MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
I. PHÁP LUẬT HUY ĐỘNG VỐN THÔNG QUA PHÁT HÀNH GIẤY TỜ CÓ GIÁ CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG 2
1. Khái niệm 2
a) Giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành 2
b) Phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng 4
2. Chủ thể quan hệ phát hành giấy tờ có giá 7
3. Trình tự phát hành giấy tờ có giá 8
4. Phương thức phát hành giấy tờ có giá 10
II. CƠ CHẾ XÁC LẬP GIAO DỊCH PHÁT HÀNH GIẤY TỜ CÓ GIÁ CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG 11
III. MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ PHÁP LUẬT HUY ĐỘNG VỐN THÔNG QUA PHÁT HÀNH GIẤY TỜ CÓ GIÁ CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG. 13
KẾT LUẬN 17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2059 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu pháp luật vốn thông qua hoạt động phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng và những đánh giá, nhận xét của tác giả về vấn đề nêu trên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) thì: “Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua”.
- Các loại giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành:
+ Trái phiếu: giấy tờ có giá quy định nghĩa vụ của ngân hàng phải trả cho người nắm giữ (người cho vay) một khoản tiền xác định, thường là trong những khoảng thời gian cụ thể và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi đáo hạn.
+ Tín phiếu: (Treasury bill) là giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng (ngoài ra có Ngân hàng nhà nước, Kho bạc nhà nước, Doanh nghiệp) phát hành nhằm mục đích huy động vốn ngắn hạn.
+ Kỳ phiếu: (promissory note) giấy tờ có giá ngắn hạn thể hiện cam kết trả tiền vô điều kiện cho người lập phiếu phát ra trong đó xác nhận trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng quy định trên kỳ phiếu hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác.
+ Chứng chỉ gửi tiền: (Certificate of Deposit) giấy tờ có giá do Ngân hàng phát hành chứng nhận người sở hữu văn bản đã gửi tiền vào ngân hàng để huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân khác.
+ Các loại giấy tờ có giá khác
- Thuộc tính của giấy tờ có giá:
+ Tên tổ chức tín dụng phát hành
+ Tên gọi Giấy tờ có giá
+ Mệnh giá
+ Thời hạn giấy tờ có
+ Ngày phát hành
+ Ngày đến hạn thanh toán
+ Lãi suất được hưởng, phương thức trả lãi, thời điểm, địa điểm trả lãi
+ Nội dung khác
- Giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành gồm giấy tờ có giá ngắn hạn (thời hạn dưới 12 tháng như kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác) và giấy tờ có giá dài hạn (thời hạn từ 12 tháng trở lên như trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn và các giấy tờ có giá dài hạn khác).
- Các giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành có thể thể hiện dưới hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ, có thể là loại giấy tờ có ghi danh hoặc không ghi danh. Hình thức chứng chỉ ghi danh áp dụng đối với người mua là cá nhân. Hình thức chứng chỉ vô danh áp dụng đối với người mua là cá nhân và tổ chức. Hình thức ghi sổ áp dụng đối với người mua là tổ chức có tài khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng phát hành. Trường hợp phát hành giấy tờ có giá theo hình thức ghi sổ, tổ chức tín dụng phát hành phải cấp chứng nhận quyền sở hữu giấy từ có giá cho người mua.
Các giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành được chuyển nhượng quyền sở hữu dưới các hình thức mua, bán, tặng, cho, trao đổi, thừa kế hoặc người sở hữu giấy tờ có giá có thể dung làm vật cầm cố…
- Mệnh giá của giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành được quy định như sau:
Mệnh giá của giấy tờ có giá ngắn hạn được in sẵn hoặc theo thoả thuận của tổ chức tín dụng phát hành với người mua.
