Tiểu luận Thuyết quản lý của trường phái quan hệ con người và sự vận vào điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam

MỤC LỤC

 

A- LỜI MỞ ĐẦU

B- NỘI DUNG

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUYẾT QUẢN LÝ “QUAN HỆ CON NGƯỜI”

1. Nhận thức chung về Thuyết quản lý “Quan hệ con người”

2. Nội dung cơ bản của thuyết quản lý “Quan hệ con người”

a- Con người là tổng hoà các quan hệ xã hội

b- Vai trò của con người trong doanh nghiệp

c- Những đại diện của trường phái “Quan hệ con người”

d- Nhà quản làm gì để phát huy vai trò của con người trong doanh nghiệp

II. VẬN DỤNG QUẢN LÝ TRONG QUAN HỆ CON NGƯỜI VÀO ĐIỀU KIỆN CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

1. Sự quan tâm của Nhà nước đến yếu tố con người trong doanh nghiệp Việt Nam

2. Thực trạng của việc vận dụng thuyết quản lý trường phái “Quan hệ con người” vào các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

3. Giải pháp khắc phục mối quan hệ con người trong điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

C- KẾT LUẬN

 

 

 

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4408 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thuyết quản lý của trường phái quan hệ con người và sự vận vào điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THUYẾT QUẢN LÝ CỦA TRƯỜNG PHÁI “QUAN HỆ CON NGƯỜI” VÀ SỰ VẬN VÀO ĐIỀU KIỆN CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, việc đầu tư cho phát triển nguồn lực là một vấn đề rất cần thiết. Đó là chìa khoá dẫn tới sự thành công của nền kinh tế mỗi nước. Do đó, nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ thứ VIII đã nêu ra một giải pháp cơ bản cho quá trình CNH-HĐH lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Tại hội nghị Trung Ương lần II khoá VIII của Đảng khẳng định con người là nguồn lực quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Để thực hiện mục tiêu chiến lược mà Đại hội VIII đã đề ra, cần khai thác và sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định đặc biệt đối với nước ta khi mà nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp. Xuất phát từ mục tiêu lợi ích của các doanh nghiệp Việt Nam với việc nghiên cứu về thuyết quản lý của trường phái “Quan hệ con người’’ và sự vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam, để tìm ra những mặt được và chưa được từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện hơn nhằm thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam. Đó là việc làm cần thiết cho giai đoạn phát triển hiện nay. B- NỘI DUNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUYẾT QUẢN LÝ “QUAN HỆ CON NGƯỜI” 1. Nhận Thức Chung Về Thuyết Quản Lý “Quan hệ con nguời” Đây là trường phái quan tâm thoả đáng đến yếu tố tâm lý con người, tâm lý tập thể và bầu không khí trong doanh nghiệp, nơi những người lao động làm việc, phân tích các yếu tố tác động qua lại giữa con người với nhau trong hoạt động của doanh nghiệp. Lý thuyết quản lý chủ yếu của trường phái này được xây dựng chủ yếu dựa vào những thành tựu tâm lý học. Họ đưa ra các khái niệm: “Công nhân tham gia quản lý”, “Người lao động coi doanh nghiệp là nhà của mình”, “Đồng thuần và dân chủ giữa công nhân và chủ”, “hài hoà về lợi ích”. Chứng minh được rằng tăng lợi nhuận không những phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh mà còn phụ thuộc vào tâm lý người lao động. Đồng thời Maslow đã đưa ra tháp nhu cầu của người lao động và tư tưởng quản lý của trường phái này được nhiều nước áp dụng, đặc biệt là Nhật Bản. 2. Nội Dung Cơ Bản Của Thuyết Quản Lý “Quan hệ con người” a- Con người là tổng hoà của các quan hệ xã hội: Con người là một chủ thể, là một nhân tố đặc biệt trong tổng số các nhân tố của các quan hệ xã hội, nhất là trong các doanh nghiệp hiện nay. Nó khác với các nhân tố khác ở chỗ là nó vừa là nhân tố động lực đảm bảo cho sự thành công trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và xã hội đồng thời cũng là mục tiêu phục vụ mà doanh nghiệp và xã hội hướng tới. Cả hai nhân tố này cùng vận động song song để tồn tại và phát triển trong một xã hội luôn biến động và không ngừng phát triển. Do vậy nó được coi là nhân tố tích cực trong vai trò là tổng hoà các quan hệ xã hội. b- Vai trò của con người trong doanh nghiệp: Có lẽ một điều không thể phủ nhận được đó là vai trò của con người trong mỗi tổ chức doanh nghiệp, vì họ là nhân tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn thành đạt thì phải biết kết hợp hài hoà giữa những lợi ích của khách hàng, của nhân viên trong doanh nghiệp, của nhà nước, của các tập đoàn địa phương và các cổ đông với nhau. Tuy nhiên cách đây không lâu nhân tố con người đã có một tầm cỡ lớn. Do đó, trong nội bộ doanh nghiệp, chức năng lãnh đạo con người quản lý hoặc đúng hơn lãnh đạo nguồn nhân lực và chỉ đạo mối quan hệ công cộng ngày càng trở lên quan trọng. - Tổ chức doanh nghiệp là một tổ chức xã hội do con người hợp thành. Để cho các thành viên của tổ chức, bao gồm nhiều người khác nhau, cùng hoạt động xung quanh mục tiêu chung của tổ chức thì cần phải tiến hànhcông tác quản lý một cách hữu hiệu. Nhưng vì đối tượng quản lý là con người, nên nhà quản lý trong hoạt động quản lý của mình không thể tránh được một vấn đề căn bản là quan điểm , cách nhìn nhận của họ về bản tính của con người. Vì vậy, các nhà quản lý của phương Tây đã đưa ra những giả thiết khác nhau về bản tính con người và dùng những giả thiết để chỉ đạo thực tiễn quản lý. Trên thực tế, đằng sau các sách lược quản lý và phương pháp quản lý mà nhà quản lý áp dụng đều ẩn chứa một giả thiết nào đó về bản tính con người. Mỗi trường phái quản lý của phương Tây đều lấy một giả thiết bản tính con người làm điểm xuất phát. - Khác với thời kỳ người ta chỉ quan tâm tới sản xuất, con người bây giờ được coi là chủ thể chứ không phải là đối tượng có nghĩa là như một nghệ sĩ chứ không phải như một nhân tố sản xuất. Chính con người kể cả những người có vai trò khiêm tốn nhất, làm cho doanh nghiệp hoạt động. Do đó, con người là nguồn vốn cơ bản của doanh nghiệp. Mỗi người đều có những khả năng, tài năng và nghị lực riêng mà ta cần phải nắm bắt, hướng dẫn kiểm tra và phát triển. Xuất phát từ quan điểm con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội, nguồn lực con người được coi là tài sản, là vốn quan trọng nhất, năng động nhất của sự phát triển xã hội. Chúng ta cần thấy rằng sự nghiệp chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người là yếu tố quan trọng để thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. c- Những đại diện của trường phái “Quan hệ con người” Đại diện của trường phái này có: Mary Parker Follet(1868-1933), quan tâm đến khía cạnh tâm lý và xã hội trong quản lý. Bà cương quyết phản đối việc thi hành quyền tuyệt đối vì công nhân sẽ phản ứng và do đó khó hợp tác trong làm ăn. Bà đưa ra quy luật tình thế, mệnh lệnh do tình thế đưa ra. Bà cho rằng, trong quản lý cần quan tâm tới người lao động về toàn bộ đời sống kinh tế, tinh thần và tình cảm của họ. Trong quan hệ quản lý, bà đề cao sự hợp tác, thống nhất giữa những người lao động và người quản lý, giữa các nhà lãnh đạo và quản lý nhằm phát triển các quan hệ con người tốt đẹp, coi đó là nguồn lực để tăng năng xuất và hiệu quả lao động. Elton Mayo(1880-1949) là đại diện chủ yếu của trường phái này. Trường phái Mayo chú trọng nhân tố con người, nghiên cứu hành vi cá thể và hành vi quần thể của con người mặc dù ông đánh giá con người là thụ động trong quan hệ với tập thể. Trong cuốn sách “nhân tố con người trong xí nghiệp” xuất bản năm 1957 Douglas(1906-1964) đã đưa ra lý luận về bản tính con người trong “lý luận X- lý luận Y” rất nổi tiếng và được phát triển trong các tác phẩm của ông sau đó. Năm 1960, bài luận văn “nhân tố con người trong xí nghiệp” được xuất bản thành sách. G.B.Watson(1878-1958) đề xướng thuyết hành vi trong quản lý từ năm 1923 tại Mỹ, hình thành một trường phái mà đại biểu là Herbert Simon, phát triển mạnh trong thời kỳ công nghiệp hoá. Còn Maslow thì cho rằng những người bình thường thích đựơc làm việc và tiềm ẩn những khả năng rất lớn với bất cứ cương vị nào cũng có tinh thần trách nhiệm và muốn làm việc tốt. d- Nhà quản lý phải làm gì để phát huy vai trò của con người Douglas đã chỉ rõ vấn đề căn bản của quản lý là nhận thức của nhà quản lý đối với bản tính con người. Nó là cơ sở của tất cả các sách lược và phương pháp quản lý. Những giả thiết khác nhau về bản tính con người tất nhiên dẫn đến sách lược và phưong pháp quản lý khác nhau, từ đó ảnh hưởng khác nhau đến công nhân viên trong doanh nghiệp và sản sinh ra những hành vi nghề nghiệp khác nhau, dẫn đến hiệu quả quản lý khác nhau. Phần lớn những vấn đề xuất hiện trong công việc quản lý đều là do nhận thức sai lầm của nhà quản lý đối với công nhân gây ra. Nếu công nhân làm việc không tốt thì phải tìm nguyên nhân về phía nhà quả lý, phải điều tra xem trong công việc quản lý của ông ta có điều gì cản trở công nhân viên phát huy tính tích cực của họ hay không. Nhiệm vụ của nhà quản lý là huy động các nguồn lực để thực hiện các yêu cầu của doanh nghiệp. Người quản lý phải giao phó công việc cho những người đáng tin cậy, thúc đẩy họ làm việc với tinh thần tự giác, sử dụng quyền tự chủ ngày càng cao với ý thức trách nhiệm đầy đủ. Theo quan niệm truyền thống nhiệm vụ của nhà quản lý(lý luận X): + Nhà quản lý phải chịu trách nhiệm tổ chức các xí nghiệp sản xuất nhằm đạt được những mục tiêu về kinh tế + Đối với công nhân viên mà nói, đó là chỉ huy công việc của họ, kiểm tra hoạt động của họ, điều chỉnh hành vi của họ, khiến cho những hoạt động và hành vi của họ phù hợp với nhu cầu của tổ chức. + Nếu các nhân viên quản lý không tích cực can thiệp như vậy thì công nhân sẽ có thái độ tiêu cực, thậm chí chống lại tổ chức. Do đó cần phải thuyết phục, khen thưởng, trừng phạt, kiểm tra, chỉ huy hoạt động của họ. đó là nhiệm vụ của các nhân viên quản lý, người ta thường khái niệm nhiệm vụ này bằng câu “Quản lý tức là thông qua người khác để hoàn thiện công việc”. Trong điều kiện xã hội hiện đại, cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật, nhu cầu về sinh lý và nhu cầu về an toàn của con người đều đã được thoả mãn ở mức độ tương đối. Do đó nếu nhà quản lý muốn sử dụng phương thức “Kẹo ngọt cộng roi da” của lý luận X để kích thích lòng nhiệt tình của công nhân thì rõ ràng là không thể làm được. Nếu giả thiết về bản tính con người của nhà quản lý không thay đổi thì dù có lúc sử dụng những sách lược quản lý mới như quản lý phân quyền theo mục tiêu, giám sát, đôn đốc có hiệp thương, chỉ đạo dân chủ...thì đó cũng chỉ có thể là “Bình cũ rượu mới”. Douglas chỉ rõ rằng triết học quản lý thông qua sự chỉ huy và điều khiển dù là nghiêm khắc hay ôn hoà đều không kích thích tính tích cực của công nhân. Sau thập kỷ 30, cùng với sự xuất hiện của lý luận quản lý về quan hệ nhân quần, một lý luận hoàn toàn trái ngược vơí lý luận X, được gọi là lý luận Y. Douglas lập luận, vì nhiều lý do, chúng ta có một giả thiết thoả đáng hơn về bản tính con người và động cơ làm việc của họ, cần có một lý luận khác để tiến hành công việc quản lý. Lý luận Y của Douglas về bản tính con người: + Lười nhác không phải là bản tính bẩm sinh của con người nói chung. Lao động trí óc, lao động chân tay cũng như nghỉ ngơi, giải trí đều là hiện