MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
I)Lý luận chung về bán hàng qua sở gia dịch 2
1) Khái niệm: 2
2) Đặc Trưng cơ bản của SGDHH 2
II)Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch 3
1) Tổ chức và hoạt động 3
2) Hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH 7
3) Quản lý nhà nước và cơ chế giải quyết tranh chấp vi phạm, khiếu nại. 9
III) Thực trạng của hoạt động mua bán qua sở giao dịch hàng hóa 9
1.Thành tựu đạt được. 9
2. Hạn chế 10
IV) Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về sở giao dịch hàng hóa 12
KẾT LUẬN 14
Danh mục tài liệu tham khảo 15
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4362 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu pháp luật về mua bán hàng hóa quá sở giao dịch hàng hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
họ muốn nắm bắt thông tin về giá và ổn định giá trên thị trường để an tâm sản xuất. Mặt khác, do kinh tế phát triển nguồn vốn có thể huy động trong dân cư cao, do đó xuất hiện nhu cầu đầu tư cẩu các nhà kinh tế. Với 2 lý do trên tất yếu sẽ xây dựng mở rộng thị trường. Và thị trường đó gọi là thị trường mua bán hàng hóa tương lai. Cụ thể là tại luật Thương Mại 2005 đã quy định hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH. Vậy mua bán hàng hóa qua SGDHH được quy định như thế nào? Những thành tựu đạt được là gì? Tồn tại và hướng khắc phục ra sao? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này em đã quyết định lựa chọn bài tập TM2. HK- 1: “Tìm hiểu pháp luật về mua bán hàng hóa quá sở giao dịch hàng hóa” để hoàn thành bài tập lớn của mình. Kết cấu bài của em gồm 3 phần :Lời mở đầu, nội dung và kết luận. Trong đó phần nội dung em chia làm 3 phần nhỏ
I)Lý luận chung về bán hàng qua sở gia dịch
II)Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch
III) Thực trạng của hoạt động mua bán qua sở giao dịch hàng hóa
IV) Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về sở giao dịch hàng hóa
Bài làm của em chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót, em mong nhận được sự đóng góp của thầy cô để em có thể hoàn thiện bài tập của mình. Em xin trân thành cảm ơn
Danh mục từ viết tắt SGD: Sở giao dịch
NỘI DUNG
I)Lý luận chung về bán hàng qua sở gia dịch
1) Khái niệm:
Có định nghĩa khác nhau về hoạt động mua bán hàng hóa qua SGD qua các tài liệu như theo TS Phạm duy Liên: “Thị trường SGD hàng hóa là thị trường ở đó người ta buôn bán, trao đổi với nhau không phải là hàng hóa, sản phẩm trực tiếp giao ngay mà là thông qua các hợp đồng cam kết mua bán, còn việc giao hàng và nhận tiền sẽ được thực hiện trong tương lai”. Đối với khái niệm của TS Phạm Duy Liên chúng ta chưa thấy được vai trò của SGD. Bởi vì thị trường mua bán hàng hoa tương lai có tính chất là một thị trường phái sinh, chỉ được thực hiện với những loại hàng hóa nhất định do pháp luật quy định chứ không phải tất cả các mặt hàng như hoạt động mua bán hàng hóa thông thường. SGD phải chịu trách nhiệm về hàng hóa và giá cả sao cho đem lại lợi ích cao nhất có thể cho cả bên bán và bên mua.Và tại Điều 63 Luât Thương mại 2005 đã quy định cụ thể như sau: “Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hoá theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hoá với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai”.
2) Đặc Trưng cơ bản của SGDHH
a) Về chủ thể
Tham gia mua bán hàng há qua SGD là các khách hàng thong qua thành viên kinh doanh hoặc thành viên môi giới của SGDHH để kết nối với thành viên kinh doanh để mua bán hàng hóa hoặc thành viên kinh doanh của của SGDHH đó hoạt động tự doanh. Như vậy, khách hàng không trực tiếp thực hiện được hoạt động mua bán hàng hóa ở SGDHH mà thành viên kinh doanh mới là người trực tiếp thực hiện
b) về hình thức
Chỉ có giá trị pháp lý đối với hình thức thực hiện bằng văn bản. Đặc biệt trong hai loại hợp đồng của mua bán hàng hóa qua SGD có một hợp đồng phái sinh từ hợp đồng kia (Đó là hợp đồng về quyền chọn bán hoặc quyền chọn mua). Hợp đồng quyền chọn bán và quyền chọn mua làm giảm rủi ro cho người mua được quyền đó vì họ chỉ mất khoản phải bỏ ra để mua quyền còn lợi nhuận thì rất lớn.
c) Đối tượng
Không rộng như đối tượng của hàng hóa mua bán thông thường. Đối tượng của hoạt động mua bán hàng hóa không cố định mà tùy theo từng thời kỳ sẽ có những quy định cụ thể. Và tùy theo tiêu chuẩn, chất lượng, chủng loại mà hàng hóa đó trở thành đối tượng cụ thể trong từng SGD. Nhưng theo thông lệ chung thì hàng hóa được mua bán ở SGD là những hàng hóa được giao kết với số lượng lớn và có sự biến động vè giá cả.
II)Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch
Tổ chức và hoạt động
SGDHH là pháp nhân được thành lập và hoạt động dưới hình thức công ty TNHH hoặc công ty Cổ phần theo quy định của Luật Doanh Nghiệp 2005 và Nghị định 158/2006/NĐ-CP. Việc thành lập SGDHH do Bộ trưởng Bộ Công thương quyết định xem xét trên cơ sở các điều kiện để thành lập.
1.1 Điều kiện để thành lập SGDHH: ( Điều 8 Nghị định 158/2006/NĐ-CP)
a) Vốn pháp định 150 tỉ; b) Điều kiện hoạt động phải phù hợp với quy định của Luật Thương Mại về SGDHH; c) Giám đốc hoặc tổng giám đốc phải có bằng cử nhân trở lên và thời gian công tác trong lĩnh vực kinh tế- tài chính ít nhất là 5 năm, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp. Và phải tuân thủ các quy định khác của Luật Doanh Nghiệp.
1.2 Quyền và trách nhiệm của SGDHH được quy định khá cụ thể Điều 15, 16 Nghị định 158/2006/NĐ-CP
*) Về quyền:
SGDHH có quyền lựa chọn loại hàng hoá trong danh mục hàng hoá được Chính phủ quy định theo công bố của Bộ trưởng bộ thương mại trong từng thời kỳ để tổ chức giao dịch mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa. Sự lựa chọn này hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng của SGDHH cụ thể, điều này đảm bảo SGDHH chủ động phát huy được tốt khả năng của mình đối với những mặt hàng cụ thể. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã trao SGDHH tự tổ chức, điều hành và quản lý hoạt động giao dịch mua bán hàng hoá.
Xuất phát từ sự tự chủ trong tổ chức, quản lý, điều hành nên các SGD có quyền tự minh chấp thuận, huỷ bỏ tư cách thành viên theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa. Và yêu cầu các thành viên thực hiện một số quy định theo Điều lệ hoạt động của SGDHH đó như: Yêu cầu các thành viên kinh doanh ký quỹ đảm bảo tư cách thành viên, ký quỹ giao dịch; Thu phí thành viên, phí giao dịch, phí cung cấp dịch vụ thông tin và các loại phí dịch vụ khác; Yêu cầu các thành viên thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro…Ngoài ra, SGDHH còn có quyền ban hành các quy chế niêm yết, công bố thông tin và giao dịch mua bán hàng hoá tại Sở Giao dịch hàng hóa hóa.Và kiểm tra, giám sát hoạt động giao dịch và công bố thông tin của các thành viên.
Đặc biệt, SGDHH giữ vai trò quan trọng trong việc làm trung gian hoà giải theo yêu cầu khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa; Chỉ định thành viên kinh doanh khác thực hiện các hợp đồng đang được nắm giữ bởi một thành viên kinh doanh bị chấm dứt tư cách thành viên
*) Trách nhiệm
Trách nhiệm đầu tiên phải kể tới của SGDHH là phải hoạt động mua bán đúng quy định của Nghị định 158/2006/NĐ-CP và cụ thể là các hoạt động mua bán đã được quy định trong Điều lệ hoạt động của SGDHH. Hoạt động này phải được diễn ra một cách công bằng, trật tự và hiệu quả.
SGD phải công bố Điều lệ hoạt động, Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa đã được Bộ trưởng Bộ Thương mại phê chuẩn, cấp, sửa đổi, bổ sung; công bố danh sách và các thông tin về thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa; công bố thông tin về các giao dịch và lệnh giao dịch mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa và các thông tin khác theo Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
SGDHH có trách nhiệm cung cấp cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong công tác thanh tra, kiểm tra và phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến giao dịch mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa. Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ Thương mại về các thông tin liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa và danh sách thành viên tại thời điểm báo cáo.
Bản chất của SGDHH là một doanh nghiệp vì vậy SGDHH cũng cần thực hiện chế độ thống kê, kế toán, kiểm toán theo quy định của pháp luật. Nhằm phụ vụ cho công tác kiểm soát công tác thực hiện trên thực tế của SGDHH, phát hiện những sai sót, gian lận nếu có.
Để đảm bảo quản lý trong nội bộ hiệu quả SGDHH cần thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và giám sát, ngăn ngừa những xung đột lợi ích trong nội bộ. SGDHH phải chịu trách nhiệm cuối cùng về mọi hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa. Và khi có hậu quả sảy ra trong trường hợp Sở Giao dịch hàng hóa gây thiệt hại cho các thành viên(trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật) SGDHH phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa
1.3Về thành viên của sở giao dịch:
Bao gồm 2 loại thành viên: Thương nhân mô giới( thành viên mô giới), thương nhân kinh doanh( thành viên kinh doanh). Đúng với tên gọi của mình, chỉ có thành viên kinh doanh ở SGD mới được thực hiện hoạt động mua bán qua SGDHH và chỉ có thành viên môi giới mới được thực hiện hoạt động môi giới hàng hóa qua SGDHH.Như đã nói ở trên các thành viên này thực chất là các thương nhân có nguyện vọng trở thành thành viên của SGD và được SGDHH chấp nhận.
Để trở thành thành viên của SGDHH thì yêu cầu chung là: 1) phải là thương nhân được thành lập theo quy định của luật doanh nghiêp; 2) Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Nhưng tùy thuộc vào ý muốn, khả năng tài chính và khả năng đáp ứng các quy định riêng của SGDHH mà thương nhân đó sẽ được trở thành thành viên môi giới hay thành viên kinh doanh.( Thành viên mô giới cần có vốn pháp định là 5 tỷ đồng trở lên, thành viên kinh doanh cần có vốn pháp định là 75 tỷ đồng trở lên).
Ban đầu Luật Thương mại 2005 chỉ quy định các hành vi cấm đối với thương nhân môi giới qua SGDHH( Điều 70 – Luật TM 2005) Và các hành vi cấm trong hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH( Điều 71 Luật TM 2005). Như vậy, Luật Thương mại 2005 mới chỉ quy các hành vi cấm của thương nhân môi giới một cách cụ thể còn thương nhân kinh doanh dường như chưa được nhắc tới. Điều này tạo ra khe hở rất lớn bởi vì thương nhân kinh doanh có vai trò quan trọng hơn trong việc tổ chức và hoạt dộng của SGDHH vì vậy để khắc phụ thiếu sót này nghĩa vụ của thành viên kinh doanh thì các quy định trong Nghị định 158/2006/NĐ-CP mang tính chặt chẽ hơn, bao gồm 11 nghĩa vụ tại Điều 23 và các quy định của từng SGDHH.
1.4 Trung tâm thanh toán và trung tâm giao nhận hàng hóa
Ngoài các thành viên bên cạnh SGD còn có Trung tâm thanh toán và trung tâm giao nhận hàng hóa để phục vụ nhu cầu thanh lý trước ngày đáo hạn ghi trên hợp đồng bằng thủ tục bù trừ hoặc giao hàng vào ngày đáo hạn trên hợp đồng. Trung tâm thanh toán và trung tâm giao nhận hàng hóa có thể thuộc hoặc không thuộc SGDHH. Trung tâm thanh toán là tổ chức thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ thanh toán trong hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa( Trung tâm thanh toán do Ngân hàng nahf nước quy định về thành lập và hoạt động). Trung tâm giao nhận hàng hoá là tổ chức thực hiện chức năng lưu giữ, bảo quản và giao nhận hàng hoá cho các hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.
2) Hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH
2.1Đối tượng được phép mua bán qua SGDHH.
Không phải tất cả hàng hóa đều được phép giao dịch qua SGDHH. Các mặt hang được phép giao dịch được Bộ Công Thương co bố danh mục cụ thể trong từng thời kỳ. Ví dụ trong thời điểm hiện nay Bộ Công thương vừa ban hành Quyết định 4361/QĐ-BCT, cho phép 8 mặt hàng được giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hóa.
Theo Quyết định này, cà phê nhân, chưa rang, chưa khử chất cà-phê-in; mủ cao su tự nhiên, đã hoặc chưa tiến lưu hóa; cao su tự nhiên ở dạng tấm cao su xông khói; cao su tự nhien đã được định chuẩn kỹ thuật;Các sản phẩm thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, được cán nóng, chưa phủ, mạ hoặc tráng; các sản phẩm thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, cán nguội (ép nguội), chưa dát phủ, mạ hoặc tráng; Các sản phẩm thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng; các sản phẩm thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác, mới chỉ qua rèn, cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn nóng, kể cả công đoạn xoắn sau khi cán, loại trừ các thép cơ khí chế tạo và chỉ áp dụng với loại có hàm lượng các bon dưới 0,6% tính theo trọng lượng.
2.2 Hợp đồng mua bán qua SGDHH
Hợp đồng mua bán qua SGDHH là loại hợp đồng có giá trị kinh tế và rủi ro lớn lên hình thức của loại hợp đồng này là văn bản. Hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH có bản chất của hợp đồng mua bán nói chung nhưng được quy định chặt chẽ hơn về các điều khoản rằng buộc và biện pháp bảo đảm. Có 2 loại hợp đồng đó là “hợp đồng kỳ hạn” và“ hợp dồng chọn quyền”
Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận bên bán cam kết giao, bên mua cam kết nhận hàng tại một thời điểm trong tương lai( Khoản 2 Điều 64 Luật Thương Mại 2005). Như vậy, hợp đồng kỳ hạn khác với hợp đồng thông thường ở chỗ: các bên giao kết hợp đồng, thỏa thuận về giá tại thời điểm hiện tại nhưng việc thanh toán và giao hàng lại diễn ra vào 1 thời điểm nào đó trong tương lai( có thể 3 tháng, 6 tháng…).
Để giảm rủi ro cho chính mình, trên cơ sở hợp đồng kỳ hạn đã giao kết 2 bên có thể ký kết hợp đồng chọ quyền bán hoặc chọn quyền mua. Theo đó bên mua có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với một mức xác định trước( gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này . Bên mua có quyên thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó.
Thời gian giao dịch do SGDHH công bố theo ngày, phiên giao dịch , thời hạn khớp lệnh, mở cửa, đóng cửa. SGDHH cũng công bố về hạn mức giao dịch: Tổng mức giao dịch của toàn bộ các hợp đồng trong thời gian giao dịch không được vượt quá 50% tổng số lượng hàng hóa đó được sản xuất tại Việt Nam, tính theo năm trước đó. Đồng thời mỗi thành viên không được giao dịch quá 10% tổng hạn mức giao dịch kể trên( Điều 34 Nghị định 158/2006/NĐ-CP)
2.3 Phương thức giao dịch của SGDHH thực hiện thông qua khớp lệnh. Để tham gia giao dịch, căn cứ vào điều kiện của mình mà SGDHH quy định mức ký quỹ giao dịch nhưng không được thấp hơn 5% giá trị của từng lệnh giao dịch và phải đảm bảo số dư tà khoản ký quỹ mở tạ trung tâm thanh toán( Nhưng cũng có những trường hợp ngoại lệ). Thời hạn giao dịch được tính từ phiên giao dịch đầu tiên của ngày đầu tiên giao dịch hợp đồng đó cho tới phiên giao dịch của ngày cuối cùng giao dịch. Các bên giao dịch phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ ghi trên hợp đồng.
2.4 Ủy thác mua bán hàng hóa qua SGDHH
Nghị định 158/2006/NĐ-Cp quy định về việc ủy thác thương mại. “Tổ chức, cá nhân không phải là thành viên kinh doanh của Sở Giao dịch hàng hóa có thể ủy thác cho thành viên kinh doanh thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa.”Để có thể yêu cầu thành viên kinh doanh thực hiện yêu cầu mua bán hàng hóa qua SGD trong hợp đồng của mình khách hàng có nghĩa vụ ký quỹ, mức ký quỹ do các bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn 5% giá trị lệnh ủy thách thương mại.
3) Quản lý nhà nước và cơ chế giải quyết tranh chấp vi phạm, khiếu nại.
SGDHH được bộ trưởng bộ Công Thương cấp phép thành lập. Theo đó bộ Công thương phải chị trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý SGDHH. Bộ trưởng Bộ Công thương dựa vào các quy định về qđiều kiện thành lập của doanh nghiệp, xét tình hình thực tế mà quyết định. Sau khi doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị thành lập sở giao dịch hàng hóa. Các quy định về thẩm tra và cấp giấy phép thành lập SGDHH được quy định cụ thể tại điều 10 Nghị định 158/2006/ND-CP.
Pháp luật không chỉ quy định vai trò của nhà nước trong việc giám sát hoạt động mua bán hàng hóa qua SGD. Trong đó Nhà nước về Bộ thương mại, ngân hàng Nhà nước, bộ kế hoạch đầu tư.Và việc xử lý tranh chấp, tố cáo được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành. Tại chương VII của Nghị định 158/2996/NĐ-CP.
III) Thực trạng của hoạt động mua bán qua sở giao dịch hàng hóa
1.Thành tựu đạt được.
Nhà kinh doanh, sản xuất luôn hướng tới lợi ích cao nhất có thể và tránh được rủi ro, nếu hoạt động mua bán hàng hóa sau chỉ diễn ra 1 cách tự phát thì liệu các nhà sản xuất và kinh doanh có đủ tin tưởng khi giao kết hay không? Và nếu muốn đảm bảo giao kết bằng cách thông qua các SGDHH ở nước khác trên thế giới, thì tốn kém và khó khăn về thủ tục không phải ai cũng có thể làm được, làm thất thoát 1 khoản tiền ra nước ngoài. Mặt khác, hoạt động mua bán hàng hóa qua đã SGD xuất hiện từ thế kỷ XII ở các hội chợ ở Anh, Pháp và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Trên thế giới có khoảng hơn 40 quốc gia có sở giao dịch, ở châu Âu có Euronext, Mỹ có COBT, CME,NYBOT; Ở Nhật có SGDHH Tokyo,Osaka; Ở Trung Quốc có SGDHH Đại Liên… Tới nay, có hàng tỷ giao dịch các loại thực hiện qua SGD hàng hóa.
Vì vậy việc thành lập SGDHH là một xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, là điều kiện cần và đủ góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế quốc gia. Vì vậy việc quy định trong Luật Thương Mại 2005 và quy định chi tiết tại Nghị định 158/2006/NĐ-CP đã phần nào tạo ra những khung pháp lý điều chỉnh việc mua bán hàng hóa trong tương lai. Tránh được những hậu quả bất lợi khi giao kết hợp đồng tương lai không có khung pháp lý điều chỉnh và giải quyết tranh chấp. Tạo được sự tin tưởng không chỉ các nhà đầu tư trong nước mà cả trên thế giới.
Từ tháng 9/2010 Bộ công thương đã chính thức cấp phép cho doanh nghiệp đầu tiên thành lập SGDHH theo các quy định của Nhà nước. Và ngày càng có nhiều SGDHH được đi vào hoạt động như TPE, VNX, BCEC…Các SGDHH đều có một mong muốn chung với quyết tâm cao là thu hẹp tình trạng chênh lệch giá giữa hàng hóa Việt Nam với thị trường thế giới, tránh trường hợp “được mùa mất giá – được giá mất mùa” – góp phần bình ổn giá cả. Đẩy mạnh thị trường trong nước trước khi tiến tới liên kết với các Sở Giao dịch hàng hóa trên thế giới như Anh, Nhật Bản và Singapo.
2. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được, pháp luật về SGDHH ở Việt Nam còn bộc lộ rất nhiều hạn chế dẫn tới tình trạng số lượng người giao dịch không nhiều như những người lập ra sở giao dịch hàng hóa mong đợi. Mà khách hàng lại là nguồn chủ yếu để duy trì và phát triển SGDHH. Điều này này chủ yếu là do pháp luật của chúng ta còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn.
2.1 Hạn chế về quy định của pháp luật
Quản lý còn chồng chéo bởi các quy định của các bên liên quan như giữa các Bộ, Ngân hàng và doanh nghiệp. Chẳng hạn, Bộ Tài Chính có trách nhiệm hướng dẫn các chế độ về thuế, phí, lệ phí đối với hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch, trong khi Ngân hàng lại có trách nhiệm hướng dẫn chế độ thanh toán Việc các cơ quan này có sự phụ thuộc lẫn nhau gây ra tình trạng trì trệ. Gây khó khăn trong việc thực thi trong cuộc sống. Mặt khác, hiện nay NHNN vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về chế độ thanh toán để tạo điều kiện cho Sở làm việc với các Ngân hàng Thương mại trong giao dịch hàng hóa phái sinh. Vậy việc thanh toán hiện nay diễn ra theo phương thức nào? Và khi không thanh toán được thì việc tiếp tục hợp đồng là điều không thể. Không chỉ có NHNN chưa có các quy định cụ thể về thanh toán mà Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn chế độ thuế, phí, lệ phí đối với hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa. Nhưng đến nay bộ này vẫn chưa có văn bản hướng dẫn về chế độ thuế và các khoản phí liên quan để SGDHH có thể áp dụng cho các nhà đầu tư
Mặt khác Việc sử dụng thuật ngữ như giao có kỳ hạn, giao tương lai, giao phát sinh giữa luật thương mại, nhà nghiên cứu, các sở giao dịch là khác nhau nên gây không ít khó khăn cho khác hàng lẫn nhà quản lý. Khi các cách gọi không thống nhất đồng nghĩa với cách hiểu cũng không thống nhất. Mà việc áp dụng pháp luật lại phụ thuộc vào hiểu biết về pháp luật. Điều này còn dẫn tới một nguy cơ đó là, có những SGDHH sẽ vô tình thực hiện sai do không hiểu rõ bản chất của thuật ngữ. Cũng có thể dẫn tới tình trạng giao dịch không thực hiện được khi các sở giao dịch muốn liên kết với nhau.
Các thành viên tham gia trong SGDHH chưa có cơ chế nào để kiểm sát. Việc nghị định 158/2006/ NĐ-CP đòi hỏi điều kiện để trở thành thành viên chỉ dừng lại ở quy định. Việc kiểm soát dường như không có. Thêm vào đó là thiếu các quy định phù hợp để xử lý về hành vi vi phạm pháp luật khi mua bán hàng hóa qua SGD
2.2 Nguyên nhân từ SGDHH
Đại điện một doanh nghiệp có giao dịch cà phê tại Liffe cho biết, trình độ nhân viên cũng như công nghệ của sở giao dịch hàng hóa của Việt Nam vẫn kém nên khó thu hút được nhà đầu tư. Vấn đề trình độ của nhân viên ở SGDHH là vấn đề không quy định trong Luật. Khi tìm tới các SGDHH các nhà sản xuất và nhà kinh doanh phải thực sự tin tưởng các thành viên của SGDHH bởi giá cả và chất lượng sản phẩm là do SGDHH kiểm tra, điều này ảnh hưởng lớn tới giá trị mà nhà đầu tư muốn thu được. Điều này đòi hỏi những thành viên này phải thực sự có chuyên môn giỏi mới có thể đáp ứng được yêu cầu của họ. Bên cạnh đó, công nghệ của SGDHH gần như là không có vì họ không đầu tư quá nhiều vào vấn đề công nghệ. Dẫn tới chất lượng hàng háo đầu vào thì bảo đảm nhưng khi tới tay người mua thì có vấn đề. 2.3) Giao dịch quốc tế an toàn hơn
Thực tế hiện nay công ty xuất cà phê, cao su thích giao dịch tại các sở giao dịch hàng hóa tại Liffe (Anh), Sicom (Singapore), Tocom ( Nhật Bản), Mymex (Mỹ) hơn là tham gia vào sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam, các doanh nghiệp cho rằng giao dịch ở các sở giao dịch hàng hóa quốc tế sẽ an toàn. Về vấn đề này các nhà đầu tư đánh giá rằng đa phần các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào các sở giao dịch hàng hóa nói trên người mua và người bán được bảo hiểm rủi ro trong các hợp đồng mua bán. Còn tại Việt Nam thì chưa có hình thức này. Điều này, đặt ra câu hỏi lớn cho Nhà nước 1 bài toán mới là có nên giúp đỡ các SGDHH bằng cách cho để bảo hiểm rủi ro? Và tạo tính thanh khoản trong giao dịch giao kỳ hạn thì ngân hàng nhà nước phải quy định cụ thể các ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp vay với hạn mức tính dụng bao nhiêu?
IV) Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về sở giao dịch hàng hóa
Cần phân định lại và tạo ra cơ chế hợp lý để phân định địa vị pháp lý, cơ chế, chức năng của cơ quan quản lý Nhag nước và SGD để nhà nước vẫn quản lý tốt thị trường mà không can thiệp quá sâu vào thị trường. Và theo em nên có một cơ quan chuyên quản lý các hoạt động của SGDHH (độc lập với các cơ quan quản lý), cơ quan này có quyền quyết định các vấn đề của SGDHH một cách độc lập tránh sự trồng chéo như hiện nay, đảm bảo hoạt động một cách có hiệu quả. Cơ quan này sẽ có trách nhiệm báo cáo với Chính phủ về hoạt động của SGDHH.
Cần quy định thêm về khả năng, chuyên môn cũng như kinh nghiệm của thành viên tham gia vào SGDHH để thu hút nhà đàu tư trong và ngoài nước. Đối với các thành viên cũ cần có thêm những lớp bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho họ.Mặt khác, các SGDHH cũng cần chú ý tới công nghệ của SGDHH của mình. Điều này là cần thiết để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, và giữ được uy tín của SGDHH của mình trên thị trường và có thể hướng tới cạnh tranh với các sở giao dịch trên giới.
Cần thống nhất các tên gọi giao có kỳ hạn, giao tương lai, giao phát sinh…Theo em có thể sử dụng tên gọi là giao phái sinh vì bản chất của nó là được sinh ra từ họa động mua bán hàng hóa thông thường, các hoạt động này có thể không được giao trong tương lai vì 98% hợp đồng giao này được thanh lý trước ngày đáo hạn vì vậy sẽ không có đợt giao theo ký hạn nào trong tương lai cả. Để các hoạt động giữa người các SGD với nhau có thể hợp tác và phát triển. Đồng thời các nhà nghiên cứu cũng từ cách hiểu đúng trên thực tế để có thể nghiên cứu và hoàn thiện hơn các quy định về
Các quy định về mua bán qua SGDHH của các nước khác thường có một hệ thống về tranh chấp, vi phạm pháp luật và cách giải quyết tranh chấp vi phạm pháp luật đó. Theo thong lệ chung các nước căn cứ vào nội dung, tính chất tranh chấp mà xác định đó là tranh chấp kinh tế, dân sự.Và căn cứ vào đó để xác định trách nhiệm dân sự hay hình sự. Vì vậy theo em nên quy đinh thêm chế tài đẻ giải quyết tranh chấp trong buôn bán hàng hóa qua SGD vào vi phạm pháp luật thị trường điều chỉnh.
Nhà nước cần bổ sung thêm các quy định của pháp luật về mua bán hiểm rủi ro cho các giao dịch tại SGDHH đẻ tạo niềm tin cho các đối tác án tâm khi tham gia giao dịch ở SGD của Việt Nam, cũng có thể quy định về việc Ngân hàng thương mại cho các SGDHH thanh khoản ngắn hạn trong trường hợp cần thiết với mức quy định là 5% giái trị của hợp đồng.
Chúng ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, mặt khác chúng ta còn rất non trẻ trong việc mua bán hàng hóa qua SGD nên cần phải học hỏi kinh nghiệm của các nước đã phát triển mô hình này thành công từ cách tổ chức, quản lý, điều hành…Nhưng phải tiếp thu một cách có chọn lọc để phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam.
KẾT LUẬN
Việc xây dựng các quy định về SGDHH ở Việt Nam trong Luật Thương Mại 2005 và nghị định 158/2006/NĐ-CP là điều cần thiết và đã thu được một số thành tựu nhưng do chưa có cơ chế hợp lý nên trong quá trình thực hiện còn bộc lộ rất nhiều yếu kém. Các hoat động của SGDHH hiện nay gần như không mang lại kết qua như mong muốn của nhà nước cũng như của doanh nghiệp. Thiết nghĩ cần sớm hoàn thiện các quy định về pháp luật mua bán hàng hóa qua SGD.
Danh mục tài liệu tham khảo
1) Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương Mại, tập 2 NXB Tư Pháp, Hà nội 2006
Luật Thương mại 2005
Nghị định 185/200
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tìm hiểu pháp luật về mua bán hàng hóa quá sở giao dịch hàng hóa.doc