Tiểu luận Tìm hiểu về đặc điểm kinh tế xã hội các nước thuộc khu vực Caribê

MỤC LỤC

 

Trang

Mở đầu 2

Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

- Vị trí địa lí và các nước trong khu vực 2

- Tài nguyên thiên nhiên 4

- Đánh giá tác động của các điều kiện tự nhiên 6

Đặc điểm kinh tế - xã hội và văn hóa

- Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của khu vực 7

Các ngành kinh tế chính 7

+ Công nghiệp

+ Nông nghiệp

+ Du lịch

+ Dịch vụ và ngân hàng

Mọt số vấn đề kinh tế phải đối mặt 12

Giới thiệu nền kinh tế của một số quốc gia 13

Cu Ba

Bahama

Triniđat và Tôbagô

Vênêxuêla

Các chỉ số GDP, GNP, HNI 15

Vấn đề môi trường 16

- Văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng 16

Ngôn ngữ

Giáo dục

Y tế

Văn học

Tôn giáo

- Xu thế và triển vọng trong bối cảnh quốc tế 20

Kết luận 20

 

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu về đặc điểm kinh tế xã hội các nước thuộc khu vực Caribê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ải rác từ Vơcgin đến Triniđat. * Caribê cũng có vị trí chiến lược về kinh tế - chính trị. Một số hòn đảo nằm trên tuyến đường thương mại lớn hay cầu nối trên biển trung Mĩ và Nam Mĩ. Caribê chính là điểm giao lưu của Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ, phía Bắc giáp Hoa Kì (qua eo Flariđa), phía Tây giáp Mêhicô (qua eo Yucatan), phía Nam giáp Vênêxuêla. * Các nước trong khu vực: 1. Antigoa & Bacbuđa. Thủ đô: Xen Giôn, diện tích 442km2. 2. Bacbađôt, Thủ đô: Britagiơtao, diện tích 430km2. 3. Bahama, Thủ đô Natxô, diện tích 13.939 km2. 4. Cuba, Thủ đô: La Habana, diện tích 110.860 km2. 5. Đôminica, Thủ đô: Rôdơ, diện tích 751 km2. 6. Đôminicana, Thủ đô: Xantô Đômingô, diện tích 48.421 km2. 7. Grênađa, Thủ đô: Xen Gioocgiet, diện tích 344 km2. 8. Haiti, Thủ đô, Po ô Pranh, diện tích 27.750 km2. 9. Hamaica, Thủ đô: Kinxtơn 10. Triniđat & Tôbagô, Thủ đô: Poop Xpên, diện tich 5130km2. 11. Xanta Luxia, Thủ đô : Caxtri 12. Xenkit & Nêrit, Thủ đô: Baxto 13. Xen Vinxen & Grênađin, Thủ đô: Kinxtao Ngoài ra còn có các đảo và quần đảo thuộc chủ quyền của một số nước châu Âu và châu Mĩ như QĐ. Tuôc & Caicôt, QĐ. Vơcgin, Đ. Anguila (Anh), Đ. Goađơlup, Đ. Mactinic (Pháp), Đ. Pueđô Ricô (Hoa Kì)… riêng Vênêxuêla là nước thuộc Nam Mĩ nhưng lại ở ven biển Caribê nên cũng có thể xem là thuộc khu vực Caribê. 2. Tài nguyên thiên nhiên. * Khí hậu: sự khác nhau về cường độ và độ dài hàng năm của mùa mưa thể hiện sự đa dạng theo vùng khí hậu của quần đảo. Tất cả các nước vùng Caribê đều có đặc điểm là khí hậu nhiệt đới, mang tính chất hải dương, nóng ẩm, mưa tương đối lớn, chịu ảnh hưởng của gióa mậu dịch ôn hòa. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Các cơn bão nhiệt đới thường xuất hiện vào khoảng tháng 9 và tháng 12. * Đất, địa hình: Quần đảo Ăngti là những hòn đảo núi lửa, đặc điểm địa chất nổi bật là có những đoạn đứt gãy sâu. Địa hình chủ yếu của các nước trong khu vực là đồi núi thấp, ngoài ra còn có những vùng khá bằng phẳng, có cấu tạo dạng san hô. Trong cơ cấu sử dụng đất thì đất trồng trọt chiếm tỉ lệ không cao, chủ yếu là đất cho các hoạt động dịch vụ và thổ cư. Bảng 1: Cơ cấu sử dụng đất ở một số nước Caribê (tỉ lệ %) năm 1987. Nước Đất trồng cây Đất canh tác Đồng cỏ Rừng Đất khác Cuba 23 6 23 17 31 Haiti 20 13 18 4 45 Đominica 23 7 43 13 14 Bahamas 1 0 0 32 67 * Các núi chính, sông chính: là các dạng đảo nên khu vực Caribê không có các dãy núi đồ sộ như trong lục địa. Điển hình trong khu vực lại chính là các núi lửa, nhất là ở cánh cung các đảo Antiles nhỏ, chẳng hạn như ở Goađơlup (núi Suphi), ở Mactinic (núi Pelee)… sông ngòi phong phú song phần lớn là sông ngắn, nhỏ. * Khoáng sản: Caribê có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, dồi dào, một số loại có trữ lượng lớn, đặc biệt là khoáng sản kim loại. Ví dụ: Boxit (Giamaica, Haiti), Niken, Bôxit, vàng, bạc (Đôminica); Coban, Niken, sát, đồng, mangan (Cuba), muối (ở hầu hết các nước). Đặc biệt, nguồn tài nguyên dầu mỏ đang rất có tiềm năng, nhất là ở Triniđat & Tôbagô. * Tài nguyên biển: Tất cả các quốc gia trong khu vực đều tiếp giáp với biển hoặc được biển bao bọc. Đường bờ biển dài là một trong những lợi thế nhằm khai thác hiệu quả các loại tài nguyên biển. Bảng 2: Độ dài đường bờ biển của một số nước Caribê (km) Cuba Haiti Jamaica CH Đôminica Bahamas Grenađa 3735 1771 1022 1288 3542 121 Biển Caribê là biển nóng ấm, giàu ánh sáng và oxi, độ mặn trung bình, lại là nơi gặp gỡ của nhiều dòng hải lưu nên cá tôm dồi dào và đa dạng. Biển có nhiều loại cá ngon và quý, một số loại có trữ lượng lớn và giá trị cao. Ngoài ra còn có các loại đặc sản biển như đồi mồi, sò, ốc, rùa biển… Các loại khoáng sản biển chủ yếu là dầu mỏ, muối… ngoài ra còn có sắt, bôxit,… ở thềm lục địa. Đường bờ biển dai, khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh, là cơ sở để xây dựng các cảng biển, hình thành các tuyến giao thông biển. Đặc biệt, biển Caribê trong xanh, sánh năng chan hòa, bãi cát đẹp, là nguồn tài nguyên du lịch quý giá đối với các nước vùng Caribê. 3. Đánh giá tác động của các điều kiện tự nhiên. a. Các tác động thuận lợi. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm là điều kiện quan trọng cho các hoạt động trồng trọt, tạo điều kiện cho cây cối sinh trưởng và phát triển quanh năm. Khí hậu nóng ẩm cũng góp phần tạo ra một thiên nhiên phong phú, đa dạng, tươi đẹp, có sức hút đối với du lịch. Đất đai được tạo nên trên các dạng dung nham phun trào nên nhìn chung là màu mỡ. Địa hình phần lớn là đồi núi tạo ra một cảnh quan tương đối hùng vĩ. Nguồn khoáng sản dồi dào là nguồn lợi xuất khẩu quan trọng của nhiều nước Caribê. Đây cũng là cơ sở để xây dựng các ngành công nghiệp, giảm chi phí nguyên liệu, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm. Nguồn tài nguyên biển giàu có là cơ sở để xây dựng các ngành kinh tế biển: nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, khai thác khoáng sản biển, giao thông biển, du lịch biển… Vị trí địa lí chiến lược cũng là lợi thế để các nước vùng Caribê mở rộng quan hệ giao lưu quốc tế, trước hết là với các nước Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ. b. Các tác động bất lợi. Những đợt gió Tây kèm theo những luồng gió biển đến từ xích đạo với không khí á nhiệt đới quá nóng, đôi khi gây ra những cơn bão hoành hành. Những cơn bão nhiệt đới này có sức tàn phá ghê gớm, để lại hậu quả rất nặng nề. Ví dụ: cơn bão Hugo tháng 9/1989 đã tàn phá nhiều đỏa ở Caribê, nhất là đảo Guadelup, Haiti là đất nước nằm ở trung tâm các cơn bão. Động đất và núi lửa cũng đã tạo nên những thảm họa ở thủ đô Po o Pranh (Haiti), Kinrtơn (Jamaica)… Kiểu khí hậu “trong gió” và “ngoài gió” với một bên nhiều mưa và một bên khô hạn rất đặc trưng ở các vùng đồi núi. ở Caribê có những thời kì hạn hán nghiêm trọng (ở Cuba 1986, 1988) còn mùa đông nhiều đợt lạnh tràn xuống tận cánh cung đảo. Kiểu khí hậu nhiệt đới đôi khi còn gây ra các thảm họa cháy rừng (ở Jamaica, Haiti), ngập lụt (Haiti…). II. Đặc điểm kinh tế, xã hội và văn hóa. 1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của toàn khu vực. a. Các ngành kinh tế chính. * Nông nghiệp, chủ yếu là trồng cây ở các trang trại. Cà phê và mía đường là hai loại cây chính. Ngoài ra còn có thuốc lá, ca cao, dứa, chuối, gạo, ngô… chăn nuôi ít phát triển, chỉ dó cừu, lợn (Bahamas), một số gia súc (Cuba). Nhìn chung các nước Caribê phụ thuộc về lương thực. Tỉ trọng ngành nông nghiệp trong GDP không ngừng giảm, trừ ở Haiti. * Công nghiệp: Những ngành công nghiệp nhỏ được chú trọng. Nhiều nước đã phát triển một số ngành công nghiệp gắn với tài nguyên như chế biến Bôxit ở Jamaica (là nước sản xuất bôxit hàng đầ trong thời gian gần đây), khai thác và lọc dầu ở Triniđạt và Tobago (gồm chế biến một phần dầu thô khai thác ở Vênêxuêla). Bảng 3: Các ngành công nghiệp chỉnh ở một so nước Caribê. Nước Ngành công nghiệp chính Cuba Sản xuất đường, lọc dầu, chế biến thực phẩm, dệt, hóa chất, giấy, gỗ, kim loại, xi măng Haiti Tinh chế đường, dệt, xi măng, khai thác bôxit Jamaica Khai thác bôxit, dệt, chế biến thực phẩm Bahamas Tinh luyện dầu, xi măng, dược phẩm, thép ống Đôminica Chế biến đường, dệt, khai thác niken, vàng, bạc Triniđat và Tobagô Khai thác và lọc dầu, sản xuất hàng tiêu dùng * Du lịch: đây là nguồn thu nhập hàng đầu của rất nhiều đảo, dựa trên những thuận lợi về khí hậu và vị trí ở gần Mĩ. Nhiều đảo nước biển trong và nhiều màu sắc, cảnh sắc núi lửa hùng ví, truyền thống âm nhạc và các khu chế xuất thu hút những con tàu khách sang trọng cũng như hoạt động du lịch bình dân. Quần đảo Ăngti mang lại sự sảng khoái với ánh nắng mặt trời và biển dịu suốt cả năm. Một số hòn đảo chuyển từ ngành du lịch xa xỉ sang ngành du lịch quảng đại quần chúng. Gần 60% du khách là người Bắc Mĩ, ngoài ra còn có người anh, Pháp… Vịnh Montego ở Jamaica mỗi năm đón tiếp hơn 800.000 du khách, mang lại lượng ngoại tệ lớn, ước tính khoảng 500 triệu USD. Nếu sân bay San Juan ở Porto Rico là sân bay hoạt động nhiều nhất ở Caribê, với lộ trình tăng nhờ sự đi lại của các gia đình người Porto Rico giữa đảo và New York thì một số đảo nhỏ hoặc quần đào có doanh thu cao thường nhờ sự xuất hiện các khu chế xuất và các thiên đường thuế. ở Cayman, ở Viêgiơ hay Bahamá… luôn có những tàu du lịch sang trọng, thuyền buồm, câu lạc bộ gôn, du lịch cuối tuần. Nhìn chung, ở Caribê, sự phát triển không tách rời với ngành du lịch, là lĩnh vực chính thu hút ngoại tệ. ở Bacbađôt, ngành du lịch chiếm tới 73% thu nhập quốc dân, ở Đôminica là 51% và ở Jamaica là 34%. Một số địa danh du lịch nổi tiếng. * Cu Ba: “Chú cá sấu xanh của vùng biển Caribê” là quốc gia hấp dẫn du lịch nhất Caribê với những bãi biển đẹp, những trung tâm trượt tuyết nổi tiếng, những nhà hàng mang đậm chất latinh cùng sự niềm nở hiếu khách của người dân. Thành lũy Noro: nằm ở cảng Lahabana, được bao quanh bởi một bức tường cao 20m. Trên đỉnh ngọn tháp có tượng đồng thiếu nữ người Indian vô cùng