MỤC LỤC
Trang
Lời Nói Đầu 1
Phần Thân Bài 2
1. Thực trạng của việc sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm gần đây. 2
2. Giải pháp cho việc xuất khẩu gạo của Việt Nam 3
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xuất khẩu gạo. 3
2.1.1 . Chất lượng: 3
2.1.2 . Các tổ chức tham gia xuất khẩu gạo 4
2.1.3. Quản lý hạn ngạch XK. 4
2.1.4 . Quản lý về giá cả. 4
2.1.5 . Các công cụ và chính sách. 4
2.2. Các giải pháp 5
2.2.1. Biện pháp vĩ mô 5
2.2.2. Biện pháp vi mô: 7
Phần Kết Luận 9
Tài liệu tham khảo 10
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1887 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thực trạng và những biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu gạo cho các Doanh Nghiệp của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Nói Đầu
Gạo là lương thực chính của nhiều quốc gia trên thế giới và gắn liền với cuộc sống hàng ngày của trên 2 tỷ người trên hành tinh. Sản lượng gạo trong những năm đầu thập kỷ 80 chiếm từ 32-35% tổng sản lượng lương thực toàn cầu, từ những năm cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90 gạo chiếm từ 26-28%. Bởi lẽ, gạo là bộ phận chủ yếu cấu thành trong nguồn thức ăn hàng ngày của con người, nó thoả mãn nhu cầu về năng lượng cho con người với giá rẻ. Với sự phát triển nhanh chóng của nông nghiệp, cơ cấu bữa ăn của con người từng bước thay đổi theo chiều hướng tỉ lệ năng lượng do gạo cung cấp giảm xuống, tỉ lệ năng lượng do thực phẩm cung cấp (bao gồm: thịt, trứng, sữa,...) và các sản phẩm khác như: rau, quả,... tăng lên. Tuy nhiên, gạo vẫn giữ vai trò chủ yếu không thể thiếu được đối với sự tồn tại và phát triển của con người bởi trong gạo có chứa chất bột và nhiều loại chất dinh dưỡng quan trọng mà ít sản phẩm khác có được.
Việt Nam là một nước nông nghiệp dựa vào sản xuất lúa gạo là chính. Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong nền Kinh Tế Quốc Dân. Nó đóng góp khoảng 42% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), 71,9% lượng lao động cả nước hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Đối với Việt Nam, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp nói chung, sản xuất lúa gạo nói riêng là một lợi thế. Xuất khẩu nông sản là một trong những biện pháp nhằm khai thác lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh để thu hút nguồn lực trong Thương Mại Quốc Tế.
Xuất phát từ thực tế sự phức tạp và tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu hàng hoá nói chung, xuất khẩu gạo nói riêng, cùng với lượng kiến thức đã được trang bị tại nhà trường và những tìm hiểu thực tế, để đi sâu nghiên cứu vấn đề em chọn đề tài: "Thực trạng và những biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu gạo cho các Doanh Nghiệp của Việt Nam " làm đề tài cho Tiểu Luận của em.
Phần Thân Bài
1. Thực trạng của việc sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm gần đây.
Trong nhiều năm gần đây việc sản xuất gạo của Việt Nam không ngừng tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Do đó kim ngạch xuất khẩu gạo không ngừng tăng lên, theo đó là một lượng ngoại tệ không nhỏ đem lại cho quốc gia. Với lượng ngoại tệ này, chúng ta đã nhập các loại máy móc thiết bị hiện đại của nước ngoài phù hợp với điều kiện của Việt Nam, xây dựng các nhà máy chế biến gạo, xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, đầu tư nghiên cứu các loại giống lúa cho năng suất cao chất lượng tốt,... Ngoài ra, xuất khẩu gạo tạo ra ngoại tệ góp phần không nhỏ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Mặt khác, cũng nhờ có xuất khẩu gạo bộ mặt nông thôn đã dần dần thay đổi: một số ngành nghề mới xuất hiện như thương mại dịch vụ, công nghiệp chế biến,... đã tạo ra công ăn việc làm cho người dân, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn.
Theo Bộ thương mại, từ đầu năm đến tháng 5 năm nay mặt hàng gạo nằm trong nhóm các mặt hàng có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, chỉ đứng sau hàng dệt may. Tính đến hết tháng 5/2003, cả nước xuất khẩu được 1.913 triệu tấn gạo, đạt kim nghạch 359 triệu USD. So với vùng kì 2002 tăng 47,4% về số lượng và 28,3% về giá trị. Riêng tháng 5, xuất khẩu gần 500.000 tấn, đạt kim nghạch 100 triệu USD. Ngoài việc thực hiện các hợp đồng đã ký với một số nước Châu Phi, Indonesia… nhu cầu nhập khẩu gạo Việt Nam của thế giới tăng mạnh. Sau khi kết thúc cuộc chiến tranh tại Iraq, Liên Hợp Quốc đã đồng ý để Việt Nam tiếp tục xuất khẩu gạo sang Iraq, trong khuân khổ chương trình đổi dầu lấy lương thực theo các bản hợp đồng đã kí trước ngày 17/03/2003 với lượng gạo khoảng 400.000 tấn giao trong năm nay.
Được biết, Nigieria cũng thoả thuận mua gạo Việt Nam dài hạn. Cơ quan lương thực quốc gia Philippines cũng chính thức thông báo mua gạo 25% tấm của Việt Nam. Vừa qua cơ quan này cũng tuyên bố Việt Nam và Thái Lan thắng thầu trong gói thầu 147.000 tấn gạo. Trong đó, phía Việt Nam bán cho Philippines 73.000 tấn gạo 25% tấm với giá mua 192,12 USD/tấn C&F (tương đương với 170 USD/tấn FOB). Đây là lần thứ 2 Việt Nam trúng thầu ở Philippines. Thời gian giao hàng trong tháng 5 và 6. Các nhà kinh doanh gạo ở Tp.HCM cho biết, mặc dù lượng gạo trúng thầu không phải lớn để tác động đến giá cả, song do nhiều nhà máy, nhiều doanh nghiệp các tỉnh, thành đua nhau thu gom hàng nên giá gạo xuất khẩu leo thang, bình quân tăng 3-8 USD/tấn. Cụ thể: giá gạo 25% tấm từ 164 USD/ tấn tăng lên 166-167 USD/ tấn; gạo 5% tấm từ 184-185 USD/ tấn tăng lên 186-187 USD/tấn; gạo 10% tấm giá hiện là 178-185 USD/tấn. So với gạo Thái Lan cùng loại giá gạo Việt Nam thường thấp hơn trên dưới 10 USD/tấn nên thu hút được sự quan tâm của các nhà nhập khẩu các nước trong khu vực, như Indonesia, Philippines, các nước châu Phi, các nước vùng Trung Đông như Iran.
Theo ước tính của Bộ Thương Mại: nếu duy trì được tiến độ xuất khẩu gạo như 5 tháng đầu năm thì năm 2003 Việt Nam sẽ xuất khẩu được 3,4-3,5 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch khoảng 625 - 650 triệu USD.
Nhìn chung, qua nhiều năm thực hiện đường lối đổi mới, Nhà nước ta đã tích cực đổi mới chính sách kinh tế đối ngoại, kinh tế ngoại thương nói chung và chính sách xuất nhập khẩu nói riêng, nhằm phát huy quyền chủ động sáng tạo của các địa phương, các ngành, các đơn vị cơ sở, xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, coi trọng lợi ích kinh tế là động lực chủ yếu thúc đẩy các tổ chức kinh tế tham gia vào thị trường thế giới, thì cho đến nay có thể khẳng định hoạt động kinh tế ngoại thương nước ta đã có những chuyển biến quan trọng cả về lượng lẫn về chất. Chẳng hạn, Việt Nam đã đạt dược một số thành tựu đáng kể trong hoạt động XK gạo: sản lượng gạo tăng lên, chất lượng gạo không ngừng được nâng cao, kim ngạch xuất khẩu gạo tăng, cơ chế điều hành quản lý XK gạo được đổi mới,...
2. Giải pháp cho việc xuất khẩu gạo của Việt Nam
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xuất khẩu gạo.
Hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động xuất khẩu gạo do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, bắt đầu từ phía bên ngoài và cơ chế điều hành xuất nhập khẩu của Chính phủ và năng lực của doanh nghiệp.
2.1.1 . Chất lượng:
Chất lượng lúa gạo chịu ảnh hưởng của 4 nhóm nhân tố chính:
- Nhóm nhân tố giống lúa.
- Đặc điểm môi trường sinh thái.
- Nhân tố kỹ thuật canh tác.
- Nhân tố chế biến bảo quản: phơi sấy, xay xát, bao gói và kỹ thuật bảo quản,...
Trong 4 nhóm nhân tố trên 2 nhân tố đầu ít thay đổi, 2 nhân tố sau dễ thay đổi bằng đầu tư kỹ thuật công nghệ. Giống là nhân tố xuyên suốt qua các khâu khác.
2.1.2 . Các tổ chức tham gia xuất khẩu gạo
Kể từ năm 1991, nhiều tổ chức đã tham gia XK gạo. Trong năm 1992, có trên 40 DN XK gạo. Các doanh nghiệph này cạnh tranh nhau về bán gạo, làm giá giảm, ảnh hưởng xấu đến kết quả XK. Một số doanh nghiệp không có kinh nghiệm cũng tham gia XK, họ ký kết những hợp đồng bất hợp lý và một số trong số đó không có khả năng thực hiện được.
2.1.3. Quản lý hạn ngạch XK.
Trước kia, tổng số hạn ngạch XK được phân chia cho các tổ chức XK từ đầu năm. Từ năm 1992, phần lớn hạn ngạch được phân bổ theo khả năng thương thuyết và ký kết hợp đồng của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp ký kết hợp đồng trước, nhận hạn ngạch sau để làm giảm bớt việc mua đi bán lại hạn ngạch. Từ năm 1993, Bộ Thương mại đệ trình và Chính phủ thông qua như sau:
Thủ tướng thông qua tổng hạn ngạch XK dựa trên sự gợi ý của Bộ Nông nghiệp - PTNT, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Bộ Thương mại. Chính phủ cho phép Bộ Thương mại kiểm soát tất cả các hoạt động xuất nhập khẩu.
Bộ Thương mại phân bổ 70% tổng hạn ngạch cho các doanh nghiệp dựa trên khả năng xuất khẩu của họ, 30% còn lại sẽ tái phân bổ cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và các doanh nghiệp mới được cấp giấy phép dưới sự cho phép của Hiệp hội lương thực.
2.1.4 . Quản lý về giá cả.
Để bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, người sản xuất và các doanh nghiệp, Bộ Thương mại hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước để nghiên cứu thị trường và cung cấp các thông tin cần thiết. Ví dụ như: Tổ chức Hiệp hội lương thực, Bộ NN - PTNT, Ban vật giá để định ra giá sàn XK. Khi Bộ Thương mại cung cấp thông tin về mức giá mới, tất cả các tổ chức phải thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Các doanh nghiệp vi phạm sẽ bị phạt, trong trường hợp xấu nhất sẽ không được cấp giấy phép XK lâu dài. Sau khi công việc hoàn tất, tất cả các doanh nghiệp phải báo cáo cho Bộ Thương mại hoặc Hiệp hội lương thực về kết quả kinh doanh. Bộ Thương mại hoặc Hiệp hội lương thực sẽ thông báo những thông tin đó cho các doanh nghiệp khác để làm giảm áp lực của khách hàng nước ngoài về thương thuyết giá cả.
2.1.5 . Các công cụ và chính sách.
Thuế quan:
Trong hoạt động XK nói chung, XK gạo nói riêng, thuế là một trong những công cụ quan trọng để điều tiết cung cầu gạo ở trong và ngoài nước.
Tỷ giá và chính sách đòn bẩy có liên quan nhằm khuyến khích XK:
Một chính sách tỷ giá hối đoái thuận lợi cho XK là một chính sách duy trì tương đối ổn định và ở mức thấp. Còn ngược lại, nếu như ta chỉ khuyến khích một mặt hàng như gạo chẳng hạn thì sẽ hạn chế nhập khẩu các mặt hàng khác. Do vậy việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái thường xuyên để đạt được mức tỷ giá cân bằng trên thị trường và duy trì mức tỷ giá tương quan với chi phí và giá cả trong nước sẽ có tác động tốt đối với hoạt động XK. Trợ cấp XK cũng là một trong các biện pháp có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ cho việc khuyến khích XK.
2.2. Các giải pháp
2.2.1. Biện pháp vĩ mô
2.2.1.1 . Quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo XK.
- Vùng Đồng bằng sông Hồng
+ Chọn vùng và quy hoạch vùng trồng lúa hàng hoá
+ Dự kiến bố trí các vùng sản xuất lúa chất lượng cao.
+ Tổ chức hệ thống sản xuất giống lúa.
+ Tăng cường hệ thống khuyến nông và phòng trừ dịch bệnh.
+ Tăng cường cơ sở hạ tầng và chế biến lúa gạo.
+ Đổi mới các chính sách đối với sản xuất
+ Vốn đầu tư vùng sản xuất lúa gạo chất lượng cao.
+ ước tính hiệu quả.
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
+ Chọn vùng lúa XK
+ Dự tính quy mô vùng lúa gạo XK ĐBSCL
+ Hệ thống các biện pháp sản xuất chế biến lúa gạo XK - ĐBSCL
+ Chính sách đối với các vùng lúa gạo XK ở ĐBSCL
+ Vốn đầu tư cho vùng lúa gạo XK
+ Sơ bộ hiệu quả vùng lúa gạo XK.
2.2.1.2. Đổi mới tổ chức quản lý và điều hành vĩ mô về XK lúa gạo.
Đây là biện pháp để hoà nhập vào xu thế tự oa hoá thương mại toàn cầu từng bước mở cửa thị trường, giảm dàn hàng rào thuế quan và phi thuế quan, cũng như giảm độc quyền kinh doanh lúa gạo.
- Đổi mới tổ chức:
Tổ chức lại hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh XK gạo. Cho phép các DN của mọi thành phần kinh tế them gia XK gạo nếu có đăng ký kinh doanh, gạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường nội địa. Gắn các công ty kinh doanh XK với từng vùng sản xuất lúa gạo để các công ty phối hợp với các địa phương (Sở Nông nghiệp, Trung tâm khuyến nông tỉnh...) khuyến cáo và hỗ trợ, bao tiêu sản phẩm khi bà con nông dân chuyển đổi giống.
- Đổi mới quản lý và điều hành vĩ mô về XK gạo
Cải thiện cơ chế quản lý bằng hạn ngạch, nên chăng thực hiện đấu thầu hạn ngạch gạo, phát triển hệ thống kinh doanh lương thực mang tính tập trung "đầu mối" có tính cạnh tranh cao trong và ngoài nước. Uỷ ban An ninh lương thực Việt Nam phải thực hiện đúng cam kết Rome 1996 về việc đảm bảo an ninh lương thực ở mọi nơi mọi lúc, phải hợp tác chặt chẽ với Asean trong lĩnh vực an ninh lương thực.
Chẳng hạn như, hạn ngạch XK gạo 2004 là 6 triệu tấn, UBND tỉnh phân bổ 90% chỉ tiêu hạn ngạch cho các doanh nghiệp, phần còn lại cho các doanh nghiệp XK có hiệu quả. Tiếp tục duy trì đầu mối kinh doanh XK gạo như hiện nay những vẫn có chọn lọc các đầu mối chủ lực để đấu thầu quốc tế, tham gia ký kết hợp đồng XK gạo lớn tiếp tục duy trì cơ chế cho các doanh nghiệp XK gạo không thường xuyên được XK nếu có điều kiện và đảm bảo chính sách chung. Nhà nước tiếp tục quy định giá sàn mua lúa cho nông dân. Phó thủ tướng giao cho Bộ NN-PTNN làm việc với hiệp hội lương thực Việt Nam để xây dựng và công bố tiêu chuẩn gạo XK của Việt Nam với cuối quý IV/2003 đồng thời tiến hành XK gạo và loại bỏ ngay những tiêu cực trong hoạt động này.
2.2.1.3. Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng:
Để hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp XK, Chính phủ nên thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng. Quỹ này sẽ làm nhiệm vụ bảo lãnh các khoản vay, cùng chia sẻ thành công với doanh nghiệp và rủi ro với Ngân hàng. Quỹ này có thể bảo lãnh các khoản như: chứng từ thương mại, nộp thuế, thực hiện hợp đồng tiền vay để mua máy móc, vật tư phục vụ sản xuất gạo XK,...
2.2.1.4. Lập quỹ bảo hiểm:
Đối với mặt hàng gạo, giá cả rất không ổn định, việc lập ra quỹ bảo hiểm để hạn chế bớt rủi ro cho người sản xuất là thực sự cần thiết nhất là đối với mặt hàng gạo. Bởi vì quỹ bảo hiểm có nhiệm vụ trợ giúp các thành viên Hiệp hội khí giá cả biến động thất thường.
2.2.1.5. Thành lập trung tâm xúc tiến thương mại:
Thị trường gạo thế giới là một trong những thị trường biến động phức tạp nhất. Do vậy cần thiết phải thành lập trung tâm xúc tiến thương mại bởi vì chức năng của trung tâm là cung cấp thông tin, tổ chức xúc tiến các hoạt động thương mại, nghiên cứu thị trường và đưa hàng Việt Nam ra thị trường quốc tế.
2.2.1.6. Chính sách khuyến khích sản xuất lúa gạo XK và mở rộng thị trường tăng khả năng cạnh tranh của XK gạo Việt Nam.
- Chính sách khuyến khích sản xuất lúa gạo XK như chính sách ruộng đất, chính sách đầu tư và thuỷ lợi phí, chính sách tín dụng, chính sách giá và an toàn lương thực kích cầu để giữ giá lúa trong giai đoạn thu hoạch rộ, Chính phủ có những chính sách hỗ trợ việc mua lúa và XK gạo để giá thu mua không bị rớt xuống dưới giá sàn.
- Chính sách khuyến khích mở rộng thị trường và tăng khả năng cạnh tranh của XK gạo Việt Nam.
Hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý XK gạo theo6tuấn già hướng đơn giản hơn thông thoáng hơn phù hợp với cơ chế thị trường. Chẳng hạn như, hệ thống văn bản pháp lý, cơ chế quản lý XK gạo, chính sách thuế XK gạo, chính sách tín dụng thích hợp, chính sách tiền tệ, chính sách đầu tư thoả đáng vào cơ sở hạ tầng kho tàng, bến cảng, khâu chế biến để giảm chi phí chế biến chi phí lưu thông,... tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh XK lúa gạo, chờ cơ hội giá thế giới có lợi mới XK.
2.2.2. Biện pháp vi mô:
Để giải quyết tốt vấn đề về XK gạo phải đưa ra rất nhiều biện pháp sau đây là một số biện pháp điển hình:
- Đảm bảo chủ động trong khâu mua lúa gạo, không ép giá nông dân.
- Tiếp tục tăng cường vai trò hiệu quả hoạt động của Hiệp hội XK gạo như: hoạt động tiếp thị XK và mở rộng thị trường.
- Quan hệ tốt với bạn hàng quốc tế.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên.
- Thường xuyên gửi cán bộ, các nhà doanh nghiệp trẻ có năng lực đi học nghiên cứu ở các lớp đào tạo cán bộ kinh doanh trong và ngoài nước.
- Đào tạo chuyên môn cho đội ngũ cán bộ mới vào nghề, giúp họ nâng cao được trình độ nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Định kỳ gửi cán bộ đi đào tạo lại.
- Đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên để có đủ năng lực kiểm tra, giám định hàng hoá, đảm bảo chất lượng hàng hoá đúng yêu cầu, tiêu chuẩn quốc tế.
- Cử cán bộ kinh doanh ra nước ngoài để nắm bắt được nhu cầu thị trường vừa học hỏi kinh nghiệm làm ăn, gây dựng các mối quan hệ làm ăn.
- Hỗ trợ nông dân cải tiến kỹ thuật canh tác, nâng cao chất lượng gạo.
Yếu tố quyết định đến chất lượng gạo XK là trong khâu thu mua doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện việc giám định chất lượng sản phẩm nghiêm túc, chú trọng bảo quản, các hoạt động chế biến đóng gói,... cũng phải được tiến hành khẩn chương để chuẩn bị sẵn sàng cho XK. Thông thường đơn đặt hàng gạo XK theo các tiêu chuẩn sau đây:
- Thực hiện kịp thời các nghị định thông tư, chỉ thị của Chính phủ về dự trữ lương thực và XK gạo.
Tóm lại, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh mở rộng thị trường XK hơn nữa để hạt gạo Việt Nam đến trực tiếp người tiêu thụ trong thời gian tới cần tăng tỷ trọng gạo đặc sản chất lượng cao trong XK. Nên coi các biện pháp trên là những phương sách để mở rộng thị trường gạo cao cấp sang Châu Âu, Bắc Mỹ và các nước khác. Hợp tác với các nước Tây Âu và các tổ chức quốc tế để tranh thủ làm gạo theo các chương trình viện trợ cho Châu Phi (hoặc đổi hạt điều).
Phần Kết Luận
Đã đến lúc Việt Nam cần xây dựng chiến lược mới trong lĩnh vực cế biến và xuất khẩu gạo trên thị trường quốc tế. Với một cơ chế đã rất thông thoáng và một lực lượng gần 100 Doanh Ngiệp kinh doanh, Việt Nam hi vọng cùng với các nước xuất khẩu gạo tạo được thị trường lành mạnh, hợp tác chặt chẽ trong xây dựng giá bán và cơ cấu thị phần.
Tóm lại thực hiện đầy đủ các biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam là một trong các nhân tố quan trọng ghóp phần vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đưa đất nước sớm thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng và không bị tụt hậu so với các nước trong khu vực.
Do khuôn khổ thời gian và trình độ chuyên môn còn hạn chế do đó bài viết còn rất nhiều thiếu sót cả về tính chuyên môn lẫn hình thức. Rất mong sự quan tâm của các thày cô trong khoa ghóp ý kiến giúp em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Thương Mại II ( Ngoại Thương) trường ĐH QLKD HN
2. Báo Diễn đàn Doanh Ngiệp
3. Báo Hà Nội Mới
4. Thời báo Kinh tế Việ Nam
5. Trang Web của Bộ kế hoạch và đầu tư
6. Trang Web của Bộ thương mại
7. Trang Web VietNam’s International Economic Integrantion.
Mục Lục
Trang
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Quang Minh
Mã số : 2000A941
Lớp : 514 tin
Dàn ý chi tiết
Phần mở đầu:
Tầm quan trọng của Lương thực nói chung và gạo nói riêng đối với đời sống con người.
Tầm quan trọng của việc xuất khẩu gạo đối với nền kinh tế của Việt Nam
Phần thân bài:
1. Thực trạng việc sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm gần đây:
Trình bày sơ lược về thành tựu đạt được trong những năm gần đây trong việc sản xuất gạo.
Trình bày chi tiết ( kèm số liệu ) về tình hình xuất khẩu của nước ta trong những năm gần đây ( đặc biệt chú trọng vào năm 2003)
Giải pháp cho việc xuất khẩu gạo ở Việt Nam.
Các nhân tố ảnh hưởng
Chất lượng
Các tổ chức tham gia xuất khẩu
Hạn ngạch xuất khẩu
Quản lý giá cả
Công cụ chính sách
Các giải pháp
Các biện pháp vĩ mô
Qui hoạch vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu
Đổi mới cách quản lý và tổ chức trong điều hành XK gạo
Thành lập quĩ bảo lãnh tín dụng
Thành lập quĩ bảo hiểm
Thành lập trung tâm xúc tiến thương mại
Chính sách khuyến khích sản xuất lúa gạo XK và mở rộng thị trường tăng khả năng cạnh tranh của XK gạo Việt Nam.
Các biện pháp vi mô
Phần kết luận
Khẳng định lại về tính tất yếu của xuất khẩu gạo tại Việt Nam.
Tóm lại những lợi ích.
Rút ra bài học.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35597.doc