Tiểu luận Tìm hiểu lể hội Vu Lan - Một hình thức sinh hoạt tôn giáo điển hình hằng năm của đạo Phật

Như chúng ta đã biết, lễ hội Vu Lan là một Đại lễ Phật giáo diễn ra hàng năm vào ngày rằm tháng Bảy âm lịch mà bất cứ chùa Phật giáo Đại thừa nào cũng tổ chức. Riêng hệ phái Khất sĩ của Phật giáo Việt Nam còn tổ chức lễ hội Vu Lan trên quy mô lớn, theo kiểu đăng cai luân phiên giữa các chùa cùng hệ phái Khất sĩ – quy tụ tất cả tăng ni phật tử các chùa trong hệ phái về nơi đăng cai tổ chức lễ hội Vu Lan để cùng sinh hoạt lễ hội. Lễ hội Vu Lan diễn ra suốt hai ngày 14 và 15 tháng Bảy âm lịch hàng năm tại chùa đăng cai tổ chức. Bởi thế, lễ hội tôi trình bày ở đây là lễ hội Vu Lan được tổ chức theo quy mô lớn như đã nói ở trên. Tuy nhiên, đối với một tiểu luận tôi chỉ trình bày những nội dung cơ bản nhất đã diễn ra trong lễ hội Vu Lan tại chùa Ngọc Bảo.

 

 

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5203 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu lể hội Vu Lan - Một hình thức sinh hoạt tôn giáo điển hình hằng năm của đạo Phật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc hết, họ là những người bình thường theo đạo Phật, noi gương hiếu hạnh của Mục Liên cầu nguyện cho cha mẹ siêu sanh Tịnh độ. Từ đây, lễ này có tác động đến nhiều thành phần trong xã hội và lan tỏa khắp nơi. Từ vua quan, cho đến thứ dân tin theo đạo Phật nhiều hay ít, cứ đến dịp Vu Lan là thành tâm báo hiếu cho cha mẹ, bà con quyến thuộc, cửu huyền thất tổ, nội ngoại xa gần đều sớm sinh về miền Cực lạc. Do đó, Vu Lan còn gọi là ngày Xá tội vong nhân, tức là ngày nhờ oai thần của chư Tăng chú nguyện mà mọi chúng sinh đều ra khỏi u đồ trong ý nghĩa tâm linh, giàu chất nhân văn: "Vô thỉ luân hồi, tất cả chúng sinh từng làm cha, làm mẹ, làm anh làm chị trong cõi luân hồi". Đến thời Lý, Trần, Phật giáo hưng thịnh trở thành quốc giáo, lễ Vu Lan báo hiếu càng trở nên hoành tráng quy mô hơn nữa. Điều này hoàn toàn có cơ sở. Các vua thời này đều là những Phật tử thuần thành, rất hiếu tâm với cha mẹ ông bà và hiếu đạo Phật pháp mà sử sách ghi lại rất cụ thể. Có vị còn là thiền gia sáng tác kinh văn bày tỏ sự chứng đạt của mình và mong muốn thần dân của mình hành theo giáo lý nhà Phật để chuyển hóa tâm thức, xây dựng đất nước hùng cường. Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại: "Vào năm Kỷ Hợi (1299) Trần Anh Tông hạ chiếu in các sách "Phật giáo pháp sự, Đạo trường tân văn" và công văn cách thức ban hành trong cả nước". Trong đó, theo Nguyễn Lang nhận định: "sách Pháp sự đạo tràng ấn hành năm 1299 thế nào cũng đã chứa đựng một khoa nghi về chẩn tế". Chẩn tế là khoa nghi ghi lại phương thức cứu độ dành cho những âm linh cô hồn, hương hồn nhờ năng lực của chư Phật, chư Bồ tát và Hiền Thánh Tăng và sự thành tâm thiết lễ cúng dường của người hiện hữu mà sớm tiêu trừ nghiệp chướng, thác sinh về miền Cực lạc. Người sống nhờ công đức này, phước trí được trang nghiêm, sống an lành trong Chánh pháp ngay giữa đời này. Chúng ta không ngạc nhiên khi có nhiều đàn chẩn tế được tổ chức quy mô ở các chùa vào thời Lý, Trần dưới sự bảo trợ của Nhà nước, và người tổ chức đại lễ chính là vị lãnh đạo tối cao của đất nước – Hoàng đế hay các quan lại đại thần. Tất cả không chỉ tổ chức vào Đại lễ Vu Lan để báo đáp tứ ân, mà còn tổ chức vào các dịp lễ trọng đại khác với mục đích nguyện cầu cho quốc thái dân an, âm siêu dương thái. Như vậy, với sự tích báo hiếu của Mục Kiền Liên xuất phát từ bản kinh Vu Lan Bồn, việc cầu siêu bạt độ, cứu độ mẹ cha đời này hay nhiều đời không chỉ mang tính chất thiêng liêng, gói gọn trong khuôn viên nhà chùa, mà đến thời Phật giáo đời Trần nó đã được nâng tầm lên ý nghĩa quốc gia – dân tộc. Trong ý nghĩa xây dựng con người và phát triển đất nước. Việc tổ chức Đại lễ Vu Lan mang tầm cỡ như thế, có ý nghĩa sâu xa, nhất là góp phần quy tụ các thành phần trong xã hội đồng tâm hướng về một mối: thành tâm nguyện cầu cho người quá vãng từng làm cha, làm mẹ, làm bà con quyến thuộc nhiều đời của mình đều thác sinh về cõi an lành. Trên hết, là tạo ra sự đoàn kết thương yêu lẫn nhau, hướng tâm sống thiện, làm thiện để báo đáp Tứ ân như là công đức đáp đền đối với Phật pháp và dân tộc. Cũng nhân bởi lý do này, nhà Trần đã không ngần ngại tiếp nhận các bản kinh có nội dung khoa nghi cầu siêu bạt độ từ các đạo sĩ Trung Hoa sang. Theo Đại Việt sử kí toàn thư ghi lại thì: "Vào năm 1302, bấy giờ có đạo sĩ phương Bắc là Hứa Tông Đạo theo thuyền buôn sang, ta cho ở bến sông Yên Hoa. Pháp đàn chay bắt đầu thịnh hành từ đó". Điều này chứng tỏ, lễ Vu Lan báo hiếu thật sự lan tỏa khắp nơi, có cả quá trình tiếp nhận và phát triển không ngừng ở nước ta. Nhà nước và nhà chùa thời Trần đã kết hợp tổ chức đại lễ Vu Lan thật quy mô như là một lễ hội lớn mang tính chất phổ biến trên khắp quốc gia. Vào năm 1309, Pháp Loa đã đứng ra tổ chức đại lễ Vu Lan, thiết đàn chay Vu Lan cầu nguyện cho Trúc Lâm Sơ tổ, và cầu nguyện quốc thái dân an, âm siêu dương thái. Đến năm 1320, Pháp Loa còn tổ chức một trai đàn trần tế nữa ở chùa Đại Ninh trong cung để cầu nguyện cho Thượng hoàng Anh Tông sống lâu thêm, trong dịp đó cũng làm lễ quán đỉnh cho Thượng hoàng. Theo Nguyễn Lang nhận định trong Việt Nam Phật giáo sử luận thì lễ hội Vu Lan được diễn giải khá đầy đủ các giá trị mà con người hiện hữu và bao hàm cả giá trị tâm linh, cả người còn kẻ mất. Đặc biệt, với lễ hội Vu Lan các giá trị thiết thực nhân văn được đề cập đến, chứa đựng ý nghĩa chia sẽ tâm tư, khát vọng được yêu thương từ vật chất cho đến tinh thần đối với những người đang sống trên mảnh đất thân thương Đại Việt: "Vào các ngày chư Tăng xuất hạ (rằm tháng Bảy), hội Vu Lan được tổ chức để cúng dường chư Tăng rất lớn tại các chùa cả nước; đó là nhờ sự ủng hộ của giới tại gia. Căn cứ trên kinh Vu Lan Bồn (Ullambana), lễ Vu Lan được tổ chức cúng dường chư Tăng cầu nguyện cho cha mẹ ông bà đã khuất được siêu sinhTịnh độ. Những cuộc chẩn tế cho người nghèo, những cuộc thăm viếng người bệnh, những lễ phóng sinh (thả tự do cho chim, cá và các loài khác đã bị bắt) được tổ chức. Nhưng linh đình nhất là cuộc chẩn tế cô hồn: đàn chẩn tế và thí thực được tổ chức từ chiều cho đến khuya. Phép chẩn tế được thực hiện theo một nghi thức nặng tính chất Mật giáo: đó là nghi thức nghi Du - già khoa nghi". Được biết, khoa nghi này vừa mang tính văn chương và bao hàm yếu tố triết lý, là cơ sở để khơi nguồn cảm hứng cho nhiều bản văn có giá trị học thuật của nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng trong lịch sử nước nhà. Và, những án văn thơ bắt nguồn từ cảm hứng Du - già khoa nghi đều mang yếu tố giáo dục tự thân, hướng con người đi vào nếp sống hướng thiện, giải thoát khổ đau sinh tử. Theo các nhà nghiên cứu, thì bản Thập giới cô hồn quốc văn của Lê Thánh Tông, Văn tế thập loại cô hồn của Nguyễn Du sau này đều lấy cảm hứng ở đoạn văn thỉnh Thập loại cô hồn trong khoa nghi Du – già. Sang thời nhà Nguyễn, trong buổi đầu thiết lập vương triều, các vua chúa, quan lại đã biết kế thừa ý nghĩa và giá trị từ lễ hội Vu Lan nên đã nhiều lần tổ chức các trai đàn để góp phần xây dựng con người, xây dựng đất nước, phát triển giáo lý Phật đà. Theo sách Nam triều công nghiệp diễn chí ghi lại: "Năm nhân dần, niên hiệu Hoàng Định thứ ba (1603). Thượng tuần tháng bảy, bấy giờ Đoan vương Nguyễn Hoàng ái mộ đạo Phật từ bi, khuyên việc thiện, trồng duyên lành, nhân gặp tiết trung nguyên ngày rằm tháng bảy ra chùa Thiên Mụ cúng Phật, niệm kinh giải oan cầu phúc; tế độ chúng sinh, giúp người cứu khổ, công đức vẹn thành. Còn Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhất kỷ ghi lại: "năm Nhâm tuất, Gia Long nguyên niên (1802) vua lập đàn ở Thiên Mụ để tế, tế khắp các chiến sĩ chết trận". "Năm Quý Hợi, Gia Long thứ hai (1803), lính các vệ thần sách đi vận tải lương thực gặp bão, chết mất 500 người ở ngoài biển. Vua xem họ là chiến sĩ trận vong, cấp cho tiền tuất và lại sai đặt đàn ở chùa Thiên Mụ để tế". Từ đây, có thể thấy các vua chúa triều Nguyễn rất chú trọng yếu tố tinh thần, tâm linh của dân tộc qua việc tổ chức trai đàn. Theo sử sách triều Nguyễn ghi nhận, vua Minh Mạng đã 5 lần tổ chức Đại trai đàn mang tầm cỡ quốc gia. Các quan đại thần trong nội các phụng mạng vua thực thi đại lễ thành công tốt đẹp. Bộ Hộ phải chịu trách nhiệm về ẩm thực, cấp kinh phí cho mọi thành phần dự lễ. Bộ Lễ phụ trách công tác cần thiết, phẩm vật cúng dường lên lịch tụng kinh trong giới đàn. Hàn Lâm viện đảm trách việc soạn thảo văn sớ điệp đọc tại trai đàn. Bộ Lễ thực thi nghiêm ngặt trong quá trình hành lễ, cũng như giám sát cho đúng khoa nghi. Chủ xám là vị Tăng cang có đạo hạnh được đề bạt cử hành lễ. Đọc sử liệu chúng ta thấy việc tổ chức trai đàn chặt chẽ như thế nào: "Lần đám chay lớn nhất tổ chức tại chùa Thiên Mụ vào năm Minh Mạng nguyên niên (1820). Các trấn tĩnh đều được lạy, phải cung thỉnh một vị hòa thượng và nhiều Tăng sĩ vân tập về kinh đo Huế để lên chùa dự trai đàn. Số lượng Tăng chúng lên đến 419 người. Năm Minh Mạng thứ sáu (1825) sau khi trùng tu chùa Thiên Mụ xong, vua lại cho thiết đại trai đàn để làm an vị Phật. Mười năm sau, tức là năm Minh Mạng thứ 16 Ất Tỵ (1835), vào khoảng tháng bảy âm lịch, mở trai đàn Vu Lan rất lớn. Nhà vua giao cho Hà Tôn Quyền và Hoàng Quýnh chịu trách nhiệm tổ chức, Bùi Công Huyến làm Đổng Lý trai đàn. Trong kì đám chay lớn này, vua Minh Mạng đã lên chùa Thiên Mụ dự lễ. Nhà vua có làm nhiều thơ sai đem dán ở điện Phật và các đàn Thủy lục. Năm Minh Mạng thứ 18, Đinh Mùi (1837) lại thiết đàn trai tụng kinh 21 ngày đêm (tam thất) cũng vào tiết Trung nguyên, tức là Vu Lan rằm tháng Bảy. Đại trai đàn này được tổ chức trọng thể. Những người được nhà vua cử vào ban tổ chức đã xin vua đốt pháo và cấp thêm người phục dịch vì 146 biền binh không đủ". Cho đến khi phong trào Chấn hưng Phật giáo ra đời, nhất là từ khi có An Nam Phật học hội thì các lễ hội Phật giáo được kiện toàn trở lại sau một thời gian, do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau. Lễ Phật đản, lễ Vu lan rằm tháng Bảy, lễ cầu siêu, cầu an được tổ chức khởi sắc, thuần túy của giới Phật giáo. không còn sự bảo hộ của triều đình. Mãi đến những năm tháng của thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI, lễ hội Vu Lan báo hiếu không chỉ duy trì và tiếp thu các giá trị truyền thống của cha ông mà còn không ngừng tùy duyên biến chuyển để thích nghi với thời đại, thích nghi với đời sống hiện thực. Cứ đến ngày rằm tháng Bảy, ngoài nghi thức như truyền thống lễ nghi cầu siêu bạt độ, còn có thêm nghi thức cài bông hồng đỏ lên ngực cho những ai còn mẹ, hoặc cài bông hồng trắng để biết mình đã mất mẹ. Trong lễ hội này, các chùa còn tổ chức nghi thức "Thắp đuốc trí tuệ". Mỗi người tự thắp lên ngọn nến như là biểu tượng của thư mình "Thắp đuốc lên mà đi" dưới ánh sáng của Trí tuệ rọi soi, và một tấm lòng biết yêu thương và hiểu biết. Tại đây, các giá trị tâm linh càng bừng sáng. Ý nghĩa "chẩn tế - cứu độ" thực sự trở thành phương thức lập nguyện tùy tâm, tùy sức của mỗi người, đem lòng chia sẽ đến đồng bào còn nghèo đói, hay còn lắm nỗi khổ truân chuyên mà bút mực không thể giải bày hết. Cuộc sống luôn vận động, con người cũng theo đó biến chuyển để hòa nhịp vận hành trong dòng sống tương tục. Chính nếp sống theo tinh thần Hiếu đạo Phật giáo xuất phát từ trong ý niệm Vu Lan – Báo hiếu là sợi dây thân ái nối kết mọi người dù ở đâu, làm gì, theo tôn giáo nào. Nó không chỉ kết nối gia đình, bà con huyết thống ở một đời trong một gia đình, một họ tộc mà còn thắt chặt với nhau bằng tình đồng bào, tình nhân loại. Giá trị lớn nhất của lễ hội Vu Lan báo hiếu là đem lại một nếp sống hạnh phúc và an lạc. Đây chính là lễ hội mà ai cũng có thể tự hào và hãnh diện khi được làm người được sống và an trú trong một lễ hội hết sức có ý nghĩa và đầy giá trị của "Văn hóa tình người". Chương II LỄ HỘI VU LAN Ở CHÙA NGỌC BẢO. Ý NGHĨA CỦA LỄ HỘI VU LAN 1. Lễ hội Vu Lan ở chùa Ngọc Bảo. Như chúng ta đã biết, lễ hội Vu Lan là một Đại lễ Phật giáo diễn ra hàng năm vào ngày rằm tháng Bảy âm lịch mà bất cứ chùa Phật giáo Đại thừa nào cũng tổ chức. Riêng hệ phái Khất sĩ của Phật giáo Việt Nam còn tổ chức lễ hội Vu Lan trên quy mô lớn, theo kiểu đăng cai luân phiên giữa các chùa cùng hệ phái Khất sĩ – quy tụ tất cả tăng ni phật tử các chùa trong hệ phái về nơi đăng cai tổ chức lễ hội Vu Lan để cùng sinh hoạt lễ hội. Lễ hội Vu Lan diễn ra suốt hai ngày 14 và 15 tháng Bảy âm lịch hàng năm tại chùa đăng cai tổ chức. Bởi thế, lễ hội tôi trình bày ở đây là lễ hội Vu Lan được tổ chức theo quy mô lớn như đã nói ở trên. Tuy nhiên, đối với một tiểu luận tôi chỉ trình bày những nội dung cơ bản nhất đã diễn ra trong lễ hội Vu Lan tại chùa Ngọc Bảo. Tiến trình cơ bản của lễ hội Vu Lan như sau: Ngày 14 tháng Bảy: Lễ khai mạc: được tiến hành vào 7h30 – 9h30 sáng do sư cô Thông Liên trụ trì chùa Ngọc Bảo chủ trì với sự tham gia của toàn thể tăng, ni, phật tử các chùa cùng các đại diện của chính quyền địa phương và nhân dân về dự lễ hội. Cúng ngọ: bắt đầu vào lúc 10h sáng, là một nghi thức cúng tập thể của Phật giáo dành cho mọi người tham gia lễ hội trước bữa ăn trưa. Lễ hội bông hồng cài áo: tiến hành vào 3h – 4h chiều, lễ này là một dịp để những người con nhớ đến công cha nghĩa mẹ. Các tăng ni sẽ hỏi về hoàn cảnh gia đình của những người tham gia lễ hội trước khi lấy những bông hồng theo quy định để cài lên áo những người có mặt. Người nào được cài hoa hồng đỏ, nơ xanh, đó là người hạnh phúc vô cùng vì vẫn còn cả cha và mẹ. Nếu áo người nào được cài một bông hồng đỏ, nơ trắng thì người đó chỉ còn mẹ mà mất cha. Người nào được cài lên áo một bông hồng trắng, nơ xanh thì người đó vẫn còn cha nhưng mất mẹ. Còn người nào đó không may mắn đã mất cả cha lẫn mẹ thì được cài lên áo một bông hồng trắng, nơ trắng. Vì vậy, qua lễ hội này nhìn lên ngực áo của những người dự lễ, mọi người có thể hiểu hoàn cảnh của nhau hơn, đồng cảm với nhau hơn. Ý nghĩa giáo dục của lễ này, nếu bạn là người may mắn vẫn còn cả cha và mẹ, bạn hãy diện hãy chăm sóc ân cần, nhất là khi mẹ già cha yếu, khi làn da mẹ trở nên năn nheo, khi cha mình đã bạc phơ mái đầu, khi dáng vẻ ngày xưa của mẹ không còn nữa. Bạn hãy thành tâm dâng lên cha mẹ những đóa hoa lòng rực rỡ, ngạt ngào hương thơm của tình thương và lòng tri ân thắm thiết. Được cài lên ngực một bông hồng, lòng người con bỗng trào dâng một niềm hỉ lạc vô biên và người con bỗng cảm nhận được tình thương ngọt ngào tha thiết của mẹ hiền. Lễ truyền giới cho cư gia: tiến hành từ 4h - 5h chiều: lễ này do một vị cao tăng của hệ phái được ban tổ chức lựa chọn ra. Vị tăng này sẽ thực hiện nghi thức truyền giới cho các Phật tử tại gia. Nội dung của truyền giới, là nhắc lại, giảng giải về ngũ giới và các giới luật khác của nhà Phật cho toàn thể Phật tử. Lễ thuyết pháp: tiến hành từ 6h30 – 7h30 tối, lễ được thực hiện bởi một vị cao tăng được ban tổ chức lựa chọn. Nội dung thuyết pháp, nói về nguồn gốc của lễ hội Vu Lan và ý nghĩa của lễ hội này. Qua đó nhắc nhở, khuyên răn những người làm con phải có hiếu với cha mẹ. Chương trình hái hoa và văn nghệ đêm Vu Lan: tiến hành từ 7h30 – 10h30 tối. Hái hoa Vu Lan: các tăng ni, phật tử và tất cả những người về dự lễ Vu Lan tự nguyện tham gia, lên sân khấu hái hoa, trả lời những câu hỏi ở bông hoa về các nội dung có liên quan đến ngày lễ Vu Lan. Văn nghệ đêm Vu Lan: được tổ chức trong sân chùa, có bố trí sân khấu biểu diễn dưới sự điều hành của ban tổ chức. Các tiết mục này do phật tử các chùa đến tham dự biểu diễn. Nội dung các tiết mục văn nghệ Vu Lan đều nói về ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ và nhắc nhở bổn phận của người làm con đối với cha mẹ mình. Ngày 15 tháng Bảy. Lễ dâng y bát: bắt đầu lúc 8h sáng, các phật tử hảo tâm dâng tặng quần áo, bát (vật khất thực của hệ phái Khất sĩ) cho các tăng ni. Lễ cúng ngọ và cầu siêu cho tất cả các vong linh: là một nghi thức cúng tập thể của Phật giáo dành cho tất cả mọi người đến dự lễ hội trước bữa trưa. Nhưng riêng trong ngày Vu Lan này thì họ còn cầu siêu cho cửu huyền thất tổ của mình được siêu thoát về cõi an lành và cầu siêu cho tất cả chúng sinh. Lễ truyền giới cho tăng ni: tiến hành lúc 3h – 5h chiều, do một trụ trì có uy tín của hệ phái được ban tổ chức lễ hội chọn ra thực hiện nghi lễ. Nội dung truyền giới cho tăng ni là truyền bá, nhắc lại những giới luật của Phật giáo đối với những người đã xuất gia. Lễ tụng kinh Vu Lan và Tự Tứ tăng: hai lễ này cùng tiến hành đồng thời bắt đầu từ 7h tối và kết thúc khi mọi nghi thức hoàn tất. Lễ tụng kinh Vu Lan: được thực hiện dưới sự điều hành của một nhà sư tương đối trẻ do ban tổ chức lựa chọn với sự tham gia của các phật tử và những người nhiệt thành đến dự lễ. Lễ này được tổ chức ở chính điện. Kinh được tụng gồm: kinh Vu Lan Bồn và kinh Báo hiếu phụ mẫu trọng ân. Nội dung kinh Vu Lan Bồn: Một thuở nọ Thế Tôn an trụ Xá Vệ thành, Kì thụ viên trung Mục Liên mới đặng lục thông Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm luân Công dưỡng dục thâm ân dốc trả Nghĩa sinh thành đạo cả mong đền Làm con hiếu hạnh vi tiên Bèn dùng huệ nhãn dưới trên kiếm tầm Thấy vong mẫu sinh làm ngạ quỷ Không uống ăn tiều tụy hình hài. Mục Liên thấy vậy bi ai Biết mẹ đói khát, ai hoài tình thâm Lo phẩm vật đem dâng từ mẫu Đặng đỡ lòng cực khổ bấy lâu Thấy cơm mẹ rất lo âu Tay tả che đậy, hữu hầu bốc ăn Lòng bỏn xẻn tiền căn chưa dứt Sợ chúng ma cướp giật của bà Cơm đưa chưa đến miệng và Hóa thành than lửa nuốt mà đặng đâu Thấy như vậy âu sầu thê thảm Mục Kiền Liên bi thảm xót thương Mau mau về đến giảng đường Bạch cùng sư phụ cầu phương cứu nàn Phật mới bảo rõ ràng căn cội Rằng: "mẹ ngươi gốc tội kết sâu Dầu ngươi thần lực nhiệm mầu Một mình không thể ai cầu đặng chi Lòng hiếu thảo của ngươi dẫu lớn Tiếng vang đồn thấu đến Cửu tiên Dầu cho cảm động thần kì Tà ma ngoại đạo, bốn vì Thiên vương Cộng ba cõi sáu phương tụ tập Cũng không phương cứu cấp mẹ ngươi Muốn cho cứu đặng mạng người Phải nhờ thần lực của mười phương Tăng". Phép cứu tế Phật toan giải nói Cho mọi người thoát khỏi ách nàn Bèn kêu Mục thị đến gần Truyền cho diệu pháp ân cần thiết thi: "Rằm tháng Bảy là kì Tự Tứ Mười phương tăng đều dự lễ này Ngươi toan sắm sửa chớ chầy Đồ ăn trăm món, trái cây năm màu Lại phải sắm sàng phu ngọa cụ Cùng quán, bồn, đỉnh chút nhang, dầu Món ăn tinh sạch báu mầu Đựng trong bình bát vọng cầu kính dâng Chư Đại đức mười phương thọ thực Trong bảy đời sẽ đặng siêu thiên Lại thêm cha mẹ hiện tiền Đặng nhờ phước lạc tiêu khiên ách nàn Vì ngày ấy Thánh Tăng đều đủ Dù ở đâu cũng tựu hội về Như người thiền định sơn khê Tránh điều huyên náo thẳng về thiền na Hoặc người đặng bốn tòa đạo quả Công tu hành nguyện thỏa vô sanh Hoặc người thọ hạ kinh hành Chẳng ham quyền quý ẩn danh lâm tòng Hoặc người đặng lục thông tấn pháp Dạy những hàng Duyên giác, Thinh văn Hoặc chư Bồ Tát mười phương Hiện hình làm sãi ở gần chúng sinh Đều trì giới rất thanh, rất tịnh Đạo đức dày chánh định chân tâm Tuy là có bực Thánh, phàm Đồng lòng thọ lãnh bát cơm lục hòa Người nào có sắm ra vật thực Đặng cúng dường Tự Tứ Tăng thời Hiện tiền phụ mẫu của người Bà con quyến thuộc thảy đều nhờ ơn Tam đồ khổ chắc rằng ra khỏi Cảnh thanh nhàn hưởng thọ tự nhiên Ví như cha mẹ hiện tiền Nhờ vậy sẽ đặng bá niên thọ trường Như cha mẹ bảy đời quá vãng Sẽ hóa sanh về thẳng Thiên cung Người thời tuấn tú hình dung Hảo quang chiếu sang khắp cùng châu thân". Phật lại bảo mười phương Tăng chúng: "Phải tuân theo thể dụng sau này Trước khi thọ thực đàn trai Phải cầu chú nguyện cho người tín gia Cầu thất thế mẹ cha thí chủ Định tâm thần quán đủ đừng quên Cho hay định ý hành thiền Mới dung phẩm vật đàn tiền hiến dâng Trước thọ dụng, tiên ban vật thực Tại Phật tiền hoặc tại tháp trung: Chư Tăng chú nguyện viên dung Sau rồi tự tiện lãnh dùng bữa trưa" Pháp cứu tế Phật vừa nói dứt Mục Liên cùng Bồ tát các phương Đồng nhau tỏ dạ vui mừng Mục Liên cũng hết khóc than rầu buồn Mục Liên mẫu cũng trong ngày ấy Kiếp khổ về ngạ quỷ được tan Mục Liên bạch với Phật rằng: "Mẹ con nhờ sức Thánh Tăng khỏi nàn Lại cũng nhờ oai thần Tam bảo Bằng chẳng thì nạn khổ khó ra Như sau đệ tử Phật gia Vu Lan Bồn pháp dùng mà độ sanh Độ cha mẹ còn đương tại thế Hoặc bảy đời có thể đặng không?" Phật rặng: "Lời nói rất thông Ta vừa muốn nói, ngươi trùng vấn theo Thiện nam tử, Tỳ kheo nam nữ Cùng quốc vương, thái tử, đại thần Tam công, tể tướng, bá quan Cùng hàng lê thứ vạn dân cõi trần Như chí muốn đền ơn cha mẹ Hiện tại cùng thất thế tình thâm Đến rằm tháng Bảy mỗi năm Sau khi kiết hạ chư Tăng tựu về Chính ngày ấy Phật, trời hoan hỷ Phải sắm sanh bá vị cơm canh Đựng trong bình bát tinh anh Chờ giờ Tự tứ chúng Tăng cúng dường Đặng cầu nguyện song đường trường thọ Chẳng ốm đau, chẳng có khổ chi Cùng cầu thất thế đồng thì Lìa nơi ngạ quỷ sanh về Nhơn, Thiên Đặng hưởng nhờ phước duyên vui đẹp Lại xa lìa nạn khổ cực than Môn sinh Phật tử ân cần Hành tu hiếu thuận phải cần, phải chuyên Thường cầu chúc thung huyên an hảo Cùng bảy đời phụ mẫu siêu sanh Ngày rằm tháng Bảy mỗi năm Vì long hiếu thảo ân thâm phải đền Lễ cứu tế chí thành sắp đặt Ngõ cúng dường chư Phật, chư Tăng Ấy là báo đáp thù ân Sinh thành dưỡng dục song thân buổi đầu Đệ tử Phật lo âu gìn giữ Mới phải là Thích tử thiền môn" Vừa nghe dứt pháp Lan Bồn Môn sinh tứ chúng thảy đồng hỷ hoan Mục Liên với bốn ban Phật tử Nguyện một lòng tín sự phụng hành Trước là trả nghĩa sinh thành Sau là cứu vớt chúng sinh muôn loài Vu Lan phép nhiệm rải hồng ân Tự tứ oai linh chuyển lực thần Phật Tổ từ bi truyền chánh giáo Mục Liên thành khẩn cứu từ thân U minh thoát khỏi đường oan nghiệp Trần thế truyền soi dấu pháp luân Thong thả muôn thu niềm hiếu hạnh Trung nguyên hoài niệm luống bâng khuâng. Chứng đắc thần thông đạo quả thành Chạnh niềm nhớ lại tấm ơn sanh Mở to mắt huệ nhìn soi khắp Se thắt lòng son, bóng vắng tanh Chua xót căn nguyên đường ngạ quỷ Ngẩn ngơ hình quạt chốn u minh Bát cơm dâng mẹ nhìn tha thiết Hóa lữa than ôi ! Thảm sự tình! Sự tình bạch Phật rõ căn nguyên Lệ đổ, lòng đau xót khẩn nguyền Thắng hội Vu Lan tuyên pháp nhiệm Thần oai Tự tứ vận cơ huyền Thánh Tăng ngày ấy ban ân phước Vong mẫu từ nay thoát nghiệp duyên Liên tưởng sau xưa niềm hiếu nghĩa Hai phen cứu tế vĩnh lưu truyền. Lưu truyền sự tích mấy ngàn năm Mỗi độ Thu sang mỗi độ rằm Sắm lễ Vu Lan cam mỹ phẩm Dâng Tăng Tự tứ chí thành tâm Mẹ cha kiếp trước duyên thanh thoát Cha mẹ đời này phước thậm thâm Mãn nguyện nhân sinh mùa báo hiếu Nhớ ơn Tôn giả lụy khôn cầm! Nam mô Đại hiếu Mục Kiền Liên Bồ tát. O (3 lần) Nội dung kinh Báo Hiếu Phụ Mẫu Trọng Ân: Một thuở nọ Thế Tôn an trụ Xá Vệ thành Kỳ thụ viên trung Chư Tăng câu hội rất đông Tính ra tới số hai muôn tám ngàn Lại cũng có các hàng Bố tát Hội tại đây đủ mặt thường thường Bấy giờ Phật lại lên đường Cùng hàng đại chúng Nam phương tiến hành Đáo bán lộ đành rành mắt thấy Núi xương khô bỏ đấy lâu đời Thế Tôn bèn vội đến nơi Lạy liền ba lạy rồi rơi giọt hồng Đức A Nan tủi lòng ái ngại Chẳng hiểu sao Phật lạy đống xương? Vội vàng xin Phật dạy tường Thấy là Từ phụ ba phương bốn loài Ai ai cũng kính thầy dường ấy Cớ sao thầy lại lạy xương khô? Phật rằng: "Trong các môn đồ Ngươi là đệ tử đứng đầu dày công Bởi chưa biết đục trong cho rõ Nên vì ngươi, Ta tỏ đuôi đầu: Đống xương dồn dập bấy lâu Cho nên trong đó biết bao cốt hài Chắc cũng có ông bà cha mẹ Hoặc thân ta hoặc kẻ ta sinh Luân hồi sinh tử, tử sinh Lục thân đời trước thi hài còn đây Ta lễ bái kính người tiền bối Và ngậm ngùi vì nhớ kiếp xưa Đống xương hỗn tạp chẳng vừa Không phân trai gái bỏ bừa khó coi Ngươi chịu khó xét soi cho kỹ Phân làm hai, nên nữ bên nam Để cho phân biệt cốt phàm Không còn lẫn lộn nữ nam chất chồng Đức A Nan trong lòng tha thiết Biết làm sao phân biệt khỏi sai Ngài bèn xin Phật chỉ bày Vì khó chọn lựa gái trai lúc này Còn sinh tiền dễ bề sắp đặt Cách đứng đi ăn mặc phân minh Chớ khi rã xác tiêu hình Xương ai như nấy, khó nhìn khó phân Phật mới bảo:"A Nan nên biết Xương nữ nam phân biệt rõ ràng Đàn ông xương trắng nặng oằn Đàn bà xương nhẹ đen thâm dễ nhìn Ngươi có biết cớ chi đen nhẹ? Bởi đàn bà sinh đẻ mà ra Sinh con ba đấu huyết ra Tám hộc bốn đấu sữa hòa nuôi con Vì cớ ấy hao mòn thân thể Xương đàn bà đen nhẹ hơn trai" A Nan nghe vậy bi ai Xót thương cha mẹ công dày dưỡng sinh Bèn cầu Phật thi ân dạy bảo Phương pháp nào báo hiếu song thân? Thế Tôn mới bảo lời rằng: "Vì ngươi, Ta sẽ phân trần khá nghe Thân đàn bà nhiều bề cực nhọc Sinh đặng con thập ngoạt cưu mang Tháng đầu thai đậu tợ sương Mai chiều gìn giữ sợ tan bất thường Tháng thứ nhì dường như sữa đặc Tháng thứ ba như cục huyết ngưng Bốn tháng đã tượng ra hình Năm tháng ngũ thể hiện sinh rõ ràng Tháng thứ sáu lục căn đều đủ Bảy tháng thì đủ bộ cốt xương Lại thêm đủ lỗ chân lông Cộng chung đến số tám muôn bốn ngàn Tháng thứ tám hoàn toàn tạng phủ Chín tháng thì đầy đủ vóc hình Mười tháng thì đến kì sinh Nếu con hiếu thuận xuôi mình ra luôn Bằng ngỗ nghịch làm buồn thân mẫu Nó vẫy vùng đạp quấu lung tung Làm cho cha mẹ hãi hùng Sự đau sự khổ không cùng tỏ phân Khi sản xuất muôn phần an lạc Cũng ví như được bạc được vàng" Thế Tôn lại bảo A Nan: "Ơn cha nghĩa mẹ mười phần phải tin Điều thứ nhất, giữ gìn thai giáo Mười tháng trường chu đáo mọi bề Thứ hai sinh đẻ gớm ghê Chịu đau chịu khổ mỏi mê trăm phần Điều thứ ba, thâm ân nuôi dưỡng Cực đến đâu bền vững chẳng lay Thứ tư ăn đắng uống cay Để dành bùi ngọt đủ đầy cho con Điều thứ năm, lại còn khi ngủ Ướt mẹ nằm, khô ráo phần con Thứ sáu sú nước nhai cơm Miễn con no ấm chẳng nhờm chẳng ghê Điều thứ bảy, không chê ô uế Giặt đồ dơ của trẻ không phiền Thứ tám chẳng nỡ chia riêng Nếu con đi vắng cha phiền mẹ lo Điều thứ chín, miễn con sung sướng Dẫu phải mang nghiệp chướng cũng cam Tính sao có lợi thì làm Chẳng màng tội lỗi bị giam bị cầm Điều thứ mười, chẳng ham trau chuốt Dành cho con các cuộc thanh nhàn Thương con như ngọc như vàng Ơn cha nghĩa mẹ sánh bằng Thái Sơn" Phật lại bảo: "A Nan nên biết: Trong chúng sanh tuy thiệt phẩm người Mười phần mê muội cả mười Không tường ơn trọng đức dày song thân Chẳng kính mến quên ơn trái đức Không xót thương dưỡng dục cù lao Ấy là bất hiếu mặc giao Vì những người ấy đời nào nên thân Mẹ sanh con cưu mang mười tháng Cực khổ dường gánh nặng trên vai Uống ăn chẳng đặng vì thai Cho nên thân thể hình hài kém suy Khi sinh sản, hiểm nguy chi xiết Sinh đặng rồi tinh huyết dầm dề Ví như thọc huyết trâu dê Nhất sinh thập tử nhiều bề gian nan Con còn nhỏ phải lo săn sóc Ăn đắng cay, bùi ngọt phần con Phải tắm phải giặt rửa trôn Biết r

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8659.doc
Tài liệu liên quan