Tổng thống của Mỹ do các đại cử tri bầu ra.Các đại cử tri do mỗi bang bầu ra.
Tổng thống là nguyên thủ quốc gia có thực quyền. Là nhân vật quan trọng nhất của nhánh ngành lập pháp và quân sự đối ngoại.
Tổng thống là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Tổng thống có quyền bổ nhiệm các tướng lĩnh cao cấp chỉ huy các lĩnh vực khác nhau về quân sự.tổng thống là người đứng đầu hoạt động an ninh quốc gia , tổng thống có trách nhiệm chăm lo để hành pháp và lập pháp được thực thi 1cách tốt nhất bảo vệ hòa bình và an ninh của chính quyền liên bang cũng như chính quyền mỗi bang.
Hiến pháp quy định tổng thống có quyền tuyên bố tình trạng khẩn cấp và chấm dứt tình trạng khẩn cấp ở chính quyền liên bang hay chính quyền 1 bang.tổng thống là người vượt quyền tuyên bố tình trạng chiến tranh.
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 13892 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu về hình thức chính thể của nhà nước Anh và Mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Hình thức nhà nước là một vấn đề quan trọng của hiện tượng nhà nước . Lịch sử nhà nước và pháp luật tư sản , mỗi quốc gia ,trong từng thời kì lịch sử lại chọn cho mình những hình thức chính thể khác nhau. Mỗi hình thức chính thể có đắc điểm riêng. Bài viết tìm hiểu về hình thức chính thể của nhà nước Anh và Mỹ qua đó phân tích sự khác nhau cơ bản giữa 2 hình thức chính thể này.
NỘI DUNG
Sự khác nhau về nguyên nhân dẫn đến sự thiết lập hình thức chính thể của nhà nước.
1. Cách mạng tư sản Anh
Cuộc cách mạng tư sản ở Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để . Kết quả của cuộc cách mạng tư sản ở Anh là sự thỏa hiệp của giai cấp tư sản và quý tộc mới. Trong xã hội của Anh diễn ra sự mâu thuẫn giai cấp gay gắt nhất là giữa tư sản và quý tộc. Quý tộc bao gồm quý tộc phong kiến ( địa chủ phong kiến) và quý tộc mới( ngoài việc kinh doanh ruộng đất còn mở các hầm mỏ, xưởng thủ công .. bóc lột sức lao động của người lao động) Do có sự tương đồng giữa giai cấp tư sản và quý tộc mới nên trong bối cách lịch sử cả châu Âu vẫn đang tồn tai chế đọ phong kiến ;cần phải đối phó với phong trào đấu tranh của nhân dân trong 40 năm giai cấp tư sản phải liên kết với quý tộc mới , chính nguyên nhân này đã dẫn đến việc thiết lập chính thể quân chủ nghị viện ở Anh.
2. Cách mạng tư sản Mỹ
Cuộc cách mạng tư sản Mỹ là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất trong lịch sử. Hình thức của cách mạng tư sản ở Mỹ rất đặc biệt đó là cuộc cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc .Kết quả cuộc cách mạng đã giải phóng 13 thuộc địa khỏi sự phụ thuộc vào chính quốc hình thành 1 nhà nước liên bang Mỹ ( hiến pháp Mỹ 1787); ngoài ra cuộc cách mạng này được coi là triệt để nhất vì : nó đã xóa bỏ được tàn dư của chế độ phong kiến( phương thức sản xuất, quan hệ sản xuất, hình thức sản xuất,..); đặc biệt do trước đây là thuộc địa nên tư sản Anh tích cực duy trì và ủng hộ quan hệ sản xuất phong kiến và chủ nô vì vậy việc bóc lột con người ở đây diễn ra như 1 sự hiển nhiên rất dã man , cách mạng tư sản Mỹ đã xóa bỏ được sự bóc lột của con người với con người ; ngoài ra cuộc cách mạng tư sản này đã mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Chính sự triệt để của cuộc cách mạng tư sản đã tác động đến việc thiết lập hình thức chính thể cộng hòa tổng thống ở Mỹ.
II. Sự khác nhau về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trong 2 hình thức chính thể.
1. Tổ chức bộ máy nhà nước
1.1. Nguyên thủ quốc gia.
a. Nhà nước tư sản Anh
Nguyên thủ quốc gia do thế tập truyền ngôi. Là các vị Hoàng đế hoặc Nữ hoàng (nếu nhà vua không có con trai). Hoàng đế chỉ nặng về vai trò tượng trưng . Mọi hoạt động của hoàng đế chỉ nhằm mục đích chính thức hóa về mặt nhà nước các hoạt động của nghị viện, chính phủ.
Quyền hạn của nhà vua được hiến pháp quy định: Nhà vua được quyền được hỏi ý kiến, quyền kích lệ, cảnh giác những mối nguy hiểm đối với bất cứ quyết định nào.
Hoàng đế hay nữ hoàng bổ nhiệm Thủ tướng nhưng việc bổ nhiệm này chỉ mang tính hình thức vì người được bổ nhiệm đã được quyết định và là người đứng đầu đảng chiếm đa số trong nghị viện( hạ viện). Thủ tướng chọn các bộ trưởng cho nội các của ông trong những nghị sĩ của quốc hội.
