LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I:LÝ LUẬN VỀ TÍCH LUỸ TƯ BẢN 2
Nguồn gốc và động cơ của tích luỹ tư bản. 2
1- Khái quát về tích luỹ: 2
2- Nguồn gốc và động cơ của tích luỹ tư bản: 2
3- Quy luật tích luỹ xã hội chủ nghĩa : 4
Quy mô tích luỹ tư bản và nhân tố ảnh hưởng tới nó. 5
1- Khối lượng giá trị thặng dư và quy mô tư bản ứng trước: 5
2- Tỷ lệ phân chia giá trị thặng dư: 6
3- Các nhân tố khác: 7
Quy luật chung và xu hướng lịch sử của tích luỹ tư bản. 8
1-Quá trình tích luỹ tư bản là quá trình nâng cao cấu tạo hữu cơ. 8
Khái niệm cấu tạo hữu cơ: 8
2-Quá trình tích luỹ tư bản là quá trình tích tụ và tập trung tư bản. 9
3- Quá trình tích luỹ tư bản là quá trình bần cùng hoá giai cấp vô sản. 11
4- Xu hướng lịch sử của tích luỹ tư bản. 11
CHƯƠNG II 13
TÍCH LUỸ TƯ BẢN TRONG VIỆC QUẢN LÍ CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở NƯỚC TA 13
I- Tích luỹ vốn 13
II- Sơ qua về thực trạng tích luỹ vốn của Việt Nam: 16
III-Triển vọng và giải pháp cho quá trình tích luỹ vốn ở Việt Nam 18
KẾT LUẬN 20
Danh mục tài liệu tham khảo 22
23 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1609 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tích luỹ tư bản trong việc quản lí các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đẹp xã hội chủ nghĩa.
Quy mô tích luỹ tư bản và nhân tố ảnh hưởng tới nó.
Khối lượng giá trị thặng dư và quy mô tư bản ứng trước:
Marx đã chỉ ra những nhân tố quy định quy mô của tích luỹ bao gồm: khối lượng giá trị thặng dư ( lợi nhuận năng suất lao động xã hội và quy mô tư bản ứng trước... điếu đó tức là với một khối lượng tư bản nhất định ứng ra ban đầu với một tỷ lệ phân chia khối lượng giá trị thặng dư thành quỹ tích luỹ và quỹ tiêu dùng và một trình độ bóc lột ngày càng nâng cao tạo ra khối lượng giá trị thặng dư ngày càng lớn dẫn đến quỹ tích luỹ không ngừng gia tăng, điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái sản xuất mở rộng với quy mô ngày càng lớn. Và kết quả của tái sản xuất mở rộng này lại là động lực thúc đẩy tích luỹ nhanh hơn. Tóm lại giữa tái sản xuất mở rộng và tích luỹ có quan hệ , chúng vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của nhau.
Và trong một điều kiện khác là trình độ bóc lột không thì quy mô của tích luỹ phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư ( M) mà nhà tư bản bóc lột được trên ssố lượng công nhân xác định.
Do đó có thể khẳng định quy mô của tư bản ứng trước, nhất là bộ phận tư bản khả biến càng lớn càng thu được khối lượng giá trị thặng dư lớn và vì vậy mà quy mô tư bản tích luỹ càng được ra tăng. Trong khi đó M phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố khác trong quá trình sản xuất .
Nhân tố đầu tiên tác động đến M là trình độ bóc lột sức lao động của các nhà tư bản, trong quá trình trao đổi các nhà tư bản đã cắt xén một phần tiền công của công nhân lao động. Việc cắt xén tiền công giữ một vai trò quan trọng trong tích luỹ tư bản. Trình độ bóc lột được nâng cao khi nhà tư bản quyết định kéo dài ngày lao động và do đó làm tăng thêm giá trị thặng dư. Bởi vậy mà phần giá trị thặng dư được tư bản hoá cũng tâng theo. Mức độ bóc lột càng tinh vi hơn khi nhà tư bản đáp lại những phản ứng của người công nhân khi công nhân bị tăng cường độ lao động bằng cách làm tăng tư bản bất biến trên một lượng tư bản khả biến không đổi.
Như vậy việc tăng cường độ lao động cũng như việc áp dụng nhiều hình thức trả tiền công, Việc không ngừng nâng cao cấu tạo hữu cơ tư bản các nhà tư bản đã bơm vào dòng sông tích luỹ khối lượng tư bản ngày càng gia tăng.
Một yếu tố tự nhiên của sản xuất, đó là sự chênh lệch ngày càng tăng giưã tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng. Đây cũng là nhân tố tác động đến M. Do trong quá trình sản xuất tất cả các bộ phận của náy móc đều hoạt động, nhưng chúng hao mòn dần và chuyển từng phần vào sản phẩm. Mặc dù bị mất giá trị như vậy, nhưng trong suốt thời gian hoạt động nó vẫn có tác dụng như khi có đủ giá trị. Điếu đó tạo nên sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng. Trong điều kiện sản xuất với công nghệ kĩ thuật hiện đại thay đôỉ liên tục thì phần giá trị chuyển vào sản phẩm theo thời gian càng ít dẫn đến sự chênh lệch này ngày càng lớn và khối lượng giá trị thặng dư theo đó tăng lên. Nhân tố thứ ba ảnh hưởng đến khối lượng giá trị thặng dư là năng suất lao động. Ngoài ra tích luỹ còn phụ thuộc vào khối lượng tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng do khối lượng giá trị thặng dư có thể chuyển hoá thành. Tức là năng suất lao động làm tăng thêm những yếu tố vật chất để biến giá trị thặng dư thành tư bản mới do đó làm tăng quy mô của tích luỹ. Ngoài các nhân tố trên thì quy mô của tư bản ứng trước cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khối lượng giá trị thặng dư và qua đó ảnh hưởng lớn đến tư bản tích luỹ.
Tỷ lệ phân chia giá trị thặng dư:
Ta biết rằng, các bộ phận cấu thành giá trị gồm: tư bản bất biến(C) , tư bản khả biến (V) và giá trị tăng thêm m. Và như vậy giá trị bằng( C+V+m) trong đó, khối lượng giá trị thặng dư (m) sẽ được nhà tư bản chia thành hai phần xác định: Một phần dành cho việc tiêu dùng cá nhân của tư bản, Phần còn lại dành cho việc tích luỹ, đáp ứng nhu cầu tái sản xuất mở rộng không ngừng. Như vậy, với quy mô tích luỹ không chỉ phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư được tạo ra bởi người công nhân mà nhà tư bản chiếm được, mà còn phụ thuộc vào tỷ lệ phân chía khối lượng gia tăng đó cho hai khu vực tích luỹ và tiêu dùng. Quy mô tích luỹ tỷ lệ thuận với tỷ lệ ( tích luỹ : tiêu dùng). Như vậy có phải là có mâu thuẫn giữa tích luỹ và tiêu dùng không.
Thực ra trong giai đoạn đầu của sản xuất tư bản chủ nghĩa, Với ham muốn làm giàu cao độ các nhà tư bản dã giành cho tích luỹ một tỷ lệ tuyệt đối. Cho đến khi sự phát triển đã ở một trình độ nhất định, lượng của cải, vật chất của các nhà tư bản và xã hội tư bản nói chung đã đạt được mức tương đối dồi dào thì các nhà tư bản giành ngày càng nhiều hơn cho tiêu dùng, bên cạnh việc tích luỹ không ngừng. Trong quá trình tiêu dùng vẫn có một phần giá trị của quỹ tiêu dùng được chuyển vào tích luỹ từ việc tiết kiệm tiêu dùng cá nhân. Bởi vậy mà tỷ lệ và do đó quy mô của tích luỹ luôn luôn được nâng cao.
Các nhân tố khác:
Ngoài ba nhân tố trên, còn có nhiều nhân tố khác cũng ảnh hưởng lớn đến quy mô tích luỹ.
Chẳng hạn như sự phát triển của hoạt động ngoại thương cũng góp phần làm tăng thêm tích luỹ. Ngoại thương có tác dụng làm cho tỷ suất lợi nhuận tăng lên, vì nó nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư và hạ thấp giá trị của tư bản bất biến. Theo hướng đó nó thúc đẩy tích luỹ tăng nhanh, quy mô sản xuất mở rộng thên ra ; Mặt khác nó làm cho tư bản khả biến giảm đi so với tư bản bất biến.
Ngoài ra , ta còn thấy rằng: trình độ phát triển của lực lượng sản xuất càng cao với công nghệ kĩ thuật ngày càng hiện đại đã đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản. Thời gian của một vòng chu chuyển của tư bản được rút ngắn theo thời gian. Nói cách khác là với một khoảng thời gian tương ứng sẽ có nhiều hơn tư bản được đưa vào vận động từ khối lượng tư bản nhất định cho trước.Và như vậy khối lượng giá trị thặng dư cũng được tăng theo dẫn đến phần tích luỹ được mở rộng.
Trong quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa ta còn thấy có sự tồn tại của nạn nhân khẩu thừa tương đối, mà nếu quan sát kỹ ta có thấy rằng vấn đề này vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của quá trình tích luỹ tư bản. Nguyên nhân là do tiến bộ kĩ thuật đã làm cho cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên , mà lượng công nhân được thu hút vào sản xuất ít hơn ,điều đó sinh ra nạn nhân khẩu thừa tương đối. Như vậy cầu về sức lao động giảm đi, trong khi đó dân số tăng lên làm cho cung lao động tăng nhanh. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc giá tri của sức lao động trong thị trường lao động tư bản giảm đi nhanh chóng.Và điều đó tạo điều kiện tốt hơn cho các nhà tư bản trong việc bóc lột nhiều hơn giá trị thặng dư, do giảm được giá trị sức lao động, trong khi giá trị một đơn vị hàng hoá không đỏi hoặc giảm ít hơn.
Quy luật chung và xu hướng lịch sử của tích luỹ tư bản.
1-Quá trình tích luỹ tư bản là quá trình nâng cao cấu tạo hữu cơ.
Khái niệm cấu tạo hữu cơ:
Về mặt hình thái vật chất đều bao gồm có tư liệu sản xuất và sức lao động để sử dụng tư liệu sản xuất đó. Tỷ lệ giữa số lựng tư liệu sản xuất và số lượng sức lao động sử dụng những tư liệu sản xuất đó trong quá trình sản xuất gọi là cấu tạo kĩ thuật của tư bản.
Về mặt giá trị mỗi tư bản đều chia làm hai phần là tư bản bất biến (c)và tư bản khả biến (v).Tỷ lệ giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến cần thiết để tiến hành sản xuất gọi là cáu tạo giá trị của tư bản.
Vậy ta có khái niệm cấu tạo hữu cơ tư bản:
Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo kĩ thuật của tư bản quyêt định và phản ánh những biến đổi của cấu tạo kĩ thuật đó.
Trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa các nhà tư bản chịu sự tác động của quy luật cạnh tranh và quy luật giá trị thặng dư, nên họ phải không ngừng cải tiến và áp dụng những thành tựu, công nghệ kĩ thuật tối tân nhất. Một mặt để tránh hao mòn vô hình do sự phát triển của khoa học kĩ thuật, mặt khác để giảm giá trị hàng hoá nhằm nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm của đơn vị mình trên thị trường nếu như muốn giành thắng lợi và tồn tại, phát triển. Máy móc hiện đại càng được sử dụng nào nhiều cũng đồng thời với việc sử dụng ít hơn sức lao động. Và như vậy cấu tạo kĩ thuật của tư bản ngày càng tăng, do đó cấu tạo giá trị của tư bản phản ánh cấu tạo kĩ thuật cũng tăng kéo theo cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng.
Đến đây, ta có thể khẳng định cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên là một quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản.
2-Quá trình tích luỹ tư bản là quá trình tích tụ và tập trung tư bản.
a-Tích tụ và tập trung tư bản:
Một trong những quy luật chung của tích luỹ tư bản là quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng.Vậy tích tụ là gì và tập trung là gì?
-Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tư bản hoá giá trị thặng dư.
-Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô tư bản cá biệt bằng cách liên kết hay sáp nhập những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội thành một tư bản cá biệt khác lớn hơn.
Như vậy, tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng việc biến một phần giá trị thặng dư thành vốn đầu tư vào chu kỳ sản xuất tiếp theo.Tích tụ tư bản là kết quả tất yếu của tích tích luỹ tư bản. Một mặt đó là do yêu cầu của quy luật kinh tế của cạnh tranh của tiến bộ kĩ thuật. Đồng thời, do khối lượng giá trị thặng dư mà doanh nghiệp tạo ra ngày càng lớn là điều kiện để đẩy mạnh tích tụ tư bản mở rộng sản xuất. Còn tập trung tư bản sảy ra trong qua trình tích luỹ tư bản. Đó là sự tập trung vào tay một người với khối lượng tư bản lớn và cũng là sư biến mất khỏi tay nhiều người. Chúng ta thấy, sản xuất và tích luỹ tư bản càng phát triển thì tín dụng và cạnh tranh hai cái đòn bẩy mạnh nhất của tập trung càng phát triển. Bên cạnh đó, những tiến bộ của tích luỹ làm tăng thêm vật liệu cho sư tập trung tức là làm tăng thêm tư bản biệt, và nhu cầu xã hội về những phương tiện kĩ thuật hiện đại, những chiến lược kinh doanh lớn cần được thực hiện thì trước đó cần phải có sự tập trung tư bản. Tập trung tư bản có thể được thực hiện thông qua cạnh tranh theo kiểu “cá lớn nuốt cá bé” hoặc do những ưu thế của việc sát nhập, và do cạnh tranh thúc đẩy mà các nhà tư bản tự nguyện liên kết với nhau, hình thành những tập đoàn lớn, công ty lớn, sản xuất với quy mô lớn, nâng cao được tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Điều này đồng nghĩa với việc, nó sẽ dùng ưu thế đó để thôn tính tư bản của những doanh nghiệp cạnh tranh với nó sau khi tác động làm cho nó bị phá sản hoặc tự nguyện tham gia liên kết với mình. Vậy giới hạn của sự tập trung là đến đâu ? Mác viết: “Sự tập trung sẽ đạt đến giới hạn cuối cùng của nó khi nào tất cả các tư bản bỏ vào ngành đó đều hợp lại thành duy nhất. trong một xã hội nhát định thì giói hạn chỉ đạt được khi nào toàn bộ tư bản xã hội được hợp nhất lại trong tay một nhà tư bản duy nhất hay là một công ty tư bản duy nhất”(C Mác: Tư bản quyểnI, tậpIII, NXB Sự Thật, Hà Nội 1975, trang 114,115).
b- Mối quan hệ giữa tích tụ và tập trung tư bản.
Ta nhận thấy tích tụ tư bản và tập trung tư bản đều làm tăng quy mô của tư bản cá biệt. Tích tụ tư bản và tập trung tư bản có mối quan hệ mật thiết với nhau thúc đẩy nhau phát triển. Nếu như tích tụ tư bản làm tăng quy mô, sức mạnh của mỗi tư bản cá biệt,do đó cạnh tranh sẽ gay gắt hơn dẫn đến tập trung hơn, còn tập trung tư bản lại tạo điều kiện thuận lợi cho tăng cường tiềm lực cạnh tranh, chủ động hơn trong các hoạt động sản xuất kinh doanh vì thế mà thúc đẩy tích tụ. ảnh hưởng qua lại giữa tích tụ và tập trung tư bản làm cho tích luỹ tư bản ngày càng tăng.
Tuy nhiên ta cũng thấy tích tụ và tà tập trung tư bản không đồng nhất với nhau. Nó không chỉ khác nhau về chất mà còn khác nhau về lượng.Trong khi nguồn của tích tụ là giá trị thặng dư ; tích tụ vốn làm tăng đồng thời cả vốn của tư bản cá biệt đồng thời cũng làm tăng quy mô tư bản xã hội, còn tập trung tư bản chỉ làm tăng quy mô tư bẩn cá biệt trong khi tổng tư bản xã hội không tăng.Tập trung tư bản có vai trò lớn trong việc chuyển tư sản xuất nhỏ lên sản xuất với quy mô lớn. Nhưng tích tụ lại bị giới hạn bởi khối lượng giá trị thặng dư được tạo ra còn tập trung tư bản lại có giới hạn giới hạn rất rộng như trên đã phân tích.
3- Quá trình tích luỹ tư bản là quá trình bần cùng hoá giai cấp vô sản.
Đồng nghĩa với việc tích luỹ là sự phân cực của cải của xã hội với các giai cấp trong xã hội. Đó là sự tập trung một khối lượng lớn tư bản vào tay một số nhà tư bản kếch xù. Và sự thất nghiệp,nghèo khổ,sự bần cùng hoá vào tay giai cấp vô sản. Tốc độ tích luỹ càng cao cũng đồng nghĩa với sự phân cực sâu sắc hơn. Nghĩa là các nhà tư bản càng giàu lên nhanh chóng còn người công nhân càng bị bần cùng hoá, tức là thất nghiệp gia tăng và nghèo khổ hơn. Đó là quy luật chung của tích luỹ tư bản. Bần cùng hoá được thể hiện dưới hai hình thức là bần cùng hoá tương đối và bần cùng hoá tuyệt đốí.
Bần cùng hoá tương đối thể hiện sự giảm tỷ trọng thu nhập của người công nhân và sự tăng nhanh thu nhập của các nhà tư bản trong tổng thu nhập quốc dân, sự bần cùng hoá tuyệt đối còn phụ thuộc sự chênh lệch ngày càng tăng giưã thu nhập của hai giai cấp đói kháng trong xã hội.
Bần cùng hoá tuyệt đối biểu hiện sự giảm trực tiếp mức sống do bị giảm tiền công thực tế do mức taưng lương chậm hơn mức tăng nhu cầu cần thiết, chậm hơn mức tăng giá trị sức lao động.
4- Xu hướng lịch sử của tích luỹ tư bản.
Chúng ta biết rằng, chủ nghĩa tư bản ra đời trên cơ sở dùng bạo lực để tước đoạtcủa những người sản xuất nhỏ, hay gây chiến chanh thôn tính thuộc địa khai thác tài nguyên làm giàu cho các chủ sở hữu tư bản cá biệt. Từ đó hình thành nên sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời.
Mặt khác, do quá trình tích luỹ ngày càng nhanh và cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn đã dẫn đến trình độ sản xuất có sự xã hội hoá với một lượng sản xuất phát triển cao.Chính sự phát triển này đã tạo ra mâu thuẫn trong lòng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Đó là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá cao độ của lực lượng sản xuất và tính chất sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Xu hướng lịch sử của tích luỹ tư bản là giải quyết triệt để mâu thuẫn này. Điều này đồng nghĩa với việc thay thế xã hội tư bản bằng một xã hội tiến bộ hơn với sự phù hợp hơn của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất.Và Marx là người đã chỉ ra được xã hội tiến bộ đó. Đó là xã hội cộng sản chủ nghĩa, qua đây có thấy chủ nghĩa tư bản đã tạo điều kiện để loại trừ chính bản thân nó trong xu hướng tạo những tiền đề vật chất xã hội cao cho sự phủ định đối với chủ nghĩa tư bản
CHƯƠNG II
tích luỹ tư bản trong việc quản lí các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ở nước ta
I- Tích luỹ vốn
*Vốn trong nước:
Khái niệm:Vốn trong nước là toàn bộ những yếu tố cần thiết để cấu thành quá trình sản xuất kinh doanh, được hình thành nên tư các nguồn lực kinh tế và sản phẩm thặng dư của người dân lao động qua nhiều thế hệ trong mỗi giau vào khu vực con đình, mỗi doanh nghiệp và cả quốc gia.
Vốn hiểu theo nghĩa hẹp là tiềm lực của mỗi cá nhân, mỗi quốc gia, còn theo nghĩa rộng vốn bao gồm toàn bộ nguồn lực (nhân lực, tài lực), tiền bạc và cả các quan hệ đã được tích luỹ của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp và cả quốc gia đó qua một khoảng thời gian tích luỹ nhất định.
Vai trò của vốn trong nước: Tích tụ và tập trung vốn với quy mô ngày càng lớn công với việc sử dụng đồng vốn có hiệu quả có ý nghĩa quyết định đối với sự tốn tại, phát triển của mỗi đối tượng (cá nhân, doanh nghiệp, quốc gia) trong hiện tại và tương lai. Nguồn vốn không chỉ có ý nghĩa đói với các doanh nghiệp cá biệt trong việc đầu tư tái sản xuất mở rộng, tăng cường sức mạnh cạnh tranh của mình trên thị trường... mà nó còn mang ý nghĩa quốc gia khi nó quyết định sự thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá mở ra bức tiến mạnh mẽ trong sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế xã hội đất nước, vốn đặc biệt là vốn trong nước giúp nhà nước có thể đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh lớn vượt khả năng doanh nghiệp tư nhân, hay đàu tư vào khu vực công cộng. Mặc dù nguồn vốn đực hình thành từ nhiều nguồn khác nhau và các nguồn vốn khác nhau đó cũng đóng một vai trò rất quan trọng đặc biệt là nguồn vốn kêu gọi được từ nước ngoài nhưng trong tất cả các quốc gia thì nguồn vốn trong nước bao giờ cũng chiếm một tỉ trọng tuyệt đói và vì vậy nó đóng vai trò quyết định trong việc phát triển kinh tế xã họi đất nước.
Vậy nguồn vốn trong nước có cấu trúc như thế nào? Nó gòm có vón tiền tệ, các dạng của cải, vốn con người, vốn tư liệu sản xuất, các quan hệ kinh tế xã hội trong nền kinh tế thị trường... Trong đó vốn tiền tệ là điểm xuất phát mà bất cứ quốc gia nào hoặc doanh nghiệp nào cũng phải cần phải có một vốn tiền tệ đủ để mua sắm các yếu tố đầu vào sản xuất kinh doanh.
Ngày nay các nguồn vốn có thể chuyển hoá cho nhau và biến thành tiền mặt trong những điều kiện nhất định; ví dụ những bản quyền phát minh, sáng chế, hoạc hàng ngàn tấn dầu thô, than, gỗ... cũng có thể biến thành tiền mặt. Bởi vậy, trong nền kinh tế thị trường cần có cái nhìn thông thoáng, linh hoạt về các nguồn vốn đó thể khai thác được các nguồn vốn đang tiềm ẩn.
Mục tiêu và các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình tích tụ và tập trung vốn trong nước: Việc xác định mục tiêu tích luỹ vốn do nhu cầu thực tiễn. Tuy nhiên vẫn có thể sảy ra một số trường hợp:
Tích tụ vốn trong nước nhằm đổi mới công nghệ, tích tụ vốn nhằm tăng cường mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư vào những lĩnh vực mới, công nghệ mũi nhọn, tập trung vốn trong nước nhàm hình thành những tập đoàn kinh tế lớn có khả năng cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường thế giới và giúp nhà nước điều tiết kinh tế. Tập trung vốn trong nước nhằm sử dụng có hiệu quả vốn đâù tư nước ngoài.
*Vốn nước ngoài: Bên cạnh việc nhấn mạnh vai trò quyết định của nguồn vốn trong nước đảng ta cũng nhấn mạnh phải thu hút nhiều các nguồn vốn bên ngoài. Chúng ta phải tận dụng mọi khả năng để thu hút tối đa các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài khồng nên đòi hỏi một cách máy móc trong mọi thời điểm ở mọi nơi và với mọi công trình phát triển công nghiệp công nghệ vốn đầu tư trong nước cũng phải chiếm một tỷ lệ lớn hơn vốn đầu tư nước ngoài. Cần phải có một cách nhìn biện chứng thấy rằng đôi khi phải dựa vào vốn đầu tư nước ngoài là chủ yếu. ý thức được tầm quan trọng của vốn đầu tư từ nước ngoài, nhiều quốc gia đã mở rộng cửa kêu đầu tư nước ngoài. Các nước đã khuyến khích buôn bán với nước ngoài nhằm thu được nhiều ngoại tệ , nhận các khoản viện trợ hay vay vốn từ nguồn vốn khác nhau như wB, IMF, ADB... để đầu tư phát triển sản xuất trong nước và đã thu được nhiều kết quả lớn.
*Suy cho cùng dù nguồn vốn nước ngoài có được đánh giá là quan trọng đến đâu thì nguồn vốn trong nước vẫn đóng vai trò quyết định bởi vì nguồn vốn nước ngoài dù lớn nhưng nếu không có sự đầu tư khuyến khích cũng không thể phát triên hiệu quả được. Mặt khác nguồn vốn viện trợ là có hạn, nguồn vốn vay từ nước ngoài khi đến hạn trả thì phải trả cả vốn lẫn lãi với rất nhiều điều kiện ràng buộc từ phía nước ngoài. Nhiều khi việc đầu tư từ nước ngoài còn chứa đựng ý đồ khống chế kinh tế và gây ảnh hưởng đến chính trị tạo ra sự lệ thuộc của hệ thống chính trị.
ý thức sâu sắc điều này Đảng, Nhà nước ta đã nhấn mạnh “ Vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng ’’ (Văn kiện đại hội lần thứ VII BCH trung ương khoá VII, trang 87).
b. ảnh hưởng của tích luỹ vốn và sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá
Sự thắng lợi của nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới ví dụ như Hàn quốc, Thái Lan, Singapore đã chỉ ra rằng tích tụ và tập trung vốn nhất là vốn trong nước có một vị trí đặc biệt cho sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá . Chỉ trên cơ sở đầu tư một lượng lớn từ việc tích luỹ nội bộ nền kinh tế thông qua quá trình tích tụ vốn của từng doanh nghiệp và cộng đồng dân cư mới có thể trang bị cho các ngành công nghiệp có kĩ thuật cao, sử dụng nhiều nhân công, khai thác có hiệu quả các nguồn taì nguyên của đất nước. Chúng ta thừa nhận rằng, chỉ khi nào các nguồn lực : tiền bạc, của cải tài sảnvà trí tuệ con người được tung tối đa vào cỗ máy đầu tư phát triển thì khi đó mới có thể có bước phát triển vượt bậc về kinh tế . Kinh nghiệm cho thấy , với cơ chế kế hoạch hoá tập trung, chúng ta có thể huy động được các nguồn vốn một cách nhanh chóng và có hiệu quả hơn. Nhưng cơ chế thị trường lại là điều kiện tốt để chúng ta thể hiện khẩ năng huy động vốn bằng nhiều biện pháp các công cụ đa dạng và cũng rất hiệu quả. Như phát hành các loại trái phiếu, Huy động vốn từ các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư qua hệ thống ngân hàng, mở thị trường chứng khoán, kêu gọi nhiều tổ chức các công ty tư bản nước ngoài... Sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đòi hỏi phải có một khối lượng vốn đầu tư khổng lồ. Với một phép tính sơ bộ cho giai đoạn 2000-2020 là GDP tăng bình quân 8% thì trong thời kì này phải sử dụng lượng vốn đầu tư là 515tỷ $ . Để có lượng vốn lớn này phải huy động bằng cách sử dụng tất cả các kênh huy động có thể.
Hiện nay Việt Nam muốn đảy nhanh tốc độ công nghiệp hoá hiện đaị hoá nền kinh tế cần huy động tôí đa không chỉ nguồn vốn tiền mặt nằm rải rác trong dân cư với khối lượng rất lớn, mà còn phải huy động những nguồn tài lực, những kinh nghiệm quản lí, các quan hệ kinh tế xã hội ...cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá. Tóm lại tích luỹ vốn hơn nữa là vốn trrong nước là điều kiện tiên quyết cho nhịp độ cũng như sự thành công của sự nghiệp lớn lao này.
II- Sơ qua về thực trạng tích luỹ vốn của Việt Nam:
Trước hết chúng ta phải nhất trí với quan điểm của Đảng và nhà nước ta về vấn đề tích luỹ là coi trọng sự giúp đỡ và hợp tác quốc tế nhưng vẫn phải lấy tự lực cánh sinh làm chính trong mọi thời kì .
Trong những năm gần đây để có vốn thực hịên sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, chúng ta đã có rất nhiều biện pháp , hình thức thu hút vốn sáng tạo và đã thu được những thành công bước đầu: tích luỹ nôi j bộ đã tăng lên 25% GDP trong Giai đoạn 1991-2000. Tổng vốn đấu tư phát triển tăng từ 11,2%-28%GDP ; Thu ngân sách nhà nước tăng 7,7 lần.(Tài chính Việt Nam sau 10 năm đổi mới-Tạp chí nghiên cứu kinh tế , số 1, 2001- Bùi đường Nghiêu, trang4), chủ yếu từ thuế và lệ phí do vậy mà phần tích luỹ cũng tăng lên. So sánh thực tế giữa nhu cầu vốn và huy động vốn ta thấy: Giai đoạn 1996-2000 đất nước cần 42 tỷ $ để đầu tư nhưng tổng nguồn vốn huy động được trong ba năm 1996-1998 mới đạt được khoảng 1/2 yêu cầu( Đẩy nhanh quá trình xây dựng và phát triển thị trường vốn - Đỗ Đức Quân , Tạp chí nghiên cứu lí luận ,số 1, năm 2000, trang9). Còn lại hai năm 1999-2000 do sự suy thoaí nặng nề nên việc huy động gặp rất nhiều khó khăn.
Đi sâu vào một số kênh huy động vốn ta thấy rõ thực trạng này: thứ nhất trong hệ thống ngân hàng , các tổ chức tín dụng thị trường tiền gửi đang giảm sút đáng kể; Từ 8,3% (1996) xuống 3,7% (1999) ( Thực trạng hoạt động thị trường tiền tệ liên ngân hàng ở Việt Nam. Tô Kim Ngọc – Tạp chí Ngân Hàng số1 ,năm 2001, trang 33). Điều này phản ánh tình trạng ứ động vốn và khả năng hấp thụ vốn ngày càng giảm của nền kinh tế trong chu kì suy thoái trong hai năm 1999-2000 do ảnh hưởng nặng nề của thiên tai lũ lụt (Đồng bằng sông cửu Long, các tỉnh miền trung...) nên nhu cầu vốn để cải ta sản xuất tăng nhưng khả năng huy động lại giảm . Tuy nhiên bằng sự khai thông tốt các kênh huy động nên kết quả thu được là không nhỏ : bằng việc phát hành công trái xây dựng tổ quốc năm 1999, Nhà nước đã huy động được trên 4000 tỷ VNĐ cho quỹ đầu tư phát triển. Bằng việc cải tạo hệ thống ngân hàng , tạo ra các hình thức huy động phong phú, uyển chuyển : Tiết kiệm, các loại kì phiếu ... cộng với sợ phát triển mạh của hệ thống tín dụng đã huy ddoongj được một nguồn vốn tương đối lớn. Sự phát triển ban đầu của thị trường vốn và thị trường chứng khoán cũng đã tỏ ra có hiệu qủa và đã góp phần huy động một lượng vốn lớn cho sản xuất phát triển...
Do điều kiện cho phép mà bài viết này chỉ có thể nêu ra những kết quả cũng như những tồn tại hết sức tổng quát. Chỉ với mục đích cho mọi người thấy rằng, sự lỗ lực của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong chiến lược huy động vốn để đấu tư phát triển đất nước đã thui được nhiều kết quả đáng phấn khởi. Nhưng so với yêu cầu đặt ra thì kết quả đó còn là nhỏ bé. Chúng ta cần tiếp tục khai thác các tiềm năng của đất nước; sáng tạo, linh hoạt hơn trong công tác huy động vốn phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội nước nhà.
III-Triển vọng và giải pháp cho quá trình tích luỹ vốn ở Việt Nam
*Triển vọng: chúng ta tuy còn thiếu nhiều về công nghệ và chưa có nhiều về tiền mặt nhưng chúng ta có nguồn nhân tài rất lớn vấn đề phải biến nguồn nhân lực thành của cải . Tuy nhiên ta cũng thấy rằng tiềm năng vốn trong khu vực quốc doanh còn rất lớn ; khối lượng tiền tệ nằm trong khu vực dân cư rất lớn trong khi mới chỉ có 6% dân cư có quan hệ với hệ thống ngân hàng chúng ta cò nhiều tài nguyên chưa được khai thác. Mặt khác chúng ta có vị trí địa lí khí hậu thuận lợi , nằm trong khu vực của nền kinh tế sôi động của thế giới nên tiềm năng đấu tư là rất lớn trong khi thị trường vốn và thị trường chứng khoán đang dần họat động hiệu quả là tiềm năng lớn mà nếu khai thác tốt sẽ là nguồn vốn lớn để phát triển sản xuất .
*Với những tri
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35078.doc