MỤC LỤC Trang
Chương 1 Hoàn cảnh lịch sử nước ta trước khi Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước 3
Chương 2 Tiểu Sử và thân thế của Nguyễn Ái Quốc 9
Chương 3 Con đường tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc 13
Chương 4 Nguyến Ái Quốc đã tìm ra cho mình con đường cứu nước đúng đắn và sáng tạo . Nó có ý nghĩa rất lớn quyết định vận mệnh của cả một dân tộc và có ảnh rất lớn đến Phong trào cộng sản quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. 40
48 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5793 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tiểu sử, thân thế và con đường tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những người trong khách sạn cho đó là một việc lớn vì lần đầu tiên ông "vua đầu bếp" làm như thế.
Ngày 16-4-1915, Nguyễn Tất Thành, lấy tên là Pôn (Paul), gửi thư cho Toàn quyền Đông Dương, qua lãnh sự Người tại Sài Gòn, nhờ tìm địa chỉ của cha mình. Dù sống xa cách muôn trùng dương, song tấm lòng hiếu thảo của người con vẫn hướng về cha già.
Khoảng cuối năm 1917, khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất sắp chấm dứt, Nguyễn Tất Thành trở lại nước Pháp. Người nhận thấy nước Pháp, nhất là thủ đô Pari, có những điều kiện khách quan thuận lợi cho hoạt độ
ở Pháp, Nguyễn Tất Thành sống hoà mình với nhân dân lao động Pari, tiếp xúc với nhiều nhà hoạt động chính trị, văn hoá nổi tiếng của Pháp (Macxen Casanh, Pôn Vâyăng Cutuyriê, Giăng Lôngghê...), tham gia Đảng xã hội Pháp - tổ chức tiến bộ nhất ở Pháp hồi bấy giờ bênh vực các nước thuộc địa.
Thời gian này, các nước Đồng minh thắng trận đang họp Hội nghị Vécxây để chia nhau quyền lợi. Nhiều đoàn đại biểu các dân tộc thuộc địa đến Pari để trình bày nguyện vọng muốn được độc lập. Thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn ái Quốc (tên mới của Nguyễn Tất Thành) gửi đến hội nghị này bản yêu sách của nhân dân Việt Nam. Bản yêu sách gồm 8 điểm:
1. Ân xá chính trị phạm người bản xứ.
2. Cải cách pháp luật ở Đông Dương để người bản xứ được bảo đảm về luật pháp như người châu Âu. Bãi bỏ tất cả những toà án đặc biệt.
3.Tự do báo chí và ngôn luận.
4.Tự do lập hội và hội họp.
5. Tự do di dân và du lịch ra nước ngoài.
6. Tự do lập trường học trong các tỉnh để dạy về kỹ thuật và nghề nghiệp cần thiết cho dân bản xứ.
7. Thay thế chế độ sắc lệnh bằng các đạo luật.
8. Bầu ra đại diện thường trực người bản xứ làm việc bên cạnh Quốc hội Pháp để thông báo những nguyện vọng của nhân dân.
Kèm theo bản Yêu sách, Nguyễn ái Quốc còn gửi thư riêng cho các đoàn đại biểu Đồng minh dự hội nghị và tất cả nghị viên của Quốc hội Pháp. Bản Yêu sách trên được viết bằng ba thứ tiếng Pháp, Việt, Hán với nội dung như nhau. Nhận được thư và bản Yêu sách nhưng không có đại biểu nào trả lời. Sau này, khi nhìn lại việc làm này, Nguyễn ái Quốc khẳng định: "Cuộc đại chiến kết thúc, dân tộc Việt Nam cũng như các dân tộc khác, đã bị mê hoặc theo những lời tuyên bố rộng rãi của Uynxơn về quyền dân tộc tự quyết... Nhưng sau một thời gian nghiên cứu theo dõi, chúng tôi nhận thấy rằng "chủ nghĩa Uynxơn chỉ là một trò bịp bợm lớn".
Tuy vậy, bản Yêu sách đã gây ảnh hưởng to lớn, vì được đăng trên các báo Nhân đạo và Dân chúng, đồng thời in thành truyền đơn phân phát trong các cuộc họp, mít tinh, gửi cho Việt kiều ở Pháp và gửi về nước. Bản truyền đơn chữ Việt với đầu đề "Việt Nam yêu cầu ca" được Nguyễn ái Quốc diễn đạt thành văn vần:
..."Một xin tha kẻ đồng bào,
Vì chung chính trị mắc vào tù giam.
Hai xin pháp luật sửa sang,
Người Tây người Việt hai phương cùng đồng.
Những toà đặc biệt bất công,
Dám xin bỏ dứt rộng dung dân lành.
Ba xin rộng phép học hành,
Mở mang kỹ nghệ tập tành công thương.
Bốn xin được phép hội làng,
Năm xin nghĩ ngợi nói bàn tự do.
Sáu xin được phép lịch du,
Bốn phương mặc sức, năm châu mặc tình.
Bảy xin hiến pháp ban hành,
Trăm điều phải có thần linh pháp quyền.
Tám xin được cử nghị viên,
Chúng nhờ vạn quốc công dân xét tình...".
Bản Yêu sách... đã gây được ảnh hưởng không nhỏ đối với nhân dân Việt Nam. Họ được thức tỉnh, có ý thức đấu tranh cho những cải cách dân chủ để tiến tới được độc lập hoàn toàn. Thực dân Pháp hoảng sợ. Chúng truy tìm tác giả bản Yêu sách... Báo chí Pháp so sánh bản Yêu sách của Nguyễn ái Quốc như "quả bom đặt giữa tất cả những người Pháp ở Đông Dương". Nhưng không thể nói những lời yêu cầu ấy là không có tác dụng, bởi vì nó đã đánh dấu một giai đoạn mới trong phong trào giải phóng dân tộc ”.
Cách mạng Tháng Mười Nga thành công (ngày 7-11-1917) lúc Nguyễn Tất Thành mới đến Pari. Tiếng vang của cuộc cách mạng này được anh chú ý. Tuy lúc đầu chưa hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về Cách mạng Tháng Mười, song vốn có sự nhạy cảm về chính trị, lại có thực tiễn cuộc sống của nhân dân bị áp bức và ấp ủ từ lâu ý tưởng giải phóng dân tộc nên Người nhận thấy đây là một biến cố lớn "có sức lôi cuốn kỳ diệu". Sự nhận thức "cảm tính tự nhiên" ban đầu ấy lưu mãi ở Hồ Chí Minh một ấn tượng sâu sắc, "tựa như người đi đường đang khát mà có nước uống, đang đói có cơm ăn". Dần dần trong hoạt động thực tiễn và hoạt động lý luận, Nguyễn ái Quốc càng hiểu về Cách mạng Tháng Mười, về Lênin. ở Pari, Người đã tham gia những hoạt động ủng hộ Cách mạng Tháng Mười, phản đối bọn đế quốc vũ trang can thiệp vào nước Nga Xôviết.
Ngày 25-12-1920, Nguyễn ái Quốc tham gia Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp với tư cách là đại biểu Đông Dương. Đại hội khai mạc lúc 10 giờ 35 phút tại phòng họp lớn của nhà Manegiơ ở thành phố Tua, cách Pari 237 km.
Tại Đại hội, Nguyễn ái Quốc được nhiệt liệt hoan nghênh, và là đại biểu Đông Dương đầu tiên. Người đã phát biểu ý kiến ngắn gọn, lưu ý Đại hội một vấn đề quan trọng là chống chủ nghĩa tư bản Pháp áp bức, bóc lột nhân dân thuộc địa; tố cáo tội ác của bọn thực dân ở Đông Dương và các nước thuộc địa khác và kêu gọi: "Các đồng chí, hãy cứu chúng tôi!".
Bọn mật thám Pháp theo dõi hoạt động của Nguyễn ái Quốc và tìm cách bắt, nhưng được đại biểu dự Đại hội bảo vệ, nên Người vẫn tham dự Đại hội đến cùng.
22 giờ ngày 29 tháng 12, Đại hội Tua tiến hành bỏ phiếu quyết định việc Đảng xã hội ở lại Quốc tế thứ hai hay gia nhập Quốc tế Cộng sản. Kết quả phái tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản giành thắng lợi (chiếm 2/3 tổng số phiếu). Phái đối lập thất bại bỏ Đại hội ra họp riêng. Các đại biểu ở lại đứng lên hát vang bài Quốc tế ca. Nguyễn ái Quốc tán thành tham gia Quốc tế Cộng sản.
Sau cuộc bỏ phiếu, nữ đồng chí Rôdơ, người ghi biên bản tốc ký Đại hội, hỏi Nguyễn ái Quốc:
- Tại sao đồng chí lại bỏ phiếu cho Quốc tế III?
- Rất giản đơn. Tôi không hiểu chị nói thế nào là chiến lược, chiến thuật vô sản và nhiều điểm khác! Nhưng tôi hiểu rõ một điều: Quốc tế III rất chú ý đến vấn đề giải phóng thuộc địa... Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu.
Hồi 2 giờ 30 phút ngày 30-12-1920, Nguyễn ái Quốc cùng những người chủ trương gia nhập Quốc tế Cộng sản tuyên bố thành lập Phân bộ Pháp của Quốc tế Cộng sản. Từ giờ phút ấy, Nguyễn ái Quốc trở thành người cộng sản, là một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, cũng là người cộng sản Việt Nam đầu tiên.
Trải qua gần 10 năm rời Tổ quốc đi đến nhiều nơi trên thế giới, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn ái Quốc - đã tìm ra con đường cứu nước duy nhất đúng đắn cho dân tộc mình: con đường Cách mạng Tháng Mười, con đường cách mạng vô sản. Đó cũng là con đường cho nhiều dân tộc thuộc địa muốn đấu tranh giành độc lập.
Trải qua một quá trình khảo nghiệm các phong trào yêu nước , giải phóng dân tộc ở trong nước và nghiên cứu các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới . Được ảnh hưởng to lớn cách mạng Tháng Mười Nga. Được tiếp thu tiếp thu những nội dung cốt lõi của chủ nghĩa Mác-Lênin, Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc đã đi đến sự lựa chọn:
“ Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc , không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản ”.
“ Bây giờ học thuyết nhiều , chủ nghĩa nhiều , nhưng chủ nghĩa chân chính nhất , chắc chắn nhất , cách mệnh nhất là chủ nghĩa lênin”
Tối 13-6-1923, Nguyễn ái Quốc bí mật rời Pari đi Liên Xô với mơ ước được đến quê hương Cách mạng Tháng Mười và hy vọng "được gặp đồng chí Lênin". Để thoát khỏi sự theo dõi rất chặt của mật thám Pháp, Nguyễn ái Quốc lên xe buýt đi tham gia một cuộc mít tinh ở ngoại ô Pari, rồi nửa giờ sau lặng lẽ về ga xe lửa, cầm tấm vé xe lửa hạng nhất, tay xách chiếc va li nhỏ ung dung bước vào toa hạng nhất.
Ngày 30-6-1923, Nguyễn ái Quốc đến cảng Pêtơrôgrát (nay là Xan Pêtécbua), đặt chân lên đất nước Xôviết với hộ chiếu mang tên Chen Vang. Sau một thời gian ngắn, anh đến Mátxcơva. Một trong những hoạt động quốc tế quan trọng của Nguyễn ái Quốc là tham dự Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế nông dân, khai mạc ngày 10-10 ở điện Kremli, với tư cách đại biểu chính thức của nông dân Đông Dương. Người đã nhiều lần phát biểu ý kiến, tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với các thuộc địa, nêu lên nỗi khổ của người nông dân và khẳng định: "Quốc tế của chúng ta chỉ trở thành quốc tế chân chính khi trong Quốc tế này có những người nông dân Phương Đông tham gia, đặc biệt là nông dân các nước thuộc địa, những người bị áp bức và bóc lột tệ hại nhất" .Nguyễn ái Quốc được bầu vào Hội đồng Quốc tế nông dân, là một trong 52 uỷ viên của Hội đồng, sau đó được cử vào Đoàn chủ tịch của Hội đồng gồm 11 uỷ viên. Nguyễn ái Quốc đã xúc động mạnh mẽ khi được tin V.I.Lênin từ trần ngày 21-1-1924. Thế là mong ước của Người muốn gặp Lênin không thực hiện được. Sau này kể lại sự kiện đau buồn này, Người nói: "Vào một ngày tháng giêng năm 1924, chúng tôi đang ăn bữa sáng tại quán cơm ở tầng dưới khách sạn thì được tin Lênin mất. Không ai muốn tin điều đó, nhưng khi ngoảnh lại, chúng tôi thấy lá cờ của Xôviết Mátxcơva đã bỏ rủ. Một sự xúc động lớn xâm chiếm tâm hồn chúng tôi, bữa ăn bị bỏ dở, và không thấy đói nữa. Lênin đã mất. Thế là tôi chưa được gặp Lênin và đó là một điều ân hận lớn trong đời tôi. Khi tôi đến nước Nga, Người đang ốm nặng và đang chữa bệnh ở Goócki, cho nên không đến thăm được".
Với tình cảm chân thành, sâu đậm, Nguyễn ái Quốc viết bài Lênin và các dân tộc thuộc địa, đăng trên báo Pravđa (Liên Xô ) ngày 27-1. Người nêu lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân các thuộc địa đối với Lênin đã đấu tranh "giải phóng nhân dân mình, còn muốn giải phóng các dân tộc khác nữa". Bài viết kết thúc với những lời tha thiết: "Khi còn sống, Người là người cha, thầy học, đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng xã hội. Lênin bất diệt sẽ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta" .
Nguyễn ái Quốc đã tham dự lễ tang Lênin do Đảng Cộng sản Liên Xô tổ chức (23-1-1924). ở Mátxcơva, Nguyễn ái Quốc vào học Trường đại học Cộng sản của những người lao động phương Đông (gọi tắt là Trường đại học phương Đông), được nhận làm cán bộ của Ban phương Đông Quốc tế Cộng sản và được mời tham dự lễ kỷ niệm ngày Quốc tế lao động (1-5-1924), tổ chức tại Hồng trường Mátxcơva.
Hoạt động có ý nghĩa quan trọng của Người trong thời gian ở Liên Xô là tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản với tư cách là đại biểu tư vấn. Trong thời gian ở Liên Xô, Nguyễn ái Quốc còn được mời tham dự các đại hội của Quốc tế cộng sản Thanh niên (15-6-1924) và của Quốc tế Công hội đỏ (7-1924). Trong những năm tháng sống và làm việc trên đất nước Xôviết, Nguyễn ái Quốc đã chú ý nghiên cứu chế độ xã hội nước Nga. Người đã nhìn thấy mặt ưu việt của chủ nghĩa xã hội, đặc biệt đối với trẻ em: "Nói tóm lại, cái gì tốt nhất đều để dành cho trẻ em. Nếu nước Nga chưa phải là một thiên đường cho tất cả mọi người, thì nước Nga đã là một thiên đường của trẻ con" .
Người đã đánh giá cao Cách mạng tháng Mười : Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mạng Nga là đã thành công , và thành công đến nơi. Nghĩa là dân chúng được hưởng hạnh phúc , tự do bình đẳng thật sự… Cách mạng Nga dạy cho chúng ta những kinh nghiệm lớn rằng: muốn cách mạng thành công phải lấy công nông làm gốc , phải có Đảng bền vững , phải bền gan chiến đấu , phải sẵn sàng hy sinh, phải thống nhất… Nói tóm lại phải theo chủ nghĩa Mác-Lênin.
Đáp ứng yêu cầu của Nguyễn ái Quốc về việc muốn trở về Tổ quốc để hoạt động, ngày 25-9-1924 Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản quyết định: "Đồng chí Nguyễn ái Quốc cần đi Quảng Châu, chi phí do Ban phương Đông chịu". Thế là Nguyễn ái Quốc đã đi theo con đường mà Anbe Xarô, Bộ trưởng thuộc địa Pháp dự đoán - từ Pháp sang Liên Xô, đến Trung Quốc để trở về nước. Nhưng A.Xarô không thể nào ngăn cuộc hành trình cứu nước của Nguyễn ái Quốc, dù cuộc hành trình đó rất gian khổ và vô cùng nguy hiểm.
Ngày 11-11-1924, Nguyễn ái Quốc đến Quảng Châu. Từ đây, Người viết báo cáo gửi về Đoàn chủ tịch Quốc tế Cộng sản, nói về Tình hình Đông Dương tháng 11 và tháng 12 năm 1924 và những công việc sẽ làm.
Công việc đầu tiên là vào đầu năm 1925, Người mở lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu. Học viên phần lớn là những thanh niên Việt Nam yêu nước. Chương trình học tập gồm Lịch sử cách mạng thế giới, Cách mạng Việt Nam, Tổ chức và phương pháp vận động quần chúng. Những bài học này nhằm giúp cho học viên nhận thức đúng đắn rằng, muốn giải phóng dân tộc không thể đi theo con đường cách mạng tư sản kiểu Mỹ, Pháp, vì đó là những cuộc "cách mệnh không đến nơi", nhân dân không thoát khỏi ách thống trị, áp bức. Con đường cách mạng duy nhất đúng là con đường Cách mạng Tháng Mười Nga, bởi vì cuộc cách mạng này "đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi, lại ra sức cho công, nông các nước và dân bị áp bức các thuộc địa làm cách mệnh để đập đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới".
Nguyễn ái Quốc trực tiếp lãnh đạo, tổ chức và là người giảng dạy chủ yếu. Người giảng dạy rất dễ hiểu, cụ thể, có hình ảnh, không những làm cho học viên nắm vững bài học mà còn xúc động sâu sắc. Người chú ý việc học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tế. Ngoài ra, lớp học còn có một số cán bộ Việt Nam (Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn...), các cố vấn Liên Xô giúp cho Chính phủ Quảng Châu và cán bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (Bành Bái...) tham gia giảng dạy. Trong hơn 2 năm, Người đã đào tạo khoảng 200 cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Nhiều người sau này trở thành những nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và Nhà nước ta. Những bài giảng của Nguyễn ái Quốc ở các khóa huấn luyện tại Quảng Châu được tập hợp thành cuốn sách Đường cách mệnh do Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức xuất bản năm 1927.
Sách gồm có 15 vấn đề:
1. Tư cách người cách mạng.
2. Vì sao phải viết sách này.
3. Cách mệnh.
4. Lịch sử cách mệnh Mỹ.
5. Cách mệnh Pháp
6. Lịch sử cách mệnh Nga.
7. Quốc tế.
8. Phụ nữ quốc tế.
9. Công nhân quốc tế.
10. Cộng sản thanh niên quốc tế.
11. Quốc tế giúp đỡ.
12. Quốc tế cứu tế đỏ.
13. Cách tổ chức công hội.
14. Tổ chức dân cày.
15. Hợp tác xã.
Nếu cuốn sách Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) có nội dung tố cáo tội ác của bọn thực dân đối với nhân dân thuộc địa và ca ngợi sự thức tỉnh của các dân tộc bị áp bức đấu tranh giải phóng, thì cuốn Đường cách mệnh còn chỉ rõ con đường cách mạng đúng nhất phải đi - cách mạng vô sản, "chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất" phải theo - chủ nghĩa Lênin, và sự cần thiết phải có Đảng "vững cách mệnh" - Đảng theo chủ nghĩa Mác - Lênin.
Cùng với việc huấn luyện cán bộ cách mạng, Nguyễn ái Quốc sáng lập "Việt Nam Thanh niên cách mệnh đồng chí hội ". Mục đích của Hội là "Hy sinh tính mệnh, quyền lợi, tư tưởng để làm cuộc cách mệnh dân tộc (đập tan bọn Pháp và giành lại độc lập cho xứ sở) rồi sau làm cách mệnh thế giới (lật đổ chủ nghĩa đế quốc và thực hiện chủ nghĩa cộng sản". Đây là tổ chức cách mạng theo chủ nghĩa Mác - Lênin, có khuynh hướng cộng sản đầu tiên ở Việt Nam. Nó là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam.
ảnh hưởng của "Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội" ăn sâu vào quần chúng nhân dân trong nước, chỉ từ năm 1925 đến năm 1929 mà tổ chức này đã xây dựng được nhiều cơ sở ở các trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng, như Sài Gòn, Hải Phòng, Nghệ An, Nam Định, Hòn Gai, Hà Nội, Đà Nẵng, Biên Hoà... Số lượng hội viên tăng nhanh. Năm 1928 mới có 300 hội viên, đến 1929 đã có 1.700 hội viên, nếu kể cả hội viên dự bị thì có gần 3.000 người.
Trong thời gian ở Quảng Châu, với tên mới là Lý Thuỵ và với danh nghĩa người phiên dịch làm việc ở phái bộ Bôrôđin - cố vấn của Chính phủ Tôn Trung Sơn, Người còn tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức. Đây là một tổ chức cách mạng có tính chất quốc tế, tập hợp những người yêu nước Việt Nam, Trung Quốc, ấn Độ, Triều Tiên, Inđônêxia, Miến Điện (nay là Mianma), v.v.. Mục tiêu của Hội là liên hiệp các dân tộc nhỏ yếu bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới để đấu tranh cách mạng nhằm "lật đổ về căn bản chủ nghĩa tư bản đế quốc cực kỳ hung ác".
Nguyễn ái Quốc là một trong những người lãnh đạo của Hội, được bầu làm Bí thư kiêm phụ trách công việc tài chính của Hội, đồng thời cũng là người trực tiếp phụ trách Chi bộ Việt Nam của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức.
Nhân dân Quảng Châu (Trung Quốc) đã nhiệt tình ủng hộ những hoạt động cách mạng của Nguyễn ái Quốc. Người cũng có những đóng góp thiết thực với cách mạng Trung Quốc. Người tham gia đội diễn thuyết với danh nghĩa là hội viên Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức. Người được đoàn chủ tịch Quốc tế Nông dân quyết định phân công vận động nông dân Trung Quốc, Xiêm (Thái Lan), Đài Loan, Philippin và đã tiếp xúc với nhiều địa phương, thu thập tài liệu báo cáo gửi về Quốc tế.
Như vậy, trong thời gian ở Trung Quốc, Nguyễn ái Quốc đã có những hoạt động cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam và đóng góp vào công cuộc cách mạng của nhân dân Trung Quốc và các nước khác. Công việc đang thuận lợi thì Tưởng Giới Thạch tiến hành khủng bố đàn áp khắp nơi.
Từ cuối năm 1928 đến đầu năm 1929, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản mà Nguyễn ái Quốc đã đưa vào nước ta, ngày một phát triển. Trước yêu cầu mới của cách mạng, nhiều tổ chức cộng sản lần lượt ra đời: Đông Dương Cộng sản đảng (6-1929), An Nam Cộng sản đảng (7-1929) và Đông Dương Cộng sản liên đoàn (9-1929). Ba tổ chức này hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng quần chúng của nhau, gây nên một trở ngại lớn cho phong trào cách mạng.
Trước tình hình ấy, việc thống nhất các nhóm cộng sản để thành lập một đảng là yêu cầu cấp thiết. Cuối tháng 10-1929, Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản gửi thư cho các tổ chức cộng sản ở Đông Dương đề nghị phải hợp nhất với nhau. "Muốn vậy cần phải lập một ban gồm những người thay mặt cho tất cả những tổ chức nào công nhận Điều lệ, Nghị quyết của Quốc tế Cộng sản và hăng hái hoạt động trong thợ thuyền và dân cày...". Quốc tế Cộng sản giao cho Nguyễn ái Quốc trách nhiệm thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng Cộng sản. Nhưng Nguyễn ái Quốc hiện ở đâu, nhiều người không biết. Phải tìm cách liên lạc, và cuối cùng Người cũng nhận được chỉ thị của Quốc tế Cộng sản và gấp rút bắt tay thực hiện.
Mặc dầu sự khủng bố của Pháp, "Hội Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí" phát triển nhanh chóng. Nhưng sự chia rẽ đã làm cho những người yêu nước lo lắng. Vì chia rẽ thì suy yếu" .
Tháng 11-1929, Nguyễn ái Quốc rời Xiêm đi Trung Quốc. Người đáp xe lửa đi Băng Cốc và từ Băng Cốc đi tàu thuỷ đến Xanhgapo; từ đây lại chuyển sang một tàu thuỷ khác đi Hồng Công. Hồng Công có nghĩa là "Vịnh thơm" - như cư dân thời cổ thường gọi miền đất sinh sống của mình - là nhượng địa do triều Mãn Thanh (Trung Quốc) nhượng cho thực dân Anh trong 100 năm (1887-1997) . Trong những năm này, Hồng Công là một "thành phố bỏ ngỏ". Chính quyền Anh ở đây không kiểm tra chặt chẽ việc người nước ngoài đến nhập cư. ở Hồng Công các tổ chức dân chủ có thể hoạt động tương đối tự do, những người bị truy nã về chính trị ở nước khác có thể đến đây cư trú.
Đầu tháng 1-1930, Nguyễn ái Quốc liên lạc với cơ quan của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Hồng Công và được các đồng chí Trung Quốc giúp đỡ việc tổ chức Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản của Việt Nam.
Cuối tháng 1-1930, đại biểu của các tổ chức cộng sản Việt Nam đã có mặt ở Hồng Công theo giấy triệu tập của Nguyễn ái Quốc.
Từ ngày 3 đến 7-2-1930, vào đúng dịp tết Canh Ngọ, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam được tổ chức trong một xóm lao động nghèo, ở một gia đình công nhân, sau đó chuyển qua một số địa điểm khác ở Cửu Long (Hồng Công).
Nguyễn ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất. Tham dự Hội nghị có 2 đại biểu Đông Dương Cộng sản đảng, 2 đại biểu An Nam Cộng sản đảng, và 2 đại biểu nước ngoài . Đông Dương Cộng sản liên đoàn không kịp cử đại biểu đến dự. Tại Hội nghị hợp nhất, Nguyễn ái Quốc đề nghị các đại biểu xoá bỏ mọi thành kiến xung đột cũ giữa các nhóm cộng sản, thành thật hợp tác với nhau để thống nhất thành một đảng mới, định kế hoạch thực hiện việc thống nhất của Trung ương lâm thời.
Hội nghị nhất trí về việc hợp nhất Đảng , tán thành lấy tên Đảng là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Hội nghị đã chấp nhận và thông qua những văn kiện chính thức của Đảng: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt... do Nguyễn ái Quốc khởi thảo. Những tài liệu này hợp thành Cương lĩnh đầu tiên của Đảng. Hội nghị hợp nhất, về thực chất là Đại hội thành lập Đảng và Nguyễn ái Quốc là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. "Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng" .
Nhân sự kiện thành lập Đảng, Nguyễn ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam viết Lời kêu gọi gửi công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, học sinh và tất cả đồng bào bị áp bức, bóc lột và đề nghị "từ nay anh chị em chúng ta cần phải gia nhập Đảng, ủng hộ Đảng và đi theo Đảng", đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và giai cấp tư sản phản cách mạng để giành độc lập, tự do.
Ngày 30-4-1931, trong một cuộc lùng sục vây ráp ở ngoại ô Sài Gòn, cảnh sát Pháp đã bắt được Nguyễn Thái, đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương, trong người có mang lá thư của Nguyễn ái Quốc gửi từ Hồng Công cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Ngày 6-5-1931, tại Hà Nội, Toàn quyền Đông Dương đã gửi một công điện thượng khẩn về Pari cho Bộ thuộc địa, báo tin đã xác định được Nguyễn ái Quốc hiện đang ở Hồng Công.
Ngày 1-6-1931, một cán bộ của Quốc tế Cộng sản là Lơphrăng (tên thật là Đuycơru, người Pháp) bị cảnh sát Anh bắt tại Xanhgapo. Cuộc vây bắt hoàn toàn bất ngờ đối với Đuycơru, vì thế ông không kịp huỷ các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến một số hoạt động và địa chỉ của Quốc tế Cộng sản ở Đông - Nam á, trong đó có địa chỉ của Nguyễn ái Quốc ở Hồng Công.
Sáng sớm ngày 6-6-1931, cánh cửa ngôi nhà số 186 phố Tam Lung bỗng dưng bị đập mạnh. Cánh cửa bật mở, một viên sĩ quan Anh và mấy viên cảnh sát Trung Quốc ập vào phòng. Cuộc khám xét bắt đầu. Bọn cảnh sát lục soát khắp nhà, từ dưới sàn lên đến trần. Chúng đập cả tường nhà, rỡ cả mái ngói hòng tìm vũ khí... Chúng lật tung quần áo, chăn gối, thậm chí còn cắt cả bánh xà phòng để tìm giấy tờ bí mật và thuốc nổ. Tìm kiếm hồi lâu không có kết quả, chúng bắt Nguyễn ái Quốc - người mang thẻ căn cước với tên là Tống Văn Sơ. Nguyễn ái Quốc bị giải ra khỏi nhà và bị đẩy lên chiếc xe có cửa sổ bịt kín bằng lưới sắt. Xe chạy về sở cảnh sát Anh ở Hồng Công.
Theo kế hoạch của hai sở mật thám Pháp và Anh thì khi bắt được Nguyễn ái Quốc, người Anh phải báo ngay cho chính quyền Pháp biết, Pháp sẽ cấp tốc đưa đến Hồng Công một chiếc tàu đặc biệt để chở Nguyễn ái Quốc về Việt Nam. ở Việt Nam, chính quyền Pháp sẽ có thể thi hành bản án tử hình dành sẵn cho Nguyễn ái Quốc, do toà án Vinh xử vắng mặt năm 1929. Chúng tin rằng việc này sẽ không gây dư luận ồn ào bất lợi cho chúng. Tính toán như thế, viên cảnh sát Hồng Công, kẻ chỉ huy vụ bắt bớ ở phố Tam Lung, không đếm xỉa gì đến việc phải nhận được lệnh của Uỷ viên công tố cho phép bắt ngoại kiều.
Hai ngày sau, ở Pari, trên bàn làm việc của Bộ trưởng thuộc địa Pháp đã có bức điện của Toàn quyền Đông Dương Méclanh cho biết là Nguyễn ái Quốc, "kẻ thù cực kỳ năng động và nguy hiểm" đã bị bắt ở Hồng Công. Từ cảng Hải Phòng, một chiếc tàu Pháp đã nhổ neo nhằm hướng Hồng Công, với nhiệm vụ chở một kẻ "nổi loạn" đang bị giam trong xà lim của cảnh sát Hồng Công về Việt Nam.
Được một người Việt Nam báo tin Nguyễn ái Quốc bị bắt và nhờ giúp đỡ, luật sư Phrăngxít Lôdơbai - một luật sư dân chủ tiến bộ người Anh, nổi tiếng ở Hồng Công - nhận lời ngay. Lúc bấy giờ Lôdơbai đứng đầu một văn phòng luật gia có uy tín và là Chủ tịch hội luật gia Hồng Công (ROSS). Đồng thời, khi biết tin Nguyễn ái Quốc bị bắt, đại diện Ban phương Đông của Quốc tế Cộng sản đã khẩn thiết nhờ Lôdơbai can thiệp và bảo vệ nhà cách mạng Việt Nam.
Sau hai lần Lôdơbai yêu cầu được gặp Nguyễn ái Quốc nhưng bị cảnh sát từ chối, phải đến khi sở cảnh sát đã "hợp lý hoá" xong hồ sơ bắt Nguyễn ái Quốc thì Lôdơbai mới được gặp Nguyễn ái Quốc. Ông hứa với Nguyễn ái Quốc sẽ giúp "vì danh dự chứ không nhất thiết vì tiền". Trong phòng gặp, trước mắt luật sư là một người gày gò, luôn luôn ho rũ rượi, trên khuôn mặt hốc hác nổi bật đôi mắt to ngời sáng. Sau này Lôdơbai nhớ lại rằng lúc đầu Tống Văn Sơ làm ông động lòng thương mến một cách sâu sắc, và sau nửa giờ trò chuyện ông càng cảm thấy kính trọng, khâm phục và mong muốn bằng bất cứ giá nào cũng phải giúp đỡ con người đáng mến ấy. Luật sư trở về chuẩn bị mọi tài liệu cần thiết để chuyển vụ án lên Toà án tối cao của Hồng Công.
Vụ án phải đưa ra xét xử công khai. Có thể nói đây là lần đầu tiên trong lịch sử thuộc địa, Toà án tối cao phải xét xử một bản án chính trị. Cuộc đấu tranh giữa toà án với các luật sư bào chữa kéo dài suốt 9 phiên toà, từ tháng 6 đến tháng 9 năm 1931. Cuối cùng, Toà án tối cao Hồng Công quyết định: xoá bỏ mọi điều buộc tội Tống Văn Sơ, tuy nhiên Tống Văn Sơ vẫn bị trục xuất khỏi Hồng Công và phải trở về Đông Dương. Phối hợp với những
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Con đường tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.DOC