tượng bẩm sinh của con người. + Điều khiển và đe doạ trừng phạt là biện pháp duy nhất để thúc đẩy con người thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. + Khi con người bỏ sức ra để thực hiện một mục tiêu mà họ tham gia, họ mong muốn nhận được những điều mà việc hoàn thành những mục tiêu ấy tạo ra, trong đó diều quan trọng nhất không phải là tiền mà là quyền tự chủ, quyền được tôn trọng, quyền tự mình thực hiện công việc. Sự thoả mãn những quyền đó sẽ thúc đẩy con người hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp. + Thiếu trí tiến thủ, né tránh nhiệm vụ và cầu an quá mức không phải là bản tính của con người mà là do kinh nghiệm do quá khứ tạo ra. Trong những môi trường thích hợp, con người không những giám gánh vác trách nhiệm mà còn có thể chủ động gánh vác trách nhiệm. + Trong quá trình giải quyết khó khăn của doanh nghiệp, đại đa số các nhân viên của doanh nghiệp có khả năng suy nghĩ, tinh thần và năng lực sáng tạo, chỉ có một số ít người không có khả năng ấy. + Tuy nhiên trong điều kiện xã hội hiện đại, tiềm năng trí tuệ của con người nói chung chỉ được phát huy phần nào và nhiệm vụ của quản lý là phát huy toàn bộ tiềm năng trí tuệ ấy. Đòi hỏi cần phải đáp ứng những nhu cầu của người lao động. II-VẬN DỤNG QUẢN LÝ TRONG QUAN HỆ CON NGƯỜI VÀO ĐIỀU KIỆN CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY. 1. Sự Quan Tâm Của Nhà Nước Ta Đến Yếu Tố Con Người Trong Doanh Nghiệp hiện nay Một đất nước muốn phát triển mạnh thì không thể thiếu được sự hiện diện của con người ở trong đó. Thực tế ta thấy, trong quản lý nhà nứoc đối với nhân tố con người trong doanh nghiệp là nhằm phát triển kinh tế, xã hội. Nhân tố con người đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước. Hiện nay nhà nước ta đã có sự quan tâm nhiều đến lợi ích của con người trong các doanh nghiệp. Trong công cuộc đổi mới kinh tế chúng ta đã khơi dậy được tính tích cực của người lao động biến nó trở thành nguồn sức mạnh to lớn. Qua thực tế ta thấy nếu chỉ dựa vào tinh thần lao động tích cực, ý trí vươn lên đơn thuần của người lao động, thì chúng ta không thể xây dựng được nền sản xuất hiện đại trong các doanh nghiệp. Song nếu ta chỉ chú trọng nâng cao trình độ học vấn của người lao động, công nghệ hiện đại và đảm bảo sức khoẻ của người lao động mà không chú trọng khơi dậy tinh thần tích cực của họ thì chúng ta cũng không thể tận dụng được cơ hội để vượt qua những thách thức hiện nay. Do đó, quan tâm đến nhu cầu, lợi ích người lao động một cách toàn diện là nhiệm vụ mà nhà nước phải làm. Hiện nay nhà nước đã quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn lao động, công tác bảo hộ lao động trực tiếp góp phần cải thiện điều kiện làm việc ở các doanh nghiệp, nhiều ngành sản xuất tình trạng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp bước đầu đã được ngăn chặn. Vấn đề bảo đảm an toàn và sức khoẻ cho người lao động cần đến một lượng kinh phí rất lớn. Nhất là hiện nay nền kinh tế đang ngày một phát triểnvà chúng ta đang tham gia hội nhập với nền kinh tế toàn cầu thì công tác quản lý người lao động cần phải phân rõ trách nhiệm của người tổ chức sử dụng lao động, thường xuyên kiển tra xử lý nghiêm khắc các trường hợp sử dụng lao động không đảm bảo an toàn, coi nhẹ chăm sóc sức khoẻ người lao động. 2. Thực Trạng Của Việc Vận Dụng Thuyết Quản Lý Trường Phái “Quan hệ con người” Vào Các Doanh Nghiệp Việt Nam hiện nay Khi chuyển sang thời kỳ CNH-HĐH nền kinh tế đã xuất hiện đa dạng các hình thức lao động, sức ép về dân số, việc làm, số lao động ở ngoại tỉnh tràn ngập các thành phố lớn dẫn đến tình trạng mất cân đối lao động giữa thành thị và nông thôn, nên không thể tránh khỏi tình trạng công tác bảo hộ lao động còn bộc lộ bất cập và thiếu xót, môi trường