Theo HĐND tỉnh Cà Mau, qua giám sát ngành y tế về công tác khám, điều trị bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các bệnh viện thì tất cả các bệnh viện trong tỉnh Cà Mau không có hệ thống xử lý nước thải y tế. Theo đó, toàn bộ chất thải lỏng của các bệnh viện đều thải trực tiếp ra sông, rạch, ao, hồ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng bất lợi đến đời sống và sức khoẻ của nhân dân. Toàn tỉnh hiện có 12 bệnh viện, nhưng chỉ có 2 bệnh viện có lò đốt rác thải y tế đạt tiêu chuẩn, còn lại dùng phương pháp đốt thủ công.
Hiện nay, trong số 27 nhà máy chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau, có 15 nhà máy lắp đặt hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn. Như vậy là còn khoản 12 nhà máy chưa có hệ thống xử lý rác thải. Mà mỗi nhà máy trung bình thải ra môi trường hàng ngàn tấn rác thải mỗi năm.
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6841 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thực trạng về môi trường ở Cà Mau hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Thế giới này luôn luôn tồn tại những vấn đề gây tranh cãi, và môi trường không phải là ngoại trừ. Humanity is changing earth's climate so fast and devouring resources so voraciously that it is poised to bequeath a ravaged planet to future generations. Nhân loại đang thay đổi của khí hậu trái đất quá nhanh. Môi trường rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Môi trường cung cấp cho con người những điều kiện để sống (như ăn, ở, mặc, hít thở…). Nếu không có những điều kiện đó con người không thể sống, tồn tại và phát triển được.Environment is a big matter and one of the most important problems that are occurring on our the world are water pollution and global warming. Môi trường là một vấn đề lớn và là một trong những vấn đề quan trọng nhất đang xảy ra trên thế giới của chúng ta. Như chúng ta đã biết, hiện nay sự nóng lên của Trái đất bởi các chất khí gây hiệu ứng nhà kính đã trở thành vấn đề môi trường có tính toàn cầu.
Ở Việt Nam ô nhiểm môi trường cũng là vấn đề được chính phủ và các cơ quan chức năng quan tâm hàng đầu, vì nó đang bị ô nhiểm trầm trọng. Hiện nay các tỉnh thành trong nước nói chung điều nhận thức rõ được tầm quan trọng của môi trường và đã và đang ra sức khắc phục và bảo vệ nó.
Trong những năm gần đây tốc độ phát triển đô thị cũng như công nghiệp hoá trên địa bàn thành phố Cà Mau diễn ra rất nhanh chóng; trong khi đó, các công trình hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, xử lý nước thải, thu gom và xử lý rác thải… không đủ khả năng đáp ứng với yêu cầu phát triển đô thị. Do nguồn vốn ngân sách của Nhà nước có hạn, nên việc đầu tư cho lĩnh vực này còn khiêm tốn, vì vậy môi trường và mỹ quan đô thị ngày càng xuống cấp trầm trọng; đặc biệt là vấn đề về thoát nước, rác thải đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sức khỏe của người dân thành phố Cà Mau. Đề tài này sẽ làm rõ thực trạng về môi trường ở Cà Mau hiện nay. Và phân tích những nguyên nhân, tác hại ở góc độ kinh tế.
Ô nhiễm môi trường
Khái niệm
Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường.
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu.
Các dạng ô nhiễm môi trường
Có thể chia thành nhiều dạng ô nhiễm môi trường tuy nhiên ở đây ta chia theo các dạng chính sau:
Ô nhiễm môi trường đất: Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất. Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người. Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng.
Ô nhiễm môi trường nước: Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại chất thải và nước thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông.
Ô nhiễm không khí: Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhin xa do bui. Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cá thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng.
Ô nhiễm phóng xạ: Do các chất phóng xạ gây ra, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Ô nhiễm tiếng ồn: bao gồm tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn công nghiệp.
Ô nhiễm sóng: do các loại sóng như sóng điện thoại, truyền hình... tồn tại với mật độ lớn.
Thực trạng về môi trường tỉnh Cà Mau
Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội ở Cà Mau hiện nay. Vậy mà tỉnh hầu như "bó tay" trong việc thực hiện các biện pháp xử lý và có chăng cũng chỉ là những giải pháp tình thế, đối phó trước mắt mà ô nhiễm môi trường thì ngày càng trầm trọng thêm.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau, nước thải các loại không qua xử lý khoảng 30.000 m3/ngày thải trực tiếp ra sông rạch, gây ô nhiễm nặng nề nguồn nước mặt trên địa bàn. Tiếp đến, sông rạch Cà Mau mỗi năm phải tiếp nhận, hứng chịu hơn 250 triệu m3 bùn đất từ việc cải tạo ao đầm nuôi tôm; dẫn đến làm gia tăng độ đục, ô nhiễm nguồn nước và tốc độ bồi lắng trên nhiều tuyến kênh rạch. Các chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ vẫn đang "vô tư" thải ra sông rạch. Công nghệ xử lý, tái chế đầu vỏ tôm với công suất 100 tấn/ngày chưa đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường, thường gây ô nhiễm lớn.
Tại thành phố Cà Mau, với trên 200.000 dân, gần 1.500 nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh lớn nhỏ, hàng chục bệnh viện, phòng khám tư nhân và trên 7.000 cơ sở dịch vụ thương mại, hàng ngày thải ra hơn 100 tấn chất thải, trong đó có hàng chục tấn chất thải rắn. Thế nhưng, phần lớn chất thải này sau khi thu gom được chuyển đến bãi đổ ở ấp 5, xã An Xuyên, thành phố Cà Mau; số còn lại đưa trực tiếp xuống sông rạch, ra ngoài môi trường tự nhiên xung quanh. Đây là một số hình ảnh ô nhiểm ở Cà Mau:
Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiểm
Hậu quả từ ngành thủy sản để lại
Hiện thành phố Cà Mau chưa có một công nghệ xử lý rác thải nào ngoài "tự hoại, tự phân hủy" của rác theo thời gian ở bãi đổ ấp 5, nên môi trường tại đây ô nhiễm nặng nề. Mặt khác, thành phố Cà Mau còn là nơi có nhiều cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu nhất trong tỉnh, tập trung ở phường 6, phường 8 và 3 cơ sở sản xuất kitin từ đầu, vỏ tôm nằm trên sông Gành Hào, kênh xáng Cà Mau - Bạc Liêu. Do đó, những tuyến sông này và các con sông chảy trong nội ô thành phố Cà Mau đang bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh khá cao, nước có màu đen, bốc mùi hôi thối do việc xử lý ô nhiễm ở các nhà máy chế biến thủy sản còn nhiều hạn chế. Cà Mau chỉ có 9/27 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu có hệ thống xử lý nước thải nhưng hoạt động cầm chừng nên không mang lại hiệu quả.
Do hệ thống xử lý chất thải còn yếu kém
Những chủ hộ kinh doanh buôn bán lớn nhỏ ở hầu hết các chợ hằng ngày đều phải đóng một khoản lệ phí vệ sinh. Đây là việc làm cần thiết, tuy nhiên, điều đáng nói là các hộ kinh doanh này cho rằng vì đã đóng lệ phí rồi nên không cần giữ gìn vệ sinh chung. Tại chợ Nông sản thực phẩm, chợ nổi, mỗi ngày có hàng chục xe tải, tàu thuyền vận chuyển rau, củ, quả từ các tỉnh đổ về để phân phối hàng đi các nơi trong tỉnh. Sau mỗi chuyến hàng như vậy, "tàn dư" của rau, củ, quả và các phụ trợ đóng gói hàng hóa vứt ra đầy chợ, lềnh bềnh trên sông, mặc cho các công nhân vệ sinh môi trường phải vất vả thu gom, quét dọn. Điều đáng suy nghĩ nữa là phí vệ sinh môi trường ở hầu hết các chợ sau khi thu có sử dụng đúng mục đích hay không, mà tại các chợ vẫn còn ít thùng đựng rác, sọt rác công cộng hay các khu gom rác tập trung; đường vào chợ, cống rãnh lầy lội, xuống cấp trầm trọng; không thấy biển báo hay chỉ dẫn nơi thu gom rác tập trung. Như vậy, dù có muốn lịch sự hơn, tự giác hơn nhưng người dân cũng đành chịu vì không có chỗ để họ bỏ rác.
