Lân hữu cơ. Hiện còn biết rất ít về tính dễ tiêu của hợp chất lân hữu cơ đối với cây trồng. Dạng chất hữu cơ bao gồm phytin, axit nucleic và photpholipit. Tính dễ tiêu của lân hữu cơ được quyết định bởi lượng chất hữu cơ trong đất và tốc độ phân giải của nó và hoạt động của vi khuẩn. Sẽ có nhiều lân dễ tiêu hơn nếu bón chất hữu cơ tươi.
Kiểm soát lân. Tốt nhất là duy trì độ pH đất (6-7) và lượng chất hữu cơ. Sử dụng phân bón được phủ hoặc bọc bằng nhiều nguyên liệu khác nhau cũng rất tốt. Mặc dù quản lý cẩn thận, vẫn có một lượng lớn lân được bón trở thành khó tiêu với cây trồng. Tuy nhiên, những lân này không bị mất do rửa trôi và vẫn được giữ trong đất. Qua nhiều năm, nó có thể dần chuyển thành chất dễ tiêu cho cây trồng.
42 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3147 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tiêu chuẩn đất sạch và ứng dụng đất sạch trồng rau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
86
86
80
30
19
8
4
Xà lách
100
82
86
62
62
6
0
0
0
Đất tro núi lửa
Khoai lang
100
100
100
82
83
82
10
0
0
Lạc
100
100
96
96
94
48
0
0
0
a: Độ cứng được đo bằng máy đo độ thấm nước hình chóp của Nakasone. Độ chặt của đất không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm thấu không khí và tính thấm nước mà còn ảnh hưởng đến cả sinh trưởng của rễ trong đất. Các loại rau, đặc biệt là rau lấy rễ, có thể trồng ở đất có độ rắn nhỏ hơn 18.
Khi lượng nước trong đất thấp hơn giá trị này, việc đảo đất cái lên và che phủ đất sẽ nâng cao hiệu quả thấm nước vào trong đất và chống bốc hơi nước mưa khỏi bề mặt đất.
Bảng 2.3. Sự tiêu thụ nước của các giống rau (mm/ngày)a
Độ sâu nước tưới (cm)
Không có
Có
0-10
10-20
20-30
30-40
Tổng số
0-10
10-20
20-30
30-40
Tổng số
Cà chua
1.7
1.8
1.3
1.1
5.9
3.4
2.4
2.9
1.7
10.4
Dưa chuột
0.0
0.0
0.0
0.0
0.0
3.4
1.5
0.4
0.2
5.5
Súp lơ
0.0
0.1
1.4
0.5
2.0
0.3
1.1
1.7
0.5
3.6
Mitsubaa
1.2
0.6
1.0
0.4
3.2
0.8
1.5
1.0
1.3
4.6
Khoai sọ
0.5
1.7
1.0
0.5
3.7
3.4
0.6
0.4
0.2
4.5
Gừng
2.5
0.0
0.0
0.0
2.5
0.7
2.1
0.1
0.0
2.9
a NB: nước dễ tiêu trong đất. Như nước vẫn còn trong đất sau khi loại bỏ sức hút nước và có thể dễ dàng chuyển qua lỗ chân không mao quản. Nếu thiếu nước dễ tiêu ở đất mặt, nhưng lại có nhiều ở lớp đất dưới lớp này, thì cây có thể hút nó qua rễ khí sinh của chúng.
Các nhân tố hóa học
pH – Khoảng pH tối ưu cho phát triển cực đại của cây trồng thay đổi (pH 5.5-7.5) đối với các loại rau chính vì sự khác nhau về giống cây trồng và ảnh hưởng của điều kiện đất và khí hậu.
Bảng 2.4: khoảng pH của các loại rau khác nhau
Cây trồng trên đất rất chua có thể bị thiếu các nguyên tố đa lượng, như Ca và Mg. Chúng cũng có thể thiếu lân dễ tiêu vì các phản ứng với nhôm (Al) và sắt (Fe) trong đất. Hơn nữa, Al và Mn dễ hòa tan gây tổn thương rễ. Mặt khác, đất kiềm và đất pH cao lại càng thiếu nguyên tố vi lượng như Mn, B và Zn. Những chất dinh dưỡng này có trong đất nhưng ở dạng khó tiêu.
Trong trường hợp chua nặng, bón vôi và bón phân hữu cơ, như phân ủ, phân chuồng hoặc phân xanh là cần thiết. Cũng có thể bón phân phốt phát.
Độ phì tự nhiên – Vì độ phì đất được hình thành dưới sự ảnh hưởng kết hợp của cả phát sinh đất tự nhiên và độ phì nhân tạo. tuy nhiên, những đặc tính này coi như được hình thành phần lớn là bởi các nhân tố tự nhiên và được gọi là độ phì tự nhiên. Tất nhiên không thể không làm thay đổi độ phì tự nhiên bơi hoạt động con người. Các loại đất với các nhân tố hạn chế do độ phì tự nhiên thấp như sau:
Những đất có khả năng giữ dinh dưỡng kém
Những đất có khả năng cố định phốt phát mạnh và dễ bị chuyển đổi thành dạng khó tiêu đối với cây trồng khi bón phốt phát.
Những đất có độ no bazơ thấp (Bảng 2.4).
Bảng 2.5. Dung tích trao đổi Cation (CEC) và hàm lượng bazơ
Đất tro núi lửa
Đất tro không có nguồn gốc núi lửa
CEC (meq/100g)
CaO (mg/100g)
CEC (meq/100g)
CaO (mg/100g)
10
130-210
5
65-95
20
220-380
15
190-280
30
330-570
25
320-470
40
510-760
35
450-660
CEC (meq/100g)
MgO (mg/100g)
CEC (meq/100g)
MgO (mg/100g)
10
30-50
5
5-25
20
50-90
15
40-70
30
90-140
25
70-110
40
95-180
35
100-160
CEC (meq/100g)
K2O (mg/100g)
CEC (meq/100g)
K2O (mg/100g)
10
15-45
5
15-21
20
15-85
15
15-65
30
20-130
25
16-105
40
26-170
35
23-150
Tỷ lệ bazơ
Ca
Mg
K
65-75
20-25
2-10
Ghi chú: meq/100g = Ltd/100g
Để cải thiện đất có khả năng giữ dinh dưỡng thấp, có thể bón phân ủ, phân chuồng và làm đất. Đất đồi núi là đất canh tác có chất hữu cơ và hàm lượng dinh dưỡng thấp, do đó phải bón phân ủ phân chuồng, phân kiềm và phốt phát kết hợp với làm đất.
Để cải thiện đất có khả năng giữ dinh dưỡng thấp, có thể bón phân ủ, phân chuồng và làm đất. Đất đồi núi là đất canh tác có chất hữu cơ và hàm lượng dinh dưỡng thấp, do đó phải bón phân ủ hoặc phân chuồng, phân kiềm và phốt phát kết hợp với làm đất.
Để cải thiện đất có khả năng cố định phốt phát cao, bón thúc phốt phát là cần thiết. Tương tự bón phân ủ, phân chuồng, vôi và silicat canxin có thể có hiệu quả.
Để cải thiện độ kiềm, cày sâu và bón phân ủ, phân chuồng hoặc rơm rak bên cạnh việc bón phân kiềm cũng rất tốt.
Sự phong phú các chất dinh dưỡng – Mặc dù hàm lượng dinh dưỡng trong lớp đất mặt cũng liên quan đến độ phì tự nhiên, nhưng lượng này thường hay biến động và bị ảnh hưởng bởi sự chăm sóc trong đó có bón phân.
Do đó, sự phong phú các chất dinh dưỡng được quyết định riêng rẽ từ độ phì tự nhiên. Những ruộng đất dốc, các nguyên tố đa lượng, như N, P, K, Ca, Mg, các nguyên tố vi lượng và độ chua đất là chỉ thị sự giàu dinh dưỡng.
Đất nghèo đạm dễ tiêu cần bón phân hữu cơ hàng năm cùng với bón phân đạm lót và bón phân thúc nhiều lần. Đối với đất thiếu phốt pho, có thể bón những vật liệu chứa phốt phát để nâng cao hiệu quả của chúng, phân hữu cơ và kiềm cũng rất cần. Đất nghèo kali, cần bón nhiều hơn chất dinh dưỡng này. Tuy nhiên phải luôn luôn chú ý đến sự cân bằng, bởi vì bón thừa kali sẽ ức chế hấp thụ magie. Đất nghèo canxi và magie, cần bón vôi – magie, như đôlômít, nhưng luôn luôn kết hợp với phân bón hữu cơ để duy trì và tăng độ mùn của đất. Bón các chất như vôi, magie có thể làm tăng hàm lượng các nguyên tố vi lượng của đất nghèo dinh dưỡng.
Sự hiện diện các nhân tố gây tổn thương – Các lớp đá, quặng sắt và sỏi có thể gây thương tổn lý học, sẽ được nghiền nát hoặc lấy đi bằng máy. Đồng thời, có thể làm đất, bón các vật liệu cải tạo đất, và chất hữu cơ.
Các nhân tố gây tổn thương hóa học: Bao gồm các chất độc, như các kim loại nặng và nước thải. Để tránh sự ô nhiễm bởi các kim loại nặng, có thể sử dụng bất cứ phương pháp nào trong các phương pháp sau đây:
Thay đất đã ô nhiễm
Che phủ bằng vật phủ đất
Cày lật đất
Bón vôi phốt phát và vật liệu cải tạo hữu cơ để biến đổi tạm thời các kim loại nặng sang dạng hòa tan.
Quản lý nước thích hợp để ngăn ngừa sự suy thoái nguồn nước tưới.
Độ phì của đất
Độ phì của đất có thể định nghĩa là chất lượng của đất cho phép nó cung cấp về loại và lượng các nguyên tố thích hợp cần thiết cho sự sinh trưởng cây trồng khi các nhân tố khác như ánh sáng, nhiệt độ và các đặc điểm khác của đất phù hợp.
Đất là môi trường dinh dưỡng của cây
Đất có các đặc tính vật lý, hóa học và sinh học rất quan trọng cho dinh dưỡng của cây trồng. Có thể nói đất có 3 thành phần chính (Hình 2.1). Pha chất rắn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu. Nó gồm các khoáng nguyên sinh, các nguyên tố đa lượng và vi lượng thiết yếu và những phần hữu cơ chủ yếu được tổng hợp từ C, H, O và một lượng nhỏ hơn của các nguyên tố cần thiết khác. Pha chất rắn này cũng có những hạt keo, nơi cation trao đổi được hút bám.
Thành phần thứ hai là pha lỏng, nơi các nguyên tố dinh dưỡng xuất hiện ở dạng ion dễ được rễ cây hấp thụ. Pha khí của đất là nơi xảy ra sự trao đổi khí giữa các cơ thể sống ở trong đất và khí quyển.
Sự chuyển giao thực tế là sự di chuyển của các ion. Các ion mang điện tích dương gọi là cation bao gồm K+, Mg2+, Ca2+, Fe3+, Zn2+ và Cu2+. Các ion mang điện tích âm (anion) là NO3-, H2PO4- và Cl-. Pha lỏng còn được gọi là dung dịch đất. Các quá trình hóa học và sinh học xảy ra trong dung dịch đất và ở bề mặt thể rắn tạo ra ion cần thiết cho dinh dưỡng cây trồng. Do đó, đất không chỉ là kho dự trữ inh dưỡng, mà còn là một môi trường thông qua đó các nguyên tố dinh dưỡng được chuyển thành dạng dễ tiêu cho cây. Để nâng cao độ phì của đất, cần duy trì cung cấp đủ dinh dưỡng cho đất. Các chất dinh dưỡng này phải ở dạng dễ tiêu với tỷ lệ thích hợp với sự sinh trưởng bình thường của cây. Nó gồm có sự chuyển giao phức tạp vào dung dịch đất và đến cây trồng. Hơn nữa, một tỷ lệ dinh dưỡng đầy đủ là rất cần thiết và tổng nồng độ cũng quan trọng như vậy. Sự cân bằng như vậy có xu hướng bảo đảm các điều kiện sinh lý cần thiết cho sự sản xuất thành công các cây trồng.
Hình 2.1: Mối quan hệ giữa pha khí và lỏng trong 3 pha của đất
Đạm và các chất hữu cơ trong đất
Những dạng đạm trong đấ là đạm hữu cơ, đạm amoni, các hợp chất nitrat vô cơ hòa tan và đạm amoni cố định bởi một số khoáng sét nhất định. Đạm trong đất luôn luôn ở trạng thái biến đổi.
Sự thay đổi đạm trong đất. Nitơ có thể biến dạng qua sự giữ chặt khoáng hóa, nitrat hóa và phản nitrat hóa.
Sự cố định (không di chuyển được) là quá trình mà ở đó các vi khuẩn phân giải các tàn dư thực vật và động vật. Thông qua quá trình này, nitơ được lien kết vào tế bào vi khuẩn.
Sự khoáng hóa (sự amôn hóa) là sự chuyển đổi của mmootj nguyên tố (hợp chất vô cơ) sang dạng dễ tiêu do kết quả của sự phân giải bởi vi khuẩn phá hủy nitơ hữu cơ thành nitơ khoáng.
Sự nitrat hóa là phản ứng vi khuẩn biến đổi đạm dạng amôni dang dạng nitrat (sự hình thành nitrat từ amôni trong đất bởi sinh vật đất). Không khí, nhiệt độ (tối ưu khoảng 30oC), độ ẩm, canxi và magie dễ tiêu và phân bón xúc tiến sự nitrat hóa do vi khuẩn.
Sự khử nitrat là quá trình mà ở đó sinh vật đất, đặc biệt là những sinh vật yếm khí (sống hoặc hoạt động trong điều kiện thiếu không khí hoặc oxi tự do), biến đổi đạm dạng nitrat sang dạng nitơ khí mà sau đó chúng mất khỏi đất (sự khử nitrat sang nitrit amôni, đạm tự do). Hình 2.2 đến 2.4 minh họa những biến đổi này.
Hình 2.2: Chu trình nitơ trong đất
Hình 2.3: Chu trình nitơ trong tự nhiên
Hình 2.4: Sự khoáng hóa và cố định nitơ
Khi các tàn dư hữu cơ với một tỷ lệ cacbon – đạm (C/N) lớn được bổ sung cho đất chứa đạm nitrat, sinh vật phân hủy chiếm ưu thế và vi khuẩn nitrat hóa ít nhiều trở nên không hoạt động. Trong thời lỳ khủng hoảng nitrat, cây trồng hấp thụ ít đạm từ đất. Độ dài của thời kỳ này được quyết định bởi nhiều yếu tố mà quan trọng nhất là tỷ lệ C/N của các chấ hữu cơ được bón.
Nhìn chung, đạm ở trạng thái cân bằng động giữa đầu vào và đầu ra trong hệ sinh thái nông nghiệp trong khuôn khổ của môi trường tự nhiên.
Trong dầu vào của đất, phân bón, phân chuồng và tàn dư cây trồng trả lại cho đất là quan trọng hơn và là nguồn đạm chủ yếu, hơn những nguồn khác. Tuy nhiên trong điều kiện đồng ruộng, phần lớn nhất của đạm đất là hiện diện ở dạng hữu cơ và phân giải chậm cho cây trồng, sau khi chuyển thành dạng khoáng bởi quá trình khoáng hóa hoặc nitrat hóa.
Trong khi đó đạm mất đi qua thu hoạch là quan trọng nhất. mất do rửa trôi với lượng lớn là nguyên nhân chủ yếu khác của sự mất đạm. Cần bón phân hợp lý để đảm bảo hiệu suất đất và tránh sự tổn thất không cần thiết các nguyên tố trong đất (Hình 2.6).
Sự cố định đạm do vi khuẩn. Cây đậu đỗ có các loài vi khuẩn Rhizobium cố định đạm, số lượng đạm và vi khuẩn cố định được phụ thuộc vào một số yếu tố quan trọng như sự thoát hơi nước, độ ẩm, pH và canxi dễ tiêu. Ở các cây rau trồng sau vụ lúa nước, sự cố định đạm của tảo xanh lục và bèo hoa dâu có thể rất có ý nghĩa (Bảng 2.5)
Hình 2.5: Mối quan hệ tuần hoàn giữa giai đoạn tồn dư hữu cơ và sự có mặt nitơ nitrat trong đất.
Hình 2.6: Bảng cân bằng tổng quát về nitơ trong đất canh tác
Bảng 2.6: Đạm thu được từ cố định N2 sinh học
Hệ sinh thái
Khoảng giá trị được báo cáo (kgN/ha/năm)
Đất trồng trọt được
7 – 28
Đồng cỏ (không có cây họ đậu)
7 – 114
Đồng cỏ (có cây họ đậu)
73 – 865
Rừng
58 – 594
Ruộng lúa nước
13 – 99
Nước
70 - 250
Đạm Amoni (NH4+). Đạm dạng này có thể được cây trồng hấp thu, đặc biệt khi cây còn non. Nó có thể được sát nhập vào các tế bào của vi khuẩn. Thông qua sự nitrat hóa do vi khuẩn, NH4+ có thể chuyển thành NO3-. Tuy nhiên NH4+ có thể bị khoáng sét giữ chặt và trở nên không thích hợp với cây trồng.
Đạm nitrat (NO3-). Dạng này tan trong nước và có thể dễ dàng mất do rửa trôi như nitrat canxi [Ca(NO3)2]. Nó có thể được cây hút dễ hơn so với NH4+ ngoại trừ trong điều kiện đất lúa nước. Trong điều kiện không khí và độ tiêu nước kém, NO3- có thể biến sang dạng khí và bay khỏi đất, kể cả ở điều kiện đất dốc.
Quản lý đạm trong đất. Mục tiêu của việc quản lý đạm là để duy trì lượng đạm đầy đủ trong đất bằng cách nắm vững các quá trình chuyển hóa, bảo đảm cung cấp đầy đủ đạm đáp ứng yêu cầu cực đỉnh của cây trồng. Có thể duy trì cung cấp đầy đủ đạm bằng cách bổ sung phân ủ, kể cả việc luân canh các cây họ đậu và bón phân đạm.
Để bảo đảm việc cung cấp đạm kịp thời cho cây trồng, người ta cần biết khi nào cây trồng đòi hỏi đạm nhiều nhất, để có thể bón vào thời gian thích hợp. Mỗi loại đất có một mức đạm bình thường hoặc cân đối, cho dù đất được thâm canh nhất cũng có thể ở dưới mức tối đa. Tuy nhiên, đất chỉ có thể giữ một lượng đạm, mà quá mức đó tăng hàm lượng đạm sẽ dẫn đến sự mất đạm không cần thiết do rửa trôi, bay hơi và xói mòn.
Lân trong đất
Lân có trong đất với hàm lượng nhỏ nhưng là dạng tương đối khó tiêu. Ngoài ra, lân được cung cấp từ bón phân, có thể bị cố định theo nhiều cách (Hình 2.7)
Hình 2.7: Cố định photphat bổ sung vô cơ ở các giá trị pH đất khác nhau.
Lân vô cơ (chiếm khoảng 50% lân tổng số) như các hợp chất lân chứa canxi được hợp chất sắt và nhôm được tạo thành ở pH thấp. Mức độ dễ tiêu của các hợp chất này bị ảnh hưởng bởi pH, sự hòa tan, nhôm, mangan, sự có mặt các khoáng chứa sắt và mangan, các khoáng chứa canxi và canxi dễ tiêu và nhiệt độ đất phụ thuộc phần lớn tới sự hình thành các hợp chất không tan do cố định hoặc/ và kết tủa.
Các phản ứng của lân trong đất có độ pH thấp. Phương trình kết tủa của lân với ion Fe, Al và Mn như sau:
Al3+ + H2PO4 + 2H2O ↔ 2H+ + Al(OH)2H2PO4
(hòa tan) (kết tủa)
Sự cố định của lân bởi oxithydro được minh họa bằng ví dụ với nhôm như sau:
Cùng với sự tăng pH trong đất, các dạng không hòa tan biến đổi thành dạng hòa tan
Ca(H2PO4)2 + 2Ca2+ ↔ Ca3(PO4)2 + 4H+ 2CO2 + 2H2O
(kết tủa)
Ca(H2PO4)2 + 2CaCO2 ↔ Ca3(PO4)2 + 2CO2 + 2H2O
(hòa tan) (kết tủa)
Lân hữu cơ. Hiện còn biết rất ít về tính dễ tiêu của hợp chất lân hữu cơ đối với cây trồng. Dạng chất hữu cơ bao gồm phytin, axit nucleic và photpholipit. Tính dễ tiêu của lân hữu cơ được quyết định bởi lượng chất hữu cơ trong đất và tốc độ phân giải của nó và hoạt động của vi khuẩn. Sẽ có nhiều lân dễ tiêu hơn nếu bón chất hữu cơ tươi.
Kiểm soát lân. Tốt nhất là duy trì độ pH đất (6-7) và lượng chất hữu cơ. Sử dụng phân bón được phủ hoặc bọc bằng nhiều nguyên liệu khác nhau cũng rất tốt. Mặc dù quản lý cẩn thận, vẫn có một lượng lớn lân được bón trở thành khó tiêu với cây trồng. Tuy nhiên, những lân này không bị mất do rửa trôi và vẫn được giữ trong đất. Qua nhiều năm, nó có thể dần chuyển thành chất dễ tiêu cho cây trồng.
Kali trong đất
Hầu hết các loại đất, trừ đất cát đều có kali tổng số cao. Tuy vậy, lượng kali trao đổi trong sét là rất thấp. Không giống như lân và đạm hữu cơ, hầu hết kali bị mất do rửa trôi. Kali và đạm do cây trồng lấy đi là cao thường gấp 3-4 lần so với lân. Rất nhiều giống rau có yêu cầu kali cao. Cây sẽ hấp thu nhiều kali hòa tan hơn lượng chúng cần một khi lượng kali có trong đất lớn. Tuy nhiên, hấp thụ thừa thãi kali sẽ không làm tăng năng suất. Điều này được gọi là sự hấp thụ lãng phí (Hình 2.9)
Hình 2.9: Mối quan hệ giữa hàm lượng kali trong cây và kali dễ tiêu
Khoảng 90-98% kali trong đất ở dạng khoáng mica và khoáng felspat cây không sử dụng được. Chỉ có khoảng 2% là cây thực sự hấp thụ được. Trong khi đó, kali trong dung dịch khoáng chỉ chiếm 10% và dễ bị rửa trôi. Lượng kali trao đổi còn lại được giữ trong các khoáng sét của đất.
Những dạng không trao đổi được và chậm dễ tiêu bao gồm các ion kali cố định bởi các hạt sét và chất hữu cơ, và chúng không thể bị thay thế bởi phương pháp trao đổi thông thường. Hình 2.10 giới thiệu chu trình kali.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự cố định kali trong đất phụ thuộc vào loại sét. Vermiculit cố định kali với lượng lớn, ngược lại như caolimit cố định ít sét. Sự ướt và khô đều ảnh hưởng đến quá trình cố định này. Ví dụ, Montmorillinit có thể cố định nhiều kali khi khô. Một số trong chúng có thể được giải phóng bởi sự đông lạnh và tan băng. Bón vôi đôi khi có thể làm tăng khả năng cố định kali trong đất.
Bón phân kali thường xuyên với lượng ít thường là tốt hơn bón nhiều và không thường xuyên do rửa trôi và hấp thụ lãng phí bởi cây trồng. Vì cây trồng hấp thu một lượng kali lớn, việc trả lại tàn dư cây trồng cho đất trở thành vấn đề quan trọng.
Hình 2.10: Kali di chuyển trong đất như thế nào
Lưu huỳnh trong đất
Nguồn lưu huỳnh tự nhiên được kết hợp chặt chẽ vào khoáng đất, như sunphit sắt, niken và đồng. Lưu huỳnh trong không khí do đốt than sẽ theo dòng nước mưa vào đất. Một số dạng hữu cơ cũng có vòng chu trình cố định và giải phóng như nitơ. Sự thiếu hụt tăng lên khi bón ít lưu huỳnh và phân bón càng nhiều đạm, lân, kali dạng nguyên chất. Chu trình tuần hoàn lưu huỳnh trong tự nhiên như hình 2.11.
Hình 2.11: Chu trình lưu huỳnh trong tự nhiên
Canxi trong đất
Canxi có mặt trong đất thường phổ biến hơn những chất dinh dưỡng khác. Nguồn chủ yếu của canxi trong đất là khoáng anooctit (Ca2S2O3), canxi (CaCO3), dolomite [Ca2Mg(CO3)2] và thạch cao Ca2SO4.2H2O. Canxi được giải phóng khi những khoáng chất này phân hủy và tan rữa. Hàm lượng canxi trong đất dao động rất lớn từ rất thấp 0,1% ở những vùng nhiệt đới nóng ẩm đến rất cao 25% ở đất đá vôi.
Canxi dễ tiêu tồn tại trong đất ở dạng ion canxi (Ca2+) trong dung dịch đất và ở dạng ion trao đổi hút bám trên phức hệ sét. Cả hai dạng này được cân bằng cho nhau. Ion canxi trong dung dịch rất dễ bị rửa trôi khi có quá nhiều nước đặc biệt là trong đất cát có thành phân cơ giới nhẹ.
Magie trong đất
Hàm lượng magie trong đất dao động từ 0,1% trong đất thô, đất cát vùng ẩm ướt đến 4% ở đất bán khô hạn và đất có thành phần cơ giới nặng. Các nguồn nguyên sinh là khoáng như biôlit và dolomite.
Magie dễ tiêu cho cây ở dạng trao đổi và hòa tan trong nước của các ion magie (Mg2+). Sự thể hiện của nó trong đất giống như canxi. Sự hấp thu của cây phụ thuộc vào lượng kali có mặt, pH của đất, mức độ bão hòa magie của keo đất, bản chất các ion trao đổi khác và loại sét – các nhân tố tương tự ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi của cây trồng. Hơn nữa ion magie cũng dễ rửa trôi theo cách tương tự như ion canxi.
Các nguyên tố vi lượng
Các nguyên tố vi lượng chủ yếu trong đất như sắt, mangan, kẽm, đồng, Bo, molipden và clo là những chất cần thiết cho sự sinh trưởng của cây. Có sự chú ý lớn về phương diện này của độ phì của đất. Việc lấy đi của cây trồng làm giảm lượng các nguyên tố vi lượng ở dưới mức yêu cầu cho sinh trưởng bình thường của cây. Sử dụng những giống cải tiến và phân đa lượng làm tăng mức sản xuất cây trồng lên mức đáng kể gây nên sự lấy đi nhiều hơn các chất vi lượng. Việc sử dụng nhiều phân nguyên chất cũng giảm mức độ không thuần khiết có chứa nguyên tố vi lượng và có liên quan tới hàm lượng các nguyên tố này cần thiết cho dinh dưỡng của con người.
Dao động về nồng độ. Sự khác nhau về mức độ có mặt các nguyên tố vi lượng do thiếu hụt và độc hại thường là nhỏ. Nhìn chung, những nguyên tố này có mặt ở dạng vô cơ, như các khoáng nguyên sinh của đất sét và ở các dạng hữu cơ. Những phản ứng ảnh hưởng đến tính dễ tiêu cuẩ chúng vẫn chưa được biết rõ. Các điều kiện gây thiếu hụt các chất vi lượng là rửa trôi, đất chua và cát, đất hữu cơ, đất có độ pH rất cao, đất thâm canh và chỉ bón nhiều đạm, lân, kali.
Cũng có sự tương tác thường xuyên giữa các chất dinh dưỡng. Ví dụ: Một lượng kẽm, mangan, hoặc đồng thừa có thể gây ra sự thiếu sắt. Bón nhiều có thể gây nên sự thiếu đồng. Bón thừa kali có thể làm giảm sự hấp thu mangan và canxi và ngược lại. Những vấn đề tương tác này rất phức tạp và luôn có xu thế gia tăng.
pH đất
Tầm quan trọng của pH đất đối với sinh trưởng của cây trồng được minh họa ở hình 2.12 – 2.14. pH của dung dịch đất có ảnh hưởng lớn đến nhiều quá trình quan trọng trong đất và trong cây. Do vậy, cần phải cân nhắc kỹ đến các nhân tố này trong quản lý đất.
Khoảng pH
Cây trồng chống chịu
< 5.4
Khoai sọ
5.5 – 5.9 (chống chịu tốt)
Củ cải, củ cải tròn, súp lơ, khoai lang, đậu tương, cỏ đuôi mèo
5.5 – 5.9 (chống chịu kém)
Cà chua, khoai tây, đậu ngựa
6.0 – 6.5
Đậu rằn
> 6.5
Xà lách, cà tím, đậu Hà Lan, cải bina, hành ta
Hình 2.13: Mối liên hệ giữa sinh trưởng cây trồng và độ chua đất
Thông thường những ảnh hưởng có hại không do chính bản thân những ion H+ của chúng gây ra, mà do tính độc của những ion Al3+ và Mn2+ hòa tan ở độ pH thấp. Tính dễ tiêu của các chất dinh dưỡng và sự sinh trưởng của vi khuẩn bị ảnh hưởng đáng kể bởi pH khác nhau
Ở các giá trị pH cao, ion bicacbonat có thể trở nên độc. Đất kiềm thường có nồng độ muối cao có hại cho sinh trưởng cây trồng. Nồng độ muối được đo bởi suất dẫn điện của đất (EC). Giá trị EC cao hơn 4ms/cm là có hại cho cây trồng (Hình 2.15).
Các giới hạn về giá trị pH đất. Sự giới hạn của giá trị pH có thể khác nhau lớn thùy thuộc vào mùa vụ, bón phân, và vị trí đồng ruộng. Tuy nhiên, việc đo pH là có ích vì có thể đánh giá được mối tương quan có ý nghĩa thực tiễn của sinh trưởng cây trồng và độ phì của đất.
Phép đo. Trong phòng thí nghiệm, pH có thể được đo bằng máy đo pH, một điện cực thủy tinh để đo nồng độ ion H+ trong dung dịch. Ngoài đồng ruộng, sử dụng chất chỉ thị nhuộm màu có khung màu của giá trị pH.
Hình 2.14: Những con đường làm cho đất trở thành axit
Đánh giá độ phì của đất
Đánh giá độ phì đất chủ yếu dựa vào các thử nghiệm và quan trắc trên cây trồng và đất và là cách rất quan trọng để duy trì hoặc cải tạo độ phì của đất. Có bốn kỹ thuật đánh giá được sử dụng rộng rãi: các triệu trứng thiếu dinh dưỡng của cây trồng, phân tích mô thực vật, phân tích hóa học đất và các thử nghiệm sinh học. Những điểm quan trọng cho mỗi phương pháp được trình bày tóm tắt như sau:
Những triệu chứng thiếu dinh dưỡng. Sự thiếu một hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng có thể gây nên những biểu hiện không bình thường hoặc những triệu trứng đặc trưng ở cây trồng. Những triệu chứng này có thể chia theo nhóm như sau: cây tàn lụi sớm ở thời kỳ vườn ươm, sự sinh trưởng không bình thường (còi cọc), những triệu trứng đặc trưng ở lá, sự rối loạn bên trong, chín muộn hoặc không bình thường, chất lượng và năng suất kém. Chúng có thể được sử dụng để bổ sung những kỹ thuật khác nhằm xác định sự thiếu dinh dưỡng; tuy nhiên, nó đòi hỏi phải có kỹ năng và kinh nghiệm để phân biệt các triệu trứng thiếu hụt và để xác định những nhân tố ảnh hưởng đến bề ngoài của cây trồng
Hình 2.15: Suất dẫn điện EC và pH đất liên quan đến sinh trưởng gây tổn thương cho cây
Phân tích mô cây. Nồng độ dinh dưỡng trong cây là các tác động kết hợp của các nhân tố đã ảnh hưởng đến thời gian lấy mẫu. Nó liên quan đến sinh trưởng của cây và kết hợp với những thay đổi của nó qua một thời gian nhất định. Khi dinh dưỡng của cây không đủ cho sinh trưởng tối đa trong điều kiện đồng ruộng, cung cấp thêm các chất dinh dưỡng cho cây làm tăng sinh trưởng và năng suất cây trồng cũng như tỷ lệ dinh dưỡng trong cây. Tuy vậy, bổ sung nhiều dinh dưỡng sai khi thu được năng suất tối đa sẽ làm tăng them nồng độ dinh dưỡng mà không có sự tăng năng suất tương ứng nào (sự tiêu thụ lãng phí), mà còn có thể dẫn đến nồng độ gây độc, làm giảm năng suất.
Mối liên hệ giữa thành phần thực vật và năng suất hoặc sinh trưởng được xác định nhờ sự phân tích cây trồng, và sự phân tích này cũng đưa ra cách đo độ phì của đất dưới một loạt các điều kiện sinh trưởng. Hình 2.16 trình bày mối liên hệ này. Một số giá trị đã được thiết lập cho một số cây trồng liên quan đến lượng N, P, K trong các mô đặc trưng khi thiếu hoặc đủ dinh dưỡng (Bảng 2.7)
Phân tích đất. Những phân tích này giúp ước lượng được khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất. Chúng bao gồm xác định lân, lưu huỳnh, nguyên tố vi lượng, chất hữu cơ và độ chua đất.
Bảng 2.7. Hướng dẫn phân tích mô tế bào thực vật đối với một số cây trồng miền tâya
Phương pháp phân tích hóa học nhanh hơn phương pháp phân tích cây trồng và xác định triệu trứng thiếu hụt. Các phân tích này được tiến hành trước khi cây trồng có thể xác định những yêu cầu về dinh dưỡng của đất tại thời điểm trồng.
Bản thân các phân tích này không thể tiên đoán được những yêu cầu dinh dưỡng cảu cây trồng. Các giá trị này phải được đối chiếu lại với các thị nghiệm đồng ruộng để có những khuyến cáo đáng tin cậy về những khu đất nhất định. Ví dụ, kết quả phân tích đất sẽ được đối chiếu với những phản ứng thu được từ thí nghiệm trên đồng ruộng. Nó mất thời gian và công sức trước khi những đề xuất từ các phân tích đất có thể sát với những yêu cầu thực tế của một khu đất cụ thể nào đó.
Phân tích đất cũng có những hạn chế nhất định. Nhiều dạng của các nguyên tố trong đất với độ dễ tiêu khác nhau phụ thuộc vào công thức hóa học của chúng và các nhân tố môi trường trong suốt thời gian sinh trưởng của cây trồng. Một hạn chế khác có gây khó khăn trong việ lấy mẫu đại diện đúng của dung dịch chiết rút nguyên tố (nước, axit, clohydric, axit axetic).
Phân tích sinh học. Có hai phương pháp chính dùng để phân tích sinh học: phân tích đồng ruộng và phân tích vi sinh vật.
Hình 2.16: Quan hệ giữa cung cấp dinh dưỡng, năng suất cây trồng và nồng độ sinh dưỡng tròn cây
Về phân tích đồng ruộng, cây được gieo trên đồng ruộng hoặc trong nhà lưới với công thức dinh dưỡng yêu cầu đánh giá và đối chiếu lại sự phân tích hóa học của đất. Phản ứng của cây trồng đối với các công thức xử lý được
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiêu Chuẩn Đất Sạch Và Ứng Dụng Đất Sạch Trồng Rau.docx