Tiểu luận Tìm hiểu thể chế chính trị một số quốc gia trên thế giới

Mục Lục

Trang

A - Phần mở đầu 3

1: Lý do chọn đề tài

2: Tính cấp thiết của đề tài

3: Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài

4: Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu

5: Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

6: Kết cấu của đề tài

B - Nội Dung

Chương I: Cơ sở lý luận về hình thức chính thể

1.1: Hình thức chính thể 6

1.2: Hình thức chính thể quân chủ 8

1.2.1: Quân chủ tuyệt đối

1.2.2: Quân chủ hạn chế

1.3: Hình thức chính thể cộng hoà 10

1.3.1: Cộng hoà Tổng thống

1.3.2: Cộng hoà Đại nghị

1.3.3: Cộng hoà Lưỡng Tính

1.3.4: Cộng hoà Xô Viết

Chương II: Hình thức chính thể ở một số nước trên thế giới.

2.1: : Hình thức chính thể Quân chủ lập hiến ở Anh 15

2.2:Hình thức chính thể Cộng hoà tổng thống ở Mỹ 20

2.3:Hình thức chính thể Cộng hoà lưỡng tính ở Pháp 22

C - Kết Luận

D - Tài Liệu Tham Khảo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 17540 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu thể chế chính trị một số quốc gia trên thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h Cô ran được sử dụng như hiến pháp. Nhà Vua được xem như người cha tinh thần. Vua và gia tộc đóng vai trò quyết định về các vấn đề hệ trọng của Nhà nước kể cả việc quyết định việc thừa kế ngôi vua. 1.2.2: Quân Chủ Hạn Chế ( hay còn gọi là Quân Chủ Lập Hiến ) Quân chủ hạn chế được chia thành hai loại: Quân chủ nhị nguyên và quân chủ đại nghị. -8- Thứ nhất, Quân chủ đại nghị: ngày nay được thành lập ở các nước tư bản phát triển như: Anh, Nhật Bản, Bỉ,...và ở một số nước đang phát triển như: Thái Lan, Campuchia,... Chính thể này phát triển theo nguyên tắc phân chia quyền lực, trong đó nguyên tắc phân chia quyền tối cao của Nghị Viện trước quyền hành pháp được thừa nhận. Nguyên tắc này đòi hỏi Chính Phủ do Quốc Vương thành lập phải nhận được sợ tín nhiệm của Nghị Viện. Quốc Vương phải chỉ định người đứng đầu đảng chiếm đa số tuyệt đối số ghế ở Nghị Viện (Hạ Nghị Viện) làm người đứng đầu Chính Phủ(Thủ Tướng). Thủ Tướng sẽ lựa chọn các thành viên của Chính Phủ. Sau đó toàn thành viên của Chính Phủ được đưa ra để Nghị Viện biểu quyết tín nhiệm. Sau khi được Nghị Viện tín nhiệm thì Quốc Vương bổ nhiệm toàn bộ thành viên của Chính Phủ. Trường hợp, không đảng phái chính trị nào chiếm được đa số ghế nói trên, Quốc Vương phải chỉ định người đứng đầu liên minh các đảng phái chiếm được đa số ghế làm người đứng đầu Chính Phủ. ở hình thức chính thể Quân chủ đại nghị quyền hạn rộng lớn của Quốc Vương do Chính Phủ thực hiện. Quốc Vương có quyền phủ quyết đối với những luật do Nghị Viện thông qua. Các văn bản do Quốc Vương ban hành đều được soạn thảo bởi Chính Phủ và văn bản chỉ có hiệu lực khi có chữ kí của Thủ Tướng hoặc của Bộ Trưởng được Thủ Tướng uỷ quyền. Khi kí, Thủ Tướng hoặc Bộ Trưởng phải chịu trách nhiệm về nội dung của văn bản, bản thân Quốc Vương không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào. ở chính thể Quân chủ đại nghị, Chính Phủ phải chịu trách nhiệm trước Nghị Viện (Hạ Nghị Viện) về hoạt động của mình. Trường hợp, Nghị Viện (Hạ Nghị Viện) biểu quyết không tín nhiệm Chính Phủ thì Chính Phủ phải từ chức hoặc Quốc Vương cách chức toàn bộ thành viên của Chính Phủ. Tuy nhiên, Người đứng đầu Chính Phủ có quyền yêu cầu Quốc Vương giải thể