quyến rũ. Nhà thờ lớn: được xây dựng vào thế kỉ XVIII theo phong cách kiến trúc Boroque vô cùng quyến rũ. Nhà thờ lớn: được xây dựng vào thế kỉ XVIII theo phong cách kiến trúc Boroque. Thi thể Colombis được an táng tại đây. Bảo tàng nghệ thuật thực dân: xây dựng năm 1720, là công trình kiến trúc cổ nhất Lahabana. Tòa nhà Quốc hội: là công trình kiến trúc có đỉnh tròn độc đáo, chính giữa nền tòa nhà đặt một viên kim cương 24 kara. Bãi biển Banladelu: là địa điểm lí tưởng cho những ai thích lặn và tắm biển. Thành phố Santiago: là thành phố có khí hậu nóng nhất Cuba, là cái nôi của loại rượu nổi tiếng - rượu “đuôi gà”. Santiago có khu du lịch Manuel, công viên Cerpest, Bacona, Bảo tàng lễ hội hóa trang… được nhiều du khách yêu thích. Cuba có 5 di sản thế giới được UNESCO công nhận. 1. Thành phố cổ Havana và các công sự. 2. Công sự Trinidad và thung lũng los Engenious. 3. Lâu đài San pedro. 4. Vườn quốc gia Pesembarco 5. Thung lũng Vinales. * Haiti: nổi tiếng với vườn quốc gia lịch sử Sans Souci. Nếu bức tường thành bao quanh là biểu tượng của sự phòng thủ kiên cố thì cung điện Christophe lại là đỉnh cao của nền văn minh. Cung điện rộng 20 mẫu Anh, với các mái vòm kiến Baroque, có sân thượng và các khu vườn xanh tươi. Trong cung điện có vô vàn các tác phẩm điêu khắc và nhiều bức tranh nghệ thuật. * Đominica: vẻ đẹp của vườn quốc gia Morne Trois đã thu hút bước chân của nhiều du khách. Nơi đây có những ngọn núi cao với những sườn dốc dựng đứng và vực sâu thăm thẳm, có 50 miệng núi lửa, nhiều hồ nước, trong đó có một hồ nước sôi, nhiều cây cối và động vật hoang dã quý hiếm. Dịch vụ và ngân hàng: Các nước Caribê đặc biệt có thể mạnh về dịch vụ và các hoạt động tiền tệ. Khu vực mậu dịch tự do mang tên thị trường chung Caribê (CARICOM) được thành lập từ 1973, sau phát triển thành tổ chức thương mại tự do Caribê (CARIFTA) đã có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy trao đổi buôn bán giữa các nước. Hầu hết các nước Caribê đều có mặt hàng xuất khẩu chính là đường và hoa quả nhiệt đới cho nên sự cạnh tranh trên thị trường giữa các nước là không thể tránh khỏi. Việc thiết lập một tổ chức nhằm tương trợ và điều hòa các mối quan hệ mậu dịch là vô cùng cần thiết. Hầu hết các nước Caribê phải nhập khẩu máy móc từ nước ngoài nên cán cân thanh toán thường âm. Riêng Triniđad và Tôbagô, từ những năm 1980 đã lấy lại cân bằng trong cán cân xuất nhập khẩu nhờ nguồn thu ngoại tệ từ dầu mỏ và khí tự nhiên. Bảng 4: Tình hình xuất nhập khẩu của một số nước Caribê (Giá trị xuất nhập khẩu tính theo triệu USD - năm 1989) Nước Lĩnh vực Bacbađôt Haiti Jamaica CH Đôminica Triniđat & Tabago Bahamas Xuất khẩu 155,0 155,0 970,3 925,7 1534,6 250,1 Nhập khẩu 597,0 288,9 1567,3 1952,1 1202,5 1109,3 Cán cân xuất nhập khẩu -442,0 -133,9 -597,0 -1026,4 332,1 -859,2 Nguồn: Ngân hàng phát triển liên Châu Mĩ. Các thị trường buôn bán chính của các nước Caribê là Hoa Kì, các nước chuâ Âu thuộc khối EU, Nhật Bản, Canađa và hầu hết các nước Mĩ Latinh. Các nước xuất khẩu dầu mỏ Trung Đông cũng là đối tác thương mại rất quan trọng. Các nước Caribê có dịch vụ ngân hàng phát triển, đặc biệt là có quan hệ tài chính với nhiều nước lớn. Các ngân hàng thuộc Anh, Mĩ, Canađa và Nhật Bản có ảnh hưởng rất rộng lớn. Nhiều chi nhánh ngân hàng đã đi đầu về ứng dụng công nghệ, nhất là việc sử dụng hệ thống thông tin vệ tinh. Đảo Caymans và Bahamas được coi là những “thiên đường thuế” vì các hoạt động tài chính ở đây diễn ra rất nhộn nhịp. Đảo Caymans là thuộc địa của đế chế Anh, chỉ có gần 25000 dân nhưng riêng thủ đô Gioocgiơtao đã có 18000 công ti từ những năm 1960. Hơn 500 ngân hàng cũng đóng tại đây. Đảo Bahamas, một quốc gia độc lập từ 1973, có phần lớn dân số sống ở thủ đô Natxô, ở đây có một hoạt động tài chính hoàn toàn đặc biệt, điều hành một thị trường ôrô - đô la Mĩ trong 400 cơ quan ngân hàng và thương mại. Như vậy, để đối mặt với nền kinh tế yếu kém và còn nhiều bấp bênh, nhiều phương sách kinh tế mới đã được khám phá, trong đó có “đường lối kinh tế dịch vụ”, cho phép thu hút tiền về vịnh Caribê. Nhiêu đảo có nguồn thu đa dạng và có rất nhiều công ty, ngoài ra còn có các khu chế xuất, trở thành các “thiên đường thuế” giàu có. b. Một số vấn đề kinh tế mà các nước Caribê phải đối mặt. Các trang trại ít được hiện đại hóa và sự thăng giáng của giá cả nguyên liệu cũng như sự cạnh tranh quốc tế vào thế kỉ XIX đã dẫn đến sự suy thoái. Cải cách ruộng đất là một giải pháp ngăn chặn sự suy thoái này và cho phép cung cấp cho nhu cầu của các thành phố lớn, song nó chưa thực sự diễn ra. Nhìn chung, các nước Caribê phụ thuộc về lương thực. Tỉ trọng ngành nông nghiệp trong GDP liên tục giảm, trừ Haiti. Các thảm họa tự nhiên làm năng suất và sản lượng nông nghiệp bấp bênh, như hạn hán nghiêm trọng ở Cuba (1986-1988) hay bão nhiệt đới ở Haiti. Các sản phẩm trồng trọt như chuối, mía, cà phê, cao su, dừa… phần lớn được xuất khẩu dưới dạng chưa qua chế biến, bị chèn ép về giá cả. Công nghiệp chủ yếu là khai thác và chế biến quặng dưới dạng thô, nguồn nhiên liệu và năng lượng phải nhập khẩu nên làm giảm quy mô sản xuất và tăng sự phụ thuộc. Vấn đề cấp bách trong hoạt động du lịch là tình trạng ô nhiễm bởi các tàu bốc dỡ hàng ven biển, sự thiếu thốn các khách sạn hay trạng thái mờ bản sắc văn hóa do sự du nhập của văn hóa phương Tây. Gần đây, hệ thống tài chính còn phải đối mặt với tình trạng căng thẳng kéo dài bởi các cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài, suy thoái kinh tế và lạm phát gia tăng. Điều đó đặt ra yêu cầu với các nước Caribê phải cải tổ lại để tăng cường sức mạnh tài chính cũng như điều hòa nền kinh tế. c. Giới thiệu nền kinh tế của một số quốc gia nổi bật. 1. Cuba: Đường, thuốc lá, cà phê là các sản phẩm chính của Cuba. Riêng đường sản lượng rất cao song có xu hướng giảm nhẹ, năm 2000 là 4,05 triệu tấn, năm 2002 là 3,4 triệu tấn. Các trang trại do nhà nước quản lý chiếm phần lớn diện tích đất canh tác, song vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu về lương thực của Cuba. Niken (sản lượng trên 76000 tấn năm 2004, đứng thứ tư thế giới) là mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Y dược, sinh học, xây dựng… của Cuba đạt nhiều thành tựu có thể sánh với một số cường quốc trên thế giới. Du lịch gần đây cũng phát triển, năm 2002 đón gần 1,8 triệu lượt khách, thu hơn 1,8 tỉ USD. Việc tìm thấy và đưa vào khai thác dầu mỏ (năm 2002) khai thác 4,1 triệu tấn dầu và hơi đốt) đã góp phần đảm bảo cho sự ổn định và phát triển nền kinh tế của đất nước. Sau khi hội đồng tương trợ kinh tế ngừng hoạt động (năm 1991), viện trợ của Liên Xô chấm dứt và do chính sách cấm vận của Mĩ hơn bốn mươi năm qua làm cho nền kinh tế Cuba gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, nền kinh tế của Cuba từ 1995 đến 2000 vẫn giữ tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm 4,3%/năm, giảm tỉ lệ thất nghiệp từ 8% xuống còn dưới 3,5%. Trong cơ cấu kinh tế Cuba, công nghiệp chiếm 36,5%, nông nghiệp 7,4% và dịch vụ 56,1%. 2. Bahama. GDP tính theo đầu người ước đạt 14.860 đô la (2000), đứng thứ 28 trên thế giới và cao nhất ở khu vực Caribê. Bahama có ngành du lịch rất phát triển, chiếm 92% cơ cấu GDP trong khi công nghiệp chỉ chiếm 5% và nông nghiệp là 3%. Các đảo của Bahama là các cảng thu thuế với biểu thuế thấp và là các trung tâm tài chính. Ngoài ra còn có các ngành sản xuất muối, chế biến gỗ, sản xuất đường, chế biến dầu mỏ. Xuất khẩu đạt kim ngạch là 300 triệu USD và nhập khẩu đạt 1,37 tỉ USD. Bên cạnh thủ đô Natxxo, thành phố cảng Fraepooctô cũng rất nhộn nhịp. 3. Triniđad và Tôbagô. Đây là nước có nền kinh tế khá phát triển ở vùng Caribê. Trong cơ cấu GDP thì công nghiệp chiếm 44%, nông nghiệp 2,2% và dịch vụ 53,8%. Khai thác dầu mỏ (dựa trên trữ lượng 605 triệu thùng) và ngành hóa dầu là hai ngành kinh tế chủ đạo. Ngoài ra còn có khí tự nhiên và nhựa đường. Sản xuất điện đạt 4 tỉ kWh. Du lịch là một trong các ngành thu ngoại tệ chính, năm 1999 đến 336.000 khách. Xuất khẩu đạt 2,4 tỉ USD, nhập khẩu: 3,3 tỉ USD. 4. Vênêxuêla. Đây là nước thuộc Nam Mĩ, ven biển Caribê nên cũng có thể được xem là thuộc khu vực Caribê. Vênêxuêla có nguồn dầu mỏ rất lớn. Tổng trữ lượng là 72,6 tỉ thùng, sản lượng ước đạt 3 triệu thùng/ngày, đứng thứ 8 thế giới, là thành viên của OPEC. Dầu mỏ và khí đốt chiếm 75% tổng giá trị xuất khẩu, khoáng sản quan trọng khác có bôxit, vàng, quặng sắt… Chuối, ngô, lúa là các cây lương thực chính. Sản phẩm xuất khẩu có mía và cà phê. Nguồn chăn nuôi bò cũng phát triển. Năm 2000 đàn bò có tới 15,8 triệu con. Sản xuất điện năng đạt 73 tỉ kwh, tiêu thụ 72,85 tỉ kwh. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á năm 1997 có ảnh hưởng khá mạnh đến Vênêxuêla. Năm 1999 tăng trưởng ở mức âm (-7%) song nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi. Xuất khẩu đạt 16,9 tỉ USD, nhập khẩu 12,4 tỉ USD. d. Các chỉ số GDP, GNP và HDI. Đây là các chỉ số chủ yếu đánh giá mức độ phát triển của một quốc gia GDP (Gross Dosmetic Products): tổng sản phẩm quốc nội GNP (Gross National Products): tổng sản phẩm quốc dân. HDI (Human Developing Index): chỉ số phát triển con người. Bảng 5: Đánh giá của UNDP năm 2000 Nước GDP bình quân (USD/người/năm) Xếp hạng HDI Nước GDP bình quân (USD/người/năm) Xếp hạng HDI Antigoa & Bacbuđa 10.541 52 Gorkyênađa 4.105 83 Bahamas 8.960 41 Pructô Ricô 7.664 66 Cuba 3.650 55 Xanhkit % Nêvit 4.280 66 Dôminica 3.833 61 Xanh lucia 4.280 66 CH Dôminica 2.308 94 Xanh Vinxen 3.110 91 Haiti 458 146 Jamaica 2.931 86 e. Vấn đề môi trường: Tất cả các nước trên thế giới, trong đó có các nước Caribe, đang phải đối mặt với vấn đề môi trường. Sự cạn kiệt tài nguyên, tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước đòi hỏi nỗ lực của từng nước cũng như sự hợp tác để giải quyết những vấn đề chung. Một vấn đề đáng kể ở Caribe là tình trạng đất ngập nước đang ngày càng tăng lên. Số đất đai này không thể trồng trọt hay xây dựng nhà cửa. Vấn đề cải tạo