MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I 2
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỘI NGHỊ CẤP CAO ASEM 5 VÀ VAI TRÒ TUYÊN TRUYỀN CỦA BÁO CHÍ 2
I. LỊCH SỬ RA ĐỜI 2
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC 2
III. VỀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG 3
IV. VỀ CƠ CHẾ ĐIỀU PHỐI 3
V. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA ASEM 3
PHẦN II 5
NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN VỀ ASEM TRÊN BÁO NHÂN DÂN 5
VÀ LAO ĐỘNG 5
I. NHỮNG NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN CHÍNH 5
1. Nhận xét chung 5
2. Những hạn chế 11
II. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 12
KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
MỤC LỤC 15
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1760 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu công tác truyền thông về Hội nghị cấp cao ASEM 5 trên hai tờ báo lớn: Nhân Dân và Lao Động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Á - Âu lần thứ 5 (ASEM 5) đã diễn ra thành công tốt đẹp tại Hà Nội vào ngày 8 - 9/10/2004. Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa rất quan trọng trong quan hệ đối tác giữa hai châu lục và nước ta trong tiến trình tích cực và chủ động hội nhập quốc tế. Là nước chủ nhà đăng cai tổ chức Hội nghị Cấp cao (HNCC), Việt Nam đã tích cực chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, tổ chức thành công sự kiện này và đã để lại trong lòng bè bạn quốc tế một ASEM 5 mang đậm dấu ấn Việt Nam.
Trước một sự kiện chính trị lớn của đất nước như vậy, công tác tuyên truyền hết sức quan trọng. Đó là một trong những yếu tố góp phần thành công cho HNCC cũng như giới thiệu, quảng bá hình ảnh Việt Nam với thế giới, “đưa thế giới gần Việt Nam và đưa Việt Nam gần thế giới”.
Bởi vậy, đề tài này được tiến hành nhằm tìm hiểu công tác truyền thông về HNCC ASEM 5 trên hai tờ báo lớn: Nhân Dân và Lao Động. Đánh giá những thành công, hạn chế của hai tờ báo này trong việc chuyển tải thông tin tới bạn đọc. Qua đó, đề ra những giải pháp để hoàn thiện hơn công tác truyền thông về một sự kiện trọng đại và nhiều ý nghĩa.
Do những hạn chế về năng lực, điều kiện khảo sát, thời gian cũng như khuôn khổ của một đề tài niên luận, chúng tôi tìm hiểu công tác tuyên truyền về HNCC ASEM 5 trên hai tờ báo lớn Nhân Dân và Lao Động trong thời gian hai tháng (tháng 9 và 10/2004). Đây cũng là thời gian có nhiều lượng tin, bài, ảnh phong phú, đầy đủ, cập nhật nhất về sự kiện này.
+ Tìm hiểu các tin, bài, ảnh, bảng biểu…đưa tin về ASEM trên báo Nhân Dân và Lao Động (tập trung vào tháng 9 và 10/2004)
+ Dựa trên hiệu quả của nội dung thông tin tuyên truyền cũng như khả năng tiếp nhận của công chúng để khái quát yêu cầu đối với việc tuyên truyền cho một sự kiện chính trị quan trọng.
+ Tổng kết, rút ra kết luận chung trên những tài liệu đã có.
PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỘI NGHỊ CẤP CAO ASEM 5 VÀ VAI TRÒ TUYÊN TRUYỀN CỦA BÁO CHÍ
I. LỊCH SỬ RA ĐỜI
Theo sáng kiến của Xin-ga-po,Tiến trình hợp tác Á - Âu (Asia-Europe Meeting, viết tắt là ASEM) được chính thức thành lập tại Hội nghị Cấp cao Á - Âu lần thứ nhất tại Băng - Cốc tháng 3/1996.
ASEM có 26 thành viên sáng lập gồm: 10 nước Châu Á (7 nước ASEAN và 3 nước Đông Bắc Á: Bru-nây, Hàn Quốc, In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Nhật Bản, Phi-lip-pin, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, Xin-ga-po), 15 nước thuộc Liên minh Châu Âu (Ai-rơ-len, Anh, Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Hy Lạp, I-ta-li-a, Lúc-xăm-bua, Pháp, Phần Lan, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển) và Uỷ ban Châu Âu (EC).
Tổng dân số của các nước ASEM khoảng 2,3 tỷ người, chiếm khoảng 37 % dân số thế giới. Tổng thu nhập quốc dân (GDP) của các nước ASEM trong năm 2002 đạt khoảng 14.849 tỷ USD, chiếm khoảng 46 % GDP toàn thế giới. Tổng thương mại hàng hóa của các nước ASEM đạt khoảng 2.718 tỷ USD chiếm khoảng 43 % tổng thương mại toàn thế giới .
Đến nay ASEM đó tiến hành 5 hội nghị cấp cao:
ASEM 1 tại Bangkok, Thỏi Lan, năm 1996.
ASEM 2 tại London, Anh, năm 1998.
ASEM 3 tại Seoul, Hàn Quốc, năm 2000.
ASEM 4 tại Copenhagen, Đan Mạch, n ăm 2002.
ASEM 5 tại Hà Nội, Việt Nam, tháng 10/2004.
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC
Thể thức cao nhất của ASEM là Hội nghị Cấp cao tổ chức 2 năm 1 lần. Các Hội nghị của ASEM được tổ chức luân phiên ở Châu Á và Châu Âu. Tiếp đến là các Hội nghị cấp Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Kinh tế, Bộ trưởng Tài chính tổ chức mỗi năm 1 lần. Hội nghị cấp Bộ trưởng thuộc các lĩnh vực khác sẽ họp khi cần thiết (đó cú thờm Hội nghị Bộ trưởng về Khoa học - Công nghệ, Hội nghị Bộ trưởng Môi trường, Hội nghị Bộ trưởng về các vấn đề di cư và Hội nghị Bộ trưởng về Văn hoá và văn minh, Hội nghị Cấp cao về nông nghiệp).
III. VỀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG
Các Bộ trưởng Ngoại giao và Thứ trưởng Ngoại giao (SOM) chịu trách nhiệm điều phối chung toàn bộ hoạt động của ASEM. Các Bộ trưởng Kinh tế và các quan chức cao cấp Thương mại và Đầu tư (SOMTI), các Bộ trưởng và Thứ trưởng các ngành... điều phối hợp tác trong các lĩnh vực cụ thể mỡnh phụ trỏch.
IV. VỀ CƠ CHẾ ĐIỀU PHỐI
ASEM không thành lập Ban Thư ký thường trực mà hoạt động theo cơ chế điều phối viên hợp tác thường xuyên thông qua hai đại diện của Châu Á (1 nước ASEAN - hiện tại là Việt Nam (10/2000 - 10/2004) và 1 nước Đông Bắc Á - Nhật Bản) và hai đại diện của Châu Âu (gồm điều phối viên thường xuyên EC và nước Chủ tịch đương nhiệm của EU).
V. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA ASEM
ASEM là một diễn đàn đối thoại không chính thức, hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận. Trong văn kiện “Khuôn khổ hợp tác Á-Âu 2000” (thụng qua tại Cấp cao ASEM 2, thỏng 4/1998 và Cấp cao ASEM 3, thỏng 10/2000), cỏc Lónh đạo ASEM đó thỏa thuận cựng nỗ lực tạo dựng "một mối quan hệ đối tác mới toàn diện giữa Á-Âu vỡ sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn” và hoạt động theo các nguyên tắc:
+ Bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau
+ ASEM là một tiến trỡnh mở và tiệm tiến, khụng chớnh thức nờn khụng nhất thiết phải thể chế húa;
+ Tăng cường nhận thức và hiểu biết lẫn nhau thông qua một tiến trỡnh đối thoại và tiến tới hợp tác trong việc xác định các ưu tiên cho các hoạt động phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau;
+ Triển khai đồng đều cả 3 lĩnh vực hợp tác chủ yếu là tăng cường đối thoại chính trị, thúc đẩy hợp tác kinh tế và đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực khác;
+ Việc mở rộng thành viờn thực hiện trên cơ sở nhất trí chung của các Vị đứng đầu Nhà nước và Chính phủ.
PHẦN II
NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN VỀ ASEM TRÊN BÁO NHÂN DÂN
VÀ LAO ĐỘNG
I. NHỮNG NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN CHÍNH
1. Nhận xét chung
Báo chí là một trong những phương tiện quan trọng của Đảng trong việc tuyên truyền, thông tin những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với đời sống xã hội. Đặc biệt, báo chí đóng vai trò quan trọng trong công tác tạo ra dư luận và định hướng dư luận xã hội, nâng cao ý thức tự giác của nhân dân. Thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, với tinh thần sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế Việt Nam đã chủ động, tích cực hội nhập khu vực và quốc tế.
Việt Nam là một trong 26 thành viên sáng lập tiến trình hợp tác Á - Âu. Do đó, việc đăng cai tổ chức Hội nghị này là một cơ hội tốt để quảng bá hình ảnh đất nước, là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình tích cực và chủ động hộ nhập quốc tế và khu vực.
Qua khảo sát các tin, bài, ảnh phục vụ công tác tuyên truyền của cho ASEM 5 trên báo Nhân Dân, Lao Động trong hai tháng (tháng 9 và 10 năm 2004) chúng tôi nhận thấy.
Bảng thống kê số lượng tin bài và thể loại sử dụng trên báo Nhân Dân và Lao Động tuyên truyền về ASEM trong tháng 9 và 10/2004.
Báo
Thể loại
Tổng số
Tin
Phỏng vấn
Bài Phản ánh
Tường thuật
Phóng sự ảnh
Các thể loại khác
NhânDân
33
3
10
7
1
5
56
Lao Động
27
10
5
2
4
4
52
Để làm rõ hơn điều này, chúng tôi tạm chia những nội dung tuyên truyền về sự kiện này qua ba phần chính: tuyên truyền về ASEM trước khai mạc, trong thời gian khai mạc và sau khi ASEM bế mạc.
Nhìn chung, đây là một sự kiện chính trị trọng đại nên được báo chí trong nước và quốc tế đặc biệt quan tâm. Là hai tờ báo lớn, là cơ quan ngôn luận của Đảng, là tiếng nói của công nhân viên chức lao động Việt Nam, Nhân Dân và Lao Động đã kịp thời đăng tải, cập nhật nhiều tin, bài, ảnh phong phú, đa dạng, nhiều chiều và có giá trị. Đặc biệt, có những bài chất lượng cao, phân tích, gợi mở nhiều vấn đề có ý nghĩa và mang tính thời sự cao. Điểm chung nhất của hai tờ này khi thông tin về sự kiện này là hai tờ đã bám sát sự kiện trong suốt quá trình chuẩn bị cho đến kết thúc, mang đến cho độc giả một cách nhìn toàn diện, sâu sắc về sự kiện.
a. Tuyên truyền về ASEM 5 trên báo Nhân Dân và Lao Động trước ngày khai mạc.
Tháng 9/1004 là một tháng có nhiều ngày lễ kỷ niệm trọng đại, nhiều sự kiện lớn của dân tộc: kỷ niệm ngày quốc khánh, ngày 19/8, Đại hội VI Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Mặc dù vậy, công tác chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEM 5 vẫn được báo chí tập trung phản ánh gây chú ý tới đông đảo bạn đọc.
Ngay từ đầu tháng 9/2004, báo Nhân Dân đã có tin, bài khởi đầu thông tin về ASEM nhằm giải mã cho người đọc ASEM là gì cũng như những đánh giá, phân tích một cách đầy đủ về một sự kiện trọng đại, mang nhiều ý nghĩa lớn lao. Bài phản ánh “Những nét cơ bản về ASEM” trong trang Quốc tế, Báo Nhân Dân, số 17929 ra ngày 4/9 là một ví dụ. Bài viết chỉ rõ : “thông qua ASEM, Việt Nam tăng cường quan hệ song phương với các nước thành viên, nhất là các nước EU, một thị trường đầy tiềm năng, khẳng định chính sách đối ngoại Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế”.
Trong bài “Việt Nam, thành viên tích cực của ASEM”, trang Quốc tế, Báo Nhân Dân, số 17948, ra ngày 21/9 tập trung giới thiệu về Việt Nam trong tiến trình tham gia diễn đàn Á - Âu. Bài báo có giá trị tư liệu cao, nội dung thông tin nhiều, ảnh đi kèm lớn, rõ và đẹp. Đây là một trong những bài có tính định hướng tốt, gợi mở nhiều vấn đề cho những bạn đọc quan tâm.
Cũng nằm trong loạt bài đưa tin về sự kiện này, chuyên mục Hướng tới ASEM (thường đặt ở trang Quốc tế báo Nhân Dân) được xem là một thế mạnh của bản báo. Chuyên mục này tập trung nhiều tin, bài, ảnh nhằm hình thành một diễn đàn rộng lớn và toàn diện để tuyên truyền cho sự kiện. Bài “Những cơ hội phát triển của Việt Nam trong ASEM” của tác giả Bích Thuận, số 17959 trang 4, ra ngày 2/10 là một trong những bài nằm trong chuyên mục này. Tác giả Bích Thuận chỉ rõ: “Tham gia ASEM, sức mạnh của Việt Nam sẽ được nâng lên do mở rộng quan hệ với các lĩnh vực. Các nước trong ASEM cùng phối hợp, ủng hộ nhau hành động và trao đổi”. Bài viết mang đậm chất chính luận, phân tích, lý lẽ, tập trung vào chỉ rõ những cơ hội phát triển của nước ta trong ASEM. Như vậy, chuyên mục này đã khơi gợi những vấn đề thời sự qua những đánh giá toàn diện và triệt để. Đây cũng là một cách tuyên truyền, thông tin có hiệu quả hình thành định hướng tốt cho công chúng.
Ngoài ra, những tin xung quanh công tác chuẩn bị cho ASEM cũng được báo Nhân Dân đăng tải thường xuyên và kịp thời ở trang nhất, trang cuối. Tin “Hỗ trợ hoạt động thông tin về Hội nghị ASEM 5” số 17957 ngày 30/9 hay tin “Khai mạc diễn đàn Nhân dân ASEM 5” số 17934 ra ngày 7/9 là một trong những số đó. Như vậy, trên thưc tế báo Nhân Dân rất chú trọng đến thể loại này khi thông tin về ASEM. Đây cũng là một điều dễ hiểu bởi trong thời đại bùng nổ thông tin, mỗi ngày một người tiếp xúc nhiều kênh thông tin khác nhau. Do đó, độc giả có rất ít thời gian để theo dõi mà họ luôn cần những thông tin, sự kiện một cách nhanh nhạy, mới mẻ, chính xác, khách quan. Với ưu thế về số lượng và chất lượng báo Nhân Dân đã tốt điều này.
Đối với báo Lao Động, qua khảo sát các tin, bài, ảnh phục vụ công tác tuyên truyền của cho ASEM 5 trong hai tháng (tháng 9 – 10 năm 2004) chúng tôi nhận thấy báo đã tạo ra được một bản sắc riêng khi thông tin về sự kiện này. Thể loại báo chí mà Lao Động sử dụng nhiều là phỏng vấn, bài phản ánh, tường thuật và cả phóng sự ảnh. Đặc biệt là thể loại phỏng vấn chiếm đến hơn 30% trong tổng số thể loại báo chí được sử dụng. Tất cả tin bài về ASEM thường được bố trí ở trang 4, chuyên trang Việt Nam – Thế giới.
Ngay đầu tháng 9/2004, báo đã đăng tải bài phỏng vấn : “Hội nghị ASEM là niềm tự hào của Việt Nam” trên số 251/2004 ra ngày 7/9/2004. Phóng viên báo đã làm cuộc phỏng vấn với hai quan chức của quỹ Á - Âu. Bài phỏng vấn có nội dung thông tin phong phú, mới mẻ, dễ hiểu giúp cho người đọc thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của sự kiện này khi được tổ chức ở Việt Nam. Trong số 257/2004 ra ngày 13/9/2004 trên trang 4 báo Lao Động lại có bài phỏng vấn ngài trưởng phái đoàn Uỷ ban châu Âu và ông Nguyễn Tiến Minh – Phó ban thư ký ASEM 5 của Việt Nam của Trí Minh với tít bài “ASEM 5: Sự phát triển mới mang dấu ấn Hà Nội”. Bài phỏng vấn có các câu hỏi đề cập sâu đến vấn đề, phong phú về thông tin. Hệ thống câu hỏi phóng viên đề cập ngắn gọn nhưng đầy đủ thông tin, rõ ràng. Theo chúng tôi, đây là một bài phỏng vấn thành công.
Sử dụng thể loại phóng sự ảnh để đưa tin về ASEM cũng là một cách thông tin lý thú, hấp dẫn. Với một chùm ảnh đẹp, chứa nhiều thông tin mang đến cho người đọc một cảm giác mới lạ khi tiếp nhận. Thực ra, phóng sự ảnh là một dạng phóng sự nằm trong nhóm chính luận nghệ thuật. Phóng sự ảnh là sự kết hợp của nhiều bức ảnh cùng chung một đề tài, khai thác nhiều khía cạnh của sự kiện để làm nổi bật vấn đề tác giả muốn đề cập. Phóng sự ảnh “Việt Nam đã sẵn sàng cho ASEM 5” của Trí Minh đăng trên trang 4, Lao Động Số 278/2004 ra ngày 4/10/2004 là một ví dụ. Phóng sự gồm 7 bức ảnh đẹp, được bố trí hợp lý theo tuần tự diễn ra của sự kiện (nói về buổi tổng diễn tập cho lễ khai mạc) và phần chú thích, diễn giải. Trong những số khác, trên chuyên trang Hà Nội cũng dành đăng những chùm ảnh nói về công tác chuẩn bị cho ASEM. Lao Động số 281/2004 và 283/2004. Như vậy, có thể nói báo Lao Động đã chọn cách đưa tin thông qua những phóng sự ảnh, chùm ảnh là một trong những cách làm mới, làm phong phú nội dung bài vở, gây hứng thú cho độc giả khi tiếp nhận và lĩnh hội.
b. Tuyên truyền về ASEM 5 trên báo Nhân Dân và Lao Động trong thời gian diễn ra.
Trong hai ngày 8-9/10, Hội nghị Cấp cao ASEM 5 chính thức khai mạc trọng thể. Báo Nhân Dân số 17955 ra ngày 8/10 đã đăng ngay trang nhất bài “Hôm nay, khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEM 5” với Lễ kết nạp 13 thành viên mới. Cũng trong số này, Báo Nhân Dân cũng đưa tin về “Khai mạc Diễn đàn Doanh nghiệp Á - Âu lần thứ 9”. Mặc dầu, dung lượng bài viết có hạn nhưng tác giả đã tập trung khai thác về chủ đề của diễn đàn “Hướng tới quan hệ đối tác kinh doanh năng động và gần gũi hơn”. Bài báo đã nhấn mạnh vai trò của Việt Nam trong diễn đàn này cũng như những vận hội của nước ta trong bước đầu hội nhập.
Nhân Dân số 17966 ra ngày 9/10 tập trung vào một chùm bài viết lớn, ảnh to và đẹp đăng trên trang nhất. Chùm bài báo này có tít là: “Khai mạc trọng thể Hội nghị cấp cao ASEM 5”. Trong đó, có đăng diễn văn của Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Hội nghị với tiêu đề “Hội nghị Cấp cao Hà Nội sẽ truyền đi thông điệp mạnh mẽ đưa ASEM nhanh chóng trở thành khuôn khổ hợp tác thực chất và hiệu quả trên nhiều lĩnh vực”. Diễn văn nhấn mạnh : “Việt Nam có một vinh dự là lớn là nước chủ nhà tổ chức hội nghị cấp cao ASEM 5, một hội nghị cấp cao có ý nghĩa lịch sử và có tầm quan trọng đặc biệt đối với tiến trình ASEM và quan hệ đối tác Á - Âu”. Đây cũng là một điều đặc biệt của báo Nhân Dân khi đăng nguyên văn bài diễn văn. Qua đó, giúp độc giả có được nguồn tin phong phú, tin cậy và thuyết phục.
Cũng trong số báo này còn có bài tường thuật mang tiêu đề “Trưởng đoàn các nước Điều phối viên phát biểu ý kiến” trên trang 3. Đây là bài tường thuật dài, ghi lại ý kiến của các trưởng đoàn tham gia Hội nghị ASEM. Bài viết đã giúp cho người đọc có được một cái nhìn cụ thể hơn, sống động hơn qua các ý kiến đóng góp trên tinh thần xây dựng.
Trong thời gian ASEM 5 diễn ra, nội dung thông tin về sự kiện này trên các báo hết sức phong phú, đa dạng. Điều này đòi hỏi mỗi tờ báo phải có một cách thông tin, đăng tải bài vở riêng nhưng vẫn chính xác và trung thực. Báo Lao Động cũng thế, với thế mạnh về ảnh và những bài viết sâu, chất lượng bản báo đã làm được điều này. Trong số 281/2004 ra ngày 7/10 trên trang 4 báo có đăng bài “Các đoàn nhất trí với dự thảo chương trình làm việc của ASEM 5” của nhà báo Trí Minh – Phương Thuỷ. Bài báo nhấn mạnh “tại những cuộc họp này, các nước đều đánh giá cao nỗ lực của chủ nhà Việt Nam chuẩn bị cho ASEM 5 và khẳng định sẽ hợp tác với Việt Nam để đảm bảo cho Hội nghị thành công tốt đẹp”.
Qua khảo sát chúng tôi thấy, trong hai ngày diễn ra Hội nghị báo Lao Động dành rất nhiều diện tích mặt báo để tập trung tin bài cho sự kiện lớn này. Ngoài trang 4 (chuyên trang Việt Nam – Thế giới) thông tin về ASEM còn xuất hiện ở trang 2 (chuyên trang Công đoàn Thời sự). Nội dung phản ánh cũng nhiều mặt, phong phú với các thể loại báo chí khác nhau. Trong số 283/2004 ra ngày 9/10/2004 trên trang 4 có bài phản ánh “Từ Hà Nội tạo dựng 3 trụ cột cho một ASEM mở rộng” của tác giả chiến thắng. Bài báo một lần nữa khẳng định “Việt Nam có vinh dự lớn là nước chủ nhà tổ chức ASEM 5, hội nghị có ý nghĩa lịch sử và tầm quan trọng đặc biệt với tiến trình hợp tác Á - Âu. Việc đăng cai ASEM 5 chứng tỏ cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc thực hiện chính sách đối ngoại tích cực và chủ động hội nhập quốc tế”. Cũng trong số này trên trang 2 có tin về “10 sáng kiến được đưa ra thảo luận” của tác giả TR.M và tin về “Diễn đàn kinh doanh Á - Âu thành lập nhóm chủ chốt” của Đ.Chúc.
c. Tuyên truyền về ASEM 5 trên báo Nhân Dân và Lao Động sau ngày bế mạc
Hội nghị ASEM 5 thành công tốt đẹp và đã để lại những dấu ấn khó quên trong lòng người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. Báo Nhân Dân và Lao động tiếp tục thông tin về sự kiện này khi nó vừa kết thúc. Bài ghi nhanh “Việt Nam ghi dấu ấn quan trọng trong tiến trình ASEM” của tác giả Hoàng Vũ, Tô Minh trên số 17967 ra ngày 10/10 đã khẳng định điều đó. Bài ghi nhanh thông tin hấp dẫn, văn phong nhẹ nhàng đã điểm lại những thành công của những ngày diễn ra Hội nghị ASEM tại Hà Nội. Một lần nữa ký giả khẳng định “thông qua ASEM, Việt Nam tăng cường quan hệ song phương với các nước thành viên, nhất là các nước EU, một thị trường đầy tiềm năng, khẳng định chính sách đối ngoại Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế...”
Cũng trong số báo này, ngay trong trang nhất xuất hiện một bài “đinh” rất ấn tượng trong thời gian bế mạc. Đó là bài tường thuật: “Hội nghị Cấp cao ASEM 5 thành công tốt đẹp” cùng với một ảnh lớn về Lễ bế mạc. Trong bài này, tác giả nhấn mạnh ý kiến của thủ tướng Phan Văn Khải “chúng ta rất vui mừng là Hội nghị đã thành công tốt đẹp. Tôi xin chân thành cảm ơn các vị đã có những đóng góp rất quan trọng và quý báu để có được kết quả mỹ mãn trong ngày hôm nay”. Kết cấu bài viết linh hoạt, rõ ràng về thông tin giúp cho người đọc hiểu hơn về một ASEM với mối quan hệ hợp tác và thực chất.
Trong thời gian này, báo Lao Động cũng tập trung nhiều tin bài tổng kết về sự kiện này. Trong số 285/2004 ra ngày 11/10/2004 trang 4 có bài phỏng vấn “ASEM mang lại lợi ích thiết thực cho Việt Nam”. Ký giả Trí Minh đã mượn lời của ông Nguyễn Trung Thành – Trợ lý Bộ ngoại giao khẳng định lại một lần nữa “Là người Việt Nam chúng ta rất tự hào vì đã tạo nên sự thần kỳ ASEM ngay tại Hà Nội. Với khí phách, bản lĩnh, nỗ lực vượt bậc, Việt Nam đã góp phần quan trọng trong sự thành công của ASEM 5, một hội nghị lịch sử trong tiến trình hợp tác Á - Âu”.
Trong số 286/2004, trang 4 báo Lao Động lại đăng bài “Hà Nội – Nơi châu Á đuổi kịp các nhóm quyền lực khác” của tác giả Quỳnh An. Đây là một bài dịch từ một bài báo của thời báo EO biển mới (Malaysia) với những nhận xét hết sức tinh tế về những kết quả quan trọng mà Hội nghị ASEM 5 đạt được. Trong lời kết, bài báo có đoạn viết “tham gia ASEM, sức mạnh của Việt Nam sẽ được nâng lên do mở rộng quan hệ với các lĩnh vực. Các nước trong ASEM cùng phối hợp, ủng hộ nhau hành động và trao đổi”.
Như vậy, trong suốt quá trình diễn ra sự kiện, Nhân Dân và Lao Động đã kịp thời thông tin nhiều tin, bài, ảnh phong phú, đa dạng, nhiều chiều tới bạn đọc. Trong đó, hai quý báo đã có những bài chất lượng cao, phân tích, gợi mở nhiều vấn đề có ý nghĩa và mang tính thời sự cao. Các phóng viên đã bám sát sự kiện trong suốt quá trình chuẩn bị cho đến kết thúc, mang đến cho độc giả một cách nhìn toàn diện, sâu sắc về sự kiện.
2. Những hạn chế
Hội nghị Cấp cao ASEM 5 là một sự kiện chính trị trọng đại có ý nghĩa lịch sử sâu sắc. Hội nghị đã thành công tốt đẹp với những kết quả đã được ghi nhận và để lại dấu ấn trong lòng bè bạn quốc tế. Là hai tờ báo lớn, Nhân Dân và Lao Động đã kịp thời theo bám sự kiện trong nhiều tháng liền, cử nhiều phóng viên thường xuyên đăng tải, cập nhật nhiều tin, bài, ảnh phong phú, đa dạng, nhiều chiều và có giá trị. Trong đó có những bài chất lượng cao, phân tích, gợi mở nhiều vấn đề có ý nghĩa và mang tính thời sự cao. Đặc biệt, chuyên mục hướng tới ASEM của báo Nhân Dân đã mang đến cho độc giả nhiều thông tin sâu, hấp dẫn.
Còn báo Lao Động thì tập trung thế mạnh của mình vào những bài phỏng vấn, chùm ảnh…Tóm lại, hai tờ báo này kịp thời thông tin cho công chúng một cách nhìn toàn diện, sâu sắc về sự kiện. Đó là điểm ghi nhận lớn nhất. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế nhất định:
- Thứ nhất, tin bài nhiều khi trùng lặp về nội dung thông tin trong một số báo làm cho độc giả dễ nhàm chán. Nhiều bài chưa gây được bản sắc riêng.
- Thứ hai, nhiều bài còn quá dài (nhiều bài dung lượng khoảng 3.000 chữ) dùng ít ảnh và làm maket chưa bắt mắt, lôi cuốn. Nhiều tin viết còn dài (dung lượng lên đến 1000 chữ) và thiếu tập trung. Điều này làm tạo cảm giác lười đọc cho độc giả nên bài dù có chất lượng cũng dễ bị bỏ qua hay bị đọc “lướt”.
- Thứ ba, nhiều bài thông tin quá nhiều, quá sâu và còn mang tính tư liệu, khảo cứu…dễ gây khó hiểu vì không mang tính đại chúng.
- Thứ tư, cách bố trí tin, bài, ảnh còn chưa hợp lý. Nhiều số báo cùng tập trung vào chủ đề ASEM nhưng lại sắp đặt ở những vị trí khác nhau làm cho công chúng khó theo dõi dòng sự kiện.
- Thứ năm, trong thời gian đầu chuẩn bị cho đến khi Hội nghị diễn ra (chiếm hơn 80% tổng số tin, bài về ASEM) thông tin bài vở phong phú nhưng khi hội nghị kết thúc thì tin, bài ít và thưa dần (chỉ chiếm khoảng gần 20%).
II. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
Qua khảo sát các tin, bài, ảnh phục vụ công tác tuyên truyền của cho ASEM 5 trên báo Nhân Dân, Lao Động trong hai tháng (tháng 9 – 10 năm 2004) chúng tôi nhận thấy bên cạnh những thành công mà hai báo đã đạt được vẫn còn tồn tại một số nhược điểm cần được khắc phục. Ở đây do trình độ có hạn nên chúng tôi chỉ xin đưa ra một số kiến nghị ban đầu với mong muốn hai tờ báo Nhân Dân và Lao Động ngày càng hay hơn, chất lượng hơn, đáp ứng được tốt hơn nữa nhu cầu thông tin của bạn đọc.
- Thứ nhất, nên hình thành những chuyên trang, chuyên mục khi tuyên truyền về một sự kiện trọng đại như ASEM 5 (Chuyên mục Tiến tới ASEM 5 của Nhân Dân là một ví dụ). Đây sẽ là nơi tập trung nhiều tin, bài, ảnh…ra định kỳ theo số với những thể loại bài khác nhau nhằm cung cấp thông tin cho độc giả một cách có hệ thống.
- Thứ hai, khuyến khích phóng viên viết những bài ngắn nhưng đầy đủ, phong phú về thông tin. Trong cách thể hiện thông tin mỗi phóng viên phải tự làm mới mình qua cách viết nhằm nâng cao chất lượng bài vở, tránh khô cứng về hình thức, nhàm chán về nội dung. Đặc biệt, ảnh đi kèm bài phải tăng lên về số lượng và chất lượng, chú thích ảnh rõ ràng.
- Thứ ba, nên tăng cường sử dụng thêm một số thể loại báo chí khi thông tin. Cụ thể nên sử dụng nhiều bài phỏng vấn, phản ánh, phóng sự ảnh…hơn nữa khi tuyên truyền về ASEM.
- Thứ tư, mỗi báo nên mạnh dạn phát huy thế mạnh của ảnh báo chí để có những chùm ảnh, phóng sự ảnh có giá trị.
- Thứ năm, hoàn thiện hơn cách lên trang, trình bày, làm maket khi tuyên truyền một sự kiện trọng đại. Phải trình bày ấn tượng nhưng vẫn khoa học, bắt mắt nhưng giản dị và đẹp.
KẾT LUẬN
Tóm lại, tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEM 5 là một sự kiện mang nhiều ý nghĩa, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác Á - Âu, nâng cao uy tín của Việt Nam trong lòng bạn bè quốc tế. Báo chí là một kênh thông tin quan trọng góp phần không nhỏ vào thành công đó.
Là hai tờ báo lớn, là cơ quan ngôn luận của Đảng, là tiếng nói của công nhân viên chức lao động Việt Nam, Nhân Dân và Lao Động đã kịp thời bám sát những sự kiện của cuộc sống, tiếp tục đổi mới nội dung và hình thức để xứng đáng với vị thế của mình trong làng báo nước ta. Cùng với báo chí cả nước, báo Nhân Dân và Lao Động đã góp phần đắc lực vào sự nghiệp đổi mới của đất nước, gắn bó với cuộc sống, đem tiếng nói của Đảng đến nhân dân tạo nên những diễn đàn rộng lớn trong xã hội.
Trong thời gian diễn ra Hội nghị ASEM, với nhiệm vụ tuyên truyền, cổ động, giáo dục Nhân Dân và Lao Động đã kịp thời đăng tải, cập nhật nhiều tin, bài, ảnh phong phú, đa dạng, nhiều chiều và có giá trị. Trong đó có nhiều bài chất lượng, phân tích, gợi mở nhiều vấn đề có ý nghĩa và mang tính thời sự cao. Điểm chung nhất của hai tờ này khi thông tin về sự kiện này là hai tờ đã bám sát sự kiện trong suốt quá trình chuẩn bị cho đến kết thúc, mang đến cho độc giả một cách nhìn toàn diện, sâu sắc về sự kiện.
Qua khảo sát, tìm hiểu công tác tuyên truyền trên hai tờ báo trên, chúng tôi đã mạnh dạn rút ra những tổng kết và đưa ra những giải pháp để hoàn thiện hơn công tác truyền thông về một sự kiện lớn. Đây là tiền đề quan trọng để giải quyết những điều còn vướng mắc khi tuyên truyền một về một sự kiện (đặc biệt là sự kiện chính trị quan trọng) lớn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo chí với thông tin quốc tế, Đỗ Xuân Hà. NXB ĐHQGHN, HN 1998.
Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Hà Minh Đức (chủ biên). NXB Chính trị Quốc gia, HN 1998.
Cơ sở lý luận báo chí truyền thông. Dương Xuân Sơn, Đinh Hường, Trần Quang, NXB Văn hoá Thông tin, HN 1995.
Công việc của người viết báo, Hữu Thọ. NXB Tuyên huấn, HN 1988.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC12t.doc