Tiểu luận Tìm hiểu về hệ thống các ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Trong thời gian gần đây, thuật ngữ hiện đại hoá ngân hàng bắt đầu xuất hiện với ý nghĩa là tìm cách “thiết lập một hệ thống tập trung hoá và tự động hoá trong các giao dịch với mục đích lấy khách hàng là trung tâm”. Còn nói theo ngôn ngữ hội nhập thì hiện đại hoá ngân hàng giống như việc các doanh nghiệp VN đang tìm cách hoà nhập vào cùng với các luật chơi của thế giới, hệ thống ngân hàng cũng tương tự như thế. Trên thế giới các ngân hàng luôn luôn lấy khách hàng làm trung tâm, và tìm mọi cách thoả mãn các nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Ở VN, một nhà nhập khẩu muốn xin ngân hàng bảo lãnh thanh toán lô hàng nhập khẩu, nhà nhập khẩu đó phải đến phòng nhập khẩu của ngân hàng đưa ra yêu cầu của mình, sau đó phòng nhập khẩu phải qua các bộ phận tiền gửi, tiền vay, và các bộ phận khác để điều tra xem hiện nay khách hàng cuả mình đang ở vị thế nào trong các mối quan hệ với ngân hàng. Sau đó, nếu thoả đáng, bộ phận tín dụng của ngân hàng mới đồng ý bảo lãnh, tất nhiên trước đó quy trình này còn phải trình lãnh đạo ký duyệt. Mãi cho đến khi lô hàng nhập về đến cảng, doanh nghiệp còn phải đến phòng kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng trình các hoá đơn cần thiết để được mua ngoại tệ thanh toán. Toàn bộ quy trình này, cho dù ngân hàng có cải tiến cách mấy đi nữa cũng tiêu tốn không ít thì nhiều thời gian chờ đơị của khách hàng. Hiện đại hoá ngân hàng chính là lấy khách hàng làm trung tâm, theo đó giờ đây, các doanh nghiệp chỉ cần đưa ra yêu cầu của mình, sau đó toàn bộ các vấn đề từ A đến Z sẽ được xử lý hoàn toàn tự động và tập trung về một đầu mối thống nhất, không còn chuyện mỗi bộ phận chỉ có thông tin riêng khách hàng của mình. Trên thế giới, hệ thống ngân hàng của thiên hạ là như thế, do đó hội nhập cũng đòi hỏi ngân hàng của ta cũng phải như thế, không thể khác được, “hiện đại hoá ngân hàng chính là một ngôn ngữ của hội nhập kinh tế quốc tế”.

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8704 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu về hệ thống các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoán và bất động sản Vào chứng khoán: Đối với hoạt động ngân hàng đầu tư, được chia thành 2 nhóm nghiệp vụ, nhóm được trực tiếp thực hiện hoặc phải triển khai thông qua các công ty con. Ngân hàng thương mại được phép trực tiếp tư vấn tài chính doanh nghiệp, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp và tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký chứng khoán, mua bán trái phiếu chính phủ.Với các nghiệp vụ như bảo lãnh phát hành chứng khoán; tự doanh chứng khoán bao gồm cả mua bán cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp; môi giới chứng khoán; quản lý, phân phối chứng chỉ quỹ đầu tư; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán… ngân hàng không được trực tiếp thực hiện mà phải thông qua các công ty con của mình. Vào bất động sản: Theo dự thảo mới, ngân hàng có thể bị cấm kinh doanh bất động sản trừ trường hợp bất động sản đó dùng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc, hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ của mình. Ngoài ra, ngân hàng được phép nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay có đảm bảo bằng bất động sản liên quan. Vào các lĩnh vực khác: Ngân hàng Nhà nước chỉ cho phép Ngân hàng thương mại (NHTM) được mở rộng phạm vi hoạt động sang các lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, quản lý tài sản bảo đảm, thông tin tín dụng qua việc thành lập công ty độc lập; không cho phép các TCTD, kể cả các NHTM, được hoạt động trên các lĩnh vực không có liên quan trực tiếp với hoạt động chính thông qua việc thành lập các công ty con, công ty liên kết. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng giới hạn mức góp vốn, mua cổ phần của NHTM vào một doanh nghiệp không hoạt động trên lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm không vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó và tổng mức góp vốn của một NHTM vào tất cả các loại doanh nghiệp này không vượt quá 40% vốn điều lệ, quỹ dự trữ của NHTM liên quan. III. Năng lực cạnh tranh 1. Đánh giá năng lực cạnh tranh? Sự cạnh tranh, thách thức đối với các NHTMVN càng gia tăng khi Chính phủ VN tháo dỡ rào cản đối với các NHTMNNg nên đánh giá chính xác năng lực và vị thế cạnh tranh của NHTMVN trong điều kiện hiện nay là yêu cầu cần thiết.    “Năng lực cạnh tranh của NHTM là khả năng mà do chính ngân hàng tạo ra trên cơ sở duy trì và phát triển những lợi thế vốn có, nhằm cũng cố và mở rộng thị phần; gia tăng lợi nhuận và có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh”. 2. Ưu điểm của ngân hàng Có hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp. Hiện tại các ngân hàng thương mại VN đã xây dựng được hệ thống phân phối rộng lớn, đặc biệt là thị trường nông thôn. Trong số các Định chế Ngân hàng trung gian nói trên, đáng chú ý nhất là các Ngân hàng thương mại Nhà nước tuy chỉ có 4 Ngân hàng nhưng chiếm tới gần 60% thị phần tổng thể các dịch vụ Ngân hàng thông qua một mạng lưới “dày đặc” các chi nhánh trong cả nước: Ngân hàng Công thương Việt Nam có gần 90 chi nhánh cấp 1; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có 76 chi nhánh cấp 1; Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long có 25 chi nhánh cấp 1; Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có hơn 30 chi nhánh cấp 1; Ngân hàng Chính sách xã hội có chi nhánh ở hầu hết các tỉnh, thành và nhất là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam với hơn 100 chi nhánh cấp 1 cùng với tổng số gần 2000 chi nhánh tính tới cấp 4 đã “phủ sóng” đến 100% số huyện, thị trong cả nước. Chiếm thị phần lớn về hoạt động tín dụng, huy động vốn Hệ thống NHTM VN đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và tăng trưởng kinh tế ở nước ta trong nhiều năm qua. Năm 2005 với nhiều hình thức huy động vốn tương đối đa dạng, NHTM VN đã huy động vốn hàng trăm tỷ đồng tăng gấp 30 lần so với năm 1990-trên 600.000 tỷ đồng. Năm 2007, 1 năm sau bước ngoặt quan trọng của nền kinh tế nước ta khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, các NHTM bước vào cuộc cạnh tranh gay gắt để tranh giành thị phần làm cho thị phần huy động vốn và thị phần tín dụng của các NHTM CP tăng mạnh. Năm 2008, thị phần tín dụng của các ngân hàng thương mại trong nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn, khoảng trên 80%. Năm 2009, tín dụng tại các ngân hàng Việt Nam tăng trưởng nóng, mức tăng trưởng tín dụng lên tới 38% trong khi con số này năm 2008 chỉ là 25%, dù vậy tăng trưởng tín dụng năm 2009 vẫn trong xu thế đi lên so với tăng trưởng tín dụng các năm 2002 - 2004. Tăng trưởng tín dụng chững lại trong tháng 1/2010, mức tăng trưởng chỉ đạt 1% trong khi đó tăng trưởng huy động tiền gửi là 0,3%. 3. Phí dịch vụ của các NHTM Việt Nam là tương đối thấp so với các ngân hàng nước ngoài Xem xét biểu phí dịch vụ TTQT bằng L/C của VCB và Standard Chartered bank, có thể thấy phí dịch vụ của của VCB chỉ vào khoảng 70% so với Standard Charter bank. Điều này cũng là một lợi thế của các NHTM Việt Nam khi thực hiện dịch vụ, thu hút thêm khách hàng. 4. Hiện đại hóa ngân hàng Trong thời gian gần đây, thuật ngữ hiện đại hoá ngân hàng bắt đầu xuất hiện với ý nghĩa là tìm cách “thiết lập một hệ thống tập trung hoá và tự động hoá trong các giao dịch với mục đích lấy khách hàng là trung tâm”. Còn nói theo ngôn ngữ hội nhập thì hiện đại hoá ngân hàng giống như việc các doanh nghiệp VN đang tìm cách hoà nhập vào cùng với các luật chơi của thế giới, hệ thống ngân hàng cũng tương tự như thế. Trên thế giới các ngân hàng luôn luôn lấy khách hàng làm trung tâm, và tìm mọi cách thoả mãn các nhu cầu đa dạng của khách hàng. Ở VN, một nhà nhập khẩu muốn xin ngân hàng bảo lãnh thanh toán lô hàng nhập khẩu, nhà nhập khẩu đó phải đến phòng nhập khẩu của ngân hàng đưa ra yêu cầu của mình, sau đó phòng nhập khẩu phải qua các bộ phận tiền gửi, tiền vay, và các bộ phận khác để điều tra xem hiện nay khách hàng cuả mình đang ở vị thế nào trong các mối quan hệ với ngân hàng. Sau đó, nếu thoả đáng, bộ phận tín dụng của ngân hàng mới đồng ý bảo lãnh, tất nhiên trước đó quy trình này còn phải trình lãnh đạo ký duyệt. Mãi cho đến khi lô hàng nhập về đến cảng, doanh nghiệp còn phải đến phòng kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng trình các hoá đơn cần thiết để được mua ngoại tệ thanh toán. Toàn bộ quy trình này, cho dù ngân hàng có cải tiến cách mấy đi nữa cũng tiêu tốn không ít thì nhiều thời gian chờ đơị của khách hàng. Hiện đại hoá ngân hàng chính là lấy khách hàng làm trung tâm, theo đó giờ đây, các doanh nghiệp chỉ cần đưa ra yêu cầu của mình, sau đó toàn bộ các vấn đề từ A đến Z sẽ được xử lý hoàn toàn tự động và tập trung về một đầu mối thống nhất, không còn chuyện mỗi bộ phận chỉ có thông tin riêng khách hàng của mình. Trên thế giới, hệ thống ngân hàng của thiên hạ là như thế, do đó hội nhập cũng đòi hỏi ngân hàng của ta cũng phải như thế, không thể khác được, “hiện đại hoá ngân hàng chính là một ngôn ngữ của hội nhập kinh tế quốc tế”. Nhược điểm Việc gia nhập WTO đã mở ra những cơ hội phát triển mới cho thị trường tài chính Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh đó, đầu tư trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng cũng đặt ra nhiều thách thức và rủi ro đối với các ngân hàng thương mại của Việt Nam. Thách thức lớn nhất đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam nằm ở nội lực của chính các ngân hàng, cụ thể: Chất lượng nguồn nhân lực kém, chính sách tiền lương chưa thỏa đáng, dễ dẫn đến chảy máu chất xám. Quy mô vốn hoạt động còn nhỏ nên chưa thực hiện được mục tiêu kinh doanh một cách hoàn chỉnh.  Sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng và chưa đáp ứng nhu cầu toàn diện của khách hàng.  Các tỷ lệ về chi phí nghiệp vụ và khả năng sinh lời của phần lớn các NHTM VN đều thua kém các ngân hàng trong khu vực.  - Nguồn nhân lực:     Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, chưa đồng đều. Trong thời gian qua có những thời điểm nhu cầu nguồn nhân lực ngân hàng gia tăng đột biến, hình thành sự chuyển dịch lao động bất hợp lý, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng. Theo báo cáo của NHNN, đội ngũ nhân viên ngân hàng được đào tạo ở bậc thạc sĩ và tiến sĩ chiếm chưa đầy 10%, trình độ đại học chiếm khoảng 61%, kỹ năng nghề nghiệp vẫn còn hạn chế, khả năng tiếp cận và xử lý công việc theo nhóm còn gặp nhiều khó khăn.     Mặc khác, chính sách đãi ngộ và thu hút nguồn nhân lực cũng chưa được các ngân hàng quan tâm đúng mức, phát sinh tình trạng chảy máu chất xám trong lĩnh vực ngân hàng. Quy mô vốn hoạt động: Quy mô vốn chủ sở hữu của NHTMVN hiện nay còn rất thấp. NHTMNN là nhóm ngân hàng có quy mô vốn tương đối cao trong toàn hệ thống nhưng vẫn còn ở mức khiêm tốn gần 80 triệu USD, thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 1: Quy mô vốn điều lệ của các NHTMNN  năm 2008 (Đơn vị tính : tỷ VND, triệu USD); (tỷ giá quy đổi USD/VND = 17.600) Ngân hàng    Vốn điều lệ (VND)    (USD) NH Nông nghiệp và PTNT VN    10.500  596 NH Công thương VN  13.550    770 NH Đầu tư và Phát triển VN   7.700   437 NH Phát triển nhà ĐBSCL    850    48 Nguồn: Tổng hợp báo cáo của NHTM Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP), đã có sự gia tăng đáng kể về quy mô vốn trong thời gian qua, nhưng đến nay chỉ có khoảng 8 NHTMCP có mức vốn trên 3.000 tỷ VND, số còn lại dưới 3.000 tỷ VND, có một số ngân hàng chỉ đạt được mức 1.000 tỷ VND. Bảng 2: Quy mô vốn điều lệ của  một số NHTMCP  tháng 3/2009 (Đơn vị tính : tỷ VND, triệu USD); (tỷ giá quy đổi USD/VND = 17.600) STT   Ngân hàng    Vốn điều lệ VND USD Nhóm 1 (VĐL trên 3.000)   1 NHTMCP Ngoại thương  12.100    688 2 NHTMCP Xuất nhập khẩu VN     7.200 409 3 NHTMCP Á châu    6.536   371 4 NHTMCP  Sài Gòn Thương tín    5.116    291 5 NHTMCP Đông Nam Á   4.068  231 6 NHTMCP Quân đội     3.400   193 7 NHTMCP Sài Gòn    3.299    187 8 NHTMCP Kỹ thương  3.642   207 Nhóm 2 (VĐL trên 2.000)    1 NHTMCP Đông Á    2.880 164 2 NHTMCP An Bình 2.705  154 Nhóm 3 (VĐL từ 1.000 trở lên)  1 NHTMCP Việt Á    1.359   77 2 NHTMCP Nam Việt  1.000 57 (Nguồn tổng hợp báo cáo  NHTM)     Qua số số liệu trên cho thấy vốn của NHTMVN hiện nay vẫn còn cách biệt rất lớn so với mức vốn của một ngân hàng, một tập đoàn tài chính ở mức trung bình của nước ngoài. Bảng 3: Quy mô vốn của một số NHNNg  năm 2006 (Đơn vị tính:  triệu USD) Ngân hàng Vốn chủ sở hữu Citigroup    112.537 JP Morgan Chase 107.211 HSBC    98.226 Mitsubishi UFJ Financial Group 83.281 BNP Paribas 56.610 Mizuho Finacial Group 52.243 (Nguồn: - Về chất lượng dịch vụ NH Các dịch vụ mà các NH VN đang cung cấp hiện nay, dù đã được đa dạng hoá nhưng vẫn đơn điệu, chủ yếu vẫn là các sản phẩm truyền thống. Các dịch vụ NH hiện đại chưa phát triển hoặc phát triển nhưng đồng bộ. Rất nhiều dịch vụ  phát triển chưa xứng với tiềm năng, đặc biệt là các dịch vụ bán lẻ, dịch vụ dành cho khách hàng thượng lưu, dịch vụ quản lý tài sản, tư vấn và hỗ trợ tài chính, trung gian tiền tệ, trao đổi công cụ tài chính, cung cấp thông tin tài chính và dịch vụ chuyển đổi. Thị trường dịch vụ NH vẫn phát triển dưới mức tiềm năng, các mô hình cạnh tranh còn đơn giản. Mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội đối với dịch vụ NH chưa cao do những hạn chế về số lượng, chất lượng và khả năng tiếp cận. Cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, công nghệ và thương hiệu chưa phổ biến, nên dễ dẫn tới sự bất ổn của thị trường dịch vụ, do đó dễ tạo ra sự cạnh tranh về giá (lãi suất) để lôi kéo khách hàng của nhau. Lợi thế về truyền thống và mạng lưới sẽ khó giúp các NH trong nước phát triển các dịch vụ mới và các dịch vụ phi tín dụng - những dịch vụ cần công nghệ và kỹ năng khai thác của các cán bộ NH. khả năng ứng dụng công nghệ tiên tiến của nhân viên ngân hàng còn hạn chế nên dẫn đến lãng phí,  khai thác không hết tính năng của công nghệ mới.     Điển hình là hệ thống giao dịch tự động – ATM, sau một thời gian triển khai thực hiện vẫn chưa hết những bất cập, chưa có sự kết nối trong toàn hệ thống ngân hàng để có thể giảm chi phí đầu tư và đảm bảo  hiệu quả giao dịch cho khách hàng. Việc NHNN công bố chính thức kết nối hai liên minh thẻ lớn ở VN là Smartlink và Banknetvn, mở đường cho việc hình thành một mạng thanh toán điện tử thống nhất trên toàn quốc nhưng cũng chỉ mới dừng ở kết nối công nghệ nên việc cung ứng dịch vụ ngân hàng vẫn chưa đạt  hiệu quả cao hơn.      Việc triển khai hệ thống Core banking tại các NHTMVN được xem là điểm nhấn cho đầu tư công nghệ, nhưng khi triển khai thực hiện thì vẫn chưa có sự đồng bộ trong toàn hệ thống. - Tỷ lệ về chi phí nghiệp vụ và khả năng sinh lời: Hầu hết các ngân hàng thương mại VN đều có mức dư nợ không sinh lời lớn hơn giới hạn cho phép từ 1,5 đến 2,5 lần, khả năng thanh toán bình quân chỉ mới đạt xấp xỉ 60%, tỷ lệ sinh lời bình quân trên vốn tự có (ROE) đến năm 2009 chỉ là 6% so với 15% của các ngân hàng thương mại các nước trong khu vực. Về các chỉ số phát triển tài chính, Báo cáo phát triển tài chính 2009 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) xếp hạng VN đứng thứ 49 trên 52 nước được đánh giá. Hầu hết các chỉ số được xếp hạng cạnh tranh thấp, chỉ có chỉ số ổn định tài chính, chỉ số về quy mô và hiệu quả của lĩnh vực NH được xếp hạng cao. Bảng 4: Chỉ số phát triển tài chính năm 2008 của một số nước (xếp hạng trên 52) Tên nước Xếp hạng Tên nước Xếp hạng Hoa Kỳ 1 Thái Lan 29 Nhật Bản 4 Indonesia 38 Singapore 10 Philippine 48 Malaysia 20 Việt nam 49 Trung Quốc 24 Nguồn: WEF, 2009, Báo cáo phát triển tài chính So với các nước khác trong khu vực, qui mô của các NH VN còn nhỏ, tổng tài sản ở mức thấp, các chỉ số ROA, ROE  cuối năm 2009 vẫn ở mức khiêm tốn nếu dựa trên tiêu chí đánh giá theo thông lệ quốc tế.  Bảng 5: So sánh lĩnh vực NH VN với các nước trong khu vực VN Malaysia Indonesia Philippines Tổng tài sản (tỷ USD) 127,66 386,25 213,98 119,52 Tổng dư nợ tín dụng (tỷ USD) 73,10 208,85 119,42 61,59 ROE (%) 9,7 18,5 21,94* 6,91 ROA (%) 1,0 1,5 2,08* 0,77 NPLs (%) 3,5 2,2 3,8 4,51 Nguồn: Chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ VN đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025, trang 264 3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Thứ nhất, tiếp tục tăng cường năng lực tài chính theo hướng tăng quy mô vốn điều lệ, đảm bảo mức an toàn vốn theo chuẩn mực quốc tế, nâng cao chất lượng tài sản có.     Theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ, mức vốn pháp định của tất cả các NHTM đến năm 2010 là 3.000 tỷ VND, CAR tối thiểu là  8%,  tỷ lệ nợ xấu dưới 5%. - Đối với NHTMNN:     -  Xác định  một tỷ lệ hợp lý lợi nhuận ròng được sử dụng hằng năm để tăng vốn điều lệ trong giai đoạn sắp tới. Theo Nghị định 166/1999/NĐ – CP, NHTM được trích 5% từ  nhuận ròng hằng năm nhưng không quá 100% vốn điều lệ của ngân hàng cho quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. So với nhu cầu tăng vốn hiện tại thì tỷ lệ này còn thấp, do đó việc cần tăng tỷ lệ này từ 5% lên 10%  là  rất cần thiết đối với các NHTM.     – Xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn đọng, kiểm tra và điều chỉnh các khoản mục tài sản không sinh lợi để nâng cao chất lượng tài sản có của NHTM. Mỗi ngân hàng phải đầu tư một hệ thống cảnh báo rủi ro, phải thành lập một công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, để cảnh báo kịp thời rủi ro phát sinh và xử lý triệt để các khoản nợ tồn đọng. - Đối với NHTMCP:     – Phải lựa chọn thời điểm và phương thức hợp lý để tăng vốn. NHTMCP có thể tăng vốn dưới hình thức chủ yếu là phát hành thêm cổ phiếu. Trong điều kiện hiện nay, phát hành thêm cổ phiếu quả là một bài toán rất khó cho các NHTMCP, trước mắt NHTMCP chỉ nên phát hành cổ phiếu để huy động từ cổ đông hiện hữu. - Xây dựng và đề xuất với NHNN một tỷ lệ sở hữu cổ phiếu hợp lý của công đông chiến lược  và cổ đông nước ngoài. Với tỷ lệ 30% cho cổ đông nước ngoài như hiện nay vẫn còn là một tỷ lệ khiêm tốn. Tỷ lệ này có thể cao hơn nhưng vẫn kiểm soát được sự chi phối của cổ đông nước ngoài. Nếu tỷ lệ này được tăng lên sẽ giúp cho NHTMCP tranh thủ được một nguồn lực rất lớn cho việc gia tăng quy mô vốn của mình trong điều kiện cần thiết hiện nay.     – Sáp nhập các ngân hàng, hoặc mua lại các ngân hàng nhỏ để hình thành nên một ngân hàng có tiềm lực tài chính lớn hơn, hình thành nên một tập đoàn tài chính đa năng cũng là một giải pháp rất hiệu quả cho các NHTMCP hiện nay Thứ hai, chú trọng chiến lược phát triển nguồn nhân lực theo hướng nâng cao chất lượng. NHTM phải có chiến lược đúng đắn cho nguồn nhân lực trong tương lai bằng cách đẩy mạnh hơn nữa chương trình liên kết, tài trợ tại các trường đại học và trung tâm đào tạo. Phải có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với người lao động, tạo môi trường thuận lợi để người lao động phát huy hết năng lực của mình, phải biết tôn trọng tài năng của người lao động. - Phải xây dựng các dự án bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên định kỳ để nâng cao tính chuyên nghiệp và khả năng ứng dụng công nghệ mới. Thực tế ở VN hiện nay, sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao để quản lý và sử dụng công nghệ NH đang diễn ra ở hầu hết các NH. Do đó đi đôi với đầu tư công nghệ phải bằng mọi biện pháp (tạo môi trường cho nguời lao động tự học tập, tổ chức đào tạo chuyên sâu và nâng cao, có cơ chế thưởng, phạt thỏa đáng trong công việc… ) để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giáo dục đạo đức nghề nghiệp. Đây là việc làm cấp thiết, nếu NH muốn hướng đến việc phát triển ổn định và bền vững./. Thứ ba, tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ ngân hàng nhằm đảm bảo tính hiện đại, an toàn, nhanh chóng, tiện lợi nhất trong giao dịch cung ứng dịch vụ cho khách hàng:     – NHTM phải tích cực hơn nữa trong việc đầu tư đổi mới công nghệ phù hợp chiến lược hiện đại hóa đối với ngành ngân hàng trong thời gian tới, chú trọng hơn nữa tính hiệu quả trong việc triển khai hệ thống ngân hàng lõi – Core banking     – Bồi dưỡng nâng cao trình độ và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của nhân viên, để nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ hiện đại. Thứ tư, tăng cường năng lực quản trị điều hành theo tiêu chuẩn quốc tế.     – Các NHTM cần phải chuẩn hóa mô hình tổ chức theo mô hình thông lệ quốc tế, mô hình tổ chức tập trung hướng tới khách hàng, theo đó Hội sở chính tập trung quản lý và xử lý tác nghiệp kinh doanh của ngân hàng, các chi nhánh tập trung vào việc bán các sản phẩm cho khách hàng và thực hiện chính sách chăm sóc khách hàng.     – Đổi mới cơ cấu quản trị theo tiêu chuẩn quốc tế: nhất quán hệ thống chính sách, tập trung quản trị rủi ro, phân chia trách nhiệm cụ thể và thù lao tương xứng. 4. Sức cạnh tranh của ngân hàng thương mại với các TCTD phi ngân hàng. 1.Thực trạng về sức cạnh tranh của NHTM với TCTD phi ngân hàng. Trong hệ thống các TCTD gồm có các TCTD ngân hàng( trong đó có NHTM) và các TCTD phi ngân hàng. Hai tổ chức này có điểm khác nhau lớn nhất là TCTD phi ngân hàng thì có hoạt động chủ yếu là huy động vốn trung và dài hạn( nhưng không được phép nhận tiền gửi có kỳ hạn), còn các TCTD ngân hàng mà ở đây là xét đến NHTM thì có chức năng đặc biệt là chức năng thanh toán. Hai tổ chức này phát triển song song và tạo ra tính ổn định cho nền kinh tế. Nhưng ở Việt Nam thì các NHTM lại có tính cạnh tranh hơn hẳn các TCTD phi ngân hàng. Tính cạnh tranh của các NHTM với các TCTD phi ngân hàng đầu tiên phải kể đến về vốn và năng lực tài chính. Hầu hết các TCTD phi ngân hàng hoạt động ở Việt Nam hiện nay có nguồn vốn tự có hạn chế (tính đến thời điểm 31/03/2007 vốn tự có trung bình của các công ty tài chính là 728,117 tỷ đồng, trong đó công ty tài chính Dầu khí có vốn tự có lớn nhất là 3.058 tỷ; vốn tự có trung bình của các công ty cho thuê tài chính là 149 tỷ đồng). Theo quy định của pháp luật hiện hành về cho vay, bảo lãnh thì đối với công ty tài chính, tổng dư nợ cho vay đối với một khách hành không vượt quá 15% vốn tự có, tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh đối với một khách hàng không vượt quá 25% vốn tự có. Đối với công ty cho thuê tài chính, tổng mức cho thuê tài chính đối với một khách hàng không vượt quá 30% vốn tự có, tổng mức cho thuê đối với một nhóm khách hàng có liên quan không vựợt quá 80% vốn tự có. Những quy định như trên khiến việc đầu tư cho vay, cho thuê của các TCTD phi ngân hàng chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Dù trong chính sách của nhà nước cũng có những qui định về nguồn vốn của các NHTM, theo thông tư số 13/2010/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 1/10/2010, trong đó quy định NHTM phải đáp ứng vốn điều lệ tối thiểu 3.000 tỷ đồng (hạn chót là 31/12/2010) và nâng tỷ lệ an toàn vốn(= số vốn tự có/ tổng số tài sản rủi ro) tối thiểu của NHTM từ 8% lên 9% và một số quy định khác. Nhưng do có hình thức huy động vốn đa dạng đặc biệt là phương thức huy động vốn ngắn hạn, các NHTM có thể dễ dàng đáp ứng được những qui định đó của pháp luật bằng cách vay ngắn hạn từ các NHTM khác, nên nó cũng không ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư và cho vay. Mặt khác, hoạt động huy động vốn và tích luỹ của các TCTD phi ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn. Nguyên nhân chính là do công tác huy động vốn của TCTD phi ngân hàng mang tính đặc thù ở chỗ các TCTD phi ngân hàng chỉ được huy động đối với tiền gửi có kỳ hạn trên 1 năm của tổ chức và cá nhân; phát hành các giấy tờ có giá, riêng công ty cho thuê tài chính các giấy tờ có giá được phát hành phải có kỳ hạn trên một năm. Trong khi đó thì các NHTM có hình thức huy động vốn hết sức đa dạng( tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm không kỳ hạn, trái phiếu, kỳ phiếu....), đáp ứng được tối đa nhu cầu của người gửi như để kiếm lợi nhuận hay phục vụ mục đích thanh toán. Vì vậy, khả năng huy động vốn của NHTM là tốt hơn, có thể thu hút được một nguồn tiền gửi lớn hơn từ nhiều thành phần trong xã hội. Về thị trường hoạt động, thì thị trường của các TCTD phi ngân hàng được đánh giá là hẹp hơn so với NHTM. Các TCTD phi ngân hàng tập trung chủ yếu ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với một mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch hạn hẹp, không đáp ứng các nhu cầu vốn (nhất là vốn trung và dài hạn) ngày càng lớn trong xã hội. Nhiều khách hàng mở rộng và chuyển đổi mô hình sản xuất muốn nhận được phương thức tài trợ có nhiều “ưu việt” của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng nhưng ở nơi đó các TCTD phi ngân hàng chưa vươn tới. Ngược lại, nhiều doanh nghiệp lại “bỏ qua” các TCTD phi ngân hàng để tìm đến các ngân hàng vay vốn mặc dù điều kiện vay và thủ tục chặt chẽ hơn nhiều. Còn với số lượng lớn các NHTM như hiện nay trên thị trường thì hệ thống các NHTM đã lan rộng ra khắp các vùng kinh tế, hệ thống phòng giao dịch được mở rộng đến từng địa phương, đáp ứng được nhu cầu gửi tiền và nhu cầu về vốn kịp thời cho nhà đầu tư. Như vậy, cũng cho thấy năng lực quản trị điều hành của các NHTM là tốt hơn so với các TCTD phi ngân hàng. Hơn nữa đối tượng là tài sản để mang ra giao dịch của các TCTD phi ngân hàng cũng bị bó hẹp hơn NHTM, nên qui mô hoạt động của các TCTD phi ngân hàng cũng bị bó hẹp hơn. Cụ thể là các khoảng “trống” về văn bản pháp luật đối với công ty cho thuê tài chính, việc xác định tài sản cho thuê đuợc quy định trong điều 20 và 61 của Luật các tổ chức tín dụng chỉ nêu chung chung tài sản cho thuê chứ không xác định đó là loại tài sản nào. Điều 7 của Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính lại định nghĩa: “Tài sản cho thuê là máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác”. Theo các quy định trên thì bất động sản chưa được liệt vào các tài sản cho thuê tài chính gây bất lợi cho cả công ty cho thuê tài chính lẫn bên thuê (khách hàng). Điều này không chỉ đã bó hẹp hoạt động của các công ty cho thuê tài chính, trái với thông lệ quốc tế mà còn là một thiệt thòi lớn cho khách hàng bởi trụ sở hay nhà xưởng là những bất động sản có giá trị rất lớn. Hiện nay trên thế giới, loại hình cho thuê tài chính (thuê mua) đã bao gồm cả bất động sản. Do vậy, Chính phủ và các cơ quan liên quan (NHNN) nên mở rộng tài sản cho thuê là bất động sản để đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn. Điều này cũng phần nào cho thấy sức cạnh tranh với nước ngoài của các NHTM là cao hơn so với TCTD phi ngân hàng Việt Nam . Nếu không có chiến lược duy trì và phát triển thị trường truyền thống và các lợi thế của mình, các TCTD phi ngân hàng ở Việt Nam sẽ “xoay xở” ra sao khi các TCTD phi ngân hàng nước ngoài có tiềm lực về vốn và nhân lực xâm nhập thị trường này tại Việt Nam. Như vậy, nguồn vốn tự có hạn chế, huy động vốn khó khăn, thị trường nhỏ bé và các “khoảng trống” về pháp luật…vô hình chung đã làm giảm sức cạnh tranh của cácTCD phi ngân hàng với cácNHTM. 2. Đánh giá tình hình. Tuy là hiện nay NHTM có ưu thế cạnh tranh hơn TCTD phi ngân hàng cả về nguồn vốn tự có, khả năng huy động vốn( cả nguồn vốn ngắn hạn, trung và dài hạn), thị trường hoạt động, nhưng cần phải xem xét lại về mức độ ổn định của nền kinh tế sau này. Trong một nền kinh tế phát triển, thì hệ thống ngân hàng không phải là nơi cung ứng nguồn vốn trung - dài hạn chủ yếu cho nền kinh tế, nơi cung ứng vốn cho nền kinh tế chính là các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Ở nước ta, việc huy động vốn trung - dài hạn chủ yếu cho nền kinh tế là các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại cung ứng không đủ vốn trung - dài hạn cho nền kinh tế, mà phải sử dụng một phần vốn ngắn hạn để cho vay trung - dài hạn; lượng vốn này chiếm khoản 50% tổng lượng vốn trung - dài hạn cung

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu về hệ thống các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan