại có nguy cơ eo hẹp dần. Đơn cử như Không gian Hát cửa quyền đã mất bóng hàng chục năm nay. Cuộc điền dã của các nhà nghiên cứu xây dựng hồ sơ ca trù trong hơn một năm qua đã cho thấy trong cả nước hiện có gần 20 tỉnh, thành vẫn tồn tại sinh hoạt ca trù - với gần 30 nhóm, CLB, tuy rằng mức độ duy trì và điều kiện hoạt động ở mỗi nơi có nhiều chênh lệch. Tại nhiều địa phương do thiếu môi trường tồn tại và phát triển, thiếu điều kiện vật chất để duy trì, do sự chậm chạp của ngành VHTT, các nghệ nhân, các nhóm ca trù chỉ tồn tại âm thầm, "lay lắt". Đa phần khách tới nghe hát tại những điểm biểu diễn của câu lạc bộ là khách lẻ chứ chưa có khách đoàn do các công ty lữ hành đưa tới. Mặc dù đã nhiều lần kết nối với các công ty du lịch nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên điểm biểu diễn ca trù chưa có mặt trong các tour du lịch. Lý giải tại sao các công ty du lịch chưa khai thác nhiều loại hình du lịch truyền thống đưa vào phục vụ du khách, bà Nguyễn Xuân Tú, Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội cho biết: Các công ty du lịch rất muốn đưa nghệ thuật truyền thống vào phục vụ du khách nhằm làm phong phú sản phẩm tour. Tuy nhiên đa phần các điểm biểu diễn này chưa đáp ứng đư ợc yêu cầu phục vụ du khách. Đó là giao thông không thuận lợi, không có điểm đỗ xe đón trả khách; cơ sở vật chất tại các điểm biểu diễn chưa đảm bảo tiện nghi; các chương trình biểu diễn chưa thật phong phú và lịch diễn cũng không phù hợp. Nếu rối nước Thăng Long biểu diễn liên tục theo giờ, bất cứ hãng lữ hành nào khác đưa tới cũng có thể xem được thì các điểm biểu diễn nghệ thuật khác biểu diễn theo ngày, không phù hợp với thời gian đưa đón khách của công ty. Một mặt, các công ty du lịch mua hẳn chương trình phục vụ khách thì kinh phí không cho phép. Hơn nữa, do không tương đồng về ngôn ngữ (khách quốc tế); khách du lịch cần biểu diễn bằng hình tượng hơn là lời nói nhưng các chương trình nghệ thuật chưa đáp ứng được. b Định hướng phát triển trong tương lai nhằm thu hút khách du lịch và bảo tồn di sản phi vật thể này Trước thực trạng ấy, cũng đã có nhiều đề xuất nhằm đẩy mạnh việc phục hồi, bảo tồn, phát huy ca trù. Quang Nhị - Phó GĐ Sở VHTTDL Bắc Ninh - yêu cầu: Hằng năm, Bộ VHTTDL, Viện Âm nhạc nên có kinh phí hỗ trợ các tỉnh bảo tồn, phát huy giá trị ca trù và tổ chức hội thảo, tập huấn, liên hoan để nhân rộng nghệ thuật hát ca trù trong cả nước. Bà Phan Thư Hiền - Phó GĐ Sở VHTTDL Hà Tĩnh - kêu gọi: Cần có sự đầu tư kinh phí để mua sắm đàn đáy, trống chầu, phách, trang phục... Hỗ trợ kinh phí cho nghệ nhân, ca nương, kép đàn thế hệ thứ hai tham gia truyền dạy. Bà Bùi Thị Phấn - Trưởng phòng Nghiệp vụ văn hóa - Sở VHTTDL Hưng Yên - kiến nghị: Cần có chương trình trùng tu, tôn tạo cùng với nguồn xã hội hóa của nhân dân địa phương, phục hồi một số di tích liên quan tới ca trù, tôn tạo các di tích có liên quan đến ca trù đang xuống cấp. Bà Phấn cũng đặt vấn đề đưa ca trù vào thành một môn học, ngành học trong các trường ĐH - CĐ văn hóa nghệ thuật và có chính sách đặc biệt để người học chuyên tâm gắn bó với nghề như cấp học phí, tiền ăn ở... Theo các công ty du lịch, để đưa nghệ thuật truyền thống đến gần hơn với du khách, trước hết, các điểm biểu diễn nghệ thuật phải tự đổi mới mình bằng cách nâng cấp cơ sở vật chất, xây dựng nội dung chương trình và thời gian biểu diễn phù hợp. Nhưng thực tế, các điểm biểu diễn cũng cần sự giúp sức của chính các công ty lữ hành nhằm tạo sự thuận lợi giữa hai bên. Ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cho rằng: “Muốn đưa nghệ thuật truyền thống vào phát triển du lịch cần phải quy hoạch thành các điểm biểu diễn tốt, chương trình hấp dẫn. Trong quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội do Sở đang xây dựng có chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù của Hà Nội trong đó có sản phẩm du lịch văn hóa phi vật thể nhằm khơi dậy nét riêng có của Hà Nội”. Và như vậy, các cơ sở biểu diễn nghệ thuật truyền thống của Hà Nội có thời cơ để chờ đợi và thể hiện mìn PHẦN III: GiẢI PHÁP 3.1 Về phía cơ quan nhà nước Như chúng ta biết thì ca trù đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, vì vậy các điểm biểu diễn ca trù đã trở thành điểm hấp dẫn các du khách không chỉ trong và ngoài nước. Tuy nhiên trên địa bàn Hà nội chỉ có một vài địa điểm hát ca trù, cũng như số nghệ nhân ca trù còn hạn chế. Cộng thêm đây là môn nghệ thuật khá kén chọn khán giả nên công việc bảo tồn rất khó khăn. Nâng cao cơ sở vật chất tại các điểm nghe hát ca trù là một việc cần thiết và cần có đầu tư kĩ lưỡng. Môi trường ca trù phát triển trong một không gian rộng, đa dạng: hát cửa đình, hát cửa quyền, hát thi, hát chơi… gắn với đời sống thường ngày, hội hè, ngoài ra còn gắn với tế thần. Chính điều đó đã tạo nên sức sống của ca trù cùng với sự phát triển của xã hội. Tại Hà Nội hiện nay có một số địa điểm hát ca trù và hoạt động dưới dạng các câu lạc bộ đó là. Câu lạc bộ Ca trù Lỗ Khê (Địa chỉ: xã Liên Hà; Đông Anh, Hà Nội) - CLB Ca trù Thăng Long (Địa chỉ: số 40 ngõ 32, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội) - CLB Ca trù thôn Chanh (Địa chỉ: xã Văn Nhân, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) - CLB Ca trù Bích Câu (Địa chỉ: 14 phố Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội). Các cơ quan nhà nước cần đầu tư kinh phí cũng như tạo điều kiện để các câu lạc bộ hoạt động đều và có thể thu hút sự chú ý của khách du lịch. Tổ chức các chương trình biểu diễn tại các địa điểm có nhiều du khách như Phố cổ, Hồ Gươm Hỗ trợ các chương trình biểu diễn của các câu lạc bộ ca trù. Hiện nay, dù chưa được các cấp ngành hữu quan của thành phố quan tâm hỗ trợ kinh phí hoạt động nhưng các CLB ca trù ở Hà Nội hiện nay vẫn duy trì sinh hoạt, biểu diễn đều đặn. Xu hướng chung là thường tổ chức biểu diễn ở các điểm diễn trong khu vực phố cổ để thu hút khách du lịch, từ đó tạo nguồn thu hoặc kêu gọi các nhà hảo tâm tài trợ. Từ khi ca trù được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, người ta biết đến ca trù nhiều hơn. Vì thế, nhu cầu thưởng thức loại hình nghệ thuật này cũng tăng lên, nhất là với khách quốc tế. Nên chăng có sự kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các câu lạc bộ với các công ty lữ hành, đồng thời Nhà nước vừa hỗ trợ kinh phí, vừa tạo điều kiện thuận lợi về địa điểm cho các câu lạc bộ biểu diễn. `Tổ chức các chương trình biểu diễn ca trù có quy mô lớn trong địa bàn thành phố, thi hát ca trù, phong