Tiểu luận Thuế thu nhập doanh nghiệp với khuyến khích đầu tư

MỤC LỤC

Trang

Lời Mở Đầu .1

Nội Dung.2

I. Vai trò của thuế đối với sự phát triển kinh tế.2

1.Khái niệm.2

2.Phân loại.2

3.Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.3

4.Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp.3

II.Thuế thu nhập doanh nghiệp trong bối cảnh xã hội nước ta

hiện nay.4

1. Sự ra đời của thuế thu nhập doanh nghiệp nước ta.5

2.Hiện trạng thuế thu nhập doanh nghiệp nước ta.6

III.Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu thuế.7

Kết luận. 9

 

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2166 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thuế thu nhập doanh nghiệp với khuyến khích đầu tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Dòng chảy thời gian đang đưa nhân loại tới những năm đầu của thiên niên kỉ mới. Đối với nhiều quốc gia, thời điểm lịch sử này đang khẳng định và nhân lên các thành tựu về khoa học công nghệ. Riêng đối với Việt Nam, một thách thức lớn đang đặt ra là mục tiêu đẩy lùi nghèo nàn, lạc hậu để thực hiện thành công sự nghiệp Công Nghiệp Hoá _ Hiện Đại Hoá đất nước, xây dựng một nền kinh tế vững mạnh, độc lập, tự chủ. Một yêu cầu tất yếu và khách quan đối với các quốc gia phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng là quá trình hội nhập kinh tế. Mục tiêu của hội nhập kinh tế là tự do hoá thương mại và đầu tư ; nghĩa là hàng rào thuế quan và phi thuế quan bị xoá bỏ, mở cửa thị trường nội địa. Do vậy, muốn phát triển các quốc gia luôn có những giải pháp, chính sách tối ưu để thu hút đầu tư. Một trong những công cụ đắc lực góp phần thu hút đầu tư, nâng cao hiệu quả kinh tế-xã hội chính là thuế. Thuế là nguồn thu chính của ngân sách Nhà nước. Ngân sách Nhà nước chỉ có thể tăng khi nền kinh tế có sự tăng trưởng và đạt năng suất và hiệu quả cao. Xuất phát từ sự nhận thức rõ về tầm quan trọng của thuế trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay nên en chọn đề tài “Thuế thu nhập doanh nghiệp với khuyến khích đầu tư “. Bài viết của em gồm 3 phần: Vai trò của thuế đối với sự phát triển kinh tế Thuế thu nhập doanh nghiệp trong bối cảnh nước ta hiện nay Giải pháp nâng cao hiệu quả thu thuế Nội dung Vai trò của thuế đối với sự phát triển kinh tế. Khái niệm : Thuế là một hình thức đóng góp nghĩa vụ theo luật định của các tổ chức kinh tế và dân cư cho Nhà nước bằng cổ phần thu nhập của mình. Nghĩa vụ đóng thuế này được qui định trong Hiến pháp của các nước trên thế giới. Phân loại : Căn cứ vào phương thức chuyển giao gánh nặng của thuế, thuế được chia làm 2 loại : Thuế trực thu và Thuế gián thu. Loại thuế ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp là thuế thu nhập doanh nghiệp. “ Đây là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của tổ chức, cá nhân trong một kỳ sản xuất kinh doanh nghiệp nhất định”. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng và của thuế nóichung . Thuế thu nhập doanh nghiệp nằm trong hệ thống thuế nói chunglà công cụ quản lí vĩ mô của Nhà nước, nó tác động vào lợi ích kinh tế của doanh nghiệp, của Nhà nước và của dân cư. Thuế bảo đảm nguồn thu chủ yếu cho Nhà nước để trang trải các chi tiêu của mình. Ngân sách Nhà nước vững mạnh phải dựa vào nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dâ Trong hệ thống đòn bẩy cơ chế mới, thuế giúp phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân theo đường lối xây dựng xã hội chủ nghĩa. Từ đó, thuế có vai trò quan trọng đối với đầu tư, Thuế là công cụ ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư, cơ cấu kinh tế. Không có đầu tư sẽ không có sự tăng trưởng kinh tế. Quá trình đầu tư mạnh sẽ có sự tăng trưởng mạnh. Để kích thích tăng trưởng, biện pháp thường được quan tâm là thực hiện các ưu đãi về thuế thông qua qui định về thuế suất, miễn thuế, giảm thuế. Nhà kinh tế học Laffer đã kết luận rằng : “ Thuế suất cần được xây dựng ở mức xác định đủ để kích thích năng suất và hiệu quả kinh tế. Trong trường hợp đó kích thích tổng số thu thuế tăng lên và là động lực kích thích tăng đầu tư và tăng sản lượng, thu nhập quốc dân “. Đầu tư cũng là động lực thay đổi cơ cấu kinh tế đồng bộ hơn, hiện đại hơn. Có đầu tư mới khai thác được tiềm năng của các vùng miền địa phương. Có đầu tư mới đổi mới được công nghệ, trang thiết bị mới cho các nghành, cho nền kinh tế quốc dân để có năng suất cao hơn, có tính cạnh tranh, nguồn tích luỹ cao hơn. Từ đó, công ăn việc làm được tạo ra, tăng thu nhập cho dân, giải quyết nạn thất nghiệp, hạn chế tệ nạn xã hội. Chính sách thuế hợp lí sẽ kích thích các nhà đầu tư lựa chọn ngành nghề, địa điểm để đầu tư vốn. Họ sẽ đầu tư vốn vào đâu mà tạo ra hiệu quả sử dụng vốn có lợi nhất cho họ. Vì mục đích của các nhà kinh doanh là lợi nhuận. Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp : Đối tượng nộp thuế là các tổ chức cá nhân sản suất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế .Người nộp thuế là người thực hiện sản xuất kinh doanh hợp pháp và phải có thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh đó.thêm vào đó nó bao gồm cả các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Một số đối tượng không thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp: Các hợp tác xã, tổ chức khác có thu nhập từ hoạt động chăn nuôi,trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản. Hộ gia đình, cá nhân nông dân sản suất nông nghiệp có giá trị sản lượng hàng hoá và thu nhập không quá mức chính phủ quy định. Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định dựa trên hai căn cứ: Thu nhập chịu thuế & thuế suất. Thuế thu nhập doanh = Thu nhập chịu x thuế suất nghiệp phải nộp thuế trong kỳ Trong đó: Thu nhập chịu thuế = Doanh thu tính – Chi phí hợp + Thu nhập chịu thuế trong kỳ thuế trong kỳ lý trong kỳ khác trong kỳ Thu nhập chịu thuế trong kỳ: Thực chất là lợi nhuận gộp mà doanh nghiệp được hưởng sau quá trình sản suất kinh doanh. Doanh nghiệp phải chia một phần mức lợi nhuận ấy cho Nhà nước thông qua hình thức đánh thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế chung. Hiện nay, theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì mức thuế suất là 32% áp dụng cho doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam mà kinh doanh không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, mức thuế suất là 25% áp dụng với doanh nghiệp nước ngoài hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Doanh thu tính thu nhập chịu thuế trong kỳ: là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ ( sau khi trừ triết khấu hao giảm giá bán hàng ), gồm các khoản nợ, phụ trội của doanh nghiệp. Chí phí hợp lý trong kỳ: Khấu hao tài sản cố định, chi phí nguyên vật liệu, tiền lương, dịch vụ, khoản dự phòng... Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ: Khoản chênh lệch về mua bán chứng khoán, ngoại tệ, thu tiền phạt, thu nhập từ các hoạt động sản suất kinh doanh khác... Nguồn tài chính quốc gia có mối quan hệ mật thiết với tài chính doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp có mạnh thì mới có điều kiện để đóng góp, làm dồi dào thêm cho tài chính quốc gia. Ngược lại, khi nền tài chính quốc gia thực sự mạnh mẽ là nguồn động lực, hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp phát triển, nâng cao đời sống dân cư. Vậy để hoàn thiện môi trường đầu tư hấp dẫn để thúc đẩy kinh tế phát triển thì mỗi quốc gia cần có một chính sách thuế hợp lý, cụ thể hơn đó là ưu đãi về thuế thông qua quy định về thuế suất, miễn thuế,giảm thuế.. II. Thuế thu nhập doanh nghiệp trong bối cảnh xã hội nước ta hiện nay. Trong bối cảnh hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu, đất nước ta đang đứng trước những thách và cơ hội rất lớn. Để đưa nền kinh tế đi lên, Đảng và nhà Nước ta đã đề ra và thực thi những chính sách, đường lối phát triển kinh tế - xã hội hữu hiệu nhất. Đường lối phát triển kinh tế -xã hội của đảng ta đề ra mục tiêu:” Tăng cường công nghiệp hoá, hiện đại hoá để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản thành nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản suất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản suất đời sống vật chất, tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Để tập trung thu hút nguồn đầu tư, nhà nước đã và đang có những chính sách tín dụng gồm: chính sách về tài chính, kinh tế xã hội ưu đãi hợp lý, linh hoạt, đáp ứng được những nhu cầu phát sinh từ những diễn biến của những quá trình toàn cầu hoá và diễn biến nền kinh tế trong nước. Trong quá trình hội nhập, mục tiêu phát triển kinh tế của Việt Nam, là chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài vào những nghành có hàm lượng công nghệ kỹ thuật thấp, thiếu vốn. Điển hình là các nghành dịch vụ, thương mại, công nghiệp chế biến, khai thác thông tin... Từ đó, các nhà đầu tư sẽ dễ dàng lựa chọn được nghành nghề phù hợp. Hướng phát triển kinh tế của Đảng ta từ năm “2001 á 2005 kinh tế tăng 7,7%”, GDP tăng từ 7 á 7,5% ,Tháng 2 - 2006 Nước ta sẽ gia nhập khu vực mậu dịch tự do châu á (AFTA). Như vậy, Việt Nam phải phát triển một nền kinh tế vững mạnh, toàn diện, đứng vững trong môi trường cạnh tranh. Trước hết, Việt Nam phải phát huy triệt để được nguồn Nội Lực trong nước đồng thời lợi dụng được những ưu thế nguồn lực từ bên ngoài, tạo điều kiện phát huy nguồn lực trong nước. Để đẩy mạnh xuất khẩu và cạnh tranh với các hàng nhập khẩu với công nghệ và chất lượng cao thì đầu tiên các doanh nghiệp Việt Nam phải làm chủ được thị trường trong nước. Quá trình hội nhập của Việt Nam vào kinh tế khu vực và thế giới thì vấn đề đặt ra là thích hợp hoá các chính sách tài chính, kinh tế vĩ mô. Từ đó chính sách thuế giữ vai tro đặc biệt quan trọng. Một mặt, chính sách thuế tác động trực tiếp đến hoạt động thương mại và sự vận động của luồng vốn quốc tế. Mặt khác,thuế liên đới ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và xuất khẩu trong nước. Đó là điều kiện quan trọng cho hội nhập đạt kết quả cao nhất đối với mỗi quốc gia. Mục tiêu của chính sách thuế và ưu đãi tài chính là tạo môi trường đầu tư hấp dẫn thông qua việc áp dụng tỷ lệ thuế thấp, thời gian mức độ miễn giảm thuế đảm bảo được cho việc tăng tỷ lệ lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Năm 2006, khi là thành viên của AFTA. Việt Nam phải thực hiện thuế suất nhập khẩu 0á5% và gỡ bỏ hoàn toàn vào năm 2015. Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để Việt Nam tham gia vào thị trường chung, theo đó hệ thống chính sách thuế đối với việc thúc đẩy đầu tư sẽ có bổ sung, điều chỉnh, hướng tới hai yêu cầu: Tuân thủ các nguyên tắc của thương mại và đầu tư quốc tế. Không ngừng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tự đổi mới nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Sự ra đời của thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước ta. luật thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước ta được Quốc hội Việt Nam khoá IX thông qua ngày 10/5/1997 và được chính phủ áp dụng ngày 1/1/1999. Luật thuế ra đì nhằm đảm bảo cho nhu cầu của nền kinh tế trong giai đoạn đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới.Quá trình thực hiện chính sách thuế mới đó đã đạt được những kết quả tích cực, tác động khuyến khích đối với đầu tư, xuất khẩu và sắp xếp sản suất kinh doanh, tăng nguồn thu ngân sách, giá thị trường ổn định. Hiện nay, chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp được sửa đổi giúp kích thích đầu tư phát triển kinh tế, áp dụng cho các nghành sản suất kinh doanh có hiệu quả thấp do sự lạc hậu trong các trang thiết bị, máy móc, công nghệ sản suất, vốn đầu tư cũng như trình độ quản lý của các doanh nghiệp:” Mức thuế suất là 25% cho doanh nghiệp nước ngoài hoặc có vốn đầu tư nước ngoài mà tham gia vào hợp đồng kinh doanh theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Mức thuế suất là 20% cho doanh nghiệp với các dự án đầu tư: Chế biến nông, lâm, hải sản, xuất khẩu hơn 50% sản phẩm, sử dụng công nghệ tiên tiến....Mức thuế suất là 15% cho các hoạt động với các dự án: xuất khẩu >80%, sản phẩm, hoá chất cơ bản, hoá dầu, sản suất linh kiện điện tử...Ngoài ra nhà nước còn giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp cho các nhà đầu tư trong nước xây dựng dây truyền sản suất mới, các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn cho các công ty cổ phần, công ty tư nhân...Miễn thuế thu nhập bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật của các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn pháp định. Cơ sở kinh doanh trong nước di chuyển đến miền núi hải đảo và vùng khó khăn được miễn thuế doanh nghiệp 3 năm đầu tư kể từ khi có thu nhập chịu thuế...”_(sách Hệ thống các văn bản pháp luật về thuế thu nhập.) Chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp được xây dựng, thiết kế trên cơ sở gắn với định hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, cơ cấu ngành nghề, vùng lãnh thổ. Từ đó, hiệu quả kinh tế được tối ưu, thực hiện điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế cũng như thực hiện được các mục tiêu xã hội khác. Hiên trạng thực thu thuế thu nhập doanh nghiệp. Thực trạng: Chính sách thuế mới đã xoá bỏ được những khoản thu không hợp lý như bỏ thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động buôn chuyến lương thực, thực phẩm tươi sống. Số lượng thuế suất thu được ở 32%( giảm 2 mức so với thuế lợi tức...). Môi trường kích thích đầu tư của chính sách thuế đã thông thoáng hơn. Các doanh nghiệp đã nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật thuế, thực hiện nộp đúng, nộp đủ, nộp kịp thời các khoản thuế vào ngân sách nhà nước. Ví dụ:” Số doanh nghiệp trong nước nộp thuế năm 2000 cao hơn 8,7% so với 1999 và năm 2001 cao hơn 13,7% so với năm 2000.” Do đó số thu ngân sách ngày một tăng:”tổng thu ngân sách nhà nước năm1999 tăng 7,6% so với năm 1998; năm 2000 tăng 15,6% so với năm 1999; năm 2001 tăng 9,8% so với năm 2000.”Từ đó, nhà nước có đièu kiện tăng thêm cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế –xã hội, xoá đói giảm nghèo đời sống vật chất nhân dân được nâng cao “GDP tăng trưởng năm 2000 là 6,7% ,năm 2001 là > 6,8% “giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.Môi trường đầu tư nước ta ngày một thông thoáng hơn,hấp dẫn ngày một nhiều các nhà đầu tư vào các ngành nghề kinh tế khác nhau. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp có hành vi trốn thuế và tránh thuế đang diễn ra gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Trốn thuế và tránh thuế là vấn đề hết sức phức tạp, gây hậu quả cho xã hội và bản thân quốc gia có sủ dụng công cụ thuế trong việc thực hiện các chức năng của mình: Hậu quả nghiêm trọng với đời sống Kinh Tế -Xã Hội, đặc biệt với việc thực hiện chức năng của nhà nước. Thâm hụt ngân sách sẽ dẫn đến tình trạng bội chi ngân sách. Chi cho tích luỹ và tiêu dùng giảm từ đó dẫn đến tiềm năng phát triển kinh tế giảm. Gây phí tổn về kinh tế với bản thân đối tượng nộp thuế: chi phí về tư vấn thuế trong việc hướng dẫn, giúp đỡ đói tượng nộp thuế giảm tối đa số thuế phải nộp...Đồng thời gây hao phí về thời gian và trí tuệ của người nộp thuế. Kế hoạch phân phối lại mất hiệu quả, các cá nhân cố tình tránh thuế dẫn đến việc điều tiết thu nhập mà chính phủ dự định thực hiện thông qua không thực hiện được. III .Giải pháp nâng cao hiệu quả thu thuế 1. Mức thuế suất còn có sự phân biệt về đối tượng nộp thu ếgiữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước(32%).Đối với các dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực ngành nghề, địa bàn khuyến khích đầu tư thì doanh nghiệp trong nước áp dụng thuế suất 25%,20%,15% trong khi đó các doanh nghiệp nước ngoài được áp dụng thuế suất 20%,15%,10%. Đây là sự không công bằng trong phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước.Như vậy, nên chăng cần loại bỏ những ưu tiên, ưu đãi trong sắc thuế làm cho hệ thống thuế đơn giản hơn, tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, thuận tiện cho nhà quản lý, kích thước tính tự động, tự giác của doanh nghiệp trong việc kê khai tính thuế. 2.. Biện pháp cơ bản và lâu dài là việc nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế cho tất cả các đoí tượng nộp thuế bằng nhiều hình thứctư vấn, tuyên truyền có thể là phổ cập giáo dục, xây dựng bố trí máy thanh tra trung thực, phẩm chất tốt tài năng, có năng lực quản lý,thanh sát, chuyên môn, nghiệp vụ, nắm vững pháp luật. 3. Cơ quan đội ngũ soạn thảo về bộ luật thuế cần có sự am hiểu rộng, sâu về thuế để xây dựng hệ thống thuế hoàn chỉnh, minh bạch. Chính sách ưu đãi về thuế phải đảm bảo tính trung lập trong thu hút, khuyến khích đầu tư. 4. Để thúc đẩy đầu tư trong nước và thu hút thành công nguồn vốn từ bên ngoài, cần phải tạo điều kiện cho các nhà đầu tư được tiếp cận kịp thời và đầy đủ các thông tin chính xác về chính sách thuế,tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi... . Không ai có thể khẳng định và có giải pháp tối ưu nhằm xoá bỏ hoàn toàn hiện tượng trốn thuế, tránh thuế. Nạn quan liêu trong thu, thanh sát thuế là khó tránh khỏi Tuy nhiên, cần phải có những giải pháp ngày càng hưu hiệu để hạn chế đó để tạo ra sự công bằng cho xã hội. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp cần xây dựng, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế từng thời kỳ. Thời kỳ hội nhập kinh tế sẽ là một điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài tăng đáng kể, bổ sung nguồn lực quan trọng và không thể thiếu được trong mục tiêu tăng trưởng kinh tế – ở đó, sẽ là một sân chơi bình đẳng ít điều kiện ràng buộc, dễ tiếp cận thị trường cho các nhà đầu tư. Vậy để tạo ra sức hấp dẫn, để cho các nhà đầu tư tin tưởng và an tâm vào quyết định đầu tư của họ là một thách thức đặt ra với các nước đang phát triển. Vì vậy, để vượt qua cạnh tranh nhà Nước ta ngày càng phải có chính sách thuế tạo ra sức hút mạnh cho các nhà đầu tư. Kết luận Thuế thu nhập doanh nghiệp chiếm vai trò quan trọng trong sự kích thích tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia, là động lực thay đổi cơ cấu kinh tế đồng bộ. Thuế thu nhập doanh nghiệp góp phần đổi mới trang thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Mức thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi sẽ thu hút được nhiều các nhà đầu tư,bổ sung nguồn vốn, công nghệ kỹ thuật hiện đại-đây là điều kiện cần thiết trong chiến lược phát triển kinh tế mỗi quốc gia. Nguồn tài chính của mỗi quốc gia phụ thuộc không nhỏ vào nguồn tài chính của mỗi doanh nghiệp. Nộp thuế gắn với quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi doanh nghiệp,mỗi cá nhân. Là nhà quản lý doanh nghiệp trong tương lai, mỗi sinh viên trường Quản Lý cần trang bị cho mình một hành trang kiến thức vững mạnh để gián tiếp hoặc trực tiếp giúp cho doanh nghiệp của mình đứng vững trên thương trường kinh tế sau này, góp phần vào công cuộc phát triển đất nước, từng bước đưa Việt Nam chúng ta tiến dài trên con đường Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá đất nước. Mà trước mắt chúng ta là cuộc hội nhập AFTA, mỗi doanh nghiệp trẻ trong tương lai cần nắm vững kiến thức hội nhập cùng châu á. Bài viết của em đã được hoàn thành nhờ sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của cô giáo Hoàng Thị Ngọc Thuỷ.Tuy nhiên, trong giới hạn kiến thức của mình ,bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo,hướng dẫn của các thầy cô.Em xin chân thành cảm ơn! mục lục Trang Lời Mở Đầu .........................................................................................1 Nội Dung.............................................................................................2 I. Vai trò của thuế đối với sự phát triển kinh tế.....................................................2 1.Khái niệm..............................................................................................................2 2.Phân loại................................................................................................................2 3.Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp...........................................................3 4.Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp................................................................3 II.Thuế thu nhập doanh nghiệp trong bối cảnh xã hội nước ta hiện nay.....................................................................................................................4 1. Sự ra đời của thuế thu nhập doanh nghiệp nước ta................................................5 2.Hiện trạng thuế thu nhập doanh nghiệp nước ta.....................................................6 III.Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu thuế........................................................7 Kết luận...............................................................................................................…9 Tài liệu tham khảo Báo thuế. Báo tài chính doanh nghiệp sô7,8-2000 Sách Thuế – Nhà suất bản tài chính Hà Nội 2000 Sách” Hệ thống văn bản pháp luật về thuế thu nhập đã được bổ sung” Giáo trình tài chính-I trường Đại Học Quản Lý Và Kinh Doanh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc68861.DOC
Tài liệu liên quan