Hạ Nghị Viện và ấn định cuộc bầu cử mới. Và cuối cùng mâu thuẫn giữa cơ quan lập pháp và hành pháp được dàn xếp bởi nhân dân. Trong cuộc bầu cử trước thời hạn, nếu nhân dân ủng hộ Nghị Viện thì các đảng đối lập sẽ chiếm đa số ghế trong Nghị -9- Viện mới, khi đó Chính Phủ cũ phải từ chức, nếu nhân dân ủng hộ Chính Phủ thì đảng cầm quyền (hoặc liên minh các đảng cầm quyền ) sẽ tiếp tục chiếm đa số ghế ở Nghị Viện. Thứ hai, Quân chủ nhị nguyên: ở hình thức chính thể này nguyên tắc phân chia quyền lực được áp dụng ở mức độ nhất định, tức là có sự phân chia giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp. Quyền lập pháp trên danh nghĩa thuộc về Nghị Viện. Quyền hành pháp thuộc Nhà Vua, Nhà Vua có thể thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua Chính Phủ do Nhà Vua thành lập. Quyền tư pháp chịu ảnh hưởng của Nhà Vua. Mặc dù trên danh nghĩa Nhà Vua không có quyền lập pháp nhưng Nhà Vua có thể tác động trực tiếp đến quá trình lập pháp thông qua quyền phủ quyết tuyệt đối của mình. Nhà Vua có quyền giải thể Nghị Viện. Ví dụ: Nhà nước Gioócdani, Nhà nước Marốc theo chính thể Quân chủ nhị nguyên. 1.3: Hình Thức Chính Thể Cộng Hoà Hình thức chính thể Cộng hoà là loại hình tổ chức Nhà nước dân chủ văn minh của nhân loại với loại hình tổ chức này quyền lực Nhà nước xuất phát từ nhân dân. Ngày nay, chính thể Cộng hoà được thiết lập ở đa số các nước trên thế giới. Ví dụ: ở nước Mỹ, nước Pháp, ở đa số các nước đang phát triển ở Châu á, Châu Phi, Châu Mỹ. ở hình thức chính thể Cộng hoà, nhân dân trực tiếp bầu ra Người đứng đầu Nhà nước của mình. Căn cứ vào mối quan hệ các cơ quan Nhà nước Trung Ương , hình thức chính thể Cộng hoà có các biến dạng sau: 1.3.1: Cộng Hoà Tổng Thống Hình thức chính thể Cộng hoà Tổng Thống là hình thức tổ chức Nhà nước -10- mà ở đó Tổng Thống và là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu bộ máy hành pháp do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra. Chế độ bầu cử trực tiếp được áp dụng ở Mêhycô, Philippin,... Chế độ bầu cử gián tiếp được áp dụng ở: Mỹ, Achentina. Các nước này, không có Chính Phủ theo đúng nghĩa mà chỉ có các Bộ Trưởng do Tổng Thống bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Tổng Thống. Người ta gọi đây là Chính Phủ một đầu. ở những nước này áp dụng triệt để học thuyết phân chia quyền lực Nhà nước một cách tuyệt đối, hay còn gọi là cách phân quyền cứng rắn và tăng quyền lực của cá nhân Tổng Thống. Đặc điểm quan trọng của hình thức chính thể này là cơ quan hành pháp không phải chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước cơ quan lập pháp. Nghĩa là, Nghị Viện không có quyền đặt vấn đề không tín nhiệm Tổng Thống hoặc Bộ Trưởng; Tổng Thống có quyền cách chức các Bộ Trưởng theo chính kiến của mình. Mặt khác, Tổng Thống không có quyền giải thể Nghị Viện. Tổng Thống không có quyền lập pháp nhưng có thể tác động đến quá trình lập pháp thông qua quyền phủ quyết của mình. Bằng quyền phủ quyết, Tổng Thống có thể ngăn cản quá trình lập pháp hoặc kéo dài quá trình lập pháp của Nghị Viện. Để vượt qua quyền phủ quyết của Tổng Thống đòi hỏi Nghị Viện phải có sự đoàn kết cao (2/3 tổng số thành viên của Nghị Viện bỏ phiếu tán thành). Tổng Thống chịu trách nhiệm về việc thi hành luật. Nghị Viện không có quyền can thiệp vào lĩnh vực hành pháp của Tổng Thống nhưng có thể tác động đến hoạt động này thông qua quyền biểu quyết ngân sách để cấp kinh phí cho mọi hoạt động cuả bộ máy hành pháp. Nghị Viện có quyền bãi bỏ quyền Tổng Thống, phó Tổng Thống, các quan chức cao cấp trong bộ máy hành pháp và thẩm phán toà án liên bang theo thủ tục đàn Hạch.Thượng Nghị Viện có quyền không phê chuẩn việc bổ nhiệm các nhân viên trong bộ máy hành pháp, thẩm phán toà án liên bang của Tổng Thống. Vì vậy, trước khi bổ nhiệm một cức danh nào Tổng Thống phải thăm dò ý kiến của Thượng Nghị Viện về ứng cử viên cho chức đó.Tổng Thống thay mặt Nhà nước ký kết các điều ước quốc tế nhưng các điều ước này chỉ có hiệu lực khi được Nghị Viện phê chuẩn. Toà án đóng vai trò là cơ quan giám sát tính hợp hiến các văn bản -11- do Nghị Viện, Tổng Thống thông qua. Toà án tối cao liên bang có quyền phán quyết về tính hợp hiến của văn bản này. Quyết định của toà án là quyết định cuối cùng. Nói tóm lại, Nguyên thủ quốc gia ở chính thể này có nhiều quyền lực trong việc lãnh đạo quốc gia, lãnh đạo lực lượng vũ trang, bộ máy hành chính dân sự. Ngoài ra, Tổng thống còn can thiệp sâu vào hoạt động lập pháp của Nghị Viện. ở những nước đang phát triển, loại hình tổ chức Nhà nước theo chính thể Cộng hoà Tổng Thống được áp dụng hết sức phổ biến so với các loại hình chính thể khác. Ví dụ: ở các nước Môdămbich, Mađagaxca, Srilanka,... 1.3.2: Cộng Hoà Đại Nghị Chính thể Cộng hoà đại nghị là chính thể được tổ chức ở những Nhà nước có Nguyên thủ quốc gia do Nghị Viện bầu ra hoặc được bầu ra dựa trên cơ sở Nghị Viện. Chính Phủ do Thủ Tướng đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước Nguyên thủ quốc gia, Nghị Viện. ở chính thể này, quyền lực của Tổng Thống bị suy giảm, quyền lực rộng lớn của Tổng Thống được thực hiện bởi Chính Phủ, đứng đầu là Thủ Tướng chính phủ. Chính Phủ hoạt động dựa vào sự tín nhiệm của đa số thành viên của Nghị Viện. Đa số các nước có chính thể Cộng hoà đại nghị là Chính Phủ liên minh, tức là được thành lập trên cơ sỏ liên minh giữa các đảng có ghế ở Nghị Viện, bởi vậy thường không ổn định. ở chính thể này, Chính Phủ có quyền yêu cầu Tổng Thống giải thể Nghị Viện. ở các nước đang phát triển, tổ chức Nhà nước rất hiếm trường hợp áp dụng theo mô hình Cộng hoà đại nghị. Ví dụ: ở Ân Độ, Pakixtan, Angiêri là những nước theo chính thể Cộng hoà đại nghị. 1.3.3: Cộng Hoà Lưỡng Tính Hình thức chính thể Cộng hoà lưỡng tính là sự kết hợp giữa hình thức chính thể Cộng hoà Tổng Thống và Cộng hoà đại nghị. -12- ở các nước có chính thể Cộng hoà lưỡng tính, Tổng Thống và Nghị Viện (Hạ Nghị Viện ) do nhân dân bầu ra, Tổng Thống nắm quyền hành pháp. ở các nước theo chính thể này, có Chính Phủ theo nghĩa hiện hành (là cơ quan tập thể ). Chính Phủ do Tổng Thống bổ nhiệm nhưng Chính Phủ cần sự tín nhiệm của Nghị Viện. Tổng Thống có quyền giải thể Nghị Viện không phụ thuộc vào đề nghị của Chính Phủ. Ví dụ: ở các nước Pháp, Liên bang Nga tổ chức Nhà nước theo chính thể Cộng hoà lưõng tính. 1.3.4: Cộng Hoà Xô Viết Hình thức chính thể Cộng hoà xô viết có những đặc điểm cơ bản sau: Mô hình bộ máy Nhà nước được xây dựng theo nguyên tắc tập quyền, tập trung dân chủ;Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.Quốc hội có quyền thông qua luật, thực hiện quyền giám sát tối cao đối với mọi hoạt động của các cơ quan Nhà nước khác,quyết định các chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại, Quốc hội bầu ra người đứng đầu Nhà nước- Chủ tịch nước. Chủ tịch nước phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội, tức là Quốc hội có quyền bãi nhiệm Chủ tịch nước.Chủ tịch nước không có quyền giải thể Quốc hội; Quốc hội thành lập ra Chính Phủ dựa trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch nước; Chính Phủ phải chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước Quốc hội. Các đại biểu Quốc hội không có quyền đặt vấn đề bãi nhiệm Chính Phủ mà chỉ biểu quyết trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch nước đối với Thủ Tướng chính phủ; và trên cơ sở đề nghị của Thủ Tướng đối với các thành viên khác trong Chính Phủ. ở chính thể Cộng hoà xô viết, Chính Phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính Phủ phải thực hiện những quyết định của Quốc hội, phải thi hành những luật đã được Quốc hội thông qua. Quốc hội có quyền trực tiếp bãi bỏ các văn bản do Chính Phủ ban hành khi xét thấy những văn bản này trái với Hiến pháp, Luật mà không cần thông qua cơ quan thứ ba (Toà án hiến pháp).Chính Phủ không có quyền đề nghị xem xét tính hợp hiến của các văn bản do Quốc hội thông qua.Thông thường, mỗi năm Quốc hội họp hai kì, mỗi kỳ họp kéo dài một tháng. -13- Bởi vậy, Quốc hội lập ra một cơ quan thường trực có tên gọi là Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước để thực hiện một số quyền hạn của Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp. Một đặc điểm quan trọng của hình thức chính thể này hiện nay ở vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản đối với Nhà nước và xã hội nói chung, đối với bộ máy Nhà nước nói riêng. Ví dụ: các nước theo hình thức chính thể Cộng hoà xô viết như: Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Triều Tiên,... Ngoài bốn hình thức chính thể Cộng hoà nêu trên, chính thể Cộng hoà còn có biến dạng khác; Các biến dạng này thường gặp ở những nước có chế độ độc tài và chế độ này thường được lập bởi cuộc đảo chính quân sự. Ví dụ: ở Đức (từ năm 1933 đến năm 1945 ), ở Chilê (từ cuối 1970 đến cuối 1980 )... -14- ChươngII : Hình thức chính thể ở một số nước trên thế giới 2.1: Hình thức chính thể Quân chủ lập hiến ở Anh Nước Anh là một điển hình về chính thể quân chủ lập hiến.Điều đó được thể hiện qua cách tổ chức, quyền hạn và mối quan hệ qiữa Nhà vua - Chính phủ và Nghị viện Anh. Nữ hoàng Anh là một chức danh rất quan trọng nhưng mang tính hình thức. Nữ hoàng Anh tượng trưng cho sự thống nhất và vững bền của dân tộc. Nữ hoàng là Nguyên thủ quốc gia, người thay mặt quốc gia và các đảng phái, là người lãnh đạo nhà thờ Anh. Về mặt hình thức, Nữ hoàng Anh có rất nhiều quyền hạn như: phê chuẩn các đạo luật, bổ nhiệm công chức dân sự, quân sự, ký hiệp ước, ban hành luật,...Song trên thực tế, hoạt động của Nữ hoàng Anh chỉ nhằm mục đích chính thức hoá về mặt Nhà nước các hoạt động của Nghị viện và Chính phủ. Chẳng hạn, Nữ hoàng có thể bổ nhiệm Thủ tướng nhưng phải bổ nhiệm lãnh tụ của đảng chiếm đa số trong Nghị viện chứ không thể theo ý kiến riêng của mình.Cũng là mang tính hình thức, Nữ hoàng có thể không chấp thuận giải tán Nghị viện nhưng Nữ hoàng chưa bao giờ làm vậy. Hiện tại mọi hoạt động của Nữ hoàng đều có sự bảo đảm từ phía cơ quan hành pháp vì mọi quyền hành của Nữ hoàng đều trao cho nội các. Với quan niệm " vua không thể làm điều gì không hay" nên Nữ hoàng được quyền "vô trách nhiệm" không thể bị phạt về mặt hình sự vì trọng tội hay khinh tội. Với tập tục "Nhà vua trị vì nhưng không cai trị" Nhà vua Anh đã chuyển dần từ chỗ có uy quyền tuyệt đối tới chỗ có tính chất trung lập. Trong lĩnh vực chính trị, trừ sự lựa chọn Thủ tướng, Nhà vua chỉ quyết định sau khi đã hỏi ý kiến của các vị Bộ trưởng được Hạ nghị viện tín nhiệm.Mọi hoạt động của Nhà vua đều được sự đảm bảo của Chính phủ. Nghị viện Anh có Thượng nghị viện (hay Quý tộc viện) và Hạ nghị viện -15- (hay Viện dân biểu) Hiện nay, Thượng nghị viện có 1185 người, theo chế độ cha truyền con nối hoặc suốt đời (trong đó bao gồm vả hai tổng giám mục và 24 giám mục của Nhà thờ Anh). Các Thượng nghị sĩ Anh đa số là cha truyền con nối (chẳng hạn các vị quý tộc có phẩm hàm bá tước trở lên) còn các vị có phẩm hàm từ bá tước trở xuống thì sẽ đảm nhiệm chức vụ Thượng nghị sĩ suốt đời. Bên cạnh đó, trong Thượng nghị viện còn có các vị cựu Thủ tướng và các quan chức đã từng giữ chức vụ cao trong trường chính trị, kinh tế hoặc xã hội được đích thân Nhà vua bổ nhiệm. Hạ nghị viện Anh gồm có 653 ghế, mỗi ghế đại diện cho một khu vực bầu cử với nhiệm kỳ 5 năm. Trung tâm quyền lực của Nghị viện tập trung ở Hạ nghị viện nên hiện tại Hạ nghị viện mới có quyền lực thực sự. Hạ nghị iện do dân chúng bầu nên được gọi là Quốc hội của nước Anh. Hoạt động của Thượng nghị viện mang tính hình thức, vai trò của nó hoàn toàn bị lu mờ trước Hạ nghị viện. Nghị viện Anh có cơ quan thường trực là văn phòng Nghị viện, gồm có: Chủ tịch, phó Chủ tịch; Họ thường là đảng viên của đảng chiếm đa số ghế trong Nghị viện.Chức năng chủ yếu là điều khiển các kỳ họp của Nghị viện và giải thích quy chế Nghị viện. Ngoài ra, Hạ nghị viện Anh còn có các Uỷ ban như: Uỷ ban toàn viện (bao gồm toàn bộ các Hạ nghị sĩ) ; Uỷ ban xét các dự luật riêng,... Thẩm quyền của Nghị viện Anh được thể hiện trong khá nhiều lĩnh vực. Chẳng hạn, từ sau cách mạng 1688 trở lại đây Nghị viện có toàn quyền lập pháp. Trong lĩnh vực ngân sách tài chính, Nghị viện Anh có quyền phê chuẩn việc mở các khoản thu thuế, thông qua ngân sách, thanh tra ngân sách,... Về đối ngoại, phòng thủ quốc gia, Nghị viện có quyền quyết định số phận chung của cộng đồng, có quyền thay mặt cộng đồng đặt mối quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác, phê chuẩn các điều ước đã được ký kết,... Trong lĩnh vực xét xử, trước đây Nghị viện có quyền luận tội các quan chức cao cấp của Nhà nước, từ Bộ trưởng cho đén Thủ tướng, thủ tục xét xử này được gọi là thủ tục đàn Hạch. Toà án có quyền xét xử Bộ trưởng chính là Thượng nghị viện, -16- còn cơ quan đứng lên truy tố và buộc tội là Hạ nghị viện. Đó chính là trách nhiệm cá nhân về hình sự của các Bộ trưởng, Ngày nay, chế độ trách nhiệm này đã chuyển thành chế độ trách nhiệm chính trị liên đới của nội các trước Hạ nghị viện. Có nghĩa là, nếu Hạ nghị viện không tín nhiệm Chính phủ thì Chính phủ bị lật đổ. Nghị viện Anh còn có quyền giám sát hoạt động của bộ máy hành pháp. ở Anh, nội các phải chịu trách nhiệm chính trị liên đới trước Nghị viện, bộ máy hành pháp phải chịu trách nhiệm trước cơ quan lập pháp. Bởi vậy, Chính phủ sẽ được tiếp tục hoạt động khi vẫn có sự tín nhiệm của Quốc hội. Trong trường hợp, mất sự tín nhiệm của Quốc hội thì Chính phủ bị lật đổ hoặc buộc phải thay đổi thành phần. Để giám sát Chính phủ, Nghị viện có thể chất vấn Chính phủ hoặc giám sát thông qua các cuộc thảo luận về dự án luật, dự án ngân sách,... ở Anh, Chính phủ là cơ quan đứng đầu bộ máy hành pháp. Là người đứng đầu Nhà nước, Nữ hoàng Anh bổ nhiệm Thủ tướng. Nhưng trong thực tế, Thủ tướng được bổ nhiệm là thủ lĩnh đảng cầm quyền, đảng chiếm đa số ghế trong Hạ nghị viện chứ không thể ai khác. Quyền hạn này thuộc về tập tục hiến pháp không thành văn của Anh. Như vậy, qua cuộc bầu cử trực tiếp Hạ nghị viện, nhân dân Anh dã trực tiếp lựa chọn cho mình một người đứng đầu bộ máy hành pháp. Vì thế, Thủ tướng Anh có nhiều quyền lực trên thực tế. Sau khi đã được Nữ hoàng bổ nhiệm, Thủ tướng đứng ra lập Chính phủ. Thủ tướng bổ nhiệm 100 chức vụ dưới quyền điều khiển của mình. Chức vụ quan trọng nhất là Bộ trưởng và Thủ tướng quyết định vị Bộ trưởng nào có chân trong nội các. Các hoạt động của Chính phủ do 30 Bộ đảm nhiệm và các vị Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm chính trị và hành chính liên đới trước Hạ nghị viện, chịu sự giám sát của Nghị viện. Ngoài nội các chiếm khoảng trên dưới 20 người, Chính phủ Anh còn bao gồm khoảng 70 chức vụ ngang bộ. ở Anh,ngoài nội các chính thức của đảng chiếm đa số ghế trong Nghị viện còn có một "nội các bóng" (nội các trong bóng tối) của đảng chính thức đối lập. "Nội các bóng" cũng có cơ cấu, chức vụ quy định rõ ràng, phân minh như nội các -17- chính thức nhưng các thành viên của nó không được hưởng lương ngoài lương Nghị sĩ.Vai trò của phe "đối lập chính thức" được công nhận về mặt pháp lý bởi đạo luật 1973 quy định lương bổng của lãnh tụ đối lập. Nếu đánh đổ Chính phủ tại Hạ nghị viện hay trong cuộc bầu cử, phe đối lập sẽ đứng ra lập một Chính phủ mới thay thế. Chính phủ được lập từ phái đa số trong Quốc hội nên trong thực tế, Chính phủ mới là cơ quan có thực quyền nhất trong cả hai lĩnh vực lập pháp và hành pháp. Trong lĩnh vực quản lý, Chính phủ là cơ quan hấp hành và hành chính Nhà nước cao nhất, thực hiện chức năng quản lý chung đối với tất cả những lĩnh vực hoạt động cơ bản của xã hội. Để thực hiên chức năng nay, Chính Phủ phải điều hoà,phối hợp hoạt động của tất cả các cơ quan trực thuộc. Chính phủ có một bộ máy hành chính bao gồm các cơ quan hành chính Trung ương và địa phương. Chính phủ có quyền bổ nhiệm các quan chức cao cấp dân sự và quân sự. Trong lĩnh vực lập pháp và lập quy, Chính phủ Anh có quyền nêu sáng kiến luật, trình dự án luật, dự án ngân sách ra trước Quốc hội, có quyền thảo luận và thông qua luật. Đồng thời, có quyền ban hành các văn bản quy phạm dưới luật để triển khai thực hiện các văn bản luật đã được Nghị viện thông qua và để điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh từ chính nhu cầu cai trị và quản lý đất nước. Về mặt ngoại giao, Chính phủ và Thủ tướng có quyền đàm phán và ký kết các hiệp ước quốc tế, tham gia tích cực vào quá trình phê chuẩn các hiệp ước quốc tế, Chính phủ đóng vai trò rất lớn trong việc bổ nhiệm các đại sứ hoặc chuẩn bị nhân sự đại sứ do Nhà vua phê chuẩn, Chính phủ có quyền lãnh đạo Bộ quốc phòng, có quyền quyết định tổng đông viên, động viên cục bộ. Chính phủ có quyền quyết định tình trạng khẩn cấp khi đất nước bị đe doạ bởi giặc ngoại xâm hoặc bởi tinh trạng bất ổn trong nước... Trong lĩnh vực tư pháp, Chính phủ có thể bổ nhiệm hoặc đề nghị bổ nhiệm các thẩm phán thực hiện chức năng công tố và thi hành án. Thủ Tướng là người đứng đầu Chính phủ đồng thời là người lãnh đạo nội các. Thủ -18- tướng Anh có quyền lực rất lớn mặc dù quyền đó không được quy định trong Hiến pháp thành văn. Thủ tướng có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm tất cả các thành viên của Chính phủ. Thủ tướng có quyền xác định nhiệm vụ và trình tự hoạt hoạt động của Chính phủ, có quyền ban hành các văn bản pháp luật của Chính phủ, có quyền thực hiện nhiều chức năng của Nhà nước "trước mặt Nữ hoàng" kể cả việc giải tán Nghị viện. Trên thực tế, Thủ tướng tự thân thực hiện vhức năng đối ngoại của Nhà nước như là một nguyên tắc. Thủ tướng có quyền yêu cầu giải tán Hạ nghị viện và tiến hành bầu cử một Hạ nghị viện mới. Thủ tướng có quyền đệ đơn từ chức bất cứ lúc nào; Khi Thủ tướng từ chức thì nội các phải từ chức theo. Thủ tướng có quyền chủ trì các hội nghị nội các, định ra các phương châm chính sách, quyết định các thành viên nội các, sử dụng và bãi nhiệm các quan chức cao cấp; Trực tiếp ra tuyên bố về tình trạng khẩn cấp của đất nước và toàn quyền chỉ huy quân sự. Quyết sách của nội các lấy theo ý kiến của Thủ tướng, quyết định cuối cùng cũng không phải biểu quyết qua bỏ phiếu. Khi các thành viên nội các không đồng ý vơi ý kiến của Thủ tướng nhưng ý kiến của họ không được chấp thuận thì Thủ tướng có quyền cách chức hoặc tiếp nhận đơn từ chức của họ. Ngoài ra, Thủ tướng còn cho ý kiến về việc bổ nhiệm các giám mục, thẩm phán cao cấp, tổng thư kí và các viên chức khác. Do đó có thể nói, Thủ tướng Anh thực sự là trung tâm quyền lực của Nhà nước. Tóm lại, chính thể Quân chủ đại nghị ở nước Anh hiện tại là kết quả của một quá trình phát triển qua nhiều thế kỉ của Nhà nước Anh. Nó tiến triển một cách chậm rãi, phù hợp với yêu cầu và xu hướng phát triển của lịch sử Nhà nước Anh để bảo đảm cho đời sống chính trị trong nước ngày càng cao và khả năng bảo vệ quyền lợi của giai cấp, tập đoàn thống trị ngày càng có hiệu quả hơn. 2.2. Hình thức chính thể Cộng hòa Tổng thống ở Mỹ Nhà nước tư sản Mỹ là một điển hình về chính thể Cộng hoà Tổng thống và hình thức Nhà nước liên bang tư sản; Điển hình về tổ chức Nhà nước theo tam -19- quyền phân lập. Quyền lực Nhà nước được chia làm ba quyền: Quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp; Ba cơ quan giữ ba quyền này tạo ra sự cân bằng và đối trọng quyền lực để phòng ngừa sự lạm dụng quyền lực hoặc tiếm quyền nhau.ở Mỹ nghị viện là cơ quan lập pháp bao gồm hai viện: Hạ nghị viện và Thượng nghị viện. Hạ nghị viện là cơ quan dân biểu do dân chúng các tiểu bang bầu lên. Số đại biểu tỷlệ với số dân của tiểu bang. Nhiệm kỳ của Hạ viện là hai năm. Hiến pháp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ quy định: " Không một người nào sẽ được dân bầu làm dân biểu nếu chưa tới 25 tuổi, nếu chưa làm dân Hợp chủng quốc được 7 năm, và nếu khi được bầu không cư trú tại tiểu bang đã tuyển lựa mình " ( Điều 2 khoản 2) Thượng nghị viện là cơ quan đại diện của các bang. Nhiệm kỳ của Thượng nghị viện là 6 năm cứ hai năm 1/3. Mỗi tiểu bang có hai Thượng nghị sĩ không kể bang lớn hay nhỏ, số dân đông hay ít . Theo khoản 3 Điều 1, Thượng nghị sĩ ( ở Liên bang ) do Quốc hội tiểu bang bầu lên. Sau đó, theo điều bổ sung và sửa đổi sau này ( Điều 17) Thượng nghị sĩ, Hạ nghị viện đều do dân chúng trực tiếp bầu ra. Khi là Nghị sĩ của một Viện thì không được bầu là Nghị sĩ của Viện kia và cũng không được làm thành viên của cơ quan hành pháp hay cơ quan tư pháp. Xuất phát từ nguyên tắc đối trọng và cân bằng quyền lực nên hai Viện có chức năng và quyền hạn khác nhau. Ví dụ: Hạ nghị viện có quyền luận tội các cơ quan cao cấp nhất của Nhà nước kể cả Tổng thống nhưng lại không có quyền kết tội quyền này thuộc về Thượng viện. ở Mỹ hệ thống các ủy ban của Nghị viện có quy mô, có quyền lực rộng lớn và trong hoạt động có tính độc lập. Loại thứ nhất là các ủy ban thường trực được thành lập theo quy định của pháp luật. Loại thứ hai các ủy ban đặc biệt được thành lập theo quy định của mỗi viện, để nghiên cứu, dể điều tra một hoạt động nào đó của bộ máy hành pháp. Các ủy ban Nghị viện ngoài việc nghiên cứu xem xét trước các dự án, còn có quyền giám sát một cách độc lập hoạt động của các quan chức -20- trong bộ máy hành pháp. Hiện nay , Nghị viện có 16 ủy ban thường trực ở Thượng viện và 22 ủy ban ở Hạ viện. Ngoài ra, còn có ủy ban toàn viện, ủy ban hòa giải,... ở Mỹ, quyền lập pháp là đặc quyền của Nghị sĩ. Nhưng bộ máy hành pháp do Tổng thống đứng đầu tác động rất mạnh đến việc trình dự án luật của Nghị sĩ bằng nhiều biện pháp và hình thức khác nhau. Khoảng gần một nửa số dự án luật Nghị viện Mỹ do Tổng thống đề nghị thông qua các thông điệp gửi Nghị viện. Theo Hiến pháp Mỹ 1787, Tổng thống vừa là Nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu cơ quan hành pháp. Hiến pháp này quy định rõ:" quyền hành pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ được trao cho Tổng thống". Với quy định này, Nguyên thủ quốc gia là người duy nhất có quyền quản lý đất nước. Nhiệm kỳ của Tổng thống là 4 năm. Người muốn ứng cử Tổng thống phải là công dân Hoa Kỳ, phải từ 35 tuổi trở lên, đã cư trú ở Mỹ trên 14 năm. Tổng thống do toàn dân bầu ra nhưng theo đầu phiếu gián tiếp. Tổng thống Mỹ có quyền lực rất lớn: * Tổng thống có quyền bổ nhiệm các Bộ trưởng; Chính phủ chỉ là cơ quan tư vấn cho Tổng thống. * Tổng thống là tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang. * Tổng thống có quyền trình dự án luật, ngân sách lên Nghị viện. * Tổng thống có quyền ký các điều ước quốc tế và cử các đại diện ngoại giao. * Tổng thống có quyền bổ nhiệm các thẩm phán của pháp viện tối cao. * Tổng thống có quyền ban bố hoặc phủ quyết các đạo luật của Nghị viện. Lịch sử nhà nước Mỹ gắn liền với vai trò của các Tổng thống - Người đứng đầu cơ quan hành pháp. Kể từ khi lập nước đến thời Tổng thống G.Bush hiện nay nước Mỹ đã trải qua 43 đời Tổng thống. Theo Hiến pháp, trong chính thể Cộng hòa Tổng thống, vai trò và quyền lực của Tổng thống là rất lớn. Nhưng trên thực tế thì vai trò và thực quyền của Tổng thống lại lớn hơn rất nhiều. Các Tổng thống Mỹ thường dùng các thủ đoạn sau để lạm quyền: -21- * Lợi dụng Hiến pháp với lời văn và từ ngữ rộng rãi và luật ủy quyền của Nghị viện giao cho, Tổng thống ra văn bản pháp luật đáng ra phải do Hiến pháp hoặc đạo luật của Nghị viện quy định. Ví dụ: Theo Hiến pháp Tổng thống được phép ký các hiệp ước nhưng phải được 2/3 số Thượng nghị sĩ phê chuẩn nên Tổng Thống thường thay hình thức hiệp ước bằng hình thức hiệp nghị của hành pháp để tránh sự phê chuẩn của Thượng nghị sĩ. *

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu thể chế chính trị một số quốc gia trên thế giới.doc
Tài liệu liên quan