MỤC LỤC
TRÍCH YẾU . i
NHẬP ĐỀ. ii
MỤC LỤC . iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH ẢNH. iv
LỜI CẢM ƠN . v
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN . vi
I. TỔNG QUAN VỀLẠM PHÁT: . 1
1. Định nghĩa: . 1
2. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát: . 2
3. Cách tính lạm phát: . 3
4. Các loại lạm phát: . 3
II. ĐÁNH GIÁ MỨC LẠM PHÁT ỞVIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005-2009
5
III. XUẤT NHẬP KHẨU ĐÃ ẢNH HƯỞNG NHƯTHẾNÀO ĐẾN LẠM
PHÁT. . 7
1. Đánh giá chung: . 7
2. Mối liên hệgiữa nhập khẩu và lạm phát: . 8
3. Mối liên hệgiữa xuất khẩu với lạm phát: . 12
IV. LẠM PHÁT CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP
KHẨU KHÔNG? . 14
V. KẾT LUẬN . 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 19
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7132 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu mối quan hệ giữa lạm phát và xuất – nhập khẩu giai đoạn 2005 – 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
P
KHẨU KHÔNG? ........................................................................................... 14
V. KẾT LUẬN ......................................................................................... 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 19
iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH ẢNH
Hình 1: Chỉ số CPI qua các tháng trong giai đoạn 2005 – 2009
Hình 2: Mức lạm phát tính theo chỉ số giá tiêu dùng
Hình 3: Tổng kim ngạch XNK giai đoạn 2005 - 2009
Hình 4: Biểu đồ tương quan giữa Xuất nhập khẩu – lạm phát – nhập siêu.
Hình 5: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 2008
Hình 6: Tình hình giá dầu thế giới năm 2008.
v
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề án chúng em xin chân thành cảm ơn
thầy Nguyễn Thiên Phú – giảng viên khoa Kinh tế Thương mại trường
Đại học Hoa Sen đã rất nhiệt tình giúp đỡ chúng em hoàn thành tốt đề án
này.
vi
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
vii
MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU GIAI ĐOẠN 2005 - 2009
ĐỀ ÁN NGOẠI THƯƠNG 1 1
I. TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT:
1. Định nghĩa:
Có rất nhiều luồng ý kiến của các nhà nghiên cứu kinh tế về lạm phát.
• Luận thuyết “lạm phát cầu dư thừa tổng quát” - Hơbec Gớtxơ
• Luận thuyết “lạm phát giá cả”- D.C.cliner, J.P.luthering
• Luận thuyết “lạm phát lưu thông tiền tệ” - J.Bondin và M.friedman
Tuy nhiên sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế vừa qua, cả một học thuyết
kinh tế - trường phái Chicago đã sụp đổ kéo theo nhiều hệ lụy. Tiêu biểu cho
trường phái này là Alan Greenspan – chủ tịch FED. Sau một thời gian dài tranh
cãi giữa các trường phái kinh tế học hiện đại, giờ đây học thuyết kinh tế học
nổi tiếng của John Maynard Keynes càng được tin tưởng hơn bao giờ hết. Với
sự tin tưởng vào sự đúng đắn của học thuyết này, chúng tôi xin được sử dụng
nó để đưa ra cái nhìn tổng quan về lạm phát. (John Maynard Keynes, The
General Theory of Employment, Interest and Money (1936))
“Chỉ khi nào có toàn dụng, sử dụng hết nhân công và năng lực sản xuất,
mới tạo nên cầu dư thừa và giá cả hàng hóa tăng lên từ cầu cá biệt làm thay
đổi cầu tổng quát và mức giá chung từ đó gây ra lạm phát.”
Lạm phát tồn tại ở khắp nơi trong nền kinh tế thị trường, ở tất cả các
quốc gia. Nó xảy ra khi mức chung của giá cả và chi phí tăng. Trong thời kì
lạm phát không có nghĩa là toàn bộ giá và chi phí đều tăng cùng một tỷ lệ như
nhau. Khi giá trị của hàng hoá và dịch vụ tăng lên, đồng nghĩa với sức mua của
đồng tiền giảm đi, và với cùng một số tiền nhất định, người ta chỉ có thể mua
được số lượng hàng hoá ít hơn so với năm trước.
MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU GIAI ĐOẠN 2005 - 2009
ĐỀ ÁN NGOẠI THƯƠNG 1 2
2. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát:
• Lạm phát do cầu kéo: Là lạm phát do sự tăng lên về cầu, nghĩa là cầu về
một hàng hoá hay dịch vụ ngày càng tăng càng kéo giá cả của hàng hoá
hay dịch vụ đó lên mức cao hơn. Giá cả của các mặt hàng khác cũng
theo đó leo thang, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hoá trên
thị trường.
• Lạm phát do chi phí đẩy: Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố phục vụ
sản xuất tăng lên thì tổng chi phí sản xuất. Giá thành sản phẩm tăng.
Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng tăng.
• Lạm phát do cầu thay đổi: Lượng cầu về một mặt hàng giảm đi, trong
khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Mặt hàng mà lượng
cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu
tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm
phát.
• Lạm phát do xuất khẩu: Sản phẩm được huy động cho xuất khẩu khiến
lượng cung sản phẩm cho thị trường trong nước giảm khiến tổng cung
thấp hơn tổng cầu. Lạm phát nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất
cân bằng.
• Lạm phát do nhập khẩu: Khi giá hàng hoá nhập khẩu tăng thì giá bán
sản phẩm đó trong nước cũng tăng. Lạm phát hình thành khi mức giá
chung bị giá nhập khẩu đội lên.
• Lạm phát tiền tệ: Cung tiền tăng khiến cho lượng tiền trong lưu thông
tăng lên là nguyên nhân gây ra lạm phát.
MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU GIAI ĐOẠN 2005 - 2009
ĐỀ ÁN NGOẠI THƯƠNG 1 3
3. Cách tính lạm phát:
Khi xác định nền kinh tế có lạm phát hay không, người ta quan tâm đến sự
tăng giá chung chứ không phải sự giao động đột ngột của mức giá chung. Lạm
phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lượng
lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế. Các giá cả của các loại hàng
hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một chỉ số giá cả để đo mức giá
cả trung bình, là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Tỷ lệ lạm
phát là tỷ lệ phần trăm mức tăng của chỉ số này.
Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của
chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ
số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện.
Tuy nhiên, thước đo lạm phát phổ biến nhất chính là CPI - Chỉ số giá tiêu dùng
(consumer price index) và chỉ số điều chỉnh GDP (GDP deflator). Trong đó,
chỉ số giá tiêu dùng CPI là phổ biến nhất.
Hiện nay, CPI của Việt Nam đo giá cả của khoảng 400 loại hàng hoá, trong
khi đó để tính CPI ở Mỹ người ta điều tra tới 80.000 loại hàng hoá và dịch vụ.
Không những thế, CPI còn được tính riêng cho nhóm người tiêu dùng nông
thôn, thành thị, công nhân viên chức thành thị...
4. Các loại lạm phát:
Lạm phát có thể được phân chia thành những hình thái và phân đoạn khác
nhau. Căn cứ vào các tiêu chuẩn khác nhau, người ta có phân chia lạm phát
thành những hình thái khác nhau:
• Căn cứ vào cường độ của lạm phát người ta chia lạm phát ra làm 3 loại:
Lạm phát tiệm tiến đều độ( J.M.keynes) hay lạm phát vừa phải
(P.A.Samuelson), lạm phát công khai, lạm phát tuyệt đối và lạm phát
“Phi mã”, siêu lạm phát.
MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU GIAI ĐOẠN 2005 - 2009
ĐỀ ÁN NGOẠI THƯƠNG 1 4
• Căn cứ vào mức độ biểu hiện của giá cả trên thị trường lạm phát được
chia ra làm hai loại: Lạm phát ngầm hay lạm phát lành mạnh và lạm
phát công khai hay lạm phát thật sư.
• Căn cứ vào biều hiện bên ngoài của bản chất lạm phát người ta chia:
Lạm phát lưu thông tiền tệ, lạm phát giá cả, lạm phát sức mua và lạm
phát suy thoái.
• Căn cứ vào nguyên nhân lạm phát người ta chia ra làm 7 loại: Lạm phát
cầu dư thừa tổng quát, lạm phát cung, lạm phát chi phí, lạm phát cơ cấu,
lạm phát nhập khẩu, lạm phát tài chính – tín dụng, lạm phát hệ thống
bốn yếu tố.
• Căn cứ phạm vi ảnh hưởng về mặt không gian, có thể chia lạm phát
thành: Lạm phát quốc gia, lạm phát thế giới.
Căn cứ vào tính lịch sử có thể chia thành:
• Lạm phát cổ điển : gắn liền với chiến tranh.
• Lạm phát hiện đại : gắn liền với hòa bình.
MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU GIAI ĐOẠN 2005 - 2009
ĐỀ ÁN NGOẠI THƯƠNG 1 5
II. ĐÁNH GIÁ MỨC LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2005-2009 (đánh giá qua chỉ số giá tiêu dùng CPI):
Hình 7: Chỉ số CPI qua các tháng trong giai đoạn 2005 – 2009
Xét theo chỉ số giá CPI từng tháng thì nhìn chung, qua các năm 2005 – 2009,
CPI thường tăng cao ở những tháng đầu và cuối năm do nhu cầu mua sắm và
tiêu thụ hàng hóa khá mạnh vào đầu năm của nhân dân. Đến khoảng giữa năm
thì tình hình CPI lại trở nên ổn định. Qua mỗi năm, chỉ số giá đều tăng lên
(theo hình vẽ) do sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Duy chỉ có năm 2009,
mức CPI hạ thấp hơn tất cả các năm trong giai đoạn do quá trình phục hồi kinh
tế sau khủng hoảng kinh tế 2008 và đang có dấu hiệu ổn định.
MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU GIAI ĐOẠN 2005 - 2009
ĐỀ ÁN NGOẠI THƯƠNG 1 6
Tuy nhiên, nếu xem xét chung chỉ số giá tiêu dùng của cả năm thì chúng
ta sẽ có một sự khác biệt khá lớn.
Nhìn chung, mức lạm phát tính theo Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm
2005 đứng ở mức cao, 8,4%. Sang năm 2006, tỷ lệ lạm phát đã xuống ở mức
6.6% là năm thấp nhất trong giai đoạn 5 năm. Tuy nhiên, tình trạng ổn định
mức lạm phát không được giữ vững cho đến năm 2007. Lạm phát tăng cao đến
mức 12.7% vượt chỉ tiêu và rơi vào tình trạng khó kiểm soát. Đỉnh điểm của
quá trình tăng khó kiểm soát này là năm 2008 với mức 22%. Nền kinh tế Việt
Nam đứng trước một khó khăn vô cùng nghiêm trọng trong thời kỳ này. Do
một số định hướng và thực hiện chính sách tiền tệ và tài khóa sai lầm cùng với
nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng khá nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế
thế giới vào năm 2007 – 2008 nên đã gây ra mức lạm phát trong năm 2007 và
2008 bị đẩy lên khá cao. Khả quan hơn, trong năm 2009 khi mức lạm phát rơi
xuống 1 con số 7% bằng với năm 2006 khi khủng hoảng kinh tế chưa xảy ra .
Hình 8: Mức lạm phát tính theo chỉ số giá tiêu dùng
MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU GIAI ĐOẠN 2005 - 2009
ĐỀ ÁN NGOẠI THƯƠNG 1 7
III. XUẤT NHẬP KHẨU ĐÃ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO
ĐẾN LẠM PHÁT.
1. Đánh giá chung:
• Kim ngạch XNK chung của Việt Nam:
Trong giai đoạn 2005-2009, tổng kim ngạch XNK hàng hóa của Việt
Nam tăng nhanh và mạnh. Giai đoạn này, kinh tế Việt Nam chịu nhiều tác
động từ nền kinh tế và chính trị của các nước trên thế giới cũng như là trong
nước. Các năm 2005, 2006, 2007 với mức tăng trưởng nhanh, mạnh, ổn định và
đạt đến mức cao nhất vào năm 2008 (với 143,322 tỷ USD). Tuy nhiên, bước
vào năm 2009, tổng kim ngạch có phần sụt giảm hơn năm 2008 ( khoảng 17,
908 tỷ USD).
Hình 9: Tổng kim ngạch XNK giai đoạn 2005 - 2009
MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU GIAI ĐOẠN 2005 - 2009
ĐỀ ÁN NGOẠI THƯƠNG 1 8
Nếu xem xét kĩ, chúng ta sẽ nhận ra một đặc điểm nổi bật của hoạt động XNK
Việt Nam giai đoạn 2005 – 2009. Đó là vào thời gian năm 2007 và 2008, khi chỉ
số lạm phát tăng cao thì các hoạt động xuất nhập khẩu cũng tăng mạnh.
Vậy, liệu có mối liên quan giữa xuất nhập khẩu đến chỉ số lạm phát ? Ảnh hưởng
của nó sẽ như thế nào ?
Trong đề án này, chúng tôi xin chỉ phân tích mối quan hệ giữa lạm phát
và xuất nhập khẩu ở năm 2007 và 2008, do trong thời gian này lạm phát tăng
một cách “bất thường” , kéo theo đó là sự tăng cao của hoạt động xuất nhập
khẩu ở Việt Nam và được thể hiện một cách rõ rệt nhất.
2. Mối liên hệ giữa nhập khẩu và lạm phát:
Theo thống kê tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2009
có rất nhiều biến động và ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Trong
những năm 2005, 2006 tình hình xuất nhập khẩu ổn định, tăng đều:
- Năm 2005 tổng kim ngạch hàng hóa XNK ước tính đạt 69,114 tỷ USD.
Trong đó, xuất khẩu tăng 21,6% và nhập khẩu tăng 15,4% so với năm
2004. Trong năm 2005, tốc độ tăng xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng nhập
nhẩu. Nhập siêu chỉ chiếm 4,65 tỷ USD, bằng 14,4% kim ngạch xuất
khẩu.
Hình 10: Biểu đồ tương quan giữa Xuất nhập khẩu – lạm phát – nhập siêu.
MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU GIAI ĐOẠN 2005 - 2009
ĐỀ ÁN NGOẠI THƯƠNG 1 9
- Năm 2006 ước tính đạt 84,015 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2005.
Trong đó xuất khẩu tăng 22,1%; nhập khẩu tăng 20,1%. Nhập siêu là 4,8
tỷ USD, bằng 12,1% kim ngạch xuất khẩu.
Sang năm 2007, dưới tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, tình
hình xuất nhập khẩu của nước ta có nhiều bước biến chuyển. Sau sự kiện Việt
Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) ngày 7 – 11 – 2006, nền
kinh tế Việt Nam đã đi có một bước ngoặt mới, đặc biệt là lĩnh vực xuất nhập
khẩu. Bên cạnh việc được hưởng nhiều thuận lợi, ưu đãi trong lĩnh vực kinh
doanh quốc tế với các nước lớn trong khu vực cũng như trên thế giới thì nó
cũng đánh dấu những bước khó khăn vô cùng lớn cho nền kinh tế đang phát
triển một cách còn khá non trẻ của Việt Nam. Gia nhập WTO, đồng nghĩa với
việc Việt Nam đã gia nhập vào một nền kinh tế thị trường toàn cầu và phải chịu
ảnh hưởng nền nền kinh tế toàn cầu khá mạnh.
- Năm 2007 kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước ước tính đạt 109,217 tỷ
USD, tăng 28% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 21,5%, nhập
khẩu tăng 35,5%. Nhập siêu năm 2007 ở mức 12,4 tỷ USD, bằng 25,7%
giá trị xuất khẩu hàng hóa và gấp gần 2,5
lần mức nhập siêu của năm 2006.
- Năm 2008, kim ngạch hàng hoá xuất
nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 143,322
tỷ USD, tăng 28,9% so với năm 2007.
Kim ngạch xuất khẩu tăng 29,5%, kim
ngạch hàng hoá nhập khẩu tăng 28,3% so
với năm 2007. Nhập siêu năm 2008 ước
tính 17,5 tỷ USD, tăng 24,1 % so với
năm 2007, bằng 27,8% tổng kim ngạch
xuất khẩu.
Mức nhập siêu của năm 2007 và 2008 là khá cao và hơn hẳn so với những
năm trước đó.
Hình 11: Kim ngạch nhập khẩu hàng
hóa 2008
MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU GIAI ĐOẠN 2005 - 2009
ĐỀ ÁN NGOẠI THƯƠNG 1 10
Chúng ta cùng xem xét nguyên nhân của tình trạnh trên.
Việt nam tuy là 1 nước dựa vào xuất khẩu là chủ yếu với kim ngạch xuất
khẩu chiếm 60% GDP nhưng nguyên, nhiên liệu để sản xuất hàng hóa xuất
khẩu lại phải nhập khẩu 70-80% từ nước ngoài. Chúng ta nhập khẩu các
nguyên nhiên vật liệu chủ yếu như: xăng dầu, phân bón các loại, hóa chất các
loại… Giá nguyên liệu đầu vào hồi quý 1/2008 tăng rất cao, ví dụ thép, vật liệu
xây dựng... tăng giá
liên tục.
Giá nhiều mặt hàng
chịu sự tác động từ
giá thế giới. Cụ thể là
việc tăng giá từ mức
90 đôla một thùng
vào đầu năm 2008 đã
leo lên trên 100 đôla
vào 20/2 và lập kỷ lục
trên 147 đôla một thùng vào 11/7/2008. Dầu leo thang kéo giá hàng hóa cơ bản
và lương thực lên theo. Trong đó, vàng lập kỷ lục trên 1.000 đôla một ounce
vào 17/3.
Còn giá lương thực đắt đỏ lại tạo ra căng thẳng thực sự tại nhiều nơi,
thậm chí cả các quốc gia xuất khẩu lương thực. Nền kinh tế chúng ta là nền
kinh tế mở, và Việt Nam phải nhập nhiều nguyên liệu, nên khi giá thế giới tăng
đã như cơn bão ập vào ngay, khiến chúng ta phải gánh chi phí đầu vào tăng
mạnh. Chính do chi phí đầu vào tăng mạnh đã kéo theo việc tăng giá hàng hóa,
sản phẩm của các doanh nghiệp để nhằm đảm bảo lợi nhuận sản xuất cho mình.
Điều đó đã khiến giá thành của các sản phẩm trên thị trường tăng nhanh. Bên
cạnh đó, lượng cầu hàng trên thị trường còn khá cao do doanh nghiệp gặp khó
khăn khi nhập khẩu nguyên nhiên liệu nên sản xuất không kịp để cung ứng lại
khiến cho giá hàng hóa tăng lên.
Hình 12: Tình hình giá dầu thế giới năm 2008.
(Nguồn: WTRG Economics)
MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU GIAI ĐOẠN 2005 - 2009
ĐỀ ÁN NGOẠI THƯƠNG 1 11
Ở nước ta, yếu tố xem xét chỉ số lạm phát là CPI. Yếu tố tăng giá
nguyên nhiên liệu tác động mạnh mẽ khiến CPI năm 2008 tăng nhanh,
mạnh.Việc tăng giá nguyên nhiên liệu thiết yếu trên thế giới đã ảnh hưởng rất
lớn đến chỉ số giá thời gian vừa tại Việt Nam – một quốc qua nhập khẩu chủ
yếu các nguyên nhiên liệu. Sự tăng giá của nguyên nhiên liệu đó không chỉ tác
động xấu đến tình hình kinh tế tại Việt Nam mà còn ảnh hưởng đến chỉ số giá
CPI, gây lạm phát tại các nền kinh tế lớn khác trên thế giới. Từ đó ta thấy yếu
tố nhập khẩu đã tác động sâu, rộng đến chỉ số giá trong một quốc gia, quyết
định một phần nào đó về chỉ số lạm phát tại quốc gia đó. Nhìn lại diễn biến lạm
phát ở nước ta trong hai năm 2007 – 2008. Năm 2008 là năm giá cả biến động
bất thường ở mức cao, chia thành hai giai đoạn rõ rệt với sáu tháng đầu năm
tăng rất cao, sáu tháng cuối năm thì dịu dần ở quý 3, và 3 tháng cuối năm giảm,
đạt dưới 100%. Diễn biến giá của năm 2008 có sự nối tiếp của năm 2007, mức
tăng cao của nửa đầu năm 2008 đã có đà từ 6 tháng cuối năm trước đó. Trong 2
quý cuối năm 2007, chỉ số giá tăng trung bình khoảng 1,14%/tháng. Việc tăng
chỉ số giá mạnh vào cuối năm 2007 đã đẩy CPI năm này lên 12,7% .
Thuyết kinh tế học đã đề cập đến tác động của nhập khẩu đến lạm phát
như sau:“Khi giá hàng hoá nhập khẩu tăng thì giá bán sản phẩm đó trong
nước cũng tăng. Lạm phát hình thành khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội
lên.”
Bên cạnh đó, do mới là những năm đầu gia nhập WTO, Việt Nam phải
thực hiện các cam kết giảm thuế nhập khẩu một số mặt hàng tiêu dùng, điện
điện tử từ các nước khác. Điều đó đã tác động đến lượng cầu các sản phẩm này
trong nước. Tâm lý chuộng hàng ngoại vẫn phổ biến trong dân cư nên nhập
siêu tăng có tác động của tăng nhập khẩu hàng tiêu dùng. Mặt khác, tổng cầu
tiêu dùng có khả năng thanh toán trong nước tăng cao kích thích tăng quy mô
thị trường tiêu dùng hàng ngoại nhập, dẫn đến mở rộng quy mô nhập siêu. Hơn
nữa, do nhập khẩu máy móc và thiết bị nguyên nhiên liệu là chủ yếu, nên có thể
lạm phát tăng cao là do hiệu quả sản xuất thấp, chi phí sản xuất và giá thành
không giảm nhiều nhờ những máy móc thiết bị đã nhập khẩu.
MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU GIAI ĐOẠN 2005 - 2009
ĐỀ ÁN NGOẠI THƯƠNG 1 12
Thực tế quan hệ giữa nhập siêu và lạm phát ở Việt Nam cho thấy, chúng ta
càng nhập siêu thì tỷ lệ lạm phát càng cao.
3. Mối liên hệ giữa xuất khẩu với lạm phát:
Thuyết kinh tế học hiện đại đã nêu rất rõ:
“Sản phẩm được huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho
thị trường trong nước giảm khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu. Lạm phát
nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng.”
Điều này đã được chứng minh là đúng ở Việt Nam. Là nước xuất khẩu nông
phẩm chiếm tỷ trọng cao, vào năm 2008 giá xuất khẩu của nhóm hàng nhu yếu
phẩm của Việt Nam tăng cao như: gạo, thịt, lương thực…. nhu cầu nhập khẩu
lương thực trên thị trường thế giới tăng, làm giá xuất khẩu tăng kéo theo cầu về
lương thực trong nước phục vụ cho xuất khẩu tăng. Trong khi đó, nguồn cung
trong nước do tác động của thiên tai, dịch bệnh không thể đáp ứng kịp, cùng
với đó là nhu cầu về lương thực của người dân trong nước. Lượng cung thì ít,
lượng cầu thì nhiều. Tất cả các yếu tố đó đã gây ra lạm phát cầu kéo, đẩy giá
một số hàng hoá và dịch vụ, lương thực thực phẩm tăng theo. Theo như lý
thuyết trên thì yếu tố xuất khẩu được xem như là yếu tố cầu kéo, khiến lạm
phát tăng cao.
CPI cũng là một yếu tố để tính toán chỉ số lạm phát. Ta có thể dùng yếu
tố này để làm rõ hơn việc xem xét xuất khẩu có tác động đến chỉ số lạm phát
Có rất nhiều yếu tố khiến CPI tại Việt Nam tăng cao (có khi tăng đến 2,2% vào
năm 2008). Để ví dụ cụ thể cho yếu tố xuất khẩu tác động đến lạm phát này ta
có thể thấy rất rõ tác động này thông qua sự kiện xuất khẩu thịt lợn năm 2008.
Vào năm 2008, Trung Quốc phải tiêu hủy hàng triệu con lợn do dịch tai xanh.
Dịch bệnh này đã khiến nguồn cung thịt lợn tại nước này thiếu hụt trầm trọng.
Các thương lái Trung Quốc các tự tìm đến các lái buôn tại Việt Nam để nhập
khẩu thịt lợn. Nhận thấy tiềm năng lãi cao khi xuất khẩu thịt lợn sang Trung
Quốc, các lái buôn Việt Nam thời gian này không ngừng tăng số lượng lợn xuất
khẩu sang cửa khẩu Trung Quốc.
MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU GIAI ĐOẠN 2005 - 2009
ĐỀ ÁN NGOẠI THƯƠNG 1 13
Tuy nhiên cũng trong thời gian này, tại một số tỉnh ở Việt Nam dịch
bệnh tai xanh, lở mồm long móng cũng xảy ra, khiến tổng đàn lợn tại Việt Nam
giảm 30%. Việc xuất khẩu ào ạt lợn sang Trung Quốc cộng với dịch bệnh khiến
nguồn cung thịt lợn trong nước giảm mạnh, dẫn đến tình trạng cung không đủ
cầu. Sự thiếu hụt lớn trên thị trường đã đẩy giá thịt lợn trong nước thời gian
này tăng cao từng ngày. Cụ thể ta có được số liệu thống kê như sau: tháng
1/2008 giá thịt lợn hơi khoảng 36.000 - 36.500 đồng/kg, lợn bên 44.000-47.000
đồng/kg, thì đến đầu tháng 3/2008 giá lợn hơi đã vọt lên 38.000-39.000
đồng/kg, lợn mảnh ở mức 48.000 đồng/kg, giá bán lẻ 58.000-68.000 đồng/kg.
Từ minh họa trên, CPI của lương thực thực phẩm trong giai đoạn này có
yếu tố tác động của việc xuất khẩu lương thực thực phẩm sang nước ngoài
nhưng không xét đến nguồn cung trong nước nên đã đầy giá thực phẩm giai
đoạn này tăng nhanh đột biến. Vì lương thực thực phẩm là 1 trong 7 yếu tố
chính trong việc xem xét CPI. Việc tăng giá nhóm hàng này đã góp phần vào
yếu tố lạm phát tại nước ta tăng cao vào thời gian 2008.
Tình hình lạm phát ở nước ta kéo dài đến tháng 6/2008 thì bắt đầu có
dấu hiệu giảm dần trong năm 2009 và dừng lại ở mức 7%. Một tín hiệu đáng
mừng cho nền kinh tế Việt Nam. Hiện tại nền kinh tế Việt Nam đang bắt đầu đi
vào ổn định
MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU GIAI ĐOẠN 2005 - 2009
ĐỀ ÁN NGOẠI THƯƠNG 1 14
IV. LẠM PHÁT CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH
XUẤT NHẬP KHẨU KHÔNG?
Để trả lời cho câu hỏi về sự tác động của lạm phát đến tình hình xuất
nhập khẩu, có rất nhiều chuyên gia đã đưa ra rất nhiều lý luận để giải thích sự
tác động này. Sau đây chúng tôi xin đưa ra một số lý luận nổi bật và đánh giá
chủ quan của chúng tôi cũng như của các chuyên gia về lý luận trên đối với
thực tiễn tại Việt Nam
Trong quá trình tìm hiểu về sự tác động của lạm phát đối với tình hình
xuất nhập khẩu tại quốc gia, chúng tôi đã đưa ra nhận định rằng: “Sự chênh
lệch tỷ lệ lạm phát ở hai quốc gia khác nhau làm cho tỷ giá hai đồng tiền khác
nhau. Giả sử lạm phát Việt Nam cao hơn lạm phát ở Mỹ thì tỷ giá USD/VND
tăng kích thích các doanh nghiệp Việt Nam tăng xuất khẩu và giảm nhập
khẩu”. Để xác định tính đúng đắn của nhận định trên, chúng tôi đã so sánh với
các thuyết kinh tế học hiện đại. Sau quá trình so sánh, tìm hiểu, chúng tôi nhận
thấy rằng nhận định trên tương ứng với “lý thuyết sức mua ngang giá” (hay còn
gọi là Purchasing power parity - PPP) nói đến mối quan hệ giữa biến động tỷ
giá hối đoái và chênh lệch lạm phát của hai đồng tiền (đồng nội tệ và ngoại tệ).
PPP cho rằng, nếu lạm phát trong nước cao hơn lạm phát nước ngoài thì đồng
ngoại tệ sẽ tăng giá một khoảng tương đương với phần trăm chênh lệch trong tỷ
lệ lạm phát của hai quốc gia có mối quan hệ mậu dịch.
Tuy nhiên, PPP là một lý thuyết được xây dựng dựa trên nhiều giả định,
mà những giả định này rất ít, nếu không muốn nói là khó tồn tại trong thực tế,
chẳng hạn như thị trường là cạnh tranh hoàn hảo, không có chi phí giao dịch,
chi phí vận chuyển và thương mại là hoàn toàn tự do, đó là chưa kể đến những
sai biệt về chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, vấn đề thương hiệu và thị hiếu
người tiêu dùng…
MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU GIAI ĐOẠN 2005 - 2009
ĐỀ ÁN NGOẠI THƯƠNG 1 15
Hay nói cách khác là mối quan hệ PPP phần lớn có tính ứng dụng lý
thuyết, dùng để nghiên cứu mối tương quan giữa biến động tỷ giá hối đoái và
chênh lệch lạm phát trong một thời gian dài.
Cũng liên quan đến lý thuyết sức mua ngang giá này, chúng tôi cũng
đưa ra thêm một giả thuyết rằng: “Lạm phát tăng làm giá hàng nội địa tăng cao
so với giá hàng ngoại nhập. Dẫn tới nhu cầu xài hàng ngoại tăng l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa lạm phát và xuất - nhập khẩu.pdf