Tiểu luận Tiếng lóng trong sinh viên

 Thông thường, tiếng lóng chỉ được sử dụng dưới dạng văn nói, chứ ít khi được sử dụng vào văn viết, đặc biệt là trong ngôn ngữ văn bản trang trọng thì thường người ta hạn chế dùng tiếng lóng. Trong văn học, tiếng lóng thường được dùng gián tiếp, để chỉ những câu dẫn của nhân vật, ví dụ trong tác phẩm Bỉ vỏ của Nguyên Hồng

 Tuy nhiên, tiếng lóng lại được dùng gián tiếp khá nhiều trong công tác tình báo, gián điệp và phản gián với đặc trưng che giấu ý nghĩa, chỉ cho những người đã biết quy định rồi mới đọc và hiểu được (xem thêm kỹ năng giải mật mã trong Sherlock Holmes của Arthur Conan

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6627 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tiếng lóng trong sinh viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếng lóng trong sinh viên Khái niệm và nguồn gốc của tiếng lóng: Tiếng lóng là một hình thức phương ngữ xã hội không chính thức của một ngôn ngữ, thường được sử dụng trong giao tiếp thường ngày, bởi một nhóm người. Tiếng lóng ban đầu xuất hiện giữa những người thuộc tầng lớp dưới của xã hội, nhằm mục đích che giấu ý nghĩa diễn đạt theo quy ước chỉ những người nhất định mới hiểu. Tiếng lóng thường không mang ý nghĩa trực tiếp, nghĩa đen của từ phát ra mà mang ý nghĩa tượng trưng, nghĩa bóng Đa số các từ lóng có nguồn gốc và được sử dụng tại một địa phương nhất định, đặc biệt là giữa các miền Bắc, Trung, Nam. Nhiều từ có từ rất lâu đời. Một số từ mới bắt đầu xuất hiện trong vài chục năm trở lại, thậm chí chỉ vài năm. Quá trình phát triển và những đặc điểm của tiếng lóng: Sự phát triển ngôn ngữ lóng trong tiếng Việt vô cùng thú vị và phong phú. Chỉ trong vòng 20 năm qua ít nhất có khoảng năm nghìn từ-ngữ lóng xuất hiện. Nếu bạn biết rằng tiếng Việt phát triển hết sức chậm rãi và “điềm đạm” thì con số đó sẽ gây sửng sốt không kém sự kiện 11/9. Thật tiếc là ở Việt Nam từ trước đến thời điểm gần đây, chưa có ai đi sâu nghiên cứu về lĩnh vực này vì nhiều lí do. Nhất là trong “ý thức” của trí giới ở đây, tiếng lóng là thứ ngôn ngữ bẩn thỉu không đáng quan tâm. Thật là một sai lầm vô cùng to lớn. Tiếng lóng thực sự là nỗi lòng của con người, phản ánh thực trạng ngột ngạt của xã hội và sự cứng nhắc vô nhân tính của luật pháp. Tiếng lóng là tinh thần phản kháng lúc công khai lúc bí mật, là tiếng nói tâm tình, là tinh thần trào lộng, là khí phách, là sáng tạo, là trí tuệ, là đạo đức, là văn minh… Ôi 20 năm ấy biết bao nhiêu tình. Tiếng lóng ra đời và phát triển như một phương tiện giao tiếp có tính khu biệt, thường được sử dụng trong các nhóm xã hội có cùng mục đích hoạt động như tội phạm, dân chơi, buôn bán (chân chính/gian lận), lính tráng, sinh viên học sinh (nói chung/từng ngành). Dần dần, tùy từng trường hợp, những tiếng lóng có thể mất dần hoặc ngược lại, nó lại thâm nhập sâu rộng hơn vào ngôn ngữ chung của xã hội. Những từ như “cực kỳ”, “bóc lịch” (đi tù), “ổ quỷ” (nơi chứa chấp và hành nghề mại dâm), “sách ba xu” (sách có nội dung đơn giản, nghèo nàn, rẻ tiền), “thượng đế” (khách hàng), “thủy quái” (bọn trộm cướp trên sông nước), xuất thân giang hồ nay đã vào ngồi trên báo đảng và các văn bản chính thức khác của nhà nước. Có những khi các từ ngữ trong ngôn ngữ chính thống lại trở thành tiếng lóng do những đặc thù về ngữ nghĩa có tính thời sự hay trớ trêu. Tiếng lóng là một hiện tượng tự nhiên, vì vậy không thế lực nào có thể điều khiển hay áp đặt được pháp luật với nó. Mọi thứ quy luật hay quy định, quy chế trên đời đều thường được khảo cứu dưới dạng đi theo sau thực tiễn, để giúp cho con người ta có thể thích ứng được với thực tiễn. Tuyệt không có một quy chế nhân tạo nào có thể làm thay đổi hay đè nén mãi mãi được thực tiễn, không biết được điều đó là không được vậy. 1. Tiếng lóng là một hiện tượng ngôn ngữ học xã hội khá phức tạp và theo chúng tôi, ở nước ta chưa được để tâm nghiên cứu và khai thác một cách thoả đáng. Đến nay, như chúng tôi biết, mới chỉ có cuốn "Tiếng lóng Việt Nam" của tác giả Nguyễn Văn Khang in từ năm 2001. Nhiều vấn đề lý thuyết chưa được giải quyết và cập nhật, khối lượng khá lớn từ, ngữ lóng chưa được thống kê, xử lý và "giải mã" đầy đủ. 2. Tập sách "Sổ tay từ - ngữ lóng tiếng Việt" này của chúng tôi cố gắng tập hợp thật nhiều những từ, ngữ lóng đã và hiện có trong tiếng Việt. Chúng tôi chưa dám gọi đây là Từ điển trước hết vì những người biên soạn không phải là những nhà ngôn ngữ học nên không giải quyết được vấn đề lý thuyết cơ bản: Tiếng lóng là gì?   Và sở dĩ chúng tôi nói chủ quan là vì chúng tôi không hoàn toàn căn cứ theo những định nghĩa tiếng lóng đã có trong các sách nghiên cứu tiếng Việt; chúng có khá nhiều nhưng cũng chưa hoàn toàn thống nhất và có chỗ không còn hợp với thực tế phát triển của ngôn ngữ hiện đại. Chẳng hạn, trước đây các nhà ngôn ngữ cho rằng "Tiếng lóng là một thứ tiếng ước lệ có tính chất bí mật, một lối nói kín của bọn nhà nghề dùng để che giấu những ý nghĩ, việc làm của mình cho người khác khỏi biết." (Lưu Vân Lăng) (1), "Nó không phải là công cụ giao tế của xã hội mà chỉ là một số từ với ý nghĩa bí hiểm của một nhóm người với mục đích không cho người khác biết" (Nguyễn Văn Tu) (2), v.v...; nhưng theo chúng tôi, ngày nay tiêu chí "bí mật" không còn là nhất thiết đối với một bộ phận khá lớn tiếng lóng nữa. Hoặc quan niệm tiếng lóng có nghĩa xấu, tập trung chủ yếu vào các nhóm xã hội giang hồ, lưu manh, tù tội, mại dâm, buôn gian bán lận... cũng  cần  phải được xem lại. Thực tế tiếng Việt hiện đại cho thấy, tiếng lóng ngày càng mở rộng hơn, được nhiều nhóm xã hội sử dụng hơn, ngày càng có xu hướng phát triển mạnh mẽ, nhất là đối với giới trẻ đô thị và chúng còn được sử dụng nhiều trong tầng lớp trí thức, doanh nhân... Hầu như nhóm xã hội nào có cái gì chung về sinh hoạt hay công việc... thì đều có tiếng lóng của riêng mình. Có thể thấy rằng có bao nhiêu nhóm xã hội thì có bấy nhiêu kiểu tiếng lóng khác nhau. Cho nên ở đây, để tiện lợi cho công việc, chúng tôi quan niệm Tiếng lóng là loại ngôn ngữ riêng của một nhóm xã hội nhằm tạo ra sự tách biệt với những người không liên đới; sự tách biệt này có thể là nhằm mục đích giữ bí mật, nhưng cũng có thể chỉ nhằm tạo ra một nét riêng cho nhóm xã hội mình. 3. Từ đó chúng tôi cho rằng tiếng lóng có những đặc điểm sau: - Tiếng lóng là một phương ngữ xã hội (vì chúng do các nhóm xã hội tạo ra, chủ yếu được sử dụng trong nhóm xã hội ấy; sự thay đổi của chúng phụ thuộc vào bối cảnh xã hội). - Tiếng lóng chỉ được dùng trong giao tiếp không nghi thức và có giá trị trong một phạm vi xã hội hạn hẹp. - Tiếng lóng có tính chất lâm thời, chúng là một hiện tượng ký sinh vào tiếng Việt, xuất hiện và mất đi, thay đổi thường xuyên, không ngừng. Quan điểm thứ nhất cho rằng tiếng lóng là hiện tượng không lành mạnh và kiên quyết gạt nó ra khỏi ngôn ngữ văn hoá. "Những tiếng lóng này không làm cho ngôn ngữ phong phú thêm lên mà chỉ làm cho nó bị tê liệt với số lượng từ đông đảo, nay sinh mai chết"(3); "Khác biệt ngữ, tiếng lóng có nghĩa xấu(4). Quan điểm thứ hai thì đề nghị chấp nhận những từ lóng "tích cực" nhằm bổ sung cho ngôn ngữ toàn dân: "Không lên án toàn bộ song cũng không chấp nhận tất cả"(5); "Những tiếng lóng không thô tục, mà chỉ là những tên gọi có hình ảnh của sự vật, hiện tượng nào đó có thể được dùng phổ biến, dần dần thâm nhập vào ngôn ngữ toàn dân. Trong các tác phẩm văn học nghệ thuật, tiếng lóng được dùng làm một phương tiện tu từ học để khắc hoạ tính cách và miêu tả hoàn cảnh sống của nhân vật"(6). Nhưng mặc các nhà nghiên cứu tranh luận, trong thực tế cuộc sống thì thứ ngôn ngữ ấy vẫn nảy sinh và mất đi một cách không ngừng, ngày càng phát triển, được nhiều tầng lớp xã hội sử dụng, được những người viết đưa vào tác phẩm văn học, báo chí của mình như một phương tiện tu từ học nhằm phản ánh sinh động đời sống xã hội và tính cách nhân vật, làm tăng giá trị biểu đạt của tác phẩm. Những từ lóng sinh ra, tồn tại chính thức trong một phạm vi xã hội hạn hẹp, nhưng không ổn định, nhiều từ dần dần biến mất (hoặc chúng không còn được sử dụng nữa; hoặc chúng được giải mã, đi vào vốn từ chung của toàn dân, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày và trong các văn bản hành chính, các ấn phẩm báo chí hay các tác phẩm văn học). Bên cạnh những từ lóng bị biến mất thì hàng ngày, hàng giờ, trong các nhóm xã hội lại xuất hiện thêm những từ lóng mới. Dù được chấp nhận hay bị phản đối thì tiếng lóng của người Việt vẫn là một bộ phận của ngôn ngữ tiếng Việt, và có thể nói, thuộc loại năng động nhất. Trong xu hướng bình dân, dân chủ hoá mọi hoạt động xã hội, văn chương, nghệ thuật hậu hiện đại, tiếng lóng càng có vị trí và vai trò quan trọng cần được quan tâm. Thông thường, tiếng lóng chỉ được sử dụng dưới dạng văn nói, chứ ít khi được sử dụng vào văn viết, đặc biệt là trong ngôn ngữ văn bản trang trọng thì thường người ta hạn chế dùng tiếng lóng. Trong văn học, tiếng lóng thường được dùng gián tiếp, để chỉ những câu dẫn của nhân vật, ví dụ trong tác phẩm Bỉ vỏ của Nguyên Hồng Tuy nhiên, tiếng lóng lại được dùng gián tiếp khá nhiều trong công tác tình báo, gián điệp và phản gián với đặc trưng che giấu ý nghĩa, chỉ cho những người đã biết quy định rồi mới đọc và hiểu được (xem thêm kỹ năng giải mật mã trong Sherlock Holmes của Arthur Conan Tiếng lóng trong sinh viên: Kiểu viết lóng đang khá phổ biến ở các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Ở Việt Nam, phong trào dùng tiếng lóng càng phổ biến trong giới học sinh, sinh viên   Tiếng lóng của giới teen xuất phát từ nhu cầu muốn khẳng định cái tôi đặc trưng, vị thế của mình trong xã hội của cộng đồng những người trẻ. Teen viết lóng như thế nào?  Tiếng lóng không theo bất kỳ quy luật nào. Mỗi thiếu niên có một kiểu viết lóng riêng. Bố mẹ có thể bắt gặp những câu từ kết hợp lộn xộn giữa biểu tượng, viết tắt và các con số, dấu câu, tiếng Anh, Pháp trộn chung với tiếng Việt. Ngôn ngữ lóng thường được sử dụng trong blog, chat, nhắn tin qua điện thoại di động. Viết tắt là cách sử dụng phổ biến nhất. Giới trẻ hay ghép các chữ cái đầu của các từ trong một câu để làm thông điệp cho nhau, thông thường là những câu tiếng Anh hoặc chúng có thể tuỳ tiện thay thế, thêm bớt bất kỳ ký tự nào chúng thích vào một từ. Ví dụ: ILU = I Love U, SUL = see you later, G9 = good night, hum ni = hôm nay, hok bit gì mờ bì đek = không biết gì mà bày đặt..., ngồi pùn hem bik lèm j = ngồi buồn không biết làm gì, bik oj, mì đến đéy rùi đợi tau! = biết rồi, mày đến đó rồi rồi đợi tao, pls = làm ơn!... Ngoài viết tắt, giới trẻ còn dùng biểu tượng hoặc kết hợp ký tự, dấu câu và con số để làm thông điệp. Những dấu câu như @, $, /, * thường được dùng khi trẻ muốn biểu lộ cảm xúc vui, buồn nào đó. Ví dụ: $_$ (vui như được tiền), 8_0 (bị sốc), # # # (thăng rồi), $% (thật 100%)... Bên cạnh các dấu câu, việc kết hợp các ký tự, biểu tượng, con số lại với nhau cũng là cách thể hiện cá tính của trẻ. Thông thường, khi bạn đọc một đoạn con viết với nhiều biểu tượng, con số, ắt hẳn chúng đang trong trạng thái linh hoạt, vui tươi. Teen cũng thích bỏ đi nguyên âm trong từ ngữ và thay vào đó những ký tự đồng âm với từ mình cần dùng. Chẳng hạn, what’s up = wozup (chuyện gì xảy ra vậy?), b4 = before, sk8board = skate board (ván trượt), en = ăn, thít = thích... Chính vì lớp sinh viên đa số màtiếng Việt là một trong những ngôn ngữ có số lượng "từ mới" được sản sinh ra nhiều nhất ... Tuy nhiên , một số người không thể nào có thể thống kê và hiểu nổi một số "từ mới" mà các bạn trẻ đang sử dụng hiện nay ... Ta có thể lấy ví dụ : - Chém gió:Từ này quá quen thuộc rồi , có điều là có nhiều bạn không hiểu hết ý nghĩa cũng như cách sử dụng . Chém gió ra đời cách đây khoảng gần 3 năm , cùng với 1 loạt từ khác thuộc phạm vi "dân tổ từ điển" như : " Núp gió " , " vào vỉa " , " kềnh " , " chửa " , " ba ti lê " , " vôn văng " , " cân " ... Chém gió có 2 nghĩa : 1 là bốc phét , 2 là nói quá ... người sử dụng có thể chém gió theo nhiều mục đích khác nhau , hầu hết đều là vì vui vẻ ... tuy nhiên 1 số bạn thích chém gió để nâng cao hình tượng bản thân lên , để mọi người nể phục tuy nhiên thực chất chả có cái vẹo gì cả . ví dụ : + Ông ơi hôm qua tôi tạch 100 điểm lô , vứt tích kê đi rồi ( chém gió bốc phét ) + Ông ơi hôm qua tôi ăn 10.000 điểm lô , thế mà mất tích kê , phí quá ( chém gió nói quá ) - Đái bắn : Level cao hơn của " Chém gió " , từ này cũng na ná ý nghĩa chém gió nhưng nhìn chung hơi liên quan đến vấn đề vệ sinh 1 tí ... ví dụ : + Ông ơi hôm qua tôi đi ỉa mà không đi đái + Hôm qua đi ỉa không có giấy chùi , lấy tạm tờ pô li me xanh lá cây tạm , hơi tiếc tí mà thôi , vệ sinh quan trọng hơn đúng không mình ! - Đá : Từ chỉ hành vi nói đểu , chọc ngoáy người khác ... + Em làm gì anh mà anh đá em ghê thế - Nô tì : ... từ này ám chỉ 1 số bạn nữ ngồi sau xe máy thường có hành vi xấu , đó là "tì" 2 cái bộ phận đằng trước vào lưng bạn nam ngồi trước , gây mất tập trung trong việc điều khiển phương tiện tham gia giao thông ... ngoài ra còn được dùng trong đá PS 2 , mấy cái thằng nô tì khỏe như Gattuso , Adriano ... - Zenden: Tên 1 cầu thủ ... ám chỉ sự xui xẻo , đen đủi ... ... ngoài " Nô tì " và " zenden " ra còn 1 loạt các từ khác cạnh cho nó đẹp chỉ sử dụng nghĩa của từ thứ 2 , từ thứ nhất có tác dụng đứng ... : " Bóng bàn " , " Duy Mạnh " , " Tàu nhanh " , " Đầu lâu " ... + Đùa dạo này Zenden thế không biết - Cá sấu : từ này dùng để miêu tả 1 số bạn gái có ngoại hình không được đẹp cho lắm ... ngoài ra đi kèm với nó còn có 1 số từ dành riêng cho các bạn gái : " hàng ngon " , " cá mập " , " yết kiêu " , " 2 lưng " , " xế vụ " ... Tuổi teen là độ tuổi khám phá, tìm hiểu những điều mới lạ. Trong khi đó, đây là độ tuổi khiến các ông bố bà mẹ lo lắng nhất. Để con không hư, phụ huynh thường siết chặt quản lý. Khi sử dụng tiếng lóng trong nói và viết, con bạn có cảm giác được sống riêng tư, không có sự can thiệp của cha mẹ. Hiểu tiếng lóng của con, bạn có thể bí mật thâm nhập thế giới của trẻ để xem chừng và năng chặn kịp thời khi con làm sai. Kết luận: Tiếng lóng ngày càng trở nên phổ biến trong giới sinh viên.Để khắc phục những hạn chế mà nó đem lại mỗi sinh viên cần sử dụng tiếng lóng môt cách trong sáng sao cho ngôn ngữ của chúng ta đúng là ngôn ngữ Tiếng Việt_ngôn ngữ trong sáng và đầy tính dân tộc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31885.doc
Tài liệu liên quan