đất ngập nước đòi hỏi công nghệ cao vượt quá tầm với của các nước này. Tình trạng rừng bị suy giảm cũng rất đáng lo ngại. Các loại tài nguyên khoáng sản trong lòng đất đang có nguy cơ cạn kiệt do khai thác quá mức để phục vụ cho xuất khẩu. Các vấn đề môi trường khác như ô nhiễm đô thị, ô nhiễm biển, rác thải đang đe dọa nên kinh tế các nước Caribe, ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch đòi hỏi các biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt. 2. Văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng. a. Ngôn ngữ. Xét về ngôn ngữ và chùng tộc ở Caribe có thể chia ra Caribe - English (Caribe Anh) và Caribe - French (Caribe Pháp). Trong quần đảo Ăngti, có một cộng đồng người nói tiếng Anh và tuân theo tiêu chuẩn Anh. Tiếng Anh chuẩn được coi là ngôn ngữ chính thức của các quốc gia này. ở một số đảo như Bahamas, Hamaica, Triniđat, Tôbago,… tiếng Anh bản ngữ được sử dụng phổ biến ở các đảo Ăngti thuộc Hà Lan, nhất là ở nhóm đảo phía Bắc như Xanh Mactin, Saba, Viecgin… Tuy nhiên, các thế hệ hậu duệ của người Âu - Phi đến Ăngti và sinh ra ở đây đã cải biến tiếng Anh chuẩn tạo ra một loại ngôn ngữ pha trộn gọi là “Creolê”. Giữa “Creolê” và tiếng Anh chuẩn có một vài điểm khác biệt về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp… Tiếng Pháp ở Caribe cũng rất phong phú. Đây là ngôn ngữ chính thức của Haiti và nhóm đảo thuộc Pháp (Mactini, Goađilup). Tiếng Pháp được sử dụng rộng rãi trong thông tin đại chúng, giáo dục, nhà thờ, báo và ấn phẩm… Bên cạnh đó, còn một bộ phận không nhỏ các nước thuộc Caribe lấy Tây Ban Nha làm ngôn ngữ chính thức, chẳng hạn như Cuba. b. Giáo dục: Tất cả các nước Caribe đều có luật giáo dục, ở một số nước, đài và tivi được sử dụng để giảng dạy cho trẻ em ở những vùng núi hẻo lánh, ví dụ như ở cộng hòa Đominica. Con số học viên trong các trường trung học không ngừng tăng lên, bao gồm cả những công nhân chưa đủ kĩ năng, những người trẻ học theo chế độ không chính quy. Từ 1990 đến 2000, tỉ lệ học viên trung học tăng trung bình 3%/năm. Giáo dục đại học và cao đẳng phát triển nhanh thậm chí còn cao hơn bậc tiểu học và trung học. Đây là một thành tựu rất đáng kể, là kết quả của việc đầu tư một khoản chi phí rất lớn cho giáo dục. Tuy nhiên ở một số nước như Haiti, CH Dominica, Triniđad và Tôbagô, giáo dục bậc cao chưa thực sự được chú trọng. Bảng 6: tỉ lệ đầu tư cho giáo dục bậc cao trong tổng ngân sách giáo dục (1988). Nước Cuba CH Đôminica Haiti Hamaica Venêzuêla Phần trăm 14,0 2,7 9,3 20,7 35,0 Có một sự khác biệt lớn trong các nước Caribe về mức độ phát triển giáo dục. Nhiều nước có tỉ lệ người mù chữ dưới 10% như Cuba, trong khi một số nước kháccó tỉ lệ người mù chữ rất cao (Ví dụ: Haiti, Cộng hòa Đôminica…). Tuy nhiên, ở tất cả các nước có một đặc điểm chung, đó là số tỉ lệ người mù chữ là nữ bao giờ cũng cao hơn người mù chữ là nam. Dưới tác động của các chiến dịch xóa nạn mù chữ do các Chính phủ phát động, số người không biết đọc biết viết đã giảm mạnh. Cuba là một trong những nước có nền giáo dục tốt nhất khu vực. Nguyên tắc hoạt động của nền giáo dục Cu Ba: Tất cả mọi người đều được đi học và bình đẳng trong học tập. Nhà nước chu cấp toàn bộ chi phí, thực hiện giáo dục không mất tiền. Học sinh được chu cấp đồng phục, đồ dùng học tập, được khám chữa bệnh không mất tiền trong tất cả các cơ sở y tế trong toàn quốc. Toàn xã hội đều tham gia vào sự nghiệp giáo dục, tiến hành thực tế hóa, đa dạng và hoàn thiện hệ thống giáo dục. Hầu hết học sinh đều theo học trung học, sau đó thì vào học đại học hoặc các trường dạy nghề, có các trường đặc biệt cho trẻ khuyết tật, có 48 trung tâm giáo dục đại học. Số người biết đọc, biết viết đạt 95,7%, nam 96,2%, nữ 95,3%, đứng đầu Mĩ Latinh. c. Y tế: Y tế của Caribe rất được chú trọng. ở Antigua và Bacbuđa, người dân được chăm sóc y tế miễn phí, những ca đặc biệt đều được chuyển đến Puectô Ricô bằng máy bay. Còn mọi người dân Cuba cũng được miễn phí trong chăm sóc sức khỏe. Cuba có 267 bệnh viện và 42 phòng khám, cứ 260 người dân có một bác sĩ. Có 20 trường đào tạo cán bộ y tế. Các bệnh xã hội, truyền nhiễm và suy dinh dưỡng trẻ em cơ bản được giải quyết. Cuba có nhiều thành tựu nổi tiếng thế giới về y, dược học. Tuổi thọ trung bình đạt 76,2 tuổi, nam: 73,84 tuổi, nữ: 78,73 tuổi. Cuba hiện có 3000 cụ sống trên 100 tuổi. Tuy nhiên, ở một số đảo nghèo khác, y tế vẫn chưa được đảm bảo. Chẳng hạn ở Haiti, cứ 6000 người dân mới có một thầy thuốc, phương tiện chữa bệnh nghèo nan; các căn bệnh thế kỉ như AIDS đang hoành hành. Tuổi thọ trung bình rất thấp, nam 47,67; nữ 51,17 tuổi. Còn ở CH Đominica, là một nền kinh tế chậm phát triển, phụ thuộc vào Mĩ, các bệnh viện và phòng khám công được miễn phí nhưng thiếu phương tiện, thiết bị. Mặt khác, hầu hết các trung tâm khám chữa bệnh đều tập trung ở các thành phố lớn nên một trong những nhiệm vụ của ngành y tế các nước Caribe là đưa y tế chất lượng cao về những vùng xa xôi, hẻo lánh. d. Văn học: Khác với văn học Mĩ, văn học Mĩ Latinh nhìn chung khác xa với văn học châu Âu. Sự khác biệt xuất phát từ tính chất xã hội Mĩ Latinh, theo cơ cấu hầu như theo chế độ phong kiến, điền trang, thái ấp, tồn tại tình trạng biệt lập về văn hóa, kinh tế của người da đỏ. Nền văn hóa dân gian là một sự tổng hợp bao gồm những truyền thống gốc Phi, da đỏ và Âu hình thành trong 300 năm biệt lập. Hơn nữa, thiên nhiên khắc nghiệt, đời sống khó khăn cũng là nhân tố tạo nên trạng thái tâm lí khác tâm lí người châu Âu. Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các nhà văn Mĩ Latinh bắt đầu đặt nền móng cho trào lưu “hiện đại chủ nghĩa” Tây Ban Nha, đưa vào một nhịp điệu sống động với một phong cách biểu hiện thích hợp hơn với tinh thần hiện đại. Người lãnh đạo trào lưu này là Ruben Dario, người Nicaragoa. Những người đi tiên phong trong phong trào này còn có Jose Murti (1853 - 1895) và Giuylian Đen Cadan (1861 - 1893) là hai nhà thơ Cuba. Nhưng năm sau Đại chiến II, nhiều nhà văn Caribe hướng ngòi bút vào khai thác văn hóa truyền thống của người da đỏ, đấu tranh bảo vệ quyền lợi của các dân tộc da đỏ. Cả thơ ca và văn xuôi đều mang đậm hơi thở của tâm hồn Caribe lộng gió, với bút pháp nghệ thuật vừa hiện thực sâu sắc vừa bay bổng khoáng đạt. Cuba có nhà văn nổi tiếng Capêntiê (1904-1980). e. Tôn giáo: Phần lớn cư dân theo đạo Thiên chúa. Nhà thờ và các giáo sĩ rất được coi trọng tại hầu hết các nước Caribe. III. Xu thế và triển vọng trong bối cảnh quốc tế. Caribe là một khu vực giào tiềm năng. Kết hợp với vị trí đị lí có tầm chiến lược và nguồn tà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDPhuong (8).doc
Tài liệu liên quan