Tiểu luận Tìm hiểu về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và xem xét vào vụ kiện tôm đông lạnh của Việt Nam

A- Đề cương bài làm.

I. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO

1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp của WTO

2. Cơ sở pháp lí cho việc giải quyết tranh chấp của WTO

3. Cơ cấu tổ chức hoạt động

4. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO

5. Thực hiện quyết định của Cơ quan giải quyết tranh chấp và áp dụng biện pháp trả đũa

6. Quy tắc ứng xử của WTO cho Bản ghi nhớ về Quy tắc và Thủ tục điều chỉnh việc Giải quyết Tranh chấp

II. ỨNG XỬ CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN ĐỐI VỚI CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO

1. Ứng xử của các nước phát triển và đang phát triển đối với cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT

2. Sự thay đổi chế độ áp dụng đối với các nước đang phát triển trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

3. Khó khăn của các nước đang phát triển khi tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

III. HIỆU QUẢ CỦA CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO

1. Ưu điểm

2. Nhược điểm

IV. XEM XÉT CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO VÀO VỤ KIỆN TÔM ĐÔNG LẠNH CỦA VIỆT NAM

1. Những vấn đề khởi kiện của Việt Nam

2. Quá trình theo kiện của Việt Nam trong vụ kiện tôm đông lạnh

 

 

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 13743 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và xem xét vào vụ kiện tôm đông lạnh của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng minh của các bên: Theo tập quán hình thành từ GATT 1947, trường hợp khiếu kiện có vi phạm thì bên bị đơn có nghĩa vụ chứng minh hành vi vi phạm của mình không gây thiệt hại cho Bên nguyên đơn; trường hợp khiếu kiện không có vi phạm thì bên nguyên đơn có nghĩa vụ chứng minh hành vi không vi phạm của Bên bị đơn gây ra thiệt hại về lợi ích mà bên nguyên đơn đáng lẽ phải được hưởng theo qui định của Hiệp định hoặc chứng minh sự cản trở đối với việc thực hiện một mục tiêu nhất định của Hiệp định. Đối với việc chứng minh các vấn đề khác, mặc dù DSU không có qui định cụ thể về việc này, một tập quán chung (vốn được áp dụng tại Toà án Quốc tế) đã được thừa nhận khá rộng rãi trong khuôn khổ cơ chế này là bên tranh chấp đã đưa ra một chi tiết hoặc thực tế thì phải có nghĩa vụ cung cấp các chứng cứ chứng minh cho chi tiết hoặc thực tế đó không phụ thuộc vào việc bên đó là nguyên đơn hay bị đơn trong tranh chấp. Hoạt động của ban hội thẩm có thể tóm tắt ngắn gọn như sau: Trong vòng 1 tuần sau khi lập ra ban hội thẩm và thống nhất về điều khoản tham chiếu, thành viên ban hội thẩm phải tham vấn các bên có tranh chấp và định ra khung thời gian cho quy trình ban hội thẩm. Ban hội thẩm thông qua thời hạn chính xác cho các bên đệ trình văn bản bao gồm giải trình và các lập luận để chuẩn bị cho phiên xét xử đầu tiên, sau đó là phiên xét xử thứ hai có sự tham gia của các bên tranh chấp và luật sư trình bày lập luận của mình và trả lời câu hỏi của ban hội thẩm. Sau phiên xét xử thứ hai, Ban hội thẩm soạn thảo và chuyển đến các bên phần tóm tắt nội dung tranh chấp của báo cáo để các bên cho ý kiến trong một thời hạn nhất định. Trên cơ sở các ý kiến này, Ban hội thẩm đưa ra báo cáo giữa kỳ (mô tả vụ việc, các lập luận, kết luận của Ban hội thẩm). Nếu trong khoảng thời gian quy định trước các bên không có ý kiến thì báo cáo tạm thời này sẽ được coi là báo cáo cuối cùng và được nhanh chóng gửi cho các thành viên. Trong trường hợp các bên tiếp tục cho ý kiến về báo cáo này: Nếu có yêu cầu, Ban hội thẩm có thể tổ chức thêm một phiên họp bổ sung để xem xét lại tổng thể các vấn đề liên quan. Sau đó Ban hội thẩm soạn thảo báo cáo chính thức để gửi đến tất cả các thành viên WTO và chuyển cho DSB thông qua. Trong trường hợp các bên có tranh chấp không đi đến một giải pháp thỏa mãn các bên, ban hội thẩm sẽ đưa ra kết luận của mình dưới hình thức một báo cáo bằng văn bản trình lên DSB. Trong những trường hợp này, báo cáo của ban hội thẩm phải chỉ ra các kết luận thực tế, khả năng áp dụng những điều khoản liên quan và lập luận cơ bản cho những kết luận và đề xuất của ban hội thẩm. Các hoạt động của ban hội thẩm trong giai đoạn này phải được bảo mật. Một điểm khác biệt quan trọng giữa cơ chế giải quyết tranh chấp trong GATT và DSU là việc DSU đã có những quy định rất chặt chẽ về thời hạn cho những hoạt động của ban hội thẩm với mục tiêu giải quyết nhanh chóng các tranh chấp, không để ứ đọng các vụ tranh chấp để tránh gây thiệt hại về kinh tế cho các bên tranh chấp. Thông qua báo cáo của ban hội thẩm (Điều 16 DSU) Để các thành viên có đủ thời gian xem xét báo cáo của ban hội thẩm, các báo cáo này chỉ được coi là đã được DSB thông qua sau 20 ngày kể từ ngày gửi cho các thành viên vì DSB không được xem xét các báo cáo này trong vòng 20 ngày kể từ ngày báo cáo được gửi đến các thành viên. Các thành viên phản đối báo cáo phải gửi văn bản đưa ra lý do, giải thích quan điểm của mình ít nhất 10 ngày trước cuộc họp DSB mà tại cuộc họp này báo cáo của ban hội thẩm sẽ được xem xét. Trong vòng 60 ngày kể từ ngày gửi báo cáo của ban hội thẩm cho các thành viên, báo cáo này phải được thông qua trừ khi một bên trong tranh chấp chính thức thông báo cho DSB về quyết định kháng cáo của mình hoặc DSB quyết định đồng thuận không thông qua báo cáo. Nếu một bên thông báo quyết định kháng cáo của mình, báo cáo của ban hội thẩm sẽ không được DSB xem xét thông qua cho đến khi hoàn tất việc kháng cáo. Rà soát của cơ quan phúc thẩm (Điều 17 DSU) Việc rà soát phúc thẩm được DSU đưa vào là một chức năng mới nhằm nhấn mạnh “tính định hướng quy tắc” trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và làm đối trọng với “cải cách thủ tục” đại diện bởi sự đồng thuận tiêu cực. Trên thực tế, với cơ chế đồng thuận tiêu cực, các báo cáo của ban hội thẩm tự động được DSB thông qua trừ khi tất cả các Thành viên WTO (nghĩa là cả các bên có tranh chấp) không nhất trí. Một bước hướng tới “tư pháp hóa” hệ thống giải quyết tranh chấp cần có sự đảm bảo của một cơ quan có thẩm quyền và đáng tin cậy đại diện cho “cấp độ thứ hai” của tư pháp và cho phép các Thành viên WTO kháng cáo cơ sở pháp lý của các báo cáo của ban hội thẩm. Chỉ các bên có tranh chấp chứ không phải các bên thứ ba mới có quyền kháng cáo báo cáo của ban hội thẩm. Một kháng cáo phải giới hạn ở các vấn đề luật liên quan trong báo cáo của ban hội thẩm và diễn giải pháp lý của ban hội thẩm. Theo thông lệ, Cơ quan Phúc thẩm phải đưa ra kết luận trong vòng 60 ngày sau khi một bên có kháng cáo. Nếu cần thiết, Cơ quan Phúc thẩm có thể gia hạn thêm 30 ngày, nhưng thủ tục này không bao giờ được vượt quá 90 ngày. Các bên không được quyền phản đối bản báo cáo này. DSB phải thông qua báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm trong vòng 30 ngày kể từ khi báo cáo được gửi, trừ khi DSB đồng thuận không thông qua báo cáo này. Khuyến nghị các giải pháp và giám sát thực hiện các giải pháp đó của ban hội thẩm hoặc cơ quan phúc thẩm thường trực (Điều 19 & 21 DSU) Khi báo cáo được thông qua xác định một biện pháp của một bên là vi phạm qui định của WTO, cơ quan ra báo cáo phải đưa ra khuyến nghị nhằm buộc bên có biện pháp vi phạm phải tuân thủ qui định của WTO (yêu cầu bị đơn rút lại hoặc sửa đổi biện pháp liên quan) và có thể đề xuất các cách (không bắt buộc) để các bên có thể thực hiện khuyến nghị đó. Trong trường hợp khiếu kiện không vi phạm, bên thua kiện không phải rút lại biện pháp liên quan (vì không có vi phạm) nhưng báo cáo có thể khuyến nghị bên thua thực hiện các dàn xếp nhất định để thoả mãn các bên liên quan (báo cáo có thể đưa ra những gợi ý về biện pháp dàn xếp thoả đáng, ví dụ: bồi thường) DSB cũng chính là cơ quan giám sát việc thực thi khuyến nghị của các Bên liên quan. Trong thời gian qui định cho việc thực hiện khuyến nghị, bất kỳ thành viên nào cũng có thể đưa vấn đề thực hiện khuyến nghị này vào chương trình nghị sự của DSB; mỗi khi có đề nghị như vậy thì Bên phải thực hiện khuyến nghị có nghĩa vụ giải trình bằng văn bản về việc thực hiện khuyến nghị của mình gửi cho DSB chậm nhất là 10 ngày trước khi tiến hành phiên họp của DSB. Những thay đổi chính trong thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO Thay đổi quan trọng nhất là việc áp dụng hình thức “đồng thuận phủ quyết”: những quyết định của ban hội thẩm (lúc ban đầu) và cơ quan phúc thẩm thường trực được mặc nhiên chấp nhận, trừ khi có một sự đồng thuận trong Cơ quan giải quyết tranh chấp để lật ngược các quyết định đó. Điều này có nghĩa là nếu có kháng cáo, thì cơ quan phúc thẩm thường trực sẽ có quyết định cuối cùng. Giả định là cơ quan phúc thẩm thường trực đưa ra các quy định hoàn toàn độc lập với áp lực của các quốc gia và không thiên vị một nước nào đó, các công ty và các chính phủ sẽ cân nhắc về “sự đánh giá” và “tiền lệ” của các trường hợp để quyết định có nên kiện ra WTO hay không. Điều đó có nghĩa là các trường hợp tranh chấp được đánh giá có khả năng chiến thắng lớn hơn và những tiền lệ chiến thắng cũng rõ ràng hơn sẽ được đưa ra giải quyết tại WTO. Ngược lại, phía bị đơn sẽ phải cân nhắc đến vấn đề này. Một sự thay đổi khác kèm theo là khả năng xảy ra trả đũa rất cao khi phía bị đơn từ chối thực hiện phán quyết vi phạm. Trong khuôn khổ của GATT trước đây, bên thua kiện có thể dễ dàng cản trở phán quyết của ban hội thẩm hay yêu cầu trả đũa (Tại GATT, việc trả đũa chỉ xảy ra một lần duy nhất). Hiện nay, phán quyết “vi phạm” hay yêu cầu trả đũa đều không dễ dàng bị ngăn cản. Vì vậy, phía bị đơn, một khi đã nhận được một bản tuyên án vi phạm, phải chấp nhận khả năng bị trả đũa đã được WTO cho phép. Bên được phép trả đũa phải cân nhắc các yếu tố khác nhau khi quyết định trả đũa, ít nhất phải cân nhắc các ảnh hưởng đến kinh doanh của chính mình. Mối quan tâm rất thiết thực này cần được chú ý thậm chí là cả trong một hoàn cảnh phi thực tế. Một nền kinh tế lớn với một thị trường nhập khẩu phong phú có ý nghĩa quan trọng đối với phía bị đơn (ví dụ như nước Mỹ) khi đe doạ trả đũa sẽ có tác dụng nhiều hơn so với một nền kinh tế nhỏ với những ngành nghề yếu kém phụ thuộc vào hàng nhập khẩu. Sự thay đổi lớn thứ ba là việc đẩy nhanh tiến trình giải quyết tranh chấp với một lịch trình thủ tục nghiêm ngặt của WTO trong khi các vụ kiện trong GATT có thể kéo dài mãi do các bên dựa vào các thủ thuật trì hoãn thời hạn. Những lợi ích lớn nhất có thể thấy rõ: tranh chấp được giải quyết càng nhanh thì bên thắng cuộc càng đạt được nhiều lợi ích còn các công ty bị vi phạm sẽ có động lực lớn hơn để giải quyết tranh chấp tại WTO và các công ty đang bào chữa cũng có động lực lớn hơn để thừa nhận sai phạm của mình. Sự thay đổi thứ tư là sự bổ sung thủ tục kháng cáo. Cho dù cơ quan phúc thẩm thường trực có vẻ như không gạt bỏ hoàn toàn những quyết định của ban hội thẩm, thì việc sửa đổi từng phần vẫn thường diễn ra. Khi điều này được đưa ra, bên bị đơn (với thất bại tại bước hội thẩm) chắc chắn sẽ kháng cáo để hy vọng một phán quyết mềm dẻo hơn từ cơ quan phúc thẩm thường trực. Một minh chứng cho sự thay đổi này là các bên đã sử dụng rất thường xuyên thủ tục kháng cáo. Trong số 78 quyết định của ban Hội thẩm được đưa ra từ năm 1995 đến tháng 10/2003, đã có 53 trường hợp kháng cáo(chiếm 68%). Thực hiện quyết định của Cơ quan giải quyết tranh chấp và áp dụng biện pháp trả đũa Để bảo đảm là bên thua kiện sẽ thực hiện nghiêm túc quyết định của DSB và để tránh tình trạng ‘rơi vào im lặng’, WTO đề ra một cơ chế theo dõi và giám sát việc thực hiện quyết định trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông qua báo cáo của ban hội thẩm, bên thua kiện phải thông báo cho DSB tại buổi họp của DSB triệu tập biết về những biện pháp mà nước này dự định áp dụng để thực hiện khuyến nghị của ban hội thẩm. Nếu nước này vì lý do nào đó không thể thực hiện ngay khuyến nghị của nhóm chuyên gia thì DSB có thể cho phép nước này được thực hiện trong một thời hạn “hợp lý”. Và nếu trong thời hạn ‘hợp lý’ đó bên thua kiện vẫn không thể thực hiện được khuyến nghị của nhóm chuyên gia thì nước này có nghĩa vụ thương lượng với bên thắng kiện về mức độ bồi thường thiệt hại, ví dụ như giảm thuế quan đối với một sản phẩm nào đó có lợi cho bên thắng kiện. Nếu trong vòng 20 ngày kể từ ngày chấm dứt thời hạn hợp lý, các bên tranh chấp không đạt được thoả thuận về mức độ bồi thường thì bên thắng kiện có quyền yêu cầu DSB cho phép áp dụng các biện pháp trả đũa, cụ thể là tạm ngưng việc cho bên thua kiện hưởng những nhân nhượng thuế quan hoặc tạm ngưng thực hiện những nghĩa vụ đối với bên thua kiện theo hiệp định có liên quan. Biện pháp trả đũa phải tương ứng với mức độ thiệt hại và phải được thực hiện trong lĩnh vực thương mại mà bên thua kiện bị thiệt hại. DSU nghiêm cấm việc trả đũa đơn phương mà không có sự chấp thuận của cơ quan này (qui định này thực chất nhằm chấm dứt hiện tượng trả đũa đơn phương khá phổ biến trong thực tiễn giải quyết tranh chấp của GATT 1947). Mức độ và thời hạn trả đũa do DSB quyết định theo đúng thủ tục qui định cho vấn đề này trong DSU. Để bảo đảm tính hiệu quả của các biện pháp trả đũa và rút kinh nghiệm từ các thời kỳ trước, WTO quy định trong trường hợp việc áp dụng biện pháp trả đũa mà lĩnh vực bị thiệt hại là không thực tế hoặc không có hiệu quả thì bên thắng kiện có quyền yêu cầu DSB cho phép trả đũa trong một lĩnh vực khác (trả đũa chéo). Chẳng hạn một nước đang phát triển sẽ khó có thể áp dụng một cách hiệu quả biện pháp trả đũa trong lĩnh vực thương mại hàng hoá đối với một nước phát triển nhưng nếu trả đũa trong lĩnh vực thương mại dịch vụ hoặc sở hữu trí tuệ thì có thể sẽ hiệu quả hơn. Hơn thế nữa, trong một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, bên thắng kiện còn có thể yêu cầu DSB cho phép trả đũa trong những lĩnh vực thuộc các hiệp định thương mại khác với hiệp định thương mại mà bên thua kiện vi phạm. Tuy nhiên, để bảo đảm sự công bằng và trong trường hợp có tranh chấp về mức độ trả đũa, WTO cũng dành cho bên thua kiện quyền đưa tranh chấp nói trên ra giải quyết theo phương thức trọng tài. Quyết định trọng tài về vấn đề này là quyết định cuối cùng và có giá trị thi hành đối với tất cả các bên. Quy tắc ứng xử của WTO cho Bản ghi nhớ về Quy tắc và Thủ tục điều chỉnh việc Giải quyết Tranh chấp Nguyên tắc điều chỉnh của các quy tắc ứng xử cho DSU nhấn mạnh rằng mỗi người thuộc diện điều chỉnh phải độc lập và không thiên vị, có trách nhiệm tránh các xung đột về lợi ích dù trực tiếp hay gián tiếp, và phải tôn trọng tính bảo mật về tiến trình thủ tục của các cơ quan trong cơ chế giải quyết tranh chấp. Thông qua việc tuân thủ các tiêu chuẩn ứng xử này, tính liêm chính và không thiên vị của cơ chế được đảm bảo. Các quy tắc không làm thay đổi các quyền và nghĩa vụ của các thành viên theo DSU hay các quy tắc và thủ tục của DSU. Trong phạm vi nguyên tắc điều chỉnh của các quy tắc ứng xử, mọi người thuộc diện điều chỉnh phải tiết lộ thông tin, mà họ một cách hợp lý phải biết, vào thời điểm có khả năng ảnh hưởng hoặc phát sinh các mối nghi ngờ hợp lý liên quan đến tính độc lập hoặc không thiên vị của họ. Phụ lục 2 của các Quy tắc ứng xử bao gồm một “danh sách mô tả các thông tin phải tiết lộ” có đề cập đến các ví dụ về thông tin thuộc loại mà một người được yêu cầu tham gia vào giải quyết một vụ tranh chấp có nghĩa vụ phải tiết lộ. Danh sách này bao gồm thông tin về: (a) lợi ích tài chính (ví dụ: đầu tư, vay nợ, cổ phiếu, các khoản lãi, các khoản nợ khác); (b) lợi ích kinh doanh (ví dụ: vị trí giám đốc hay các lợi ích trong hợp đồng khác); (c) lợi ích về tài sản có liên quan đến tranh chấp đang xem xét; (d) lợi ích chuyên môn (ví dụ: mối quan hệ hiện tại hay quá khứ với khách hàng tư nhân, hay bất kỳ lợi ích nào một người có thể có liên quan đến các thủ tục giải quyết trong nước hoặc quốc tế và các ảnh hưởng trong trường hợp các lợi ích này liên quan đến các vấn đề tương tự trong tranh chấp đang được giải quyết; (e) các lợi ích chủ động khác (ví dụ: chủ động tham gia vào các nhóm lợi ích công cộng hoặc các tổ chức khác có chương trình nghị sự công bố liên quan tới tranh chấp đang xem xét); (f) tuyên bố ý kiến cá nhân về những vấn đề liên quan tới tranh chấp đang xem xét (ví dụ: các công bố, tuyên bố với công chúng); (g) lợi ích về việc làm hay gia đình (ví dụ: khả năng có lợi thế không trực tiếp hoặc bất cứ dạng áp lực nào có thể phát sinh từ người sử dụng lao động, liên danh cộng sự kinh doanh hay thành viên gia đình.) Trên thực tế, mỗi người thuộc diện điều chỉnh vào mọi thời điểm phải duy trì bảo mật về các cân nhắc và tiến trình thủ tục giải quyết tranh chấp cũng như bất kỳ thông tin nào mà một bên coi là bí mật. Mọi người thuộc diện điều chỉnh và các Thành viên liên quan phải giải quyết các vấn đề liên quan đến việc vi phạm đáng kể có thể có đối với quy tắc ứng xử một cách nhanh chóng nhất có thể để không làm chậm chễ việc hoàn thành quá trình giải quyết tranh chấp. ỨNG XỬ CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN ĐỐI VỚI CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO Ứng xử của các nước phát triển và đang phát triển đối với cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 1985, Uỷ ban thương mại quốc tế của Mỹ (USIC) đã chỉ ra một số nguyên nhân làm cho các nước đang phát triển ít sử dụng đến Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT, mà nguyên nhân phần lớn xuất phát từ bản thân nội lực của các nước: -Thứ nhất, các nước đang phát triển không có đội ngũ chuyên gia pháp lý có chuyên môn và kinh nghiệm trong việc tham gia xử lý các tranh chấp thương mại quốc tế và cũng không có khả năng tài chính để đi thuê các chuyên gia phương Tây; -Thứ hai, tâm lý lo sợ rằng nếu đi kiện cáo các nước phát triển thì có khi họ phải chịu thiệt nhiều hơn là được lợi. Nguyên nhân chính của tâm lí lo sợ này là sự phụ thuộc vào thị trường và các nguồn giúp đỡ về tài chính của phương Tây khiến các nước đang phát triển rất ngại va chạm với các nước phát triển và nếu có tranh chấp thì các nước này chủ trương xử lý song phương, kín đáo và thường là sẵn sàng nhượng bộ; -Thứ ba, các nước đang phát triển nhận thức được rằng cho dù họ có thắng kiện và dám dũng cảm áp đặt các biện pháp trả đũa hợp pháp chăng nữa thì cũng không đem lại hiệu quả và có thể có một ảnh hưởng đến cách cư xử của các nước phát triển; -Thứ tư, tuy tham gia GATT ngay từ khi mới thành lập, nhưng các nước đang phát triển vẫn còn giữ thái độ lưỡng lự trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới vì đa số các nước này cho rằng cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT cũng chỉ là một trong những công cụ của các nước phương Tây sử dụng để ép buộc các nước đang phát triển mở cửa thị trường, làm lợi cho các quốc gia phát triển trên thế giới. Và do vậy, quan điểm chung của các nước đang phát triển đối với cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT trong khoảng 30 năm (từ 1948-1979) là “phớt lờ” cơ chế này. Trong khoảng thời gian này, số vụ kiện của các nước đang phát triển chỉ chiếm có 12% tổng số các vụ kiện tại GATT và đa số là kết thúc thông qua thương lượng trước khi nhóm chuyên gia của GATT thông qua báo cáo cuối cùng. Chỉ đến thời kỳ sau Vòng đàm phán Tokyo, các nước đang phát triển, đặc biệt là một số nước NIC như Brazil, Mexico, Ấn Độ, Argentina mới thực sự quan tâm và sử dụng thường xuyên hơn cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT. Sự thay đổi này xuất phát từ những lý do sau. -Thứ nhất, sự giảm sút của thương mại thế giới những năm 1970 do tác động của hai cuộc khủng hoảng dầu lửa đã dẫn đến việc trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ ở hầu hết các nước công nghiệp phát triển. -Thứ hai, quá trình công nghiệp hoá tại một số nước đang phát triển đã đem lại những thành quả đầu tiên, nổi bật nhất là trong một số ngành sản xuất công nghiệp và chế biến, các nước NIC đã đạt được ưu thế cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của phương Tây và đã bắt đầu dư thừa năng lực sản xuất trong một số lĩnh vực như may mặc, điện tử dân dụng, thép. Các nước này bắt đầu nhận thức được cần phải sử dụng nhiều công cụ để tiếp cận thị trường tiêu thụ của các nước phương Tây và khi cần thiết sử dụng cả cơ chế giải quyết tranh chấp. -Ngoài ra việc thành lập một bộ phận pháp lý (Legal Office) trực thuộc Ban thư ký GATT đã giúp cung cấp những trợ giúp kỹ thuật có hiệu quả cho các nước đang phát triển trong việc nghiên cứu về cơ cấu thể chế và pháp lý của GATT và tư vấn pháp lý cho các nước này trong quá trình chuẩn bị các tài liệu và thủ tục khiếu kiện. Trong vòng 15 năm (1979-1994), số lượng các vụ kiện của các nước đang phát triển chống lại các nước phát triển đã tăng lên đến 25% tổng số các vụ kiện tại GATT (25/117 vụ). Sự thay đổi chế độ áp dụng đối với các nước đang phát triển trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO Ở Vòng đàm phán Uruguay, Brazil đã đưa ra đề nghị cần thiết phải áp dụng nguyên tắc đối xử đặc biệt đối với các nước đang phát triển khi áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT. Đề nghị này đã được chấp nhận và thể hiện trong Thoả thuận về Cơ chế giải quyết tranh chấp WTO. Thoả thuận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp (DSU) đã đề cập đến địa vị đặc biệt của các thành viên WTO là các nước đang phát triển. Trong các quy định này, đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các thành viên là nước đang phát triển không có nghĩa làm giảm nhẹ nghĩa vụ, làm tăng các quyền về nội dung hoặc cho phép thời gian ân hạn, mà là thuật ngữ mang tính thủ tục. Cụ thể là: - Trong tham vấn: Nếu tham vấn là biện pháp do một nước thành viên đang phát triển áp dụng thì các bên có thể đồng ý kéo dài thời hạn tham vấn thông thường. Nếu vào cuối giai đoạn tham vấn, các bên không thể đồng ý kết thúc tham vấn thì Chủ tịch DSB có thể kéo dài thời hạn tham vấn. - Nếu nguyên đơn là thành viên đang phát triển thì trong thành phần của ban hội thẩm nhất thiết phải có một thành viên là công dân của một nước đang phát triển, trừ khi nước đang phát triển có liên quan không yêu cầu như vậy. Nếu bị đơn là nước thành viên đang phát triển thì các bên có thể thoả thuận kéo dài thời gian tham vấn và Ban Hội thẩm có trách nhiệm xác định các thời hạn về thủ tục phù hợp sao cho bên tranh chấp là nước đang phát triển có đủ thời gian để chuẩn bị và trình bày lập luận của mình. - Các nước đang phát triển có thể yêu cầu Tổng giám đốc WTO đứng ra làm trung gian, hoà giải trong trường hợp có tranh chấp với nước phát triển; -Thời gian để giải quyết tranh chấp với các nước đang phát triển có thể được kéo dài hơn so với quy định chung; - Các nước phát triển cần có thái độ kiềm chế khi áp dụng các biện pháp trả đũa với bên thua kiện là nước đang phát triển; - Các nước đang phát triển có thể được phép áp dụng các biện pháp trả đũa chéo đối với bên thua kiện là nước phát triển; - Các nước đang phát triển có thể yêu cầu Ban Thư ký WTO trợ giúp pháp lý khi có tranh chấp; - Các nước đang phát triển có thể áp dụng các thủ tục giải quyết tranh chấp được Đại hội đồng GATT thông qua theo Quyết định ngày 5-4-1966 - Trong quá trình giám sát việc thực hiện các khuyến nghị và quyết định, DSB cần chú ý đến các ảnh hưởng mà khuyến nghị có thể gây ra đối với lợi ích của các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển đã nhanh chóng nhận thức được lợi ích từ việc sử dụng Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và chỉ sau gần 5 năm, các nước đang phát triển đã trở thành nhóm các nước sử dụng nhiều nhất cơ chế giải quyết tranh chấp mới của WTO. Tính đến ngày 31-12-1998, các nước đang phát triển dẫn đầu số lượng các vụ kiện (37%) nhiều hơn Mỹ (34%) và EU (21%) và 80% trong số đó kết thúc thắng lợi. Có thể nói Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được các nước đang phát triển sử dụng như một công cụ có hiệu quả để giải quyết tranh chấp thương mại với các nước phát triển. Các nước đang phát triển đã nhanh chóng nhận thức được lợi ích từ việc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và chỉ sau gần 5 năm, các nước đang phát triển đã trở thành nhóm các nước sử dụng nhiều nhất cơ chế giải quyết tranh chấp mới của WTO. Tính đến ngày 31-12-1998, các nước đang phát triển dẫn đầu số lượng các vụ kiện (37%) nhiều hơn Mỹ (34%) và EU (21%) và 80% trong số đó kết thúc thắng lợi. Có thể nói Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được các nước đang phát triển sử dụng như một công cụ có hiệu quả để giải quyết tranh chấp thương mại với các nước phát triển. Khó khăn của các nước đang phát triển khi tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO -Vấn đề tài chính là vấn đề lớn nhất mà các nước đang phát triển phải đối mặt khi tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Đó là chi phí tư pháp phải trả khi tham gia kiện, là những tổn thất về lợi ích kinh tế và thương mại mà các nước này phải gánh chịu trong suốt quá trình tranh chấp đang được giải quyết. Thậm chí, trong trường hợp nước đang phát triển là nguyên đơn thắng kiện thì cũng không nhận được bất kỳ khoản bồi thường nào cho những thiệt hại mà họ phải gánh chịu trong suốt thời gian bị đơn thực hiện phán quyết. - Thiếu nguồn nhân lực với các kiến thức chuyên môn cụ thể về giải quyết tranh chấp của WTO. Do vậy, thông thường các nước đang phát triển thường phải đi thuê các chuyên gia về pháp lí và thương mại từ các nước phát triển khác nên thường bị thiệt thòi hơn rất nhiều. HIỆU QUẢ CỦA CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO Ưu điểm         -Thứ nhất, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO sẽ có lợi nhiều cho các nước đang phát triển vì nó thông thoáng hơn, ít tốn thời gian, trên cơ sở tự động và có tính ràng buộc. Thông thường, bước đầu tiên của quá trình giải quyết tranh chấp là quá trình tham vấn của các bên có tranh chấp thương mại. Nếu quá trình tham vấn này không giải quyết được mâu thuẫn của hai bên thì một ban hội thẩm sẽ được tự động thành lập. Nếu hai bên không nhất trí với quyết định cuối cùng của ban hội thẩm thì họ có thể đưa lên cơ quan phúc thẩm thường trực. Khoảng thời gian giữa các công đoạn được quy định rõ ràng và chặt chẽ để tránh tình trạng xử kiện kéo dài. Quyết định cuối cùng của cơ quan phúc thẩm thường trực hoặc ban hội thẩm chỉ có thể bị bác bỏ bằng sự đồng thuận của tất cả các thành viên, sự phủ quyết đơn lẻ của một thành viên là không có hiệu lực. -Thứ hai, cơ chế giải quyết tranh chấp đa phương không cho phép các nước phát triển áp đặt luật của mình trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. -Thứ ba, việc giải quyết tranh chấp được tiến hành thận trọng, qua hai bước bởi các cơ quan Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm, đảm bảo giải quyết một cách chính xác các tranh chấp. Đây là lần đầu tiên trong một cơ chế tài phán giải quyết tranh chấp quốc tế xuất hiện một Cơ quan Phúc thẩm với các cơ hội xem xét lại quyết định ban đầu, đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia tranh chấp. -Thứ tư, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ về thời gian, tạo ra sự nhanh chóng, hiệu quả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và xem xét vào vụ kiện tôm đông lạnh của Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan