Tiểu luận Tìm hiểu thực trạng phát triển và giải pháp cho thương mại điện tử ở nước ta hiện nay

Cho tới nay rất nhiều doanh nghiệp vẫn chưa biết tới thương mại điện tử và những lợi ích mà nó mang lại, kể cả nhiều doanh nghiệp nhà nước có qui mô lớn. Trong khi đó hầu hết các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nắm bắt được và biết cách ứng dụng thương mại điện tử. Năng lực cạnh tranh khá cao và tỷ trọng xuất khẩu lớn của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phản ánh phần nào điều này.

Các doanh nghiệp trong nước, cả doanh nghiệp có quy mô lớn lẫn doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần chủ động tìm hiểu về thương mại điện tử, coi đây là một trong những nhiệm vụ gắn với việc xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn. Trong bối cảnh ứng dụng công nghệ thông tin có tác động to lớn và toàn diện tới năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp và Việt Nam đang chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, sức ép cạnh tranh từ việc mở cửa thị trường sẽ rất lớn nên việc sử dụng thương mại điện tử để nâng cao sức cạnh tranh là cấp thiết.

 

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3498 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu thực trạng phát triển và giải pháp cho thương mại điện tử ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Cùng với việc tiếp tục ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thương mại điện tử để hoàn thiện khung pháp luật hiện có, trong thêi gian tíi các cơ quan nhà nước cần tiến hành rà soát những quy định đã ban hành để tìm ra những điểm không phù hợp với giao dịch thương mại điện tử nhằm loại bỏ những quy định chưa hợp lý, sửa đổi, bổ sung những quy định cần thiết theo hướng không phân biệt đối xử giữa giao dịch thông thường và giao dịch điện tử. 1.4. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ của cơ quan nhà nước đối với thương mại điện tử Trong năm tới các cơ quan nhà nước cần đẩy mạnh việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, đặc biệt là dịch vụ công liên quan tới các thủ tục thương mại như các loại giấy phép xuất khẩu và nhập khẩu, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, khai hải quan trực tuyến. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đấu thầu mua sắm công khai trên mạng không những chỉ với các dự án qui mô quốc gia mà cả trong mua sắm dùng ngân sách nhà nước của các cơ quan cấp bộ ngành và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tiếp tục nâng cao chất lượng cung cấp thông tin kinh tế, thương mại trên các website của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương tới địa phương. Đồng thời gấp rút triển khai những hoạt động liên quan tới thống kê thương mại điện tử nhằm giúp cho công tác hoạch định chính sách của cơ quan nhà nước cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tốt hơn. Do TMĐT có nhiều rào cản nên hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ tự mình không thể vượt qua để tham gia ngay TMĐT. Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong tạo dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kỹ thuật và công nghệ của TMĐT. Bộ Thương mại đang tiến hành dự án ”Tổ chức triển khai, phát triển TMĐT” theo chỉ đạo của Chính phủ tại Quyết định số 95/2002/QĐ-TTg ngày 17/7/2002 nhằm tạo dựng các điều kiện cơ bản, cần thiết ban đầu cho TMĐT Việt Nam phát triển. Dự án sẽ xây dựng 3 sàn TMĐT tại 3 miền đất nước cung cấp cho các doanh nghiệp cơ sở hạ tầng máy tính, truyền thông, kỹ thuật và công nghệ bảo mật, công nghệ thực hành TMĐT, xây dựng các trang Web TMĐT mẫu, huấn luyện cho các doanh nghiệp để các doanh nghiệp chỉ với điều kiện có máy tính kết nối Internet và cán bộ có trình độ văn phòng hoàn toàn có thể tham gia TMĐT ở tất cả các cấp độ mà một doanh nghiệp nước ngoài có thể thực hiện.  2. Đối với các doanh nghiệp 2.1. Chủ động tìm hiểu về thương mại điện tử Cho tới nay rất nhiều doanh nghiệp vẫn chưa biết tới thương mại điện tử và những lợi ích mà nó mang lại, kể cả nhiều doanh nghiệp nhà nước có qui mô lớn. Trong khi đó hầu hết các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nắm bắt được và biết cách ứng dụng thương mại điện tử. Năng lực cạnh tranh khá cao và tỷ trọng xuất khẩu lớn của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phản ánh phần nào điều này. Các doanh nghiệp trong nước, cả doanh nghiệp có quy mô lớn lẫn doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần chủ động tìm hiểu về thương mại điện tử, coi đây là một trong những nhiệm vụ gắn với việc xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn. Trong bối cảnh ứng dụng công nghệ thông tin có tác động to lớn và toàn diện tới năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp và Việt Nam đang chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, sức ép cạnh tranh từ việc mở cửa thị trường sẽ rất lớn nên việc sử dụng thương mại điện tử để nâng cao sức cạnh tranh là cấp thiết. 2.2. Xác định mô hình thương mại điện tử thích hợp và xây dựng kế hoạch triển khai mô hình tại doanh nghiệp Một số doanh nghiệp đã nhận thức được lợi ích của thương mại điện tử, tuy nhiên còn lúng túng trong việc triển khai cụ thể hoặc có tâm lý trông chờ vào sự hướng dẫn, hỗ trợ từ phía Nhà nước. Doanh nghiệp cần thấy rằng việc triển khai thương mại điện tử khó có thể rập khuôn theo các mô hình có sẵn. Do vậy, doanh nghiệp cần tìm hiểu, nghiên cứu và tự chọn cho mình mô hình thương mại điện tử phù hợp với quy mô doanh nghiệp, loại hình kinh doanh, trình độ cán bộ và khả năng tài chính của mình. Trên cơ sở mô hình đã chọn, các doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch triển khai, bao gồm kế hoạch tài chính trên cơ sở đầu tư vào thiết bị và công nghệ, đầu tư nguồn lực con người, v.v... 2.3. Tích cực tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử Sàn Giao dịch là một trong những hình thức hỗ trợ thương mại điện tử quan trọng nhất. Thay vì phải tự hình thành một website riêng, doanh nghiệp có thể giới thiệu về mình, tìm kiếm đối tác, khách hàng và tận dụng được nhiều lợi ích kèm theo từ các sàn giao dịch trực tuyến. Các doanh nghiệp có thể tìm kiếm mặt hàng, đối tác trên các sàn giao dịch vốn đã nổi tiếng trên thế giới như (Hàn Quốc), (Mỹ) ... II. MỘT SỐ KỸ THUẬT VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1. Xây dựng website thương mại điện tử 1.1. Mục đích xây dựng website thương mại điện tử Thông qua website doanh nghiệp có thể công bố một cách thường xuyên các thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ. Những chức năng trả lời tự động các câu hỏi, các cơ sở dữ liệu cho phép cung cấp cho khách hàng những thông tin cập nhật bất kỳ lúc nào khách hàng có nhu cầu. So sánh với hình thức cung cấp qua catalogue thì hình thức qua trang web tỏ ra hiệu quả hơn, nhanh nhạy hơn. Nhờ có trang web, khách hàng có thể được phục vụ một cách có hiệu quả hơn. Có được điều này là nhờ website cung cấp cho khách hàng các gợi ý, các thông tin chính xác về sản phẩm, dịch vụ. Số lượng người tham gia Internet có thể tạo ra thị trường đông đảo nhất và đây là những khách hàng có trình độ học vấn, hiểu biết, có địa vị ổn định và thu nhập từ trung bình trở lên. Phần đông những khách hàng này lại là giới trẻ, năng động và nhu cầu đa dạng. Tiếp cận được với các khách hàng Internet nói trên sẽ là điều kiện để doanh nghiệp thành công. 1.2. Thiết kế website thương mại điện tử Website thương mại điện tử cũng như website thông tin cần thiết kế sao cho bắt mắt, dễ thấy và dễ truy nhập. Có một số lưu ý khi thiết kế website thương mại điện tử. a) Các vùng của trang chủ website Trang chủ website được chia thành 6 vùng, các vùng có ý nghĩa khác nhau. Vùng 1 - thường được dùng để đặt logo, biểu tượng của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp chưa có thì hãy khẩn trương thiết kế, vùng này không nên đặt các thông tin khác. Hình 1. Cácvùng của một website Vùng 2 - thường dùng để đặt banner hay hình ảnh, chữ đặc trưng cho doanh nghiệp. Có nhiều trang web vùng 1 và 2 liên kết làm một, và cũng như vùng 1 - không nên đặt các thông tin về sản phẩm, dịch vụ. Vùng 3, 4, 5 là các vùng hết sức nhạy cảm của trang web. Khi mở trang web người truy cập thường nhìn theo chiều mũi tên và vì vậy vùng 3 nên dùng làm nơi đặt các mục nội dung của trang web, vùng 4 và nửa trên của vùng 5 nên dành cho các sản phẩm, dịch vụ mới. Việc sắp xếp như vậy sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, người truy cập sẽ nhanh bắt được thông tin hơn khi lướt web. Vùng 6 và nửa dưới của vùng 5 là vùng ít nhạy cảm hơn nên dùng để đặt các thông tin ít thay đổi, ví dụ như giới thiệu lịch sử hình thành công ty, cơ cấu tổ chức, địa chỉ hay đặt các logo liên kết tới các site của khách hàng quen thuộc. b) Tổ chức từng vùng Trong từng vùng website cần tổ chức khoa học, chặt chẽ, các đề mục rõ ràng, dễ hiểu, tránh dùng những cụm từ có nhiều nghĩa dễ gây nhiểu nhầm. Từng vùng chia thành các phần và sắp xếp các nội dung từ trên xuống dưới theo mức độ quan trọng giảm dần. Tổ chức từng vùng đơn giản, dễ hiểu. c) Thời gian tải nhanh Do có nhiều khách hàng truy cập trang web bằng modem với tốc độ 28.8, 33.6 hay 57.6 nên trang web phải nhẹ. Có một nguyên tắc là 30 phút trước màn hình dài như 10 phút vậy. Do vậy các ảnh nên thu nhỏ dung lượng, thường 5 Kb và không nên vượt quá 10 Kb. Không nên đăng các ảnh vô bổ, thông tin không cần thiết. Đừng bắt khách hàng phải xem những gì họ không muốn. d) Phông chữ Không nên dùng nhiều phông chữ, nếu cần phải nhấn mạnh thì dùng cỡ chữ đậm hay dùng màu, song tránh loè loẹt. Các bảng biểu cần lưu ý đến việc khách hàng dùng các trình duyệt khác nhau, có những trình duyệt không đọc được bảng biểu. Khi thiết kế doanh nghiệp cần yêu cầu các nhà chuyên môn đảm bảo điều này. Khách hàng khi truy cập trang web sẽ hài lòng nếu trong quá trình thiết kế ta đã lưu ý đến trình duyệt mà họ sử dụng. Phần lớn người dùng hiện nay sử dụng trình duyệt Internet explore và có xu hướng ngày càng tăng. e) Một số lưu ý khi thiết kế trang web Cần tạo các đường liên kết ở các trang để khách hàng dễ dàng truy cập thông tin. Khách hàng mới thường thích trang web sống động, khách hàng quen hay các nhà kinh doanh có trình độ thường chú ý đến dữ liệu, con số, sự rõ ràng và trung thực. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng. Khách hàng vào mạng nếu vì một lý do nào đó không muốn đặt hàng qua mạng thì họ có thể đặt qua fax hay gửi email. Trang web phải có địa chỉ rõ ràng, khi cần khách hàng có thể gửi thư, điện thoại. Những trang web không có địa chỉ rõ ràng sẽ làm khách hàng kém yên tâm. Cần thu hút khách hàng đến xem, không dụ dỗ khách mua hàng. Họ đã đến xem và sau khi xem xong cái đọng lại trong đầu họ là quan trọng nhất. Phải có feedback để khách hàng trao đổi thông tin với doanh nghiệp có website. 1.3. Xây dựng nội dung website thương mại điện tử Trang web cần phải có đoạn văn giới thiệu về trang web và doanh nghiệp chủ của trang web.Tuỳ theo mục đích của từng thời kỳ mà trang web có nội dung khác nhau. Cần phân tích để xác định nội dung nào cần thiết, không nên đưa vào trang web những nội dung vô bổ, khách hàng không quan tâm. Doanh nghiệp có nhiều đơn vị hoạt động trên nhiều lĩnh vực nhưng không phải tất cả đều đưa lên trang web, chỉ nên đưa những địa chỉ, những lĩnh vực hoạt động mà khách hàng quan tâm. Cũng như vậy không nên đưa những sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đã hết công suất, không có khả năng tăng thêm hay các sản phẩm, dịch vụ chỉ phục vụ nội bộ. Tuy nhiên hàng tồn kho, chậm luân chuyển vẫn có thể đặt lên chào bán trên mạng. Các nội dung đã đăng tải trên trang web cần biên tập sao cho ngắn gọn, rõ ràng, không dùng những từ hai nghĩa dễ gây hiểu lầm. Với văn học cách nói ám chỉ là hiệu quả nhưng dùng cách đó để biên tập lời văn trong trang web thì đó là tối kỵ. Nên chú ý rằng nhiều khi gạch đầu dòng còn hiệu quả hơn là viết. Khi biên tập nội dung nhất thiết phải đứng ở vị trí khách hàng, đưa lên trang web những gì mà khách hàng cần, loại bỏ những gì mà khách hàng cho là thừa, vô bổ. Phải kiểm tra cẩn thận, soát morat, tiêu đề. Nếu cần, in ra giấy để kiểm tra. Cần tránh việc đưa văn bản với dung lượng lớn. Nếu buộc phải làm thì hãy phân nhỏ thành nhiều phần. 1.4. Quảng bá và duy trì website thương mại điện tử a) Quảng bá trang web Tên miền Để quảng bá (đăng tải) trang web cho khách hàng truy nhập cần phải đăng ký tên miền. Tên miền chính là địa chỉ trên Internet của website. Internet như một đại lộ kéo dài qua tất cả các nước trên thế giới, website của doanh nghiệp như một cửa hàng trên đại lộ đó, tên miền chính là tên cửa hàng. Như vậy bất kỳ ai có website trên Internet đều phải đăng ký tên miền. - Tên miền được phân loại nhờ phần mở rộng cách phần chính bởi dấu chấm (.), ví dụ: .com: dành cho thương mại .biz: dành cho kinh doanh .gov: dành cho Chính phủ .org: dành cho các tổ chức .edu: dành cho giáo dục .v.v.. Tên miền có 3 phần: tên của website, phần mở rộng và tên nước (quốc gia). Các doanh nghiệp nên sử dụng tên miền có phần mở rộng là .com hay .biz Tên của website cần đặt ngắn gọn, phản ánh được đặc trưng, nét nổi bật của trang web của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng có thể sử dụng luôn tên này. Ví dụ: vinamilk.com.vn, IBM.com, trungnguyen.com.vn Phần tên quốc gia được quy định thống nhất là hai chữ cái, các tên miền đăng ký ở Việt Nam được tự động có đuôi là .vn. Đuôi .vn còn thể hiện rằng máy chủ chứa trang web (hosting server) đặt tại Việt Nam. Tên miền do Trung tâm Internet Việt Nam thuộc Bộ Bưu chính viễn thông quản lý. Các chủ thể hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam được đăng ký tên miền .com.vn, .net.vn, .org.vn, .edu.vn, .ae.vn, .int.vn, .gov.vn, .vn. Cá nhân được đăng ký tên miền có đuôi .com.vn, .biz.vn, .info.vn, .pro.vn, .name.vn Để đăng ký cần truy cập website của vnnic (www.vnnic.net.vn) để kiểm tra sự tồn tại của tên miền muốn đăng ký. Những tên miền đã có, sẽ không được phép đăng ký, phải lựa chọn tên miền khác để bảo đảm tính chất không trùng lắp. Sau khi khai báo tên miền được VNNIC niêm yết công khai 3 ngày trên mạng. Sau khi nộp phí tên miền sẽ được đưa vào danh sách tên miền được cấp phát. Chi phí để đăng ký tên miền lần đầu là 930.000 đ/năm, trong đó chi phí cho đăng ký là 450.000 đ, chi phí cho duy trì tên miền là 480.000 đ. Từ năm thứ hai trở đi chỉ cần phải nộp phí duy trì là 480.000 đ/năm. Hiện nay VNNIC có các đại lý, doanh nghiệp có thể thông qua các đại lý này để đăng ký tên miền: Công ty Hi-Tek Multimedia ( Công ty FPT (  Trung tâm Thông tin Thương mại ( Công ty cổ phần phần mềm đại lộ ( Công ty tin học bưu điện TP Hồ Chí Minh ( Doanh nghiệp cần nhận thức rằng website là một kênh thông tin quan trọng. Do vậy cần phải quan tâm đến website. Website có đông khách sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm ăn phát đạt, ngược lại website hỏng, ít người thăm đồng nghĩa với mất khách. Khi hosting doanh nghiệp cần được các nhà cung cấp dịch vụ đảm bảo rằng người ta có thể truy cập trang web của doanh nghiệp bất cứ lúc nào, tải về phải nhanh nghĩa là nhà cung cấp dịch vụ hosting phải có đường Internet leased line băng thông rộng. Một điểm hết sức quan trọng là doanh nghiệp phải được thông báo định kỳ về tình hình khách hàng truy nhập vào trang web. Các nhà cung cấp dịch vụ mạng thường bỏ qua việc này để giảm chi phí, cạnh tranh về giá. Việc nắm được số lượng người truy nhập từng mục của trang web sẽ giúp cho doanh nghiệp hiểu được nhu cầu của khách hàng và điều chỉnh các nội dung để trang web ngày càng hữu hiệu. Quảng bá: Sau khi có được website, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến việc làm sao mọi người biết đến? Vào thời điểm cuối năm 2004, có khoảng hơn 40 triệu website tồn tại trên mạng Internet với hơn 8 tỷ trang web. Nếu ta không chú trọng marketing cho website thì nó sẽ nhanh chóng chìm sâu trong hơn 8 tỷ trang web này. Theo một thống kê, hiện ước tính mỗi tháng có gần một triệu website mới ra đời trên toàn thế giới. Xin nhấn mạnh rằng: hiện giờ khâu marketing (quảng bá hay tiếp thị) website của các doanh nghiệp ở Việt Nam còn chưa được chú trọng. Có nhiều website rất đẹp, xây dựng rất công phu, để rồi sau khi được online (trực tuyến), trong nhiều tháng nhiều năm liền chỉ có vài trăm hay vài nghìn người vào xem. Như vậy, hoàn toàn lãng phí tiền của và công sức xây dựng website. Lựa chọn những nơi hosting là những đầu mối, cổng thông tin của quốc gia, của ngành hàng là hết sức hiệu quả vì nó giảm thiểu sự phức tạp cho khách hàng trong truy tìm thông tin. Đặt website ở những nơi thiếu thông tin chung không có hiệu quả bằng đặt ở những đầu mối thông tin chuyên ngành. Việc giới thiệu website trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, tạp chí là một việc làm cần thiết. Không cần phải giới thiệu dài, đôi khi chỉ là một khung nhỏ, đăng tên và địa chỉ website ở một vị trí cố định trên một cuốn tạp chí chuyên ngành trong một thời gian nhất định. Có một số biện pháp khác cũng hay được sử dụng là trao đổi logo, banner với các website khác, thông báo tài trợ cuộc thi, cung cấp dịch vụ miễn phí... Cần lưu ý rằng doanh nghiệp phải tự duy trì website của mình, tránh tình trạng khoán cho công ty xây dựng website vì đơn vị thiết kế website nhiều khi không hiểu hết được ý đồ của doanh nghiệp, không quan tâm đầy đủ đến nội dung của website nên không cập nhật kịp thời những thông tin mới. Để duy trì tốt website phải có sự tổ chức, phân công trách nhiệm rõ ràng, phải quy định rõ những thông tin nào đưa lên website và ai là người có trách nhiệm cung cấp thông tin đó cho cán bộ quản lý website. Khi có những thay đổi như có sản phẩm mới, dịch vụ mới, thay đổi nhân sự ngoài việc đăng tải trên trang web còn cần phải gửi thông báo đến các khách hàng quen thuộc. b) Duy trì trang web thương mại điện tử Cập nhật Việc cập nhật nội dung trang web có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại của trang web. Trang web có hiệu quả hay không phụ thuộc vào việc cập nhật. Tính tích cực chủ động của doanh nghiệp trong tham gia thương mại điện tử còn thể hiện ở việc cập nhật thông tin cho trang web. Yêu cầu cập nhật thông tin cho trang web phụ thuộc vào tính chất của trang web xây dựng để bán hàng hoá hay cung cấp dịch vụ. Nếu là trang web cung cấp dịch vụ thì mức độ cập nhật yêu cầu thường xuyên hơn. Việc cập nhật trang web tuy đơn giản nhưng lại là một công việc rất khó khăn và có rất nhiều trang web đã không thực hiện được dẫn đến trang web "bị chết" và doanh nghiệp lãng phí tiền bạc chi cho xây dựng trang web. Để nhẹ bớt công việc, có một số doanh nghiệp khoán việc này cho công ty tin học đã xây dựng trang web cho mình thực hiện. Đấy là một sai lầm. Việc xây dựng trang web có thể thuê các công ty tin học thực hiện nhưng việc cập nhật thì không thể, vì các công ty này không thể hiểu và thực hiện tốt công việc như doanh nghiệp. Do vậy trước khi bắt tay vào xây dựng trang web, doanh nghiệp hãy tính đến việc cập nhật. Việc cập nhật thực ra là không khó về kỹ thuật, nó chỉ đòi hỏi cán bộ cã trình độ tin học văn phòng, nhưng nó đòi hỏi sự tổ chức. Trong một chừng mực nào đó, các doanh nghiệp hay e ngại vì thường không quen với tổ chức, biên tập thông tin. Để cập nhật tèt thông tin cho trang web, trước hết cần phải giao nhiệm vụ cho một người/ nhóm người chịu trách nhiệm. Đừng để họ phải đi khắp các phòng ban để tìm kiếm thông tin cho trang web. Hãy áp dụng nguyên tắc Thông tin phát sinh ở đâu thì nơi đó phải cung cấp cho những người chịu trách nhiệm cập nhật thông tin cho trang web. Biểu 4. Mức độ cập nhật thông tin của các loại trang web (%) Mức độ cập nhật Trang Web hàng hoá Trang web dịch vụ Hàng ngày 27 27 Hàng tuần 22 35 Hàng tháng 28 17 Thỉnh thoảng 23 23 Mở rộng dân số của trang web Dân số trang web chính là khách thăm viếng trang web. Trang web được càng nhiều người ghé thăm thì dân số càng lớn. Dân số của trang web được chia ra dân số thường xuyên hay dân số chính và dân số vãng lai hoặc dân số mới. Cả hai loại dân số này đều luôn biến động. Dân số mới thường bị hấp dẫn bởi tính bắt mắt của trang web, bằng hàng hoá, dịch vụ và chính sách tốt. Dân số chính lại quan tâm đến sự trung thực của thông tin, số liệu và tính tín nhiệm của doanh nghiệp. Do vậy việc chăm sóc các loại dân số này khác nhau. Người chủ trang web phải quan tâm đến dân số của mình và phải làm sao thu hút họ. Phải xây dựng hình ảnh, thương hiệu của công ty. Hiện nay 90% trang web phục vụ mục đích này là chính. Cần phải coi địa chỉ Internet như một phần không thể thiếu của chiến lược xây dựng hình ảnh công ty, xây dựng thương hiệu. Phần lớn các trang web hiện nay ở nước ta mới dừng ở mức cung cấp thông tin một chiều, chưa có sự tương tác với dân số của mình. Trong việc duy trì dân số của trang web cần chú ý nguyên tắc Pareto: 20% khách hàng đem lại 80% doanh thu cho doanh nghiệp. Hay nói cách khác có 1/5 dân số của trang web là người tạo ra giá trị bền vững, lâu dài cho doanh nghiệp. Do vậy số khách này cần sự chăm sóc đặc biệt. Để giữ được số khách hàng này cần áp dông nguyên tắc hãy cung cấp cho họ cái mà người ta quan tâm. Có nhiều phương pháp thực hiện: Doanh nghiệp có thể bán hàng bổ sung. Ví dụ bán dụng cụ thể thao thì bán thêm đồ thể thao như quần áo, giày, găng tay; bán cà phê thì bán thêm sữa, đường, phin pha hay thức ăn kèm. Bán hàng như lần trước nhưng có giảm giá. Gửi thư thông báo, thăm hỏi để tạo liên hệ với khách hàng Bán từng phần sản phẩm. Khi sản phẩm tốt nhưng có thể giá cả chưa phù hợp ngay với túi tiền của khách hàng, ta có thể chia sản phẩm thành các phần khác nhau, phần bán trước sẽ bán với giá phù hợp thậm chí không có lãi, các phần sau sẽ bán được giá hơn vì khách hàng dễ chấp nhận do đã dùng và biết công dụng, chất lượng của sản phẩm. Bán sản phẩm nâng cấp. Ví dụ hãng phần mềm có thể bán version đầu với giá thấp, sau đó nâng cấp lên version mới và bán với giá cao hơn. Bán hộ sản phẩm cho người khác. Bán hộ sản phẩm cho người khác sẽ giúp cho tăng doanh thu, tăng lòng tin của khách hàng, tăng lợi nhuận. Nhưng chú ý rằng đó không phải là sản phẩm cạnh tranh. Xin nêu một ví dụ ở Trung tâm thông tin thương mại. Năm 1992, sau khi sáp nhập ba bộ Ngoại thương, Vật tư và Thương nghiệp, Trung tâm có 6 bản tin, ban đầu phát hành thông qua hệ thống phát hành báo chí của Tổng công ty Bưu chính viễn thông. Do các bản tin còn xa lạ với người dùng nên số lượng phát hành không được bao nhiêu, có bản tin chỉ bán được mấy trăm bản. Trung tâm đứng trước tình trạng không duy trì nổi các bản tin. Để giải quyết, Trung tâm đã lập phòng Phát hành chuyên lo đầu ra cho các sản phẩm của mình. Khi triển khai gặp một khó khăn lớn là các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị đều đã đặt báo của Bưu điện (Công ty phát hành báo chí Trung ương) cả rồi, người ta không muốn ký thêm một hợp đồng nữa chỉ vì mua thêm một bản tin của Trung tâm. Trung tâm đã làm việc với Công ty phát hành báo chí Trung ương xin được làm đại lý phát hành. Khi bán báo cho Công ty phát hành báo chí Trung ương, Trung tâm đã bán kèm các bản tin của mình vào. Nhờ vậy mà số lượng phát hành của các bản tin đều tăng đột biến, lại được hưởng tiền hoa hồng bán hàng 22% của Công ty phát hành báo chí Trung ương nên tình hình tài chính được xoay chuyển. 2. Xây dựng các Sàn Thương mại điện tử Theo dự kiến, Bộ Thương mại sẽ xây dựng ở Hà Nội, TP Đà Nẵng và TP Biên Hoà (Đồng Nai) mỗi nơi một sàn TMĐT, có trang bị đầy đủ, hiện đại các máy móc, thiết bị, kể cả phần mềm, đường truyền Internet tốc độ cao, có tích hợp các giải pháp bảo mật và thanh toán để các doanh nghiệp với trang bị tối thiểu (máy tính PC kết nối Internet) và nhân lực có trình độ CNTT ở mức tin học văn phòng có thể thực hiện TMĐT thông qua các sàn này. Các doanh nghiệp khi tham gia TMĐT sẽ tự mình truy cập vào sàn TMĐT để dựa trên trang web mẫu tự khai báo và xây dựng trang web TMĐT phù hợp nhu cầu của doanh nghiệp mình. Do Sàn TMĐT được xây dựng với công nghệ tiên tiến nhất, có cơ sở vật chất mạnh, lại tích hợp các công nghệ thanh toán, bảo mật nên các website TMĐT của các doanh nghiệp tham gia Sàn sẽ có đủ khả năng kết nối và tiến hành thương mại điện tử với bất cứ doanh nghiệp nào trên thế giới. Công nghệ mà Bộ Thương mại sử dụng là công nghệ tiên tiến nhất, nó đảm bảo cho các doanh nghiệp trong cơ sở vật chất hạn hẹp vẫn có thể tiến hành TMĐT ngang tầm với các công ty lớn trên thế giới. Sàn đảm bảo cho các doanh nghiệp thực hiện TMĐT dạng B2C và B2B. Bao gồm siêu thị bán lẻ, bán hàng cho nhà phân phối, bán hàng qua hệ thống đại lý, bán hàng qua kênh cung cấp và dạng extended site. Extended site là một chức năng mới, nó cho phép một doanh nghiệp có thể mở các site con cho từng khách hàng để dễ quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Đây là các hình thức phổ biến hiện nay trong TMĐT của một số nước. Dự án có các hạng mục chính là xây dựng các sàn TMĐT và đào tạo, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử. Cụ thể: - Tại 3 miền Bắc, Trung, Nam sẽ xây dựng mỗi miền một sàn thương mại điện tử được trang bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại, có kết nối với các sàn thương mại điện tử nước ngoài để phục vụ cho các doanh nghiệp trên địa bàn nơi đặt sàn thương mại điện tử. Cụ thể là: Sàn TMĐT miền Trung được xây dựng tại Khu trung tâm Hội chợ Quốc tế Hoà Cường - Đà Nẵng. Sàn TMĐT Đà Nẵng phục vụ doanh nghiệp miền Trung. Sàn TMĐT miền Nam được xây dựng tại đường 5, phường Tân Mai, Biên Hoà - Đồng Nai. Sàn TMĐT Đồng Nai phục vụ doanh nghiệp miền Nam. Sàn TMĐT Hà Nội sẽ được xây dựng tại ngã 3, đường Hoàng Quốc Việt và đường Phạm Văn Đồng; đối diện Trung tâm Triển lãm Nông nghiệp. Sàn TMĐT Hà Nội phục vụ doanh nghiệp miền Bắc. Sàn TMĐT Hà Nội còn có vai trò là một Trung tâm phát triển thương mại điện tử để hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ, nghiệp vụ cho toàn hệ thống phát triển thương mại điện tử nói trên. Sàn TMĐT Hà Nội có thêm các nhiệm vụ: Kết nối các Sàn thương mại điện tử; Kết nối các tỉnh thành phố trên khắp cả nước; Bên cạnh đó, sàn có chức năng đảm bảo về tốc độ, độ ổn định và an toàn đường  truyền để phục vụ cho kinh doanh và quản lý nhà nước. Sở dĩ TMĐT của Việt Nam được triển khai chủ yếu thông qua việc hình thành 3 Sàn TMĐT gồm cả phần ảo (phục vụ việc mua bán hàng hoá, dịch vụ… qua mạng) và phần thực (bao gồm cả các phòng phục vụ cho việc trưng bày hàng mẫu…) là vì: Một là, Việt Nam là một đất nước nông nghiệp vốn rất quen thuộc với kiểu mua bán hàng truyền thống (xem tận mắt và thử món hàng trước khi mua). Thêm vào đó, TMĐT hiện vẫn còn mới mẻ với hầu hết người Việt Nam. Vì vậy, tại thời điểm này, nếu Việt Nam triển khai TMĐT hoàn toàn theo mô hình một số nước phát triển cao như Mỹ, Canada, Australia thì người tiêu dùng sẽ không dễ gì chấp nhận. Những tâm lý lo ngại như liệu trong thực tế có hàng như đã được giới thiệu trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu thực trạng phát triển và giải pháp cho thương mại điện tử ở nước ta hiện nay.doc
Tài liệu liên quan