Tiểu luận Tìm hiểu chung về truyền thông

MỤC LỤC

LỜI MỞĐẦU . 2

CHƯƠNG I. TÌM HIỂU CHUNG VỀTRUYỀN THÔNG. 3

1. Khái niệm vềtruyền thông . 3

2. Các yếu tốcơbản của quá trình truyền thông . 4

3. Phân loại truyền thông: . 4

4. Một sốmô hình truyền thông:. 5

6. Sựra đời và phát triển của truyền thông. . 5

7. Các phương tiện truyền thông phổbiến: . 6

CHƯƠNG II. VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG . 7

1. Truyền thông đối với chính trị . 7

2. Truyền thông đối với kinh tế. 10

3. Truyền thông ảnh hưởng tới các lĩnh vực khác . 15

CHƯƠNG III. VẤN ĐỀSỬDỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG . 16

I. Các thếlực chính trị . 16

II. Các thếlực kinh tế . 19

CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN CHUNG . 23

Tài liệu tham khảo . 24

pdf26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 18427 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu chung về truyền thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NTERNET –xa lộ thông tin siêu tốc, kênh truyền thông đa phương tiện đã kết nối toàn thế giới lại với nhau. Trong quá trình phát triển truyền thông hiện nay, 2 xu hướng đại chúng và phi đại chúng hóa đang đan xen và cùng phát triển. Các phương tiện truyền thông phát triển trong sự cạnh tranh gay gắt, trong sự hợp lự chặt chẽ nhằm tạo ra hiệu ứng xã hội mạnh mẽ hơn. 7. Các phương tiện truyền thông phổ biến: Ngày nay, có nhiều phương tiện truyền thông để những người làm công tác marketing tiếp cận với khách hàng: phương tiện điện tử (truyền hình và radio), báo chí, thư chào hàng trực tiếp, bán hàng qua điện thoại, bán hàng cá nhân và trang web. Thậm chí quan hệ công chúng (PR) cũng là một phương tiện giao tiếp với khách hàng hiện tại và tiềm năng. -Internet đứng đầu trong các phương tiện thông tin đại chúng. [Lý thuyết truyền thông] [2009] Vũ Đức Lâm – PR 29 Page 7 s 45, 6% số người trong lứa tuổi từ 18 – 54 cho biết: họ chọn Internet là phương tiện truyền thông hay nhất. -Truyền hình cũng là phương tiện truyền thông quan trọng. -Báo chí là phương tiện truyền thông khá phổ biến. -Ngoài ra còn nhiều phương tiện truyền thông phổ biến khác(sách, điện ảnh, phát thanh, quảng cáo, băng đĩa hình và âm thanh…). CHƯƠNG II. VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG Truyền thông có ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực của cuộc sống nhưng quan trọng nhất phải kể tới là những tác đông tới chính trị và kinh tế. 1. Truyền thông đối với chính trị Truyền thông có vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi chế độ chính trị. Hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng có sức mạnh và những khả năng to lớn để giải quyết các nhiệm vụ công tác tư tưởng chính trị trên phạm vi toàn xã hội. Nó có tác động trực tiếp tới tình hình chính trị của mỗi quốc gia. Ở nước ta: - Truyền thông có vai trò tuyên truyền đường lối chính trị của Đảng và Nhà Nước. Truyền thông thông tin, truyền bá và giải thích các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà Nước, dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn để hướng dẫn các điều kiện, phương pháp tổ chức thực hiện thắng lợi các đường lối chính sách đó. + Chúng ta có thể biết được các quyết định, nghị quyết của Đảng, Quốc hội… thông qua các phương tiện truyền thông như là xem tivi nhất là các chương trình thời sự, truy cập internet, đọc báo, nghe đài…qua đó mặc dù không được trực tiếp tham dự, nhưng người dân cũng có thể được biết tới các quyết định của Đảng [Lý thuyết truyền thông] [2009] Vũ Đức Lâm – PR 29 Page 8 s và Nhà Nước mình. Bản thân tôi cũng thường xuyên theo dõi các hội nghị, cuộc hop của Quốc Hội qua tivi, hoặc truy cập internet. Ngay trong 2 cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc thì một số tờ báo của Cách Mạng được hình thành như (dân chúng, lao động, tin tức, bạn dân, …) nhằm mục đích phục vụ chiến đấu, tuyên truyền lý tưởng cách mạng tới quần chúng nhân dân lao động. cũng trong kháng chiến chống Pháp, Đài tiếng nói Việt Nam được thành lập nhằm truyền tải cung cấp thông tin trong thời kì bom rơi lửa đạn, đài phát thanh quốc gia của Việt Nam, trực thuộc Chính phủ, thành lập ngày 7. 9. 1945. Là phương tiện thông tin quan trọng của Đảng và Nhà nước về đối nội và đối ngoại, ĐTNVN không ngừng lớn mạnh. Từ 1999, ĐTNVN kết hợp 3 phương thức truyền tải thông tin: qua sóng phát thanh, qua báo điện tử (VOV News) và qua báo in "Tiếng nói Việt Nam", trong đó sóng phát thanh là chủ đạo. Tính đến 2001, tổng thời lượng phát sóng của ĐTNVN là 159 giờ 30 phút/ngày; phủ sóng 97% dân số cả nước và sóng đối ngoại đến hầu hết các khu vực quan trọng trên thế giới. Đến 2004, ĐTNVN có 6 hệ chương trình phát thanh: hệ thời sự chính trị tổng hợp (VOV I); hệ văn hoá, đời sống xã hội (VOV II); hệ âm nhạc - thông tin - giải trí (VOV III); hệ phát thanh dân tộc (VOV IV); hệ dành cho người nước ngoài tại Việt Nam (VOV V); hệ đối ngoại (VOV VI). ĐTNVN có 5 cơ quan thường trú ở 5 khu vực trong nước và 6 cơ quan thường trú nước ngoài. Đài có 1. 600 cán bộ nhân viên, trong đó có 500 nhà báo. Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng nhất và nhiều huân chương khác. Là đơn vị Anh hùng thời kì đổi mới. Trụ sở chính hiện nay: số 58, phố Quán Sứ, Hà Nội. - Các phương tiện truyền thông cũng là một công cụ hữu hiệu để quản lý, điều hành cải cách xã hội. Các phương tiện truyền thông như internet cùng hệ thống website của nó có vai trò quan trọng trong việc điều hành quản lý các công tác xã hội, chính phủ có [Lý thuyết truyền thông] [2009] Vũ Đức Lâm – PR 29 Page 9 s trang website là gov. Org. vn. Thông qua đây Đảng và Nhà Nước có thể dễ dàng tìm hiểu tiếp cận đời sống nhân dân qua các bài báo …vv. Để từ đó có những chính sách cụ thể. Ngay trong những cuộc họp cấp cao của Nhà Nước ta thì mỗi đại biểu Quốc Hội cũng sử dụng mội máy tính để làm việc… Internet cũng như các phương tiện truyền thông khác như ( sách báo… ) có vai trò quan trọng trong việc lưu giữ những thông tin, tài liệu bí mật hoặc công khai của Đảng, Nhà Nước…như các văn bản, quyết định khác. - Truyền thông cũng có vai trò quan trọng trong việc đấu tranh vạch trần các âm mưu luận điểm xuyên tạc, tuyên truyền phản động của các thế lực thù địch, bảo vệ và phát triển lý luận cách mạng và các học thuyết khoa học tiến bộ. Thông qua báo chí và các phương tiện truyền thông khác thì vạch trần được các âm mưu thủ đoạn của kẻ thù. Theo tôi thì đây là một vai trò cực kì quan trọng của truyền thông đối với chế độ chính trị bởi: kẻ thù luôn luôn tìm cách chông phá nền độc lập tự chủ của nước ta. Nhất là gần đây nếu chú ý theo dõi thời sự thì chúng ta có thể thâý được nhiều vụ mà báo chí đã vạch trần được âm mưu của một số kẻ phản động trong và ngoài nước đã thành lập một Đảng phản động nhằm lật đổ nền chính trị của chúng ta. Nếu không có báo chí thì liệu những vụ việc này có được phanh phui và nhưng kẻ phản động có bị đưa ra trước vành móng ngựa? Ở nước ngoài : - Đối với nước ngoài thì các phương tiện truyền thông cũng có tầm quan trọng không kém. Thông qua các phương tiện truyền thông thì các nhà lãnh đạo mỗi quốc tra có thể tuyên truyền đường lối củ mình và cũng như ở Việt Nam thì truyền thông cũng được sử dụng với mục đích chính trị khác… [Lý thuyết truyền thông] [2009] Vũ Đức Lâm – PR 29 Page 10 s 2. Truyền thông đối với kinh tế Không những có vai trò và ảnh hưởng quan trọng đối với chính trị mà truyền thông còn có ý nghĩa lớn với sự phát triển kinh tế. Hiện nay, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hoá ngày một gia tăng, các nước đâỷ mạnh phát triển công nghiệp, công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng nhiều hơn trong các lĩnh vực kinh tế. Các phương tiện truyền thông được sử dụng một cách rộng rãi và linh hoạt hơn trong các hoạt động kinh tế. Đối với mỗi công ty thì đều có những nhân viên làm công tác truyền thông, quảng cáo, pr…Vậy truyền thông có vai trò quan trọng thế nào đối với sự phát triển kinh tế ? Theo tôi vai trò của truyền thông trong kinh tế được thể hiện trên các mặt sau Những thông tin do hệ thống truyền thông đại chúng cung cấp có ý nghĩa quan trọng đối với những quyết định khôn khéo về kinh tế và cá nhân, cũng như đối với những sự chọn lựa đúng đắn về chính trị. Có một quan hệ chặt chẽ giữa thông tin cởi mở và những nền kinh tế tự do và có hiệu quả. Trong thực tế, những nghiên cứu gần đây tiến hành cho thấy rằng truyền thông đại chúng tự do là nhân tố căn bản cho sự phát triển kinh tế rất thành công ở các nước đang phát triển. [Lý thuyết truyền thông] [2009] Vũ Đức Lâm – PR 29 Page 11 s -Các phương tiện truyền thông xã hội là những công cụ có chi phí thấp được sử dụng để kết hợp giữa công nghệ với sự tương tác xã hội thông qua việc sử dụng ngôn từ. Những công cụ thường được sử dụng nhất là mạng internet và những thiết bị di động khác. Và chắc hẳn các bạn cũng đã từng nghe qua những kênh thông tin phổ biến xuất hiện trong thời gian gần đây như Twitter, Facebook, Myspace và cả Youtube nữa. Chính các phương tiện truyền thông đã tạo ra một cách giúp cho các nhà tiếp thị giao tiếp với khách hàng và những người tiêu dùng tiềm năng của mình. Ngoài ra nó còn giúp cá nhân hóa thương hiệu cũng như truyền tải những thông điệp theo kiểu đối thọai và thật sự thoải mái. Nhưng các phương tiện truyền thông này cũng có những nhược điểm, đó là bản thân nó phải thật sự trở thành một phần trong cuộc sống hằng ngày, để có thể duy trì nhịp độ và sự chú ý cần thiết để thành công. Nếu bạn nghĩ rằng các phương tiện truyền thông chỉ được sử dụng bởi những doanh nghiệp nhỏ muốn thử qua, thì tôi khuyên bạn nên xem lại ý kiến đó. Dưới đây là một vài công ty đã làm quen với việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội: Absolut Vodka – phát đi những đọan video trực tuyến trên trang Youtube và đồng thời lấy Facebook làm trang chủ để tiếp đón những trang của bartender hâm mộ - các nghệ nhân pha chế rượu hàng đầu thế giới . [Lý thuyết truyền thông] [2009] Vũ Đức Lâm – PR 29 Page 12 s BMW – Sử dụng trang Facebook để quảng bá thương hiệu của sê ri xe Round Trip và nó đã tạo ra một trang web có tên Rampenfest Page cho fan hâm mộ các dòng xe của BMW. Dunkin Donuts – Công ty này đã tìm thấy giá trị trong các phương tiện truyền thông xã hội và họ đã tạo ra một tài khỏan trên trang Twitter dành cho microblogging. Barack Obama – Trong ví dụ này của tôi thì không thể bỏ qua vị tổng thống này. Ông ta được coi là người đi đầu trong việc sử dụng trang Twitter trong suốt cuộc tranh cừ tổng thống của mình. Ông ta đã thu hút được một số lượng người ủng hộ hùng hậu chưa từng thấy. Riêng cá nhân mình thì tôi thực sự luôn nhớ đến tiếng vang Twitter trong suốt các cuộc tranh luận, nghị luận cũng như trong cả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Như các bạn đã chứng kiến, các công ty sản xuất thức uống dành cho người lớn, những hãng xe hơi nổi tiếng từ nước ngoài, những shop bán bánh ngọt và cả cuộc tranh cử tổng thống nữa, đều sử dụng các công cụ truyền thông xã hội. Như vậy thì nó cũng không quá phức tạp và khó hiểu để bạn có thể nhận ra nó còn đem đến một số các tác dụng khác nữa. Trong lĩnh vực maketing truyền thông đóng vai trò gì? Trong quan điểm của tôi về marketing, thì marketing được sử dụng như một công cụ để thông báo đến khách hàng về các sản phẩm của công ty, giới thiệu đến công chúng bản thân công ty và mục đích tồn tại cũng như các sản phẩm chính mà công ty cung cấp đến người tiêu dùng. Trong trường hợp này thì các phương tiện truyền thông lại đảm trách nhiệm vụ đó. Và dưới đây là các thức nó được thực hiện: [Lý thuyết truyền thông] [2009] Vũ Đức Lâm – PR 29 Page 13 s Chúng ta có thể sử dụng truyền thông xã hội để đưa ra một đặc tính đặc trưng để công chúng nhận ra chúng ta và các sản phẩm và dịch vụ của chúng ta. Chúng ta có thể tạo ra các mối quan hệ qua việc sử dụng truyền thông xã hội với những người mà, nếu không có các công cụ trên trợ giúp thì không thể biết về các sản phẩm và dịch vụ của công ty hay chính bản thân công ty. Các phương tiện truyền thông xã hội giúp chúng ta trở nên “thật và sống động” hơn trong mắt người tiêu dùng và khách hàng. Nếu bạn muốn khách hàng thật sự theo mình thì bạn không chỉ đơn thuần nói về sản phẩm của mình mà nên chia sẻ với họ về tính cách công ty của bạn. Chúng ta còn có thể dùng truyền thông xã hội để kết nối chính mình với các doanh nghiệp cùng ngành đang phục vụ chung một mảng thị trường với mình. Ngoài các cách trên thì chúng ta còn có thể sử dụng truyền thông xã hội để giao tiếp và đưa ra sự tương tác mà khách hàng mong đợi nhận được từ doanh nghiệp. Các phương tiện truyền thông xã hội bản thân nó sở hữu rất nhiều các giá trị nhưng vấn đề ở đây là làm cách nào các nhà tiếp thị có thể phát huy được hết các ưu điểm của nó để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp? Bạn không chỉ đơn thuần phụ thuộc và trông chờ hết vào các phương tiện [Lý thuyết truyền thông] [2009] Vũ Đức Lâm – PR 29 Page 14 s truyền thông xã hội nhưng bạn phải biết cách kết hợp với các phương tiện marketing khác. Tuy truyền thông xã hội góp phần tạo ra sự nhận biết, nhưng tại thời điểm ban đầu, tôi sẽ không tin rằng với chỉ riêng nó mà có thể giúp công ty bán được vài triệu đô la hàng hóa. Sự thành công từ công cuộc đầu tư vào các truyền thông xã hội sẽ không dễ thành công trong ngày một ngày hai mà đòi hỏi cả một quá trình. Hãy tự tin là chính mình và hãy thể hiện cá tính của thương hiệu cũng như công ty. Không có một nguyên tắc thành văn chính thức nào cho thấy đâu là các phương tiện truyền thông xã hội sẽ mang lại thành công cho doanh nghiệp, mà chính doanh nghiệp phải tự xác định yếu tố nào sẽ phục vụ cho công ty bạn. Hãy cố gắng thống nhát từ đầu đến cuối, nếu bạn không có một kế hoạch nhất thống thì đừng nên thực hiện nó – sẽ chỉ làm tốn thời gian của mọi người mà thôi - Truyền thông cũng là một hình thức kinh doanh mang lại lợi nhuận cao. Mặc dù kỳ vọng chi tiêu cho ngành truyền thông giảm trong năm 2009, truyền thông đại chúng và ngành truyền thông nói chung vẫn được mong đợi tăng trưởng từ vị trí lớn thứ 4 lên vị trí thứ 3 trong nền kinh tế Mỹ. Truyền thông đại chúng và ngành công nghiệp truyền thông sẽ tăng trưởng trở thành lĩnh vực lớn thứ tư trong nền kinh tế so với tất cả các ngành khác vào năm 2013 tiến lên từ vị trí thứ 5 trong nền kinh tế năm 2008. Trong 5 năm tới, ngành truyền thông sẽ tăng trưởng hơn 20% (chiếm 3, 6%) trong GDP nội địa Mỹ và được kỳ vọng tăng trung bình 3% trong tỷ lệ đóng góp này cho tới năm 2013. [Lý thuyết truyền thông] [2009] Vũ Đức Lâm – PR 29 Page 15 s Vào đầu năm 2009 và khi nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục trở lại, chi dùng cho ngành truyền thông đang được tăng lên nhanh chóng và có vẻ tốt hơn trong tất cả các ngành kinh tế trong suốt giai đoạn được dự báo. Tăng trưởng sẽ được điều khiển bởi sức tăng mạnh mẽ trên nhiều ngành kinh tế phát triển tương đương trong năm 2009, cũng như nguồn khách hàng qua mạng internet và dịch vụ di động, truyền hình trả tiền và thương hiệu giải trí - Truyền thông ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp. Trước khi xem xét vai trò của truyền thông trong việc hình thành, duy trì và biến đổi văn hoá doanh nghiệp, chúng ta cần phải làm rõ khái niệm truyền thông và mối quan hệ của nó với văn hoá doanh nghiệp. Theo cách tiếp cận mang tính văn hoá của Keyton (2005) thì truyền thông là một quá trình tương tác phức hợp và liên tục giữa các thành viên của doanh nghiệp và thông qua quá trình đó các thành tố của văn hoá được nhận thức và chia sẻ. Quan niệm này chỉ ra rằng văn hoá doanh nghiệp và truyền thông có mối liên hệ hai chiều. Một mặt, văn hoá doanh nghiệp được hình thành và tồn tại thông qua việc sử dụng truyền thông. Mặt khác, văn hoá doanh nghiệp cũng chi phối việc sử dụng các dạng thức và cấu trúc của truyền thông trong hoạt động của doanh nghiệp. Chẳng hạn như mô hình quan hệ công chúng mà công ty đó lựa chọn để giao tiếp với đối tác cũng như giữa các phòng ban trong doanh nghiệp. 3. Truyền thông ảnh hưởng tới các lĩnh vực khác Không chỉ tác động tới chính trị và sự phát triển kinh tế mà truyền thông còn ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống. Các phương tiện truyền thông đại chúng có một số chức năng cần phải kể tới như là : - Chức năng tư tưởng Hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng có sức mạnh và khả năng to lớn để giải quyết các nhiệm vụ công tác tư tưởng trên phạm vi toàn xã hội. Sức [Lý thuyết truyền thông] [2009] Vũ Đức Lâm – PR 29 Page 16 s mạnh và khả năng to lớn đấy được thể hiện ở chỗ các phương tiện truyền thông đại chúng là công cụ duy nhất có thể tác động đồng thời, nhanh chóng tới từng thành viên trong xã hội, liên kết truyền tải các giá trị văn hoá tích cực. Truyền thông đại chúng vừa đóng vai trò là một môi trường sư phạm, người thầy, vừa có khả năng trở thành một người bạn, hay một môi trương văn hoá đối với mỗi người dân. - Chức năng văn hoá Hoạt động truyền thông đại chúng là môt phần đời sống văn hoá của xã hội hiện đại. Bản thân nó có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nền văn hoá xã hội. - Chức năng khác như giải trí, dịch vụ… Mạng internet và một số phương tiện truyền thông khác như truyền hình có va trò giải trí đồi với con người như chơi game, xem phim nghe nhạc…và rát nhiều tiện ích khác Bản thân tôi cũng thường xuyên sử dụng internet nhằm vào mục đích học tập và giải trí. CHƯƠNG III. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG Do có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực nhất là trong bối cảnh cuộc công tác tư tưởng ngày càng phức tạp và kinh tế thị trường càng phát triển thì các thế lực chính trị kinh tế càng ý thức rõ hơn trong việc nắm giữ, sử dụng và chi phối các phương tiện truyền thông ( theo PGS. TS Nguyễn Văn Dũng, 2006, Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản. ) I. Các thế lực chính trị Các thế lực chính trị luôn luôn tìm mọi cách nắm giữ và chi phối các công ty truyền thông, nhất là các toà soạn báo. Bởi đó là thứ vũ khí lợi hại có tầm ảnh hưởng lớn tới công chúng dư luận. [Lý thuyết truyền thông] [2009] Vũ Đức Lâm – PR 29 Page 17 s - Chúng ta hẳn chưa quên thắng lợi của ông Obama trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua. Tài năng của ông ta là không phải chối cãi, đương kim tổng Mỹ đã khôn khéo dùng các phương tiện truyền thông nhất là internet để vận động tranh cử. Cùng với nhưng cuộc vận động ngoài trời thì internet được sử dụng cực kì hiệu quả góp phần quan trọng tới thắng lợi của tổng thống này. Cuộc chạy đua vào Nhà Trắng thường rất gay cấn, kéo dài và hao tiền tốn của. Kể từ lúc bắt đầu tiến hành thăm dò dư luận để quyết định ứng cử cho đến khi trở thành tổng thống là cả một quá trình phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn bỏ phiếu. Nhà Trắng, nơi ở và làm việc của các tổng thống Mỹ. Ảnh: Maximum Chẳng hạn như ở Clear Channel, đài phát thanh lớn nhất nước Mỹ, người nắm giữ cổ phần chi phối là Mitt Romney, một ứng cử viên tranh chức tổng thống Mỹ. Điều này đã ảnh hưởng thế nào đối với hoạt động của Clear Channel? [Lý thuyết truyền thông] [2009] Vũ Đức Lâm – PR 29 Page 18 s Trụ sở Clear Channel Radio tại Mỹ (nguồn: Bloomberg. com) Thử đơn cử ra đây một ví dụ, đó là việc phát sóng album nhạc Magic của ca sỹ Springsteen. Đây là album bán chạy nhất nước Mỹ tháng 10/2007. Hàng triệu thính giả hồi hộp chờ nghe đài phát thanh lớn nhất nước Mỹ phát sóng những ca khúc bất hủ trong album này. Tuy nhiên, Clear Channel được lệnh từ ban lãnh đạo không phát sóng bất cứ một bài hát nào trong album Magic, đơn giản bởi vì nội dung các bài hát trong album đi ngược lại với đường lối chính trị mà ngài Mitt Romney theo đuổi. Đài phát thanh này biện hộ bằng lý do hết sức ngớ ngẩn rằng: “Vì Springsteen đã quá già”. Nhưng sự thật thì người ta vấn thấy nó phát sóng nhiều bài hát ở các album khác của Springsteen. Giờ đây Clear Channel đã trở thành cánh tay chính trị trung thành của Romney Mitt. Và dường như những mục tiêu kinh tế khi vạch ra chiến lược cổ phần hóa của công ty đã bị bỏ quên. Một ví dụ khác minh chứng thêm cho ảnh hưởng tiêu cực khi cổ phần chi phối của các công ty truyền thông Mỹ được bán cho các thế lực chính trị là tin tức về một vụ không kích vào khu căn cứ của Syria hồi tháng 9/2007. Vấn đề xoay quanh tổ chức nào đã thực hiện vụ tấn công: Mỹ hay Israel? [Lý thuyết truyền thông] [2009] Vũ Đức Lâm – PR 29 Page 19 s Đây thực sự là một tin tức rất quan trọng và cần phải được đăng tải để người dân được biết. Tuy vậy, một số hãng truyền thông đã lờ đi tin tức này, bởi vì ban lãnh đạo của công ty - các nhà chính trị có ảnh hưởng không muốn phanh phui sự việc khi nó không có lợi cho chính sách của họ. Ở đây, vấn đề không chỉ là sự thay đổi định hướng của công ty đã đi ngược lại với những lợi ích kinh tế mà còn là nguy cơ mai một bản chất khách quan khi đăng tải thông tin của các công ty truyền thông. Khi các thông tin về những sự kiện chính trị - xã hội diễn ra trong đời sống thường ngày không được đăng tải một cách đầy đủ và khách quan thì liệu còn ai muốn theo dõi chúng? Nếu cứ tiếp tục duy trì tình trạng để cổ phần chi phối rơi vào tay một số thế lực chính trị trong cuộc đua gây ảnh hưởng đối với công chúng, thì cổ phần hóa không phải là một giải pháp lâu dài. Đó là điều cần tâm niệm của các công ty truyền thông truyền thống đang muốn tái cơ cấu và hiện đại hóa trước sức cạnh tranh khốc liệt của truyền thông trực tuyến. Nước ta. - Tất cả các cơ quan truyền thông, báo chí ở Việt Nam hoạt động dưới sự quản lý và định hướng của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, và dưới sự giám sát của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ở Việt Nam không tồn tại báo chí tư nhân. Các cơ quan truyền thông II. Các thế lực kinh tế - Các tập đoàn kinh tế ra sức sử dụng nắm giữ và chi phối các phương tiện truyền thông trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hóa và truyền thông như là một phần không thể thiếu đối với mỗi tập đoàn, doanh nghiệp. - Các công ty đều nắm giữ các phương tiện truyền thông và coi đây là mắt xích quan trọng trong quá trình kinh doanh và tăng cường hợp tác phát triển. Mỗi [Lý thuyết truyền thông] [2009] Vũ Đức Lâm – PR 29 Page 20 s tập đoàn, doanh nghiệp đều có phòng truyền thông riêng nhằm tiến hành các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, thiết lập các mối quan hệ với khách hàng. - Có nhiều công ty truyền thông làm mục đích kinh doanh và mang lại lợi nhuận cao, có thể kể tới vtc, fpt… - Do có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng nên các phương tiện truyền thông luôn được sử dụng và chi phối một cách có hệ thống. Vậy liệu việc chi phối, nắm giữ và sử dụng các phương tiện truyền thông như hiện nay liệu có phải là giải pháp tốt? Tất nhiên việc các công ty và giới chính trị chi phối các phương tiện truyền thông là điều không sai, nhưng việc lạm phát quyền lợi này thì chưa hẳn đã tốt. Ý mà tôi muốn nói tới ở đây đó là sử dụng các phương tiện truyền thông sao cho đúng mục đích và mang lại hiệu quả tốt nhất. Điều này thì còn tùy thuộc vào ý thức của mỗi doanh nghiệp và mỗi chế độ chính trị khác nhau. Nhiều người đã lợi dụng tính lan truyền thông tin nhanh của các phương tiện truyền thông nhằm tuyên truyền lừa đảo. Truyền thông rất có lợi, nhưng khi bị sử dung vào mục đích xấu thì tác hại mà nó mang lại thi không thể lường hết được. Tôi xin trích dẫn một ví dụ cụ thể về vấn đề này. Việc sử dụng phương tiện truyền thông của ĐCSTQ trong việc tuyên truyền những lời dối trá Mới đây, có một sự chuyển biến nhanh chóng trong một trường hợp đáng chú ý tại Trung Quốc. Sự việc một người phụ nữ đã giết chết một viên chức chính quyền nhằm tự vệ khi bị ông ta cưỡng hiếp và một viên chức khác, đã thu hút sự chú ý của tôi. Những phương tiện truyền thông của nhà nước đã công bố hai nhân [Lý thuyết truyền thông] [2009] Vũ Đức Lâm – PR 29 Page 21 s chứng mới mà chưa từng được nghe tới trước đó. Họ được kỳ vọng sẽ nói rằng các viên chức không cưỡng hiếp người phụ nữ khi cô ấy rút ra một con dao, giết một người trong số họ và làm người kia bị thương. Điều này làm tôi nghĩ rằng, khi tất cả các phương tiện truyền thông, cơ quan hành pháp và tòa án đều được kiểm soát bởi ĐCSTQ, làm sao một công dân bình thường có thể thực sự tìm ra được sự thật? Điều này cũng dẫn tôi đến một suy nghĩ khác. Vào ngày 4 tháng 6 năm 1989, trong khi cả thế giới đang theo dõi cuộc thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn, một số đông người dân Trung Quốc vẫn bị các kênh truyền thông lừa gạt rằng tất cả các sinh viên đã rút khỏi quảng trường Thiên An Môn và không có ai bị thương. Lúc đó tôi đã nghĩ rằng, giống như bất cứ ai ở quanh tôi, điều này là sự thật. Tôi nhớ lại một đoạn phim trên TV quay cảnh một người đàn ông đang nói với đám đông về việc các sinh viên đã bị bắn bằng súng máy như thế nào và xác họ bị xe tăng lăn qua, và rõ ràng anh ta nói rằng: “Ở trên phố máu đang chảy thành sông!” Ngay sau đó, người phát thanh viên trên truyền hình yêu cầu khán giả truy tìm giúp “kẻ phao tin đồn” này. Trong vòng một tuần, người này thực sự bị tìm thấy và bị bắt giữ. Lần tiếp theo anh ấy xuất hiện trên TV là lúc anh ấy đang ngồi đối diện với một sĩ quan cảnh sát, cúi gằm mặt xuống. Anh ấy đã thừa nhận tội “phao tin đồn” của mình. Vào thời điểm ấy, thực sự có rất ít người biết được sự thật về cuộc thảm sát. Tôi nhớ rằng phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Viên Mộc đang trả lời câu hỏi của các phóng viên Mỹ. Một phóng viên nói: “Chúng tôi đã có trong tay đoạn phim làm bằng chứng cho cuộc thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn. ” Ông Viên trả lời ngay không chớp mắt: “Công nghệ hiện đại thừa sức chế tạo ra những thứ như vậy. ” Vào lúc đó, tôi nhớ rằng tôi và những người xung quanh đã tán thưởng với nhau rằng: “Trả lời ha

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLý thuyết truyền thông.pdf