MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 3
4. Phương pháp nghiên cứu 3
Chương 1: KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH VÀ CÁC LOẠI H̀NH CÔNG TY TÀI CHÍNH 4
1.1. Khái niệm 4
1.2.Vị trí, vai trò của các Công ty Tài chính 4
1.3. Các loại hình Công ty Tài chính chủ yếu hiện nay 5
1.3.1. Công ty Tài chính bán hàng (SALE FINANCE COMPANY) 5
1.3.2. Công ty Tài chính tiêu dùng (CONSUMER FINANCE COMPANY) 5
1.3.3. Công ty Tài chính kinh doanh (BUSINESS FINANCE COMPANY) 5
Chương 2: TÌNH HÌNH, THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 7
2.1. Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời và phát triển của các Công ty Tài chính tại Việt Nam trong thời gian qua 7
2.2. Một số Công ty Tài chính tại Việt Nam 8
2.2.1. Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) 8
2.2.2. Công ty Tài chính cô ng nghiệp tàu thuỷ 11
2.2.3. Công ty Tài chính Cao su (RFC) 12
2.2.4. Công ty Tài chính Prudential Việt Nam (PruFC) 12
2.2.5. Công ty Tài chính SG VietFinance (SGVF) 14
2.2.6. Mô hình ngân hàng – Công ty Tài chính 15
2.3. Kết luận chung về tình hình, thực trạng phát triển của các Công ty Tài chính tại Việt Nam trong thời gian vừa qua 17
Chương 3: DỰ BÁO TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM TRONG TƯƠNG LAI VÀ CÁC GIẢI PHÁP 18
3.1 Dự báo tình hình phát triển của các Công ty Tài chính tại Việt Nam trong tương lai 18
3.2 Phương hướng và giải pháp thúc đẩy sự phát triển của các Công ty Tài chính ở
Việt Nam 19
KẾT LUẬN 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
23 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5636 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tiềm năng phát triển của các công ty tài chính tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hần tích cực vào việc phát triển hệ thống tài chính nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung.
1.3 Các loại hình Công ty Tài chính chủ yếu hiện nay
1.3.1. Công ty Tài chính bán hàng (SALE FINANCE COMPANY)
Các Công ty Tài chính này gián tiếp cấp tín dụng cho người tiêu dùng để mua các món hàng từ một nhà bán lẻ hoặc từ một nhà sản xuất nào đó. Tín dụng được cấp dưới hình thức: các doanh nghiệp bán hàng trả góp cho khách hàng theo hợp đồng mẫu do Công ty Tài chính loại này cung cấp, sau đó hợp đồng được bán lại cho Công ty Tài chính. Như vậy, khoản nợ của khách hàng đối với nhà sản xuất hoặc nhà bán lẻ đã chuyển thành khoản nợ của khách hàng đối với Công ty Tài chính. Các Công ty Tài chính loại này thường do các công ty sản xuất hay các nhà phân phối bán lẻ thành lập nên nhằm hỗ trợ cho hoạt động tiêu thụ hàng hoá của mình. VD: GENERAL MOTORS ACCEPTANCE. [1,84]
1.3.2. Công ty Tài chính tiêu dùng (CONSUMER FINANCE COMPANY)
Công ty Tài chính loại này cung ứng phần lớn nguồn vốn của mình cho các gia đình và cá nhân vay vào mục đích mua sắm hàng hoá tiêu dùng dưới hình thức trả góp định kỳ hoặc cấp thẻ tín dụng. Các Công ty Tài chính loại này có thể do các ngân hàng thành lập nên hoặc hoạt động độc lập dưới hình thức công ty cổ phần. [1,84].
Các khoản vay của loại hình Công ty Tài chính này khá rủi ro nên công ty thường chỉ cho vay những khoản tiền nhỏ và với lãi suất cao hơn lãi suất thị trường. Khách hàng của các Công ty Tài chính tiêu dùng vì vậy cũng là những người không thể tìm được khoản tín dụng từ những nguồn khác và do vậy họ thường phải chịu lãi suất cao hơn thông thường.[1,84]
1.3.3. Công ty Tài chính kinh doanh (BUSINESS FINANCE COMPANY)
Công ty Tài chính loại này cấp tín dụng cho các doanh nghiệp dưới các hình thức như: Bao thanh toán (Nghiệp vụ FACTORING và FORFATING) – Công ty cấp tín dụng dưới hình thức mua lại (chiết khấu) các khoản phải thu của doanh nghiệp; Cho thuê tài chính (Nghiệp vụ LEASING) – Công ty cấp tín dụng dưới hình thức mua các máy móc thiết bị mà khách hàng yêu cầu rồi cho khách hàng thuê; v.v... [1,85]
Một cách phân loại khác được quy định theo theo Điều 3, Nghị định của Chính phủ số 79/2002/NĐ – CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 về tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính. Theo đó các Công ty Tài chính được chia thành 5 loại hình như sau:
* Công ty Tài chính Nhà nước: là Công ty Tài chính do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh.
* Công ty Tài chính cổ phần: là Công ty Tài chính do các tổ chức và cá nhân cùng góp vốn theo quy định của pháp luật, được thành lập dưới hình thức Công ty cổ phần.
* Công ty Tài chính trực thuộc của tổ chức tín dụng: là Công ty Tài chính do một tổ chức tín dụng thành lập bằng vốn tự có của mình và làm chủ sở hữu theo quy định của pháp luật, hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân.
* Công ty Tài chính liên doanh: là Công ty Tài chính được thành lập bằng vốn góp giữa bên Việt Nam gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng, doanh nghiệp Việt Nam và bên nước ngoài gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài, trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
* Công ty Tài chính 100% vốn nước ngoài: là Công ty Tài chính được thành lập bằng vốn của một hoặc của nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Chương 2:
TÌNH HÌNH, THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM
2.1. Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời và phát triển của các Công ty Tài chính tại Việt Nam trong thời gian qua
Có một thực tế là thị trường tài chính Việt Nam chưa thật phát triển dẫn đến trình độ chuyên môn hoá của các tổ chức tín dụng chưa cao. Lâu nay, một số mảng sản phẩm vốn được coi là thuộc khu vực kinh doanh của các Công ty Tài chính thì vẫn đang được các ngân hàng cung cấp. Có thể thấy rõ điều này khi tiến hành nghiên cứu các gói sản phẩm và dịch vụ của các ngân hàng. Trong đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (AGRIBANK) là một ví dụ điển hình. Hiện nay AGRIBANK đang phục vụ đến khách hàng các sản phẩm và dịch vụ ở các mảng: Cho vay cá nhân, bảo lãnh, tiết kiệm và đầu tư, thẻ Agribank, Mobile Banking, thanh toán quốc tế, bao thanh toán, chiết khấu chứng từ, kinh doanh ngoại tệ, cho thuê tài chính, kinh doanh chứng khoán, kinh doanh mỹ nghệ, dịch vụ du lịch. Trong lĩnh vực cho vay cá nhân, ngân hàng này có cung cấp gói sản phẩm cho vay trả góp. Dễ dàng nhận thấy, hai nghiệp vụ bao thanh toán và cho thuê tài chính là những nghiệp vụ đặc trưng của loại hình Công ty Tài chính kinh doanh còn cho vay trả góp là nghiệp vụ chính của các Công ty Tài chính bán hàng và tiêu dùng. Sự khác biệt ở đây chính là tính chuyên nghiệp cũng như trình độ chuyên môn hoá giữa các ngân hàng và các Công ty Tài chính. Một câu hỏi đặt ra là tại sao các Công ty Tài chính không được lập ra để thực hiện những nghiệp vụ chuyên biệt này? Câu trả lời xuất phát từ một thực tế rằng thị trường tài chính Việt Nam chưa thật phát triển. Điều đó có nghĩa là trong bối cảnh như vậy thì những lĩnh vực kinh doanh vốn thuộc về các Công ty Tài chính vẫn là những “mảnh đất mầu mỡ” cho các ngân hàng khai phá. Trong một quy mô nào đó thì điều này là hợp lý song vượt quá quy mô đó thì dường như các ngân hàng trở nên quá tải. Bằng chứng là các ngân hàng không thể đáp ứng được “cơn khát vốn” của các doanh nghiệp, đặc biệt là các tổng công ty, các tập đoàn... Đó chính là lý do khiến hầu hết tập đoàn kinh tế và tổng công ty đều lập ra các Công ty Tài chính thành viên hoạt động theo mô hình “công ty mẹ, công ty con”, hoặc góp vốn cổ phần với vai trò là cổ đông lớn nhất trong các Công ty Tài chính cổ phần.
Bên cạnh đó, theo quy định hiện hành, các Công ty Tài chính hoạt động tương tự như ngân hàng với chức năng sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ… Yêu cầu về vốn điều lệ thì chỉ cần tối thiểu 300 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với 1.000 tỷ đồng đối với Ngân hàng. Hơn nữa, với hoạt động tín dụng tiêu dùng và vay tín chấp thì rủi ro nợ xấu khá thấp. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của các Công ty Tài chính.
Ngoài ra, do nhìn thấy được tiềm năng to lớn của thị trường, nhiều tập đoàn dịch vụ tài chính lớn trên thế giới đã đẩy mạnh việc thành lập các Công ty Tài chính tại Việt Nam.
2.2. Một số Công ty Tài chính tại Việt Nam
2.2.1. Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC)
Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tiền thân là Công ty Tài chính Dầu khí, thành lập ngày 19/6/2000 với phương châm hoạt động “Vì sự phát triển vững mạnh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam”. Ngày 18/03/2008, PVFC chính thức chuyển thành Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam. Đây là bước chuyển mình từ Công ty 100% vốn Nhà nước lên Tổng Công ty cổ phần. Điều này đã thay đổi căn bản cơ chế hoạt động và quản lý doanh nghiệp. Điều kiện thuận lợi, nền tảng phát triển để PVFC đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, đặt mục tiêu đến năm 2010 trở thành Tập đoàn Tài chính.
PVFC hoạt động ở 5 mảng lớn, đó là: đầu tư, dịch vụ tài chính doanh nghiệp, thu xếp vốn và tín dụng doanh nghiệp, dịch vụ tài chính cá nhân và kinh doanh tiền tệ. Trong hoạt động thu xếp vốn và tín dụng doanh nghiệp, PVFC cung cấp các gói sản phẩm và dịch vụ sau: thu xếp vốn, bảo lãnh, bao thanh toán, đồng tài trợ, uỷ thác cho vay, nhận uỷ thác cho vay, tín dụng cho các tổ chức kinh tế. Mảng dịch vụ tài chính cá nhân bao gồm huy động vốn cá nhân; tín dụng cá nhân (cho vay trả góp đảm bảo bằng lương, cho vay thế chấp tài sản, cho vay cầm cố chứng từ có giá, cho vay mua nhà trả góp, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ); mua bán kỳ hạn.
* Bao thanh toán: PVFC dùng nguồn vốn của mình để cấp tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá đã được bên bán hàng và bên mua hàng thoả thuận trong Hợp đồng mua bán hàng hoá. Đối tượng khách hàng: Các khách hàng là các tổ chức kinh tế trong ngành Dầu khí, các nhà thầu cung cấp dịch vụ, thiết bị cho các đơn vị trong ngành.
* Cho vay trả góp đảm bảo bằng lương:
- Đối tượng vay vốn: Cán bộ công nhân viên của Tập đoàn.
- Hồ sơ vay vốn: Bao gồm các thủ tục:
+ Giấy đề nghị vay vốn trả góp (có xác nhận của đơn vị chủ quản). Thẩm quyền xác nhận của đơn vị CBCNV đang công tác quy định như sau:
ü Đối với các đơn vị thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam: do Giám đốc Công ty, Phó Giám đốc đơn vị thành viên, Chủ tịch Công đoàn, Phó chủ tịch Công đoàn ký xác nhận.
ü Đối với các Ban của Tập đoàn: do Trưởng ban và Chủ tịch Công đoàn cơ quan Tâp đoàn ký xác nhận.
+ Chứng minh nhân dân (CMND) của CBCNV vay vốn (bản sao)
+ Giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa CBCNV vay vốn với đơn vị đang công tác như: Hợp đồng lao động hoặc Quyết định bổ nhiệm hoặc Quyết định điều động (bản sao).
+ Bảng lương của tháng gần nhất (bản sao); đối với các trường hợp đặc biệt khi đơn vị CBCNV vay vốn công tác không cho phép sao chụp bảng lương thì phải có xác nhận mức lương do cấp có thẩm quyền (Giám đốc Công ty, Phó Giám đốc Công ty, Kế toán trưởng) của đơn vị CBCNV đang công tác xác nhận;
+ Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn (Đối với các khoản vay có giá trị lớn hơn 100.000.000đ; Tuỳ theo mục đích vay vốn khác nhau, cán bộ tín dụng hướng dẫn CBCNV vay vốn cung cấp thêm các giấy tờ cần thiết.
* Cho vay mua nhà trả góp:
- Điều kiện vay vốn:
+ Người vay có thu nhập (gồm lương và các khoản thu nhập khác) ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ và chứng minh được.
+ Có tài sản thế chấp là bất động sản có sẵn hoặc chính tài sản hình thành từ vốn vay.
+ Có vốn tự có tham gia mua nhà.
+ Mục đích vay mua nhà để ở hoặc đầu tư.
- Hồ sơ vay vốn:
+ Giấy tờ pháp lý
ü Giấy đề nghị vay vốn (bản gốc)
ü CMND, Hộ khẩu của người vay vốn (bản sao);
ü Bản sao Giấy đăng ký kết hôn của 2 vợ chồng người vay vốn (nếu hai vợ chồng không cùng chung hộ khẩu thường trú); Giấy chứng nhận độc thân (nếu người vay vốn còn độc thân);
ü Hợp đồng lao động
ü Bảng lương và xác nhận thu nhập khác (nếu có) của những người đứng tên vay vốn.
+ Tài sản bảo đảm: Tài sản đảm bảo phải là tài sản thế chấp của chính khách hàng vay, bao gồm:
ü Tài sản có sẵn: Được sử dụng làm tài sản thế chấp cho PVFC để vay mua căn nhà khác, tài sản đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở/Quyền sở hữu nhà ở do cấp có thẩm quyền của Nhà nước cấp.
ü Hoặc tài sản hình thành trong tương lai (từ vốn vay và vốn tự có của khách hàng) bao gồm:
· Nhà mua tại chung cư, khu đô thị mới theo các dự án: Giấy tờ pháp lý: Hợp đồng mua bán nhà hoặc Hợp đồng góp vốn giữa đơn vị Chủ dự án và khách hàng, chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở.
· Nhà mua từ các nhân khác (gọi là Bên bán): Đã có Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở thuộc sở hữu Bên bán mà khách hàng sẽ vay vốn để mua chính căn nhà đó.
· Giấy tờ chứng minh nguồn trả nợ gốc và lãi.
Từ nghiên cứu sơ bộ ở trên có thể rút ra một số kết luận như sau:
Thứ nhất, hoạt động của Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) vẫn còn lệ thuộc nhiều vào Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam. Đóng vai trò chủ yếu trong việc huy động vốn cho các dự án của Tập đoàn. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến những chức năng chuyên biệt của một Công ty Tài chính.
Thứ hai, các sản phẩm và tài chính của PVFC chưa có sự chuyên môn hoá cao. Nghĩa là PVFC dường như đang còn “ôm đồm” vào quá nhiều lĩnh vực với quá nhiều sản phẩm và dịch vụ. Trong khi đó một Công ty Tài chính chuyên biệt thường chỉ tập chung vào một số sản phẩm hoặc một số dịch vụ. Thậm chí do nhu cầu chuyên môn cao, trên thực tế còn có các Công ty Tài chính chuyên hoạt động trong một lĩnh vực như các công ty factor (chuyên bao thanh toán) hay các công ty leasing (chuyên cho thuê tài chính).
Thứ ba, đối tượng khách hàng phục vụ của PVFC còn hạn chế, chủ yếu trong nội bộ tập đoàn.
Thứ tư, các thủ tục vay vốn còn cồng kềnh và rườm rà có thể khiến các khách hàng khó tiếp cận với các sản phẩm và dịch vụ tài chính do PVFC cung cấp.
2.2.2. Công ty Tài chính cô ng nghiệp tàu thuỷ
Công ty Tài chính công nghiệp tàu thuỷ được thành lập nhằm mục đích giúp các đơn vị thành viên của Tổng công ty được vay vốn với lãi xuất ưu đãi phục vụ cho dự án phát triển mở rộng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị công nghệ, vật tư thiết bị cho đóng mới và sửa chữa tàu, huy động vốn, tư vấn công nghệ dịch vụ tài chính. Mục đích hàng đầu của công ty chính là hỗ trợ vốn vay cho các dự án của VINASHIN.
Sản phẩm truyền thống của Công ty là huy động vốn, cho vay, tư vấn công nghệ, dịch vụ tài chính.
Tóm lại, mặc dù cũng là một Công ty Tài chính nhưng hoạt động tài chính của công ty dường như còn rất sơ khai. Các sản phẩm và dịch vụ tài chính không có tính đa dạng cũng không có tính chuyên biệt. Hoạt động quảng bá sản phẩm và dịch vụ tài chính đến khách hàng cũng rất hạn chế, bằng chứng là Công ty Tài chính công nghiệp tàu thuỷ thậm chí còn chưa có trang web riêng. Một câu hỏi đặt ra là hoạt động của Công ty Tài chính công nghiệp tàu thuỷ liệu đã đi vào thực chất đúng với tên gọi của nó?
2.2.3. Công ty Tài chính Cao su (RFC)
Công ty Tài chính Cao su (RFC) là doanh nghiệp nhà nước được thành lập năm 1998. Công ty Tài chính Cao su là đơn vị thành viên, là công cụ tài chính thiết yếu của Tổng Công ty Cao su Việt Nam.
Công ty Tài chính Cao su tập trung phục vụ các dự án theo định hướng phát triển của Tổng Công ty Cao su Việt Nam đến năm 2020 mà Chính Phủ đã phê duyệt theo quyết định số 96/QĐ-TTG ngày 17-7-2006, trong đó ưu tiên các dự án:
- Phát triển mở rộng diện tích trồng cao su. - Phát triển công nghiệp chế biến mủ và chế biến gỗ cao su. - Phát triển sản xuất sản phẩm công nghiệp cao su. - Các dự án đầu tư thủy điện, xi măng, thép, đầu tư cơ sở hạ tầng xây dựng và kinh doanh địa ốc và các dự án đầu tư khác của Tổng Công Ty Cao Su Việt Nam.
Công ty Tài chính Cao su thực hiện các nghiệp vụ chủ yếu sau: huy động vốn, tín dụng, đầu tư, kinh doanh, dịch vụ tài chính.
Một kết luận rút ra được khi nghiên cứu Công ty Tài chính Cao su đó là tốc độ phát triển của công ty tương đối chậm nếu so sánh với thời gian tồn tại của nó (thành lập từ năm 1998 đến nay là 11 năm hoạt động). Bằng chứng là mức độ chuyên môn hoá còn thấp; các sản phẩm và dịch vụ tài chính của RFC cũng không mấy khác biệt so với các Công ty Tài chính khác “sinh sau đẻ muộn”.
Ngoài các tập đoàn trên, nhiều tập đoàn và tổng công ty khác của Việt Nam cũng mở Công ty Tài chính như Điện Lực, Bưu điện, Dệt May, Xi Măng, Sông Đà... Bên cạnh các Công ty Tài chính trong nước, các tập đoàn nước ngoài cũng đổ xô thành lập Công ty Tài chính 100% vốn nước ngoài.
2.2.4. Công ty Tài chính Prudential Việt Nam (PruFC)
Prudential (Vương quốc Anh) là một trong nhưng tập đoàn dịch vụ tài chính hàng đầu thế giới với hơn 20 triệu khách hàng và quản lý các quỹ đầu tư trên 530 tỷ USD (tính đến ngày 31.12.2007). Được cấp phép hoạt động tại Việt Nam năm 1999. Trên đà thành công trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và quản lý quỹ, Prudential thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Tài chính Prudential Việt Nam (Prudential Finance). PruFC chính thức tham gia vào thị trường tín dụng Việt Nam từ ngày 9.10.2007, và được cấp phép tăng vốn điều lệ từ 120 tỷ đồng lên 370 tỷ đồng vào tháng 5.2008. Tín dụng tiêu dùng là một lĩnh vực còn mới tại thị trường Việt Nam. Sứ mệnh của Prudential Finance là xây dựng một Công ty Tài chính tiêu dùng có quy mô lớn tại Việt Nam, cung cấp những sản phẩm và dịch vụ lấy khách hàng làm trọng tâm nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống đa dạng của khách hàng. Mục tiêu của Prudential Finance là đạt được dư nợ 1 tỷ đô la Mỹ trong vòng 5 năm hoạt động.
PruFC sẽ hoạt động trên hai lĩnh vực: huy động vốn và cung cấp tín dụng tiêu dùng
* Huy động vốn: PruFC tiến hành huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước như :
Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá khác
Vay vốn/tiếp nhận vốn ủy thác
Huy động tiền gửi trên 1 năm của các công ty bảo hiểm trong tập đoàn Prudential
* Cung cấp tín dụng tiêu dùng: PruFC cung cấp các sản phẩm tín dụng tiêu dùng như:
Vay tiêu dùng cá nhân: các khoản vay sử dụng cho mục đích cơi nới/sửa chữa nhà cửa, học hành, du lịch, cưới hỏi/lễ lạt trong gia đình, các khoản chi đột xuất (như chi phí khám chữa bệnh…) hoặc các mục đích khác. Giới thiệu sản phẩm: lãi xuất cạnh tranh, không cần bảo lãnh hoặc thế chấp, mức vay linh hoạt từ 10 triệu đến 190 triệu, giải ngân trong vòng 24 giờ.
Vay mua nhà: các khoản vay để mua nhà đang trong quá trình xây dựng hoặc đã xây xong. Giới thiệu sản phẩm: mức vay lên đến 75% giá trị bất động sản, thời hạn vay lên đến 20 năm.
Vay thế chấp nhà: các khoản vay phục vụ cho những hoạch định quan trọng (mở rộng kinh doanh, cân đối tài chính …) hoặc được sử dụng linh hoạt cho những mục đích khác.
Vay hỗ trợ mua sắm: các khoản vay giúp khách hàng mua sắm vật dụng như hàng kim khí điện máy, xe gắn máy, máy vi tính, đồ điện tử hoặc đồ gia dụng. Giới thiệu sản phẩm: hoàn tất thủ tục tại chỗ, thủ tục đơn giản, số tiền trả trước và trả dần hàng tháng thấp.
Qua nghiên cứu Công ty Tài chính Prudential Việt Nam, có thể rút ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, PruFC thành lập với mục tiêu và chiến lược rất rõ ràng, đó là hoạt động trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng. Như vậy, PruFC đang đảm đương vai trò của một Công ty Tài chính tiêu dùng. Điều đó chứng tỏ rằng một Công ty Tài chính có trình độ chuyên môn hoá cao hoàn toàn có thể thành lập và phát triển tại Việt Nam.
Thứ hai, danh sách các gói sản phẩm và dịch vụ PruFC đưa đến khách hàng được liệt kê ngắn gọn, dễ hiểu; thủ tục cho vay cũng nhanh chóng, thuận tiện giúp nâng cao khả năng tiếp cận của khách hàng với các sản phẩm và dịch vụ tài chính của công ty.
Thứ ba, việc thành lập Công ty TNHH một thành viên tài chính Prudential Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng sẽ tạo ra một kênh tín dụng mới, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam, một lĩnh vực mà lâu nay có nhu cầu rất lớn nhưng chưa được đáp ứng. Công ty Tài chính Prudential Việt Nam, với tiềm lực tài chính lớn cùng kinh nghiệm lâu năm về quản trị rủi ro sẽ góp phần thúc đẩy thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam phát triển.
2.2.5. Công ty Tài chính SG VietFinance (SGVF)
Ngày 8/5/2007, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cấp phép hoạt động trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng số 05/GP-NHNN cho SG VietFinance, công ty tài chính với 100% vốn nước ngoài, thuộc tập đoàn tài chính Société Générale. của Pháp có mạng lưới hoạt động toàn cầu. Với số vốn đầu tư ban đầu 20 triệu USD, SG VietFinance là Công ty Tài chính đầu tiên ở Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng. Ngày 6/9, Công ty Tài chính SG VietFinance (SGVF) đã chính thức công bố đưa dịch vụ tín dụng tiêu dùng vào thị trường Việt Nam.
Các mặt hàng hiện được cấp tín dụng tại SGVF: xe máy và điện gia dụng-điện tử. Hoạt động kinh doanh duy nhất của SGVF là cung cấp các khoản vay ngay tại các điểm bán hàng mà không cần thế chấp. Nếu so sánh với các khoản vay của ngân hàng thì đây là các khoản không lớn lắm, chỉ từ 3 triệu đồng đến 200 triệu đồng. Lãi suất được tính tùy theo các yếu tố như thời hạn của khoản vay và mặt hàng. Nói chung thì lãi suất này cũng tuân theo thị trường. Khách hàng có thể trả góp theo thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm. SGVF bắt đầu triển khai dịch vụ này tại Tp.HCM, và trong thời gian qua đã ký một biên bản với Tập đoàn Honda tại Việt Nam để cung cấp tín dụng cho khách hàng có nhu cầu mua xe máy thông qua mạng lưới của Honda trên toàn quốc.
Thủ tục đối với khách hàng: Khi có nhu cầu khách hàng có thể đến cửa hàng có cung cấp dịch vụ của SGVF. Nơi đây sẽ hướng dẫn khách hàng làm một đơn và trả lời một số câu hỏi (bao gồm như mức lương, chủ doanh nghiệp, công việc...), sau đó tất cả các dữ liệu này sẽ được nhập vào hệ thống máy tính, chỉ cần 10 phút phân tích hệ thống này sẽ cho biết là khách hàng đó có hội đủ điều kiện để vay vốn hay không. Nếu khách hàng được chấp thuận thì SGVF sẽ làm hợp đồng kèm theo với các bản sao chứng minh nhân dân và hộ khẩu. Về phương thức thanh toán, khi đến kỳ hạn, khách hàng có thể đến ngay điểm mình đã mua hàng hay có thể đến hệ thống các ngân hàng đối tác của SGVF và cả các bưu điện... để trả tiền.
Các kết luận rút ra từ nghiên cứu Công ty Tài chính SG VietFinance:
Một là, mục tiêu và chiến lược của SGVF cũng rất rõ ràng, đó là hoạt động trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng. Thêm vào đó, SGVF chỉ tập trung cấp tín dụng vào những mặt hàng đang có nhu cầu lớn trên thị trường Việt Nam. Qua đó có thể thấy cách thức mà SGVF tiếp cận thị trường là thực tế, khôn ngoan và thận trọng.
Thứ hai, SGVF cho thấy đây là một Công ty Tài chính tiêu dùng chuyên biệt. Ngoài ra, SGVF còn đảm đương chức năng của một Công ty Tài chính bán hàng.
Thứ ba, thủ tục đối với khách hàng của SGVF được xây dựng trên cơ sở những tiêu chuẩn được xử lý thông qua hệ thống máy tính hiện đại cho thấy sự đơn giản, gọn nhẹ và nhanh chóng giúp nâng cao khả năng tiếp cận của khách hàng đối với các dịch vụ tài chính của công ty.
2.2.6. Mô hình ngân hàng – Công ty Tài chính
Mô hình Công ty Tài chính tồn tại song song với hệ thống ngân hàng và tương đối quen thuộc đối với nền kinh tế có thị trường tài chính phát triển. Khách hàng của Công ty Tài chính tập trung vào cá nhân có thu nhập thấp, trung bình. Sản phẩm cung cấp chủ yếu là tín dụng nhỏ, với mục đích vay tiêu dùng, kinh doanh hộ gia đình. Tại Việt Nam hiện nay, mô hình phục vụ đối tượng khách hàng trên bằng những sản phẩm tín dụng tiêu dùng nhỏ lẻ cũng đã được hình thành và bắt đầu phát triển.
Trong năm nay, Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) sẽ thành lập Công ty Tài chính trực thuộc theo kế hoạch được thông qua tại Đại hội Cổ đông năm 2008. Năm 2008, DongA Bank đã thành lập trung tâm tài chính cá nhân, tạo tiền đề cho việc thành lập và hoạt động của Công ty Tài chính sau này. Đến nay, trung tâm tài chính cá nhân của DongA Bank đã sẵn sàng cho việc chuyển đổi thành Công ty Tài chính. Công ty này sẽ có vốn điều lệ 500 tỷ đồng và thực hiện chức năng như phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, cho vay tiêu dùng… và cung cấp các dịch vụ tài chính dành cho khách hàng.
Theo kế hoạch vừa được Đại hội Cổ đông thông qua, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) sẽ sử dụng một phần trong tổng vốn điều lệ tăng thêm của năm 2009 (từ mức 6.356 tỷ đồng lên trên 7.814 tỷ đồng) để thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tài chính ACB với vốn điều lệ ban đầu dự kiến 300 tỷ đồng.
Đại hội cổ đông Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng chấp thuận cho Hội đồng quản trị xúc tiến thủ tục để xin phép thành lập Công ty Tài chính trong giai đoạn từ nay đến năm 2010. Ngân hàng cũng đang chuẩn bị thành lập trung tâm dịch vụ để phục vụ tốt hơn khách hàng cá nhân. Sacombank cũng cho hay, mục tiêu của việc thành lập Công ty Tài chính giai đoạn 2009 - 2010 là chuyên biệt hóa hoạt động cho vay tiêu dùng, nằm trong chiến lược phát triển để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam.
Như vậy có một thực tế đang tồn tại là các ngân hàng đang đẩy nhanh quá trình thành lập các Công ty Tài chính trực thuộc, vậy nguyên từ đâu lại có hiện tượng này? Nhìn chung, các ngân hàng đều có chung quan điểm như sau:
Một là, tiềm năng của tín dụng tiêu dùng là rất lớn. Nhu cầu vay vốn tiêu dùng của khách hàng cá nhân trước mắt có thể chưa tăng mạnh, nhưng trong tương lai là rất tốt khi nhu cầu về đời sống của người dân được nâng cao.
Hai là, tránh rủi ro trong hoạt động cũng như quản lý tốt hơn rủi ro về cho vay, bởi tín dụng tiêu dùng được tách bạch theo hướng chuyên nghiệp.
Ba là, những thay đổi trong cơ chế luật. Dự thảo sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng đang được Ngân hàng nhà nước lấy ư kiến có thể không cho phép ngân hàng cho vay đầu tư chứng khoán. Do đó, nếu ngân hàng thành lập Công ty Tài chính sẽ có cơ hội phát triển tín dụng cá nhân vì được hoạt động độc lập.
2.3. Kết luận chung về tình hình, thực trạng phát triển của các Công ty Tài chính tại Việt Nam trong thời gian vừa qua
Thứ nhất, loại hình trung gian tín dụng “Công ty Tài chính” bước đầu tạo được chỗ đứng tại Việt Nam, bằng chứng là số lượng các Công ty Tài chính được cấp phép đi vào hoạt động liên tục tăng trong 10 năm trở lại đây.
Thứ hai, đa số các Công ty Tài chính còn chịu sự chi phối nhiều từ các tập đoàn, tổng công ty “mẹ”, điều này quy định chức năng chủ yếu của các công ty này chỉ là “bơm vốn” cho các dự án của tập đoàn, tổng công ty. Do đó, đối tượng khách hàng được tiếp cận với các sản phẩm và dịch vụ tài chính của công ty cũng bị hạn chế.
Thứ ba, các Công ty Tài chính còn “ôm đồm” vào quá nhiều lĩnh vực, các sản phẩm và dịch vụ tài chính chưa có sự chuyên môn hoá cao.
Thứ tư, nhìn chung các thủ tục còn rườm rà đã gây hạn chế không nhỏ đến khả năng tiếp cận của khách hang đối với các gói sản phẩm và dịch vụ tài chính do công ty cung cấp.
Thứ năm, nói chung tốc độ phát triển của các Công ty Tài chính còn chậm, chưa khai thác được hết tiềm năng và thế mạnh của thị trường Việ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiềm năng phát triển của các công ty tài chính tại Việt Nam.doc