Khi một người việt Nam có thể thưởng thức đồ ăn McDonalds, gà rán KFC, trà Dimah tại Việt Nam với chất lượng, kiểu dáng, mùi vị không có gì khác biệt so với chính những món ăn này khi chúng được làm ra tại châu Âu, Mỹ hay Nhật, điều đó chứng tỏ sự hiện diện ngày càng nhiều của NQTM tại Việt Nam. Phương thức kinh doanh mới mẻ này đã xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ trước. Khi đó một vài Việt kiều về nước đầu tư kinh doanh thiết bị lọc nước đã mang theo những ý tưởng của hình thức kinh doanh mới mẻ này đến Việt Nam. Nhưng thị trường nước ta khi đó chưa thật sự sôi đồng và bản thân uy tín của doanh nghiệp đó chưa nổi tiếng nên việc kinh doanh đã không thành công. Khái niệm NQTM còn khá mới lạ vì thế các doanh nghiệp chưa thích nghi kịp với các hình thức này. Theo điều tra của Hội đồng nhượng quyền thế giới (WFC) vào năm 2004, ở Việt nam chỉ có khoảng 70 hệ thống NQTM trong đó đa số lại là các thương hiệu nước ngoài, chỉ có một số ít là các thương hiệu Việt nam. Vài năm trở lại đây, hình thức kinh doanh này mới có khởi sắc và thực sự sôi động sau sự kiện công ty quan lý quỹ quốc tế (Vina Capital) và nhóm G-18 (đại diện cho các doanh nghiệp tư nhân hàng đầu phía Nam) phối hợp với đại sứ quán Mỹ tại Việt nam tổ chức hội thảo về NQTM đàu tiên tại Việt nam “Franchise Việt Nam 2005” vào ngày 28/06/2005. Hiện nay NQTM thực sự đã có chỗ đứng tại thị trường Việt Nam. Để có thể đánh giá được thực trạng của hoạt động NQTM, chúng ta sẽ xem xét qua kết quả kinh doanh NQTM của các thương hiệu nước ngoài và cả các thương hiệu trong nước tại thị trường Việt Nam.
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2131 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu một số quy định của pháp luật về nhượng quyền thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên nhận nhượng quyền đảm bảo sự thống nhất của hệ thống NQTM và sự ổn định của chất lượng hàng hóa, dịch vụ.
Đây là quyền năng đặc trưng mà bên nhượng quyền có được trong quan hệ NQTM so với các quan hệ khác. Đi đôi với quyền năng, bên nhượng quyền cũng có những nhiệm vụ nhất định. Bên nhượng quyền phải cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống NQTM cho bên nhận nhượng quyền. Đồng thời bên nhượng quyền phải có trách nhiệm đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống NQTM. Bên cạnh đó “ thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng và cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền” cũng là một nghĩa vụ của bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền có trách nhiệm phân chia lãnh thổ NQTM, tránh sự tranh giành lãnh thổ giữa các bên nhận nhượng quyền đồng thời đảm bảo sự phân bổ các cơ sở được đồng đều, rộng khắp. Ngoài ra bên nhượng quyền phải đảm bảo quyền SHTT đối với đối tượng ghi trong hợp đồng nhượng quyền.
- Đối với bên nhận quyền:
Quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền được quy định tại Điều 288, 289 Luật thương mại 2005. Nhìn chung bên nhận quyền “yếu thế” hơn bên nhượng quyền vì bên nhượng quyền là chủ sở hữu của các đối tượng nhượng quyền mà bên nhận được chuyển giao để sử dụng. Vì thế nghĩa vụ của bên nhận nhượng quyền cũng đặt ra nhiều hơn. Các nghĩa vụ đặt ra như nghĩa vụ tài chính trả tiền nhượng quyền, các khoản thanh toán khác theo hợp đồng NQTM. Nghĩa vụ đảm bảo sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền như: đầu tư cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao và điều hành hoạt động chúng cho phù hợp với hệ thống NQTM; nghĩa vụ đảm bảo các tài sản của bên nhượng quyền khi chấm dứt hợp đồng; giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền kể cả sau khi hợp đồng NQTM chấm dứt hoặc kết thúc; … Đây là nghĩa vụ rất quan trọng mà bên nhận nhượng quyền phải thực hiện một cách thật nghiêm túc kể cả khi hợp đồng đã chấm dứt. Ngoài ra bên nhận quyền không được phép nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền. Việc nhượng quyền lại cho bên thứ ba được Luật Thương mại 2005 quy định tại Điều 290. Chính vì bên nhận nhượng quyền phải gánh chịu những nghĩa vụ nên đòi hỏi bên nhượng quyền phải thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với bên nhận nhượng quyền để đảm bảo các quyền lợi của bên nhận nhượng quyền đồng thời đảm bảo sự bình đẳng trong quan hệ hợp đồng nhượng quyền.
c. Theo khoản 4 Điều 11 nghị định 35 quy định về: Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
Điều khoản này do các bên thỏa thuận. Pháp luật không quy định mức giá cố định cho từng hàng hóa mà các bên căn cứ vào uy tín của hàng hóa, khu vực nhượng quyền và nhu cầu của thị trường, … để quyết định giá, phí thanh toán. Đồng thời lựa chọn phương thức thanh toán cho phù hợp với điều kiện của các bên. Pháp luật quy định như vậy đảm bảo quản lý ở tầm vĩ mô không can thiệp quá sâu vào quan hệ giữa các bên.
d. Theo khoản 5 Điều 11 nghị định 35 quy định về: “Thời hạn hiệu lực và gia hạn hợp đồng.”
Pháp luật Việt Nam không quy định một thời hạn cố định mà thời hạn của hợp đồng do các bên tự quyết định. Bên cạnh đó tại Điều 13 Nghị định 35 cũng quy định: Hợp đồng có thể chấm dứt trước thời hạn trong trường hợp quy định tại điều 16 của Nghị định, đó là các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng. Điều này nhằm đảm bảo được quyền lợi của các bên khi bên kia có hành vi vi phạm. Nghị định 35 cũng quy định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tại điều 14 theo hướng tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, nếu không có sự thỏa thuận khác thì hợp đồng NQTM có hiệu lực tức thời tại thời điểm giao kết. Theo Điều 404 Bộ luật dân sự 2005, có thể xác định thời điểm giao kết hợp đồng theo các trường hợp sau:
“1. Hợp đồng dân sự được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết.
2. Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết.
3. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.
4. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.”
Tuy nhiên đối với phần nội dung về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu SHTT thì phần đó có hiệu lực theo quy định của pháp luật về SHTT. Theo đó căn cứ vào khoản 2 Điều 148 Luật SHTT 2005 thời điểm có hiệu lực của phần này như sau: Đối với các loại quyền SHCN được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 6 của luật này. Hợp đồng sử dụng các đối tượng của SHCN có hiệu lực theo thỏa thuận giữa các bên, nhưng chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba khi có đăng ký tại một cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp. Quy định chỉ áp dụng với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý. Riêng đối với tên thương mại không được chuyển giao vì vậy luật SHTT không quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng này.
Khi hợp đồng hết thời hạn các bên có thể thỏa thuận gia hạn hợp đồng. Đồng thời các bên có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trước thời hạn hết hiệu lực của hợp đồng.
e. Theo khoản 6 Điều 11 nghị định 35 quy định về: Chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại
Thông thường hợp đồng NQTM sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:
* Hết thời hạn thực hiện hợp đồng mà các bên không có thỏa thuận gia hạn.
* Hợp đồng chưa hết thời hạn thực hiện nhưng các bên có thỏa thuận chấm dứt.
* Một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Việc quy định quyền năng này để bảo vệ lợi ích của bên bị vi phạm và hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra cho bên bị vi phạm. Theo điều 16 Nghị định 35 các bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng NQTM trong các trường hợp sau:
- Đối với bên nhận quyền: Bên nhận quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng NQTM trong trường hợp bên nhượng quyền vi phạm nghĩa vụ sau:
+ cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền;
+ đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại;
+ vụ thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền;
+ bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền;
+ đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại.
- Đối với bên nhượng quyền: Bên nhượng quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng NQTM trong các trường hợp sau:
+ Bên nhận quyền không còn giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương mà theo quy định của pháp luật bên nhận quyền phải có để tiến hành công việc kinh doanh theo phương thức NQTM
+ Bên nhận quyền bị giải thể hoặc bị phá sản theo quy định của pháp luật Việt Nam
+ Bên nhận quyền vi phạm pháp luật nghiêm trọng có khả năng gây thiệt hại lớn cho uy tín của hệ thống NQTM.
+ Bên nhận quyền không khắc phục những vi phạm không cơ bản trong hợp đồng NQTM trong một thời gian hợp lý, mặc dù đã nhận được thông báo bằng văn bản yêu cầu khắc phục vi phạm đó từ bên nhượng quyền.
f) Giải quyết tranh chấp:
Hợp đồng NQTM là một loại hợp đồng trong thương mại nên cơ chế giải quyết tranh chấp cho hợp đồng này cũng giống cơ chế giải quyết tranh chấp cho những hợp đồng trong thương mại khác. Điều 317 Luật thương mại 2005 quy định hình thức giải quyết tranh chấp thương mại bao gồm: hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải; giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án. Xuất phát từ quyền tự do kinh doanh, các bên trong hợp đồng NQTM có quyền tự do lựa chọn một trong bốn hình thức giải quyết tranh chấp nói trên để giải quyết các tranh chấp có thể sẽ phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
1.6. Ngôn ngữ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại:
Theo điều 12 Nghị định 35/2006 đối với những hợp đồng NQTM lập tại Việt Nam và thực hiện tại Việt Nam thì việc lập bằng tiếng việt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong việc thực hiện hợp đồng và tạo thuận lợi cho các cơ quan trong hoạt động quản lý. Còn đối với trường hợp nhượng quyền từ việt Nam ra nước ngoài thì ngôn ngữ của hợp đồng NQTM do các bên thỏa thuận. Đây là hợp đồng NQTM được thực hiện ở nước ngoài nên việc để các bên lựa chọn ngôn ngữ nào cho thuận lợi với cả hai bên là hợp lý.
1.7. Chuyển giao quyền thương mại:
Việc chuyển giao QTM thực chất là việc thay đổi chủ thể của hợp đồng NQTM (thay đổi bên nhận quyền) nên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hợp đồng NQTM ban đầu, vì vậy, tại Điều 15 Nghị định 35 đã quy định rất chặt chẽ về vấn đề này. Từ các điều kiện được chuyển giao, thủ tục chuyển giao, các trường hợp bên nhượng quyền trực tiếp được từ chối việc chuyển giao QTM.
2. Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại:
2.1. Chủ thể tiến hành đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại:
Theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 35 thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài dự kiến kinh doanh nhượng quyền phải đăng ký hoạt động NQTM với cơ quan có thẩm quyền trước khi tiến hành hoạt động NQTM. Trách nhiệm này thuộc về bên dự kiến nhượng quyền bởi lẽ chủ thể này là chủ sở hữu của QTM sẽ được chuyển giao vì thế sẽ có được những thông tin đầy đủ, cần thiết về hoạt động nhượng quyền của mình. Hơn nữa vai trò của bên nhượng quyền là vô cùng quan trọng trong việc quyết định sự thành công của hoạt động nhượng quyền, trong khi đó việc nhân rộng mô hình kinh doanh này sẽ có những tác động nhất định đến nền kinh tế. Chính vì những lý do trên mà nhà nước phải kiểm tra đánh giá xem bên nhượng quyền có đủ điều kiện kinh doanh NQTM hay không, QTM dự định chuyển giao có hợp pháp hay không.
2.2. Cơ quan đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại:
Nghị định 35/2006 và Thông tư 09/2006 đã có sự phân cấp các cơ quan thực hiện đăng ký hoạt động NQTM như sau:
- Bộ thương mại (hiện nay là Bộ Công thương):
Bộ Công thương thực hiện đăng ký hoạt động NQTM từ nước ngoài vào Việt Nam bao gồm cả hoạt động NQTM từ khu chế xuất, khu phi thuế quan hoặc các khu hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam và nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài, bao gồm cả hoạt động NQTM từ lãnh thổ Việt Nam vào khu chế xuất, khu phi thuế quan hoặc khu hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Sở thương mại, Sở thương mại và du lịch (hiện nay là Sở Công thương):
Sở Công thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi thương nhân dự kiến nhượng quyền đăng ký kinh doanh thực hiện đăng ký đối với hoạt động NQTM trong nước. Trừ trường hợp chuyển giao qua ranh giới khu chế xuất, khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Việc phân cấp thẩm quyền đăng ký hoạt động NQTM rõ ràng như trên cũng phù hợp với chức năng quyền hạn của Bộ Công thương và Sở Công thương. Tuy nhiên hiện nay hoạt động NQTM từ khu chế xuất, khu phi thuế quan hoặc khu vực hải quan riêng ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam vẫn chưa được quy định rõ cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký. Điều này sẽ gây cho doanh nghiệp sự lúng túng khi tiến hành đăng ký hoạt động nhượng quyền của mình.
Thông tư 09/2006 cũng quy định rõ trách nhiệm của cơ quan đăng ký trong quá trình đăng ký nhượng quyền cho các chủ thể. Trách nhiệm đó gồm: trách nhiệm công bố những hướng dẫn về đăng ký NQTM; trách nhiệm đảm bảo đăng ký trong thời gian nhanh chóng (5 ngày), cập nhật thông tin về tình hình đăng ký để các chủ thể có thể theo dõi; trách nhiệm lưu trữ hồ sơ; trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát hoạt động NQTM theo thẩm quyền và các trách nhiệm khác.
2.3. Thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại:
Nghị định 35/2006 và thông tư 09/2006 đã quy định cụ thể chi tiết từng bước trong quá trình đăng ký nhượng quyền, đưa ra thời gian cụ thể mà cơ quan tiến hành đăng ký phải trả lời các thương nhân. Theo đó bên dự kiến nhượng quyền phải gửi hồ sơ đăng ký hoạt động NQTM đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo điều 19 Nghị định 35/2006 hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Đơn đề nghị đăng ký hoạt động NQTM theo mẫu do BTM hướng dẫn
- Bản giới thiệu về NQTM theo mẫu do BTM quy định
- Các văn bản xác nhận về:
+ Tư cách pháp lý của bên dự kiến NQTM
+ Văn bản bảo hộ quyền SHCN tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng SHCN đã được cấp văn bằng bảo hộ.
Thông tư 09/2006 đã cụ thể hóa quy định này. Qua đó thông tư đã quy định về hồ sơ đăng ký tại Bộ Công thương và Sở Công thương riêng. Khi thương nhân đã có đủ hồ sơ như luật định sẽ gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan đăng ký có trách nhiệm tiến hành thủ tục để đăng ký hoạt động NQTM cho thương nhân trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và vào sổ đăng ký hoạt động NQTM và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó. Đối với hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ trong tối đa 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký phải thông báo bằng văn bản cho thương nhân nộp hồ sơ để yêu cầu bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ. Thương nhân đăng ký hoạt động NQTM có quyền đề nghị cơ quan đăng ký giải thích về những yêu cầu cần bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ. Cơ quan đăng ký có trách nhiệm trả lời đề nghị của thương nhân.
Vấn đề đăng ký lại hoạt động NQTM trong nước khi chuyển địa điểm trụ sở chính sang tỉnh khác cũng được quy định tại Thông tư 09/2006. Pháp luật về NQTM quy định về việc thông báo thay đổi thông tin đăng ký trong hoạt động NQTM tại Điều 21 Nghị định 35/2006 và cụ thể hóa tại mục III thông tư 09/2006.
2.4. Xóa đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại:
Theo Điều 22 Nghị định 35 đăng ký hoạt động NQTM của thương nhân bị xóa trong trường hợp sau:
- Thương nhân kinh doanh NQTM ngừng kinh doanh hoặc chuyển đổi nghành nghề kinh doanh.
- Thương nhân bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư.
Cơ quan thực hiện đăng ký hoạt động NQTM có trách nhiệm công bố công khai và xó đăng ký này.
3. Xử lí vi phạm hành chính trong hoạt động nhượng quyền thương mại:
Căn cứ vào tính chất và mức độ vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật về NQTM bị xử lý theo các hình thức sau:
+ Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
+ Bồi thường thiệt hại trong trường hợp thương nhân kinh doanh theo phương thức NQTM có hành vi vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích vật chất của tổ chức, cá nhân liên quan.
Trong đó, xử lý vi phạm hành chính được xem là chế tài chủ yếu áp dụng đối với hành vi vi phạm pháp luật về NQTM. Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật về NQTM có những đặc điểm sau đây:
- Thứ nhất: Về phạm vi áp dụng: theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 35, xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với các hành vi sau:
+ Kinh doanh NQTM khi chưa đủ điều kiện kinh doanh
+ NQTM đối với hàng hóa dịch vụ cấm kinh doanh
+ Vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hoạt động nhượng quyền thương mại quy định tại Nghị định này;
+ Thông tin trong bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại có nội dung không trung thực;
+ Vi phạm quy định về đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
+ Vi phạm quy định về thông báo trong hoạt động nhượng quyền thương mại;
+ Không nộp thuế theo quy định của pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Không chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành kiểm tra, thanh tra;
+ Vi phạm các quy định khác của Nghị định này.
- Thứ hai: Về đối tượng bị xử lý: là đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật về NQTM bao gồm bên nhận nhượng quyền và bên nhận quyền.
- Thứ ba: Chủ thể có thẩm quyền xử lý, thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực NQTM: được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
4. Quản lý nhà nước đối với hoạt động nhượng quyền thương mại:
Quản lý nhà nước đối với hoạt động NQTM mại chủ yếu được thực hiện thông qua hoạt động ban hành văn bản pháp luật về NQTM; hoạt động tổ chức đăng ký, thay đổi và xóa đăng ký hoạt động NQTM, phát hiện và có biện pháp xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về NQTM,…
4.1. Bộ thương mại (hiện nay là Bộ Công thương ):
Theo khoản 1 điều 4 nghị định 35, Bộ Công thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động nhượng quyền thương mại trong phạm vi cả nước và có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Quản lý thống nhất về mặt nghiệp vụ và hướng dẫn thực hiện các chính sách, quy định của pháp luật về hoạt động nhượng quyền thương mại; tổ chức đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc kiểm tra, kiểm soát, đánh giá, báo cáo lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền về các hoạt động nhượng quyền thương mại;
- Kiến nghị với Chính phủ ban hành mới hoặc ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại.
4.2. Bộ Tài chính:
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn về chế độ thuế áp dụng đối với hoạt động nhượng quyền thương mại và lệ phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.
4.3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ:
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động nhượng quyền thương mại trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
4.4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Theo khoản 4 điều 4 nghị định 35, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Thực hiện theo thẩm quyền việc quản lý nhà nước đối với hoạt động nhượng quyền thương mại;
- Chỉ đạo Sở Công thương tổ chức đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo thẩm quyền, kiểm tra, kiểm soát và báo cáo định kỳ hoạt động nhượng quyền thương mại trên địa bàn về Bộ Công thương.
Tóm lại, pháp luật về NQTM của Việt Nam hiện nay đã xây dựng được một khuôn khổ pháp lý cho hình thức kinh doanh mới mẻ là NQTM này. Điều đó đã tạo ra được niềm tin cho doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này, khẳng định và bảo vệ cho hoạt động kinh doanh này của họ.
III. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI:
1. Thực trạng pháp luật về nhượng quyền thương mại ở Việt Nam:
1.1. Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam thời gian qua:
Khi một người việt Nam có thể thưởng thức đồ ăn McDonalds, gà rán KFC, trà Dimah…tại Việt Nam với chất lượng, kiểu dáng, mùi vị…không có gì khác biệt so với chính những món ăn này khi chúng được làm ra tại châu Âu, Mỹ hay Nhật, điều đó chứng tỏ sự hiện diện ngày càng nhiều của NQTM tại Việt Nam. Phương thức kinh doanh mới mẻ này đã xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ trước. Khi đó một vài Việt kiều về nước đầu tư kinh doanh thiết bị lọc nước đã mang theo những ý tưởng của hình thức kinh doanh mới mẻ này đến Việt Nam. Nhưng thị trường nước ta khi đó chưa thật sự sôi đồng và bản thân uy tín của doanh nghiệp đó chưa nổi tiếng nên việc kinh doanh đã không thành công. Khái niệm NQTM còn khá mới lạ vì thế các doanh nghiệp chưa thích nghi kịp với các hình thức này. Theo điều tra của Hội đồng nhượng quyền thế giới (WFC) vào năm 2004, ở Việt nam chỉ có khoảng 70 hệ thống NQTM trong đó đa số lại là các thương hiệu nước ngoài, chỉ có một số ít là các thương hiệu Việt nam. Vài năm trở lại đây, hình thức kinh doanh này mới có khởi sắc và thực sự sôi động sau sự kiện công ty quan lý quỹ quốc tế (Vina Capital) và nhóm G-18 (đại diện cho các doanh nghiệp tư nhân hàng đầu phía Nam) phối hợp với đại sứ quán Mỹ tại Việt nam tổ chức hội thảo về NQTM đàu tiên tại Việt nam “Franchise Việt Nam 2005” vào ngày 28/06/2005. Hiện nay NQTM thực sự đã có chỗ đứng tại thị trường Việt Nam. Để có thể đánh giá được thực trạng của hoạt động NQTM, chúng ta sẽ xem xét qua kết quả kinh doanh NQTM của các thương hiệu nước ngoài và cả các thương hiệu trong nước tại thị trường Việt Nam.
1.1.1. Kinh doanh nhượng quyền của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt nam:
Thương hiệu nước ngoài đầu tiên kinh doanh NQTM tại Việt Nam là Bankin & Robins. Đây là một hệ thống bán kem kiểu Mỹ do một Việt kiều mua vào năm 1884 đã phát triển 4 cửa hàng nhượng quyền nhưng đến năm 2005 thì chỉ còn hai cửa hàng. Hiện nay có thêm rất nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới xâm nhập thị trường Việt nam qua hình thức NQTM. Trong đó các thương hiệu chuyên về thức ăn nhanh và đồ uống như KFC, Lotteria,…và các thương hiệu lớn trong thị trường bán lẻ và kinh doanh siêu thị như Bourbon Group (Pháp), …Trong số các doanh nghiệp kinh doanh NQTM thì doanh nghiệp Mỹ chiếm thị phần chuyển nhượng lớn nhất, đơn giản vì Mỹ là nước phát triển Franchise mạnh mẽ nhất thế giới, vì thế đây cũng là điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ quốc gia này. Người Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ quốc gia này.
1.1.2. Kinh doanh nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt nam:
Với hình thức kinh doanh đầy mới mẻ với các doanh nhiệp đồng thời trong một thời gian dài chưa có một hành lang pháp lý thực sự cho hoạt động này nên các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rụt rè trong kinh doanh NQTM. Nhưng hiện nay khi nhận thức về NQTM đã được nâng lên và đã có một khung pháp lý khá thuận lợi khiến cho ngành kinh doanh được coi là “hốt bạc” này đã bắt đầu “nóng” lên tại Việt nam.
Doanh nghiệp cố bước đi mạnh dạn đâug tiên trong kinh doanh theo phương thức hiện đại này là cà phê Trung Nguyên. Với những bước đi ban đầu khó khăn, vất vả và có lúc tưởng như thương hiệu cà phê Trung Nguyên đã bị đánh cắp và doanh nghiệp có nguy cơ sụp đổ. Nhưng với những thành công hiện nay, Trung nguyên được đánh giá là “đàn anh” trong kinh doanh NQTM, một trong số những doanh nghệp kinh doanh thành công nhất Việt Nam về NQTM.
Khi kể đến phở 24, chỉ sau 3 năm thực hiện chiến lược NQTM, Phở 24 hiện đã có 35 cửa hàng tại Việt Nam, chủ yếu phần bố ở các thành phố lớn. Còn ở nước ngoài, Phở 24 đã cps các cửa hàng tại Indonesia, Philippines. Và trong tháng 3 năm 2007 phở 24 sẽ mở thêm một cửa hàng tại Tokyo, thành phố được xem là “đắt đỏ” nhất thế giới. Điều đó đã cho thấy sự thành công trong phương thức kinh doanh NQTM của thương hiệu Phở 24.
Bên cạnh cà phê Trung Nguyên, phở 24 thì công ty cổ phần Kinh Đô, Thời trang Việt,…cũng là một trong số ít doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh NQTM và đã gặt hái được những kết quả nhất định. Ngoài ra hiện nay cũng đã có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã bất đầu nắm bắt được kinh doanh của mình thông qua phương thức NQTM như Vina Giấy, SJC,…và một số công ty kinh doanh bất động sản như Hoàng Quân, Phú Mỹ Hưng,…
Nhìn chung từ khi Luật Thương mại 2005 ra đời và chính thức điều chỉnh hoạt động NQTM đã giúp cho doanh nghiệp yên tâm kinh doanh theo phương thức NQTM và ngày càng muốn mở rộng quy mô NQTM để có thể tận dụng những thuận lợi mà nhà nước dành cho phương thức kinh doanh và đầy tiềm năng này.
1.2. Xu hướng phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam trong thời gian tới:
1.2.1. Cơ hội phát triển của nhượng quyền thương mại tại Việt nam:
- Thứ nhất: đời sống của người dân ngày càng cao:
Nền kinh tế Việt nam đang có những bước vươn mình đáng kể với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và rất cao, trung bình là hơn 8%/năm. Chính vì vậy, thu nhập người dân dần được tăng theo, trình độ dân trí ngày nâng cao thị hiếu và bắt đầu có thói quen chuyền sảng sử dụng sản phẩm có thương hiệu, chất lượng, nguồn gốc rõ ràng. Theo AT Kearney - một trong những công ty tư vấn quản lý lớn nhất thế giới lập ra, chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI) năm 2005 của Việt nam đứng hàng thứ 3 trong số 30 thị trường bán lẻ phát triển nhanh nhất toàn cầu. Sự thay đổi này sẽ là một trông số những điều kiện quan trọng tạo ra thị trường cho mô hình Franchise phát triển.
- Thứ hai: nhượng quyền thương mại rất phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm đa số ở Việt Nam hiện nay:
Việt Nam hiện nay có khoảng 250.000 doanh nghiệp vừa vả nhỏ. Đối với những doanh nghiệp này, tìm được chỗ đứng trên thị trường là đặc biệt khó khăn vì hạn chế nhiều về nguồn gốc và nhân lực. Với quy mô nhỏ như vậy, NQTM là mô hình đầu tư hiệu quả mà an toàn vì chủ thương hiệu đã xây dưng sẵn mô hình cho loại hình doanh nghiệp này. Còn đối với xã hội và nên kinh tế nói chung sẽ giảm bớt thiệt hại gây ra bởi những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ do thiếu kinh nghiệm.
- Thứ ba: Việt nam có nhiều lĩnh vực phù hợp với mô hình nhượng quyền thương mại:
Hiện nay có rất nhiều ngành hàng và dịch vụ mới xuất hiện và phát triển mạnh mẽ ở Việt nam, phù hợp với mô hình NQ mà chua được khai thác. Đáng chú ý là ngành hàng sản xuất tiêu dùng, dịch vụ, bán lẻ, thực phẩm,…đang có xu hướng phát triển nhanh, mở ra nhiều triển vọng và cơ hội kinh doanh NQTM mới cho các doanh nghiệp có thương hiệu mạnh.
- Thứ tư: Việt nam có nhiều điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội lý tưởng cho nhượng quyề
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tìm hiểu một số quy định của pháp luật về nhượng quyền thương mại_ Đh Luật Hà Nội.doc