lao động ở nhiều nơi bị ô nhiễm nặng nhất là ở các làng nghề thủ công, khu công nghiệp, khu chế xuất. Thực trạng sức khoẻ tính mạng và bệnh nghề nghiệp của người lao động đang ngày một nghiêm trọng.Việc bảo vệ người lao động trước những mối đe doạ hiểm hoạ của môi trường, điều kiện làm việc không an toàn, ảnh hưởng xấu đối với sức khoẻ của họ chính là giữ gìn nguồn nội lực của quốc gia. Đối xử bình đẳng, coi trọng đúng mức nguồn nội lực quốc gia, quan tâm đến người lao động là thể hiện bản chất, tính nhân văn của chế độ xã hội, trình độ văn minh của quốc gia giữ gìn vốn quý nhất của dân tộc, là trách nhiệm của lãnh đạo trong doanh nghiệp. Những năm gần đây, cường độ lao động ngày một gia tăng, trí tuệ con người được phát huy triệt để, cùng với sự phát triển của phương tiện công cụ sản xuất hiện đại thì vẫn còn không ít những hiện tượng coi thường những nguy hiểm rình rập trong lao động nhất là trong các doanh nghiệp, theo thống kê của bộ lao động mỗi năm có khoảng 250 vụ tai nạn lao động xảy ra. Qua đó ta thấy cần phải xây dựng ý thức bảo vệ trình độ nhận thức tối thiểu về kỷ luật, thực hiện bảo đảm an toàn vệ sinh lao động cho người lao động bằng các biện pháp tuyên truyền giám sát tổ chức học tập, hướng dẫn thực hiện quyền lợi hợp pháp cho họ. Ví dụ1: Trong công ty chuyên sản xuất giầy thể thao mang nhãn hiệu NiKe (Công ty Changshin Việt Nam với 100%vốn của Hàn Quốc) có tổng số 5802 người lao động trong đo có 85 người khuyết tật và khoảng một vài thương binh. Mỗi quý một lần ban lãnh đạo công ty tổ chức gặp gỡ nhân viên một lần để tìm hiểu thăm dò ý kiến của công nhân viên, công ty đã phát hiện ra những nhu cầu riêng của công nhân trong doanh nghiệp mình và công ty đã lắp đặt một số thiết bị đặc biệt như: tay vịn cầu thang, bồn cầu bệt ..dành riêng cho họ. Sau đó công ty thấy nhân viên của mình rất có hứng thú khi làm việc ở công ty và kết quả là công ty ngày một phát đạt. Ví dụ2: ở công ty may Thăng Long người đại diện cho biết nhờ có đối thoại và hợp tác tại nơi làm việc nên công ty đã điều chỉnh được mối quan hệ với người lao động trong công ty giúp cho hai bên ngày càng hiểu nhau hơn và hiệu quả công tác ngày được nâng cao góp phần tích cực vào sự tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Qua cách làm của mỗi công ty ta thấy đối hoại và hợp tác tại nơi làm việc đã giúp cho người sử dụng lao động đưa ra được những quyết định điều hành sản xuất đúng và sát thực hơn, quan hệ lao động và quan hệ xã hội trong doanh nghiệp được cải thiện rõ ràng, từ đó người lao động có thêm hiểu biết và cùng chia sẻ những khó khăn với doanh nghiệp, rút ngắn được khoảng cách giữa người sử dụng lao động với người lao động làm cho bầu không khí trong doanh nghiệp được cải thiện. Tuy nhiên một số vấn đề còn tồn đọng trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn khá là bức xúc: chưa tôn trọng lợi ích người lao động, ở một số đơn vị sản xuất kinh doanh việc thuê mướn người lao động còn tuỳ tiện, trách nhiệm của cả chủ và thợ không rõ ràng, môi trường lao động ở nhiều cơ sở bị ô nhiễm nghiêm trọng, vấn đề bảo hộ lao động chưa được áp dụng rộng rãi làm ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ người lao động. 3. Những Giải Pháp Khắc Phục Mối Quan Hệ Con Nguời Trong Điều Kiện Các Doanh Nghiệp Việt Nam hiện nay Các ngành các cấp cần có sự quan tâm thoả đáng đến lợi ích người lao động. Cần phải tiến hành kiểm tra an toàn vệ sinh lao động thường xuyên. Đặc biệt là vấn đề bảo hộ lao động cần phải cam kết khi đăng ký kinh doanh. Không ngừng tạo điệu kiện cho người lao động được học tập nâng cao kiến thức hiểu biết cho người lao động. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà mọi quốc gia đang hướng tới nền kinh tế tri thức, một xã hội của tinh thần không ngừng học hỏi rèn luyện và nâng cao kiến thức. Đồng thời tạo ra môi trường thuận lợi để người lao động đựơc phát huy mọi tiềm năng, sức sáng tạo của mình, để được cống hiến nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển của doanh nghiệp và xã hội. Đây là một yếu tố không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp vì con người có được đào tạo tốt đến đâu nhưng không có môi trường để phát huy hết khả năng của mình thì không khác nào chỉ là một thứ hàng đem ra trưng bày rồi đến lúc nào đó nó cũng nhạt dần theo thời gian. Nhưng nếu có môi trường để phát huy thì nó góp phần tạo nên sự hưng thịnh của mỗi doanh nghiệp nói riêng và đất nước nói chung. Một vấn đề nữa ở đây cần giải quyết đó là vấn đề bảo hiểm cho người lao động cần phải có sự thống nhất với bảo hiểm của cán bộ và công nhân viên trong doanh nghiệp, bảo dảm bình đẳng, dân chủ phát huy sức mạnh của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp vai trò của công đoàn cũng góp phần rất nhiều cho sự nghiệp phát triển của doanh nghiệp. Theo luật Công Đoàn, tạo điều kiện cho người lao động liên kết theo các tổ chức công đoàn, nghiệp đoàn hiệp hội riêng nằm trong cơ quan công đoàn cấp trên quản lý để bảo vệ lợi của mình. Mở rộng giới hạn của luật công đoàn, soạn thảo và cho ra đời luật bảo hiểm, có như vậy thì quyền lợi của người lao động mới được đảm bảo thực sự, và đáp ứng đựơc đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế thị trường hiện nay. C- KẾT LUẬN Trong những năm đổi mới cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì việc vận dụng thuyết quản lý trường phái “ Quan hệ con người” vào các doanh nghiệp Việt Nam là một động lực quan trọng trong điều kiện hiện nay. Để làm được điều này thì việc mà mỗi doanh nghiệp cần phải làm là phải quan tâm nhiều hơn đến lợi ích của người lao động, đồng thời tạo môi trường để họ yên tâm làm việc cống hiến hết sức mình cho sự hưng thịnh của doanh nghiệp cũng như sự phồn vinh của đất nước. Qua đây ta thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với người lao động là một yếu tố cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Giáo trình Khoa Học Quản Lý vận dụng vào quản lý doanh nghiệpTrường ĐHQL & KD Hà Nội khoa quản lý doanh nghiệp - 1999 2. Giáo trình Khoa Học Quản Lý tập 1, NXB Xây dựng 3. Quản Lý và Kỹ Thuật Quản lý, NXB Giao thông vận tải -1999 4. Giáo trình Khoa Học Quản Lý, NXB Chính trị quốc gia 5. Văn kiện Đại hội VIII Đảng Cộng Sản Việt Nam 6. Tinh hoa quản lý - 25 Tác giả và tác phẩm nổi tiếng nhất về qủn lý trong thế kỷ XX, VIM – 2002,NXB Lao động xã hội 7. Báo phát triển kinh tế. Số 138/4/2002 8. Báo doanh nghiệp. Số 17/4&5/2002 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU NỘI DUNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUYẾT QUẢN LÝ “QUAN HỆ CON NGƯỜI” Nhận thức chung về Thuyết quản lý “Quan hệ con người” Nội dung cơ bản của thuyết quản lý “Quan hệ con người” Con người là tổng hoà các quan hệ xã hội Vai trò của con người trong doanh nghiệp Những đại diện của trường phái “Quan hệ con người” Nhà quản làm gì để phát huy vai trò của con người trong doanh nghiệp II. VẬN DỤNG QUẢN LÝ TRONG QUAN HỆ CON NGƯỜI VÀO ĐIỀU KIỆN CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Sự quan tâm của Nhà nước đến yếu tố con người trong doanh nghiệp Việt Nam Thực trạng của việc vận dụng thuyết quản lý trường phái “Quan hệ con người” vào các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay Giải pháp khắc phục mối quan hệ con người trong điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay C- KẾT LUẬN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThuyết quản lý của trường phái quan hệ con nguười & sự vận dụng vào điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan