Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
- Mục đích của doanh nghiệp:
Mục đích của doanh nghiệp là thể hiện khuynh hướng tồn tại và phát triển, doanh nghiệp có 3 mục đích cơ bản:
- Mục đích kinh tế: Thu lợi nhuận, đây là mục đích quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
- Mục đích xã hội: cung cấp hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội và bảo vệ môi trường bền vững.Đây là mục đích quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp hoạt động công ích cũng như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và các doanh nghiệp, công ty khác trong sự phát triển kinh tế xã hội nói chung.
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2539 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu các tổ chức sản xuất trong nông nghiệp: Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự tồn tại và phát triển của các tổ chức kinh tế cũng là sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt với Việt Nam là nền nông nghiệp vẫn giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Nông nghiệp góp phần duy trì sự phát triển bền vững nền kinh tế và giữ vai trò vai trò quan trọng đối với chính sách an ninh lương thực quốc gia. Vì vậy đề tài:”Tìm hiểu các tổ chức sản xuất trong nông nghiệp:Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu” giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn về vai trò, thực trạng của các tổ chức kinh tế này trong nền kinh tế của Việt Nam.
Phần II: NỘI DUNG
1.Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
1.1. Khái niệm
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
1.2. Đặc điểm cơ bản của Hợp tác xã
- Là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động tự nguyện lập ra trên cơ sỏ lợi ích chung;
- Tư liệu sản xuất và các vốn khác thuộc sở hữu tập thể do xã viên đóng góp hoặc kêu gọi vốn đóng góp từ bên ngoài;
- Chủ nhiệm và ban quản trị hợp tác xã do Đại hội xã viên bầu ra
- Thu nhập của hợp tác xã phân phối theo lao động;
- Vốn cổ phần chia theo lợi nhuận do Đại hội xã viên quyết định.
Hợp tác xã vừa là tổ chức kinh tế, vừa có tính chất các hội. Hợp tác xã là tổ chức kinh tế bởi hợp tác xã là một đơn vị thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, bảo đảm lợi ích cho người lao động, của tập thể và của xã hội. Hợp tác xã hoạt động có tính chất xã hội bởi hợp tác xã là nơi những người lao động trợ giúp lẫn nhau trong quá trình sản xuất, cũng như trong đời sống vật chất tinh thần.
Ngành nghề của hợp tác xã có thể chỉ thuộc một lĩnh vực, song cũng có thể ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong lĩnh vực nông nghiệp, hợp tác xã thường được gọi là hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp…Trong lĩnh vực công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp hay xây dựng, hợp tác xã thường được gọi tên theo lĩnh vực kinh doanh hoặc theo tên riêng. Vd: Hợp tác xã Bát Tràng, Gia Lâm. Hà Nội vừa kinh doanh gốm sứ, vừa kinh doanh du lịch làng nghề…Từ đó cho thấy tính chất đa ngành nghề của các hợp tác xã trong sản xuất kinh doanh.
1.3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã
- Tổ chức và hoạt động của hợp tác xã cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau: Tự nguyện; dân chủ, bình đẳng và công khai; tự chủ chịu trách nhiệm và cùng có lợi; Hợp tác và phát triển cộng đồng.
- Tự nguyện: Mọi cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có đủ điều kiện theo quy định của luật Hợp tác xã tán thành theo điều lệ hợp tác xã đều có quyền gia nhập hợp tác xã. Ngược lại xã viên có quyền ra khỏi hợp tác xã theo quy định điều lệ hợp tác xã.
- Dân chủ, bình đẳng và công khai: Xã viên có quyền tham gia, quản lí, kiểm tra, giám sát hợp tác xã và có quyền ngang nhau trong biểu quyết; Thực hiện công khai phương hướng sản xuất, kinh doanh , tài chính và phân phối và những vấn đề khác trong quy định điều lệ của hợp tác xã.
- Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi:Hợp tác xã tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; Tự quyết định về phân phối thu nhập. Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế và trang trải các khoản lỗ của hợp tác xã, lãi sẽ được trích một phần vào các quỹ của hợp tác xã, một phần chia theo vốn góp và công sức đóng góp của xã viên, phần còn lại chia cho xã viên theo mức độ sử dụng địch vụ của hợp tác xã.
- Hợp tác và phát triển cộng đồng: xã viên phải có y thức phát huy tinh thần xây dựng tập thể và hợp tác với nhau trong hợp tác xã, trong cộng đồng xã hội; Hợp tác giữa các hợp tác xã trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
1.4. Định hướng phát triển hợp tác xã ở Việt Nam
Trước đổi mới, Hợp tác xã được coi là đơn vị cơ bản trong nông nghiệp, nông thôn. Đến năm 1980, kinh tế hợp tác chiếm 98% số hộ ở miền Bắc, 80% miền Trung và khoảng 5% Đồng bằng song Cửu Long. Trong giai đoạn này, hợp tác chủ yếu làm nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp và được tổ chức theo mô hình kế hoạch hóa tập trung. Tuy nhiên, sang thập kỷ 80, hợp tác xã có nhiều yếu kém, năng suất đất đai suy giảm, không khuyến khích các thành viên tham gia sản xuất. Do đó từ năm 1988, hợp tác xã được chuyển đổi theo hướng: giao đất cho các hộ là thành viên tham gia của hợp tác xã. Kế tiếp là Luật hợp tác xã được xây dựng vào năm 1996, tiếp tục được sửa đổi vào những năm 2001 và năm 2003. Trọng tâm của định hướng đổi mới hợp tác xã là giúp các hộ, doanh nghiệp hợp tác lại để sản xuất và kinh doanh có hiệu quả. Coi hợp tác xã là tổ chức kinh tế hơn là các tổ chức xã hội. Hợp tác xã không giới hạn theo không gian mà sự liên kết ngành hàng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Chuyển hình thức sở hữu công cộng thành sở hữu tập thể. Chức năng nhiệm vụ của hợp tác xã tùy theo điều kiện thị trường và kinh tế xã hội của địa phương, không nhất thiết chỉ là dịch vụ. Theo kết quả củ dự án khảo sát thu thập thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu về HTX trên địa bàn toàn quốc cảu Bộ kế hoạch và đầu tư, tính đến hết năm 2008, Việt Nam có 14500 HTX và 7478019 xã viên. Sự biến động số lượng hợp tác xã qua các giai đoạn ở các vùng và trong cả nước tùy theo tình hình nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và nhiệm vụ của từng thời kỳ.
Hợp tác xã đã chú trọng đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ cho kinh tế hộ và phát triển một số loại hình kinh doanh. Kết quả điều tra năm 2006, trong số các HTX nông nghiệp đang hoạt động có 86% làm dịch vụ thủy nông. 53,1% làm dịch vụ bảo vệ thực vật, 50,3% làm dịch vụ điện, 48,6% làm dịch vụ bảo vệ đồng ruộng, 40,1% làm dịch vụ cung ứng vật tư, 34,9% làm dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Doanh thu thuần từ hoạt động dịch vụ sản xuất bình quân 1 HTXNN năm 2005 đạt 481.6 triệu đồng, gấp 2,1 lần so với năm 2000. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều HTX nông nghiệp hoạt động có lãi. Lợi nhuận thuần từ hoạt động dịch vụ sản xuất bình quân 1 HTXNN đạt 41,4 triệu đồng, tăng 39,4% so với năm 2000.
Đa số hợp tác xã nói chung và hợp tác xã nông nghiệp nói riêng đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Cho đến hiện tại, hợp tác xã gặp phải những khó khăn chủ yếu như sau:
- Nhận thức về hợp tác xã kiểu mới và luật HTX của cán bộ HTX và nông dân chưa thấu đáo nên việc chuyển đổi HTX còn mang nặng tính hình thức.
- Vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật của HTX còn yếu kém đã ảnh hưởng đến hoạt động của HTX.
- Trình độ cán bộ quản lí HTX còn nhiều bất cập so với cơ chế quản lí mới, nhất là đối với cán bộ quản lí của hợp tác xã nông nghiệp.
- Công tác quản lí và giúp đỡ của HTX đối với HTX chưa thực sự thỏa đáng. Nhà nước đã có nhiều chính sách tạo hành lang pháp lí cho HTX chuyển đổi, xây dựng mới, thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên tren thực tế sự can thiệp của các chính sách đó tới các cơ sở còn chậm, nhất là các HTX nông nghiệp rất ít được hưởng lợi từ các chính sách đó. Xét trên phạm vi toàn quốc, hoạt động của HTX dang trong tình trạng khó khăn.Ở một số địa phương của Thái Bình, Bắc Ninh, Hà Nội… thì hoạt động của HTX nông nghiệp lại rất sôi động.
* Mô hình hợp tác xã hiện nay ở Việt Nam chưa phát triển
Những quy định pháp luật không phù hợp với thực tiễn
Đa phần các HTX nông nghiệp chuyển đổi hoạt động vẫn mang tính hình thức thụ động. Một mặt trong nhận thức của cán bộ, lãnh đạo địa phương HTX vẫn được coi như công cụ, cánh tay nối dài của chính quyền. Thực tế phần lớn các HTX ở miền Bắc Việt Nam, chính quyền địa phương và người dân địa phương còn chịu ảnh hưởng nặng nề của mô hình HTX kiểu cũ.Đa số các HTX trong nông nghiệp có số lượng xã viên lớn.Cụ thể trung bình một HTX dịch vụ nông nghiệp (DVNN) có trên 1000 xã viên, đặc biệt có những HTX có tới trên 7000 xã viên, như HTX DVNN Giao Nhân ( Nam Định). Phần lớn HTX DVNN vẫn được ra đời theo nhu cầu của cơ quan hành chính và được coi như là một bộ phận của chính quyền địa phương để quản lí các hoạt động đời sống nông thôn ( hoạt động tưới ,tiêu nước, nạo vét kênh mương…). Do vậy, các HTX vẫn được chính quyền bao cấp về cơ sở vật chất, nhân sự và hoạt động một cách thụ động. Mặt khác người nông dân đã quen tâm lí ỷ lại vào HTX để được trợ cấp của Nhà nước, họ không quan tâm đến nghĩa vụ của mình, phó mặc cho ban quản trị HTX thường được coi là xã viên.
Sau thời kỳ đổi mới, với nền kinh tế thị trường, Nhà nước đã tập trung đưa ra nhiều chính sách, văn bản pháp luật điều chỉnh đối với khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Quỹ đất còn hạn chế:
Điển hình chính sách hỗ trợ về đất đai đối với HTX để xây dựng trụ sở, cơ sở sản xuất kinh doanh đã thực hiện sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước đối với khu vực này, tuy nhiên trên thực tế đa số các địa phương trong cả nước không có đủ quỹ đất để thực hiện chính sách này.
Khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng:
Tương tự Nhà nước cũng đề ra nhiều chính sách tín dụng ưu đãi thành lập quỹ hỗ trợ đối với HTX, nhưng trên thực tế tiếp cận những nguồn vốn ưu đãi đó luôn là bài toán khó đối với các HTX. Các tổ chức tín dụng luôn quan tâm đến tài sản thế chấp, trong khi có rất ít HTX có tài sản chung đáng giá để đáp ứng điều kiện vay vốn.
Chính sách về đào tạo không thích hợp:
Trong chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX cũng vậy, Nhà nước luôn quan tâm, dành một ngân sách phù hợp cho lĩnh vực này. Tuy nhiên việc triển khai chính sách này còn mang tính hình thức.
Một cơ chế quản lí, hỗ trợ không hiệu quả: Hiện nay, bộ máy quản lí nhà nước trong lĩnh vực HTX vừa thừa, vừa thiếu, vừa yếu ở cấp TW và địa phương.
Hiện nay ở Việt Nam, từ khi bước vào cơ chế thị trường nhất là sau khi gia nhập WTO, nông dân Việt Nam phải đối mặt với nhiều đối thủ sản xuất kinh doanh mạnh cũng như những đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn, chất lượng đặt ra của thị trường. Với tình trạng hoạt động, sản xuất đơn phương độc mã như hiện nay, các hộ tiêu nông ở Việt Nam sẽ không có đủ sức cạnh tranh với các khu vực doanh nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân, cũng như sẽ gặp khó khăn trong thương thuyết mua bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Thực tế cho thấy, việc liên kết HTX, người nông dân vẫn huy động được nguồn vốn, kỹ thuật, vừa giảm được chi phi đầu vào, vừa đảm bảo đầu ra của sản phẩm một cách có lợi nhất.
Do đó, mô hình HTX có thể được coi là giải pháp tối ưu nhất tạo môi trường liên kết, phát huy thế mạnh của người nông dân, đồng thời tạo động lực cho khu vực kinh tế phát triển.
Trong bối cảnh chung về tình hình hoạt động của HTX, để khôi phục hoạt động của tổ chức này cần tập trung vào làm tốt các nội dung sau:
- Tiếp tục phân loại, xử lí các tồn đọng của HTX, có thể cho giải thể để thành lập HTX mới nếu cần thiết.
- Tuyên truyền giới thiệu các mô hình HTX mới có hiệu quả và tiến hành chia sẻ kinh nghiệm.
- Nhà nước cần thực hiện những giải pháp hỗ trợ kinh tế, khuyến khích và tạo thuận lợi cho kinh tế hợp tác và HTX phát triển như: Chính sách đất đai (giao đất hoặc cho thuê đất để tạo điều kiện cho HTX mở rộng sản xuất kinh doanh…), chính sách tín dụng, chính sách xóa nợ cũ, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng cho HTX…
- Nâng cao năng lực quản lí và trình độ chuyên môn cho cán bộ cơ sở và cán bộ HTX
- Tăng cường vai trò quản lí của nhà nước đối với HTX thông qua: ban hành các chính sách tạo hành lang pháp lí để HTX hoạt động, chính quyền các cấp cần sự hỗ trợ giúp đỡ theo hướng lấy HTX làm cầu nối giữa Nhà nước với hộ dân, làm đại lí cung ứng vật tư và thu gom sản phẩm, làm cơ sở chuyển giao những cái mới tới người dân…
- Không ngừng bổ sung và hoàn thiện luật Hợp tác xã và điều lệ hợp tác xã cho phù hợp với tình hình mới.
2. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu nông nghiệp
2.1. Khái niệm
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
- Mục đích của doanh nghiệp:
Mục đích của doanh nghiệp là thể hiện khuynh hướng tồn tại và phát triển, doanh nghiệp có 3 mục đích cơ bản:
- Mục đích kinh tế: Thu lợi nhuận, đây là mục đích quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
- Mục đích xã hội: cung cấp hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội và bảo vệ môi trường bền vững.Đây là mục đích quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp hoạt động công ích cũng như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và các doanh nghiệp, công ty khác trong sự phát triển kinh tế xã hội nói chung.
- Mục đích thỏa mãn các nhu cầu cụ thể và đa dạng của mọi người tham gia hoạt động trong doanh nghiệp.
Phân theo lĩnh vực hoạt động, ngành sản xuất, kinh doanh người ta chia doanh nghiệp thành:
+ Doanh nghiệp nông nghiệp là những doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, hướng vào việc sản xuất ra những sản phẩm là cây, con.
Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu là các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và bán ra hàng hóa ra khỏi cửa khẩu, khỏi thị trường nội địa. Tuy nhiên xuất khẩu được hiểu là giao dịch của hai hay nhiều thương nhân mà có quốc tịch khác nhau, có sự chuyển dịch đồng tiền từ nước này qua nước khác, hàng hóa không nhất thiết phải qua biên giới. Xuất khẩu tại chỗ: Hàng hóa sản xuất tại Việt Nam bán cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài.
Xuất qua biên giới: Hàng hóa sản xuất trong nước nhưng giao hàng cho các doanh nghiệp khác ngoài bên giới.
Xuất vào khu chế xuất: Xuất vào khu công nghiệp đặc biệt chỉ dành cho việc sản xuất, chế biến những sản phẩm để xuất khẩu ra nước ngoài hoặc dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất – nhập khẩu tại khu vực đó với các ưu đãi về các mức thuế xuất – nhập khẩu hay các ưu đãi về giá cẩ thuê mướn mặt bằng sản xuất, thuế thu nhập cũng như cắt giảm tối thiểu các thủ tục hành chính.
2.2. Tình hình các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu của Việt Nam
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, xuất khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm đã mang về cho đất nước 42,33 tỷ USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước đạt 19,38 tỷ USD, tăng 12,9% và xuất khẩu có vốn đầu tư nước ngoài là 42,95 tỷ USD, tăng 31,1%. Tăng trưởng xuất khẩu như vậy đã gấp 3 lần so với chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội thông qua (10%) hồi đầu năm.
*Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng mạnh
Tình hình xuất khẩu mặt hàng nông nghiệp giữa năm 2011: Tình hình xuất khẩu mặt hàng nông nghiệp có xu hướng tăng. Tình hình sản xuất nông nghiệp vẫn đang tiếp tục tăng trưởng mạnh từ cuối năm đến nay, để duy trì tốc độ tăng trưởng cần kiểm soát một loại dịch bệnh dễ bùng phát ở cây trồng và vật nuôi giai đoạn này.
Nhu cầu và giá cả các mặt hàng nông, lâm, thủy sản trên thị trường thế giới tiếp tục xu hướng tăng, có lợi cho xuất khẩu của Việt Nam. Đến hết tháng 7, giá trị xuất khẩu nông, lâm và thủy sản tăng thêm 2 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu lên 13,95 tỷ USD tăng 33,4% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, các mặt hàng nông sản chính thức ước đạt xấp xỉ 8,1 USD, tăng 44,6%; thủy sản ước đạt 3,1 tỷ USD, tăng 24,8%, lâm sản đạt 2,2 tỷ USD tăng gần 13%. Thặng dư thương mại toàn ngành đạt xấp xỉ 5 tỷ USD, góp phần giảm nhập siêu cho cả nước.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản 7 tháng đầu năm đạt 1563 ngàn tấn, tăng 5,2%. Giá thủy sản tăng cap cũng khuyến khích ngư dân đánh bắt, nhiều tàu thuyền bám biển kéo dài khiến tổng sản lượng khai thác biển đạt 1380 ngàn tấn.
Điều quan trọng, để duy trì tốc độ tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp từ nay đến cuối năm là phải kiểm soát tốt dịch bệnh ngăn chặn rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa hè thu, thu đông ở vùng ĐBSCL và Đông Nam Bộ. Kiểm soát chặt chẽ các loại dịch cúm gia cầm, tai xanh, lở mồm long móng không để bệnh bùng phát gây thiệt hại đến sản xuất.
Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông nghiệp như sau:
Xuất khẩu nông, lâm và thủy sản đạt 13,9 tỷ USD
Xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 8,1 tỷ USD, tăng 44,6%; thuỷ sản ước đạt 3,1 tỷ USD, tăng 24,7% và lâm sản khoảng 2,2 tỷ USD, tăng gần 13%.Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm và thuỷ sản nước ta đạt 13,9 tỷ USD, tăng 33,4% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu nhờ giá cao.
Xuất khẩu của một số mặt hàng cụ thể như sau:
Gạo
Trong 7 tháng đầu năm, cả nước đã xuất khẩu 4,7 triệu tấn gạo, đạt 2,3 tỷ USD, tăng 9,7% về lượng và 10,8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Tăng trưởng về lượng cao hơn giá trị bởi giá gạo năm nay thấp hơn. Triển vọng xuất khẩu gạo những tháng còn lại khá lạc quan vì chúng ta có thêm các khách hàng mới. Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự kiến trong quý 3 sẽ xuất 1,9 triệu tấn; quý 4 xuất 1,2 triệu tấn, như vậy cộng với lượng gạo trên 4 triệu tấn đã xuất trong 6 tháng đầu năm, thì cả năm 2011 sẽ xuất trên 7 triệu tấn – mức kỷ lục mới.
Indonesia tiếp tục duy trì là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam từ đầu năm đến nay. Các thị trường khác như Malaysia và Cuba cũng tăng lần lượt 99,6% và 137,7% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Riêng Philippine, xuất khẩu sang thị trường này chỉ bằng một nửa cùng kỳ năm ngoái nhưng đây vẫn là khách hàng lớn thứ hai của Việt Nam.
Tổng công ty Lương thực miền Nam – VINAFOOD II – là một doanh nghiệp nhà nước, VINAFOOD II là doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu gạo, nơi sản xuất phần lớn các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam, đặc biệt tập trung ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, nơi sản xuất ra phần lớn lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.
Theo Bộ NN-PTNT, tình hình sản xuât nông nghiệp vẫn đang tiếp tục tăng trưởng mạnh từ nay tới cuối năm, tình hình xuất khẩu các gạo cũng tăng.
Cà phê
Trong 7 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê nước ta đạt khoảng 2 tỷ USD, khối lượng 930 nghìn tấn, tăng 24% về lượng và 92,6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng, trong khi nguồn cung trong nước giảm nên giá cà phê trong nước cũng tăng theo. Giá xuất khẩu bình quân trong 7 tháng đầu năm là 2.150 USD/tấn, tăng khoảng 55% so với cùng kỳ năm ngoái. Khối lượng xuống tàu trong 6 tháng qua đạt 878 nghìn tấn, tăng 29,1% so với cùng kỳ năm trước. Với lượng và kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng qua các tháng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã liên tục điều chỉnh tăng dự báo kết quả xuất khẩu của cả năm. Theo dự báo mới nhất của Bộ, xuất khẩu cà phê năm nay sẽ khoảng 1,3 triệu tấn, kim ngạch gần 3 tỷ USD
Từ trước đến nay chủ yếu Việt Nam xuất khẩu cà phê hạt nên những trường hợp các doanh nghiệp trong ngành cà phê mạnh tay đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến được khuyến khích rất nhiều. Cụ thể, vào tháng 9/2010, Công ty Trung Nguyên tiến hành mua lại một nhà máy chế biến cà phê của Công ty Vinamilk với công suất 1.500 tấn cà phê hòa tan và 2.600 tấn cà phê rang xay mỗi năm, thêm vào số lượng 4 nhà máy chế biến Trung Nguyên hiện có. Gần đây nhất, vào giữa tháng 12/2010, Công ty Vinacafe Biên Hòa, đã đầu tư 500 tỷ đồng xây dựng nhà máy chế biến có công suất chế biến 3.200 tấn cà phê hòa tan nguyên chất/năm. Lĩnh vực chế biến cà phê cũng ghi nhận sự góp mặt của nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến xây dựng nhà máy chế biến, tập trung gần các vùng nguyên liệu như Công ty TNHH Olam đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cà phê công suất 4.000 tấn tại Long An. .. Công ty Cổ phần Mê Trang.
Cao su
Khối lượng cao su xuất khẩu 7 tháng qua đạt 349 nghìn tấn, trị giá 1,5 tỷ USD, tăng 6,6% về lượng và 68,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá cao su xuất khẩu bình quân 7 tháng ước đạt 4.297 USD/tấn. Mặc dù tiêu thụ cao su thế giới không tăng mạnh như năm ngoái nhưng Bộ Nông nghiệp dự báo giá sẽ duy trì mức cao cho đến tận cuối năm.
Chè
Xuất khẩu chè trong 7 tháng đầu năm mang về cho đất nước 98 triệu USD, với 65 nghìn tấn, giảm 7,1% về lượng và 2,1% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu sang các thị trường lớn hầu hết giảm, chỉ trừ hai thị trường tăng đó là Trung Quốc 18% và Indonesia 40,5%. Tuy lượng xuất đi giảm nhưng giá chè bán ra nước ngoài vẫn cao hơn khoảng 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1.507 USD/tấn.Có các doanh nghiệp bán chè ở Thái Nguyên, Sơn La, Mộc Châu..
Hạt điều
Trong 7 tháng đầu năm, xuất khẩu hạt điều đạt 84 nghìn tấn, khối lượng 656 triệu USD, giảm 16,5% về lượng nhưng tăng 21,1% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Khối lượng xuất khẩu giảm ở hầu hết các thị trường lớn, ngoại trừ Trung Quốc tăng 19,4%, Đài Loan tăng 28,7%.
Giá xuất khẩu trung bình 7 tháng đạt 7.809 USD/tấn, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo thống kê của Tổng Cục Hải quan, tháng 7/2011 cả nước xuất khẩu 19.178 tấn hạt điều, thu về 168,95 triệu USD (tăng 25,1% về lượng và tăng 33,33% về kim ngạch so với tháng trước đó); đưa tổng lượng hạt tiêu cả 7 tháng lên 88.113 tấn, trị giá 694,56 triệu USD, chiếm 1,32% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước (giảm 12,7% về lượng nhưng tăng 28,27% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 44,1% kế hoạch xuất khẩu năm 2011).
Xuất khẩu hạt điều tháng 7/2011 sang đa số các thị trường tăng kim ngạch so với tháng 6
Xuất khẩu hạt điều sang Hoa Kỳ - thị trường lớn nhất của hạt điều Việt Nam sau khi sụt giảm liên tiếp 2 tháng đầu năm, thì từ tháng 3 đến nay, kim ngạch luôn tăng trưởng dương, tháng 7 tiếp tục tăng 20,72% so với tháng 6, đạt 49,89 triệu USD; đưa kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này 7 tháng lên 216,08 triệu USD, chiếm 31,1% tổng kim ngạch, tăng 17,34% so với cùng kỳ.
Thị trường lớn thứ 2 là Trung Quốc trong tháng 7 tăng trở lại 8,79%, đạt 23,19 triệu USD (sau khi bị sụt giảm gần 18% ở tháng trước đó); tổng cộng 7 tháng xuất khẩu sang thị trường này đạt 133,42 triệu USD, chiếm 19,21%, tăng 85,57% so với cùng kỳ.
Thị trường lớn thứ 3 là Hà Lan đạt kim ngạch 104,59 triệu USD trong 7 tháng đầu năm, chiếm 15,06%, tăng 27,35% so với cùng kỳ; trong đó riêng tháng 7 đạt 29,33 triệu USD, tăng trên 43% so với tháng trước đó.
Trong tháng 7, xuất khẩu hạt điều sang phần lớn các thị trường đều tăng trưởng dương về kim ngạch so với tháng 6, trong đó thị trường được đặc biệt chú ý về mức tăng trưởng là thị trường Singapore tăng cực mạnh tới 2.523% về kim ngạch so với tháng trước; tiếp đến một số thị trường cũng tăng trưởng mạnh trên 100% về kim ngạch như: Ucraina tăng 355,4%; Pakistan (+278,4%); U.A.E (+160,4%); Đức (+149%); Hồng Kông (+141%); Tây Ban Nha (+113,6%); Hy Lạp (+109%); Ấn Độ (+107,4%). Tuy nhiên xuất khẩu giảm mạnh ở thị trường Đài Loan, Philippines và Na Uy với mức giảm lần lượt là: 65,5%; 55,6% và 45,1%.
Tính chung cả 7 tháng đầu năm, thì đa số các thị trường xuất khẩu hạt điều cũng đều tăng trưởng dương về kim ngạch so với cùng kỳ; trong đó tăng mạnh ở các thị trường Bỉ (+360,7%); Singapore (+198,4%); U.A.E (+90,4%) và Trung Quốc (+85,6%).
Hạt tiêu
Khối lượng tiêu xuất khẩu 7 tháng đầu năm đạt 85 nghìn tấn, thu về 465 triệu USD, lượng không đổi nhưng giá trị tăng tới 70,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Các thị trường đều gặp thuận lợi, trong đó sang Mỹ tăng 17,4% về lượng và gấp hơn 2 lần về giá trị. Giá tiêu xuất khẩu bình quân 7 tháng tăng hơn 70%, đạt 5.470 USD/tấn.
Lâm sản và đồ gỗ
Xuất khẩu nhóm mặt hàng này mang về cho đất nước 2,2 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 2,1 tỷ USD, tăng gần 14%; sản phẩm mây tre, cói thảm ước khoảng 116 triệu USD, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục là các thị trường xuất khẩu lớn và tăng trưởng mạnh trong thời gian qua.
Thuỷ sản
Xuất khẩu nhóm mặt hàng này trong 7 tháng đầu năm ước đạt 3,1 tỷ USD, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu sang các thị trường lớn đều tăng cả về lượng và giá trị, điển hình như Mỹ tăng 48,8%, Trung Quốc 60,5%, Canada 66,2% về giá trị.
Top các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản 7 tháng đầu năm:
Minh Phú (MPC) đứng đầu về xuất khẩu tôm, Vĩnh Hoàn (VHC) đứng đầu về xuất khẩu cá tra, trong khi công ty CP Gò Đàng (AGD) giữ vị trí số 1 về nhuyễn thể 2 mảnh vỏ.Tập đoàn Minh Phú (MPC) là doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn nhất nước ta 7 tháng đầu năm, chiếm 5,36% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành, bỏ xa Vĩnh Hoàn chỉ với 2,53%. Minh Phú cũng là nhà xuất khẩu tôm lớn nhất nước, chiếm 14,36% tỷ trọng toàn ngành, trong khi vị trí thứ hai là Quốc Việt chỉ chiếm 4,09%. Công ty Vĩnh Hoàn đứng đầu về xuất khẩu cá tra với tỷ trọng gần 8,2%, CTCP Hùng Vương đứmg vị trí thứ hai với hơn 7%.
Công ty Cổ phần Gò Đàng (Godaco) là nhà xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ lớn nhất nước, với thị phần 11,54%, tiếp đến là Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre với thị phần 10,42%.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Nông nghiệp là ngành sản xuất ra lương thực, thực phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Với lợi thế là một nước nông nghiệp, những mặt hàng được các doanh nghi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_tieu_luan_tai_chinh_nong_nghiep_5821.docx