Nội dung giải quyết của Tòa án:
Ngày 26 tháng 07 năm 2007 tại phòng xử án của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số 509/2006/TLST-KDTM ngày 01 tháng 08 năm 2006 tranh chấp kinh doanh thương mại về “ hợp đồng gia công “ theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số /2007/QĐST-KDTM ngày 05 tháng 06 năm 2007.
HĐXX nhận thấy như sau :
Căn cứ vào điều 4 của hợp đồng giữa hai bên thể hiện phương thức thanh toán được thỏa thuận như sau :
+Bên A ứng trước (đợt 1) 30 % giá trị hợp đồng = 50.000.000 đồng bằng tiền mặt cho bên B ngay sau khi ký hợp đồng.
+ Sau khi thử khuôn lần đầu tiên (lần thứ nhất) Bên A ứng (đợt 2) 20 % giá trị hợp đồng (35.000.000 đồng) .
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5123 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu 3 vụ tranh chấp trong thực tế về chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiễn và đời sống. Sự phong phú, phức tạp của nó góp phần làm nên những mảng màu trong bức tranh sống động về tranh chấp trong lĩnh vực dân sự. Tuy nhiên, những tranh chấp này đã được giải quyết như thế nào? Những quy định của pháp luật để bảo vệ lợi ích cho người có quyền đã hoàn thiện hay chưa? Sau đây, chúng ta sẽ đi tìm hiểu 3 vụ tranh chấp trong thực tế về chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự để làm sáng tỏ vấn đề trên.
NỘI DUNG:
I. Cơ sở lí luận:
Điều 285 BLDS quy định:” Bên có nghĩa vụ phải thực hiện NVDS đúng thời hạn”- thời hạn thực hiện NVDS do các bên thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Vậy, nếu có sự vi phạm nghĩa vụ dân sự về thời hạn thì hậu quả pháp lý sẽ thế nào?
Chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự là nghĩa vụ dân sự vẫn chưa được thực hiện hoặc chỉ được thực hiện một phần thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết. Trong trường hợp này, bên chậm thực hiện nghĩa vụ phải thông báo cho bên có quyền về việc thực hiện NVDS không đúng thời hạn và đi đến thỏa thuận về hoãn thực hiện NVDS. Tuy nhiên, nếu sau thời gian gia hạn mà bên có nghĩa vụ vẫn không thực hiện được nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ sẽ phải gánh chịu hậu quả pháp lí. Điều 305 BLDS quy định:” Khi nghĩa vụ dân sự chậm được thực hiện thì bên có quyền có thể gia hạn để bên có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ, nếu quá thời hạn này mà nghĩa vụ vẫn chưa được hoàn thành thì theo yêu cầu của bên có quyền, bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại; nếu thực hiện nghĩa vụ không còn cần thiết đối với bên có quyền thì bên này có quyền từ chối tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do NHNN công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”
II. Tình huống số 1:
Chủ thể:
Nguyên đơn: Nhà xuất bản Lao động- xã hội- trụ sở tại 41 Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Bị đơn: Tạp chí Thời trang Mỹ nghệ và kim hoàn( gọi tắt là tạp chí Thời trang) có trụ sở tại số 2B Lê Phụng Hiểu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Nội dung vụ việc:
Từ tháng 11-2000 đến tháng 8- 2002, tạp chí Thời trang ký 13 hợp đồng dịch vụ in ấn tạp chí( hàng tháng 1 kỳ) với công ty in Lao động- xã hội. Tổng giá trị các hợp đồng là 77.526.000 đồng. Hợp đồng ghi rõ” nếu quá hạn thanh toán số tiền chậm sẽ tính theo lãi suất 2%/ tháng”. Tạp chí thời trang mới trả tiền 2 hợp đồng còn 11 hợp đồng chưa thanh toán với công ty in.
Ngày 24/2/2003: công ty in yêu cầu Tạp chí Thời trang thanh toán số nợ là 52.226.000 đồng. Tiếp đó, ngày 25/2/2003; 28/2/2003: công ty in đưa ra các phương án để giải quyết nợ nhưng đều không nhân được câu trả lời của tạp chí Thời trang.
Ngày 28/10/2003: NXB khởi kiện đòi nợ tạp chí Thời trang thanh toán số tiền 52.226.500 đồng.
Tạp chí Thời trang xác nhận chưa thanh toán 1 số hợp đồng. Tuy nhiên cũng cho rằng nhiều hợp đồng nguyên đơn giao hàng chậm, tạp chí không đảm bảo chất lượng nên nguyên đơn cũng phải chịu phạt, khoản tiền đề nghị phạt là 214.600.000 đồng.
Vấn đề là: ngày 7/5/2003 công ty in LĐXH đã sáp nhập thành NXB LĐXH theo quyết định số 564/2003/QĐ-LĐXH cho nên Tạp chí Thời trang cho rằng công ty in không có tư cách pháp lý để khởi kiện tranh chấp hợp đồng.
Tranh chấp trên đã được giải quyết.
Quá trình giải quyết như sau: Tại bản án sơ thẩm số 10/KTST ngày 20/4/2004. TAND Thành phố Hà Nội quyết định:
- Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của NXB LĐXH đòi khoản tiền chưa
thanh toán của hai hợp đồng kinh tế đối với Tạp chí Thời tang Mỹ nghệ và kim hoàn.
Buộc tạp chí Thời trang Mỹ nghệ kim hoàn phải có trách nhiệm thanh toán cho NXB LĐXH các khoản tiền sau:
+ Khoản nợ chưa thanh toán của 11 hợp đồng in tạp chí là 52.226.500 đồng.
+ Lãi chậm thanh toán( 01/3/2003 đến 31/3/2004) là 6.361.187 đồng.
Tổng cộng là 58.587.687 đồng.
- Chấp nhận yêu cầu phản tố của Tạp chí Thời trang mỹ nghệ và kim hoàn buộc nhà XB LĐXH số tiền in lịch Bảo Tín đã nhận là 5.334.000 đồng.
- Bác các yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm hợp đồng kinh tế của Tạp chí Thời trang mỹ nghệ và kim hoàn đối với NXB LĐ-XH.
Ngày 28/4/2004: tạp chí Thời trang mỹ nghệ và kim hoàn có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm với lý do Công ty in không thực hiện đúng các hợp đồng in tạp chí và không có tư cách pháp lý để khởi kiện tranh chấp hợp đồng.
Tại bản án phúc thẩm số 157 ngày 16/9/2004, Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội tuyên hủy bản án kinh tế sơ thẩm số 10/KTST ngày 20/4/2004 của TAND TP Hà Nội và đình chỉ giải quyết vụ việc.
Ngày 28/1/2004, NXB có đơn khiếu nại đối với bản án phúc thẩm số 157 ngày 16/9/2004 của Tòa phúc thẩm TAND TC tại Hà Nội.
Ngày 6/6/2005 chánh án TAND kháng nghị bản án phúc thẩm của tòa phúc thẩm TANDTC với lý do: Tòa án phúc thẩm xác định thời hiệu không phù hợp với thực tiễn và đề nghị Hội đồng thẩm phansTANDTC xét xử giám đốc thẩm, giao hồ sơ vụ án cho tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội để xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Kết luận của tòa án:
Khoản tiền công ty in đòi nợ Tạp chí thời trang là của các hợp đồng in ấn được ký kết trước ngày sáp nhập doanh nghiệp mới. Tuy trong đơn khởi kiện đầu tiên được làm ngày 8/7/2003, là sau ngày có quyết định số 564/2003/QĐ-LĐXH ngày 7/5/2003 của Bộ Lao động- Thương binh và xã hội, nhưng trong thời gian này doanh nghiệp mới chưa đủ điều kiện có thể hoạt động kinh doanh, tham gia tố tụng tại tòa. Tháng 8-2003, doanh nghiệp mới được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh và đến tháng 9-2003 mới có con dấu để giao dịch. Tòa án cấp sơ thẩm đã chấp nhận thụ lý đơn kiện do còn trong thời hiệu khởi kiện theo quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế. Nhà xuất bản Lao động – Xã Hội( đơn vị mới) sau đó ngày 26-9-2003 cũng công nhận nội dung khởi kiện và tư cách pháp nhân, Nhà xuất bản LĐXH đã làm đơn ngày 28/10/2003 thay thế đơn khởi kiện ngày 8/7/2003 là đúng thủ tục.
Tòa án cấp phúc thẩm căn cứ vào Quyết định số 564/2003/QĐ-LĐXH ngày 7/5/2003 của Bộ Lao động- Thương binh- Xã hội và căn cứ ngày làm đơn của Nhà xuất bản LĐXH ngày 28/10/2003 để cho rằng đơn khởi kiện ngày 8/7/2003 của Công ty in không có giá trị pháp lý và đơn kiện của NXB LĐ-XH đã hết thời hiệu khởi kiện là không đúng.
Mặt khác theo điều 4 của hợp đồng thì các bên có thỏa thuận”...Nếu quá thời hạn thanh toán, số tiền chậm lại sẽ tinh theo lãi suất 2%/ tháng”. Như vậy, theo điều kiện thanh toán của hợp đồng này thì hai bên chấp nhận có thể thanh toán muộn, nhưng phải trả lãi chậm trả và cũng không quy định thời hạn trả chậm. Với thỏa thuận này thì không thể kết luận đơn khởi kiện ngày 28/10/2003 của Nhà xuất bản là đã hết thời hiệu khởi kiện.
Bình luận của nhóm về áp dụng pháp luật và quyêt định của tòa án.
Theo nhóm chúng tôi, về các quy định của bản án kinh tế sơ thẩm
số 10/KTST ngày 20/1/2004 của TAND thành phố Hà Nội là khá hợp lý. Bởi tòa án đã dựa vào những chứng cứ xác thực mà các bên đưa ra trong giao kết hợp đồng. Theo đó bên NXB đã giao tạp chí, hoàn thành nghĩa vụ ; trong khi bên Tạp chí Thời trang đã vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm: hoàn trả nợ gốc, lãi cho bên công ty in, đảm bảo quyền lợi cho bên nguyên.
Tuy nhiên bồi thường thiệt hại của Tạp chí Thời trang với NXB LDDXH là chưa hợp lý. Bởi lẽ các hợp đồng dân sự được giao kết theo sự tự nguyện và các bên đều bình đẳng, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của 2 bên. Tuy bên Tạp chí Thời trang trả nợ cho công ty in nhưng cũng cân xem xét là phía công ty in đã hoàn thành nghĩa vụ với tạp chí này chưa. Nếu như công ty in đã in những sản phẩm có nhiều lỗi thì chất lượng sản phẩm không đảm bảo( chất lượng sản phẩm là yếu tố cốt lõi đối với 1 tạp chí thời trang); thời gian giao hàng muộn dẫn đến thời gian phát hành không đúng. Hai yếu tố này đều ảnh hưởng đến uy tín của tạp chí này. Do vậy cần phải đảm bảo cho quyền lợi của bị đơn. Tuy nhiên cũng cần xem xét giữa thiệt hại thực tế và thiệt hại của bị đơn đưa ra là số tiền 214.600.00 đồng.
Đối với bản án phúc thẩm thì kết luận hủy bản án sơ thẩm soos10/KTST ngày 20/4/2004 và đình chỉ giải quyết vụ việc là không đúng. Sai lầm của tòa phúc thẩm đã được phân tích trong kết luận của tòa án.
Ý kiến giải quyết của nhóm:
Đồng ý với cách giải quyết của tòa sơ thẩm:
+ Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của NXB LĐ-XH.
+ Buộc Tạp chí Thời trang trả nợ gốc, lãi chậm thanh toán.
+ Chấp nhận yêu cầu phản tố của Tạp chí Thời trang, buộc NXB LĐXH phải trả khoản tiền in lịch Bảo Tín.
Lưu ý:
+ Bên nguyên không thể đòi bồi thường thiệt hại do chậm thực hiện nghĩa vụ nếu không thỏa thuận trong hợp đồng.
+ Bên bị đơn có quyền yêu cầu bên nguyên đơn bồi thường thiệt hại cho vi phạm về chất lượng sản phẩm và chậm thực hiện nghĩa vụ giao hàng.
III. Tình huống số 2
1. Chủ thể:
Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị An Nhàn – Chủ Cơ sở Lê An
Bị đơn: Công ty TNHH Cơ khí khuôn mẫu Bách Khoa-NVC
2. Nội dung vụ việc.
Vào ngày 15/04/2005 Bà Nguyễn Thị An Nhàn – Chủ Cơ sở Lê An (Địa chỉ: 492 Lê văn Lương, Phường Tân phong, Quận 7 TP.HCM) và : Công ty TNHH Cơ khí khuôn mẫu Bách Khoa-NVC(Địa chỉ : 172/124 An Dương Vương, Phường 16 Quận 8 TP.HCM - Đại diện trước pháp luật : Ông Ngô văn Chương –Giám đốc) ký hợp đồng kinh tế không số về việc thiết kế, chế tạo khuôn quạt, tổng giá trị thanh toán là 176.000.000 đồng với thời gian thực hiện là 02 tháng, cộng trừ 15 ngày. Quá trình thực hiện hợp đồng, Bà Nguyễn Thị An Nhàn đã giao cho Công ty TNHH Cơ khí khuôn mẫu Bách Khoa-NVC nhận 50.000.000 đồng, tuy nhiên, phía Công ty TNHH Cơ khí khuôn mẫu Bách Khoa-NVC không thực hiện đúng thỏa thuận trong hợp đồng vì đã không giao hàng đúng hạn. Sau đó, Công ty TNHH Cơ khí khuôn mẫu Bách Khoa-NVC yêu cầu kéo dài thời hạn hợp đồng thêm 15 ngày nữa và nếu không thực hiện được thì sẽ bồi thường 50.000.000 đồng, tiếp theo đó, Công ty TNHH Cơ khí khuôn mẫu Bách Khoa-NVC thường xuyên yêu cầu gia hạn hợp đồng nên Bà Nguyễn Thị An Nhàn đã có đơn yêu cầu UBND Phường 16 Quận 8, kết quả giải quyết nguyên đơn đồng ý cho gia hạn hợp đồng đến 30/12/2005, tuy nhiên, đến nay Công ty TNHH Cơ khí khuôn mẫu Bách Khoa-NVC vẫn không thực hiện đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Nay do Công ty TNHH Cơ khí khuôn mẫu Bách Khoa-NVC vi phạm nghĩa vụ không giao hàng, gây thiệt hại đến quyền lợi của Bà Nguyễn Thị An Nhàn nên yêu cầu Tòa buộc bị đơn hoàn trả số tiền cọc đã giao là 50.000.000 đồng và tiền lãi tính từ ngày 01/8/2005 đến nay.
3. Tranh chấp trên đã được Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh giải quyết.
Nội dung giải quyết của Tòa án:
Ngày 26 tháng 07 năm 2007 tại phòng xử án của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số 509/2006/TLST-KDTM ngày 01 tháng 08 năm 2006 tranh chấp kinh doanh thương mại về “ hợp đồng gia công “ theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số /2007/QĐST-KDTM ngày 05 tháng 06 năm 2007.
HĐXX nhận thấy như sau :
Căn cứ vào điều 4 của hợp đồng giữa hai bên thể hiện phương thức thanh toán được thỏa thuận như sau :
+Bên A ứng trước (đợt 1) 30 % giá trị hợp đồng = 50.000.000 đồng bằng tiền mặt cho bên B ngay sau khi ký hợp đồng.
+ Sau khi thử khuôn lần đầu tiên (lần thứ nhất) Bên A ứng (đợt 2) 20 % giá trị hợp đồng (35.000.000 đồng)….
Như vậy, điều kiện để nguyên đơn giao tiếp số tiền đợt 2 là sau khi thử khuôn lần đầu tiên, tuy nhiên, phía bị đơn không chứng minh được đã thực hiện công việc này vì vậy nguyên đơn không thể giao tiếp số tiền đợt 2, do đó, ý kiến của bị đơn cho rằng bên A chưa giao đủ tiền là không có cơ sở.
Về yêu cầu đòi bị đơn phải chịu tiền lãi chậm trả của số tiền trên phía nguyên đơn đồng ý rút lại không yêu cầu, vì vậy nghĩ nên ghi nhận.
Về yêu cầu phản tố của bị đơn trong việc buộc nguyên đơn phải nhận toàn bộ các sản phẩm đã thực hiện xong gồm : ống nhún, vòng tròn lớn, vòng tròn nhỏ, mặt nạ PS, vành xi măng, yếm thân, jiont PVC chữ thập, vành tròn 4 rãnh trượt và thanh toán giá trị các sản phẩm trên là 41.000.000 đồng là không có cơ sở và không có trong hợp đồng.Vì theo điều 1 của hợp đồng quy định về các công việc bị đơn đồng ý thực hiện cho nguyên đơn ngoài những sản phẩm trên còn co các sản phẩm khác như thân, đế tròn đen, ống tròn, đế trên, mặt thảo, phích cắm và nút kéo, với giá trị là 135.000.000 đồng mà bị đơn phải thực hiện trong hợp đồng và vật trong hợp đồng là vật đồng bộ không thể tách rời.
4. Kết luận của Tòa án.
Căn cứ điều 210 Bộ Luật tố tụng dân sự có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2005; Khỏan 2 điều 15, khoản 1 điều 19 Nghị định 70/CP của Chính phủ quy định về án phí, lệ phí của Tòa án ngày 12 tháng 06 năm 1997; Khỏan 1 phần III thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19 tháng 6 năm 1997 của TANDTC – VKSNDTC- BTP- BTC hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản, tuyên xử :
- Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn : Công ty TNHH Cơ khí khuôn mẫu Bách khoa N.V.C có trách nhiệm hoàn trả cho bà Nguyễn thị An Nhàn – Chủ Cơ sở Lê An số tiền tạm ứng đợt 1 phát sinh từ hợp đồng kinh tế không số ngày 15/4/2005 là 50.000.000 đồng.
- Bác yêu cầu phản tố của Công ty TNHH Cơ khí khuôn mẫu Bách khoa N.V.C về việc buộc bà Nguyễn thị An Nhàn – Chủ Cơ sở Lê An phải nhận các sản phẩm đã thực hiện xong và thanh toán số tiền 41.000.000 đồng.
- Thi hành ngay sau khi án có hiệu lực pháp luật tại cơ quan Thi hành án Dân sự TP.Hồ chí Minh.
Kể từ ngày người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án, nếu bên phải thi hành chưa thi hành xong khoản tiền trên thì hàng tháng còn phải chịu lãi suất theo mức lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian chưa thi hành án.
+Về án phí kinh tế sơ thẩm : Công ty TNHH Cơ khí khuôn mẫu Bách Khoa N.V.C phải chịu là 2.500.000 đồng nộp tại cơ quan Thi hành án dân sự TP.HCM, được khấu trừ vào Biên lai tạm nộp án phí số 2192 số tiền là 1.025.000 đồng, còn phải nộp là 1.475.000 đồng. Bà Nguyễn thị An Nhàn – Chủ Cơ sở Lê An không phải chịu án phí kinh tế sơ thẩm, được nhận lại số tiền tạm nộp là 2.689.000 đồng theo BL số 002625 ngày 24/7/2006 của Thi hành án dân sự TP.HCM
5. Bình luận của nhóm về việc áp dụng pháp luật và quyết định của Tòa án.
Nhóm chúng tôi cho rằng việc áp dụng pháp luật và quyệt định của tòa án là rất hợp lý và theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 286 BLSD 2005. Chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự 1. Chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự là nghĩa vụ vẫn chưa được thực hiện hoặc chỉ được thực hiện một phần khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết.2. Bên chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự phải thông báo ngay cho bên có quyền về việc không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn.
-Thời gian thực hiện hợp đồng hai bên thỏa thuận trong 2 tháng, cộng trừ 15 ngày. Như vậy nếu trong thời gian này mà công ty NVC không giao hàng tức là đã chậm thực hiện hợp đồng công ty NVC phải báo cho bà Nhàn về việc chậm thực hiện này. Muốn gia hạn hợp đồng được bà Nhàn đồng ý và trên thực tế thì đã được gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng nhiều lần nhưng Công ty NVC vẫn không thực hiện nghĩa vụ của mình là vi phạm hợp đồng về thời gian giao hang việc này đã gây thiệt hại đến quyền lợi của bà Nhàn và việc bà yêu cầu Công ty NVC phải trả lại tiền đặt cọc và bồi thường thiệt hại là hoàn toàn hợp pháp, theo đúng quy định tại Điều 305 BLDS.
-Về phía Công ty NVC đã yêu cầu kéo dài thời hạn hợp đồng thêm 15 ngày nữa và khẳng định rằng nếu không thực hiện được thì sẽ bồi thường 50.000.000 đồng. Nhưng sao đó công ty này vần không thực hiện được đúng thời hạn và không giao hàng. Phía công ty lấy lý do là bà Nhàn thường hay thay đổi mẫu thiết kế khiến cho việc giao hàng muộn nhưng lại không chứng minh được sự thay đổi thiết kế và không có trong hợp đồng thay đổi mầu nào do vậy không có sức thuyết phục. Lí do thứ 2 công ty đưa ra là do bà Nhàn không thực hiện đúng theo hợp đồng, đó là không ứng them tiên cho công ty nên công thi không giao hàng và không lắp rắp mà chỉ sản suất linh kiện. Nhưng theo hợp đồng thì Công ty NVC phải giao hàng đợt 1 thì bà Nhàn mới phải ứng thêm tiền nhưng trên thực tế thì Công ty chưa hề giao hàng do vậy lí do này cũng không có căn cứ. Vậy rõ ràng Công ty NVC đã vi phạm hợp đồng.
- Việc Công ty NVC yêu cầu bà Nhàn nhận toàn bộ các sản phẩm đã ra làm ra trong hợp đồng với trị giá là 41.000.000 đồng vì điều khoản này không thỏa thuận trong hợp đồng. Vì hợp đồng ký kết giừa hai bên là “khuôn quạt máy” chứ không phải là các linh kiện cho việc lắp ráp khuôn quạt như ống nhún, vòng tròn lớn, vòng tròn nhỏ, mặt nạ PS, vành xi măng, thỏa thuận trong hợp đồng các sản phẩm được giao nhận không thể tách rời từng bộ phận, việc thực hiện không đầy đủ và đúng thời hạn hợp đồng là do lỗi của bị đơn, sản phẩm chưa được nghiệm thu, chưa hoàn chỉnh đồng bộ theo thỏa thuận của hợp đồng, vì vậy, không có cơ sở để Tòa án chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn.
Ta thấy ở vụ việc này nếu bà Nhàn có yêu cầu thì Công ty NVC phải bồi thường thiệt hại rất lớn :
Theo pháp luật về đặt cọc thì nếu không thực hiện hợp đồng Cong ty NVC phải trả lại tiện đặt cọc 50.000.000 VNĐ và một số tiền tương ứng với số tiền đặt cọc(Điều358).
Khi yêu cầu gia hạn hợp đồng Công ty NVC đã cam kết nếu không giao hàng đúng thì bồi thường 50.000.000 VNĐ.
Như vậy nếu phải bồi thường Công ty NVC phải bồi thường 100.000.000VNĐ. Nhưng nguyên đơn là bà Nhàn không hề đòi Công ty NVC một khoản bồi thường nào(bà đã rút yêu cầu phải trả lãi chậm như ban đầu yêu cầu lên tòa) ngoài việc công ty này phải nộp án phí thì Công ty NVC không phải mât một khoản tiền nào
Việc này cho thấy được rằng ý chí của chủ thể quyền trong pháp luật dân sự được đánh giá rất cao.
IV. Tình huống số 3
1. Chủ thể:
Anh Nguyễn Anh Đức, chị Nguyễn Thị Hoa và công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Thái Bình Dương (COPAC).
2.Tóm tắt nội dung vụ việc.
Anh Nguyễn Anh Đức và chị Nguyễn Thị Hoa (trú tại 178/6 Phan Đăng Lưu, phường 3, quận Phú Nhuận, tp.HCM) kí thỏa thuận góp vốn số 23 HĐ/MC-CT2 ngày 19/6/2006 để xây dựng, chuyển giao căn hộ cao cấp số A7 lầu 6, khu chung cư số 12 Tôn Thất Đản, quận 4, tp.HCM với công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu số 2 ( thuộc Constrexim) và nay là công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Thái Bình Dương (COPAC).
Theo thỏa thuận đã kí kết, COPAC bắt đầu khởi công chương trình này từ tháng 5-2006 và dự kiến giao nhà từ tháng 11-2008 đến 31-12-2008 cho khách hàng.Trong trường hợp COPAC giao nhà “trễ hạn theo quy định của hợp đồng và bên B (khách hàng) có văn bản gửi bên A (COPAC) yêu cầu giao nhà đúng thời hạn thì bên A (COPAC) phải chịu trả lãi suất chậm tiến độ là 1%/tháng/giá trị bên B đã thanh toán/thời gian chậm giao nhà”.
Tuy nhiên sau nhiều lần anh Đức, chị Hoa hối thúc và COPAC hứa hẹn thì đến tháng 1-2010, chậm hơn 1 năm so với thỏa thuận bàn giao nhà kí kết trong hợp đồng, hai vợ chồng vẫn chưa nhận được căn hộ dù đã nộp đủ tiền theo thỏa thuận có trị giá hơn 800 triệu đồng từ tháng 9/2008.
Không những thế, khoản bồi thường chậm tiến độ cũng bị thẳng thừng từ chối ngay sau khi anh Đức, chị Hoa gửi văn bản đề nghị. Trong khi trên thực tế khoản bồi thường thiệt hại sau 13 tháng chậm giao nhà đã lên hơn
100 triệu đồng. Nguyên nhân công ty COPAC đưa ra do chậm tiến độ giao nhà là do có thời điểm công ty ngừng thi công do giá nguyên vật liệu lên cao khoảng 20-30%. COPAC coi đây là lí do khách quan nên mong khách hàng “thông cảm” và kiên quyết không bồi thường.
3. Vụ việc chưa được Tòa án giải quyết.
4. Ý kiến về cách giải quyết của nhóm.
Khi một nghĩa vụ được xác lập, các bên phải thực hiện nội dung của nghĩa vụ đó. Nếu một bên vi phạm nghĩa vụ (không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ) thì phải gánh chịu những hậu quả bất lợi mà pháp luật đã dự liệu. Khoản 1 Điều 302 BLDS quy định “Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì phải chịu trách nhiệm đối với bên có quyền”.
Trong vụ việc trên đây, anh Nguyễn Anh Đức và chị Nguyễn Thị Hoa cùng kí hợp đồng góp vốn xây dựng, chuyển giao căn hộ cao cấp với công ty COPAC. Anh Đức và chị Hoa có nghĩa vụ giao tiền cho công Ty COPAC và có quyền nhận căn hộ khi đến thời hạn. Còn công ty COPAC có nghĩa vụ phải hoàn thành xây dựng căn hộ giao đúng thời hạn (11-2008 đến 31-12-2008), nếu giao chậm thì phải bồi thường một khoản tiền nếu bên góp vốn có yêu cầu.
Trong thời hạn đã thỏa thuận, bên A (công ty COPAC) không giao nhà đúng thời hạn, do vậy đã vi phạm nghĩa vụ dân sự.Do vậy phải chịu trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định tại Điều 305 BLDS:
1.Khi nghĩa vụ dân sự chậm được thực hiện thì bên có quyền có thể gia hạn để bên có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ; nếu quá thời hạn này mà nghĩa vụ vẫn chưa được hoàn thành thì theo yêu cầu của bên có quyền,
Bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại; nếu việc thực hiện nghĩa vụ không còn cần thiết đối với bên có quyền thì bên này có quyền từ chối tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ và yêu càu bồi thường thiệt hại.
2.Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”
Trong vụ việc trên, anh Đức và chị Hoa đã nhiều lần gia hạn cho công ty COPAC hoàn thành nghĩa vụ xây dựng, chuyển giao căn hộ cao cấp.Tuy nhiên sau nhiều lần hối thúc, hai vợ chồng vẫn chưa nhận được căn hộ việc này đã gây thiệt hại cho quyền và lợi ích của hai vợ chồng.Vì vậy, bên có nghĩa vụ (công ty COPAC) phải thực hiện nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại.Cụ thể là tiếp tục xây dựng và hoàn thiện căn hộ cao cấp giao cho vợ chồng anh Đức, chị Hoa và bồi thường thiệt hại theo đúng thỏa thuận giừa 2 bên trong hợp đồng(trả lãi suất đo chậm tiến độ).
V. Ý kiến của nhóm về hướng hoàn thiện pháp luật về quy định về trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Hiện nay, phần lớn giao dịch dân sự trong xã hội được thực hiện theo chữ "tín", và nếu có lập thành văn bản thì cũng hiếm khi có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại do chậm thanh toán, trừ các thương nhân từng bị thiệt hại do chậm thanh toán và các ngân hàng chuyên cho vay. Thậm chí có rất nhiều giao dịch dân sự phải có công chứng chứng nhận như mua bán nhà ở, chuyển quyền sử dụng đất... thì biểu mẫu hợp đồng của cơ quan công chứng cũng không tìm thấy điều khoản về "bồi thường thiệt hại do chậm thanh toán".
Trong việc "bồi thường thiệt hại do chậm thanh toán", BLDS lại quy định: "Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác" (khoản 2 điều 305 của BLDS). Quy định này áp dụng để xác định thiệt hại cho hầu hết các giao dịch dân sự mà có phát sinh nghĩa vụ chậm trả tiền.
Theo quy định này thì phần thiệt sẽ do chủ nợ gánh chịu mặc dù lỗi phát sinh từ người thiếu nợ. lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước thông thường thấp hơn lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn, do vậy người có nghĩa vụ trả tiền có thể tìm cách chiếm dụng vốn thay vì trả đúng hạn.
Đối với các giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất, người bán đất sẽ còn thiệt hại lớn hơn nhiều khi đất lên giá mà người mua đất không chịu trả tiền. Trường hợp này theo quy định của BLDS, thiệt hại mà người mua đất phải bồi thường cho người bán đất cũng chỉ là lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định đối với số tiền và thời gian chậm thanh toán. Đối với các bản án, quyết định có hiệu lực thi hành của tòa án hiện hành, thường có ghi nhận nội dung "kể từ ngày các đương sự có đơn yêu cầu thi hành án, nếu người có nghĩa vụ trả tiền vẫn chưa thi hành thì phải chịu thêm tiền lãi đối với số tiền chưa thi hành theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm thi hành án". Như đã nói ở trên, người phải thi hành án không dại gì mà nhanh chóng thi hành án. Đây là một trong những nguyên nhân khiến người phải thi hành án trả tiền thường chây ỳ chậm thực hiện nghĩa vụ.
Nhằm bù đắp thiệt hại cho người chủ nợ cũng như phạt lỗi chậm trả của người thiếu nợ, theo nhóm, khoản 2 điều 305 BLDS nên quy định lại là: "Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo mức gấp ba lần (hoặc nhiều hơn nữa) so với lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác".
Sở dĩ phải bồi thường theo mức gấp ba lần lãi suất cơ bản là vì khi chủ nợ vay tiền ngân hàng để bù đắp cho số tiền người thiếu nợ chậm trả thì lãi suất cho vay của ngân hàng và các chi phí hành chính hiện thời tương đương với hai lần lãi suất cơ bản. Một phần lãi suất cơ bản còn lại có thể xem như người thiếu nợ phải trả giá cho lỗi chậm thanh toán của mình. Chỉ quy định như vậy mới có thể chống lại hành vi chiếm dụng vốn và giảm bớt tranh chấp.
KẾT LUẬN:
Tranh chấp do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự hiện nay là một vấn đề phức tạp trong cuộc sống. Đòi hỏi các nhà làm luật có phương hướng hoàn thiện pháp luật dân sự do
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự.doc