Tiểu luận Thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

 

PHẦN MỞ ĐẦU 4

 

CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ THUẾ 6

 

CHƯƠNG II: KHÁI NIỆM THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 10

 

CHƯƠNG III: HỆ THỐNG QUẢN LÝ THUẾ TNCN Ở VIỆT NAM 18

 

CHƯƠNG IV: THỰC TRẠNG THUẾ TNCN Ở VIỆT NAM 27

 

CHƯƠNG V: KẾT QUẢ VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỀ RA 45

 

KẾT LUẬN 57

 

doc58 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 21279 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
háp làm việc có hiệu quả, thực hiện nghiêm minh sẽ đảm bảo việc vi phạm luật giảm đi. Các đối tượng nộp thuế cũng như cơ quan thu thuế cũng sẽ thực hiện nghiêm túc hơn các quy định trong luật thuế bởi họ biết rằng khi vi phạm họ sẽ không tránh khỏi những hình phạt nếu bị phát hiện. Như vậy, công tác quản lý thuế TNCN sẽ đạt hiệu quả hơn. Tình hình kinh tế và mức sống của người dân. Hiệu quả của công tác quản lý thuế TNCN phụ thuộc không nhỏ vào mức độ phát triển kinh tế và đời sống của dân cư. Cùng một đơn vị thu thuế trên một khu vực, số đối tượng nộp thuế TNCN sẽ giảm bớt chi phí trên 1 đồng thuế thu được, và ngược lại. Sự phát triển kinh tế sẽ đồng hành với sự phát triển của cơ sở hạ tầng phục vụ cho quản lý nói chung và công tác quản lý thuế TNCN nói riêng. Khi cơ sở hạ tầng tốt thì khả năng quản lý thuế cũng sẽ được đơn giản và hiệu quả. Ý thức chấp hành luật thuế của đối tượng nộp thuế. Ý thức chấp hành pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng tỉ lệ thuận với ý thức và trách nhiệm nộp thuế. Khi người dân có ý thức chấp hành luật thuế tốt, họ sẽ tự giác trong kê khai, nộp thuế. Hanh vi trốn thuế sẽ ít xảy ra. Chính vì vậy, công tác quản lý thu thuế và thanh tra thuế sẽ gặp nhiều thuận lợi và đạt kết quả tốt hơn. Tóm lại ý thức chấp hành luật thuế của đối tượng nộp thuế cũng ãnh hưởng một phần tới công tác quản lý thuế TNCN. PHẦN IV: THỰC TRẠNG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM Trong thời gian qua các chính sách thuế đối với thu nhập cá nhân ở nước ta nhìn chung phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội đất nước, đã góp phần quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, kiểm soát thu nhập của cá nhân, phân phối lại thu nhập, thực hiện công bằng xã hội cũng như bước đầu tạo thói quen và góp phần nâng cao nhận thức của các đối tượng nộp thuế về trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho NSNN. Nghị quyết đại hội đảng IX và X đã xác định áp dụng thuế TNCN thống nhất và thuận tiện cho mọi đối tượng chịu thuế, đảm bảo công bằng và tạo động lực phát triển. Cụ thể hoá nghị quyết của Đại hội Đảng, Bộ Chính trị đã thông qua Chiến lược cải cách thuế đến năm 2010 và ban hành các quyết định triển khai thực hiện cải cách, trong đó thuế TNCN được xác định ban hành vào năm 2007. Bản dự thảo mới nhất về Luật thuế TNCN đã được trình quốc hội cho ý kiến trong kỳ họp vào trung tuần tháng 10. So với bản dự thảo trước đây, bản dự thảo này đã có nhiều điểm mới dựa trên cơ sở tiếp thu những ý kiến đóng góp của nhân dân và các cơ quan liên quan. Ngày 06/12 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành quyết định về việc phê duyệt chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010. Mục tiêu tổng quát của chương trình là xây dưngj hệ thống chính sách thuế đồng bộ , có cơ cấu hợp lý, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 1. Những nội dung cơ bản trong pháp lệnh thuế TNCN của Việt Nam: I. Vai trò, mục tiêu của Luật thuế thu nhập cá nhân Luật Thuế thu nhập cá nhân là một trong những sắc thuế quan trọng nhằm tiến tới công bằng xã hội khi nó đảm bảo cho mọi người bình đẳng về nghĩa vụ đối với đất nước và tạo điều kiện cho mọi người tự giác đóng thuế để tăng ngân sách nhà nước, củng cố an ninh - quốcphòng, tăng cường an sinh xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế...Luật thuế thu nhập cá nhân có những vai trò và mục tiêu sau - Thứ nhất, đảm bảo động viên một cách hợp lý thu nhập dân cư để khuyến khích mọi cá nhân ra sức lao động, sản xuất kinh doanh, gia tăng thu nhập làm giàu chính đáng. Thuế thu nhập cá nhân động viên phù hợp với khả năng thu nhập của mỗi người: Không thu thuế đối với những người có thu nhập thấp; chỉ điều tiết một phần thu nhập của cá nhân có thu nhập trên mức trung bình của xã hội, phần thu nhập còn lại đảm bảo nâng cao đời sống, khuyến khích làm giàu chính đáng, tăng tích lũy, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh để giải phóng mọi nguồn lực của đất nước. - Thứ hai, đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư, tạo điều kiện cho người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với đất nước, góp phần hạn chế khoảng cách về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. Quan điểm này thể hiện Thuế thu nhập cá nhân phải đảm bảo công bằng, về nghĩa vụ thuế giữa các cá nhân có thu nhập; người có thu nhập cao hơn thì nộp thuế nhiều hơn; người có thu nhập như nhau nhưng có hoàn cảnh khác nhau thì nộp thuế khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế. - Thứ ba, việc ban hành và áp dụng thuế thu nhập cá nhân có tính đến những bước đi phù hợp với tình hình nước ta và thông lệ quốc tế; kế thừa có chọn lọc những quy định trong chính sách thuế hiện hành. Để phù hợp với quá trình phát triển kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế trong những năm tới, việc xây dựng, ban hành và áp dụng thuế thu nhập cá nhân cần phải có lộ trình, bước đi thích hợp phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, thông lệ quốc tế và kế thừa có chọn lọc những quy định trong chính sách thuế hiện hành. - Thứ tư, đảm bảo huy động nguồn lực để Nhà nước giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội. Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả ngân sách, nâng cao vai trò, hiệu lực quản lý của Nhà nước, tăng cường chống thất thu thuế, việc áp dụng thuế thu nhập cá nhân góp phần huy động thêm nguồn lực, đảm bảo ổn định, tăng trưởng nguồn thu ngân sách để giải quyết tốt hơn các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước. LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM 1.Về đối tượng nộp thuế: Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật thuế thu nhập cá nhân phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật thuế thu nhập cá nhân phátsinh trong lãnh thổ Việt Nam. - Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: + Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam; + Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn. - Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện cư trú quy định trên. 2. Về thu nhập thuộc diện chịu thuế: Về cơ bản Luật quy định thu nhập chịu thuế được phân thành 6 loại gồm: - Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh. - Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công, tiền thù lao, bao gồm cả các khoản thu nhập từ giảng dạy, tư vấn, nghiên cứu khoa học, tiền nhuận bút... (Đối với hai khoản thu nhập trên được trừ các khoản đóng góp BHXH, BHYT và giảm trừ gia cảnh trước khi tính thuế). - Thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn gồm: lãi cho vay, lãi tiền gửi tiết kiệm, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, lãi trái phiếu, tín phiếu, lợi tức cổ phần, lợi tức từ các hình thức góp vốn kinh doanh. 33.Các khoản thu nhập được miễn thuế, giảm thuế: - Thu nhập được miễn thuế: - Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn. - Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản. - Thu nhập chịu thuế khác: phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng/lần phát sinh từ trúng thưởng xổ số, trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại, trò chơi có thưởng, thu nhập từ tiền bản quyền, từ thừa kế, quà tặng. - Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau. - Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất. - Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất. - Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản. - Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường. - Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất. - Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. - Thu nhập từ kiều hối. - Tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật. -Tiền lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả. - Thu nhập từ học bổng, bao gồm: + Học bổng nhận được từ ngân sách Nhà nước; + Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó. - Thu nhập nhận được từ quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích lợi nhuận. - Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. - Ðối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp. Giảm thuế : Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnhhưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưngkhông vượt quá số thuế phải nộp 4. Về giảm trừ gia cảnh: Khoản giảm trừ gia cảnh là một trong những nội dung quan trọng của Luật Thuế thu nhập cá nhân, quy định cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh sẽ được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế khoản giảm trừ gia cảnh cho bản thân và cho những người phụ thuộc phải nuôi dưỡng. Cụ thể như sau: Mức giảm trừ cho đối tượng nộp thuế là bốn triệu đồng/tháng; Mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng. Cũng theo quy định về giảm trừ gia cảnh, người được xác định là người phụ thuộc của đối tượng nộp thuế là: Con chưa thành niên, con bị tàn tật hoặc không có khả năng lao động. Các cá nhân khác không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng. Việc kê khai mức giảm trừ gia cảnh cho những người phụ thuộc (con, bố, mẹ...), người nộp thuế căn cứ vào thu nhập của bản thân và những người nộp thuế khác trong gia đình để lựa chọn hình thức kê khai mức giảm trừ cho người phụ thuộc nhưng đảm bảo nguyên tắc những người nộp thuế trong một gia đình không kê khai trùng người phụ thuộc của gia đình đó. Để kiểm soát được vấn đề này thì không chỉ người nộp thuế mà cả những người phụ thuộc cũng cần có mã số thuế riêng. 5. Biểu thuế Luật thuế thu nhập cá nhân quy định hai biểu thuế: Biểu thuế lũy tiến từng phần và Biểu thuế suất toàn phần. Biểu thuế lũy tiến từng phần: Đơn vị tính: Triệu đồng Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất (%) 1 Đến 60 Đến 5 5 2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10 3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15 4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20 5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25 6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30 7 Trên 960 Trên 80 35 b. Biểu thuế suất toàn phần: 2. Biểu thuế toàn phần được quy định như sau: Thu nhập tính thuế Thuế suất (%) a) Thu nhập từ đầu tư vốn 5 b) Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại 5 c) Thu nhập từ trúng thưởng 10 d) Thu nhập từ thừa kế, quà tặng 10 đ) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán 20 0,1 6. Về kê khai, thu nộp: Trong 6 khoản thu nhập thuộc diện chịu thuế thì chỉ có 2 khoản thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất là cá nhân tự kê khai, tự tính thuế và tự nộp thuế, cơ quan thuế thực hiện kiểm tra, kiểm soát. Đối với tất cả các khoản thu nhập còn lại áp dụng phương pháp thu thuế khấu trừ tại nguồn. Theo phương pháp này, khi chi trả thu nhập cho người nộp thuế, cơ quan chi trả thu nhập thực hiện khấu trừ và nộp tiền thuế vào ngân sách; cuối năm cá nhân tổng hợp các khoản thu nhập thực hiện quyết toán nếu có số thuế nộp thừa thì được thoái trả tiền thuế Nguồn:Tổng cục thuế NHỮNG MẶT TÍCH CỰC CỦA LUẬT Mặc dù còn những ý kiến khác nhau về Luật thuế TNCN, song có thể nói, đây là một văn bản luật được soạn thảo công phu nhất từ trước đến nay, phản ánh khá đầy đủ ý chí, nguyệnvọng của nhân dân với nhiều điểm mới so với Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao và phù hợp hơn với điều kiện kinh tế-xã hội nước ta hiện nay. 1.Bổ sung và quy định rõ hơn về đối tượng nộp thuế. Điểm mới là việc đưa cá nhân kinh doanh vào diện nộp thuế TNCN. Việc điều tiết thu nhập của cá nhân kinh doanh theo Luật thuế TNCN thực hiện theo phương pháp luỹ tiến sẽ đảmbảo điều tiết hợp lý thu nhập dân cư, quy định này đảm bảo tính thông lệ quốc tế, vì hầu hết cácnước đều đưa cá nhân kinh doanh vào diện nộp thuế TNCN.- Định nghĩa rõ hơn đối tượng cư trú, đó là "cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở lại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn". 2.Đổi mới cách phân loại thu nhập chịu thuế để xác định nghĩa vụ thuế. Luật thuế TNCN phân loại thu nhập chịu thuế theo nguồn phát sinh thu nhập. Theo đó, thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công; thu nhập từđầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản; thu nhập khác (bao gồm: thu nhập từ trúng thưởng, thu nhập từ bản quyền, thu nhập từ thừa kế, quà tặng, thu nhậptừ chuyển nhượng quyền thương mại). Đây là cơ sở để tính thuế phù hợp với từng loại thu nhập. Từ cách phân loại này, việc áp dụng thuế suất được quy định theo hai hướng: đối với thunhập từ kinh doanh và tiền lương, tiền công thì áp dụng biểu thuế suất luỹ tiến từng phần; đối với các khoản thu nhập còn lại thì áp dụng biểu thuế luỹ tiến toàn phần. 3.Mở rộng diện điều tiết một cách hợp lý trên cơ sở bổ sung một số khoản thu nhập chịu thuế. Một số khoản thu nhập được quy định trong Luật thuế TNCN gồm: thu nhập từ chuyển nhượng quyền thương mại, thu nhập từ quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các cơ sở kinh doanh, bất động sản hoặc tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc sử dụng, thu nhập từ casino, thu nhập từ trúng thưởng các cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác.- Luật thuế TNCN quy định miễn thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng, thừa kế, quàtặng giữa vợ với chồng; cha mẹ đẻ; cha mẹ nuôi; mẹ nuôi với con đẻ, con nuôi; cha chồng mẹ chồng với con dâu; cha vợ mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu nội,cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau. - Tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn, thu nhập từ chuyển nhượng vốn bao gồm cảchuyển nhượng chứng khoán. Tuy nhiên, phần thu nhập từ lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng và lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được miễn thuế TNCN. Mở rộng diện điều tiết như trên sẽ góp phần điều tiết công bằng thu nhập của các tầng lớpdân cư theo hướng mọi cá nhân có thu nhập (trừ trường hợp thu nhập rất thấp và một số trườnghợp đặc biêt) đều phải có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Đồng thời, bằng quy định mới này,Luật thuế TNCN sẽ góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà nước một cách hợp lí trên cơ sở không bỏ sót nguồn thu của nền kinh tế. 4. Áp dụng giảm trừ gia cảnh khi xác định nghĩa vụ thuế. Đây chính là vấn đề được ủng hộ của đông đảo nhân dân nhất song cũng là vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất khi dự thảo Luật được đưa ra lấy ý kiến nhân dân. Sự ủng hộ xuất phát từ cơ sở là, thay vì áp dụng mức khởi điểm chịu thuế chung cho mọi đối tượng nộp thuế thì chuyển sang áp dụng giảm trừ gia cảnh, tức là có tính đến hoàn cảnh cá nhân của đối tượng nộp thuế. Điều này làm cho việc xác định nghĩa vụ thuế của mỗi đối tượng nộp thuế được công bằng hơn. Mức giảm trừ cho bản thân đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng, cho mỗi người phụ thuộc mà đối tượng nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng là 1,6 triệu đồng/tháng. Mức giảm trừ gia cảnh như trên là phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của Việt Nam trong những năm tới và phù hợp với quản điểm cải cách hệ thống thuế của Việt Nam. Chỉ những người có thu nhập từ trung bình khá trở lên mới phải nộp thuế, khi thu nhập tăng lên, mức giảm trừ này sẽ tiến gần đến với mức thu nhập trung bình trong xã hội và khi đó những người có thu nhập ở mức trung bình trở lên đều có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, từ đó đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập của tầng lớp dân cư 5.Áp dụng giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo. Khoản đóng góp từ thiện nhân đạo được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế nhưng chỉ áp dụng đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh; không áp dụng đốivới cá khoản thu nhập khác. Với quy định này, Luật đã khuyến khích mọi công dân trong xã hội tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo. 6. Điều chỉnh thuế suất theo hướng giảm thuế suất cao nhất, thấp nhất, và tăng bậcthuế suất; thống nhất biểu thuế đối với người Việt Nam và người nước ngoài. Tóm lại, Luật thuế TNCN vừa được Quốc hội thông qua có nhiều điểm mới, phù hợp với tiến trình đổi mới quản lý kinh tế của nhà nước, với quá trình hội nhập kinh tế của đất nước vàphù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay. Với việc ban hành Luật thuế quan trọng này, hệ thống thuế của chúng ta đang hướng đến phù hợp hơn với hệ thống thuế các nước, hướng tới một hệ thống thuế công bằng và hiện đại hơn. NGHỊCH LÍ VÀ NHỮNG ĐIỂM BẤT HỢP LÍ VÈ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Tuy nhiên, Luật thuế thu nhập cá nhân cũng còn tồn tại một số hạn chế, bất cập mà thời gian qua, dư luận tranh luận rất nhiều, các tranh luận xoay quanh các vấn đề sau: 1.Luật chỉ đánh thuế đối với những người làm công ăn lương Trong điều kiện cơ sở hạ tầng về kinh tế, xã hội của nước ta còn thấp, các chính sách an sinh xã hội, quy định pháp lý về thanh toán, kiểm soát nguồn thu chưa đồng bộ, người dân có thói quen sử dụng tiền mặt trong sinh hoạt thì tính khả thi của Luật thuế TNCN đến đâu? Hiện có một bộ phận rất lớn người dân hoạt động sản xuất kinh doanh tự do, không thực hiện luân chuyển tiền qua hệ thống ngân hàng, cơ quan thuế không thể kiểm soát được thu nhập của họ là bao nhiêu để đánh thuế. Luật thuế TNCN do đó chỉ đánh thuế đối với những người làm công ăn lương, cán bộ công chức. Điều đó dẫn đến những bất bình đẳng trong việc đóng thuế, đi ngược lại mục đích của luật là phân phối thu nhập, giảm khoảng cách giàu nghèo. 2.Bất cập về mức khởi điểm và mức giảm trừ gia cảnh Tỷ lệ thống nhất mức khởi điểm bắt đầu phải chịu thuế thu nhập cá nhân là 4 triệuđồng/tháng cho người nộp thuế, giảm trừ thêm cho mỗi người phụ thuộc 1,6 triệu đồng/. Ngay tại thời điểm xây dựng Luật Thuế TNCN, đã có quá nhiều ý kiến chuyên gia phản biện rằng mức khởi điểm chịu thuế quá thấp. Đặc biệt, các mức thuế suất, giảm trừ gia cảnh...không tính đến yếu tố trượt giá. Tất cả các mức giảm trừ gia cảnh, khởi điểm chịu thuế... đều cho thấy sự bất cập giữa thu nhập chịu thuế và chi tiêu thực tế trong cơn bão giá. Luật chỉ khả thi và huy động được khả năng đóng góp của nhân dân khi mức thu nhập phải đảm bảo nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt phí và tích luỹ tối thiểu. . 3.Bất cập về mức thuế lũy tiến So sánh với mức thuế suất, sự bất hợp lý còn rõ hơn khi mức thuế đều rất cao. Cách đánh thuế luỹ tiến cao (bậc 7 lên đến 35%) thực chất sẽ phản tác dụng khi làm xói mòn sự hăng say làm giàu chính đáng; giảm năng suất lao động. Sẽ thật bất công nếu như người ta càng vắt óc,vắt sức ra để kiếm được nhiều tiền lại càng bị đánh thuế cao.- Các mức thuế luỹ tiến 5,6,7 trong bậc luỹ tiến (tương đương với mức 25%, 30% và 35%)đã đánh vào đối tượng là người có tài, người có khả năng làm giàu. Điều đó sẽ phản tác dụng vì sự cào bằng, bình quân chủ nghĩa và thực chất là sự tước đoạt của người này để chia cho người khác. Mức sống của dân ta hiện rất thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới, không nên áp dụng ngay một lúc mức mức lũy tiến lên đến 35% được. Với những nội dung như đã trình bày ở trên thì luật thuế thu nhập cá nhân vẫn còn những rào cản phúc tạp 4.Chưa bình đẳng, công bằng về nghĩa vụ thuế: Cùng là thu nhập của cá nhân, nhưng thu nhập từ kinh doanh không được trừ khởi điểm mà nộp thuế theo mức 28%; thu nhập từ tiền công, tiền lương trên mức khởi điểm 5 triệu đồng mỗi tháng mới nộp thuế và áp dụng thuế suất lũy tiến từng phần từ 10% đến 40%; - Áp dụng khởi điểm chịu thuế, biểu thuế khác nhau giữa người Việt Nam và người nước ngoài. - Chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. *Bên cạnh những rào cản phức tạp như ở trên đã trình bày thì thuế thu nhập cá nhân vẫn tồn tại những nghịch lí cụ thể như sau: + Vấn đề thứ nhất đáng quan tâm ở đây là thu nhập hơn 1 triệu đồng/tháng vẫn phải tính thuế thu nhập như người thu nhập cao, bị khấu trừ 10%, quy định tạm nộp 10% thuế với các khoản thu nhập trên 500.000 đồng vô tình tạo ra nghịch lý này. Đối với cơ quan thuế thì dù chưa rõ người dân có thu nhập đến mức chịu thuế hay không, nhưng để tránh thất thu thuế, Bộ Tài chính đã quy định việc khấu trừ tạm này. Đến hết năm, nếu thấy chưa đến ngưỡng phải nộp thuế, tức là có thu nhập dưới 48 triệu đồng/năm với người độc thân, họ sẽ phải đến cơ quan thuế để đề nghị xin hoàn thuế đã nộp và lấy lại số tiền thuế đã tạm nộp. Nhưng mà cùng với đó, những rắc rối trong việc hoàn thuế đã khiến không ít người nản lòng với ý định lấy lại tiền thuế đã tạm nộp. Vì sao lại có chuyện này. Thật vậy, đến cuối năm quyết toán, không ít người thuộc diện được hoàn lại toàn bộ tiền thuế đã nộp. Đành rằng, số thuế này theo quy định chỉ là tạm thu và nó sẽ được hoàn lại nếu người nộp thuế chứng minh được mình thu nhập dưới mức chịu thuế. Nhưng liệu họ có đủ "kiên nhẫn" để lấy lại số tiền thuế đã tạm nộp hay không thì lại là chuyện khác.Muốn lấy lại tiền bạn phải đủ “kiên nhẫn” vì con đường lấy lại tiền từ kho bạc Nhà nước không hề đơn giản. Để lấy được tiền hoàn thuế, người nộp thuế sẽ phải trải qua một “ma trận” thủ tục, giấy tờ mà nếu kê khai ra đây sẽ có thể khiến không ít người "chóng mặt" mà bỏ cuộc. Mỗi khi phát sinh khoản khấu trừ thuế, thì người bị khấu trừ cần đề nghị cơ quan chi trả thu nhập, xuất hồ sơ chứng từ khấu trừ thuế. Như vậy là để có thể lấy lại số tiền vốn là của mình (do không thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập nhưng vẫn bị khấu trừ), người dân phải hoàn tất hàng chục loại giấy tờ rắc rối phức tạp Rồi sau đó họ lại phải gửi hồ sơ đến cơ quan thuế, nếu sai sót còn phải bổ sung, sau đó chờ quyết định hoàn thuế rồi mới đi kho bạc rút tiền. Người không rành thủ tục có thể phải thuê người tư vấn, ngoài ra còn chi phí đi lại, cước bưu điện... Quả là quá nhiêu khê, rắc rối và tốn kém, đến mức hầu như không ai làm, chỉ trừ trường hợp số tiền hoàn thuế tương đối lớn Thực ra để đơn giản hoá thủ tục, tránh phiền hà cho việc khấu trừ rồi lại hoàn thuế, Bộ Tài chính có quy định, nếu cá nhân ước lượng thu nhập trong năm chưa đến mức phải nộp thuế thì chỉ cần làm giấy cam kết, hàng tháng khi trả thu nhập, cơ quan chi trả không khấu trừ thuế. Tuy nhiên, thực tế các đơn vị chi trả thường sợ người lao động khai man thu nhập, khi cơ quan thuế phát hiện truy thu, nên các đơn vị thường làm cách "chắc ăn" là tạm khấu trừ thuế cho tất cả khoản thu nhập trên 500.000 đồng của người lao động. Như vậy, thực tế cơ quan thuế không bao giờ chịu thiệt, vì họ đã sớm nắm "đằng chuôi". Còn người nộp thuế, nếu không biết hoặc không đủ "chịu khó" đi làm thủ tục hoàn thuế thì họ sẽ phải vui vẻ chấp nhận khoản tiền đã tạm khấu trừ nhưng bị mất thật. + Vấn đề thứ hai cần nói tới ở đây là theo Thông tư số 84/2008/TT-BTC nêu rõ: “Việc hoàn thuế thu nhập cá nhân chỉ áp dụng đối với những cá nhân đã đăng ký thuế và có mã số thuế”. Nghĩa là những người chưa đăng kí thuế và chưa có mã số thuế không được nhận lại số tiền thuế đã bị khấu trừ, mặc dù đúng ra họ không thuộc diện phải nộp thuế thu nhập. Đây là một quy định vô lý, gây thiệt thòi cho người dân. + Vấn đề thứ ba là liệu chúng ta có nên khấu trừ thuế 10% từ một khoản thu nhập phụ chỉ có 500 nghìn đồng lấy ví dụ đó là số tiền nhuận bút khá là ít ỏi của nhiều bài báo hay không. Điều đó cho thấy giá “chất xám” ở nước ta vốn rẻ mạt. Vậy mà, chế độ thuế hiện hành còn đánh thuế vào số tiền trả nhuận bút vốn rất rẻ mạt ấy thì đúng là một chuyện đáng buồn và không nên. Thủ tục khấu trừ thì rất đơn giản: chỉ cần xem hồ sơ thấy số tiền thù lao, nhuận bút...từ 500.000 đồng trở lên là cơ quan thuế khấu trừ ngay từ 10-20%, thế nhưng thủ tục để nhận lại tiền hoàn thuế thì quả là “thiên nan vạn nan”. Mặt khác, chỉ với số tiền nhuận bút ít ỏi hơn 500.000 đồng/tháng cũng bị khấu trừ thuế, liệu có công bằng hay không? Hiện nay, cơ quan thuế chỉ thu được tiền từ các cơ quan, công sở, doanh nghiệp có hồ sơ, giấy tờ đầy đủ (đối tượng “có tóc”), còn những giao dịch dân sự thiên hình vạn trạng, không có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThuế thu nhập cá nhân và thực trạng ở Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan