Tiểu luận Tìm hiểu nguyên nhân của khủng hoảng tài chính năm 2008, nêu diễn biến và tác động tới thị trường chứng khoán Việt Nam

Cơn sóng khủng khoảng tài chính ở Mĩ và châu Âu đã lan sang châu á đặc biệt là Trung quốc nước có nền kinh tế đứng thứ 4 thế giới năm 2007.Tác động của cuộc khủng khoảng tài chính đến Trung Quốc ngày càng trầm trọng.Trung Quốc mặc dầu có quỹ tiền tệ rất lớn ,quỹ dự trữ ngoại tệ trên 2000 tỷ USD,nhưng không được che chắn khỏi sự suy sụp toàn cầu đã bắt đàu suy thoái ngay từ giữa năm 2008.Nguyên nhân do đâu và tại sao Trung Quốc lại công bố một kế hoạch cứu nguy 590 tỷ USD-một kế hoạch lớn gần bắng kế hoạch 700 tỷ cứu nguy tài chính của Washington- chỉ vài ngày sau khi họ cho biết là kinh tế tăng trưởng 9% vào quý 3 năm 2008.

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2605 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu nguyên nhân của khủng hoảng tài chính năm 2008, nêu diễn biến và tác động tới thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
17/9/08 FED đã cho AIG vay 85 tỉ usd theo các điều kiện sau. Chính phủ nắm giữ 79.9 % cổ phần tại AIG, trong 2 năm phải bán tài sản để trả lại tiền ho nhà nước với lãi suất 11.4%. 3. Lehman brother Trong số những ngân hàng đầu tư lehman brother là mộ trong những ngân hàng lớn nhất với hơn 100 năm uy tín. Với các lĩnh vực hoạt động chủ yếu là ngân hàng đầu tư,quản lí tài sản… Kết quả kinh doanh Quí 3 năm 2008 lỗ 3,9 tỉ usd, gạch bỏ 13,8 tỉ usd nợ khó đòi. Cổ phiếu cao nhất vào tháng 2/2007: 83,3 usd/cf Thấp nhất vào 12/9/2008 : 3.65 usd/cf Chấm dứt vào ngày 15/9/08 Lehman - cũng như các ngân hàng đầu tư khác - đã sử dụng nghiệp vụ chứng khoán hóa (securitisation) để biến các khoản cho vay mua bất động sản thành các gói trái phiếu có gốc bất động sản (MBS, MBO, CDO) đầy rủi ro cung cấp cho thị trường.  Khi nền kinh tế đi xuống, người vay tiền mua nhà không trả được các khoản vay mua nhà thì rủi ro tín dụng được chuyển sang các gói trái phiếu có các danh mục tín dụng bất động sản làm tài sản đảm bảo. Khủng hoảng càng gia tăng thì việc phát mại tài sản càng tăng làm giá bất động sản càng giảm. Điều này có nghĩa giá trị tài sản đảm bảo của trái phiếu càng giảm và rủi do tăng Vòng xoáy khủng hoảng cứ tiếp tục như vậy, làm cho giá chứng khoán sụt giảm mạnh. Các ngân hàng đầu tư mặc dù không nắm giữ toàn bộ rủi ro nhưng cũng trực tiếp hoặc gián tiếp duy trì một số danh mục chứng khoán liên quan đến bất động sản. Hậu quả là hàng loạt ngân hàng đầu tư lần lượt báo cáo các khoản lỗ kinh doanh.  Công bằng mà nói, Lehman đã lường trước được vấn đề và cố gắng không dính nhiều vào tín dụng bất động sản dưới chuẩn. Trong số danh mục liên quan đến bất động sản khoảng 60 tỷ USD thì tín dụng bất động sản dưới chuẩn chiếm dưới 2 tỷ USD. Tuy nhiên, với sự lan rộng của khủng hoảng tín dụng mà tín dụng dưới chuẩn chỉ là mồi lửa ban đầu thì Lehman đã không kịp thoát.  Ngoài các gói trái phiếu liên quan đến bất động sản, Lehman còn đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp vào bất động sản thương mại. Lehman có thể cấu trúc các giao dịch này thông qua cung cấp vốn nợ hoặc vốn chủ sở hữu cho các công ty con hoặc liên doanh đầu tư bất động sản. Khi thị trường bất động sản đi xuống thì các giá trị bất động sản thương mại này cũng giảm theo.  Tại thời điểm cuối tháng 8, Lehman nắm danh mục khoảng 52 tỷ USD liên quan đến bất động sản, trong đó 24 tỷ USD chứng khoán bất động sản nhà ở, 17 tỷ USD chứng khoán bất động sản thương mại và 11 tỷ đầu tư trực tiếp. So với tương quan tổng tài sản khoảng 600 tỷ USD và vốn chủ khoảng 20 tỷ USD thì đây là một danh mục lớn.  4. Washington mutual Ngân hàng được thành lập năm 1889 năm 2008 tài sản lên đến 208 tỉ usd chủ yếu là cho vay bất động sản dưới chuẩn và đầu tư vào các dự án bất động sản. Tháng 9/2008 nợ khó đòi đã lên đến 31 tỉ usd ngân hàng không có tiền mặt để chi trả. Đầu năm 2008 giới đầu tư mất đầu tư vào ngân hàng bán tháo cổ phiếu của wahu trên thị trường chứng khoán. Trong 1 năm cổ phiếu đã giảm 95 % từ 36.47 usd (2007) xuống 1.69 usd vào 9/2008 Ngân hàng này bị tịch thu bởi công ty liên bang bảo hiểm tiền gửi tich thu và bán lại toàn bộ tài sản cho ngân hàng đầu tu JP morgan với giá 1.9 tỉ usd. Đây là vụ phá sản ngân hàng thương mại lón nhất trong lịch sử tài chính nước Mỹ. III. kế hoạch giải cứu hệ thống tài chính của chính phủ - kế hoạch Paulson. Sau khi giải cứu phố wall, chính phủ yêu cầu kiểm kê lại thình hình tài chính các tổ chức, phát hiện ra lỗ hổng khoảng 700 tỉ usd trong hệ thông tài chính nước Mỹ. Ngày 3/10/2008. thông qua kế hoạch Paulson với một số nội dung chính sau đây. - Chính phủ có thê mua lại toàn bộ các tín phiếu có thế chấp bất động sản từ các định chế tài chính với giá cao nhất là 700 tỉ usd. Được chia làm 3 giai đoạn trước mắt là 250 tỉ sau đó là 100 tỷ do nhà trắng quyết định còn 350 tì phải thông qua quốc hội. - Nếu sau khi bán các bất động sản mà các tổ chức này không giả tiền cho nhà nước thì nhà nước sẽ mua cổ phiếu của chính các tổ chức này. - Chính phủ lập ra một quĩ bảo hiểm các tín phiếu bất động sản rủi ro, các định chế tài chính sẽ đóng góp tài trợ cho quĩ này. Chính phủ giới hạn tiền lương cán bộ cao cấp của các tổ chức không quá 500000 usd/ năm. - Chính phủ tăng tiền gửi của dân chúng từ 100000 usd/năm lên 250000 usd/ năm một người/1tk/1nh. - 5 năm nữa chính phủ sẽ ban hành kế hoạch mới cho phép các tổ chức hoàn trả lại các khoản vay - Ban hành qui tắc mới về kế toán, có thể đánh giá chính xác hơn về tình hình tài chính của các tổ chức. - Giảm thuế tạm thời cho các tổ chức tài chính nào không thu tiền lãi các khoản vay bất động sản. Sau khi thông qua kế hoạch Paulson, 700 tỉ usd này sẽ được dùng một phần để tăng vốn cho các ngân hàng. Fed cho danh sách 10 – 15 tổ chức mỗi đơn vị nhận được 10 tỉ usd vốn để đổi lại 1 phần cổ phần cho nhà nước. B.khủng hoảng tại châu âu I. bão nổi tại Iceland. Iceland là một quốc gia nhỏ ở phía bắc nước Anh. Chủ yếu sinh sống bằng nghề đánh bắt cá và xuất khẩu cá. 10 năm gần đây nghành ngân hàng phát triển mạnh mẽ. Ba ngân hàng lớn của quốc gia này đã có trụ sởtại Anh, ha lan…Ở Anh hàng trăm ngàn dân, các quĩ hưu trí, quĩ tiền gửi đều gửi tiền tại các ngân hàng này. Chính sách đòn bảy thả lỏng đã giúp các ngân hàng này có lượng tài sản tăng rất nhanh. Dùng tiền gửi các lãnh đạo ngân hàng này đã đầu tư vào phố wall từ cổ phiếu cho đến bất động sản dưới chuẩn. Khi thị trương thuận lợi các ngân hàng có những khoản lời kếch xù những tuần cuối tháng 9/2008 khủng hoảng tại phố wall đã lan sang Iceland. Chính phủ cứu ngân hàng nhưng ngân khố không có tiền, chính phủ lại đi vay các nước châu âu. Nhưng trong tình hình tài chính khó khăn thế này không quốc gia nào giám cho vay. Chính phủ lúng túng vội vàng quốc hữu hóa hai ngân hàng lớn nhất nước này trong tình trạng không có tiền chính phủ khôngbiêt làm thế nào liền đóng băng các tài khoản tiền gửi. Khách hàng hoảng sợ trong đó có rất nhiều tiền gửi là của dân anh. Thủ tương Anh cho rằng các ngân hàng này đã phản bội dân Anh, ông đã cho đóng băng các tài khoản của các ngân hàng nay chi nhánh tại Anh, các ngân hàng dưng trước bờ vực phá sản. Một thời gian sau thủ tướng Anh đã dịu giọng và cho vay 100 – 200 triệu usd. Nhưng số tiền này quá nhỏ bởi vì nguyên tiền gửi tại các quĩ ở Anh đã lên tới 2 tỉ usd, số tiền cho vay này chỉ đủ thanh toán cho khach hàng cá nhân. 15/10/2008 Iceland đã phải cử phái đoàn sang Nga để vay 6 tỉ usd. II. khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại châu âu. Nhiều ngân hàng ở châu âu tham gia vào tài trợ thị trường bất động sản dưới chuẩn, nên khi thị trường tài chính Mỹ đi vào khủng hoảng nó đã ảnh hưởng mạnh đến hệ thông ngân hàng châu âu. - Tại Anh nhiều ngân hàng đã gặp khó khăn trong vấn đề tiền mặt: Ngày 2/8/2008 northern rock đã thiếu tiền mặt trầm trọng, người Anh nối đuôi nhau đến rút tiền tại ngân hàng. Chính phủ đã phải quyết định quốc hữu hóa nó để ngăn chặn khủng hoảng lan sang các ngân hàng khác Ngày 9/8/2008 một ngân hàng khác của anh là Halifax bank ò Scotland phát hiện lỗ nặng với các khoản vay bất động sản và được chính phủ Anh cho phép sát nhập với ngân hàng LOYDS TSB mặc dù ngân hàng này có tài sản nhỏ hơn. Làm cho ngân hàng trở thành ngân hàng lớn thứ 3 ở Anh với 28% thị phần bất động sản ở Anh. - Tại Thụy sỹ ngân hàng UBS gạch bỏ 44 tỉ usd nợ khó đòi chủ yếu là bất động sản dưới chuẩn. chính phủ đã bơm cho ngân hàng này 60 tỷ. - Tại ý thủ tướng Ý nói rằng ông hi vọng không có phá sản ở Ý. Các ngân hàng ở Ý rất bảo thủ trong vấn đề cho vay bất động sản, họ chỉ cho vay 50% giá trị ngôi nhà, một số ngân hàng Ý còn dư nhiều tiền mặt. III.Các nước châu âu cứu nguy ngân hàng. Đức xung phong bỏ ra 400 tỉ eur bảo hiểm cho tín dụng ngân hàng, bơm 80 tỉ vào ngân hàng. Pháp bỏ ra 320 tỷ EUR vào dòng chảy tín dụng của hệ thống ngân hàng Ý tuyên bố chi bao nhiêu cũng được để chặn đúng khủng hoảng. Hà lan và Tây ban nha quyết định chi 200 tỉ eur và 100 tỉ eur để vực hệ thống ngân hàng. C. Khủng hoảng tại Châu á - Trung quốc. Cơn sóng khủng khoảng tài chính ở Mĩ và châu Âu đã lan sang châu á đặc biệt là Trung quốc nước có nền kinh tế đứng thứ 4 thế giới năm 2007.Tác động của cuộc khủng khoảng tài chính đến Trung Quốc ngày càng trầm trọng.Trung Quốc mặc dầu có quỹ tiền tệ rất lớn ,quỹ dự trữ ngoại tệ trên 2000 tỷ USD,nhưng không được che chắn khỏi sự suy sụp toàn cầu đã bắt đàu suy thoái ngay từ giữa năm 2008.Nguyên nhân do đâu và tại sao Trung Quốc lại công bố một kế hoạch cứu nguy 590 tỷ USD-một kế hoạch lớn gần bắng kế hoạch 700 tỷ cứu nguy tài chính của Washington- chỉ vài ngày sau khi họ cho biết là kinh tế tăng trưởng 9% vào quý 3 năm 2008. Trước hết chúng ta sẽ nhìn lại Trung Quốc từ giữa những năm 2008.Tình hình suy thoái nội địa :các nhà xuất khẩu phá sản ,xây dựng suy sụp,xí nghiệp sa thải công nhân và công nhân biểu tình diễn ra ở rất nhiều tỉnh của Trung quốc. Lĩnh vực thương mại được coi là 1 lĩnh vực đóng góp lớn trong GDP của Trung Quốc (chiếm tới 40% GDP những năm qua) bị ảnh hưởng nặng nhất của khủng khoảng toàn cầu.Xuất khẩu giảm sút nghiêm trọng nhưng số lượng hang nhập khẩu còn giảm mạnh hơn nữa.Điển hình nhất tháng 11-2008,xuất khẩu giảm 2,2% khi tính trên USD sau 7 năm tăng trưởng.Nếu đổi sang đồng nhân dân tệ thì xuất khẩu giảm tới 9,6% vào tháng 11,trừ đi cả lạm phát số suy giảm 11,4%.Tại các bến cảng Trung Quốc,bãi chứa container trước đầy ắp hàng bây giờ trống rỗng.Đó là hậu quả của hang triệu người dân nước Mĩ đã mất tin tưởng vào nền kinh tế.Họ cảm thấy nghòe hơn,giảm bớt tiêu dùng.Từ đó các nhà bán lẻ Mĩ tìm cách trả chậm cho các hang hóa xuất khẩu từ Trung Quốc.Chuyện này các nhà cung cấp Trung Quốc phải vay them tiền bù vào chỗ trống.Một số công ty Trung Quốc không vay được đã phải đóng cửa.Cùng lúc đó các nhà bán lẻ của Mĩ đòi các nhà cung cấp Trung Quốc phải có bảng cân đối kế toán tốt và không phá sản trước khi hoàn thành việc giao hàng.Các nhà xuất khảu thì lo ngại người mua hàng phá sản,rất phân vân khi chất hàng lên tàu.Một vấn đề nữa cũng gây thiệt hại cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc là việc Trung Quốc hỗ trợ các nhà xuất khẩu về giá các mặt hàng.Biện pháp này tạo ra mối quan ngại cho các nhà châu Á đang có hàng cạnh tranh với Trung Quốc có thể đưa tới chính sách bảo hộ chống Trung Quốc.Indonexia,một trong những thị trường lớn của châu á,áp dụng 1 loạt các biện pháp bảo hộ,hạn chế các mặt hàng nhậ khẩu quần áo,đồ điện tử ,giầy dép,đồ chơi,thực phẩm có xuất sứ từ Trung Quốc gây thêm khó khăn cho xuất khẩu Trung Quốc.Tình trạng trên khiến nhiều xí ngiệp Trung Quốc đã phải đóng cửa. Tại tỉnh Quảng Đông rất nhiều xí nghiệp đã đóng cửa mà không trả nổi lương cho nhân viên,một số nhân viên đã xin nghỉ sớm và đòi được phát lương ngay trước khi chủ xí nghiệp xin phá sản. Tại Tứ Xuyên các miền sâu trong nội địa cán bộ thị xã xoay sở đủ cách đẻ tạo việc làm cho hàng nghìn lao đọng di cư (từ nông thôn ra thành thị),giờ họ trở về quê và gia đình họ không cần tới họ trong công việc đòng áng. Tại Hồng Kong có khoảng từ 10000-60000 xí nghiệp sẽ phải đóng cửa hay đã đóng cửa trong thời gian sắp tới và ảnh hưởng của nó còn nằng nề hơn trong đại lục.Vì các xí nghiệp trong đại lục bình thường ít và nhỏ hơn các xí nghiệp của Hồng Kong. Xuất khẩu suy giảm ảnh hưởng mạnh mẽ lên các lĩnh vực dệt may,công nghiệp,và bất động sản vì giá bất động sản ở Trung Quốc đã giảm 35% so với thời điểm năm 2007.Tháng 8 năm 2008 số lượng nhà mới xây được bán ra tại 16 vùng lớn ở Trung Quốc đã giảm 15% so với năm trước .Số lượng nhà bán ở Bắc Kinh giảm 55% và ở Thượng Hải giảm 38% đã kéo theo số bán giảm của các mặt hàng tiêu thụ dài hạn ví dụ các sản phẩm gia dụng.Diễn biến thị trường thép và oto cũng không mấy sáng sủa.Số lượng xe bán nội địa cũng thu nhỏ hơn so với năm trước.Giá một số kiểu xe đã bị giảm một nửa so với năm ngoái.Giá bán các sản phẩm từ thép giảm mạnh. Lĩnh vực tiền tệ:các NHTM có tới 65% tiền vay nợ là các khoản thế chấp bất động sảm.Đáng chú ý là không phải người Trung Quốc vay tiền ngân hàng với lý do mua nhà mà thực ra họ dùng tiền để mua xe ôto hoặc chứng khoán.Như vậy hiện nay nợ của Trung Quốc được tài trợ bằng tín dụng bất động sản dưới chuẩn rất nguy hiểm.Cũng giống như Mĩ khi thị trường bất động sản suy sụp làm cho thị trường tiền tệ suy sụp hệ lụy tới nền kinh tế thực trong bối cảnh nền kinh tế thực đang trì trệ.Một cuộc khủng hoảng kinh tế thực toàn cầu có thể diễn ra bất cứ lúc nào.Điều này là rất nguy hiểm. Đứng trước tình hình đó chính phủ Trung Quốc có kế hoạch kích thích nền kinh tế đang kiệt quệ bằng gói kích cầu 586 tỉ USD.Gói kích cầu này tập trung vào cơ sở hạ tầng nhà ở nông nghiệp tiêu thụ nội địa và an sinh xã hội.Tuy nhiên phân nửa tổng số tiền lại được tập trung cho kế hoạch kích cầu vào hệ thống giao thong ,cơ sở hạ tầng chỉ còn lại số ít là chi mới cho an sinh xã hội,tiêu thụ nội địa.Cơ cấu chi phí kiểu này không có gì mới tại Trung Quốc.Năm 2007 chi phí nhà nước cho y tế,bảo hiểm xây dựng phụ cấp thất nghiệp tổng cộng 88 tỉ USD và bằng 2,4% GDP.Vậy thì tại sao người ta vẫn chi mạnh cho phát triển cơ sở hạ tầng trong khi đó cơ sở hạ tầng Trung Quốc giờ rất phát triển.Nguyên nhân chính là người trong chính phủ chỉ nhìn thấy những cái làm trước mắt ,cái mà mình làm được trong nhiệm kì của mình thì mới dễ được công nhận. Phần 3 : tác động tới thị trường chứng khoán việt nam Những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 đến hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán Việt Nam: Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ là tác động mang tính hai chiều, song chủ yếu là tác động tiêu cực tới nền kinh tế toàn cầu cũng như của Việt Nam. Do sự hội nhập ngày càng sâu và rộng của nền kinh tế Việt Nam vào thế giới nên Việt Nam chịu những tác động nhất định, tuy không trực tiếp. Những tác động đến hệ thống ngân hàng: Từ việc phân tích nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xuất phát từ nước Mỹ nêu trên, chúng ta có thể khẳng định là cuộc khủng hoảng này sẽ không có tác động đáng kể đến hệ thống ngân hàng Việt Nam, bởi lẽ: Thứ nhất, mức độ hội nhập của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của hệ thống ngân hàng nói riêng với nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Mỹ và thế giới chưa sâu. Các ngân hàng Việt Nam hiện nay chủ yếu làm cầu nối cung cấp dịch vụ thanh toán, bảo lãnh và bao thanh toán cho các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu. Bên cạnh đó, lượng vốn của các ngân hàng Việt Nam vay trên thị trường quốc tế là không lớn nên có thể loại trừ khả năng xuất hiện hiệu ứng rút vốn ồ ạt gây nên rủi ro về thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Thứ hai, các ngân hàng và các tổ chức tài chính Việt Nam không sở hữu các MBS của Mỹ, do vậy không phải gánh chịu những khoản lỗ phát sinh do công cụ này giảm giá. Mặt khác, cấu trúc của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn khá đơn giản, các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng chưa phát triển, chưa có sự liên thông ở mức tinh vi giữa TTBĐS và TTCK thông qua các công cụ phái sinh tương tự như MBS của Mỹ. Các ngân hàng Việt Nam đầu tư vào bất động sản chủ yếu thông qua hình thức trực tiếp là cho vay có đảm bảo bằng tài sản hoặc bằng chính bất động sản hình thành từ vốn vay nên khả năng tạo hiệu ứng dây chuyền kiểu Mỹ khi bất động sản giảm giá là rất khó xảy ra. Tuy nhiên, mặc dù hệ thống ngân hàng Việt Nam không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra nhưng không phải là không có vấn đề. Những vấn đề mà hệ thống ngân hàng gặp phải chủ yếu phát sinh từ những yếu tố nội tại. Trước hết, là vấn đề mô hình của hệ thống ngân hàng. Theo Khoản 2, Điều 20 của Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội ban hành năm 1997 và được sửa đổi, bổ sung năm 2004 thì các loại hình ngân hàng ở Việt Nam bao gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác. Nhưng dưới gốc độ lập pháp thì cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có sự phân biệt rõ ràng về chức năng của từng loại ngân hàng. Đặc biệt, chưa có một văn bản pháp quy nào được ban hành để điều chỉnh hoạt động của ngân hàng phát triển và NHĐT – là những hoạt động kinh doanh ngân hàng có rủi ro cao nhất. Chính sự mập mờ này đã tạo điều kiện cho các NHTM, các CTTC “lấn sân”. Và trên thực tế, nhiều NHTM và các CTTC đã “không ngần ngại” đầu tư vào bất động sản và chứng khoán đã mang lại không ít hệ lụy cho nền kinh tế, góp phần không nhỏ vào việc đẩy nền kinh tế đi đến lạm phát thời gian đó. Tiếp theo, là sự ra đời ồ ạt của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, đặc biệt là các CTTC. Cho đến thời điểm tháng 3/2009, chúng ta đã có trên 80 ngân hàng thương mại và trên 20 công ty tài chính. Phần lớn các CTTC đều có nguồn góc vốn góp từ các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước lớn. Với vai trò tạo vốn và điều hoà vốn giữa các thành viên trong tập đoàn, tổng công ty, cho nên CTTC dễ dàng bỏ qua những chuẩn mực cần thiết của hoạt động tín dụng trong việc tài trợ vốn cho các thành viên, các dự án của tập đoàn và tổng công ty. Điều này không những làm cho rủi ro tín dụng tăng lên mà còn làm tăng nguy cơ “hiệu ứng dây chuyền” khi thị trường tiền tệ hoặc lĩnh vực kinh doanh chính của tập đoàn, tổng công ty có biến động mạnh. Việc có quá nhiều ngân hàng (trong đó, có khoản 25% ngân hàng có hiệu quả kinh doanh hạn chế) và các CTTC sẽ dẫn đến hai nguy cơ lớn là khả năng huy động vốn để duy trì kinh doanh ổn định và khả năng quản trị ngân hàng, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu đang có xu hướng gia tăng do tăng trưởng tín dụng khá cao cũng đặt hệ thống ngân hàng trước những thách thức không nhỏ. Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tổng dư nợ tín dụng cho vay kinh doanh bất động sản hiện nay khoảng 115.500 tỷ đồng, chiếm 9,15% trên tổng dư nợ toàn hệ thống. Riêng năm 2007, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam năm 2007 là 53% – một con số khá cao cộng với khoảng 50% các khoảng dư nợ được thế chấp bằng bất động sản sẽ làm tăng tỷ lệ nợ xấu trong những tháng cuối năm 2008 khi các khoản cho vay vào bất động sản trước đây lúc thị trường này còn hấp dẫn sẽ đáo hạn. Trong tình hình TTBĐS vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc thì việc các ngân hàng phải đối diện với khoản lỗ lớn là khó tránh khỏi. Ngoài ra, nguy cơ về tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng vẫn đang còn tiềm ẩn, mặc dù các giải pháp thắt chặt tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô, kìm chế lạm phát của Chính phủ đã phát huy tác dụng. Đầu 2009: lãi suất cơ bản qua bốn đợt cắt giảm trong một thời gian ngắn đã được hạ xuống còn 10%, tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng được giảm xuống đáng kể đi kèm theo việc tăng lãi suất trên tỷ lệ này, lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng và chiết khấu giấy tờ có cũng giảm khá mạnh. Song song đó, NHNN đã mua lại tín phiếu bắt buộc phát hành cho các ngân hàng trước thời gian đáo hạn trị giá 20,3 ngàn tỷ đồng. Những động thái trên là dấu hiệu “nới lỏng chính sách tiền tệ” một cách linh hoạt của Chính phủ nhằm tăng tính thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện để ngân hàng hạ lãi suất cho vay để các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn. Qua đó, kích thích sản xuất chống lại nguy cơ giảm phát và duy trì mức tăng trưởng của nền kinh tế. Nhưng khi, lượng tiền mặt trong hệ thống tăng lên và các ngân hàng đã giảm đáng kể lãi suất cho vay tương đương với mức cuối năm 2007 thì các doanh nghiệp lại tỏ ra không mấy mặn mà. Nguyên nhân chủ yếu được xác định là do ảnh hưởng của đợt lạm phát trong nước khi đó và của cuộc khủng khoảng tài chính toàn cầu đang diễn ra đã làm sức mua trong nước và trên thị trường các nước vốn là nơi tiêu thụ truyền thống sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam giảm mạnh. Như vậy, hệ thống ngân hàng Việt Nam lại đối diện với một thách thức mới. Đó là tìm đầu ra cho những đồng vốn của mình. Trong điều kiện TTBĐS “đóng băng” và TTCK liên tục tuột dốc thì rõ ràng đây thật sự là một bài toán khó. Những tác động đến thị trường chứng khoán (TTCK): Các nghiên cứu cho thấy, cơn bão tài chính thế giới chưa có những tác động lớn trực tiếp đến nền kinh tế nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng. Cơ sở của những kết luận trên là tính liên thông và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế và thị trường tài chính thế giới chưa cao. Tuy nhiên, nếu xem xét một cách thấu đáo có thể thấy rằng mặc dù không chịu ảnh hưởng trực tiếp nhưng TTCK Việt Nam cũng đã chịu sự tác động nhất định từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Sự tác động này biểu hiện trên các phương diện sau đây: Một là, khủng hoảng tài chính với sức lan tỏa nhanh chóng đã tác động đến các quốc gia vốn là thị trường xuất khẩu hàng hoá của nhiều doanh nghiệp niêm yết như Mỹ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… Thị trường co lại. Những đơn hàng chật vật kiếm được cũng chỉ đủ để doanh nghiệp (DN) hoà vốn. Cơn bĩ cực của nền kinh tế đã ngấm sâu trong các nhà xưởng, trong những hợp đồng xuất khẩu và trong doanh thu đang ngày một "khiêm tốn" của các DN. Khủng hoảng tài chính làm sức mua của các thị trường trên giảm sút nghiêm trọng ảnh hưởng đáng kể đến kế hoạch doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết làm giá cổ phiếu của các doanh nghiệp này vốn đang sụt giảm lại khó có khả năng phục hồi. Figra đến KCN Đài Tư,Long Biên, Hà Nội đã được 4 năm, hoạt động theo hình thức tạm nhập tái xuất. Sản phẩm là những bộ bàn ghế xuất khẩu 100% sang Nhật Bản. Cơn suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến cho DN này không ký được hợp đồng nào cho năm 2009, trong khi tiền nợ thuê mặt bằng, nhà xưởng cứ gối đầu nhau tháng sau cộng dồn tháng trước. Đây cũng là DN đầu tiên trong KCN Đài Tư buộc phải giải thể do khủng hoảng. Một loạt những dây chuyền sản xuất linh kiện điện tử, máy tính… trong những nhà máy lớn như Canon, Panasonic… đều phải dừng hoạt động vì thiếu đơn hàng. Trong lúc này, chỉ những dây chuyền sản xuất đồ gia dụng mới hoạt động bình thường. Kế hoạch sản xuất của những DN thương hiệu lớn này được phân bổ từ Công ty mẹ đều ít đi và mang tính ngắn hạn. Các DN đang phải chịu ứ đọng vốn đầu tư rất nhiều mà chưa thể hoạt động sinh lời. Không chỉ thiệt hại cho DN mà cơ hội việc làm cho người lao động cũng bị giảm bớt. Giá cổ phiếu tại thị trường Việt Nam chỉ trong vòng 1 tháng (từ 18/7/2008- 17/8/2008) đã giảm khoảng 11,2%.Mức giảm chung tại TTCK khu vực châu Á từ ảnh hưởng của TTCK Mỹ là khoảng 15% (chỉ duy nhất Trung Quốc tăng 18,2% do nước này đã áp dụng biện pháp về kiểm soát vốn). Hai là, khủng hoảng tài chính đã làm cho các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng cổ phiếu, trái phiếu. Huy động vốn gián tiếp vào thị trường cổ phiếu Việt Nam rất khó khăn do các nhà đầu tư sẽ hướng tới các kênh đầu tư an toàn (flight to quality). Việc bán tháo chứng khoán khỏi thị trường Việt Nam là có thể, mặc dù xác suất không cao do tính thanh khoản và quy mô của thị trường. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường chứng khoán và quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn trong các năm tới. Việc huy động vốn thông qua thị trường vốn khó khăn trong khi thị trường tín dụng thắt chặt sẽ chặn dòng vốn và đẩy chi phí tài chính của các doanh nghiệp lên cao. Một khía cạnh khác của đầu tư gián tiếp là các giao dịch chênh lệch lãi suất (carry trade) nhằm hưởng chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền trong khi tỷ giá ổn định. Các giao dịch này thường mang tính đầu cơ ngắn hạn cao. Với lãi suất toàn cầu sụt giảm và chính sách tỷ giá neo VND vào USD của Việt Nam trong khi lãi suất VND vẫn ở mức cao, có thể dòng vốn này sẽ chảy vào trong một số giai đoạn nhất định nhằm khai thác cơ hội chênh lệch. Trong những trường hợp thoái vốn, dòng vốn này có thể tạo áp lực tỷ giá cho VND. Việc phát hành chứng khoán huy động vốn trên thị trường quốc tế cũng sẽ khó khăn và chi phí tăng cao. Tính từ đầu tháng 8/2008 đến đầu tháng 10/2008 các nhà đầu tư nước ngoài đã liên tục bán ròng cổ phiếu với tổng giá trị lên 1.278 tỷ đồng và khoảng 13,5 ngàn tỷ đồng đối với trái phiếu. Với giá trị bán ra khổng lồ này đã góp phần không nhỏ vào sự sụt giảm của chỉ số VN-Index và Hastc-Index thời gian đó. Trước đó, nhiều ý kiến đã “trấn an” các nhà đầu tư là sẽ không có chuyện các nhà đầu tư ngoại rút vốn vì phần lớn các quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là các quỹ đóng. xét về bản chất thì các quỹ đóng không mua lại chứng chỉ đã phát hành cho nhà đầu tư nhưng họ hoàn toàn có thể thực hiện tái cấu trúc danh mục đầu tư của mình, trong đó có việc bán chứng khoán ở thời điểm này để mua vào thời điểm khác hoặc bán ở thị trường này để đầu tư vào thị trường khác hoặc đầu tư vào thị trường ngoại hối. Thực tế cho thấy, đồng nội tệ của nhiều quốc gia bị ảnh hưởng nặng bởi lạm phát đã mất giá so với đồng USD vài chục phần trăm trong khi sự giảm giá của đồng Việt Nam so với đồng USD và các ngoại tệ mạnh khác là không đáng kể. Khả năng nhà đầu tư nước ngoài đã nhận định rằng đồng Việt Nam sẽ tiếp tục mất giá cũng như các đồng tiền khác nên đã bán chứng khoán để mua ngoại tệ nhằm kiếm lời là rất có thể. Nếu kịch bản diễn ra đúng như họ dự đoán thì khi đó họ sẽ bán ngoại tệ để tiếp tục đầu tư vào chứng khoán. Thứ ba, tác động rõ nét nhất của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến TTCK Việt Nam là ở yếu tố tâm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde_tai_1_khung_hoang_4359.doc
Tài liệu liên quan