Tiểu luận Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục – đào tạo ở huyện An Lão, tỉnh Bình Định nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước

Chất lượng và hiệu quả giáo dục – đào tạo chuyển biến chậm, chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá- hiện đại hóa. Chất lượng chăm sóc trẻ còn hạn chế, tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn cao, điều kiện vui chơi, sinh hoạt, học tập của các cháu còn thiếu. Chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh phổ thông các cấp còn yếu, chưa đồng đếu giữa các xã trong huyện; đặc biệt là chất lượng giáo dục ở các xã vùng cao, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn còn chênh lệch quá xa so với học sinh các xã vùng núi thấp trong huyện. Nhận thức chính trị đạo đức, lối sống của một bộ phận học sinh phổ thông chưa chuyển biến. Tình trạng học lệch, học tủ, đối phó với kiểm tra, thi cử vẫn còn xảy ra. Tỷ lệ học sinh khá giỏi còn khiêm tốn, tỷ lệ hộc sinh đổ tốt nghiệp thấp ( năm học 2006 – 2007, 100% học sinh con em đồng bào dân tộc hỏng tốt nghiệp trung học phổ thông )

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1884 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục – đào tạo ở huyện An Lão, tỉnh Bình Định nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổng lượng mưa 2800 mm/năm. Diên tích đất rừng chiếm 57% tổng diện tích tự nhiên, ước tính trữ lượng gỗ 4 triệu mét khối và hơn 2 triệu mét khối tre nứa. Tài nguyên dưới tán rừng rất phong phú, ở vùng núi cao có nhiều động vật quí hiếm, nhiều chủng loại và các dược liệu quý. Tuy nhiên trong những năm gần đây, do ý thức bảo vệ rừng của người dân còn kém, nạn chặt phá rừng, săn bắn trái phép, nạn du canh… đã làm tài nguyên rừng bị tàn phá nghiêm trong, gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. b. Về kinh tế – xã hội: An Lão là địa phương rất giàu truyền thống cách mạng. Trong hai cuộc kháng chiến, đồng bào các dân tộc An Lão luôn đi đầu trong phong trào đấu tranh cách mạng. Chính nơi đây đã từng chứng kiến những cuộc tàn sát đẫm máu của thực dân Pháp ( trận thảm sát làng Đá Bàng – An Hưng ) và cũng tại nơi đây đã sinh ra ngiều anh hùng lực lượng vũ trang nhân như anh hùng Đinh Rúi (An Quang), anh hùng Đinh Nỉ (An Vinh). * Tình hình kinh tế: An Lão được tách ra thành huyện riêng từ huyện Hoài An vào tháng 2/1982, với dân số ít, cơ sở vật chất hoàn toàn thiếu thốn, nhưng với tinh thần đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái giữa các dân tộc, nỗ lực đấu tranh xoá bỏ nghèo nàn và lac hậu, nhân dân An Lão Quyết tâm thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của Đảng. Đặc biệt từ trong những năm 1995 đến nay, với chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lí hơn nên nhìn chung kinh tế nông thôn có bước phát triển khá. Từ năm 2003 đến nay, sản lượng lương thực luôn tăng từ 9748.2 tấn lên 11534 tấn năm 2006. Tổng đàn gia súc từ 24486 con (năm 2003) lên 24521 con (năm2006). Tổng ngân sách hằng năm tăng từ 5 -5.5%. Thu nhập bình quân đầu người từ 3 triệu đồng / năm (2003) lên 3.5 triệu(2006). Nhìn chung về lĩnh vực nông nghiệp của huyện trong ba năm gần qua đạt mức tăng trưởng khá, là do chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã được chuyển dịch theo hướng tích cực. Các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị cao đã thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế, thay thế dần các loại cây ngắn ngày như: lúa rẫy, sắn khoai…cho năng suất thấp, giá trị không ổn định. Tuy nhiên trong cơ cấu nông nghiệp vẫn còn nhiều bất cập: ngành trồng trọt chiếm tỷ lệ khá cao 80%, nghành chăn nuôi chiếm 20%. Mức tăng trưởng chậm trong chăn nuôi chưa tương xứng với tiềm năng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm chiếm tỷ lệ còn thấp trong tổng giá trị nền kinh tế. Các ngành dịch vụ tuy có tăng trưởng phát triển khá nhưng không đều, thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã dịch vụ phát triển chưa mạnh. Về lĩnh vực kinh tế, trong những năm qua có sự chuyển biến tích cực, song nhìn chung các hoạt động dịch vụ phát triển chủ yếu tập trung ở địa bàn thị trấn huyện và các xã vùng thấp như An Tân, An Hoà. * Tình hình xã hội: Vấn đề lao động, việc làm, mức sống dân cư, định canh định cư và các vấn đề xã hội khác của huyện hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Tổng dân số trong toàn huyện là 25755 người (gồm 3 dân tộc). Trong đó: - Dân tộc Kinh:16447 người - Dân tộc Hrê: 8385 người - Dân Ba Na: 923 người An Lão được Chính phủ ký định thành lập thị trấn An Lão vào thàng 4/2007. Như vậy, đơn vị hành chính của huyện được chia thành 9 xã và 1 thị trấn, gồm 46 làng trong đó 6 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Về vấn đề văn hoá xã hội, trong những năm qua đã có bước phát triển đáng kể. Cơ sở vật chất đầu tư cho giáo dục một cách đúng mức, đến nay 100% phòng học được ngói hoá, trang thiết bị phục vụ dạy học tương đối đầy đủ, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi vào lớp 1 hằng năm từ 95% (năm học 2004- 2005) lên 98.76% (năm học 2006-2007). Huyện được công nhận đạt chuẩn quốc gia về chống mù chữ, hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập Trung học cơ sở, hiện đang thực hiện phổ cập Trung học phổ thông. Các phương tiện nghe nhìn được đầu tư có hiệu quả, toàn huyện có 3 trạm phát sóng truyền hình, 100% thôn bản được tiếp – phát sóng truyền hình, tỷ lệ hộ xem truyền hình đạt 95%. Công tác phòng chống bệnh dịch và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được duy trì thường xuyên. 100% xã , thị trấn có trạm y tế và có y, bác sĩ. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 32,58% (năm 2004) xuống còn 26,92% (năm 2006). Cơ sở hạ tầng được đầu tư có trọng điểm và phát huy hiệu quả,các tuyến đường liên thôn, liên xã được nâng cấp và bê tông hoá. Đến nay100% xã,thị trấn có đường ôtô đến trụ sở UBND xã, 100% thôn bản có điện, tỷ lệ hộ dùng điện đạt 97%. Chương trình nước sạch nông thôn được đầu tư có hiệu quả, đến nay có 98% số hộ sử dụng nước sạch. Toàn huyện có 3310 hộ nghèo ( theo tiêu chí mới ) chiếm tỷ lệ 56.46%, giảm 8.35% so với cuối năm 2005. Trong năm 2006 giải quyết việc làm cho 403 người, đạt 134% kế hoạch, trong đó : giải quyết được việc làm tại huyện 153 lao động, 250 lao động được giới thiệu tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Đào tạo nghề ngắn hạn cho 96 học viên. Công tác xây dựng đời sống văn hoá và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư được đẩy mạnh. Kết quả năm 2006 có 4072 gia đình văn hoá đạt 74%;16 làng văn hoá đạt 30%; 18 cơ quan và 9 trường học văn hoá đạt 66%. Công tác bảo tồn bản sắc văn hoá các dân tộc có tiến bộ. Công tác đấu tranh phòng chông tội phạm được tăng cường, phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc được duy trì và đi vào chiều sâu. Công tác nắm bắt tình hình xử lí vấn đề an ninh trật tự trên địa bàn được kịp thời, tình hình an ninh chính trị giữ vững, công tác tuyển quân hằng năm đạt 100% chỉ tiêu được giao. 2. Thực giáo dục – đào tạo của huyện An Lão trong giai đoạn 2004 – 2007: a. Thành tựu: Đến năm học 2006 – 2007, toàn huyện có 10 trưòng Mẫu giáo, 11 trường Tiểu học, 4 trường Trung học cơ sở, 1 trường Phổ thông Dân tôc Nội trú và 1 trường Trung học phổ thông. Với tổng số học sinh ở các cấp học là 6961 em, tăng 493 em (so với năm học 2004-2005). Trường lớp phát triển rộng khắp trên các địa bàn nhất là các vùng cao. Việc mở rộng mạng lưới và đa dạng các loại hình trường học đã được đáp ứng yêu cầu học tập của con em nhân dân trong huyện. Tỷ lệ học sinh ra lớp đạt 96% so với dân trong độ tuổi Nhìn chung qui mô phát triển của các cấp học của một huyện miền núi là tương đối phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của huyện nhà. Năm học 2006-2007 ngành giáo dục An Lão đã tăng cường công tác chỉ đạo triển khai thực hiện các chủ trương, chinh sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác giáo dục, đặc biệt là chỉ đạo thực hiện cuộc vận động hai không của Bộ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Thực hiện nghiêm túc hướng dẫn về nội dung chương trình theo qui định. Tiếp tục triển khai thực hiện đổi mới nội dung chương trình thay sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 10, đổi mới phương pháp giáo dục ở tất cả các bậc học. Quan tâm đến giáo dục toàn diện, chú trọng đến giáo dục đạo đức, pháp luật và hình thành nhân cách cho học sinh. Quan tâm bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và học sinh, đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra, dự giờ thăm lớp, tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề, các kỳ thi học sinh giỏi, giáo viên giỏi các cấp…. Tăng cường công tác quản lý giáo dục, thực hiện nghiêm túc kỷ luật lao động, kỷ luật chuyên môn. * Về Giáo dục Mầm non: Năm học 2006-2007 toàn huyện có 10 trường Mẫu giáo, trong đó có hai trường bán công, 7 trường Mẫu giáo công lập, 01 trường Mầm non huyện. Với tổng số lớp là 47 lớp, huy động được 922 cháu tăng 77 cháu so với năm học trước. - Nhà trẻ: 100 cháu tăng 22 cháu so với năm học 2005-2006 - Mẫu giáo: 822 cháu tăng 51 cháu so với năm học trước Riêng mẫu giáo 5 tuổi ra lớp 435 cháu, tỷ lệ cháu ra lớp 98,45%, tăng 54 cháu so với năm học trước. Chất lượng các trường Mầm non- Mẫu giáo, nhà trẻ đều triển khai,thực hiện đảm bảo chương trình chăm sóc, nuôi dạy, giáo dục trẻ do Bộ Giáo dục – đào tạo quy định, thực hiện đúng chương trình phù hợp với từng độ tuổi. Đồng thời tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ các chuyên đề hoạt động giáo dục cho trẻ, triển khai thực hiện chương trình thực nghiệm ở các trường điểm. Làm tốt công tác tuyên truyền kiến thức nuôi dạy trẻ với cộng đồng. Công tác nuôi dưỡng, bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cho trẻ đã được quan tâm đến mức. * Về giáo dục Tiểu học: Toàn huyện có 11 trường Tiểu học, số lớp là 201 lớp trong đó có 44 lớp ghép, với tổng số học sinh 2209 học sinh, giảm 225 em so với năm học trước. Tỷ lệ học sinh ra lớp trong độ tuổi đạt 97,76%. Năm học 2006-2007 đã huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1. Đối với bậc Tiểu học 100% các trường đã thực hiện dạy đầy đủ các môn học theo chương trình thay sách giáo khoa mới từ lớp 1 đến lớp 5 theo quy định của Bộ Giáo dục – đào tạo. Có 3 trường tổ chức dạy 2 buổi/ ngày ( Trường Tiểu học An Hoà 1, Tiểu học An Hoà 2, Tiểu học An Tân). Việc xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia theo quyết định 1366/BGD-ĐT của Bộ Giáo dục – Đào tạo đựoc tích cực và đẩy mạnh, đến nay đã được Bộ Giáo dục – Đào tạo công nhận trường Tiểu học An Hoà 2 đạt chuẩn Quốc gia và hiện đang tiếp tục xây dựng trường Tiểu học An Hoà 1, Tiểu học An Tân, Tiểu học An Trung 2. Công tác giáo dục toàn diện được chú trọng, các hoạt động Đội, Sao nhi đồng, phong trào thể dục thể thao, văn nghệ, thi Viết chữ đẹp, thi Đố vui để hoc, giáo dục an toàn giao thông … được duy trì và có hiệu quả. Công tác hoạt động xã hội, từ thiện, làm sạch môi trường luôn củng cố và mở rộng. Thường xuyên tăng cường và duy trì việc phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi, chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt. Số học sinh bỏ học ngày càng giảm . * Giáo dục Trung học cơ sở – Phổ thông trung học: Năm học 2006-2007 toàn huyện có 4 trường Trung học cơ sở ( 03 trường Phổ thông dân tộc bán trú, 01 trường Phổ thông cơ sở), có 45 lớp, tổng số học sinh 1464 em, giảm 16 em so với năm học trước. 01 trường Phổ thông Nội trú Dân tộc gồm 2 cấp học ( Trung học cơ sở và Trung học phổ thông) với số lớp là 18 lớp, tổng số 535 học sinh, số học sinh Trung học cơ sở 191em (100% là học sinh dân tộc), số học sinh Trung học phổ thông 344 em ( 290 học sinh dân tộc). 01 trường Phổ thông trung học gồm hai cấp học với 41 lớp , tổng số học sinh 1883 em, Trung học cơ sở 1097 em, Trung học phổ thông 786 em, tăng 29 em so với năm học trước. Tỷ lệ huy động học sinh vào lớp 6 so với độ tuổi trong toàn huyện là 98,5%. 100% học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở được xét tuyển vào lớp 10 và được cử đi đào tạo nghề. Tỷ lệ học sinh bỏ học so với đầu năm lừ 3%. Đối với hai cấp học này nền nếp kỷ cương luôn được chấn chỉnh và hoạt động qui củ hơn. Công tác nuôi dạy ở các trường Bán trú, Nội trú được quan tâm đúng mức và có chất lượng cao hơn. Quán triệt và thực hiện chương trình thay sách giáo khoa từ lớp 6 đến lớp 10, thực hiện đảm bảo qui chế trong thi cử. Việc cải tiến nội dung, đổi mới phương pháp dạy học đã được triển khai và thực hiện có hiệu quả. Đối với mục đích, yêu cầu giải quyết nguồn nhân lực đối vơí học sinh học xong bậc phổ thông không đủ điều kiện tiếp tục theo học bậc Tung học phổ thông hay các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp… , thì cử đi đào tạo nghề.Công tác giáo dục khoa học kỷ thuật, hướng nghiệp dạy nghề được địa phương quan tâm xây dựng kế hoạch. Nhưng đia phương, đơn vị trường học còn gặp khó khăn về cơ sở vật chất cũng như kinh phí xây dựng trung tâm giáo dục hướng nghiệp dạy nghề. Tuy nhiên bằng sự nỗ lực của địa phương từ năm 2002 đến nay đã đào tạo được 6 khoá tin học cho các cán bộ và học sinh, mở 1 lớp trung cấp nghề cho 96 học viên ( vào năm 2006 ) Công tác bồi dưỡng nhân tài được chú trọng, việc bồi dưỡng học sinh giỏi được các trường đầu tư hơn trước. Trong năm học này toàn ngành giáo dục đã thực hiện cuộc vận động hai không của Bộ Giáo dục – Đào tạo. Chính vì thế việc học thật, thi thật cũng đã được chú trọng. Kết quả học sinh giỏi các cấp giảm, tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông trong năm 2006-2007. (toàn huyện đạt 34.07%, riêng trường Phổ thông Dân tộc Nội trú đạt 15,44%), kết quả này phản ánh đúng chất lượng giáo dục của huyện trong thời gian qua. Công tác giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, giáo dục dân số, môi trường, phòng chống ma tuý, AIDS… luôn được các nhà trường quan tâm, thông qua các chương trình lồng ghép trong giờ dạy chính khoá và ngoại khoá để giáo dục các em. * Giáo dục thường xuyên: Công tác chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học,phổ cập Trung học cơ sở tiếp tục được duy trì và giữ vững, huy động tối đa trẻ trong độ tuổi ra lớp, vận động học sinh bỏ học trở lại lớp, hạn chế học sinh lưu ban,bỏ học. Tính đến nay huyện An Lão cùng với các huyện thành phố trong Tỉnh đạt chuẩn quốc gia về công tác chống mù chữ. Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập Trung học cơ sở, đang tiếp tục triển khai thực hiện phổ cập Trung học phổ thông trong toàn huyện. * Tình hình xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên: Đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục – đào tạo, vấn đề hàng đầu là chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên các ngành học, cấp học. Vì vậy năm học 2006-2007 ngành giáo dục huyện đã có nhiều cố gắng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ – giáo viên, công nhân viên, cụ thể: tổ chức học tập quán triệt nghị quyết Đại hội X của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản chỉ đạo chuyên môn. Đặc biệt tổ chức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh , 100% cán bộ- giáo viên trong toàn ngành tham gia học tập, từ đó nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác trong công tác giảng dạy cũng như trong công việc được giao. Hiện nay toàn ngành giáo dục An Lão có tổng số 412 giáo viên các cấp. Trong đó: Bậc Mầm non: 60 giáo viên , nữ chiếm tỷ lệ 100%, giáo viên đạt chuẩn 38/60, tỷ lệ 63,33% Bậc Tiểu học có 202 giáo viên, giáo viên đạt chuẩn 201/202 tỷ lệ 99,5%, trong đó trên chuẩn 7/202 tỷ lệ 48,01% Bậc Trung học cơ sở có 108 giáo viên, tỷ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn 100% Bậc Trung học phổ thông có 42 giáo viên, tỷ lệ đạt chuẩn 100% Công tác xây dựng Đảng trong trường học được ngành giáo dục và các cấp Đảng đặc biệt quan tâm, các chi bộ trường học đã phát huy tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác quản lý, công tác chuyên môn và củng cố xây dựng các đoàn thể trong nhà trường vững mạnh, đặc biệt công tác phát triển đảng trong cán bộ- giáo viên được các cấp uỷ quan tam đúng mức. Nhìn chung công tác xây dựng đội ngũ được các cấp, các ngành chú trọng đúng mức đạt hiệu quả tốt, ngoài đội ngũ giáo viên chuẩn và trên chuẩn, đại bộ phận giáo viên còn lại ở các cấp học đang theo học các lớp như chuẩn hoá Trung học sư phạm Mầm non, các lớp Cao đẳng tại chức, Đại học …, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Ngành giáo dục đã khắc phụ trình trạng thiếu giáo viên, riêng giáo viên tiểu học hiện nay có xu hướng thừa (vì học sinh trong độ tuổi ngày càng giảm, do làm tốt công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình), số giáo viên này được ngành giáo dục và huyện sắp xếp, bố trí công tác phù hợp. * Về thực hiện ngân sách: Thực hiện Nghị quyết trung ương 2, chương trình hành động của Tỉnh uỷ về tăng cường nguồn tài chính đầu tư ưu tiên cho giáo dục –đào tạo, chương trình hành động của Huyện uỷ ,trong những năm qua, trong điều kiện kinh tế – xã hội của huyện còn nhiều khó khăn nhưng vẫn cố gắng tăng ngân sách đầu tư cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo. Ngoài hai trường ( Phổ thông Dân tộc Nội trú và trường Trung học phổ thông do sở đầu tư ). Trong những năm qua huyện đã đầu tư xây dựng, sửa chữa và mua sắm trang thiết bị đảm bảo cho nhu cầu dạy và học. Trong năm 2006 tổng ngân sách Nhà nước cấp cho Phòng Giáo dục là 12.832.230.000 đồng trong đó chi cho con người 11.366.014.000 đồng chiếm tỷ lệ 89 % còn lại chi mua sắm, sửa chữa và các hoạt đông chuyên môn . So với yêu cầu thực tế thì nguồn kinh phí còn hạn hẹp, không đủ chi mua các trang thiết bị dạy học, nhất là trang thiết bị dạy học các lớp theo chương trình sách giáo khoa mới. Mặc dù kinh phí có phần hạn hẹp, phần lớn chỉ đủ cho con người là chính, song Phòng Giáo dục đã phân rã kinh phí cho từng đơn vị trường, từ đó các trường đã chủ động chi cho các hoạt động. Thực hiện thu chi đúng mục đích, tiết kiệm, đảm bảo đúng nguyên tắc tài chính . * Về tình hình cơ sở vật chất trường học ( không tính hai trường Phổ thông Dân tộc Nôi trú và trường Trung học phổ thông ) - Tổng số phòng học 222 trong đó kiên cố 64 phòng, tỷ lệ 28.83%, 100% phòng học được ngói hóa Mầm non 38 phòng ( 17 phòng mẫu giáo ở các xã đặc biệt khó khăn, 21 phòng Mẫu giáo bán công). Tỷ lệ phòng học / lớp 0.66, tỷ lệ học sinh / lớp 14.42. Tiểu học: 150 phòng ( kiên cố 40 ), tỷ lệ phòng học / lớp 0.75, tỷ lệ học sinh / lớp 11.0 Trung học cơ sở: 34 phòng ( kiên cố 24 ), tỷ lệ phòng học / lớp 0.77, tỷ lệ học sinh / lớp 30.54 Nhìn chung cơ sở vật chất đảm bảo , đủ phòng học, bàn ghế cho giáo viên và học sinh. Trang thiết bị dạy – học được trang bị tương đối đầy đủ so với năm học trước, nhất là trang thiết bị các lớp thay sách. So với năm học trước, năm học này phong học được xây dựng, sửa chữa tương đối khang trang hơn, , không có phòng học tranh tre nứa lá. Đại bộ phận các trường có công trình vệ sinh, nước sạch tường rào, cổng ngõ. * Về công tác quản lí giáo dục: Phòng Giáo dục đã chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm túc Điều lệ mới ban hành, đặc biệt là thực hiện tốt cuộc vận động hai không của Bộ trưởng Bộ giáo dục – đào tạo, tất cả cán bộ giáo viên toàn ngành cam kết và đã triển khai tốt cuộc vận động này; hầu hết các trường đã thực hiện tốt nội dung, chương trình kế hoạch đã đề ra. Phối hợp công đoàn ngành triển khai và thực hiện tốt cuộc vận động “ Kỉ cương – tình thương – trách nhiệm “, “ Giỏi việc trường, đảm việc nhà” , đồng thời giải quyết kịp thời những vướng mắc của anh chị em giáo viên, đôn đốc nhắc nhở hoàn thành nhiệm vụ được giao, giải quyết kịp thời những chế độ chính sách, động viên thăm hỏi những cán bộ - giáo viên không may bị hoạn nạn, khó khăn, đau ốm thường xuyên, gia đình có người thân qua đời. Thực hiện tốt cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá và qui chế dân chủ cơ quan “, 100% cán bộ – giáo viên đăng kí gia đình văn hoá và không sinh con thứ ba, 100% cán bộ – giáo viên và học sinh học luật an toàn giao thông, đồng thời cam kết không vi phạm luật an toàn giao thông. 100% cán bộ – giáo viên tham gia học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Công tác thanh, kiểm tra đã được Phòng Giáo dục tập trung chỉ đạo, nhất là thanh, kiểm tra trong việc thực hiện qui chế chuyên môn, thanh tra công tác quản lý trường học, thanh tra sử dụng kinh phí. Việc thanh, kiểm tra được tổ chức thường xuyên, liên tục, có tác dụng ngăn chặn, chấn chỉnh và uốn nắn kịp thời đã góp phần quan trọng trong việc lập lại trật tự, kỷ cương trong nhà trường và nâng cao chất lượng dạy và học. Việc dạy thêm, học thêm được Phòng Giáo dục triểm khai và quán triệt chặt chẽ nên hiện tượng này không xảy ra. * Về công tác xã hội hoá giáo dục: Thực hiện xã hội hoá giáo dục theo tinh thần Nghị quyết 90/CP và Nghị quyết 73/CP của Chính phủ còn gặp nhiều khó khăn, mặc dù ngành giáo dục đã tích cực tham mưu cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và chỉ đạo các trường phối hợp với địa phương để làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, nhưng việc thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, hầu hết các xã còn khoán trắng cho nhà trường, nhất là các xã vùng cao. Song việc nhận thức về học tập của đại đa số bậc phụ huynh có phần tiến bộ hơn, sự phối hợp giữa nhà trường- gia đình để vận động học sinh ra lớp chặc chẽ hơn. Năm học 2006-2007 Phòng Giáo dục cùng với Hội khuyến học huyện đã nhận được 123 xuất hỗ trợ học tập của tổ chức Đông Tây Hội Ngộ trị giá trên 60 triệu đồng cho học sinh nghèo ở bậc Tiểu học, Trung học cơ sở của bốn xã An Tân, An Dũng, An Vinh, An Nghĩa, hầu hết các trường đã tổ chức thực hiện tốt công tác này, nên phần nào đã khuyến khích được học sinh đến lớp, hạn chế học sinh bỏ học. Sự phối hợp giữa Phòng Giáo dục và Hội khuyến học rất chặc chẽ, tổ chức tập huấn công tác hội cho hơn 100 cán bộ Hội cơ sở và chính quyền địa phương; đã thừnh lập hai trung tâm học tập cộng đồng ở xã An Hoà và An Tân. b. Những tồn tại, hạn chế: Bên cạnh những thành tựu đạt được, so với yêu cầu giáo dục phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế của huyện nhà, giáo dục An Lão còn bộc lộ những tồn tại hạn chế như: - Qui mô giáo dục- đào tạo của từng ngành học, cấp học chưa phát triển đồng đều giữa các xã trong huyện, tỷ lệ lưu ban, bỏ học giữa chừng có giảm nhưng vẫn còn cao, nhất là học sinh các xã vùng cao. - Chất lượng và hiệu quả giáo dục – đào tạo chuyển biến chậm, chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá- hiện đại hóa. Chất lượng chăm sóc trẻ còn hạn chế, tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn cao, điều kiện vui chơi, sinh hoạt, học tập của các cháu còn thiếu. Chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh phổ thông các cấp còn yếu, chưa đồng đếu giữa các xã trong huyện; đặc biệt là chất lượng giáo dục ở các xã vùng cao, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn còn chênh lệch quá xa so với học sinh các xã vùng núi thấp trong huyện. Nhận thức chính trị đạo đức, lối sống của một bộ phận học sinh phổ thông chưa chuyển biến. Tình trạng học lệch, học tủ, đối phó với kiểm tra, thi cử vẫn còn xảy ra. Tỷ lệ học sinh khá giỏi còn khiêm tốn, tỷ lệ hộc sinh đổ tốt nghiệp thấp ( năm học 2006 – 2007, 100% học sinh con em đồng bào dân tộc hỏng tốt nghiệp trung học phổ thông ) - Đội ngũ cán bộ, giáo viên các cấp căn bản tạm đủ. Riêng đối với giáo viên tiểu học có chiều hướng thừa về số lượng nhưng chất lượng lại bất cập. Số lượng cán bộ quản lí giỏi, giáo viên giỏi, học sinh giỏi chưa nhiều. Một số giáo viên có tư tưởng trung bình chủ nghĩa, thiếu tâm huyết với nghề nghiệp, thiếu gương mẫu về phẩm chất đạo đức, thiếu ý thức phấn đấu vươn lên về mọi mặt, chưa thật sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Đặc biệt vẫn còn một số giáo viên thiếu đầu tư nghiên cứu kỹ bài dạy, còn chạy theo hình thức, chưa thật sự đổi mới phương pháp trong giảng dạy, khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học chưa thật triệt để. - Công tác quản lí giáo dục từ phòng đến các trường đôi lúc còn nặng nề về giải pháp tình thế, chưa sâu sát cơ sở, chậm đổi mới, còn nặng nề về giải quyết công việc theo sự vụ, hành chính,phong trào, chưa tập trung sâu vào quản lí chuyên môn. Trình độ và năng lực của một số cán bộ còn yếu, bảo thủ. Công tác báo cáo, thông tin hai chiều còn chậm - Đầu tư ngân sách cho giáo dục chưa tương xứng với yêu cầu, phần lớn kinh phí chi cho con người, chi cho hoạt động chuyên môn, phong trào, cơ sở vật chất chiếm tỷ lệ quá thấp. Bên cạnh đó, trường lớp các xã vùng cao đang gặp nhiều khó khăn. Trường lớp ngói hoá đến từng bản làng, trường nhiều học sinh ít dẫn đến tình trạng học ghép lớp, do vậy ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Thực trạng trên đã gây mất cân đối và ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề kinh phí, đến chất lượng giáo dục, đến tình hình đội ngũ… Công tác xã hội giáo dục còn nhiều hạn chế, một số Hội đồng giáo dục đã được thành lập những hoạt động mang tính hình thức, khoán trắng cho nhà trường. Nhìn chung công tác xã hội giáo dục ở công tác phối hợp vận động học sinh ra lớp, duy trì sĩ số học sinh, còn việc vận động các lực lượng xã hội cùng đầu tư vật chất, hỗ trợ kinh phí chăm lo đến sự nghiệp giáo dục chung của huyện nhà còn rất khiêm tốn. 3. Ngyên nhân của những thành tựu và tồn tại, hạn chế: a. Nguyên nhân thành tựu : - Thường xuyên quán triệt đường lối đổi mới về công tác giáo dục của Đảng và Nhà nước, các cấp uỷ Đảng và chính quyền cũng như ngành giáo dục đã đề ra một số chủ trương biện pháp cụ thể để lãnh đạo, chỉ đạo và tập trung ưu tiên phát triển sự nghiệp giáo dục. - Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp, toàn diện công tác ngành của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện và Sở giáo dục - đào tạo Bình Định, mọi yêu cầu bức xúc của ngành được lãnh đạo huyện, lãnh đạo ngành giải quyết kịp thời. -Phòng Giáo dục và các trường đã thực hiện chức năng quản lí nhà nước có nhiều tiến bộ. Đội ngũ cán bộ – giáo viên giữ gìn đoàn kết nội bộ, đa số giáo viên nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, tận tuỵ với công việc, gắn bó với nghề nghiệp và đã cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao, đặc biệt là những cán bộ – giáo viên công tác ở các xã vùng cao. - Phần lớn học sinh ở các cấp chăm ngoan, hiếu học, có nhiều tích cực trong học tập, trong rèn luyện - Tình hình kinh tế – xã hội của huyện tiếp tục ổn định và có chiều hướng phát triển, nhân dân đã quan tâm hơn đến việc học tập của con em mình và đóng góp công sức trí tuệ, tiền bạc góp phần tạo điều kiện cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo của huyện nhà tiếp tục phát triển. b. Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế: - Là một huyện vùng cao, dân số ít, địa bàn rộng giao thông đi lại khó khăn, trắc trở nhất là mùa mưa. Ở một số xã vùng cao vấn đề thông tin liên lạc, báo cáo chưa được kịp thời. - Ngân sách đầu tư cho giáo dục còn thấp chưa đáp ứng kịp thời với qui mô phát triển của các cấp học. Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học còn thiếu thốn. - Đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục ở các cơ sở giáo dục kể cả Phòng Giáo dục hầu hết chưa kinh qua các khoá đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ quản lí ngàn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục – đào tạo ở huyện An Lão, tỉnh Bình Định nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, b.doc
Tài liệu liên quan