MỤC LỤC Trang
LỜI NÓI ĐẦU .2
NỘI DUNG
I. Khái quát chung
1. Khái niệm về thừa kế và quyền thừa kế .2
2. Một vài nét về thừa kế quyền sử dụng đất ở .3
II. Ba vụ việc có tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất ở.
1. Tranh chấp di sản thừa kế nhà và đất ở giữa bà Đinh Thị Minh và bà Nguyễn Thị Nho 4
1.1. Tóm tắt nội dung vụ việc 5
1.2. Nhận xét của nhóm 6
2. Tranh chấp quyền sở hữu và quyền sử dụng đất ở giữa Bà Nguyễn Thị Hằng và Ông Nguyễn Văn Bách .7
2.1. Tóm tắt sự việc: .7
2.2. Quyết định của Tòa án .8
2.3. Nhận xét của nhóm về quyết định của Tòa án .9
3. Tranh chấp di sản thừa kế giữa ông Lại Hữu Minh, ông Lại Hữu Lệ, bà Lại Thị Tuyên và ông Lại Hữu Hiền với ông Lại Hữu Vận 11
3.1. Tóm tắt nội dung vụ việc 11
3.2. Cách giải quyết của Tòa .13
3.3. Nhận xét của nhóm .14
KẾT LUẬN .16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .17
17 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5606 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm 3 vụ án có thật liên quan đến tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
14
KẾT LUẬN………………………………………………………………..16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………….17
LỜI NÓI ĐẦU
Thừa kế là một chế định pháp lý quan trọng trong Bộ luật dân sự (BLDS) nước ta, là sự cụ thể hóa pháp luật mang tính đặc trưng theo Điều 58 Hiến Pháp năm 1992. “ Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân”. Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân được nhà nước bảo hộ.
Thừa kế quyền sử dụng đất nói chung là một trong những vấn đề rất phức tạp của pháp luật thừa kế về tài sản khi định đoạt một tài sản đặc biệt, có giá trị lớn có liên quan mật thiết tới chính sách đất đai của Nhà nước bên cạnh đó là vấn đề đạo đức xã hội khi xảy ra tranh chấp. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, Nhóm em xin đi vào “ 3 vụ án có thật liên quan đến tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất”.
NỘI DUNG
I. Khái quát chung.
1. Khái niệm về thừa kế và quyền thừa kế.
Thừa kế là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho người khác (là cá nhân đang còn sống hay là pháp nhân) theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.
Quyền thừa kế theo nghĩa rộng là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định về trình tự, hình thức để lại di sản và hưởng di sản thừa kế; người thừa kế có quyền nhận hay không nhận di sản; có quyền kiện hay không kiện yêu cầu chia di sản trong thời hạn pháp luật quy định. Theo quy định tại Điều 631 Bộ luật dân sự năm 2005: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho những người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”
Theo nghĩa hẹp, quyền thừa kế là quyền dân sự cụ thể của mỗi cá nhân trong việc để lại di sản cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật; quyền nhận di sản hay từ chối nhận di sản; quyền kiện hay không kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền thừa kế của mình.
2. Một vài nét về thừa kế quyền sử dụng đất ở.
Trong các loại tài sản để lại thừa kế thì bất động sản được quan tâm đến nhiều nhất đặc biệt là nhà ở và quyền sử dụng đất. Nhà ở và đất ở là những loại tài sản có giá trị của bất cứ một hộ gia đình hay cá nhân nào. Từ Hiến pháp năm 1946 Nhà nước ta đã quy định: “Quyền sở hữu tài sản của công dân Việt Nam được đảm bảo”. (Điều 12)
Thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở là việc chuyển nhượng nhà ở và quyền sử dụng đất ở của cá nhân đã chết cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, theo đó người thừa kế sẽ trở thành chủ sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở do được thừa kế.
Theo Bộ luật dân sự năm 2005 chỉ quy định về di sản thừa kế nói chung còn di sản là quyền sử dụng đất được quy định cụ thể trong Luật Đất đai năm 2003. Theo quy định tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày 10/8/2004 thì quyền sử dụng đất được xác định là di sản thừa kế trong những trường hợp sau:
- Đối với đất do người chết để lại (không biệt có tài sản hay không có tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất) mà người đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993 và Luật Đất đai năm 2003 thì quyền sử dụng đất đó là di sản.
- Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 (có 8 loại giấy tờ) thì kể từ ngày 1/7/2004 quyền sử dụng đất đó cũng là di sản không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế.