Theo HĐND tỉnh Cà Mau, qua giám sát ngành y tế về công tác khám, điều trị bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các bệnh viện thì tất cả các bệnh viện trong tỉnh Cà Mau không có hệ thống xử lý nước thải y tế. Theo đó, toàn bộ chất thải lỏng của các bệnh viện đều thải trực tiếp ra sông, rạch, ao, hồ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng bất lợi đến đời sống và sức khoẻ của nhân dân. Toàn tỉnh hiện có 12 bệnh viện, nhưng chỉ có 2 bệnh viện có lò đốt rác thải y tế đạt tiêu chuẩn, còn lại dùng phương pháp đốt thủ công.
Hiện nay, trong số 27 nhà máy chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau, có 15 nhà máy lắp đặt hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn. Như vậy là còn khoản 12 nhà máy chưa có hệ thống xử lý rác thải. Mà mỗi nhà máy trung bình thải ra môi trường hàng ngàn tấn rác thải mỗi năm.
Từ hoạt động kinh tế hằng ngày
Thành phố Cà Mau có trên 10 khu chợ lớn nhỏ bao gồm chợ nông sản thực phẩm, chợ nổi, chợ phường tự phát… Hằng ngày, các chợ này thải ra hàng chục tấn rác các loại, làm ô nhiễm thành phố, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người dân. Thực trạng trên kéo dài từ nhiều năm qua và đã được các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương nhận thấy nhưng vẫn chưa đưa ra giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn hoặc làm hạn chế mức độ ô nhiễm. Với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa tại các khu chợ diễn ra mạnh mẽ; lượng hàng hóa ngày càng lớn và lượng rác thải cũng theo đó tăng lên.
Khảo sát tại một số chợ như: Nông sản thực phẩm Cà Mau (P7), Cống số 1 (P9), chợ Phường 4, Phường 8, chợ nổi trên sông Cà Mau (P7)…. Điều dễ nhận thấy là hệ thống xử lý rác thải như nơi chứa rác, thùng đựng rác công cộng, lò đốt rác, cống thoát nước, biển báo tuyên truyền vệ sinh môi trường… chưa được quan tâm đầu tư. Một số công trình hạ tầng ở các chợ phần lớn đã xuống cấp, đường vào chợ nước đọng kéo dài sau các trận mưa. Bên cạnh đó, tình trạng buôn bán lấn chiếm lòng lề đường khá phổ biến; hàng hóa chất lộn xộn. Đặc biệt là người dân rất thiếu ý thức: vứt rác bừa bãi, đổ rác xuống sông.
Ngoài ra, bụi, khói, tiếng ồn, cặn dầu, nhớt qua sử dụng từ các khu vực sản xuất, giao thông đường thủy, đường bộ và công trình xây dựng chưa được kiểm soát một cách có hiệu quả. Các chỉ tiêu bụi, tiếng ồn luôn ở mức vượt tiêu chuẩn cho phép hàng chục lần. Các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nằm gần và xen lẫn trong khu dân cư; nên gây bụi, mùi hôi khó chịu, tiếng ồn lớn làm ảnh hưởng đến đời sống sức khỏe dân cư sống xung quanh.
Tác hại của việc ô nhiễm môi trường
Về mặt tự nhiên
Mỗi khi mùa mưa, nước dưới dòng kênh, sông tràn lên đường, người dân lội phải nước ấy thì về nhà bị ngứa ngáy rất khó chịu, phải rửa ngay bằng xà phòng diệt khuẩn. Trẻ em ở đây đa số đều bị bệnh về Tai mũi họng, về phổi và đường hô hấp. Người già thì không bao giờ ngủ ngon giấc vì cái mùi của dòng kênh ô nhiễm. Ai cũng lo lắng cho sức khỏe của mình và những người xung quanh. Nước giếng cho mùi rất tanh. Bỏ giếng này, khoan giếng khác, vẫn không thoát được cái mùi tanh rình, hôi thối. Những hộ dân chưa có nước máy, phải mua nước bình về uống. Về lâu dài nếu tình trạng ô nhiễm vẫn không được khắc phục thì không ai dám khẳng định là nhiều người dân ở cạnh khu vực ô nhiễm không bị mắc phải các chứng bệnh hiểm nghèo. Không những gây tác hại đến nguồn nước ngầm, hơi nước từ kênh, sông, nơi gần khu vực bị ô nhiễm bốc lên đã tạo nên sức tàn phá các vật dụng bằng kim loại như: cửa sắt, mái tôn...
Về mặc kinh tế
Môi trường đất, môi trường nước và các hệ sinh thái trong phát triển nuôi trồng thủy sản bị biến đổi gây suy thoái, ô nhiễm môi trường. Cà Mau là vùng tập trung nhiều các loại đất phèn tiềm tàng (pyrite FeS2)và phèn hoạt động (jarosite (K/Na.Fe3/Al3(SO4)2(OH)6). Khi bị đào đắp ao nuôi thủy sản, đào kinh rạch cấp và thoát nước, vệ sinh ao nuôi sau mùa thu hoạch đã làm cho tầng phèn tiềm ẩn bị tác động bởi quá trình ôxy hóa sẽ diễn ra quá trình lan truyền phèn rất mãnh liệt làm giảm độ pH môi trường nước, gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh tôm, cá trong nuôi trồng.
Các nguồn thải ra sông rạch đã tác động làm cho môi trường nước bị biến đổi. Chất lượng nước trong các ao nuôi thủy sản gồm cá nước ngọt, nuôi tôm ven biển đặc biệt là trong các mô hình nuôi công nghiệp đã cho thấy dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ (BOD, COD, nitơ, phốt pho cao hơn tiêu chuẩn cho phép), có sự xuất hiện các thành phần độc hại như H2S, NH3+, và chỉ số vi sinh Coliforms, đã cho thấy nguồn nước thải này cần phải được xử lý triệt để trước lúc thải ra sông rạch. Số liệu quan trắc môi trường nước trên sông rạch CM cũng đã cảnh báo nguy cơ ô nhiễm môi trường nước sông rạch ở CM là rất lớn. Và đây cũng là nguyên nhân gây cho ngành thủy sản gặp nhiều khó khăn, trong khi Cà Mau là tỉnh có tỷ lệ nuôi tôm lan là rất lớn.
Đề xuất khắc phục tình trạng ô nhiễm
Để khắc phục nạn ô nhiễm rác tại các chợ, thiết nghĩ việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh môi trường nơi công cộng là cần thiết. Muốn làm được điều đó, ngoài tuyên truyền rộng rãi trên báo, đài thì các đoàn thể, tổ chức xã hội và nhất là Ban quản lý các chợ phải giữ vai trò chính, thường xuyên quan tâm và xem đây là một trong những nhiệm vụ chính của mình.
Với những chủ hộ kinh doanh cố tình vi phạm cần phải được nhắc nhở và áp dụng biện pháp cưỡng chế như: phạt tiền, tăng phí vệ sinh… Ngoài ra, chính quyền và ngành chức năng cũng cần quan tâm hơn đến công tác quy hoạch lại hệ thống chợ trong nội ô thành phố, từng bước nâng cấp các chợ trung tâm thành các trung tâm thương mại vừa đáp ứng thời kỳ hội nhập vừa đảm bảo an toàn vệ sinh công cộng.
Cần cải tiến công nghệ xử lý rác thải, thành lập thêm các trung tâm xử lý rác… Điển hình như việc áp dụng hệ thống xử lý nước thải và hệ thống điều trị chất thải dạng kích hoạt bùn và ngắt điện kép sinh học có khả năng xử lý dễ dàng các chất ô nhiễm trong nước, chi phí vận hành thấp, diện tích sử dụng nhỏ phù hợp điều kiện sản xuất và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tập trung. Hệ thống các lò đốt rác thải y tế bao gồm 1 lò nhiệt phân với một buồng đốt. Trong lò nhiệt phân, chất thải sẽ được khử khí và phần còn lại sẽ được đốt cháy. Những chất thải phát sinh khi không được đốt sẽ vào buồng cháy 2. Trong 2 bộ phận của cùng một quá trình thì nhiệt độ sẽ được điều chỉnh bởi người đốt. Những công nghệ này có tác dụng diệt các loại vi khuẩn, vi rút có nguy cơ lây truyền dịch bệnh, phù hợp với việc xử lý chất thải rắn y tế.
Cần xử lý nghiêm các trường hợp xả rác bừa bãi của người dân. Bắt buộc tất cả các doanh nghiệp đều phải có hệ thống xữ lý rác thải. Nếu vi phạm thì cần xử phạt hành chính thật nặng. Nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì xử phạt đến hình sự.
Ngoài ra chúng ta còn có thể đánh thuế lên lượng phát thải tại các doanh nghiệp. Điều này làm cho doanh nghiệp phát thải ra môi trường sẽ phải trả một khoản chi phí thuế( khoản thuể đánh vào sao cho nhiều hơn khoản tiền để chi cho việc xử lý cùng lượng phát thải đó). Ví dụ như áp dụng theo hình vẽ sau:
Theo như hình vẽ ta thấy, khi Doanh nghiệp giảm lượng phát thải từ Eo xuống E* thì chi phí giảm phát thải là hình b. Khi ta áp dụng dánh mức thuế T lên lượng phát thải thì khi Doanh nghiệp giảm lượng phát thải từ Eo đến E* thì Doanh nghiệp chịu chi phí giảm phát thải vẫn là hình b. Tuy nhiên, Doanh nghiệp phải chịu đóng thêm một khoảng thuế cho nhà nước là hình a. Như vậy tổng chi phí Doanh nghiệp phải chịu lúc này là (a+b). Đây chính là động cơ để các Doanh nghiệp hạn chế giảm lượng phát thải ra môi trường, hoặc nâng cao cao công nghệ xử lý phát thải nhằm đạt hiệu quả tối đa về mặt chi phí cho chính Doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Mặt đất và bầu trời, núi non và biển cả, dòng sông và những cánh đồng… đó là sự ban tặng tuyệt với nhất của tự nhiên cho muôn loài, trong đó có CON NGƯỜI.
Thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 này, con người đã đạt được những thành tựu vượt bậc trong tất cả các lĩnh vực. Con người tự hào đã có thể thám hiểm các vì sao. Internet đã kéo cả thế giới lại gần. Công nghệ sinh học đã can thiệp vào bản đồ gen. Con người đã biết hưởng thụ những tiện nghi chưa từng có. Những chiếc xe hơi sang trọng. Những ngôi nhà số. Những chuyến du lịch vũ trụ… Nhưng trong cung cách đối xử với thiên nhiên, con người dường như chưa vượt qua được chính mình.
Môi trường ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng. Chúng ta hãy ra sức bảo vệ và khắc phục những hậu quả đã gây ra bằng các phương pháp xác thực nhất, có hiệu quả chi phí nhất.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu hỏi: Có nên giảm lượng phát thải xuống bằng 0 không? Tại sao?
Trả lời: Không nên giảm lượng phát thải xuống bằng 0 Vì:
Hiện tại khoa học kĩ thuật chưa thể giảm hoàn toàn tất cả các loại rác thải.
Nếu đầu tư vào để nghiên cứu khoa học kĩ thuật giảm lượng phát thải xuống bằng 0 thì chi phí sẽ rất lớn=> Không đạt hiệu quả chi phí. Trong khi đối với các Doanh nghiệp phát thải ra môi trường là cách rẻ nhất để giảm thiểu chi phí.
Từ hình vẽ ta thấy nếu ta giảm lượng phát thải từ Eo đến E* (theo như tiêu chuẩn được qui định) thì chi phí để giảm lượng phát thải là diện tích E*EEo. Và khi ta giảm lượng phát thải về mức bằng 0 thì chi phí giảm phát thải bằng diện tích OEo$o>> dt E*EEo. Do vậy khi ta giảm lượng phát thải về bằng 0 thì chi phí sẻ rất lớn=> không đạt hiệu quả về mặt chi phí.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Th7921c tr7841ng v7873 mi tr4327901ng t7881nh C Mau.doc