Tiểu luận Tìm hiểu tư tưởng thân dân của Hồ Chủ Tịch so với các bậc tiền bối. Vấn đề này ngày nay được Đảng và Nhà nước triển khai, giải quyết như thế nào

MỤC LỤC

 

I. LỜI MỞ ĐẦU . .1

II. THÂN DÂN TRONG TƯ TƯỞNG CÁC BẬC TIỀN BỐI TRƯỚC HỒ CHÍ MINH .2

III. THÂN DÂN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 8

IV. VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VÀO CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NỨƠC 14

V. KẾT LUẬN .19

 

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1656 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu tư tưởng thân dân của Hồ Chủ Tịch so với các bậc tiền bối. Vấn đề này ngày nay được Đảng và Nhà nước triển khai, giải quyết như thế nào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hái tử. Đẩy thuyền, làm lật thuyền là dân, dân có sức mạnh như nước. Bài Quan hải là sự suy nghiệm của ông về lịch sử, về sự sụp đổ của một triều đại để tìm ra nguyên nhân cơ bản của thảm hoạ mất nước là do triều đại đó không được lòng dân.Theo Nguyễn Trãi, dân có sức mạnh vô địch và vô tận. Dân mạnh thì nước còn, nước phát triển; dân yếu thì nước yếu, có khi nước mất; không có dân thì không có nước…Những bài thơ viết trong thời gian mười năm phiêu bạt tìm đường cứu nước như Loạn hậu cảm tác,Hải khẩu dạ bạc,Thanh minh,…là những bài thơ ăm ắp nỗi niềm sâu nặng với nhân dân, đối với quê hương, đất nước. Ông quả thực là một con người “kinh bang tế thế”, tư tưởng “vang đến muôn đời”.Qua đó ta thấy, tuy Nguyễn Trãi sinh ra trong thời kỳ phong kiến nhưng tư tưởng của ông lại không mang nặng phong kiến, bảo thủ, gia trưởng về dân mà còn khiến cho tư tưởng triết lý nhân sinh của ông mang đậm tính nhân văn sâu sắc. 3.Phan Bội Châu và Phan ChâuTrinh. Hai cụ Phan sinh ra cùng một thời, lúc mà nhân dân ta đang chịu đựng xiềng xích của bọn thực dân cũng như chế độ phong kiến thối nát. Xuất thân từ nhân dân, trực tiếp gần gũi với dân chúng, hai cụ hiểu được nỗi thống khổ của nhân dân. Chính vì thế, hai cụ đã tìm đường để mong giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Hai cụ đi theo hai con đường khác nhau nhưng lại cùng một mục đích đó là xây dựng một xã hội mà nhân dân lao động là chủ.Một xã hội gần gũi, thân thiết với dân chúng…Phan Châu Trinh là người chống Nam triều rất quyết liệt.Ông cũng là người vạch trần những cái thối tha trong xã hội Việt Nam từ chốn triều đình đến vùng thôn ấp, từ vua quan cho đến cường hào, thân sĩ, dân thường.Phan Châu Trinh đã làm cho người ta căm giận, ông làm cho người ta tởm lợm cái cảnh “cá bậc đai thần ăn đầm, nằm đìa ở chốn triều đình”, các quan tỉnh huyện chỉ biết “bắt phu, thu thuế, cùng đi đón, đi tiễn quý quan”, “đút lót người trên nhiễu kẻ dưới”. Trong khi đó, Phan Bội Châu chủ trương bạo động đánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp giành độc lập cho dân tộc.Theo ông thì Phan ChâuTrinh là người đi đầu đề xướng dân chủ và điều đó dẫn đến tranh luận, chia rẽ ý kiến, gây trở ngại cho cuộc vận động võ trang bạo động của ông…Phan Bội Châu không phải không thích dân chủ nhưng cụ cho rằng với thực trạng nước đã mất và dân trí kém cỏi thì dân chủ là quá cao cả: “ Nước không còn nữa, chủ cái gì?” ( Thư gửi Phan Châu Trinh ). Phan Bội Châu tập trung viết văn cổ động đoàn kết và cứu nước giành độc lập. Nhưng về sau, chính Phan Bội Châu lại đề cập nhiều khía cạnh liên quan đến tư tưởng dân chủ hoặc là viết chính cương, tuyên ngôn của chính đảng, viết những bài thơ tố cáo bất công xã hội …Trong bài “ Hải ngoại huyết thư”, ông đã viết: Người, dân ta; của dân ta Dân là nước, nước là dân ...Sông phía Bắc, bể phương Đông Nếu không có dân cũng là không có gì. Cả hai cụ Phan khi tiếp nhận tư tuởng dân chủ, mong muốn đem nó ra cứu nước đều gặp một khó khăn: người dân quá lạc hậu. Hai cụ dẫu chủ trương con đường khác nhau nhưng lại rất nhất trí là phải khai dân trí, tức là tuyên truyền, cổ động để nâng cao tinh thần yêu nước và duy tân, để mở mang hiểu biết cho dân. Nhưng lấy ai để làm công việc “ giáo hoá” đó? Phan Bội Châu nghĩ ngay đến nhà nho, những người đại biểu cho dân và tin ở sức mạnh văn chương của họ. Phan Châu Trinh lại có cái nhìn bi quan hơn. Ông không tin gì ở đám hủ nho. Đám nhà Nho “ ươn hèn, lười biếng, ù ù, cạc cạc”. Giống như những nhà Nho, Phan Châu Trinh coi quần chúng chỉ là dân đen, dân ngu và tự coi mình là tiên tri, những “ chí sĩ nhân dân” tự nhận lấy trách nhiệm giáo dục đám quần chúng ấy.Tư tưởng dân chủ của các nhà Nho duy tân, những người tiền chiến nhất của thời đại đó còn rất nhiều hạn chế. Quả thật, thực tế đất nước và quan điểm giai cấp của các cụ chưa cho phép các cụ nhìn ra nhiều vấn đề. Tuy con đường cứu nước của hai cụ đã sai lầm và nhanh chóng bị thất bại nhưng đã góp phần thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân. 4.C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin. Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân và quần chúng nhân dân là quan niệm đúng đắn nhất, khoa học nhất, phù hợp với thực tiễn lịch sử. Chủ nghĩa Mác – Lênin quan niệm quần chúng nhân dân bao gồm rộng rãi các tầng lớp nhân dân, chẳng những là đa số công nhân mà là đa số tất cả những người bị bóc lột. Chủ nghĩa Mác – Lênin phê phán một cách mạnh mẽ không khoan nhượng những quan điểm và thái độ sai lầm, hạ thấp hoặc phủ nhận vai trò của quần chúng nhân dân. Trong tác phẩm “ Gia đình thần thánh” viết vào thập kỷ 40 của thế kỷ 19, Mác - Ănghen đã phê phán tỉ mỉ và bác bỏ lý luận sai trái của anh em Bruno và đồng bọn – những kẻ rất kiêu ngạo, tự xưng là những nhà phê phán, rất coi khinh quần chúng trong sự phát triển của lịch sử. Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, quần chúng có vai trò đặc biệt quan trọng là đã chuyển hóa lý thuyết cách mạng thành hiện thực cách mạng. Những cuộc cách mạng có vai tró cực kỳ to lớn như Mác đã từng nói là “ nhưng đầu tàu của lịch sử”. Do đó, quần chúng nhân dân không chỉ là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, trực tiếp sáng tạo ra mọi vật chất, của cải của xã hội mà là người quyết định vận mệnh lịch sử. Trong cách mạng vô sản, giai cấp công nhân là người có sứ mệnh thủ tiêu chế độ áp bức, bóc lột tư bản chủ nghĩa, xây dựng chế độ mới xã hội chủ nghĩa. Nhưng cách mạng vô sản muốn thắng lợi, phải được sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Nếu coi sự ủng hộ của lực lưọng nhân dân đông đảo với phong trào vô sản là một bài đồng ca mà nếu không có được bài đồng ca đó thì cách mạng vô sản sẽ trở thành một bài ai điếu.Trong cách mạng XHCN và xây dựng CNXH, Lênin càng chú ý đến vai trò quyết định của quần chúng nhân dân, coi CNXH sáng tạo là sự nghiệp của bản thân quần chúng nhân dân. Người nói: “ CNXH chỉ có thể xây dựng được khi quần chúng đông đảo gấp 10, gấp 100 trước tự bắt tay vào việc xây dựng Nhà nước và một đời sống kinh tế mới”. ii.thân dân trong tư tưởng hồ chí minh. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà Nho nghèo, Hồ Chí Minh được hưởng nền giáo dục gia đình “yêu nước thương nòi” cùng với truyền thống đấu tranh bất khuất của nhân dân, của nhiều bậc sĩ phu yêu nước nổi danh. Ngay từ nhỏ, Người đã tự mắt chứng kiến đời sống khổ cực của những người nông dân vùng quê nắng mưa khắc nghiệt công việc đồng áng lam lũ quanh năm mà vẫn đói rét. Thêm vào đó là chế độ sưu thuế nặng nề, phu phen tạp dịch của đế quốc thực dân phong kiến đè nặng lên vai người dân, đẩy họ đến tột cùng của khổ cực. Người xót xa trước cảnh người nông phu bị đưa sang Lào để phục vụ khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Những người nông phu “ sống chui rúc trong những túp lều tranh thảm hại, nơi “ ma thiêng nước độc”, ốm đau không thuốc men, không tổ chức y tế. Họ ra đi làm phu không có ngày trở về quê hương, gia đình… Chịu ảnh hưởng của truyền thống quê hương, gia đình, lại được trực tiếp chứng kiến đời sống cơ cực của người dân mất nước, Hồ Chí Minh sớm có lòng yêu nước, đứng hẳn về trận tuyến của những người dân bị áp bức ngay từ khi còn đi học. Mang theo tấm lòng yêu thương dân sâu sắc, truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc, của quê hương, nỗi khổ đau của người dân mất nước, Người xuống tàu bôn ba khắp năm châu tìm đường cứu nước, tìm ra lối đi đúng đắn cho dân tộc Việt Nam…Suốt thời gian đó, Hồ Chí Minh đã tiếp thu nhiều tinh hoa văn hoá của cả phương Đông và phương Tây. Những tinh hoa văn hoá đó đã dần hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh mà ngày nay nó vẫn còn giá trị rất to lớn đối với dân tộc Việt Nam ta. Người đã tiếp thu những mặt tích cực của nền văn hoá phương Đông trong: Nho giáo, Phật giáo, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn,…và nền văn minh phương Tây như: thiên chúa giáo và đặc biệt người đã tìm thấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm tư tưởng, kim chỉ nam cho cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Xuất phát từ chủ nghĩa Mác – Lênin, từ kinh nghiệm của thế giới và từ thực tiễn đất nước ta, Hồ Chí Minh đã có những quan điểm sáng tạo về dân, về Đảng – tổ chức tiên phong của giai cấp công nhân, của dân tộc và của toàn dân Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và tiến lên chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta, dân tộc ta. Theo quan niệm về dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người cho rằng dân là quý nhất, là quan trọng hơn hết.Người đã sớm nhìn ra sức mạnh của con người trong sự cố kết với cộng đồng dân tộc, giai cấp với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Có dân là có tất cả - đã trở thành phương pháp luận trong tư tưởng của Người: “ Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó mười lần dân liệu cũng xong”. Người cho rằng: “ Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới, không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Sự đoàn kết của nhân dân là lực lượng vô địch, dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại nổi. “ Sự đồng tâm của đồng bào đúc thành một bức tượng đồng xung quanh Tổ quốc. Dù địch hung tàn,xảo quyệt đến mức nào đụng đầu nhằm bức tường đó, chúng cũng phảỉ thất bại”...Theo Hồ Chí Minh, dân là gốc của nước. Dân là người đã không tiếc máu xương để xây dựng và bảo vệ đất nước. Nước không có dân thì không thành nước.Nước do dân xây dựng lên, do dân đem xương máu ra bảo vệ, do vậy dân là chủ của nước. Nhân dân đã cung cấp cho Đảng những người con ưu tú nhất. Lực lượng của Đảng có lớn mạnh đựơc hay không là do dân. Nhân dân là người xây dựng, đồng thời cũng là người bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ Đảng. Dân như nước, cán bộ như cá. Cá không thể sinh tồn và phát triển được nếu như không có nước. Nhân dân là lực lượng biến chủ trương, đường lối của Đảng thành hiện thực. Hồ Chí Minh còn khẳng định vai trò to lớn của nhân dân là những người lao động đã làm ra mọi của cải vật chất và giá trị văn hóa, nuôi sống bộ máy nhà nước và toàn thể xã hội, làm cho xã hội tồn tại và phát triển: “ xã hội có cơm ăn, áo mặc là nhờ người lao động. Xây nên giàu có,tự do cũng là nhờ người lao động. Trí thức mở mang cũng là nhờ lao động”. Người nhắc nhở: “ Cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng đều do mồ hôi, nước mắt của nhân dân mà ra. Vì vậy chúng ta phải đền bù xứng đáng cho nhân dân’. Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Người đã chỉ ra rằng: “ công nông là gốc của cách mệnh”. Còn trong quá trình phát triển của cách mạng, Người lại thường nhắc nhủ: “ dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên”; “ Nước lấy dân làm gốc”; “ Gốc có vững, cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”. “ Dân làm gốc” phải đồng thời là “ Dân làm chủ” và trong tư tưởng, hành động phải nhất quán, gắn bó hữu cơ. Ngay từ những ngày đầu xây dựng chính quyền cách mạng sau Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rõ vai trò to lớn của nhân dân,đồng thời vạch ra 12 điều răn rất cụ thể để giáo dục bộ đội, cán bộ “ khi tiếp xúc và chung sống với nhân dân”. Đảng ta tiếp thu tư tưởng “Nước lấy dân làm gốc” của Bác, từ đó khẳng định: Cần thắt chặt hơn nữa quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, chính Đảng cũng từ nhân dân, là một bộ phận tiên tiến của nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân thực sự là người chủ, trực tiếp tham gia công việc quản lý đất nước, quản lý xã hội trong giai đoạn mới của cách mạng. Trong thời gian đầu, “ người chủ” chưa thể làm chủ ngay trên tất cả các mặt hoạt động của xã hội, cần phải có người đại diện cho mình để làm chủ. Bản thân “người chủ” cũng phải được học để làm chủ. Do đó, Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chăm lo đến đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá cho người dân. Ngưòi chỉ rõ trách nhiệm của Đảng và Chính phủ: “ Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi...” Theo Hồ Chí Minh, từ xưa đến nay, nhân dân bao giờ cũng là lực lượng chính trong tất cả các xã hội, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhưng trước Cách mạng tháng Mười Nga, trước học thuyết Mác – Lênin, chưa có cuộc cách mạng nào giải phóng triệt để cho nhân dân, chưa có học thuyết nào đánh giá đúng đắn về nhân dân và người dân chỉ thực sự trở thành người làm chủ khi họ được giáo dục, khi họ nhận thức được rõ ràng đâu là quyền lợi họ được hưởng, đâu là nghĩa vụ họ phải thực hiện. Để thực hiện được điều này, một mặt, bản thân người dân phải có ý chí vươn lên, mặt khác, các tổ chức đoàn thể phải giúp đỡ, động viên, khuyến khích họ. “ Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” và nếu nhân dân không được giáo dục để thoát khỏi nạn dốt thì mãi mãi họ không thể thực hiện được vai trò làm chủ.Người chỉ ra rằng chỉ lo cơm ăn áo mặc cho họ thì chưa đủ mà phải nâng cao dân trí cho họ, như thế họ mới được hưởng trọn vẹn độc lập, tự do, mới đựơc thực sự thực hiện quyền làm chủ của mình. Theo Bác Hồ, Đảng phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng nhân dân và hướng dẫn nhân dân, tổ chức thành lực lượng, thành phong trào hành động cách mạng trên các lĩnh vực kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng, có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hoá, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân. Còn các tầng lớp nhân dân phải tham gia xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị tư tưởng và tổ chức. Nhân dân là nguồn bổ sung vô tận cho Đảng và luôn luôn tràn trề sức xuân. Trọng dân là thương dân, vì nhân dân mà phục vụ và biết coi trọng sức mạnh vĩ đại của nhân dân. Biết bao những phần tử ưu tú trong giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và các tâng lớp nhân dân lao động khác, đã trở thành đảng viên của Đảng. Quần chúng còn tham gia góp ý, phê bình sự lónh đạo của Đảng với mong muốn Đảng luụn luụn trong sạch và vững mạnh để lónh đạo sự nghiệp cỏch mạng đến đớch cuối cựng. Cán bụ̣, đảng viờn là người phục vụ nhõn dõn, cỏn bộ Đảng, Nhà nước, đoàn thể đồng thời là người lónh đạo, người hướng dẫn của nhõn dõn. Theo Người: Nếu khụng cú nhõn dõn thỡ Chớnh phủ khụng đủ lực lượng, nếu khụng cú Chớnh phủ, thỡ nhõn dõn khụng ai dẫn đường. Hồ Chí Minh luôn nêu cao tinh thần xây dựng đạo đức của người Đảng viên, cán bộ, lãnh đạo. Người yêu cầu: là cán bộ, lãnh đạo, quản lý phải gần gũi với nhân dân, quan tâm đến đời sống nhân dân “ phải đi sâu, đi sát thực tế, gần gũi với quần chúng, thực sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân”. Sự nghiệp cách mạng mà chúng ta tiến hành, phấn đấu hi sinh cũng nhằm đem lại hạnh phúc thực sự cho nhân dân “ bổn phận của người cán bộ cách mạng là suốt đời hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”. Người cán bộ giữ được cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, là người có ý thức phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân, của Tổ quốc, của Đảng lên trên hết, đó tức là thân dân. Trong thư gửi Uỷ ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng, Hồ Chí Minh đã viết: “…Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì…Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân ta mới yêu ta, kính ta”. Người yêu cầu cán bộ từ Chủ tịch nước trở xuống đều phải là đày tớ trung thành của nhân dân. Theo Người: “ Dân làm chủ thì Chủ tịch, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Uỷ viên này khác là làm gì? Làm đày tớ. Làm đày tớ cho nhân dân, chứ không phải là làm quan cách mạng”. Từ thực tế, Bác đã thẳng thắn phê phán nhiều cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao, khi xuống cấp dưới triển khai công việc thì khệnh khạng như ông quan và nội dung truyền đạt thì đại khái, hình thức. Đó là bệnh xa quần chúng, bệnh hình thức, không phải vì lợi ích quần chúng. Theo Hồ Chí Minh, là cán bộ, thì cần: Về nhận thức: phải hoà mình vào quần chúng nhân dân để hiểu tâm tu, nguyện vọng của dân. Về tổ chức: phải lấy lợi ích của dân làm tiêu chí cho việc lãnh đạo, tổ chức nhân dân. Về phong cách: phải có tác phong quần chúng, tránh lối quan cách mạng, phải gần dân, làm sao để dân tin tưởng, yêu mến. Giữa cán bộ, Đảng viên và nhân dân hoàn toàn không có khoảng cách, phân biệt. Với bộ đội, Bác Hồ răn dạy: “ Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì CNXH. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Nói chuyện tại Hội nghị tổng kết chiến dịch Lê Hồng Phong II năm 1950, Người có nhắc: “ Phải biết tôn trọng nhân dân. Tôn trọng có nhiều cách, không phải ở chỗ chào hỏi kính thưa cho lễ phép mà đủ. Không được phung phí nhân lực, vật lực của dân. Khi huy động nên vừa phải, không nên nhiều quá, lãng phí vô ích. Phải khôn khéo tránh điều có hại cho đời sống nhân dân”. Bên cạnh việc thể hiên tư tưởng thân dân trong những tiêu chí của người cán bộ trong thời kỳ mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nêu lên quan điểm nhất quán về xây dựng nhà nước kiểu mới ở Việt Nam là Nhà nước do nhân dân lao động làm chủ: Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đây cũng chính là tư tưởng xuyên suốt, chi phối toàn bộ quá trình hình thành và phát triển nhà nước cách mạng ở nước ta. Quan điểm này không những kế thừa mà còn phát triển học thuyết Mác – Lênin về Nhà nước cách mạng.Nhà nước của dân: Người đã giải thích nội dung này chỉ với hai ý vô cùng ngắn gọn và sâu sắc: là Nhà nước dân là chủ và dân làm chủ. Quan điểm của Người là xác lập tất cả mọi quyền lực trong Nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. Người dân có quyền bầu ra người đại diện cho họ, kiểm soát Nhà nước và có thể bãi nhiệm chức vụ khi cử tri không hoàn thành nhiệm vụ. Quyền lực của nhân dân được đặt ở vị trí tối thượng. Nhà nước do dân là nhà nước do dân lập lên, do dân ủng hộ, dân làm chủ. Nhà nước vì dân là nhà nước vì lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu. Một nhà nước vì dân, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, là từ Chủ tịch nước đến công chức bình thường đều phải làm công bộc, làm đày tớ cho dân, không phải làm quan cách mạng để đè đầu, cưỡi cổ nhân dân. Phải luôn tâm niệm và hiểu rằng: Dân là gốc của nước. Để làm được như vậy thì phải thân dân, phải hiểu được tâm tư, nguyện vọng của dân thì mới phục vụ nhân dân tốt được. Chớnh những tư tưởng của Người về vấn đề thõn dõn đó chỉ đạo cho hoạt động cỏch mạng của chỳng ta trong việc huy động sức mạnh vật chất và tinh thần phục vụ cho cỏch mạng giải phúng dõn tộc, xõy dựng mối quan hệ đoàn kết toàn dõn. Thời đại Hồ Chớ Minh, những giỏ trị văn húa chớnh trị yờu nước, thương dõn, lấy dõn là gốc được soi sỏng và phỏt triển rực rỡ, trở thành chõn lý khoa học, kim chỉ nam cho hành động. Bác đã đi xa chúng ta hơn 40 năm, “ dẫu không còn trên đời này nữa, Người vẫn luôn quên mình mà chỉ nghĩ đến nhân dân, đến thuận lợi cho người sống”. Hành trang khi Bác ra đi tìm đường cứu nước là tấm lòng yêu nước thương dân, trở về giải phóng dân tộc, lo cho nhân dân ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Trước khi ra đi gặp cụ Các – Mác, cụ Lênin, Bác vẫn chưa yên lòng vì biết rằng sau ngày đất nước toàn thắng, nhân dân ta đời sống vẫn còn gặp nhiều khó khăn… Có lẽ không ngôn từ nào diễn tả nổi tấm lòng bao la, nhân ái – một tư tưởng trọn đời vì dân của Hồ Chí Minh. III.Vận dụng của đảng và nhà nước vào công cuộc xây dựng và phát triển Đất nước. Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã được hơn hai mươi năm. Đó là quãng thời gian phấn đấu gian khổ và quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân ta vượt qua thử thách to lớn, khắc phục nhiều khó khăn, kiên trì phấn đấu để giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội bức bách; giữ vững ổn định chính trị, thực hiện đổi mới các lĩnh vực của đời sống xã hội, cải thiện đời sống nhân dân…Nhờ đó đã tạo ra được những thành tựu rất quan trọng góp phần đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội để bước sang giai đoạn cách mạng mới là thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, cũng đã bộc lộ nhiều khuyết điểm và yếu kém như năng lực quản lý và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý và điều hành của Nhà nước, hiệu quả hoạt động của các đoàn thể nhân dân chưa đáp ứng kịp đòi hỏi của tình hình; tệ tham nhũng, buôn lậu, lãng phí của công và các tệ nạn xã hội khác chưa ngăn chặn được. Những khuyết điểm và yếu kém đó có nguyên nhân sâu xa là sự tách rời giữa Đảng và dân. Điều đó càng khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh về tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị. 1.Mối quan hệ giữa Đảng và dân trong giai đoạn hiện nay. Cách mạng nước ta đã bứoc vào một giai đoạn mới, tình hình đã khác nhiều so với giai đoạn cách mạng trước đây. Do vậy, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân là vận dụng phương pháp tư tưởng và những vấn đề có tính nguyên tắc về xây dựng Đảng, xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa Đảng và nhân dân của Người vào điều kiện lịch sử mới nhằm nâng cao vai trò của Đảng và động viên cao nhất tài lực của nhân dân vào sự nghiệp đổi mới. Nếu như trước đây, tư tưởng về mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân là nhằm tập hợp lực lượng toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng để giành và giữ độc lập, tự do cho Tổ quốc và hạnh phúc cho nhân dân thì nay, tăng cường mối quan hệ của Đảng với nhân dân là nhằm động viên mọi nguồn lực của đất nước, phát huy tính năng động, sáng tạo và mọi khả năng của quần chúng nhân dân cùng đồng tâm nhất trí để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trước đây, Đảng ta lấy mục tiêu giải phóng dân tộc, giành độc lập, thống nhất đất nước để tập hợp, động viên mọi tầng lớp nhân dân làm cách mạng. Mục tiêu đó phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của nhân dân. Vì vậy đã tạo nên sức mạnh cổ vũ, lôi cuốn quần chúng nhân dân làm cách mạng. Đảng thực sự đã ở lòng dân, được nhân dân tin yêu, tôn kính. Ngày nay, tình hình mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội đã có nhiều thay đổi. Trong đó, nổi lên những nét rất cơ bản liên quan chặt chẽ đến mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân là: Thứ nhất, nước ta đã chuyển từ nền kinh tế tự cấp, tự túc sang phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngày nay, cơ chế thị trường vừa có mặt tích cực thúc đẩy sản xuất phát triển, năng động và có hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Song, nó cũng có những mặt trái: đẩy nhanh sự phân hoá giàu nghèo, ảnh hưởng lớn đến những giá trị truyền thống về đạo đức và lối sống, kích thích chủ nghĩa cá nhân, làm tha hoá con người. Trong điều kiện đó, đòi hỏi tổ chức Đảng phải được đổi mới mạnh mẽ cả về nội dung và phương thức lãnh đạo để Đảng vừa giữ vai trò lãnh đạo xã hội, vừa bảo đảm cơ chế dân chủ, phát huy quyền làm chủ của dân; lại quản lý được nền kinh tế hàng hoá. Có như vậy, dân chủ xã hội mới được bảo đảm, mặt trái của kinh tế thị trường mới được hạn chế, đưa đất nước phát triển nhanh, vững chắc, đúng hướng thì mới thu hút, tập hợp được mọi tầng lớp nhân dân. Thứ hai là dân chủ hoá xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân trong thời kỳ đổi mới. Nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, đưa đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây vừa là một tất yếu khách quan của quá trình đổi mới, vừa là động lực bảo đảm cho tính triệt để và thắng lợi của sự nghiệp đổi mới. Quá trình dân chủ hoá, xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta là để xác lập quyền dân chủ, để khẳng định trên thực tế, quyền lực thuộc về nhân dân . Quá trình đó nhằm phát huy, động viên tính tích cực, sự sáng tạo của nhân dân, xây dựng mối quan hệ bình đẳng giữa con người với con người trên cơ sở những chuẩn mực đạo đức vầ pháp lý xã hội chủ nghĩa, tạo ra những điều kiện thuân lợi để con người phát triển toàn diện, thực sự làm chủ xã hội. Muốn làm được điều đó, một mặt phải mở rộng dân chủ, một mặt phải xây dựng nhà nước pháp quyền. Có như vậy mới tạo ra sự thống nhất giữa sự lãnh đạo của Đảng và phát huy vai trò quản lý điều hành Nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân. Thứ ba là vấn đề lợi ích và đảm bảo công bằng xã hội cho người dân. Trước đây, trong các giai đoạn cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập cho Tổ quốc, vấn đề lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng không có sự khác biệt đáng kể, về cơ bẩn là thống nhất với nhau. Thực trạng đó đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có đường lối chủ trương đúng đắn để bảo vệ lợi ích thiết thực của cả cộng đồng và cá nhân, khuyến khích mọi cá nhân, tầng lớp tham gia vào sự nghiệp đổi mới của Đảng. Do đặc điểm của nền kinh tế nước ta vẫn còn kém phát triển, việc giải quyết các quan hệ lợi ích phải đi đôi với tăng cường dân chủ, thực hiện công bằng xã hội. Có như vậy, những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường mới được hạn chế, mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân mới được tăng cường và phát huy. 2. Phương hướng giải quyết nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân trong giai đoạn hiện nay. Củng cố và tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với dân là một vấn đề vừa có ý nghĩa thiết thực cấp bách lại vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài, là điều kiện cơ bản bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Do vậy, Đảng cần phải có phương hướng giải quyế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBT302.DOC
Tài liệu liên quan