tặng nghệ nhân, và đưa ca trù vào biểu diễn tại các chương trình giao lưu văn hóa để giới thiệu ca trù với bạn bè thế giới Do một thời gian khá lâu vắng bóng trên sân khấu nghệ thuật, nên việc khôi phục Ca trù gặp rất nhiều khó khăn, nhất là việc khôi phục các làn điệu; kinh phí hỗ trợ cho các nghệ nhân còn quá ít và mang tính thời vụ, nên chưa thực sự động viên được công sức truyền dạy của các nghệ nhân. Các Câu lạc bộ Ca trù chưa có kinh phí đầu tư để hoạt động nên việc thu hút các bạn trẻ vào sinh hoạt, học nghề còn rất hạn chế, các Ca nương, Kép đàn thế hệ thứ 2 đã có thành tích truyền dạy thế hệ trẻ nhưng lại chưa có kinh phí... Như vậy phía các sở ban ngành có liên quan nên có các chính sách hỗ trợ các nghệ nhân hát ca trù, khen thưởng, tặng danh hiêu, tạo dựng các cơ sở vật chất cũng như mở các lớp dạy ca trù để họ truyền bá nghệ thuât, lưu giữ về lâu dài. Hiện nay, Viện Âm nhạc Việt Nam đã hoàn thành việc lập dự án Nghiên cứu, truyền dạy, phát huy và kiểm kê ca trù năm 2012, thuộc chương trình hành động quốc gia bảo vệ di sản, trình Bộ VH, TT và DL và đang chờ được phê duyệt. Dự án gồm 4 nội dung chính: Nghiên cứu khoa học, truyền dạy ca trù trong cộng đồng, phát huy ca trù trong đời sống và kiểm kê ca trù. Theo đó, năm 2012, Viện sẽ thực hiện 2 đề tài nghiên cứu, biên soạn sách: Những điệu hát ca trù phổ thông, Tổng tập ca trù xưa và nay. 3.2 Về phía doanh nghiệp kinh doanh du lịch Nên mở rộng loại hình nghệ thuật này thành một sản phẩm tour du lịch của doanh nghiệp mình. Tích cực đầu tư quảng bá loại hình nghệ thuật này với khách du lịch quốc tế. Bắt tay với các câu lạc bộ để phát triển các laoij hình biểu diễn hơn nữa. 3.3 Về phía các nghệ nhân và nhân dân… Nghệ nhân không thể đào tạo trong một sớm một chiều, không gian trình diễn và thưởng thức giờ đã khác xưa, và đặc biệt, công chúng hầu như không còn nữa. Đó là những thách thức đối với công tác bảo tồn ca trù hiện nay. Trong 15 tỉnh thành còn nghệ thuật ca trù trên cả nước, khẳng định rằng hiện còn 18 nghệ nhân ca trù vào độ tuổi 80. Họ như phần “gốc” còn lại của ca trù, nghĩa là họ thuộc lớp nghệ nhân cuối cùng của một thứ ca trù “nguyên bản”.Tuy nhìn vào con số 18 nghệ nhân, so với các loại hình nghệ thuật truyền thống khác như hát xẩm, nhã nhạc… thì có lẽ đáng lạc quan nhưng 18 nghệ nhân cho gần từng ấy giáo phường, câu lạc bộ là quá ít. Không ai khác, chính lớp nghệ nhân này phải là những người trực tiếp truyền nghề cho hậu thế. Thế nhưng, họ đều đã ở tuổi “gần đất xa trời”, mà lớp con cháu hiện giờ thì hầu như chưa có ai chịu theo học ròng rã hàng năm trời để đạt tới kỹ thuật của các cụ. Vì vậy cần có các chính sách ưu đãi để các cụ tiếp tục truyền dạy cho lớp kế cận đồng thời cũng khuyến khích lớp trẻ có niềm đam mê theo học ca trù. Bên cạnh đó cần mở lớp đào tạo các nghệ nhân trẻ tuổi với các thầy giỏi, có kinh nghiệm và tâm huyết đào tạo bài bản, lâu dài bằng phương thức truyền khẩu. Tạo điều kiện để họ truyền nghề cho hậu thế. Mở lớp đào tạo cấp tốc diễn viên trẻ ca trù trong hai tháng tại Hà Nội, họ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng và giải pháp phát triển csvckt du lịch tại 1 điểm đến trong địa bàn Hà Nội( câu lạc bộ Ca Trù Thăng Long).doc
Tài liệu liên quan