Tiểu luận Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện phương thức chuyển tiền trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

MỤC LỤC

 Trang

Mục lục

Lời mở đầu

Chương I: Lý luận chung về thanh toán quốc tế 1

và phương thức thanh toán chuyển tiền.

I. Tổng quan về thanh toán quốc tế. 1

1. Khái niệm và cơ sở hình thành thanh toán quốc tế. 1

2. Vai trò của thanh toán quốc tế. 3

2.1. Vai trò của thanh toán quốc tế trong hoạt động kinh doanh đối ngoại. 3

2.2. Vai trò của thanh toán quốc tế trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. 4

3. Các phương thức thanh toán quốc tế. 6

3.1. Nhóm các phương thức thanh toán không phụ thuộc chứng từ. 6

3.2. Nhóm các phương thức thanh toán phụ thuộc chứng từ. 7

4. Rủi ro trong thanh toán quốc tế. 8

4.1. Khái quát về rủi ro trong thanh toán quốc tế. 8

4.2. Phân loại rủi ro trong thanh toán quốc tế. 9

II. Phương thức thanh toán chuyển tiền trong thanh toán quốc tế. 11

1. Khái niệm. 11

2. Các bên liên quan. 12

3. Quy trình nghiệp vụ. 15

4. Trường hợp áp dụng. 16

5. Rủi ro của phương thức chuyển tiền trong thanh toán quốc tế. 17

 

Chương II: Thực trạng công tác thanh toán quốc tế bằng phương thức 21

chuyển tiền tại NHNo VN.

I. Giới thiệu chung về NHNo VN. 21

1. Quá trình hình thành và phát triển. 21

2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo VN. 26

 

doc106 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3088 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện phương thức chuyển tiền trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yền. Lệnh chuyển tiền theo mẫu của NHNo VN hoặc của các ngân hàng đại lý cung cấp. Các hình thức khác theo thỏa thuận (nếu có). NHNo VN thực hiện chuyển tiền bằng SWIFT, Telex hoặc bằng thư theo yêu cầu của người chuyển tiền. Trong trường hợp người chuyển tiền không yêu cầu hình thức chuyển tiền thì NHNo VN sẽ thực hiện chuyển tiền bằng điện SWIFT. 2.1.2. Nguyên tắc chuyển tiền đi trong hệ thống NHNo VN: Chi nhánh thực hiện chuyển tiền theo yêu cầu của khách hàng. Sở giao dịch nhận lệnh chuyển tiền của Chi nhánh và là đơn vị giữ tài khoản của Chi nhánh, đồng thời ra lệnh trích tài khoản NOSTRO hoặc ghi Có tài khoản VOSTRO để trả cho người thụ hưởng. Lệnh chuyển tiền của người chuyển tiền được xử lý hạch toán và chuyển đi trong ngày nếu yêu cầu chuyển tiền nhận được trước 15h. 2.1.3. Quy trình kỹ thuật nghiệp vụ chuyển tiền đi. Chuyển tiền đi tại Chi nhánh. Thanh toán viên hướng dẫn người chuyển tiền ghi và ký tên đầy đủ vào lệnh chuyển tiền theo mẫu in sẵn của Chi nhánh bao gồm các nội dung sau: Tên đơn vị và chữ ký, số tài khoản và tên ngân hàng mở tài khoản của người chuyển tiền. Tên và địa chỉ, số tài khoản và tên ngân hàng của người hưởng lợi. Số tiền, loại tiền chuyển đi bằng số và bằng chữ. Ngày giá trị. Phí chuyển tiền do ai chịu. Thanh toán viên kiểm tra tính đầy đủ và phù hợp của các chứng từ mà người chuyển tiền xuất trình theo yêu cầu của chế độ quản lý ngoại hối và thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Bao gồm: Lệnh chuyển tiền. Các giấy tờ xác nhận khoản tiền chuyển ra nước ngoài: bản sao hợp đồng ngoại thương, hợp đồng vay vốn, các hóa đơn có liên quan… Các giấy tờ chứng minh nguồn gốc số tiền được chuyển: hợp đồng mua ngoại tệ (nếu thanh toán bằng vốn tự có VND); hợp đồng tín dụng (nếu thanh toán bằng vốn vay); ủy quyền của cơ quan hữu quan về việc phân bổ nguồn vốn ngân sách, vay nợ, viện trợ (nếu thanh toán bằng vốn ngân sách, vay nợ viện trợ) Thanh toán viên xử lý điện chuyển tiền: Tính mức phí và điền lên lệnh chuyển tiền. Kiểm tra tài khoản của khách hàng, so sánh mẫu chữ ký chủ tài khoản và mẫu dấu đăng ký trên tài khoản. Xác nhận số dư, lập phiếu báo Nợ trích tài khoản bao gồm cả số tiền chuyển và phí chuyển (nếu phí do người chuyển tiền chịu). Lập điện. Trong trường hợp chuyển tiền thanh toán thư tín dụng/ nhờ thu, thanh toán viên căn cứ vào hồ sơ mở thư tín dụng/nhờ thu và lệnh chuyển tiền của ngân hàng nước ngoài để lập điện chuyển tiền. Chuyển hồ sơ và phiếu hạch toán tới kiểm soát viên. Căn cứ vào hồ sơ của thanh toán viên chuyển đến, kiểm soát viên ghi rõ ý kiến của mình rồi trình lãnh đạo quyết định cho phép thực hiện giao dịch hay không. Nếu lãnh đạo không đồng ý, hủy điện và phiếu hạch toán. Nếu lãnh đạo đồng ý, phụ trách phòng tính ký hiệu mật lên bản điện. Phát điện đến Sở giao dịch NHNo VN. Chuyển trả toàn bộ hồ sơ cho thanh toán viên lưu trữ. Chuyển tiền tại Sở giao dịch NHNo VN. Trong trường hợp chuyển tiền bằng điện: Cá nhân được ủy quyền kiểm tra ký hiệu mật trên bản điện do Chi nhánh chuyển đến, ghi ý kiến và trình lãnh đạo. Sau khi lãnh đạo phê duyệt, cá nhân được ủy quyền tính mã rồi chuyển tiếp điện ra nước ngoài. Trường hợp ngân hàng người hưởng là ngân hàng có quan hệ tài khoản với NHNo VN: chỉ thị chính ngân hàng này ghi Nợ tài khoản NOSTRO hoặc ghi Có tài khoản VOSTRO của NHNo VN để thực hiện lệnh chuyển tiền. Trường hợp ngân hàng người hưởng không có quan hệ tài khoản với NHNo VN: chỉ thị ngân hàng giữ tài khoản NOSTRO hoặc ngân hàng mà Sở giao dịch gửi tài khoản VOSTRO là một trong các ngân hàng lớn cùng thị trường với ngân hàng người hưởng. Chuyển thanh toán viên lập phiếu báo Nợ trích tài khoản của Chi nhánh tại Sở giao dịch NHNo VN. Nếu tài khoản của Chi nhánh không đủ tiền, Sở giao dịch ứng thanh toán, đồng thời ghi Nợ Chi nhánh số tiền còn thiếu với mức lãi suất nợ quá hạn bằng 150% phí điều vốn của trung tâm điều hành. Trả lại điện đã phát cho Chi nhánh. Trong trường hợp chuyển tiền bằng thư: thanh toán viên kiểm tra ký hiệu mật trên điện do Chi nhánh chuyển đến, nếu phù hợp, thanh toán viên căn cứ vào nội dung điện để soạn lại thư chuyển tiền và trình Lãnh đạo ký duyệt. Trường hợp có yêu cầu tra soát do người hưởng lợi chưa nhận được tiền: Tại Chi nhánh: thanh toán viên phải lập điện tra soát theo mẫu điện phù hợp gửi đến ngân hàng trả tiền. Điện tra soát phải do kiểm soát viên duyệt và tính ký hiệu mật rồi chuyển Sở giao dịch. Nếu sau 5 ngày làm việc kể từ ngày gửi tra soát chưa nhận được trả lời thì thực hiện tra soát lần 2, nếu sau 5 ngày nữa vẫn không nhận được trả lời thì báo cáo phụ trách phòng trình lãnh đạo xử lý. Tại Sở giao dịch: thanh toán viên nhận điện từ Chi nhánh, kiểm tra mã, chuyển phụ trách phòng, trình lãnh đạo. Sau khi lãnh đạo phê duyệt, thanh toán viên gửi điện đi nước ngoài và chuyển điện đã phát về Chi nhánh. Điều chỉnh, ngừng, hủy lệnh chuyển tiền. Sau khi kiểm tra, nếu phát hiện trong lệnh chuyển tiền có sai sót hoặc chưa đầy đủ, thanh toán viên phải thông báo ngay cho khách hàng để sửa đổi bổ sung. Mọi sửa đổi, bổ sung đều phải bằng văn bản có chữ ký xác nhận của khách hàng. Yêu cầu điều chỉnh, ngừng, hủy lệnh chuyển tiền được xử lý như sau: Tại Chi nhánh: Nếu lệnh chuyển tiền vẫn thuộc phạm vi kiểm soát của Chi nhánh, thanh toán lập yêu cầu điều chỉnh, ngừng hoặc hủy lệnh chuyển tiền rồi chuyển kiểm soát viên duyệt, trình lãnh đạo. Nếu lệnh chuyển tiền đã ra khỏi phạm vi kiểm soát của Chi nhánh, thanh toán viên điện thông báo trước cho Sở giao dịch NHNo VN hoặc Chi nhánh có liên quan. Sau đó, thanh toán phải căn cứ vào yêu cầu của người chuyển tiền lập điện SWIFT MTn92 (yêu cầu hủy), hoặc MTn95 (yêu cầu ngừng hoặc điều chỉnh) gửi Sở giao dịch hoặc Chi nhánh liên quan. Tại Sở giao dịch: Nếu điện chưa phát ra ngoài hệ thống, Sở giao dịch chuyển điện trả lại Chi nhánh. Nếu điện đã phát ra khỏi hệ thống, lập điện tra soát và gửi điện ra nước ngoài. Khi có yêu cầu điều chỉnh, ngừng, hủy lệnh chuyển tiền, khách hàng phải trả thêm phí. Ngân hàng không hoàn lại các khoản phí chuyển tiền đã thu trong trường hợp hủy lệnh chuyển tiền theo yêu cầu của người chuyển tiền hoặc do ngân hàng ngoài hệ thống thoái hối. Như vậy, khi đóng vai trò là ngân hàng chuyển tiền di, NHNo VN phải có trách nhiệm kiểm tra các giấy tờ liên quan theo đúng quy định quản lý ngoại hối của Nhà nước. Người chuyển tiền phải có nghĩa vụ cung cấp cho ngân hàng những giấy tờ cần thiết. Nếu gặp trường hợp vi phạm, ngân hàng phải từ chối. Trong quá trình thực hiện việc chuyển tiền, ngân hàng phải phối hợp với người chuyển tiền để giải quyết những sai sót có thể xảy ra. Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền đến. Trường hợp áp dụng. Chuyển tiền đến là các lệnh chuyển tiền ghi Có vào tài khoản NOSTRO của NHNo VN để trả tiền cho người hưởng tại Việt Nam. Điện chuyển tiền đến bao gồm: Điện SWIFT MT100, MT103, MT200, MT201, MT202, MT203, MT205 không có ký hiệu /RETN/ hoặc /REJT/ tại trường 72. Điện chuyển tiền bằng Telex hoặc SWIFT MT999 có mã. Lệnh chuyển tiền bằng thư. Các hình thức khác theo thỏa thuận (nếu có). Quy trình kỹ thuật nghiệp vụ chuyển tiền đến: Tại Sở giao dịch: Kiểm tra điện: Khi nhận được lệnh chuyển tiền từ nước ngoài gửi đến, cá nhân được ủy quyền kiểm tra nội dung điện hoặc thư. Nội dung kiểm tra bao gồm: Xác nhận mã khóa điện hoặc chữ ký trên thư. Các nội dung cơ bản của điện: Lệnh chuyển tiền phải kèm ghi Có tài khoản NOSTRO của NHNo VN hoặc chỉ thị ghi Nợ tài khoản VOSTRO; số tiền và loại tiền bằng số và chữ phải khớp nhau, các yếu tố người hưởng và ngân hàng người hưởng phải xác định được. Với các lệnh chuyển tiền không đáp ứng được các yêu cầu trên, Sở giao dịch phải tiến hành tra soát với ngân hàng nước ngoài đã gửi điện. Thực hiện hạch toán và báo Có: Nếu người hưởng thuộc Chi nhánh: Kế toán lập lệnh báo Có cho Chi nhánh (bằng fax có mã hoặc bằng SWIFT). Nếu người hưởng thuộc Sở giao dịch: Kế toán hạch toán và báo Có tài khoản của người hưởng tại Sở giao dịch. Ngân hàng người hưởng hoặc người hưởng là ngân hàng ngoài hệ thống NHNo VN: Kế toán lập lệnh chuyển tiền gửi ngân hàng đại lý liên quan thực hiện. Tại Chi nhánh: Đối với khách hàng có tên và tài khoản trong hồ sơ khách hàng tại Chi nhánh hoặc không có tài khoản nhưng có đủ thông tin để xác định được người hưởng: Chi nhánh tiến hành hạch toán và thông báo cho người hưởng. Trong trường hợp không xác định được người hưởng: thanh toán viên lập điện tra soát gửi Sở giao dịch NHNo VN để tra soát với Ngân hàng nước ngoài. Như vậy với tư cách là ngân hàng chuyển tiền đến, NHNo VN chỉ có trách nhiệm chuyển trả đầy đủ và kịp thời cho người hưởng lợi số tiền theo lệnh chuyển tiền do ngân hàng nước ngoài chuyển đến. Tình hình áp dụng nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền tại NHNo VN. Về doanh số chuyển tiền. Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền, NHNo VN không những phải tuân thủ những thông lệ quốc tế mà còn phải tuân thủ theo những quy định về quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ. Tổng doanh số chuyển tiền trong 4 năm từ 1998-2001 đạt gần 2.35 tỷ USD, trong đó doanh số chuyển tiền đi đạt hơn 1.9 tỷ USD, chiếm 81.04%; doanh số chuyển tiền đến đạt gần 450 triệu USD, chiếm 18.96% tổng doanh số chuyển tiền. Trong tổng doanh số chuyển tiền đi thì thanh toán mậu dịch chiếm hơn 96.5%, đạt 1.85 tỷ USD, thanh toán phi mậu dịch chỉ đạt gần 66 triệu USD, chiếm gần 3.5%. Sở dĩ như vậy là do chuyển tiền thanh toán hàng hóa nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong hoạt động chuyển tiền đi. Chỉ một phần rất nhỏ của lượng tiền chuyển ra nước ngoài là để phục vụ các mục đích phi mậu dịch khi thanh toán các khoản phí và chi kiều hối. Chuyển tiền đầu tư cũng được xếp vào thanh toán phi mậu dịch nhưng nước ta chủ yếu là nhận vốn đầu tư nước ngoài, trong đó nhiều dự án lại mới ở giai đoạn đầu chưa sinh lãi nên lợi nhuận đầu tư chuyển ra nước ngoài cũng không đáng kể. Trong doanh số chuyển tiền đến, thanh toán mậu dịch đạt 314 tỷ USD, chiếm 70,51%; còn thanh toán phi mậu dịch đạt hơn hơn 130 triệu USD, chiếm 29,49%. Có thể thấy sự chênh lệch giữa thanh toán mậu dịch và phi mậu dịch trong lượng tiền chuyển đến không lớn bằng chuyển tiền đi. Đó là do kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn kim ngạch nhập khẩu, trong khi đó, doanh số chuyển tiền đến phi mậu dịch lại có sự đóng góp tích cực của thu kiều hối và chuyển tiền góp vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào nước ta. Bảng 3.1: Tình hình thanh toán chuyển tiền qua NHNo VN Từ 1998-2001 Đơn vị tính: nghìn USD. Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 Tổng DS Chuyển tiền đi 328.551 414.888 524.031 656.730 Mậu dịch 315.455 402.544 508.481 632.114 Phi mậu dịch 13.096 12.344 15.550 24.616 Tổng DS Chuyển tiền đến 120.067 124.108 96.026 106.428 Mậu dịch 98.206 91.467 59.076 65.458 Phi mậu dịch 21.861 32.641 36.950 40.970 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh đối ngoại của NHNo VN giai đoạn 1998-2001 Mặc dù trong những năm qua, tình hình trong nước và quốc tế có những biến động bất lợi cho hoạt động kinh doanh đối ngoại của NHNo VN như thiên tai bão lụt lớn xảy ra thường xuyên, xu hướng giảm phát của nền kinh tế trong nước, giá cả một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta bị giảm sút và tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ bùng nổ từ giữa năm 1997, doanh thu thanh toán chuyển tiền quốc tế qua NHNo VN vẫn tăng trưởng ổn định, bình quân 20%/năm, trong đó phần lớn các hoạt động đều tăng. Đạt được kết quả như vậy là do trong thời gian qua, tình hình kinh tế Việt Nam tiếp tục ổn định và phát triển, hoạt động kinh tế đối ngoại được mở rộng, tỷ giá hối đoái được duy trì ổn định, NHNo VN đã có những bước tiến trong quá trình kinh doanh nên ngày càng thu hút được nhiều khách hàng trong và ngoài nước. Bảng 3.2: Tình hình tăng giảm doanh số chuyển tiền Từ 1998 - 2001 Đơn vị tính: nghìn USD. Năm Doanh số chuyển tiền % tăng, giảm so với năm trước 1998 448.618 1999 538.996 20,14% 2000 620.057 15,03% 2001 763.158 27,39% Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh đối ngoại của NHNo VN giai đoạn 1998-2001 Tăng trưởng ổn định mọi mặt, củng cố quan hệ khách hàng và tăng cường tiếp thị nên NHNo VN một mặt giữ được khách hàng truyền thống, mặt khác thu hút thêm nhiều doanh nghiệp mới mở tài khoản và chuyển tiền qua NHNo VN. NHNo VN có một bộ phận khách hàng thường xuyên như Tổng Công ty Lương thực Miền Nam, Tổng Công ty lương thực Miền Bắc, Công ty xuất nhập khẩu rau quả Agrimexco, Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Seaprodex, Tổng Công ty xăng dầu Petrolimex, Công ty FPT… Hoạt động chuyển tiền của các doanh nghiệp này có thể đạt tới vài triệu USD mỗi năm. Ví dụ: riêng doanh số chuyển tiền của Tổng Công ty Petrolimex trong năm 2001 đã lên tới hơn 63 triệu USD. Bên cạnh đó, NHNo VN còn có rất nhiều các khách hàng khác thuộc mọi thành phần kinh tế xã hội, ở cả nông thôn và thành thị. Bộ phận khách hàng này tuy có doanh số chuyển tiền từng lần không cao nhưng do số lượng đông đảo nên cũng góp phần đáng kể vào tổng doanh thu chuyển tiền. Cơ cấu loại tiền được chuyển đã phong phú hơn. Năm 2000 chỉ có 5 loại ngoại tệ được yêu cầu thì đến 2001 đã có 10 loại là USD, DEM, EUR, JPY, ITL, SGD, GPB, FRF, HKD, AUD, làm giảm sức ép về cầu USD. Phí chuyển tiền đạt khoảng 250.000USD/năm. Đây là một chỉ tiêu hiệu quả có tính thuyết phục cao, đóng góp đáng kể vào doanh thu kinh doanh đối ngoại hàng năm của NHNo VN. Bảng 3.3: Doanh số chuyển tiền của các NHTMQD Từ 1998-2001. Đơn vị tính: nghìn USD. 1998 1999 2000 2001 NHNo VN 448.618 538.996 620.057 763.158 NH Ngoại Thương 4.846.163 5.744.529 6.757.186 7.113.294 NH ĐT&PT 420.125 465.278 498.754 512.973 NH Công Thương 300.586 320.219 366.154 411.147 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh đối ngoại của NHNo VN giai đoạn 1998-2001. Nếu so sánh hoạt động chuyển tiền của NHNo VN với 3 ngân hàng thương mại quốc doanh còn lại thì có thể thấy doanh số của NHNo VN tăng trưởng nhanh hơn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển. Nếu như năm 1998, doanh thu chuyển tiền của NHNo VN và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển gần bằng nhau thì đến năm 2001, NHNo VN đã gấp gần 1,5 lần. Doanh số của Ngân hàng Công Thương cũng có sự tăng trưởng song xét về mặt định lượng vẫn thấp hơn so với NHNo VN. Một trong những nguyên nhân là vì NHNo VN có quy mô hoạt động lớn hơn nhiều so với hai ngân hàng thương mại quốc doanh này. Tuy nhiên, nếu so với Ngân hàng Ngoại thương thì hoạt động chuyển tiền của NHNo VN chỉ bằng 1/10 vì đến nay Vietcombank vẫn là ngân hàng thống trị trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, cả về giá trị tuyệt đối và tương đối. Bởi lẽ Vietcombank hơn hẳn các ngân hàng khác về bề dày lịch sử trong hoạt động kinh doanh đối ngoại, về mạng lưới ngân hàng đại lý, về trình độ công nghệ cũng như trình độ và bề dày kinh nghiệm trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế, cả về uy tín trên thương trường quốc tế mà các doanh nghiệp quốc tế và Việt Nam dành cho. Về cơ cấu chuyển tiền. Bảng 3.4: Cơ cấu doanh số chuyển tiền Từ 1998 - 2001 Đơn vị tính : nghìn USD. Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 Chuyển tiền thanh toán quốc tế 250.782 289.749 354.248 474.507 Chuyển tiền thanh toán biên giới 162.879 204.262 213.309 223.065 Chuyển tiền đầu tư 26.832 35.566 39.792 49.217 Chuyển tiền kiều hối 7.133 8.345 11.352 14.874 Chuyển tiền khác 992 1.074 1.356 1.495 Tổng 448.618 538.996 620.057 763.158 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh đối ngoại của NHNo VN giai đoạn 1998-2001 Chuyển tiền thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu. Thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh số chuyển tiền, gần 56%. Do tính rủi ro của phương thức chuyển tiền mà phương thức này chủ yếu chỉ được sử dụng để thanh toán một phần hợp đồng đối với những hợp đồng ngoại thương sử dụng điều kiện thanh toán từng phần bằng nhiều phương thức thanh toán khác nhau hoặc với những hợp đồng có giá trị thấp. Vì vậy mà doanh số của phương thức chuyển tiền thấp hơn hẳn so với phương thức thanh toán bằng L/C, chỉ chiếm khoảng 10% - 15% trong khi thanh toán bằng L/C chiếm hơn 80% hoạt động thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu qua NHNo VN. Tuy nhiên có thể thấy, doanh số chuyển tiền trong thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu qua NHNo VN vẫn đạt vài trăm triệu USD mỗi năm và tăng trưởng đều, năm 2001 đạt gần gấp đôi năm 1998. Tốc độ tăng của năm sau cao hơn năm trước, trung bình 23,9%/năm. Kết quả này có được là do yếu tố khách quan từ sự khởi sắc của nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng của nước ta và cũng do cả yếu tố chủ quan từ sự tăng trưởng trong hoạt động của NHNo VN. Chuyển tiền thanh toán hàng nhập cao gấp nhiều lần hàng xuất mà lại liên tục tăng trong khi thanh toán hàng xuất lại giảm. Nguyên nhân cơ bản là do kim ngạch nhập khẩu của nước ta vốn đã luôn cao hơn kim ngạch xuất khẩu, khách hàng của NHNo VN lại chủ yếu là các doanh nghiệp nhập khẩu; trong những năm qua một số hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, trong đó đặc biệt là nông sản, vừa mất giá trên thị trường thế giới, vừa giảm về số lượng nên doanh thu của các doanh nghiệp xuất khẩu thanh toán qua NHNo VN giảm mạnh. Ngoài ra còn do nhiều doanh nghiệp nước ngoài không tin vào khả năng tài chính và hệ thống ngân hàng của Việt Nam nên đòi hỏi các đơn vị nhập khẩu Việt Nam phải chuyển tiền ứng trước tiền hàng nhập khẩu, nhất là đối với hàng từ EU và Mỹ. Trong khi đó có nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi ký kết hợp đồng xuất khẩu với nước ngoài, phần vì quá nặng thói quen sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C, phần vì tương quan lực lượng trong đàm phán yếu nên không đòi được bên nước ngoài chuyển tiền ứng trước. Bảng 3.5: Cơ cấu thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu Từ 1998-2001 Đơn vị tính: nghìn USD. Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 Xuất Nhập Xuất Nhập Xuất Nhập Xuất Nhập Chuyển tiền 53.389 197.393 44.553 245.196 23.370 330.878 21.568 452.939 L/C 368.293 1.088.751 285.824 2.110.937 72.986 2.420.114 65.992 1.387.189 Nhờ thu 4.340 5.388 3.016 7.969 3.108 8.324 3.652 10.351 Tổng số 426.022 1.291.532 323.393 2.364.102 99.464 2.759.316 91.212 1.850.479 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh đối ngoại của NHNo VN giai đoạn 1998-2001 Chuyển tiền thanh toán biên giới. Bộ phận chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong hoạt động chuyển tiền là thanh toán biên giới. Thanh toán biên giới là hoạt động thanh toán quốc tế của các chi nhánh NHNo VN tại khu vực biên giới đường bộ với các nước. Trong thanh toán biên giới, phương thức giao dịch chứng từ, xử lý nghiệp vụ được thực hiện trực tiếp giữa NHNo VN và ngân hàng nước bạn, không phải sử dụng mạng thanh toán quốc tế của NHNo VN. Hiện tại, NHNo VN cung cấp các dịch vụ chuyển tiền qua biên giới dưới các hình thức: Chuyển tiền qua tài khoản đối ứng. Phát hành hối phiếu chuyển tiền. Sử dụng séc chuyển tiền cầm tay cho cá nhân. Hàng năm kim ngạch trao đổi giữa Việt Nam và Trung Quốc rất lớn, trong đó gần 50% là hoạt động mậu dịch biên giới. Với lợi thế có mạng lưới chi nhánh rộng khắp, lên tận các huyện, xã vùng sâu, vùng xa biên giới nên sau hơn 3 năm thực hiện thí điểm (từ tháng 12/1996), ngày 19/6/2000, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 2472/VPCP-KTTH cho phép NHNo VN chính thức áp dụng phương thức thanh toán xuất nhập khẩu biên giới Việt-Trung. Hiện nay, có 7 chi nhánh NHNo VN cấp tỉnh và huyện, thuộc ba tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai được Tổng Giám đốc NHNo VN cho phép tiến hành hoạt động thanh toán biên giới với Trung Quốc. Trong hoạt động biên mậu thì phương thức chuyển tiền là thích hợp nhất vì vừa nhanh chóng, vừa giảm được chi phí, lại không có những đòi hỏi phức tạp về chứng từ. Vì vậy mà tỷ lệ thanh toán bằng phương thức chuyển tiền cao hơn hẳn thanh toán bằng L/C. Nhìn chung hoạt động chuyển tiền thanh toán biên giới tại NHNo VN tăng trưởng khá ổn định, bình quân 11,5%/năm. Tuy nhiên, thị phần thanh toán của NHNo VN mới chỉ chiếm từ 10-12% hoạt động mậu biên. Mặc dù con số này còn rất khiêm tốn nhưng nếu xét trên thực tế là nghiệp vụ thanh toán biên giới của NHNo VN mới chỉ được thực hiện với Trung Quốc tại ba tỉnh, còn ba tỉnh biên giới nữa với Trung Quốc và hoạt động thanh toán biên giới với Lào, Cămpuchia còn chưa được triển khai; và đặc biệt là xét trên cơ sở thực trạng hoạt động thanh toán trong quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc thì vẫn cho thấy sự cố gắng nỗ lực và thành quả của NHNo VN. Ngày 26/5/1993, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã ký Hiệp định hợp tác và thanh toán giữa hai nước theo đó mọi hoạt động thanh toán phải thông qua ngân hàng. Song cho đến nay, thực tế cho thấy có rất ít doanh nghiệp xuất nhập khẩu sử dụng phương thức thanh toán qua ngân hàng mà đa số vẫn thanh toán trực tiếp hàng đổi hàng hoặc theo kiểu tiền trao tay thông qua các chợ đổi tiền, các dịch vụ kinh doanh tiền của tư nhân tại các thị xã, thị trấn biên giới. Không những thế, một bộ phận rất lớn hoạt động biên mậu là do tư nhân thực hiện; ví dụ tại Lạng Sơn, tư thương chiếm 60% giá trị xuất nhập khẩu của tỉnh, mà bộ phận này gần như không thanh toán qua ngân hàng. Bảng 3.6: Cơ cấu thanh toán biên giới Từ 1998-2001 Đơn vị tính: nghìn USD. Năm Tiêu chí 1998 1999 2000 2001 L/C 26.374 46.444 61.061 80.799 Chuyển tiền 162.879 204.262 213.309 223.065 Tổng số 189.253 250.706 274.370 303.864 Nguồn: Đề án chiến lược mở rộng kinh doanh đối ngoại của NHNo VN giai đoạn 2001- 2005 Chuyển tiền đầu tư. Hoạt động chuyển tiền đầu tư bao gồm cả việc chuyển vốn góp, chuyển lợi nhuận và chuyển vốn về nước. Mỗi năm nước ta thu hút được khoảng 4 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. Năm 1998, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giảm mạnh. Ngược lại, cũng trong thời gian này, một dòng vốn đã đầu tư lại được rút ra khỏi nước ta. Những yếu tố này cũng đã tác động đáng kể đến hoạt động chuyển tiền đầu tư qua NHNo VN. Doanh số chuyển tiền đầu tư qua NHNo VN vẫn tăng trưởng đều qua các năm tuy rằng có sự biến động giữa tỷ lệ chuyển tiền đi và đến. Chuyển tiền kiều hối. Dịch vụ kiều hối được mở rộng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm là 26,5%, nhất là kể từ khi triển khai thực hiện Quyết định 170/1999 QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ khuyến khích Việt kiều gửi tiền về nước. Trong khi doanh thu chi kiều hối gần như ổn định qua các năm thì nhờ có Chính sách này của Chính phủ, doanh số thu kiều hối tăng rất mạnh, làm thay đổi rõ rệt tương quan giữa doanh số thu và chi kiều hối. Bảng 3.7: Cơ cấu chuyển tiền kiều hối Từ 1998-2001 Đơn vị tính: nghìn USD. Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 Thu 1.676 3.447 6.059 9.745 Chi 5.457 4.898 5.257 5.129 Tổng số 7.133 8.345 11.352 14.874 Nguồn: Đề án chiến lược mở rộng kinh doanh đối ngoại của NHNo VN giai đoạn 2001- 2005 Ngoài ra, NHNo VN còn phục vụ việc chuyển tiền vì các mục đích phi mậu dịch khác như thanh toán chi phí của các cơ quan đại diện Nhà nước và tổ chức quốc tế tại Việt Nam, cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài, chuyển tiền cho các giao dịch đại lý vận tải biển, hàng không, dịch vụ du lịch, chuyển tiền cho các cá nhân có nhu cầu… Tuy nhiên, các hoạt động chuyển tiền này không nhiều. Một phần vì thực tế phát sinh các giao dịch này cũng không lớn. Một phần vì việc thanh toán cho các hoạt động này không phải là nghiệp vụ trọng tâm của NHNo VN. Kết luận: Sau 14 năm xây dựng và phát triển, NHNo VN đã có những bước tiến đáng kể trên nhiều lĩnh vực, vươn lên thành một trong những Ngân hàng thương mại lớn nhất ở nước ta, dẫn đầu về nhiều chỉ tiêu quan trọng. Một trong những nghiệp vụ của NHNo VN luôn có sự tăng trưởng trong thời gian qua là nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền. Hoạt động chuyển tiền của NHNo VN đã góp phần luân chuyển những khoản tiền vào - ra nước ta với nhiều mục đích khác nhau. Thành quả đạt được trong hoạt động chuyển tiền cho thấy sự đóng góp thiết thực của nghiệp vụ này vào quá trình phục vụ thanh toán quốc tế trong cả nước và đối với hoạt động kinh doanh đối ngoại của bản thân NHNo VN. Trong những năm qua, NHNo VN đã không ngừng hoàn thiện quy trình nghiệp vụ chuyển tiền để đáp ứng mọi nhu cầu chuyển tiền của khách hàng và đảm bảo an toàn trong thanh toán. Tuy nhiên, do những yếu tố chủ quan và khách quan từ cả hai phía Ngân hàng và khách hàng nên không thể tránh khỏi còn nhiều tồn tại, vướng mắc. Vì vậy, trong chương 3 sau đây, chúng ta sẽ nghiên cứu một số rủi ro thực tế đã xảy ra trong hoạt động chuyển tiền qua NHNo VN để từ đó đề ra những biện pháp khắc phục và hoàn thiện phương thức thanh toán này. Chương III một số giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ chuyển tiền trong thanh toán quốc tế tại NHNo VN. đánh giá tình hình áp dụng phương thức chuyển tiền trong thanh toán quốc tế tại NHNo VN. Những thành tựu đạt được. Hoạt động chuyển tiền tăng trưởng qua các năm, tốc độ tăng trưởng bình quân 40% do hoạt động kinh doanh đối ngoại phát triển mạnh với khối lượng thanh toán ngày càng lớn, mạng lưới thanh toán quốc tế được mở rộng. Doanh số

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc19340.doc
Tài liệu liên quan