Tiểu luận Tìm hiểu cách xác định thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm theo quy định của pháp luật hiện hành

Việc xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại được xác định theo hai bước:

Bước một: Xác định thu nhập thực tế của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị là có hay không. Trong trường hợp người bị gây thiệt hại có thu nhập thì thu nhập thực tế của họ là bao nhiêu?

Bước hai: Lấy tổng số thu nhập thực tế mà người bị thiệt hại có được trong thời gian điều trị so sánh với thu nhập thực tế tương ứng được xác định tại Bước một. Nếu có khoản chênh lệch tức là thu nhập thực tế của người này bị giảm sút, nếu không xác định được những khoảng chênh lệch này thì thu nhập thực tế của người bị gây thiệt hại không bị mất.

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2375 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu cách xác định thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm theo quy định của pháp luật hiện hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không còn khả năng để sửa chữa, khôi phục lại hoặc là tài sản đã bị chuyển giao không còn khả năng tìm thấy. VD: Do có xích mích với A, B ném đá vỡ kính cửa oto của A. - Những chi phí cho sự ngăn chăn, sửa chữa, thay thế. Cụ thể là những phí tổn phải bỏ ra có thể là tiền hoặc những tài sản khác nhằm khôi phục lại nguyên trạng tài sản hoặc có thể ngăn ngừa thiệt hại xảy ra do hành vi trái pháp luật của người gây thiệt hại. VD: B ném vỡ cửa kính ôtô của A. Thiệt hại trực tiếp ở đây là ô kính bị vỡ ngoài ra đồ nội thất trong xe cũng bị hư hỏng nên những chi phí cụ thể ở đây là chi phí thay kính và chi phí sữa chữa những đồ nội thất bị hư hỏng khác. - Thiệt hại vật chất cũng có thể là những chi phí phải bỏ ra do bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe như chi phí cứu chữa bao gồm viện phí, tiền thuốc men,… và chi phí cho việc bồi dưỡng, chăm sóc phục hồi chức năng cho bên bị thiệt hại. - Trường hợp người bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe mất hoàn toàn khả năng lao động hoặc mất một phần khả năng lao động từ đó dẫn đến việc mất đi những thu nhập về sau hoặc những thu nhập về sau hoặc những thu nhập về sau bị giảm sút so với thu nhập bình quân trước khi thiệt hại. Những khoản thu nhập bị mất hoặc giảm sút cũng được coi là thiệt hại phải bồi thường. VD: A vượt ẩu và đã dùng xe oto quệt vào xe máy của B khiến B ngã gãy chân không thể đi làm được trong khi công việc chính của B là xe ôm. Vì gãy chân, B không thể tiếp tục làm công việc xe ôm được nữa mà phải chuyển sang bán quán nước. Thu nhập của B từ 2.500.000 đồng/tháng đã giảm xuống còn 1.500.000 đồng/tháng. Thiệt hại ở đây là khoản chênh lệch 1.000.000 đồng/tháng. Thiệt hại về tài sản phải là thiệt hại thực tế đã xảy ra và tính được bằng tiền hoặc những thiệt hại trong thực tế chưa xảy ra nhưng chắn chắn sẽ xảy ra cũng được coi là thiệt hại về tài sản. VD: Thu nhập bình quân hàng tháng bị giảm sút do bị thiệt hại về sức khỏe làm mất khả năng lao động hoặc hoa màu chuẩn bị đến ngày thu hoạch bị hư hỏng hoặc súc vật sắp đến ngày đẻ… do hành vi trái pháp luật đã chết. 2.2 Những tổn thất về tinh thần Đây là những thiệt hại do bị xâm phạm về danh dự, uy tín, nhân phẩm. VD: A đánh B bầm dập mắt trái. B đi làm và giao tiếp với đồng nghiệp thì bị cho rằng do quan hệ bất chính với vợ của A nên mới bị A đánh ghen. Thiệt hại của B ở đây không những là những tổn thất về sức khỏe từ vết thương ở mắt trái mà còn là những tổn thương về tinh thần. Nếu B là người nổi tiếng, B thậm chí còn có thể phải bỏ ra các chi phí để cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng. Những thiệt hại này không chỉ gây ra cho cá nhân mà còn có thể xảy ra đối với doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. II. Xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm 1. Các quy định của pháp luật về xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm Theo Điều 609 BLDS 2005, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được xác định bao gồm những chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người gây thiệt hại. Theo quy định tại mục II, Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao số 03/2006/NĐ-HĐTP ngày 08 tháng 07 năm 2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm những chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của nạn nhân và đã được chi tiết hóa gồm các khoản tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đến bệnh viện, tiền thuốc và các khoản chi cho các dịch vụ chiếu, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, truyền máu theo yêu cầu của bác sĩ điều trị. Trong trường hợp người chịu thiệt hại về sức khỏe bị gây thương tích về phần đầu, phần chi, phần da, mắt,… thì những khoản người bị gây thiệt hại được bồi thường xác định được gồm các khoản chi cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, tiền giải phẫu thẩm mỹ khác để hồi phục phục phần nào về thẩm mỹ của khuôn mặt người đó như trước khi chưa bị gây thiệt hại như chi phí làm mũi, làm môi, làm cằm giả; chi phí khắc phục lại làn da do bị cháy, bị bỏng do lửa cháy, do hóa chất, do axit và các khoản chi để mua xe đẩy, nạng chống… Thiệt hại còn bao gồm những chi phí liên quan đến chức năng thu nhập của người bị gây thiệt hại. Những thu nhập đó có thể bị giảm sút hoặc mất đi ngay sau khi hành vi gây thiệt hại xảy ra. 2. Thiệt hại của người bị gây thiệt hại về sức khỏe 2.1 Thiệt hại về vật chất Thiệt hại vật chất tức là thiệt hại có thể tính được thành tiền, mang tính giá trị, bao gồm: Thứ nhất: Thiệt hại là những chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại. Thứ hai: Thiệt hại là thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại Thứ ba: Thiệt hại là những chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại. Thứ tư: Thiệt hại là mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. 2.1.1 Những chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại “Chi phí hợp lý” là những chi phí liên quan trực tiếp đến việc khắc phục hậu quả của hành vi gây thiệt hại về sức khỏe cho người bị gây thiệt hại. Các chi phí này gồm có: Một là các khoản tiền chi phí khám chữa bệnh như chi phí sơ cứu ban đầu, tiền thuốc theo đơn của bác sĩ, tiền điều trị gồm các chi phí khác để điều trị ngoài đơn thuốc như tiền chụp phim, điện não đồ, phẫu thuật, truyền dịch thay thế các bộ phận của cơ thể, tiền giám định sức khỏe,… hay các khoản viện phí đối với những người bị gây thiệt hại phải điều trị nội trú. Hai là các khoản tiền bồi dưỡng để phục hồi sức khỏe (trước và sau khi ra viện) và chi phí để mua sắm các phương tiện kỹ thuật cần thiết nhằm làm phục hồi chức năng bị mất, bị giảm sút cho người bị thiệt hại. 2.1.2 Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại “Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút” là khoản thu nhập không thu được của người bị thiệt hại trong hoặc sau thời gian điều trị do họ phải nghỉ việc để điều trị hay mất khả năng lao động. Nó cũng là khoản tiền chênh lệch giữa thu nhập có được trước khi sức khỏe bị thiệt hại. Trường hợp 1: Thu nhập bị giảm sút. VD: B làm công cho một công ty trách nhiệm hữu hạn. Thu nhập thực tế của B trước khi sức khoẻ bị xâm phạm là ổn định, trung bình mỗi tháng là 600 ngàn đồng. Do sức khoẻ bị xâm phạm, B phải điều trị và trong thời gian điều trị công ty trả cho B 50% tiền lương là 300 ngàn đồng. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của B mỗi tháng bị giảm sút 300 ngàn đồng. Trường hợp 2: Thu nhập không đổi. VD: C là công chức có thu nhập hàng tháng ổn định 500 ngàn đồng. Do sức khoẻ bị xâm phạm, C phải điều trị và trong thời gian điều trị cơ quan vẫn trả đủ các khoản thu nhập cho C. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của C không bị mất. Trường hợp 3: Thu nhập bị mất. VD: A làm nghề sửa xe máy tự do. Thu nhập thực tế của A trước khi sức khoẻ bị xâm phạm là ổn định, trung bình mỗi tháng là một triệu đồng. Do sức khoẻ bị xâm phạm, A phải điều trị nên không có khoản thu nhập nào. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của A bị mất. 2.1.3 Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị và chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại Ngoài các khoản chi phí cho chính bản thân người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại còn phải bồi thường những chi phí và thu nhập thực tế bị mất cho người trực tiếp chăm sóc người bị hại trong thời gian điều trị vết thương. Những khoản tiền này gồm có tiền tàu, xe đi lại, tiền ăn ở, thu nhập bình quân hang tháng của họ. Trường hợp sau khi bị xâm phạm sức khỏe, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và không tự phục vụ được những sinh hoạt tối thiểu cho bản than, cần phải có người thường xuyên chăm sóc và họ cũng không còn khả năng cấp dưỡng cho những người mà họ thường xuyên cấp dưỡng thì người gây thiệt hại cũng có trách nhiệm phải bồi thường cả những khoản này. 2.2 Thiệt hại về tinh thần Thiệt hại về tinh thần là chi phí cho những tổn thất về tinh thần, những thiệt hại phi vật chất có ảnh hưởng tới tính cách và đời sống nội tâm của người bị gây thiệt hại. 3. Cách xác định thiệt hại của người bị gây thiệt hại về sức khỏe 3.1 Người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, hợp pháp Việc xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại được xác định theo hai bước: Bước một: Xác định thu nhập thực tế của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị là có hay không. Trong trường hợp người bị gây thiệt hại có thu nhập thì thu nhập thực tế của họ là bao nhiêu? Bước hai: Lấy tổng số thu nhập thực tế mà người bị thiệt hại có được trong thời gian điều trị so sánh với thu nhập thực tế tương ứng được xác định tại Bước một. Nếu có khoản chênh lệch tức là thu nhập thực tế của người này bị giảm sút, nếu không xác định được những khoảng chênh lệch này thì thu nhập thực tế của người bị gây thiệt hại không bị mất. Sau đây là hai trường hợp người có thu nhập thực tế, hợp pháp bị gây thiệt hại: Trường hợp 1: Nếu trước khi bị gây thiệt hại về sức khỏe, người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động, thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng trước liền kề với tháng người đó bị gây thiệt hại về sức khỏe nhân với thời gian người đó phải điều trị, để xác định thu nhập thực tế của người đó bị gây thiệt hại. Trường hợp 2: Nếu trước khi người bị gây thiệt hại về sức khỏe, người bị thiệt hại có những thu nhập không ổn định trong từng tháng thì láy mức thu nhập trung bình của sáu tháng liền kề trước khi sức khỏe bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác định thu nhập thực tế của người bị gây thiệt hại về sức khỏe. Trong trường hợp không đủ sáu tháng để tính mức thu nhập bình quân của người đó thì lấy tổng thu nhập của các tháng chia cho tổng số tháng để tính. 3.2 Người bị thiệt hại không có thu nhập thực tế ổn định hoặc chưa có thu nhập Trường hợp 1: Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế nhưng thu nhập thực tế không ổn định, khó xác định vì người này không thể có chuyên môn, nghề nghiệp ổn định và đã làm nhiều việc khác nhau để kiếm sống, như làm thuê, chở xe ôm, tìm kiếm vật liệu để bán kiếm tiền như vỏ chai, giấy vụn,… Có nghĩa là ai cần thực hiện những công việc giản đơn, không cần chuyên môn và kỹ thuật là người này có thể đáp ứng ngay, theo dạng dịch vụ hè phố. Trong trường hợp này thì xác định mức thu nhập trung bình của lao động phổ thông cùng loại nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất của người bị gây thiệt hại. Trường hợp 2: Nếu người bị gây thiệt hại về sức khỏe chưa làm việc, chưa có thu nhập thực tế thì không được bồi thường theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 609 BLDS: “Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại”. 3.3 Xác định thiệt hại từ phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị gây thiệt hại về sức khỏe Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại về sức khỏe mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại. Những chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại được xác định bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú.Việc bồi thường này được hiểu như một nguyên tắc và chỉ tính bồi thường thiệt hại cho một người chăm sóc người bị thiệt hại mất khả năng lao động. Trường hợp 1: Nếu người chăm sóc người bị gây thiệt hại về sức khỏe có thu nhập thực tế ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công có được từ hợp đồng lao động, thì căn cứ vào mức lương, tiền công lao động của tháng liền kề trước khi người đó phải chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất do phải nghỉ việc. Trường hợp 2: Nếu người chăm sóc người bị gây thiệt hại về sức khỏe có việc làm và có thu nhập ổn định hàng tháng, nhưng thu nhập trong các tháng cao thấp khác nhau, thì lấy mức thu nhập trung bình của sáu tháng liền kề (nếu chưa đủ sáu tháng thì của tất cả các tháng) trước khi người đó chăm sóc người bị thiệt hại về sức khỏe nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập bị mất. Trường hợp 3: Nếu người chăm sóc người bị gây thiệt hại về sức khỏe không có việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định trong các tháng và thu nhập của người này không ổn định thì được hưởng tiền công chăm sóc bằng mức lương trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú, Trường hợp 4: Nếu trong thời gian chăm sóc người bị gây thiệt hại về sức khỏe, người chăm sóc vẫn được cơ quan, người sử dụng lao động trả lương, trả tiền công lao động theo quy định của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội thì họ không bị mất thu nhập thực tế và do đó không được bồi thường. III. Xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm Khoản 1 Điều 610 BLDS quy định: “1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng; c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. 2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.” 1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết và chi phí hợp lý cho việc mai táng Những chi phí hợp lý cần thiết cho việc cứu chữa, chăm sóc, bồi dưỡng cho nạn nhân trước khi chết được tính toán và giải quyết như trường hợp thiệt hại do sức khỏe bị xâm hại tại Khoản 1 Điều 609. Tuy các khoản chi phí này không giúp được cho việc cứu sống nạn nhân song vì sức sống của con người là quý nhất, do đó chỉ còn một chút hy vọng thì mọi biện pháp chăm sóc, cứu chữa nạn nhân vẫn phải được thực hiện. Những chi phí hợp lý cho việc mai táng là những chi phí cần thiết khi các nạn nhân chết nhằm đảm bảo vệ sinh phù hợp với phong tục tập quán từng địa phương cũng như truyển thống dân tộc Việt Nam và quy định của pháp luật. Những chi phí hợp lý, phù hợp phong tục bao gồm: Chi phí mua quan tài, vải liệm, vải xô làm khăn tang, hương nến, bia khắc trên mộ chí, tiền phóng ảnh thờ, thuê xe tang và một số chi phí phụ hợp lý khác. Những chi phí này cần được tính toán một cách cụ thể và chi tiết tránh cho gia đình người bị gây thiệt hại phải chịu thiệt thòi về kinh tế. 2. Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng Theo Điểm c Khoản 1 Điều 610 thì các khoản bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm còn bao gồm cả tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị gây thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Khoản tiền cấp dưỡng này đảm bảo cho người được cấp dưỡng một cuộc sống tối thiểu như lúc người bị gây thiệt hại còn sống cho đến khi họ trưởng thành hoặc có thu nhập nuôi bản thân tới khi họ trưởng thành hoặc có thu nhập nuôi sống bản thân. 2.1 Đối tượng hưởng tiền cấp dưỡng - Vợ hoặc chồng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và được chồng hoặc vợ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng; - Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha, mẹ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng; - Cha, mẹ là người không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà con là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; - Vợ hoặc chồng sau khi ly hôn đang được bên kia (chồng hoặc vợ trước khi ly hôn) là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; - Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; - Em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động không có tài sản để cấp dưỡng cho con được anh, chị đã thành niên không sống chung với em là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; - Anh, chị không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà em đã thành niên không sống chung với anh, chị là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; - Cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không còn người khác cấp dưỡng mà ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; - Ông bà nội, ông bà ngoại không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng mà cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. 2.2 Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm... và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu. “Tổn thất về tinh thần” là những đau đớn, mất mát về tình cảm, sự hụt hẫng và sụp đổ về tinh thần mà những người thân của người bị gây thiệt hại phải gánh chịu. Những “tổn thất về tinh thần” mà họ phải chịu đựng sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống tinh thần và sức khỏe của họ. Nhiều người vì thương tiếc người thân đã dẫn tới việc bị rối loạn tâm thần, ốm nặng hoặc chết,… Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp tính mạng bị xâm phạm là để bồi thường cho những người thân thích, gần gũi nhất của nạn nhân. Có một điều có thể thấy rõ là những thiệt hại do tổn thất về tinh thần mang lại vô cùng khó khác định bởi khái niệm “tổn thất về tinh thần” là rất trừu tượng. Do đó nguyên tắc “bồi thường toàn bộ thiệt hại” không thể áp dụng triệt để đối với khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần này được. Như vậy, việc xác định mức độ thiệt hại chỉ ở mức độ tương đối. 2.2.1 Đối tượng nhận khoản tiền bù đắp về tinh thần Thứ nhất: Người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp này là những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại. Thứ hai: Trường hợp không có những người được nêu trên thì đối tượng là người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại. Thứ ba: Trong mọi trường hợp, khi tính mạng bị xâm phạm, những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất hoặc người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại (sau đây gọi chung là người thân thích) của người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào địa vị của người bị thiệt hại trong gia đình, mối quan hệ trong cuộc sống giữa người bị thiệt hại và những người thân thích của người bị thiệt hại… 2.2.2 Mức bồi thường Mức bồi thường chung khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trước hết do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho tất cả những người thân thích của người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, số lượng người thân thích của họ, nhưng tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường. CHƯƠNG II: THỰC TIỄN VẤN ĐỀ XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI I. Một số tình huống thực tiễn về vấn đề xác định thiệt hại 1. Tình huống thứ nhất Anh Nguyên là người chuyên bán lẻ xăng, dầu tại đường Lê Văn Lương, thành phố Hà Nội. Trong khi anh đang đổ xăng vào bình xe moto của chị Minh, thì anh Hạnh đang ngồi uống bên cạnh đã vô ý vứt mẩu thuốc lá đang cháy rơi đúng vào bình chứa xăng của xe và gây ra cháy nổ xe, làm chị Minh và anh Nguyên bị bỏng nặng. Thiệt hại xác định được: 1. Xe của chị Minh với trị gái 20.000.000 đồng bị tiêu hủy hoàn toàn. 2. Chị Minh điều trị thương tích do bị bỏng hết 8.000.000 đồng, anh Nguyên điều trị vết bỏng hết 2.000.000 đồng. Ngoài ra, theo kết luận của bác sĩ điều trị thì chị Minh do bị bỏng năng đã mất khả năng sinh con. Trách nhiệm dân sự theo tình huống này là trách nhiệm do hành vi vô ý gây ra. Anh Hạnh đã vô ý gây ra cháy nổ và làm thiệt hại cho chị Minh thì anh Hạnh phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho chị Minh với tổng số tiền xác định được: Giá trị xe moto của chị Minh bị tiêu hủy là 20.000.000 đồng + 8.000.000 đồng chi phí điều trị thương tích = 28.000.000 đồng và bồi thường cho anh Nguyên 2.000.000 đồng. Ngoài ra, anh Hạnh còn phải bồi thường cho chị Minh khoản tiền bù đắp về mặt tinh thần do bị gây thiệt hại về sức khỏe (khoản tiền này tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định). 2. Tình huống thứ hai Bà A là người bán rau xanh chuyên nghiệp trong chợ Khang Điều, huyện P, tỉnh H. Chị B mua một kg rau cải xanh do bà A bán về nấu canh cá rô. Sauk hi ăn xong, chị, chồng và cháu C là con của anh chị đều bị ngộ độc thức ăn, phải vào bệnh viện cấp cứu . Căn cứ của sự kiện này xác định được: 1) Số rau cải xanh bà A bán cho chị B hôm đó là bà M là người trồng rau cung cấp. 2) Những người mua rau cải của bà A hôm đó có bà G cũng bị đau bụng và nôn mửa nhưng bà không vào bệnh viện điều trị. 3) Khoản tiền viện phí mà gia đình chị B phải chi cho việc điều trị ngộ độc thức ăn xác định được là 3.000.000 đồng 4) Bà M đã thừa nhận trước 3 ngày tính đến ngày cung cấp rau cho bà A, con của bà đã phun thuốc trừ sâu trên diện tích trồng rau cải đó. Nguyên nhân của thiệt hại do chị B, con chị và chồng chị là cháu C đã ăn phải rau không sạch, còn đang nhiễm thuốc trừ sâu. Nguồn gốc của thiệt hại về sức khở là do rau xanh bà M cung cấp mới được phun thuốc ba ngày, do vậy, bà M là người có lỗi vô ý gây thiệt hại cho gia đình chị B. Tuy nhiên, khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, cần xem xét đến việc bà A là người bán rau cho chị B, bà G và nhiều người khác. Nếu bà A biết số rau bà M cung cấp còn chứa hàm lượng thuốc trừ sâu cao, khi ăn vào sẽ gây ngộ độc và tổn hại tới sức khỏe nhưng vì hám lợi nên vẫn mua và bán lại số rau ấy thì bà A và M có trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại. Trách nhiệm của bà M phải bồi thường những chi phí cho việc điều trị bệnh cho những người ăn số rau này mà bị trúng độc. Ngoài khảo tiền bồi thường thiệt hại thực tế xác định được, bà M còn phải chịu trách nhiệm về những chi phí khám, xét nghiệm lại cho những người đã ăn rau bà trồng bị ngộ độc và những chi phí phát sinh trong tương lai, liên quan đến việc điều trị những di chứng. Trong trường hợp bà A không thể biết là rau của bà M còn chứa hàm lượng thuốc trừ sâu cao mà vẫn ăn thì bà A không có lỗi. 3. Tình huống thứ 3 Ông A là người bán lẻ xăng, dầu và ông sống chủ yếu bằng nghề kinh doanh này. Vào tháng 10/2006, ông vô ý làm cháy một can xăng 3 lít xăng và đã gây bỏng nặng cho ông B khi đó đang ngồi uống nước cùng ông ở địa điểm bán xăng của nhà ông. Ông B bị bỏng nặng dù đã được hết lòng chạy chữa nhưng ông vẫn không qua khỏi. Ông qua đời sau bảy ngày từ ngày bị bỏng. Vào thời điểm ông B qua đời, ông có hai người con chưa trưởng thành: M (12 tuổi) và Q (8 tuổi). Khi ông B qua đời, vợ của ông là bà T đã tổ chức lễ tang cho ông hết 17.000.000 đồng. Xét thấy, ông A là người có lỗi vô ý gây thiệt hại cho gia đình ông B với những khoảng xác định theo quy định tại Điều 610 BLDS, bao gồm: Trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày ông B bị bỏng do cháy xăng, ông được điều trị vết bỏng trong bệnh viện, khoản tiền viện phí và tiền bồi dưỡng hợp lý cho ông xác định được. Ngoài khoản tiền này, ông A còn có nghĩa vụ hoàn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXác định thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm theo quy định của pháp luật hiện hành – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn.doc
Tài liệu liên quan