Về bản chất, thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở cũng giống như thừa kế các loại tài sản khác. Tuy nhiên, thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở còn có những đặc điểm tương đối độc lập với thừa kế các loại tài sản khác:
- Do chế độ sở hữu toàn dân về đất đai nên đất đai trước hết thuộc quyền sở hữu của Nhà nước và do Nhà nước thống nhất quản lý. Do vậy thừa kế quyền sử dụng đất ở cũng không nằm ngoài nguyên tắc thừa kế quyền sử dụng đất nói chung, tuy rằng thừa kế quyền sử dụng đất ở không cần phải có các điều kiện như đối với thừa kế đất nông nghiệp trồng cây nông nghiệp hằng năm, nuôi trồng thủy hải sản. Đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước, cá nhân có quyền sử dụng, khai thác đất ở chứ không có quyền chiếm hữu. Vì vậy, di sản thừa kế không phải là đất ở hay diện tích đất ở mà phải được hiểu là thừa kế quyền sử dụng đất ở. Hơn nữa, đất đai nói chung và đất ở nói riêng đều thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, vì vậy việc để lại thừa kế quyền sử dụng đất không những phải tuân theo quy định về thừa kế trong Bộ Luật dân sự mà còn phải thỏa mãn các điều kiện về thừa kế quyền sử dụng đất ở theo quy định của Luật đất đai năm 2003. Tuân theo các văn bản pháp luật hướng dẫn áp dụng những quy định của pháp luật thừa kế về thừa kế đất ở trong những trường hợp cụ thể liên quan đến người Việt Nam định vư ở nước ngoài được sử dụng đất ở Việt Nam.
- Mặt khác, thừa kế quyền sử dụng đất ở là một căn cứ xác lập quyền sử dụng đất ở của người được thừa kế, là một trường hợp chuyển quyền sử dụng đất ở qua thừa kế quyền tài sản.
II. Ba vụ việc có tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất ở.
1. Tranh chấp di sản thừa kế nhà và đất ở giữa bà Đinh Thị Minh và bà Nguyễn Thị Nho.
- Sự việc xảy ra tại huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây.
- Nguyên đơn: Bà Đinh Thị Minh, 63 tuổi;
- Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Nho, 56 tuổi;
Cả nguyên đơn và bị đơn đều trú tại xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây.
1.1. Tóm tắt nội dung vụ việc.
Cụ Đinh Thế Pháp chết tháng 02-1966 và vợ là cụ Phan Thị Tùng chết tháng 07-1972 (âm lịch). Cụ Pháp và cụ Tùng sinh được 5 người con gồm: Ông Đinh Thế Luật (chết năm 1992), có vợ là bà Đỗ Thị Nga và con trai là anh Đinh Thế Chấn; Bà Đinh Thị Minh 63 tuổi; Bà Đinh Thị Gái 61 tuổi; Ông Đinh Thế Lệ (bộ đội hy sinh năm 1974); Bà Đinh Thị Năm 52 tuổi.
Cụ Pháp, cụ Tùng chết để lại 2 khối tài sản:
- Khối tài sản thứ nhất do bà Nguyễn Thị Nho (vợ ông Lệ) quản lý tại xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây gồm diện tích 825,2m2 đất, trong đó 521,2m2 là đất ở, 304m2 đất ao.
- Khối tài sản thứ hai do anh Đinh Thế Chấn (con trai cả ông Luật, bà Nga) quản lý gồm diện tích đất 14 thước = 317,7m2.
Theo bà Minh, bà Gái, bà Năm và anh Chấn khai, trước khi mất, hai cụ không để lại di chúc, tài sản trên chưa chia cho ai, nay yêu cầu được chia thừa kế theo pháp luật.
Theo bà Nho khai: vợ chồng bà được bố mẹ chồng cho ở riêng từ năm 1961, nhà do bố mẹ chồng làm từ trước, trên diện tích đất 2 sào 1 thước. Cụ Tùng (mẹ chồng) cùng em gái út là bà Năm ở với vợ chồng bà, còn cụ Pháp ở với vợ chồng ông Luật. Năm 1963, ông Lệ (chồng bà) đi bộ đội. Năm 1974, hy sinh ở chiến trường. Năm 1966, cụ Pháp ốm nặng. Ngày 27-01-1966 âm lịch, cụ Pháp có nhờ con rể là ông Đỗ Sĩ Tiếp viết di chúc phân chia nhà đất trên cho hai người con là ông Luật và ông Lệ, di chúc hai cụ đã điểm chỉ, nhưng ông Luật, bà Nho và ông Tiếp không đồng ý ký vào bản di chúc và di chúc đó không qua xã chứng thực. Khi bố mẹ chồng ốm đau, bà là người trông nom nuôi dưỡng chính, khi hai cụ qua đời, bà cùng vợ chồng ông Luật đứng lo mai táng, còn các bà con gái tuy có đóng góp chỉ một ít báo hiếu với cha mẹ. Nay, các bà con gái cụ Pháp, cụ Tùng kiện yêu cầu chia di sản của bố mẹ, bà không đồng ý.
Tại Bản án sơ thẩm số 01 ngày 26-02-1997, Toà án nhân dân huyện Phúc Thọ quyết định:
- Giấy văn thư đề ngày 27-01-1966 của cụ Đinh Thế Pháp là không hợp pháp.
- Xác định hàng thừa kế theo pháp luật gồm 5 người là: Ông Đinh Thế Luật, ông Đinh Thế Lệ, bà Đinh Thị Minh, bà Đinh Thị Gái, bà Đinh Thị Năm.
- Khối di sản sau khi trừ các khoản chi phí còn lại trị giá 58.000.000 đồng chia cho 5 kỷ phần, mỗi kỷ phần là 11,6 triệu đồng.
- Khối di sản được chia như sau:
1. Khối di sản do anh Chấn đang quản lý, sau khi trừ chi phí mai táng số tiền còn lại tương ứng với các kỷ phần kia. Như vậy, số đất ở anh Chấn đang quản lý không phải chia cho ai nữa, vẫn để nguyên anh Chấn quản lý là 317,7 m2
2. Khối di sản bà Nho đang quản lý, sẽ chia cho 4 người.
- Bà Đinh Thị Minh 144m2 đất có bề mặt trục đường làng dài 6m tính từ ngõ xóm kéo vào.
- Bà Đinh Thị Gái 144m2 đất có bề mặt trục đường làng dài 6m tính tiếp theo giáp đất bà Minh kéo vào.
- Bà Đinh Thị Năm 144 m2 đất có bề mặt trục đường làng dài 6 m tính tiếp theo giáp đất bà Gái kéo vào.
- Bà Nguyễn Thị Nho 393 m2 đất còn lại.
Các kỷ phần không phải thanh toán tiền chênh lệch di sản.
1.2. Nhận xét của nhóm.
Nhóm chúng tôi không đồng tình với cách giải quyết trên của Tòa án nhân dân huyện Phúc Thọ vì các quyết định được đưa ra khi mà còn nhiều vấn đề chưa được xác minh rõ. Xét thấy rằng diện tích nhà và đất mà các đương sự đang tranh chấp là di sản của cụ Đinh Thế Pháp (chết năm 1966) và cụ Phan Thị Tùng (chết năm 1972) để lại. Trong quá trình giải quyết vụ án, Toà án cấp sơ thẩm không xác minh làm rõ tờ “Giấy văn thư” (di chúc của cụ Pháp) do bà Nho xuất trình có phải do hai cụ Pháp và cụ Tùng để lại hay không?. Dấu vân tay và chữ ký trên giấy này là của ai mà đã xác định “Giấy văn thư” này không hợp pháp là chưa có cơ sở vững chắc. Vậy theo nhóm em để đảm bảo quyền lợi của các bên đương sự Tòa án phải xác minh rõ ràng xem giấy văn thư do bà Nho xuất trình có hợp pháp hay không. Nếu giấy văn thư ấy không hợp pháp thì có thể giữ nguyên cách giải quyết tại bản án sơ thẩm. Còn trong trường hợp xác minh được giấy văn thư ấy hợp pháp thì khối di sản ấy phải được chia lại theo “giấy văn thư” ( theo di chúc ) do cụ Pháp để lại. Trong trường hợp này không có ai thuộc trường hợp quy đinh tại Điều 669 Bộ luật Dân sự có quy định về Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc cụ thể là trong các con của cụ Pháp và cụ Tùng không có ai không còn khả năng lao động nên sẽ không được 2/3 của một suất thừa kế di sản. Nên việc chia di sản cứ chia như di chúc do ông Pháp để lại sai khi đã trừ đi các chi phí khác. Di sản sẽ được chia cho ông Luật và ông Lệ. Vì ông Lệ đã chết nên vợ của ông Lệ sẽ được thừa kế thế vị phần của ông và con của ông Luật sẽ được thừa kế vị phần của ông Luật.
Theo ý kiến của nhóm chúng tôi thì phải hủy bản án dân sự sơ thẩm dân sự số 01/DSST ngày 26-02-1997 của Tòa án nhân dân huyện Phúc Thọ về vụ án tranh chấp di sản thừa kế giữa nguyên đơn là bà Đinh Thị Minh với bị đơn là bà Nguyễn Thị Nho. Giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tây xét xử lại sơ thẩm theo đúng quy định của pháp luật.
2. Tranh chấp quyền sở hữu và quyền sử dụng đất ở giữa Bà Nguyễn Thị Hằng và Ông Nguyễn Văn Bách.
Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Hằng, sinh năm 1945. Trú tại số nhà 10 phố Lò Rèn, Phường Hàng Bồ, Quận Hoàn Kiếm, Tp. Hà Nội.
Bị đơn: Ông Nguyễn Văn Bách, sinh năm 1949. Trú tại số nhà 21, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu giấy, Tp Hà Nội.
2.1. Tóm tắt sự việc:
Theo lời khai của nguyên đơn và bị đơn:
Ông Nguyễn Văn An có vợ là bà Trần Thị Tần sinh được 3 người con gồm:
Nguyễn Thị Hằng, sinh năm 1945.
Nguyễn Thi Bính, sinh năm 1947.
Nguyễn Văn Bách, sinh năm 1949.
Năm 1951 Ông An chết không để lại di chúc (tài sản chưa được chia). Năm 1999 bà Tần chết cũng không để lại di chúc. Tài sản 2 ông bà để lại gồm có: 252 m2 đất thổ cư được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất mang tên 2 vợ chồng ông bà số 10103130107 ngày 2/6/2000 do Ủy ban Thành phố cấp. Trên đất thổ cư có 1 ngôi nhà cấp 4, 1 nhà xây tạm, tường xây bao quanh, bể nước, sân lát gạch đỏ, 3 cây hồng xiêm và một giàn trầu không.
Ngày 18/07/2005 Bà Nguyễn Thị Hằng viết đơn khởi kiện kèm theo bản di chúc do chị viết cho bà Tần kí tên, đề nghị Tòa án nhân dân Quận Tây Hồ phân chia tài sản do bố mẹ để lại theo đúng pháp luật.
Ông Bách lại cho rằng 252 m2 đất thổ cư đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử đụng đất mang tên 2 vợ chồng Ông số 10103130107 ngày 2/6/2000 do ủy ban Thành phố cấp là nhà thờ của dòng họ Nguyễn nên Ông không đồng ý cho chia.
2.2. Quyết định của Tòa án.
- Không chấp nhận di chúc viết tay ngày 27/03/1999 do Bà Hằng và bà Bính xuất trình.
- Thời hiệu khởi kiện thừa kế tài sản của Ông An đã không còn hiệu lực.
- Thời điểm mở thừa kế của Bà Tần là năm 1999.
- Hàng thừa kế thứ nhất của Bà Tần là Bà Hằng, Bính và Ông Bách.
Di sản thừa kế của Bà Tần đó là: 252m2 đất thổ cư đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất mang tên 2 vợ chồng ông bà số 10103130107 ngày 2/6/2000 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội cấp và được định giá là 3.024.000.000 đồng.
Trên đất thổ cư có một ngôi nhà cấp 4, 1 nhà xây tạm, tường bao quanh, bể nước, sân lát gạch đỏ, 3 cây hồng xiêm và 1 giàn trầu không theo định giá là 55.855.000 đồng.
Tổng giá trị tài sản mà bà Tần để lại đó là : 3.079.855.000 đồng.
Tài sản này được chia đều cho 2 con của bà Tần và mỗi người được nhận đó là 3.079.855.000 đồng : 3 = 1.026.618.000 đồng.
Chia cụ thể bằng hiện vật như sau:
Chia cho anh Bách được quyền sử dụng 161,19 m2 đất thổ cư tại số 58, cụm 1, Phường Xuân La, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội trị giá 1.934.280.000 đồng. Anh Bách có nghĩa vụ thanh toán phần chênh lệch di sản của mình cho Bà Bính là 591.934.000 đồng.
Chia di sản cho Bà Hằng được quyền sử dụng 90,81 m2 đất thổ cư tại số 58, cụm 1, Phường Xuân La, Quận Tây Hồ, Tp Hà Nội trị giá 1.089.720.000 đồng. Bà Hằng có nghĩa vụ thanh toán phần chênh lệch di sản của mình cho Bà Bính là 74.675.000 đồng.
Chi di sản cho Bà Bính 1.026.618.000 đồng và Ông Bách, Bà Hằng có nghĩa vụ thánh toán phần chênh lệch di sản của Bà Tần cho Bà Bính.
2.3. Nhận xét của nhóm về quyết định của Tòa án.
Tòa án không chấp nhận di chúc viết tay ngày 27/03/1999 do hai Bà Hằng và Bà Bính xuất trình là đúng theo quy định của pháp luật. BLDS quy định tại điều 653, 653, 655, 657, và 657 thì di chúc phải tự tay viết, trừ khi có nhược điểm về thể chất hay không biết đọc, biết viết, trường hợp viết hộ phải có hai người làm chứng trở lên và bắt buộc phải được công chứng, chứng thực sau đó. Trong trường hợp di chúc của Bà Tần mà Bà Hằng gửi lên Tòa án là không hợp pháp cả về nội dung lẫn hình thức vì di chúc không ghi rõ là mảnh đất nào? Không có người làm chứng lẫn chứng thực, công chứng. Do vậy, nó không đủ điều kiện để có hiệu lực nên bị hủy. Cách xác định hiệu lực của di chúc theo quy định của BLDS nhằm hạn chế những trường hợp giả mạo, bắt ép người có tài sản phải để lại tài sản cho mình sau khi chết.
Thời hiệu khởi kiện chia thừa kế tài sản của Ông An không còn hiệu lực là hoàn toàn đúng theo điều 645, BLDS năm 2005. Theo đó Ông An chết được 48 năm nên thời hiệu khởi kiện về thừa kế không còn nữa. Tài sản của Ông An khi chết vẫn đứng tên hai vợ chồng do bà Tần quản lý và thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước nên Tòa án xác định đây là tài sản chung của Ông An và Bà Tần để lại.
Hàng thừa kế thứ nhất của bà Tần gồm Bà Hằng, Bà Bính, Ông Bách nên phần tài sản được chia đều cho 3 con. Hội đồng xét xử căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể mà quyết định chia di sản bằng hiện vật một cách hợp lý.
Trong trường hợp này không xác định được nhà thờ này có phải do các thành viên trong dòng họ góp tiền xây hay không và cũng không có quy định cụ thể qua bao nhiêu thế hệ thì được coi là lâu đời. Mặt khác nhà thờ dòng họ này cũng đồng thời là nhà ở nên có thể coi đây là tài sản riêng của người trưởng họ. Việc các thành viên trong dòng họ khẳng định đó là nhà thờ của dòng họ là thiếu căn cứ pháp luật. Do đó diện tích đất này được chia thừa kế cho các con là hoàn toàn hợp lý.
3. Tranh chấp di sản thừa kế giữa ông Lại Hữu Minh, ông Lại Hữu Lệ, bà Lại Thị Tuyên và ông Lại Hữu Hiền với ông Lại Hữu Vận.
- Nguyên đơn:
+ Ông Lại Hữu Minh;
+ Ông Lại Hữu Hiền;
+ Ông Lại Hữu Lệ;
Cùng trú tại thôn Nghiêm Thôn, thị trấn Phố Mới, huyện Quế Võ, Bắc Ninh.
+ Bà Lại Thị Tuyên, trú tại Thin Guột, xã Thị Cầu, thị xã Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
+ Ông Lại Hữu Hiển, trú tại khu 1, xã Thị Cầu, thị Xã Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
- Bị đơn: Anh Lại Hữu Vận, trú tại khu 3, thị trấn Phố Mới, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liện quan:
+ Bà Trần Thị Mỹ;
+ Anh Lại Hữu Thắng;
+ Chị Lại Thị Oanh;
+ Chị Lại Thị Yến;
+ Chị Lại Thị Lợi;
+ Bà Bùi Thị Giang;
Cùng trú tại khu 5, thị trấn Phố Mới, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
+ Bà Bùi Thị Hải, trú tại nhà B3, tập thể đường sắt Kim Liên, thành phố Hà Nội.
