Tiểu luận Tìm hiểu về chức năng tuyên truyền, giáo dục của bảo tàng Hồ Chí Minh thông qua những hiện vật, tài liệu hình ảnh trưng bày tại bảo tàng

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG

I. ĐÔI NÉT VỀ BẢO TÀNG HCM

1. Quá trình thành lập . 3

2. Chức năng . 4

3. Vị trí và quy mô . 5

II. NỘI DUNG TRƯNG BÀY

1. Gian long trọng . 6

2. Gian trưng bày tiểu sử . 7

3. Gian trưng bày mở rộng . 18

KẾT LUẬN 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3449 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu về chức năng tuyên truyền, giáo dục của bảo tàng Hồ Chí Minh thông qua những hiện vật, tài liệu hình ảnh trưng bày tại bảo tàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành đến các thầy cô. Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe và thành công trong công việc. Do vốn kiến thức của em chưa đủ sâu sắc nên bài tiểu luận này không tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận được những lời chỉ bảo của các thầy cô trong bộ môn. Em xin cảm ơn ! -♦♦♦- NỘI DUNG ĐÔI NÉT VỀ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH Quá trình thành lập bảo tàng Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá kiệt xuất. Người đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam, góp phần to lớn vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Ngày 2 tháng 9 năm 1969 Người đã trút hơi thở cuối cùng, để lại cho dân tộc Việt Nam niềm tiếc thương vô hạn. Sự ra đi của Người là một mất mát to lớn của dân tộc Việt Nam mà không gì bù đắp được. Thể theo nguyện vọng của nhân dân Việt Nam để tưởng nhớ vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bảo tàng về Người. Ngày 25 tháng 11 năm 1970 Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh được thành lập nhằm chuẩn bị toàn diện cho Bảo tàng Hồ Chí Minh. Bao gồm : Ông Hà Huy Giáp trưởng ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh Ông Hoàng Tùng phó trưởng ban Ông Vũ Kỳ phó trưởng ban Sau 20 năm chuẩn bị và xây dựng, công trình được khánh thành ngày 19/5/1990, tại số 19 - Ngọc Hà – Ba Đình – Hà Nội, đúng vào kỷ niệm 100 nǎm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây cũng là thể hiện lòng biết ơn và đời đời ghi nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quyết tâm của nhân dân Việt Nam kế tục trung thành sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người, đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, hợp tác và hữu nghị với nhân dân thế giới. Sự kiện khánh thành bảo tàng Hồ Chí Minh còn đánh dấu kết quả lao động của cán bộ khoa học, kỹ thuật, mỹ thuật của nhiều ngành, kết quả của sự hợp tác chặt chẽ giữa Việt Nam và Liên Xô, là biểu tượng cao đẹp của tình hữu nghị Việt Nam - Liên Xô. Bảo tàng trung ương V.I. Lê-nin ở Matxcova là cố vấn và là người cộng tác của Bảo tàng Hồ Chí Minh về khoa học và phương pháp trưng bày bảo tàng, phương pháp hướng dẫn tham quan. Bảo tàng Hồ Chí Minh khánh thành còn là kết quả đóng góp của nhiều ngành, nhiều địa phương thể hiện tấm lòng của nhân dân cả nước đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu và sự quan tâm đến giáo dục tấm gương của Người cho mọi thế hệ người Việt Nam mai sau. Chức năng của bảo tàng Hồ Chí Minh Ngày 15/10/1979 Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 375/ CP về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Viện bảo tàng Hồ Chí Minh: “ Là trung tâm nghiên cứu những tư liệu hiện vật và di tích lịch sử có quan hệ đến đời sống và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng của Người và tuyên truyền, giáo dục quần chúng về sự nghiệp tư tưởng, đạo đức và tác phong của Người thông qua những tư liệu, hiện vật và di tích đó.” Đúng như tên gọi của mình, bảo tàng tập trung chủ yếu vào việc trưng bày những hiện vât, tư liệu về cuộc đời và con người Hồ Chí Minh. Đây là một trong những bảo tàng có quy mô vào loại lớn nhất Việt Nam, nằm trong khu vực có nhiều di tích lịch sử văn hóa quan trọng như: lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, khu di tích Phủ chủ tịch, chùa Một Cột... tạo thành một quần thể kiến trúc, lịch sử, vǎn hoá tưởng niệm vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam, chiến sĩ xuất sắc của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Kể từ ngày khánh thành bảo tàng Hồ Chí Minh đã đón hành triệu lượt khách trong và ngoài nước tới tham quan, nghiên cứu, học tập. Vị trí và quy mô của bảo tàng Hồ Chí Minh Bảo tàng Hồ Chí Minh nằm ở khu vực quảng trường Ba Ðình tại số 19 - Ngọc Hà – Ba Đình – Hà Nội, bên cạnh lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ðây là tòa nhà cao khoảng 20 m gồm 4 tầng với tổng diện tích sử dụng là 10.000m². Công trình được thiết kế là một  hình vuông đặt chéo góc mỗi cạnh khoảng 70 m và mang hình dáng như một bông hoa sen nở, tượng trưng cho phẩm chất thanh cao, trong sáng của Hồ Chủ tịch. Phần trưng bày của Bảo tàng rộng gần 4.000m2, gồm ba gian chính, giới thiệu hơn 117.274 hiện vật gốc, hình ảnh phản ánh cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gắn liền với các sự kiện lịch sử quan trọng của Việt Nam và thế giới từ cuối thế kỷ thứ 19 đến nay. Tại bảo tàng có kho bảo quản hiện vật đảm bảo mọi điều kiện kỹ thuật, có tầng trưng bầy, gian triển lãm. Nơi đây còn có thư viện chuyên đề phục vụ công tác nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, có hội trường với 400 chỗ ngồi để hội họp và chiếu phim tư liệu về Bác Hồ. Cùng với Bảo tàng Hồ Chí Minh ở Hà Nội, các di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước và một số chi nhánh tạo thành một hệ thống thống nhất, phục vụ đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc. Đến nay, có 12 di tích sau đây thuộc sự chỉ đạo của Bảo tàng Hồ Chí Minh: Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh Thừa Thiên – Huế Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh Quân khu V Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh Gia Lai và Kon Tum Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh Đồng bằn sông Cửu Long Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh Bình Thuận Khu di tích Pác Bó – Cao Bằng Di tích tại 48 Hàng Ngang - Hà Nội nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn độc lập Di tích tại phường Vạn Phúc, thị xã Hà Đông – Hà Nội nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến Khu di tích Kim Liên, xã Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An Di tích Nguyễn Sinh Sắc, thị xã Cao Lãnh – Đồng Tháp Khu tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh tại thị xã Nghĩa Lộ - Yên Bái *** II. NỘI DUNG TRƯNG BÀY TẠI BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH Nội dung trưng bày của bảo tàng Hồ Chí Minh gồm ba không gian chính : - Gian long trọng - Gian trưng bày tiểu sử - Gian trưng bày các đề mục mở rộng 1. Gian long trọng : Gian long trọng (gian mở đầu) là trung tâm của toà nhà, trang nghiêm và giản dị. Tại đây có quần thể kiến trúc nghệ thuật chính trong gian này là bức tượng chủ tịch Hồ Chí Minh và hình tượng mặt trời, cây đa, tượng trưng ánh sáng và sự trường tồn của dân tộc Việt Nam .Như quý khách đã biết, toà nhà bảo tàng mang biểu tượng một bông sen trắng, còn gian trưng bầy là nhụy của bông sen và là vị trí long trọng của toà nhà. Theo ý tưởng triết học cổ đại Việt Nam với khái niện “trời tròn đất vuông”biểu hiện sự trọn vẹn như cuộc đời Bác ,biểu hiện ở gian long trọng là trần của gian hình tròn tượng trưng cho trời đất. Sàn hình vuông trang trí hoa lá bốn mùa tượng trưng đất nước Việt Nam. Bác Hồ đứng giữa đất trời lồng lộng. Từ đây mở tầm mắt nhìn về lịch sử xuyên suốt truyền thống đấu tranh dựng nước của dân tộc . 2. Gian trưng bày tiểu sử : Từ gian long trọng rẽ tay phải, chúng ta sẽ thǎm phần trưng bầy tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mở đầu cho phần trưng bầy tiểu sử là bức bình phong chạm gỗ thể hiện hình tượng “bọc trăm trứng và rồng vàng” biểu trưng truyền thống đấu tranh dựng nước của dân tộc Việt Nam. Còn đối diện là hình tượng “ngựa Gióng và Rùa vàng dâng gươm” biểu tượng cho truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam . Những hình tượng này đã thể hiện rất rõ lời dạy của Người: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.” Phần tiểu sử là một thể thống nhất gồm: đai tiểu sử và các tổ hợp không gian hình tượng. Đai tiểu sử trưng bày các tài liệu hiện vật phản ánh cuộc đời sự nghiệp cách  mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam thực hiện di chúc của Người. Đây là nội dung chính gồm 8 chủ đề : - Chủ đề 1: Thời niên thiếu và những hoạt động yêu nước đầu tiên (1890-1911) : Giới thiệu đặc điểm của thời kỳ lịch sử khi Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên, những tác động của hoàn cảnh xã hội, gia đình và trí tuệ của bản thân... đã góp phần hình thành lòng yêu nước, thương dân và ý chí quyết tâm tìm đường cứu nước của Người. Nổi bật trong phần trưng bày chủ đề này là hình ảnh mái nhà tranh nơi Bác đã cõ những năm tháng ấu thơ đầy tình thương và ý nghĩa. - Chủ đề 2: Tìm thấy con đường cứu nước (1911-1920) : Giới thiệu hành trình tìm đường cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Đó là quá trình hòa mình với cuộc sống của nhân dân lao động, với thực tiễn đấu tranh cách mạng... Người nhận thức được nguồn gốc sâu xa của sự áp bức dân tộc và áp bức giai cấp. Kết hợp giữa lý luận cách mạng và thực tiễn cách mạng, Người tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.  - Chủ đề 3: Lên án chủ nghĩa thực dân, bổ sung và phát triển lý luận về cách mạng thuộc địa (1921- 10/1924) : Giới thiệu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc lên án chủ nghĩa thực dân, thức tỉnh, cổ vũ và đoàn kết các dân tộc bị áp bức đấu tranh giải phóng theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga. Ở đây có rất nhiều hình ảnh, tài liệu và hiện vật về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc như : tham dự các Đại hội Đảng Cộng sản Pháp năm 1921, 1922; hoạt động trong Ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp, xây dựng tình đoàn kết chiến đấu giữa giai cấp vô sản Pháp và nhân dân các nước thuộc địa; sáng lập “Hội liên hiệp thuộc địa” và ra báo Le Paria (Người cùng khổ), v.v.. Một nội dung quan trọng trong trưng bày của chủ đề này là giới thiệu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Mátxcơva từ tháng 6/1923 đến tháng 10/1924; những hoạt động sôi nổi của Nguyễn Ái Quốc tại trung tâm của phong trào cách mạng thế giới nhằm bảo vệ, bổ sung và phát triển sáng tạo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về cách mạng thuộc địa. Nhiều tư liệu như: hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội V Quốc tế Cộng sản, Hội nghị Nông dân Quốc tế, hoạt động trong Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân, tham dự Hội nghị Quốc tế Thanh niên, Quốc tế Công hội… Bức phù điêu thể hiện Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - Chủ đề 4: Chuẩn bị điều kiện và sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam (11/1924 - 2/1930 ) : Giới thiệu những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc nhằm chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Các tư liệu, hình  ảnh và hiện vật trưng bày ở chủ đề này phản ánh hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những thời gian và địa điểm khác nhau như ở Quảng Châu - Trung Quốc (từ tháng 11/1924 đến tháng 5/1927); ở Liên Xô, Đức (từ tháng 5/1927 đến tháng 6/1928); ở Xiêm (từ tháng 7/1928 đến tháng 11/1929); ở Hồng Kông (từ tháng 12/1929 đến tháng 2/1930) với Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Kết hợp giữa nội dung với giải pháp mỹ thuật và phương tiện kỹ thuật, trưng bày làm nổi bật ý nghĩa của sự kiện ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một sự kiện trọng đại trong cuộc đời của Nguyễn Ái Quốc và là bước ngoặt trong lịch sử cách mạng Việt Nam. - Chủ đề 5: Lãnh đạo cuộc vận động giải phóng dân tộc và Cách mạng Tháng Tám, sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1930-1945) : Phản ánh sự quan tâm chỉ đạo của Nguyễn Ái Quốc đối với Cao trào Xô viết - Nghệ Tĩnh, cao trào cách mạng đầu tiên của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Từ nước ngoài Người kêu gọi nhân dân thế giới ủng hộ phong trào, phản đối sự khủng bố của đế quốc với phong trào các mạng Việt Nam. Chủ đề này cũng trưng bày nhiều tài liệu và hình ảnh Nguyễn Ái Quốc bị bắt tại Hồng Kông và cuộc đấu tranh của Người để được trả tự do trong những năm 1931-1933; tư liệu về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc nhằm kiên trì thực hiện quan điểm của mình về cách mạng thuộc địa và sự chiến thắng quan điểm của Người Bức phù điêu về Cách mạng Tháng Tám 1945 và Quốc khánh 2/9/1945. được khẳng định tại Đại hội VII Quốc tế Cộng sản (1935). Chủ đề này còn dành một phần quan trọng giới thiệu vai trò của đồng chí Nguyễn Ái Quốc trong việc sáng lập Mặt trận Việt Minh, sáng lập Quân đội nhân dân Việt Nam, cùng với Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối, chuẩn bị lực lượng và tổ chức thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới, sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.Nhiều tài liệu, hình ảnh trưng bày thời kỳ này thể hiện rõ tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với tư tưởng ấy mọi người Việt Nam không phân biệt tôn giáo, đảng phái, già trẻ, gái trai cùng nhau đoàn kết cứu nước. Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập tháng 5/1941 đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử, đã tập hợp mọi người Việt Nam tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thắng lợi. Một nội dung quan trọng ở chủ đề này là thể hiện sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng phù hợp với điều kiện Việt Nam. Theo chỉ thị của Người ngày 22/12/1944 đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng đã ra đời. Những chiến công đầu tiên đã mở đầu cho truyền thống bách chiến bách thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam. - Chủ đề 6: Lãnh đạo cuộc kháng chiến, kiến quốc (1945-1954) : sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh xây dựng, giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng sau ngày tuyên bố độc lập. Đó là việc giải quyết những yêu cầu cấp bách: chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Xây dựng Nhà nước dân chủ nhân dân với hệ thống chính quyền từ Trung ương đến địa phương… Đó là việc giải quyết những yêu cầu cấp bách: chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Xây dựng Nhà nước dân chủ nhân dân với hệ thống chính quyền từ Trung ương đến địa phương… Trọng tâm 1954: Chiến thắng Điện Biên Phủ.   Nội dung trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược tập trung thể hiện ý tưởng: Hồ Chí Minh là linh hồn của ý chí độc lập, tự lập tự cường, huy động sức mạnh toàn dân và kháng chiến toàn diện, vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Từ việc xây dựng các điều kiện để đảm bảo kháng chiến thắng lợi như: tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát triển phong trào thi đua yêu nước mở rộng khối đoàn kết toàn dân, thành lập khối đoàn kết của nhân dân Đông Dương chống xâm lược, tăng cường đoàn kết quốc tế… Những nội dung này được thể hiện bằng một giải pháp riêng nhằm làm rõ vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cuộc kháng chiến và chiến thắng vĩ đại của nhân dân Việt Nam ở Điện Biên Phủ năm 1954. - Chủ đề 7: Lãnh đạo công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc (1954-1969) : Giới thiệu đường lối đúng đắn, sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng trong việc lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc; kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại; nêu cao chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Sau chiến thắng năm 1954 miền Bắc Việt Nam được hoàn toàn giải phóng, đồng bào miền Nam tiếp tục cuộc chiến đấu chống Mỹ và tay sai nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ở phần trưng bày này giới thiệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người là biểu tượng của ý chí quyết tâm và niềm tin của toàn Đảng, toàn dân vào thắng lợi của sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là: “Thống nhất nước nhà là con đường sống của nhân dân ta. Đại đoàn kết là một lực lượng tất thắng”. Nội dung trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9/1960) và hoạt động của Người nhằm xây dựng, củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng. Người nói: Đảng ta là đạo đức là văn minh và Người là tiêu biểu của tư tưởng và tấm gương đạo đức cách mạng. Hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trong giai đoạn từ 1965 đến 1969 được chú ý đặc biệt. Đây là thời kỳ thử thách ác liệt nhưng vô cùng hào hùng của dân tộc Việt Nam, nêu cao chân lý của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Không có gì quí hơn độc lập, tự do!”. Ở phần trưng bày này còn thể hiện sự đoàn kết của nhân dân thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Những ngày cuối đời, bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tang lễ Người được thể hiện bằng một giải pháp độc đáo. Giải pháp đó nói lên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã qua đời nhưng hình ảnh và tư tưởng của Người vẫn sống mãi. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên phần trưng bày Tiểu sử và sự nghiệp. - Chủ đề 8: Mãi mãi đi theo con đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh : Đảng Cộng sản Việt Nam kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh đạo nhân dân Việt Nam biến những tư tưởng của Người thành hiện thực. Hình ảnh Hà Nội - Huế - Sài Gòn sum họp. Tổ hợp không gian hình tượng : là một phần không thể tách rời của phần trưng bày tiểu sử. Bằng hình tượng nghệ thuật khái quát, mang tính hoành tráng và sự kết hợp với hiện vật gốc, hiện vật mô phỏng, hiện vật có tính nghệ thuật đem lại cho người thǎm những hiểu biết và cảm xúc về mảnh đất Việt Nam gắn liền với từng giai đoạn hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh Đến với tổ hợp không gian : Quê hương, gia đình chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện quê hương, gia đình của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Mảnh đất có truyền thống yêu nước bất khuất chống ngoại xâm, truyền thống hiếu học. Nơi đây cậu bé Nguyễn Sinh Cung (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã ra đời. Nơi Người đã sống những năm 1890 - 1895, 1901 - 1906 và tiếp thu những truyền thống tốt đẹp của quê hương, gia đình trước khi ra đi tìm đường cứu nước. Thân phụ của Bác là ông Nguyễn Sinh Sắc, sinh năm 1862 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An, mồ côi cha mẹ từ nhỏ nhưng có ý chí học tập ,thông minh ham học. Năm 1901 ông thi Hội và đậu phó bảng . Ông chỉ làm quan một thời gian ngắn và sau đó sống bằng nghề dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho dân. Tư tưởng yêu nước tiến bộ, nhân cách của ông đã ảnh hưởng sâu sắc đến những người con. Ông qua đời năm 1929 thọ 67 tuổi tại thị xã Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp . Thân mẫu Bác là bà Hoàng Thị Loan sinh năn 1968 trong 1 gia đình nho học Bà là 1 người phụ nữ thông minh, giầu lòng nhân ái. và hết lòng vì chồng con. Cuộc đời bà tuy ngắn nhưng đã để lại bao hình ảnh tiêu biểu của một người phụ nữ Việt Nam. Bà mất tại Huế năm 1901 lúc 33 tuổi Khi đó Bác Hồ của chúng ta còn rất nhỏ, mới chỉ 11 tuổi. Chị gái của Bác, Nguyễn Thị Thanh sinh năm 1884 .Bà đã tham gia nhiều phong trào yêu nước nhiều lần bị thực dân Pháp bắt. Bà qua đời tại quê hương năm 1954 thọ 70 tuổi. Khi đó Bác đang bận chỉ huy chiến dịch nên đã không có mặt trong đám tang của chị mình. Anh trai Bác, Nguyễn Sinh Khiêm sinh năm 1888.Từ tuổi thanh niên ông đã đi nhiều nơi truyền thụ kiến thức, mở mang văn hoá nên ông đã bị tù đầy nhiều năm. Ông qua đời năm 1952 thọ 62 tuổi. Lần này Bác lại không có mặt tại đám tang. Tại đây có rất nhiều hiện vật gắn liền với tuổi thơ của Bác. Như chiếc bàn làm việc của cụ Nguyễn Sinh Cung. Hay chiếc khung cửi mà mẹ của Bác dùng để dệt vải kiếm tiền nuôi gia đình. Bên cạnh còn có chiếc võng đay gán bó với Bác từ khi cất tiếng khóc chào đời. Hàng ngày bà Hoàng Thị Loan ngồi dệt vải và đong đưa chiếc võng ru các con ngủ. Đặc biệt tại tổ hợp không gian này còn có chiếc rương nhỏ là nơi đựng vật dụng của cả gia đình. Chiếc rương này là chỗ vịn cho những bước đi chập chững đầu tiên của Bác. Tổ hợp 2 : Xô viết Nghệ Tĩnh. Tổ hợp thể hiện cuộc đấu tranh đầu tiên của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và ý nghĩa của cuộc đấu tranh này đối với cách mạng Việt Nam và thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Tổ hợp 3: Pác Bó cách mạng Tổ hợp miêu tả hình ảnh hang Cốc Bó (Cao Bằng), nơi đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã sống và chỉ đạo phong trào cách mạng Việt Nam những năm 1941-1945. Các phù điêu xung quanh tổ hợp khắc họa lại những điểm di tích lịch sử của mảnh đất cách mạng từ Pác Bó đến Tân Trào. Tổ hợp 4: Việt Nam chiến đấu và chiến thắng 1945 – 1954 Tổ hợp miêu tả cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính của nhân dân Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; đường lối vừa kháng chiến vừa kiến quốc; xây dựng, củng cố chính quyền của dân, do dân, vì dân trong những ngày đầu lập nước; phát huy sức mạnh của toàn dân làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Tổ hợp 5: Gian tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh Gian này được thể hiện hình ảnh một đền thờ. Những hiện vật giới thiệu ở đây nói lên tuy trái tim của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ngừng đập nhưng hình ảnh, sự nghiệp và tư tưởng của Người sống mãi.  Tổ hợp 6: Việt Nam chiến đấu và chiến thắng 1954-1975 Tổ hợp không gian hình tượng này phản ánh cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam nhằm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tiếp tục thực hiện Di chúc của Người xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. 3. Gian trưng bày các đề mục mở rộng Trên tầng trưng bày còn có phần các chuyên đề và đề mục mở rộng (gọi tắt là các chuyên đề) những chuyên đề này được trưng bày ở 8 gian bao quanh phía sau đai tiểu sử với nội dung sau: - Phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1960) Bằng hình tượng ngọn núi lửa và biểu tượng văn hóa của các dân tộc, gian này thể hiện sức mạnh to lớn của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai Trong đó Việt Nam là dân tộc tiên phong, Hồ Chí Minh là một trong những lãnh tụ tiêu biểu của phong trào. Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam với những thắng lợi lịch sử tháng 8/1945, Điện Biên Phủ năm 1954... đã khẳng định vai trò và ảnh hưởng to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với phong trào giải phóng dân tộc. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai không chỉ khẳng định sự độc lập về chính trị mà còn là sự thừa nhận của thế giới các giá trị về văn hoá, truyền thống lịch sử và nghệ thuật của các dân tộc trong nền văn minh nhân loại. - Phim: Việt Nam ngày nay Phim giới thiệu những thành tựu của nhân dân Việt Nam đạt được trong công cuộc đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo con đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Chuyên đề: Bác Hồ với thế hệ trẻ Gian này thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về thế hệ trẻ (Việt Nam và thế giới), về vai trò của thế hệ trẻ đối với sự nghiệp bảo vệ hoà bình, bảo vệ môi sinh và môi trường sống...Đặc biệt là vai trò của thế hệ trẻ đối với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ vì cuộc sống hạnh phúc của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. - Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội Bằng phương tiện kỹ thuật hiện đại, gian này giới thiệu sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và công nghệ mới và việc ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào mục đích hòa bình...Đem lại hạnh phúc cho con người, đồng thời lên án những thế lực hiếu chiến đã lợi dụng thành tựu ấy vào mục đích chiến tranh xâm lược, giết hại con người, hủy diệt môi trường thiên nhiên. Cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam không chỉ bảo vệ nền độc lập của mình mà còn góp phần bảo vệ hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới. - Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới (1945 – 1960) Gian này giới thiệu tình hình thế giới sau đại chiến II. Đó là thắng lợi của nhân dân thế giới chống chủ nghĩa phát xít dẫn đến sự phân chia thế giới thành hai hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.Đó là cuộc chiến tranh không tiếng súng - “chiến tranh lạnh” và những cuộc chiến tranh khu vực. - Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít Gian này giới thiệu sự đối lập giữa tiến bộ, sáng tạo của loài người và sự phản động, hủy diệt của chủ nghĩa phát xít đối với nhân loại. Cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới chống chủ nghĩa phát xít đã ảnh hưởng tới tiến trình cách mạng của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam Gian này thể hiện ý nghĩa của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất”. Những chuyên đề trên giúp người xem hiểu biết thêm những phong trào và sự kiện lớn của thế giới trên mỗi chặng đường hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh. -♦♦♦- KẾT LUẬN Qua những chuyến tham quan bảo tàng, em được nhìn lại chặng đường làm việc của Bác, một niềm kính trọng trào dâng trong em. Một con người, một tư tưởng lớn đã đưa cả đất nước thoát khỏi chiến tranh, xây dựng cuộc sống ấm no cho nhân dân. Tham quan bảo tàng, em cũng thấy bất ngờ về chính mình, đã từ lâu em hầu như ít còn để ý đến những cảm xúc, những suy tư, trăn trở về cuộc sống, về những người sống quanh mình. Nhịp sống hối hả của thành thị đã đưa em vào vòng xoáy của học tập, làm thêm, tham gia chỗ này chỗ khác, thời gian rỗi ít ỏi còn lại em chỉ dành cho việc ngủ. Thế nhưng, sau hôm đầu đi tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh em đã gặp lại cảm xúc của mình cách đây khá lâu, cảm xúc biết ơ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu_luan_tu_tuong_hcm_7704.doc
Tài liệu liên quan