Mệnh giá của giấy tờ có giá dài hạn do tổ chức tín dụng phát hành theo hình thức chứng chỉ bẳng đồng Việt Nam thì mệnh giá tối thiểu là một triệu đồng và tối đa là mọt tỷ đồng. Nếu phát hành bằng ngoại tệ thì mệnh giá tối thiểu là 100 USD hoặc ngoại tệ khác tương đương và tối đa là 100.000 USD hoặc ngoại tệ khác tương đương. Các mệnh giá lớn hơn mệnh giá tối thiểu phải là bội số của mệnh giá tối thiểu. Nếu chứng chỉ là trái phiếu thì mệnh giá được in sẵn trên từng tờ trái phiếu. Nếu chứng chỉ là chứng chỉ tiền gửi dài hạn thì mệnh giá được in sẵn hoặc theo thoả thuận của tổ chức tín dụng phát hành với phát hành với người mua. Mệnh giá của giấy tờ có giá dài hạn do tổ chức tín dụng phát hành theo hình thức ghi sổ thì do tổ chức tín dụng phát hành thoả thuận với người mua.
Tổ chức tín dụng huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá phải có trách nhiệm công bố công khai về việc phát hành giấy tờ có giá theo quy định, phải thanh toán tiền gốc và lãi đúng hạn và đầy đủ cho người sở hữu giấy tờ có giá và phải thực hiện chế độ báo cáo kết quả phát hành cho Ngân hàng nhà nước theo quy định.
b) Phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng
- Khái niệm: Phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng là hoạt động phát hành các loại giấy tờ có giá theo quy định, trong đó tổ chức tín dụng cam kết trả gốc, lãi cho người mua sau thời gian nhất định nhằm huy động vốn.
- Đặc trưng: Giao dịch phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng có những đặc trưng cơ bản sau đây:
+ Một là, về bản chất pháp lý, việc phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng ra công chúng thực chất là một hành vi vay tiền của khách hàng chứ không phải là hành vi “bán” giấy tờ có giá cho khách hàng. Sở dĩ có thể khẳng định như vậy là bởi vì, trong quan hệ giao dịch này, tổ chức tín dụng không hề có quyền sở hữu đối với các giấy tờ có giá mà nó dự định phát hành, nên không thể đóng vai trò là người bán. Mặt khác, trước khi các giấy tờ có giá được tổ chức tín dụng chuyển giao cho khách hàng sở hữu như một chứng thư xác nhận quyền chủ nợ và tổ chức tín dụng cũng chưa nhận được nguồn vốn tiền tệ do khách hàng chuyển giao thì các chứng thư này thực chất chưa hề có giá trị thực tế, nghĩa là không thể hoán đổi chúng thành tiền hay các tài sản khác có giá trị tương đương với số tiền ghi trên mệnh giá của chứng thư. Điều đó cho thấy, chỉ khi nào khách hàng chấp nhận trao đổi chứng thư đó với tổ chức tín dụng bằng số tiền tương đương mệnh giá của chứng thư thì khi đó, chứng thư này mới thực sự là có giá trị và mới phản ánh đúng tên gọi của nó là “giấy tờ có giá” hay “tư bản giả”.
+ Hai là, về đối tượng của giao dịch, mặc dù tên gọi của giao dịch là “phát hành các giấy tờ có giá” nhưng đối tượng của giao dịch này không phải là các giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành, mà chính là các khoản tiền vốn do khách hàng đồng ý chuyển quyền sở hữu cho tổ chức tín dụng với điều kiện tổ chức tín dụng phải hoàn trả cho khách hàng sau một thời hạn nhất định, kèm theo khoản lãi do các bên thoả thuận. Về lý thuyết, tuy không phải là đối tượng của giao dịch nhưng các chứng thư này được coi là hình thức pháp lý của giao dịch, đồng thời là chứng cứ chứng minh quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên trong quan hệ giao dịch. Mặt khác, xét về phương diện kinh tế, các chứng thư này cũng được coi là một loại “tiền ngân hàng” nhưng không phải là tiền do Ngân hàng Trung ương phát hành, mà là tiền được tạo ra bởi tổ chức tín dụng trong quá trình huy động vốn, thông qua chức năng “tạo tiền” của tổ chức tín dụng. Trên thực tế, các chứng thư nhận nợ do tổ chức tín dụng phát hành ra công chúng có thể là chứng khoán nợ ngắn hạn - có thời hạn thanh toán dưới 1 năm, ví dụ chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn; kỳ phiếu ngân hàng hay tín phiếu của tổ chức tín dụng, hoặc là chứng khoán nợ dài hạn (có thời hạn thanh toán từ 1 năm trở lên, ví dụ chứng thư tiền gửi dài hạn hoặc trái phiếu ngân hàng…). Sự phân biệt giữa hai loại chứng thư nhận nợ này chủ yếu nhằm xác định cơ chế phát hành và lưu thông chúng như thế nào sau khi đã được phát hành trên thị trường bởi tổ chức tín dụng (phát hành và bán lại cho ai, ở đâu và bằng cách nào?).
+ Ba là, về tư cách pháp lý, khi phát hành các giấy tờ có giá để vay nợ của khách hàng, tổ chức tín dụng có tư cách là người vay hay người mắc nợ, còn khách hàng “mua” giấy tờ có giá có tư cách là người cho vay hay chủ nợ của tổ chức tín dụng. Mặc dù có tư cách là người cho vay nhưng do giao dịch này được tổ chức tín dụng và khách hàng xác lập, thực hiện thông qua một hợp đồng cho vay có thời hạn xác định nên về nguyên tắc, khách hàng cho vay không thể rút vốn về trước kỳ hạn như trong trường hợp họ gửi tiền có kỳ hạn tại tổ chức tín dụng (bằng cách chịu lãi suất phạt với tổ chức tín dụng nhận tiền gửi). Nếu muốn thu hồi vốn về trước kỳ hạn, cách duy nhất là người sở hữu giấy tờ có giá (bên cho vay) ký hợp đồng chuyển nhượng chứng thư đó cho người khác (chẳng hạn, có thể “bán” cho ngân hàng thương mại theo phương thức chiết khấu hoặc bán cho các tổ chức, cá nhân khác theo phương thức thông thường trên thị trường tiền tệ hoặc thị trường chứng khoán).
Những đặc trưng pháp lý trên đây cho ta thấy, việc phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng là một loại hình giao dịch huy động vốn khá đặc biệt. Tính chất đặc biệt này còn được phản ánh cả trong cơ chế hình thành quyền, nghĩa vụ của các bên trong giao dịch phát hành giấy tờ có giá.
2. Chủ thể quan hệ phát hành giấy tờ có giá
+ Điều kiện để được phát hành giấy tờ có giá:
- Phải là các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng gồm: tổ chức tín dụng nhà nước; tổ chức tín dụng cổ phần; tổ chức tín dụng liên doanh; quỹ tín dụng nhân dân trung ương; các tổ chức tín dụng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam. Riêng công ty cho thuê tài chính chỉ được phát hành giấy tờ có giá có thời hạn trên 12 tháng;
- Tuân thủ các quy định về các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước.
- Có tình hình tài chính lành mạnh theo đáng giá của Thanh tra ngân hàng.
Trong trường hợp tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá theo phương thức chào bán chứng khoán ra công chúng thì việc phát hành, niêm yết và giao dịch giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng tại thị trường chứng khoán tập trung được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
+ Hiện nay, chủ thể trong quan hệ phát hành giấy tờ có giá gồm bên mua và tổ chức tín dụng phát hành.
- Bên mua bao gồm: Tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức cá nhân nước ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
- Tổ chức tín dụng phát hành gồm:
* Tổ chức tín dụng phi ngân hàng chỉ phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn.
* Tổ chức tín dụng ngân hàng gồm: tổ chức tín dụng nhà nước, tổ chức tín dụng cổ phần, tổ chức tín dụng liên doanh, quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nhà nước được phép hoạt động tại Việt Nam.
3. Trình tự phát hành giấy tờ có giá
Tổ chức tín dụng muốn phát hành giấy tờ có giá phải lập hồ sơ đề nghị phát hành gửi đến ngân hang nhà nước trung ương ( vụ chính sách tiền tệ ) hoặc chi nhánh ngân hang nhà nước tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính đối với tổ chức tín dụng cổ phần trong trường hợp đề nghị phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn. Hồ sơ đề nghị phát hành gồm:
- Đơn đề nghị phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn trong năm tài chinh hoặc dài hạn;
- Kế hoạch phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn ( trong đó nêu rõ mục đích phát hành, phương án sử dụng, tổng số dư giấy tờ có giá ngắn hạn đầu năm tài chính, tổng mệnh giá phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn trong năm tài chính, số đợt và thời điểm dự kiến phát hành, tên gọi giấy tờ có giá phát hành, đồng tiền phát hành ). Đối với phát hành giấy tờ có giá dài hạn thì phương án phát hành trong đó nêu rõ mục đích phát hành, phương án sử dụng, tổng mệnh giá phát hành, mệnh giá, tên gọi của giấy tờ có giá, thời hạn, lãi suất, phạm vi phát hành, cách thức địa điểm trả gốc và lãi; các điều kiện và điều khoản về quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng và người mua. Phương án phát hành giấy tờ có giá dài hạn phải được hội đồng quản trị thông qua;
- Các báo cáo tài chính hai năm liên tục gần nhất và tính đến thời điểm có đơn đề nghị phát hành. Các tổ chức tín dụng có thời hạn hoạt động dưới hai năm gửi các bào cáo tài chính từ khi bắt đầu hoạt động đến thời điểm có đơn đề nghị phát hành. ( Nếu tổ chức tín dụng đề nghị phát hành giấy tờ có giá dài hạn thì các bào cáo tài chính phải được một tổ chức kiểm toán được ngân hang nhà nước thừa nhận hoặc Thanh tra ngân hang nhà nước xác nhân );
- Kế hoạch kinh doanh trong năm tài chính;
- Điều lệ và giấy phép hoạt động (đối với tổ chức tín dụng phát hành lần đầu);
- Các thay đổi về bộ mày tổ chức và thay đổi khác (nếu có);
- Mẫu giấy tờ có giá phát hành (nếu là phát hành giấy tờ có giá dài hạn).
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hổ sơ đề nghị phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng, Ngân hàng nhà nước có quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận đề nghị xin phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng.
Trên cơ sở xem xét hồ sơ đề nghị phát hành và điều kiện phát hành, Thống đốc ngân hàng nhà nước hoặc người được thống đốc uỷ quyền ra quyết định chấp thuận hay không chấp thuận đối với kế hoạch phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn trong cả năm hoặc đối với từng đợt phát hành giấy tờ có giá dài hạn của tổ chức tín dụng.
Sau khi có quyết định chấp thuận cho phát hành của người có thẩm quyền, tổ chức tín dụng sẽ tiến hành giấy tờ có giá, cụ thể:
- Đối với phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn, tổ chức tín dụng chủ động tổ chức các đợt phát hành trong phạm vi kế hoạch cả năm đã được chấp thuận. Nếu phát hành vượt quá kế hoạch phát hành trong cả năm đã được chấp thuận thì phải được sự chấp thuận bổ sung bằng văn bản của Ngân hàng nhà nước nơi đã đưa ra quyết định chấp thuận phát hành. Trước thời điểm phát hành ít nhất 20 ngày làm việc, tổ chức tín dụng phải gửi thông báo phát hành của đợt phát hành dự kiến về Ngân hàng nhà nước nơi đã ra quyết định chấp thuận phát hành. Nếu trước ngày phát hành dự kiến 10 ngày làm việc, Ngân hàng nhà nước không có ý kiến bằng văn bản thì tổ chức tín dụng được tổ chức phát hành giấy tờ có giá. Hàng tháng, tổ chức tín dụng báo cáo bằng văn bản về kết quả phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn chậm nhất vào ngày 10 tháng tiếp theo cho Ngân hàng nhà nước nơi ra quyết định chấp thuận.
- Đối với phát hành giấy tờ có giá dài hạn, các tổ chức tín dụng phải công bố thông báo phát hành giấy tờ có giá dài hạn trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian tối thiểu 5 ngày liên tiếp trước khi phát hành. Thời điểm bắt đầu phát hành chậm nhất không quá 45 ngày trước khi Thống đốc Ngân hàng nhà nước chấp nhận. Tổ chức tín dụng chỉ được phát hành vượt quá tổng mệnh giá đã được chấp thuận khi có sự chấp thuận bổ sugn bằng văn bản của Thống đốc Ngân hàng nhà nước. Chậm nhất sau 10 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đợt phát hành, tổ chức tín dụng báo cáo bằng văn bản về kết quả phát hành giấy tờ có giá dài hạn về Ngân hàng nhà nước.
4. Phương thức phát hành giấy tờ có giá
- Trực tiếp phát hành
- Bảo lãnh phát hành
- Đại lý phát hành
- Đấu thầu giấy tờ có giá
Như vậy, Tổ chức tín dụng muốn được huy động vốn bằng phát hành các giấy tờ có giá phải thoả mãn những điều kiện mà pháp luật quy định và được Thống đốc Ngân hàng nhà nước hoặc người được Thống đốc Ngân hàng nhà nước uỷ quyền chấp thuận bằng văn bản.
II. CƠ CHẾ XÁC LẬP GIAO DỊCH PHÁT HÀNH GIẤY TỜ CÓ GIÁ CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Phát hành giấy tờ có giá là hành vi pháp lý trong đó thể hiện ý chí cam kết vay tiền của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Vì thế, hành vi pháp lý này cần phải được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ bao gồm các công việc chủ yếu như: Thông qua Hội đồng quản trị về kế hoạch phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn từ công chúng; làm thủ tục xin cấp giấy phép phát hành giấy tờ có giá tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (hiện tại cơ quan này là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam); triển khai việc niêm yết và phân phối các giấy tờ có giá cho những người đầu tư. Các hành vi này tuy phản ánh đầy đủ quy trình hình thành giao dịch nhưng thực ra chứng cứ quan trọng nhất thể hiện tập trung ý chí của tổ chức tín dụng trong giao dịch này, chính là các giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành. Mặt khác, vì các chứng thư này đã thể hiện rõ ràng, đầy đủ ý chí của tổ chức tín dụng (muốn vay tiền của khách hàng với số lượng bao nhiêu, trong thời hạn bao lâu và trả lãi như thế nào) nên về lý thuyết, có thể coi những chứng thư đó như là bằng chứng quan trọng nhất về việc tổ chức tín dụng đã đưa ra đề nghị vay tiền. Bản đề nghị này - chứng thư nhận nợ, sau khi đã được công bố phát hành và niêm yết bởi tổ chức tín dụng thì về nguyên tắc, họ không thể tự ý rút lại hay thay đổi nội dung bản đề nghị trong thời hạn phát hành chứng thư do pháp luật quy định. Sở dĩ có thể khẳng định như vậy là vì, khi tiến hành các thủ tục phát hành chứng thư, tổ chức tín dụng đã mặc nhiên chấp nhận các quy định của pháp luật về thời hạn phát hành chứng thư và điều đó có nghĩa rằng: tổ chức tín dụng đã tự mình đưa ra thời hạn trả lời đề nghị cho tất cả các chủ thể khác là người tiếp nhận đề nghị. Trong trường hợp này, có thể coi bản đề nghị hợp đồng chung như vậy là loại hợp đồng không có thương lượng, hay hợp đồng “gia nhập”. Do đó, chỉ khi nào khách hàng thể hiện ý chí chấp nhận bản đề nghị đó một cách vô điều kiện bằng hành động chuyển giao cho tổ chức tín dụng quyền sở hữu số tiền ghi trên chứng thư và nhận về mình quyền sở hữu đối với chứng thư được tổ chức tín dụng chuyển giao thì khi đó, ý chí của hai bên mới có sự thống nhất và hợp đồng vay tiền mới được hình thành, kéo theo hệ quả làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các bên cam kết.
Trong số các quyền, nghĩa vụ được tạo ra bởi các bên từ giao dịch phát hành giấy tờ có giá thì đối với tổ chức tín dụng, những quyền, nghĩa vụ cơ bản nhất bao gồm: quyền sở hữu đối với khoản tiền thu được do phát hành giấy tờ có giá và đồng thời cũng có nghĩa vụ hoàn trả số tiền này cho khách hàng kèm theo khoản lãi khi giấy tờ có giá đến hạn thanh toán. Còn đối với khách hàng, họ được sở hữu giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành và chuyển giao, trong đó xác nhận quyền chủ nợ của khách hàng đối với tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá. Với quyền năng này, khách hàng có thể chờ đợi đến ngày đáo hạn của giấy tờ có giá để đòi tiền từ tổ chức tín dụng, hoặc nếu muốn thu hồi vốn trước kỳ hạn thì họ có thể “bán” chứng thư đó cho người khác trên thị trường tiền tệ hoặc thị trường chứng khoán như một loại tài sản.
Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu huy động vốn ngày càng đa dạng, các tổ chức tín dụng đã phát hành nhiều loại giấy tờ có giá trên thị trường với thời hạn, mệnh giá, lãi suất và khả năng chuyển nhượng khác nhau. Chẳng hạn, ở Hoa Kỳ các tổ chức tín dụng có thể phát hành chứng thư tiền gửi ngắn hạn (CDs) với giá trị bề mặt tối thiểu là 100.000 USD, trong khi ở Anh, các tổ chức tín dụng lại có thể phát hành các trái phiếu ngân hàng có thời hạn hoặc không thời hạn có lãi suất thả nổi. Còn ở Việt Nam, trong thời gian gần đây, các tổ chức tín dụng đã bắt đầu phát hành một số loại chứng khoán nợ ra công chúng như kỳ phiếu ngân hàng có mục đích, trái phiếu tổ chức tín dụng6, hay các chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn và dài hạn. Mặc dù có tên gọi khác nhau, nhưng hầu như tất cả các chứng khoán kể trên được phát hành bởi các tổ chức tín dụng trên thế giới đều có chung bản chất, đó là các chứng khoán nợ trong đó phản ánh việc tổ chức tín dụng mắc nợ người sở hữu chứng khoán một số tiền nhất định với nghĩa vụ hoàn trả cả gốc và lãi, vào một ngày nhất định trong tương lai.
III. MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ PHÁP LUẬT HUY ĐỘNG VỐN THÔNG QUA PHÁT HÀNH GIẤY TỜ CÓ GIÁ CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG.
Phát hành giấy tờ có giá là loại hình giao dịch huy động vốn khá thông dụng của các tổ chức tín dụng và thường được quy định một cách rõ ràng, cụ thể trong pháp luật của nhiều nước trên thế giới.
Ở Việt Nam, giao dịch phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng (cụ thể hơn là trái phiếu ngân hàng) được quy định lần đầu tiên tại Pháp lệnh ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính. Sau đó, văn bản này được cụ thể hoá bằng các Quyết định số 212/QĐ-NH1 ngày 22/9/1994; Quyết định số 214/QĐ-NH1 ngày 23/9/1994; Quyết định số 243/QĐ-NH1 ngày 30/3/1994 và Quyết định số 247/QĐ-NH1 ngày 05/10/1994 về việc cho phép các tổ chức tín dụng, ngân hàng đầu tư phát triển được phát hành trái phiếu ngân hàng cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam để huy động vốn trung hạn và dài hạn trên thị trường vốn. Gần đây, giao dịch phát hành trái phiếu ngân hàng và các giấy tờ có giá khác lại tiếp tục được quy định trong Luật Các tổ chức tín dụng ban hành ngày 12/12/1997 (đạo luật này đã được sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2004) và được cụ thể hoá bằng các văn bản dưới luật như Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại (khoản 2 Điều 3); Nghị định số 13/1999/NĐ-CP ngày 17/3/1999 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam (khoản 2 Điều 30); Quyết định số 1287/2002/QĐ-NHNN ngày 22/11/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng để huy động vốn trong nước. Sau đó, văn bản này đã bị thay thế bởi Quyết định số 02/2005/QĐ-NHNN ngày 04/01/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng để huy động vốn trong nước (sau đây gọi tắt: Quyết định số 02). Gần đây nhất, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN ngày 24/3/2008 ban hành Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng (sau đây gọi tắt: Quyết định số 07) để thay thế cho Quyết định số 02.
Hành động này có thể xem như một nỗ lực đáng kể của Ngân hàng Nhà nước trong việc kết nối hoạt động huy động vốn của tổ chức tín dụng với thị trường chứng khoán, thông qua đó góp phần thúc đẩy hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam, vốn đang gặp nhiều khó khăn trong thời điểm hiện nay.
Có thể nói, việc ban hành Quyết định số 07 là cần thiết và đúng hướng. Văn bản này, đã từng bước thiết lập sự đồng bộ giữa các quy định về phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng với các quy định của Luật chứng khoán năm 2006 về phát hành chứng khoán ra công chúng. Đặc biệt, văn bản này đã quy định thêm một số vấn đề mới mà các văn bản bị thay thế chưa quy định hoặc quy định chưa rõ, chẳng hạn như: quyền phát hành trái phiếu chuyển đổi và chứng quyền của tổ chức tín dụng cổ phần; việc áp dụng cơ chế phát hành thông qua phương thức đấu thầu, thông qua tổ chức làm đại lý hoặc tổ chức trung gian bảo lãnh phát hành chứng khoán…
Tuy nhiên, nhìn từ góc độ lý luận cũng như thực tiễn áp dụng, Quyết định số 07 vẫn còn một số điểm bất cập, hạn chế sau đây:
Thứ nhất, về bản chất pháp lý của quan hệ phát hành giấy tờ có giá. Trên nguyên tắc, việc phát hành các giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng chính là những thoả thuận vay nợ giữa tổ chức tín dụng với khách hàng. Sở dĩ có thể khẳng định như vậy là bởi vì, thực chất các giấy tờ có giá được phát hành theo Quy chế này đều là những phiếu nợ do các tổ chức tín dụng phát hành để cam kết hoàn trả một số tiền nhất định ghi trên giấy tờ có giá đó cho người sở hữu vào một ngày nhất định trong tương lai. Điều này có nghĩa rằng: khi phát hành giấy tờ có giá cho người đầu tư là các tổ chức, cá nhân, tổ chức tín dụng không phải là “người bán” giấy tờ có giá mà chỉ là người tiếp nhận vốn đầu tư (người vay), còn khách hàng là tổ chức, cá nhân cũng không phải là “người mua” giấy tờ có giá theo đúng nghĩa của từ này mà chỉ là người đầu tư gián tiếp vào tổ chức tín dụng bằng cách cho vay đối với chủ thể này để được nhận một khoản lãi cho vay theo thoả thuận. Tuy nhiên, các quy định hiện hành trong Quyết định số 07 lại thể hiện quan điểm coi giao dịch phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng như là một giao dịch “mua bán” giấy tờ có giá, chứ không khẳng định và thừa nhận bản chất là giao dịch cho vay của quan hệ phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng.
Thứ hai, mặc dù Quyết định số 07 đã đặt nền móng cho việc nhất thể hoá các quy chế về phát hành các loại giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng, nhưng nét nổi bật dễ nhận thấy trong văn bản pháp quy này là nhà làm luật vẫn chủ trương tách bạch giữa hoạt động phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng với hoạt động phát hành giấy tờ có giá của các tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng. Điều này thể hiện ở chỗ, hiện tại, việc phát hành các giấy tờ có giá của các chủ thể không phải là tổ chức tín dụng đang được thực hiện theo quy định của Luật chứng khoán năm 2006, còn việc phát hành giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng để huy động vốn (trong đó chủ yếu là các trái phiếu ngân hàng) thì vẫn được thực hiện theo quy định riêng tại Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này. Theo thiển nghĩ của người viết, quy định như vậy là chưa hợp lý, bởi lẽ trái phiếu ngân hàng thực chất cũng là một loại chứng khoán dài hạn nên về nguyên tắc cần phải được phát hành và lưu thông trên thị trường chứng khoán, giống như cổ phiếu và trái phiếu công ty hay trái phiếu chính phủ. Đặc biệt, việc phát hành Hối phiếu nhận nợ của các tổ chức tín dụng cho khách hàng (người cho vay), với ý nghĩa là một loại giấy tờ có giá ngắn hạn để huy động vốn, đồng thời tạo thêm “hàng hoá” cho thị trường tiền tệ, cũng chưa được đề cập đến trong Quy chế này, dù chỉ là một quy định mang tính dẫn chiếu đến Luật các công cụ chuyển nhượng.
Thiết nghĩ, những phân tích trên có thể là sự gợi ý cần thiết cho các nhà làm luật trong quá trình hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với giao dịch phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng ở nước ta trong bối cảnh hiện nay.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường, phát hành giấy tờ có giá là giải pháp huy động vốn khá dễ dàng và thuận lợi của các tổ chức kinh tế nói chung và tổ chức tín dụng nói riêng từ công chúng. Tuy nhiên, về phương diện học thuật, do việc phát hành giấy tờ có giá là loại hình giao dịch mới xuất hiện ở nước ta trong thời gi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tìm hiểu pháp luật vốn thông qua hoạt động phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng và những đánh giá, nhận xét của tác giả về vấn đề nêu trên (8.doc