+ Bà Bùi Thị Lan, trú tại thôn Yên Mẫu, xã Kinh Bắc, thị xã Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
+ Bà Nguyễn Thị Phán, trú tại khu 3, thị trấn Phố Mới, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
3.1. Tóm tắt nội dung vụ việc.
- Vụ việc xảy ra huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Cụ Lại Hữu Cận có hai vợ:
+ Vợ thứ nhất là cụ Nguyễn Thị Nhớn. Cụ Cận và cụ Nhớn có 5 con đẻ gồm các ông, bà: Lại Thị Tuyên, Lại Hữu Minh, Lại Hữu Nội (chết lúc nhỏ), Lại Hữu Lợi (hi sinh năm 1969, không có vợ con), Lại Hữu Quang (chết 5-1983; có hai vợ: vợ cả là bà Cúc, đã ly hôn, có một con chung là anh Vận. Vợ hai là bà Trần Thị Mỹ, có bốn con là anh, chị: Lại Thị Oanh, Lại Thị Yến, Lại Hữu Lợi, Lại Hữu Thắng). Cụ Cận và cụ Nhớn có một con nuôi là bà Bùi Thị Chung (chết năm 1998, có con là chị Bùi Thị Giang, chị Bùi Thị Hải và chị Bùi Thị Lan).
+ Vợ hai của cụ Cận là cụ Trần Thị Hòa. Cụ Hòa và cụ Cận có 3 con chung gồm các ông, bà: Lại Hữu Hiền, Lại Hữu Hiển và Lại Hữu Lệ.
Cụ Nhớn chết năm 1946, cụ Cận chết năm 1983, cụ Hòa chết năm 1984. Cả ba cụ chết đều không để lại di chúc.
Cụ Cận và cụ Nhớn có tài sản chung là ngôi nhà tranh và quyền sử dụng 378,5 m2 đất ở từ trước khi cụ Cận kết hôn với cụ Hòa.
Năm 1964, cụ Cận và cụ Hòa phá nhà tranh làm lại thành bốn gian nhà ngói và ba gian công trình phụ. Sau khi cụ Cận mất, cụ Hòa được ông Lại Hữu Hiền đón về nuôi nên ngôi nhà của cụ Cận và cụ Hòa bỏ không, ông Lại Hữu Minh yêu cầu anh Lại Hữu Vận đến ở để trông coi nhà đất. Năm 1986, anh Vận dỡ nhà cũ của các cụ và làm lại nhà mới. Khung nhà cũ, vật liệu cũ nhà cũ của cụ Cận và cụ Hòa được giao cho ông Lệ sử dụng.
Tại đơn kiện ngày 25-02-1995 các nguyên đơn yêu cầu anh Lại Hữu Vận phải trả lại cho các ông bà di sản thừa kế của của cụ Cận, cụ Nhớn và cụ Hòa mà anh Vận đang quản lý bao gồm nhà và đất ở có diện tích 378,5 m2 đất. Các nguyên đơn không công nhận sự việc anh Vận vì trông coi nhà đất là di sản của các cụ mà anh Vận phải trả cho hợp tác xã Lại Nghiêm, xã Phương Mao 240 m2 đất.
Theo lời khai của anh Vận: khi còn sống, cụ Cận hai lần tuyên bố trong buổi họp gia đình là cho ông Lại Hữu Quang (bố anh) nhà và đất hiện các nguyên đơn đang tranh chấp để ông Quang thờ cúng tổ tiên. Ông Lại Hữu Minh và Lại Hữu Lệ đã được các cụ cho đất; ông Lại Hữu Hiền đã được chính quyền địa phương cấp đất. Khi chưa về ở nhà của các cụ, anh Vận được hợp tác xã Lại Nghiêm, xã Phương Mao cấp 240 m2 đất ở ven đường. Do phải trông nom nhà đất của các cụ nên ngày 15-10-1983 anh trả lại đất cho hợp tác xã Lại Nghiêm, xã Phương Mao và anh xin được sử dụng nhà đất của các cụ, được chính quyền địa phương xã Phương Mao xác nhận ngày 16-11-1983. Trong quá trình sử dụng, vợ chồng anh Vận đã nâng nền, cải tạo đất. Anh Vận không đồng ý trả lại nhà và đất theo yêu cầu của nguyên đơn.
Ông Lại Hữu Lệ không yêu cầu được hưởng di sản thừa kế.
Bà Trần Thị Mỹ cùng các kế thừa của ông Lại Hữu Quang gồm: chị Lại Thị Oanh, chị Lại Thị Yến, anh Lại Hữu Thắng, chị Lại Thị Hợi công nhận lời khai của anh Vận là đúng và nhường kỷ phần thừa kế được hưởng của ông Quang cho anh Vận.
Các kế thừa của bà Bùi Thị Chung gồm: chị Bùi Thị Giang, Chị Bùi Thị Hải, chị Bùi Thị Lan nhường phần thừa kế của bà chung mà các chị được hưởng cho anh Lại Hữu Vận.
3.2. Cách giải quyết của Tòa.
Tại bản dân sự sơ thẩm số 05 ngày 19-6-1996, Tòa án nhân dân huyện Quế Võ, tỉnh Hà Bắc (cũ) đã quyết định:
+ Hủy việc chứng nhận giao đất ở của cụ Cận cho anh Vận của Ủy ban nhân dân xã Phương Mao.
+ Giao cho anh Vận được sở hữu phần tài sản thừa kế của ông Lại Hữu Quang trị giá 82.320.000 đồng, một ngôi nhà 3 gian anh đã xây dựng và sử dụng đất ở có diện tích là 188 m2 trị giá 206.800.000 đồng, nhưng được trừ đi 4.980.000 đồng tiền anh đổ đất, 13.000.000 đồng tiền công trình phụ đổ trần và 82.320.000 đồng tiền chia thừa kế phải trả cho ông Minh, bà Tuyên, ông Hiền, ông Hiển 106.000.000 đồng tiền chia thừa kế của cụ Cận. Anh Vận phải tháo dỡ toàn bộ công trình đã xây dựng trên phần đất còn lại của cụ Cận trừ công trình phụ đã đổ trần đã tính tiền để giao cho ông Hiển và ông Minh.
+ Ông Minh và ông Hiển được sở hữu phần đất có diện tích 190,5 m2 trị giá 319.590.000 đồng và nhận ở anh Vận 106.500.000 đồng tiền chênh lệch tài sản thừa kế và 13.000.000 đồng giá trị công trình phụ anh Vận xây để lại trên đất, phải trả cho bà Tuyên 82.320.000 đồng, ông Hiền 82.320.000 đồng tiền chia tài sản thừa kế.
Ngày 1-7-1996 ông Lại Hữu Vận có đơn kháng cáo không đồng ý chia di sản thừa kế như vậy.
Tại bản án dân sự phúc thẩm số 116/DSPT ngày 7-10-1996, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Bắc (cũ) đã quyết định:
+ Giao cho anh Lại Hữu Vận được sử dụng toàn bộ 378,5 m2 đất của cụ Cận và cụ Nhớn để lại ở khu 3, thị trấn Phố Mới, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, sau khi trả lại cho ông Lại Hữu Minh 14.000.000 đồng, trả lại cho bà Lại Thị Tuyên 24.078.000 đồng, trả lại cho ông Lại Hữu Hiền 15.078.000 đồng, trả lại cho ông Lại Hữu Hiền 9.078.000 đồng.
+ Ông Lại Hữu Hiền phải trả lại cho ông Lại Hữu Hiển 3.000.000 đồng.
3.3. Nhận xét của nhóm.
- Các đương sự tranh chấp di sản thừa kế là ngôi nhà 4 gian (anh Lại Hữu Vận đã dỡ ra xây lại năm 1986) do cụ Lại Hữu Cận và cụ Trần Thị Hòa xây và 378,5 m2 đất do cụ Lại Hữu Cận và cụ Nguyễn Thị Nhớn tạo lập.
- Anh Lại Hữu Vận khai rằng năm 1983 anh Vận được hợp tác xã Lại Nghiêm, xã Phương Mao (nay là thị trấn Phố Mới) cấp cho thửa đất 240 m2 đất, nhưng do phải trông nom, giữ gìn di sản, nên anh Vận phải trả lại cho hợp tác xã diện tích đất nêu trên. Lời khai của anh Vận được bà Nguyễn Thị Mỹ (nguyên chủ nhiệm hợp tác xã Lại Nghiêm năm 1983) và ông Lại Hữu Hinh (trưởng chi họ Lại) công nhận. Anh Vận xuất trình “ Đơn xin xác nhận sử dụng đất ở” của anh Vận, có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã Phương Mao năm 1983 là đồng ý cho anh Vận được sử dụng nhà và đất ở của cụ Cận, cụ Nhớn và cụ Hòa.
Mặc dù có lời khai và một số chứng cứ như trên, nhưng anh Vận không xuất trình được tài liệu của cấp có thẩm quyền để chứng minh cho lời khai của mình như: Quyết định cấp đất, quyết định thu hồi đối với diện tích 240 m2 đất....Các nguyên đơn không công nhận việc anh Vận vì sử dụng đất của cụ Cận, cụ Nhớn và cụ Hòa mà phải trả lại 240 m2 đất cho hợp tác xã Lại Nghiêm, xã Phương Mao.
Căn cứ vào chứng cứ chủ yếu như trên, bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm đã xác định anh Vận có quyền sử dụng 240 m2 đất trong số diện tích 376,5 m2 đất, di sản thừa kế chỉ còn 138,5 m2 đất là chưa đủ cơ sở vững chắc. Chỉ xác định được 240 m2 đất không còn là di sản thừa kế, đã chuyển quyền sử dụng đất cho anh Vận khi có đủ chứng cứ chứng minh
- Tài sản chung của cụ Cận và cụ Nhớn gồm một ngôi nhà tranh (không còn giá trị và đã bị cụ Cận và cụ Hòa dỡ đi xây nhà mới năm 1964).Cụ Nhớn chết năm 1964, nên tài sản của cụ Cận được chia trong khối tài sản cung của Cận và cụ Nhớn gồm: 1/2 tài sản chung giữa cụ Cận và cụ Nhớn và phần tài sản của được hưởng thừa kế của cụ Nhớn. Do cụ Cận kết hôn với cụ Hòa, nên theo quy định tại Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, tài sản chung của cụ Cận và cụ Hòa gồm: phần tài sản nêu trên của cụ Cận và phần giá trị ngôi nhà của cụ Cận và cụ Hòa xây dựng năm 1964(anh Vận đã dỡ nhà năm 1986). Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đã xác định phần tài sản riêng của cụ Cận là sai, cụ Hòa đồng chủ sở hữu căn nhà đối với cụ Cận nhưng bản án dân sự sơ thẩm và bản án dân sự phúc thẩm lại chỉ xác định cụ hòa là một thừa kế của cụ Cận là sai gây thiệt hại đến quyền lợi của các thừa kế của cụ Hòa.
Về phần diện tích hiện ông Minh, ông Lệ đang sử dụn, bản án sơ thẩm và phúc thẩm cũng chưa xác minh làm rõ nguồn gốc của các thửa đất này là tài sản của ông Minh, ônh Lệ hay là tài sản của cụ Cận, cụ Nhớn và cụ Hòa; nếu là tài sản của các cụ thì cũng cần xác định xem các cụ đã cho ông Minh, ông Lệ hay chưa.
- Về việc phân chia di sản thừa kế của cụ Nhớn: Tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm cho rằng trong số những người thừa kế di sản của cụ Nhớn có ông Lại Hữu Quang và ông Lại Hữu Minh đã được cụ Cận và cụ Nhớn cho đất (mặc dù hồ sơ vụ án chưa thể hiện rõ) nên chỉ chia cho ông Minh hưởng 1/2 suất thừa kế của cụ Nhớn, chia cho bà Lại Hữu Tuyên và bà Bùi Thị Chung mỗi người một suất thừa kế của cụ Nhớn là chưa hoàn toàn phù hợp với khoản 2 Điều 679 Bộ Luật dân sự năm 1995 (quy định về nhứng người thừa kế cùng hàng được hưởng di sản thừa kế bằng nhau).
Vì vậy, theo ý kiến của nhóm chúng tôi thì phải bản án dân sự phúc thẩm số 116/DSPT ngày 7-10-1996, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Bắc (cũ) đã giải quyết tranh chấp về thừa kế tài sản giữa nguyên đơn là ông Lại Hữu Minh, ông Lại Hữu Hiền, ông Lại Hữu Lệ, bà Lại Thị Tuyên và ông Lại Hữu Hiển với bị đơn là anh Lại Hữu Vận; giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh giải quyết lại theo đúng quy định của pháp luật.
KẾT LUẬN
Trong thực tiễn việc giải quyết tranh chấp về thừa kế đất ở hiện nay cho thấy người dân không nắm được những quy định của pháp luật về thừa kế, quyền thừa kế nói chung và quyền thừa kế đất ở nói riêng. Khi giải quyết tranh chấp, các thẩm phán thường lúng túng, nhiều khi phán quyết của Tòa án không
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tìm 3 vụ án có thật liên quan đến tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.doc