Tiến trình Việt Nam hoá chiến tranh đã diễn ra tương đối thuận lợi. Quân lực Việt Nam Cộng hòa sau Mậu Thân được trang bị theo kiểu Mỹ đã tỏ ra tự tin hơn và đã làm chủ trên chiến trường miền Nam từ năm 1969 đến tận cuối năm 1971. Nhưng điều đó chưa nói lên điều gì lớn vì Quân Giải phóng trong thời kỳ này chưa hồi phục sau Mậu Thân và không chủ trương đánh lớn. Cũng có thể họ yên lặng mà không làm gì có thể trì hoãn việc rút quân của Mỹ.
Sự yên tĩnh trên chiến trường miền Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc rút quân Mỹ mà không gây ra một sự xấu đi trầm trọng nào. Tranh thủ thời gian yên tĩnh trên chiến trường, phía Việt Nam Cộng hòa đổ công tiến hành bình định nông thôn. Từ đó, các nhà lãnh đạo Việt Nam Cộng hòa và Mỹ đã hiểu rất rõ tầm quan trọng của việc chống lại cơ cấu đấu tranh chính trị của những người cộng sản ở địa bàn nông thôn. Một chương trình lớn tái thiết nông thôn được thi hành với viện trợ kinh tế lớn của Hoa Kỳ. Trong thời kỳ này, với sự giúp đỡ của CIA, Chiến dịch Phượng hoàng đã được triển khai nhằm tróc rễ các cơ sở bí mật nằm vùng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Các nỗ lực của Phượng hoàng chủ yếu diễn ra bằng các biện pháp khủng bố, ám sát, thủ tiêu. Các toán nhân viên Phượng hoàng áo đen được CIA huấn luyện và được phái xuống các xóm ấp, họ ở cùng trong dân nghe ngóng thu thập tình báo, bắt các phần tử nghi ngờ là cộng sản hoặc thân cộng sản, tra khảo để phanh ra tổ chức, nếu không khai thác được và vẫn nghi là Cộng sản thì thủ tiêu. Các phần tử cộng sản hoặc thân cộng sản nếu không tiện bắt thì ám sát. Số người bị thủ tiêu lên đến hàng ngàn người. Các biện pháp này đã có hiệu quả tốt về an ninh, tình hình nông thôn trở nên được đảm bảo an toàn hơn rõ rệt cho phía chính phủ.
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1728 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tiến trình phát triển của cách mạng miền nam Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỉ dồn sức bảo vệ các mục tiêu thật quan trọng như Hà Nội, Hải Phòng, các thành phố lớn, các điểm giao thông quan trọng và các nơi máy bay địch hay qua lại nhiều. Những nơi còn lại được phân cho các lực lượng dân quân tự vệ trang bị pháo và súng máy phòng không đảm trách. Đến năm 1965, lực lượng phòng không của miền Bắc có trang bị khá hiện đại do Liên Xô cung cấp, gồm nhiều trung đoàn pháo phòng không các tầm cỡ điều khiển bằng radar. Hệ thống radar cảnh giới và dẫn đường cho không quân. Hệ thống tên lửa phòng không và không quân tiêm kích. Các lực lượng phòng không không quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã chiến đấu khá sáng tạo, vô hiệu hoá được các thủ thuật chiến tranh điện tử và chống trả quyết liệt với Không quân và Hải quân Hoa Kỳ.
Các chiến dịch tìm-diệt
Ngay sau khi quân đội Hoa Kỳ đổ bộ vào miền Nam Việt Nam tình hình chiến sự thay đổi có lợi cho phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa. Quân Giải phóng miền Nam bị đẩy lui vào thế thủ, bị không quân và kỵ binh bay của Mỹ truy đuổi. Các đơn vị lớn phải rời bỏ vùng đồng bằng trống trải để lui về miền núi và nơi có rừng. Ở đồng bằng họ chỉ để lại các đơn vị nhỏ và phát động chiến tranh nhân dân đánh du kích.
Tháng 11 năm 1965 đã xảy ra một trận đánh rất ác liệt tại vùng thung lũng sông Ia Drang, gần biên giới Campuchia thuộc tỉnh Kon Tum. Một trung đoàn chính quy Quân Qiải phóng miền Nam và một lữ đoàn thuộc Sư đoàn 1 Kỵ binh bay của Mỹ đã dàn quân đánh nhau để thử sức. Thực chất đây là hai trận đánh liên tiếp, trận Xray và trận Albany, diễn ra trong bốn ngày đêm. Mỗi bên thắng một trận, hai bên đều bị thương vong nặng, và tuy cùng tuyên bố thắng lợi, đều biết được thực lực đối phương là đáng gờm. Sau trận này phía cộng sản nhận thức được ưu thế áp đảo quân sự của quân Mỹ. Phía Mỹ có hoả lực cực mạnh và tổ chức chiến đấu hoàn hảo. Đặc biệt có yểm trợ không quân rất hiệu quả mà vũ khí khủng khiếp nhất của họ là máy bay B52, bom napal và trực thăng vũ trang, nên từ đó Quân Qiải phóng miền Nam bỏ tham vọng đánh tiêu diệt các đơn vị cấp đại đội, tiểu đoàn; họ tránh đánh những trận dàn quân xung phong mà chỉ áp dụng chiến thuật đánh tập kích. Quân của họ luôn bám sát những toán quân Mỹ nhưng không giao chiến, chỉ khi đối phương dựng trại nghỉ ngơi hoặc sơ hở thì họ tập kích hoặc phục kích, đánh xong nhanh chóng rời chiến trường. Một khi xung phong thì luôn áp sát đánh gần để không cho đối phương sử dụng pháo binh và không quân. Dù rất hiện đại nhưng quân đội Mỹ không quen chiến đấu trong địa hình rừng núi quen thuộc của đối phương, nơi mà vũ khí của họ không phát huy hết tác dụng. Quân Mỹ "tìm-diệt" nhưng chẳng thấy địch đâu tuy bất cứ lúc nào họ cũng có thể xuất hiện.
Trong hai năm 1966 và 1967 chiến sự giữa hai bên diễn ra chủ yếu tại miền Đông Nam Bộ, nơi có các căn cứ và kho tàng lớn của lực lượng cộng sản. Bộ chỉ huy chiến trường của Mỹ đã tung ra ba chiến dịch lớn để đánh vào các căn cứ này, đó là các chiến dịch:
Chiến dịch Cedar Falls – đánh vào khu Tam giác sắt Củ Chi, nơi có hệ thống địa đạo mà lực lượng cộng sản dùng làm bàn đạp thâm nhập Sài Gòn;
Chiến dịch Attleboro – đánh vào chiến khu Dương Minh Châu; và
Chiến dịch Junction City – đánh vào chiến khu C của Quân Qiải phóng miền Nam.
Đặc biệt là chiến dịch Junction City, khi Mỹ định đánh một trận lớn để diệt gọn cơ cấu lãnh đạo chiến tranh của lực lượng cộng sản miền Nam tại vùng rừng Tây Ninh. Bao vây và đánh vào khu căn cứ đầu não của Trung ương cục Đảng Lao động Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Quân Giải phóng. Các cuộc tiến công tuy đã huy động rất lớn các lực lượng của Mỹ nhưng không đem lại kết quả: các cơ cấu lãnh đạo, kho tàng, căn cứ của lực lượng cộng sản vẫn an toàn, quân Mỹ bị tiến công liên tục, trong thế trận đối phương đã bày sẵn, trong địa bàn quen thuộc của đối phương và phải bỏ dở các cuộc hành quân. Đến cuối năm 1967, tuy đẩy lui chủ lực Quân giải phóng tại vùng đồng bằng, nhưng quân Mỹ vẫn không bình định được lực lượng này trong vùng rừng núi miền Nam Việt Nam.
Để xoay chuyển tình thế tạo đột phá cho cuộc chiến tranh, Bộ chính trị Đảng Lao động Việt Nam tại Hà Nội quyết định mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968.
Sự kiện Tết Mậu Thân
Vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968 lực lượng cộng sản tung ra trận Tổng tiến công và nổi dậy khắp miền Nam, đánh vào hầu hết các thành phố, thị xã và các căn cứ quân sự của đối phương. Đây là một sự kiện gây chấn động trên thế giới và gây nhiều bàn cãi nhất về Chiến tranh Việt Nam, sự kiện có một vai trò to lớn trong cuộc chiến tranh này.
Nắm được điểm yếu của phía Mỹ là dư luận của cả nhân dân và chính giới tại Mỹ ngày càng trở nên thiếu kiên nhẫn và phong trào phản chiến ngày càng lên mạnh[83] không cho phép quân đội tham chiến quá lâu tại nước ngoài mà không có được một tiến bộ rõ rệt khả dĩ cho phép rút quân về nước, Bộ chính trị Đảng Lao động Việt Nam hoạch định một trận đánh gây tiếng vang lớn ("Một cú đập lớn để tung toé ra các khả năng chính trị" – Lê Duẩn) nhằm buộc Mỹ xuống thang chiến tranh đi vào đàm phán. Trong thực tế, vào tháng 1-1968, tình báo của Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã thu thập được các tài liệu nói về cuộc tổng tấn công sắp tới của lực lượng cộng sản. Tuy vậy, họ cho rằng đây chỉ là tài liệu do đối phương tung ra để làm nghi binh và không đáng tin cậy. Westmoreland, tổng chỉ huy quân đội Mỹ tại Việt Nam, nhận định Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ tấn công vào mùa khô với các trọng điểm là Quảng Bình, Quảng Trị và Khe Sanh. Hầu hết người Mỹ và đồng minh Việt Nam Cộng hòa của họ hoàn toàn bất ngờ và bị động trước cuộc tấn công này.
Cuộc tiến công đã đồng loạt nổ ra vào đêm 30 Tết Mậu Thân, tức ngày 30 tháng 1 năm 1968, trên khắp các đô thị miền Nam. Ngay đêm đầu tiên, lực lượng biệt động Sài Gòn đã nhằm vào các mục tiêu khó tin nhất trong thành phố: Toà Đại sứ quán Mỹ, dinh Tổng thống, Đài phát thanh, Bộ Tổng tham mưu, sân bay Tân Sơn Nhất... Sau đó quân tiếp ứng thẩm thấu vào thành phố tiếp quản các mục tiêu và tham gia chiến đấu. Cuộc tiến công đã gây bất ngờ lớncho phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa.
Bất ngờ về mục tiêu và thời điểm tiến công: 10 ngày trước, hai sư đoàn Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có hành động nghi binh bằng cách tấn công căn cứ của lính thuỷ đánh bộ Mỹ tại Khe Sanh làm bộ chỉ huy Mỹ tập trung tâm trí và binh lực lên miền núi Quảng Trị để tránh một trận Điện Biên Phủ mới. Việc lực lượng cộng sản tiến công vào các đô thị không hề được lường trước làm cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa và Mỹ hoàn toàn bất ngờ khi một bộ phận sĩ quan và binh lính (kể cả Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu) đang về quê nghỉ Tết Nguyên đán.
Bất ngờ về quy mô tiến công: cuộc tiến công làm sửng sốt mọi người khi mà đồng loạt tại tất cả các đô thị cùng diễn ra các trận đánh quyết liệt trong gần một tháng (chỉ riêng đợt 1) và điều bất ngờ này cho thấy 3 năm tìm-diệt của quân đội Hoa Kỳ chỉ đạt được hiệu quả thấp.
Bất ngờ về độ sát thương bạo liệt không khoan nhượng: từng dãy phố bị ném bom napal, quân hai bên có lúc, có nơi đánh nhau như điên dại, tràn lan mức độ giết chóc và trả thù, hành quyết ngay trên phố (Xem Sự kiện Nguyễn Ngọc Loan)... Những điều này được truyền thông nhanh chóng, gây ấn tượng rất lớn lên tâm lý dư luận thế giới[87].
Về mặt tác chiến trong số các đô thị, lực lượng cộng sản thành công nhất tại cố đô Huế (Xem Thảm sát Huế Tết Mậu Thân). Họ chiếm giữ thành phố 25 ngày và sau đó đánh nhau ác liệt giành giật từng khu nhà đoạn phố với thủy quân lục chiến Mỹ và Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Để khuếch đại tiếng vang đến mức tối đa, các lãnh đạo cộng sản đã lựa chọn phương án mạo hiểm nhất là đánh thẳng vào hậu phương của đối phương. Trong việc lập kế hoạch cho cuộc tổng tiến công, họ đã có những đánh giá không đúng với thực tế tình hình và duy ý chí: họ hy vọng cùng với tiến công quân sự đánh vào các lực lượng Việt Nam Cộng hòa ở trong các đô thị, họ có thể phát động dân chúng nổi dậy tổng khởi nghĩa đánh sụp chính quyền Việt Nam Cộng hòa và đặt Mỹ trước tình thế phải đi đến quyết định ra đi khỏi chiến tranh. Kế hoạch trên dựa trên nhận định thấp về khả năng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa và đánh giá quá cao khả năng của Quân Giải phóng miền Nam, nên trong thực tế lực lượng cộng sản đã phải chịu thương vong cực kỳ to lớn mà không phát động được khởi nghĩa của người dân; chính quyền Việt Nam Cộng hòa vẫn đứng vững.
Một đặc điểm nữa của việc lập kế hoạch tiến công Mậu Thân 1968 là các cấp chỉ huy chiến đấu của Quân Giải phóng miền Nam đã không tách bạch được đâu là mục tiêu chính trị thực chất của cuộc tiến công và đâu là mục tiêu được phổ biến rộng rãi trong quân để cổ vũ khí thế chiến đấu. Mục tiêu thực chất là đánh lớn gây tiếng vang hướng tới dư luận và chính giới Mỹ để buộc đối phương xuống thang, đàm phán. Còn mục tiêu chính trị được phổ biến tuyên truyền trong cán bộ binh sĩ để nâng cao sĩ khí là đó là trận cuối cùng "đánh dứt điểm" đối phương. Các cán bộ chiến trường khi lập kế hoạch tác chiến cũng tin tưởng vào quyết tâm đánh dứt điểm của cấp trên nên họ lập kế hoạch và tiến hành đánh theo kiểu trận đánh cuối cùng. Điều này làm cho các thiệt hại của lực lượng cộng sản càng thêm nặng nề.
Điều tệ hại hơn nữa cho lực lượng cộng sản là họ đã không linh hoạt thay đổi tuỳ theo tình hình. Khi thấy chưa đạt được mục tiêu trong đợt tấn công đầu tiên họ đã phát động tiếp đợt 2 vào tháng 5, đợt 3 vào tháng 8 khi mà kế hoạch đã bại lộ và đối phương đã đề phòng và chuẩn bị đón đánh, làm cho thiệt hại của mình càng to lớn hơn nữa.
Sau Tổng tiến công Mậu Thân, lực lượng cộng sản bị đẩy ra xa và suy yếu trầm trọng: Các đơn vị quân sự tan vỡ, các lực lượng chính trị bị bộc lộ và bị triệt phá gần hết, thương vong bằng cả 10 năm trước cộng lại. Thậm chí đã có ý kiến trong giới lãnh đạo Quân Giải phóng là cho giải tán các sư đoàn, trung đoàn chính quy quay trở về lối đánh du kích. Họ không còn khả năng đánh nhau tại miền Nam và phải chạy đi ẩn náu tại bên kia biên giới Lào và Campuchia, phải 3–4 năm sau lực lượng của họ mới hồi phục lại được. Trong các năm sau Mậu Thân, từ 1969 đến 1971, là thời gian Quân lực Việt Nam Cộng hòa chủ động tiến công lùng đánh lực lượng cộng sản, triệt phá phong trào chính trị của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam ở nông thôn và thành thị. Đó là cơ sở để giới quân sự Mỹ và Việt Nam Cộng hòa cho rằng cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân đã thất bại thảm hại.
Mặt khác, những người cộng sản cũng có lý do để cho rằng Mậu Thân 1968 là thắng lợi có tính chiến lược trong chiến tranh của họ: bắt buộc Mỹ phải xuống thang và bắt đầu rút khỏi Việt Nam. Lực lượng cộng sản suy yếu thì sẽ hồi phục lại, còn Mỹ một khi đã ra đi thì khó mà trở lại được.
Cuộc tổng tiến công đã làm dư luận Mỹ thấy rằng việc đưa quân tham chiến với nỗ lực cao đã làm căng thẳng trong xã hội Mỹ, phúc lợi giảm sút, gây nhiều hệ luỵ xấu cho xã hội... mà vẫn không dứt điểm được quân đối phương, và trong tương lai chiến tranh không biết đến bao giờ kết thúc. Điều này đưa đến kết luận là Mỹ không thể thắng được trong cuộc chiến này. Các chính trị gia trong Quốc hội Mỹ gây sức ép lên chính phủ đòi xem xét lại cam kết chiến tranh, đòi huỷ bỏ uỷ quyền cho chính phủ tiến hành chiến tranh không cần phê chuẩn, thúc ép giải quyết chiến tranh bằng thương lượng.
Quy mô của cuộc tiến công làm dư luận Hoa Kỳ mất kiên nhẫn và sự tin tưởng với giới quân sự, họ đòi chấm dứt chiến tranh và rút quân về nước. Một mặt họ thiếu niềm tin vào hiệu quả của quân đội, mặt khác, các hành động bạo liệt mất nhân tính được trình chiếu trên TV đánh vào lương tâm công chúng (Xem Thảm sát Mỹ Lai, Saigon Execution). Họ đòi hỏi phải chấm dứt chiến tranh ngay lập tức. Họ coi chiến tranh là bẩn thỉu.
Ngay các nhà lãnh đạo chính phủ Hoa Kỳ cũng chia rẽ trong quan điểm sẽ làm gì tiếp theo. Các cố vấn hàng đầu của tổng thống và ngay Tổng thống Johnson thoái chí đi đến kết luận không thể tăng quân thêm nữa theo yêu cầu của giới quân sự mà phải xuống thang, đàm phán.
Kết quả ngày 31 tháng 3 năm 1968 Tổng thống Lyndon B. Johnson tuyên bố chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam, sẵn sàng đàm phán để chấm dứt chiến tranh, không tăng thêm quân theo yêu cầu của Bộ chỉ huy chiến trường, và từ chối tranh cử nhiệm kỳ tới. Tổng thống Richard M. Nixon, thắng cử vì hứa chấm dứt chiến tranh, tuyên bố sẽ dần rút quân về nước và đàm phán với phía Cộng sản. Vấn đề của Mỹ bây giờ không còn là chiến thắng cuộc chiến nữa mà là rút ra như thế nào.
Tất cả những điều trên làm cho những người cộng sản thấy rằng họ đã đạt được mục tiêu của cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968 cho dù với giá hy sinh cực kỳ to lớn.
Hậu quả quân sự và chính trị
Cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968 đã dẫn đến các kết quả chính trị và quân sự cho cả thời kỳ 1969–1971.
Về quân sự: lực lượng cộng sản mất quân, mất đất, mất dân, mất thế đứng chân trên chiến trường miền Nam, họ phải sang ẩn tránh tại các vùng bên kia biên giới tại Lào và Campuchia. Chiến trường miền Nam trở nên yên tĩnh hơn. Quân lực Việt Nam Cộng hòa có thời giờ xây dựng và tiến hành các chiến dịch bình định nông thôn đặc biệt là chiến dịch Phượng hoàng để đánh bật gốc rễ các cán bộ cộng sản nằm vùng trong nông thôn miền Nam.
Về chính trị: Vai trò của đấu tranh chính trị của những người cộng sản trong chiến tranh từ nay suy giảm đi nhiều vì các cơ sở chính trị của họ bị phá và với sự ác liệt không khoan nhượng của chiến tranh ở giai đoạn này không cho phép dân chúng tụ tập trên chiến trường để yêu sách chính trị. Từ đó trở đi sức mạnh vũ trang quyết định tất cả.
Từ sau Mậu Thân trở đi, quyền lực tiến hành chiến tranh của Tổng thống Mỹ càng ngày càng bị hạn chế bởi Quốc hội và dư luận trong nước và quốc tế. Sự rút quân về nước là không thể đảo ngược và chiến tranh Việt Nam đi vào giai đoạn mới mà chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng Hòa phải đơn độc chiến đấu bảo vệ chế độ "tự do" ở miền nam Việt Nam – Việt Nam hoá chiến tranh là không thể tránh khỏi.
Giai đoạn 1968–1972
Xe tăng tiến vào thị trấn Snoul, biên giới Việt Nam-Campuchia năm 1970
Đây là giai đoạn "sau Mậu Thân" hay giai đoạn "Việt Nam hoá chiến tranh", giai đoạn Hoa Kỳ rút dần khỏi chiến trường Việt Nam. Để đồng minh của họ đứng vững, Hoa Kỳ giúp Việt Nam Cộng hòa xây dựng quân đội theo hình mẫu của quân lực Hoa Kỳ, với các loại vũ khí chiến tranh tối tân mà Hoa Kỳ để lại và với cơ sở hậu cần chiến tranh mà quân đội Hoa Kỳ đã sử dụng. Hoa Kỳ sẽ yểm trợ về không lực tối đa cho quân đội Cộng hòa trong các giao tranh với phía Cộng sản.
Một sự kiện quan trọng đã xảy ra trong thời kỳ này và có hậu quả to lớn cho Đông Dương sau này là việc Hoa Kỳ giúp Lon Nol làm đảo chính tháng 3 năm 1970 ở Campuchia, lật đổ hoàng thân Norodom Sihanouk và phát động chiến tranh chống cộng sản tại Campuchia.
Việt Nam hoá chiến tranh
Tiến trình Việt Nam hoá chiến tranh đã diễn ra tương đối thuận lợi. Quân lực Việt Nam Cộng hòa sau Mậu Thân được trang bị theo kiểu Mỹ đã tỏ ra tự tin hơn và đã làm chủ trên chiến trường miền Nam từ năm 1969 đến tận cuối năm 1971. Nhưng điều đó chưa nói lên điều gì lớn vì Quân Giải phóng trong thời kỳ này chưa hồi phục sau Mậu Thân và không chủ trương đánh lớn. Cũng có thể họ yên lặng mà không làm gì có thể trì hoãn việc rút quân của Mỹ.
Sự yên tĩnh trên chiến trường miền Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc rút quân Mỹ mà không gây ra một sự xấu đi trầm trọng nào. Tranh thủ thời gian yên tĩnh trên chiến trường, phía Việt Nam Cộng hòa đổ công tiến hành bình định nông thôn. Từ đó, các nhà lãnh đạo Việt Nam Cộng hòa và Mỹ đã hiểu rất rõ tầm quan trọng của việc chống lại cơ cấu đấu tranh chính trị của những người cộng sản ở địa bàn nông thôn. Một chương trình lớn tái thiết nông thôn được thi hành với viện trợ kinh tế lớn của Hoa Kỳ. Trong thời kỳ này, với sự giúp đỡ của CIA, Chiến dịch Phượng hoàng đã được triển khai nhằm tróc rễ các cơ sở bí mật nằm vùng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Các nỗ lực của Phượng hoàng chủ yếu diễn ra bằng các biện pháp khủng bố, ám sát, thủ tiêu. Các toán nhân viên Phượng hoàng áo đen được CIA huấn luyện và được phái xuống các xóm ấp, họ ở cùng trong dân nghe ngóng thu thập tình báo, bắt các phần tử nghi ngờ là cộng sản hoặc thân cộng sản, tra khảo để phanh ra tổ chức, nếu không khai thác được và vẫn nghi là Cộng sản thì thủ tiêu. Các phần tử cộng sản hoặc thân cộng sản nếu không tiện bắt thì ám sát. Số người bị thủ tiêu lên đến hàng ngàn người. Các biện pháp này đã có hiệu quả tốt về an ninh, tình hình nông thôn trở nên được đảm bảo an toàn hơn rõ rệt cho phía chính phủ.
Trong thời kỳ này, viện trợ của Hoa Kỳ dồi dào nên đời sống của dân chúng trở nên tốt hơn, nhất là dân trong các thành phố lớn và nó làm cho đời sống dân nông thôn đổ về thành phố tị nạn dễ thở hơn. Lúc này, tình trạng tham nhũng trong chính quyền và quân đội lên cao. Trong quân đội rất phổ biến kiểu "lính ma": có quân số để sĩ quan lĩnh lương nhưng không có quân chiến đấu. Những điều này gây ảnh hưởng lớn đến sức chiến đấu của Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Một vấn đề lớn nữa của Việt Nam hoá chiến tranh là khi Quân lực Việt Nam Cộng hòa nhất nhất theo các tiêu chuẩn Mỹ thì họ cũng quen kiểu đánh nhau tốn tiền như Mỹ, và sức chiến đấu của quân đội phụ thuộc lớn vào viện trợ của Mỹ. Viện trợ kém thì ảnh hưởng rõ rệt đến sức chiến đấu của quân đội, điều này góp phần giải thích tại sao quân đội này mau chóng sụp đổ trong năm cuối cùng của cuộc chiến.
Chiến dịch Lam Sơn 719
Tình hình miền Nam tương đối yên lặng trong các năm 1969–1971. Quân Giải phóng tích cực dự trữ lương thực, đạn dược tại các căn cứ ở Lào, Campuchia và các vùng rừng núi mà Quân lực Việt Nam Cộng hòa chưa với tới được. Năm 1970, sau khi quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đã thất bại trong việc đánh phá căn cứ của phe cộng sản tại Campuchia, tiếp tế từ miền Bắc đã nối thông từ Lào đến Đông Bắc Campuchia và đổ vào các khu căn cứ Tây Ninh. Do đó, nếu không cắt được tiếp tế cho Quân Giải phóng ở Campuchia thì có thể cắt tiếp tế từ Lào. Và tháng 1 năm 1971, Quân lực Việt Nam Cộng hòa, dưới sự yểm trợ bằng không quân của Hoa Kỳ, tiến hành chiến dịch Lam Sơn 719: đánh từ Quảng Trị cắt ngang sang Hạ Lào nhằm phá huỷ hệ thống kho tàng của Quân Giải phóng. Cuộc hành quân này ngay từ đầu đã mang tính phiêu lưu phô trương chính trị và đã thất bại vì những lý do sau
Cuộc hành quân không bảo đảm tính bất ngờ.
Các căn cứ của Cộng sản là những nơi họ đã lâu năm thông thuộc địa bàn và có bố phòng rất kỹ lưỡng. Ngay quân đội Hoa Kỳ với sức mạnh tổng lực như thế đã không thể làm gì nổi. Trong thời kỳ tìm-diệt các chiến dịch Atteleboro và Junction City đều đã thất bại, do đó đưa quân vào đó là sa vào thế trận đã bày sẵn. Hơn nữa vùng Hạ Lào là nơi tập trung rất nhiều binh lực hiện đại của quân Bắc Việt, còn mạnh hơn rất nhiều các khu căn cứ khác mà quân Nam Việt Nam chưa có đủ sức mạnh, kinh nghiệm và bản lĩnh để đương đầu.
Khi hoạch định kế hoạch người ta chú ý nhiều đến khía cạnh phô trương sức mạnh của quân đội Nam Việt Nam đánh được vào "đất thánh Cộng sản" chứ ý nghĩa quân sự thì ít. ("Chỉ cốt sao đến được Sê Pôn rồi về" – Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.) Chính vì để phô trương nên ban đầu khi gặp khó khăn rất lớn đã không chấm dứt chiến dịch mà cố gắng tiến nhọc nhằn đến Sê Pôn rồi phải cố sức mở đường máu với thiệt hại lớn mới về thoát dù chỉ là vài chục km cách biên giới.
Sự phối hợp của quân Mỹ và quân Nam Việt Nam không tốt. Không quân Mỹ chỉ ném bom B52 dọn đường theo yêu cầu, còn nhiệm vụ phối hợp hoả lực chiến thuật cho bộ binh tác chiến gần như không làm được.
Lực lượng máy bay trực thăng vào khu vực đậm đặc phòng không hiện đại đã chờ sẵn của đường mòn Hồ Chí Minh đã bị thiệt hại quá nặng không thể hoàn thành nhiệm vụ.
Kết quả cuộc hành quân bị thiệt hại nặng nề nhất là các lực lượng bị tiêu diệt là các đơn vị dự bị chiến lược tốt nhất của Việt Nam Cộng hòa, cuộc hành quân còn thất bại ở chỗ tuy có phá được một số kho tàng hậu cần nhưng về cơ bản đã không làm hại gì được cho hệ thống tiếp tế của Quân Giải phóng.
Sau các cuộc hành quân bất thành của Quân lực Việt Nam Cộng hòa vào Campuchia và Hạ Lào, đến đầu năm 1972, Quân Giải phóng đã hồi phục sau Mậu Thân và lại tung ra một đợt tổng tiến công lớn nữa.
Chiến dịch mùa hè 1972 của miền Bắc
Tháng 3 năm 1972 lại xảy ra một nỗ lực nữa của phe cộng sản nhằm làm thoái chí Hoa Kỳ, buộc họ rút hẳn ra khỏi cuộc chiến. Đây là đòn đánh để kết hợp với nỗ lực ngoại giao. Quân Giải phóng đã tung ra một cuộc tổng tiến công và nổi dậy chiến lược mùa xuân năm 1972 (Tuy rằng tên và kế hoạch như vậy nhưng yếu tố "nổi dậy" gần như không có. Điều đó cho thấy tác dụng của các nỗ lực bình định của Việt Nam Cộng hòa trong thời gian 1969-1971 là hiệu quả.)
Đây là cuộc tiến công chiến lược gồm các chiến dịch tiến công quy mô lớn, hiệp đồng binh chủng, tiến công sâu vào hệ thống phòng ngự của Việt Nam Cộng hòa trên ba hướng chiến lược quan trọng: Trị Thiên, Bắc Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ.
Tại Bắc Tây Nguyên, sau các thắng lợi ban đầu của Quân Giải phóng tại trận Đắc Tô - Tân Cảnh, chiến sự mau chóng êm dịu trở lại sau khi đội quân này bị chặn lại trong Trận Kon Tum.
Tại Đông Nam Bộ, ở tỉnh Bình Long sau khi thắng lợi tại Lộc Ninh, Quân Giải phóng tiến công theo đường 13 để đánh chiếm thị xã An Lộc trong trận An Lộc, dùng xe tăng và pháo binh dữ dội đánh dàn trận xung phong. Quân lực Việt Nam Cộng hòa quyết tâm cố thủ thị xã và đưa quân lên ứng cứu. Không quân Mỹ dùng B-52 đánh phá ác liệt các khu vực tập kết của Quân Giải phóng và gây thiệt hại lớn. Chiến trận xảy ra rất dữ dội tại thị xã, thương vong của hai bên và của dân chúng rất cao. Nhưng, cuối cùng, Quân Giải phóng không thể lấy nổi thị xã phải rút đi và sau 3 tháng chiến sự đi vào ổn định. Lần đầu tiên tại vùng Đông Nam Bộ, xe tăng T-54 và PT-76 của Liên Xô chế tạo xuất hiện, cho thấy hệ thống tiếp tế của Quân Giải phóng đã hoàn chỉnh vì đã có thể đưa được xe tăng đến tận chiến trường phía nam.
Trong suốt quá trình diễn ra cuộc chiến tranh, chưa bao giờ miền Bắc và các đồng minh miền Nam của họ lại phát động một cuộc tiến công ồ ạt dưới sự hỗ trợ của các lực lượng được trang bị tốt đến như vậy, cuộc tiến công này mạnh hơn bất cứ những gì mà Việt Nam Cộng hòa có thể tập trung lại được vào mùa xuân năm 1972.
Chiến trường chính của năm 1972 là tại tỉnh Quảng Trị. Tại đây có tập đoàn phòng ngự dầy đặc của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, nơi tuyến đầu đối chọi với miền Bắc. Cuộc tiến công của Quân Giải phóng tại Quảng Trị đã thành công to lớn, quân phòng ngự tại đây hoảng loạn, thậm chí Trung đoàn 56 của Sư đoàn 3 đầu hàng không chiến đấu. Chỉ sau một tháng và qua 2 đợt tấn công, Quân Giải phóng đã chiếm toàn bộ tỉnh Quảng Trị, uy hiếp tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế.
Đến lúc đó, việc giữ vững vùng chiếm được và tái chiếm vùng đã mất tại Quảng Trị đã thành vấn đề chính trị thể hiện ý chí và bản lĩnh của cả hai bên và là thế mạnh để đàm phán tại Hội nghị Paris. Hoa Kỳ để tỏ rõ ý chí của mình bằng cách từ ngày 16 tháng 4 năm 1972 ném bom trở lại miền Bắc với cường độ rất ác liệt: dùng máy bay B-52 rải thảm bom xuống Hải Phòng, đem hải quân thả thuỷ lôi phong toả các hải cảng tại miền Bắc Việt Nam.
Tại chiến trường Quảng Trị, Quân lực Việt Nam Cộng hòa đem hết quân dự bị ra quyết tái chiếm thị xã Quảng Trị với sự hỗ trợ tối đa bằng máy bay B-52 của Hoa Kỳ. Quân Giải phóng quyết tâm giữ vững khu vực thành cổ Quảng Trị của thị xã. Chiến sự cực kỳ ác liệt, thương vong hai bên rất lớn để tranh chấp một mẩu đất rất nhỏ không dân đã bị tàn phá hoàn toàn. Sau gần 3 tháng đánh nhau quyết liệt, Quân Giải phóng không giữ nổi và Quân lực Việt Nam Cộng hòa chiếm được thành cổ và thị xã Quảng Trị. Nhưng, dù có hỗ trợ của không quân Mỹ, việc tái chiếm thị xã Đông Hà và các vùng đã mất khác là không thể làm được. Đến cuối năm 1972, chiến trường đi đến bình ổn vì hai bên đã kiệt sức không thể phát triển chiến sự được nữa.
Cuộc tấn công năm 1972 của Bắc Việt Nam đã không nhận được sự ủng hộ từ 2 đồng minh chủ chốt là Trung Quốc và Liên Xô trái với mong đợi của Hà Nội do 2 quốc gia này chỉ mong muốn kết thúc nhanh 1 thỏa ước hòa bình với Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa tại Paris. Mặc dù chiến dịch không đem đến lợi thế rõ rệt về quân sự nhưng đã làm xã hội Hoa Kỳ quá mệt mỏi. Dư luận Mỹ và thế giới thúc ép chính quyền phải đạt được một nền hòa bình bằng thương lượng theo đúng cam kết giải quyết chiến tranh trong nhiệm kỳ tổng thống của họ. Đến cuối năm 1972, Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đạt được thoả hiệp cơ bản những ý chính của Hiệp định Paris, và đầu năm 1973, Hoa Kỳ rút hẳn khỏi cuộc chiến.
Việc đàm phán giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt Nam là việc phải xảy ra khi chẳng ai dứt điểm được ai bằng quân sự. Sau Mậu Thân, các bên đã ngồi vào thương lượng cho tương lai chiến tranh Việt Nam. Việc thương lượng đã diễn ra rất phức tạp vì, một mặt, các bên chưa thật sự thấy cần nhượng bộ và, mặt khác, Liên Xô và Trung Quốc muốn can thiệp vào đàm phán – đặc biệt là Trung Quốc. Nước này không muốn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tự đàm phán mà muốn thông qua Trung Quốc giống như hiệp định Geneva năm 1954. Nhưng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cự tuyệt dù bị áp lực bởi hai đồng minh.
Hội đàm được chọn tại Paris trải từ tháng 5 năm 196
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22015.doc