Mọi quyết định của hoàng đế chỉ có hiệu lực thực thi khi có chữ kí kèm theo của thủ tướng. Ngược lại các vị đặc trách cơ quan mình ấn kí các quyết định của cơ quan bên cạch con dấu và chữ kí xác nhận của nhà vua .Nhưng Nhà vua không phải chịu trách nhiệm trước bất kì văn kiện nào mà mình đã kí : trong hiến pháp Anh có ghi : Nhà vua không bao giờ sai lầm hay làm sai , Nhà vua không thể tự mình làm lấy.vì vậy chữ kí của nhà vua chỉ mang tính hình thức.Các bộ trưởng phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình có thể bị Hạ viện truy tố và nghị viện xét xử.
Đó là biểu hiện rõ nhất về tính hình thức của nhà vua
b.Nhà nước tư sản Mỹ
Tổng thống của Mỹ do các đại cử tri bầu ra.Các đại cử tri do mỗi bang bầu ra.
Tổng thống là nguyên thủ quốc gia có thực quyền. Là nhân vật quan trọng nhất của nhánh ngành lập pháp và quân sự đối ngoại.
Tổng thống là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Tổng thống có quyền bổ nhiệm các tướng lĩnh cao cấp chỉ huy các lĩnh vực khác nhau về quân sự.tổng thống là người đứng đầu hoạt động an ninh quốc gia , tổng thống có trách nhiệm chăm lo để hành pháp và lập pháp được thực thi 1cách tốt nhất bảo vệ hòa bình và an ninh của chính quyền liên bang cũng như chính quyền mỗi bang.
Hiến pháp quy định tổng thống có quyền tuyên bố tình trạng khẩn cấp và chấm dứt tình trạng khẩn cấp ở chính quyền liên bang hay chính quyền 1 bang.tổng thống là người vượt quyền tuyên bố tình trạng chiến tranh.
Đối ngoại :tổng thống có quyền kí các điều ước quốc tế .Được bổ nhiệm tất cả các quan chức , đại sứ ngoại giao ở tất cả các nước mà Mỹ có quan hệ ngoại giao.Tổng thống được quyền kí kết thừa nhận các quốc gia mới. Được bổ nhiệm tránh án tòa án của pháp viện tối cao.
Quyền được ân xá cho bất kì ai là công dân Mỹ bị kết án.
Qua việc tìm hiểu về nguyên thủ quốc gia của 2 nước : trong chính thể nhà nước cộng hòa tổng thống , tổng thống do nhân dân bầu nên với chức năng và quyền hạn được quy định trong Hiến pháp 1787 tổng thống Mỹ có thực quyền và có thể nói quyền hạn này là quyền hành lớn nhất trong lịch sử nhà nước cận đại. Khác với chính thể quân chủ nghị viện ở Anh nhà vua do thế tập truyền ngôi nên nhà vua chỉ mang tính hình thức không có thực quyền.
1.2. Nghị viện
a.Nhà nước tư sản Anh
Nghị viện có quyền lập pháp ; quyền quyết định ngân sách và thuế;quyền giám sát hoạt động của nội các , bầu hoặc bãi nhiệm các thành viên của nội các.Nghị viện là tối cao . Nghị viện có quyền giải quyết mọi vấn đề của nhà nước .Nghị viện thành lập ra chính phủ từ thành phần Hạ nghị viện. Chính phủ chỉ được hoạt động khi vẫn còn sự tín nhiệm của Nghị viện. Trong trường hợp không còn sự tín nhiệm của Nghị viện thì chính phủ giải tán , nghị viện thành lập chính phủ mới . Trong trường hợp không thành lập được chính phủ mới thì nghị viện bị giải tán.Sự hình thành quốc hội 2 viện.
Thượng nghị viện gồm đại quý tộc mới , không phải qua bầu cử mà do tầng lớp đại tư sản quý tộc cử ra .Lúc đầu thượng nghị viện có uy quyền hơn hạ nghị viện .Dần dần do đại diện của thế lực bảo thủ , lỗi thời đã hết vai trò lịch sử nên nghị viện hoạt động rất hình thức, mang tính danh nghĩa.
Hạ nghị viện đại diện cho tầng lớp trong cư dân và do dân bầu ra , nên còn được gọi là viện dan bầu. Cùng với sự mất dần quyền lực của thượng nghị việc quyền hành của hạ nghị viện dần lấn át quyền của thượng nghị viện.
b.Nhà nước tư sản Mỹ
Nghị viện là cơ quan lập pháp. Nghị viện có quyền thông qua các đạo luật , quyền sửa đổi bổ sung dự án luật và dự án ngân sách của tổng thống, quyền tán thành các quan chức cấp cao do tổng thống bổ nhiệm , quyền phê chuẩn hoặc bác bỏ các điếu ước quốc tế do tổng thống kí. Nghị viện gồm 2 viện :
Hạ nghị viện là cơ quan dân biểu , do dân chúng tiểu bang bầu lên .
Thượng nghị viện là cơ quan đại diện của các bang ,do nhân dân trực tiếp bầu ra .
Có thể nhận thấy sự khác nhau giữa 2 hình thức chính thể .
Khác với chính thể cộng hòa tổng thống , ngoài việc thực hiện chức năng lập pháp nghị viện còn phải thành lập chính phủ và giám sát chính phủ .Nếu như ở Anh Hạ nghị viện có quyền hạn thực tế còn thượng nghị viện chỉ mang tính hình thức thì ở Mỹ ta có thể nhận thấy sự cân bằng quyền lực giữa 2 viện ví dụ: hạ viện có quyền luận tội các quan chức cấp cao nhất của nhà nước kể cả tổng thống, nhưng lại không có quyền kết tội , quyền này thuộc về thượng nghị viện.
1.3. Chính phủ
a.Nhà nước Anh
Tiền thân của nội các là viện cơ mật. Nội các được thành lập và hoạt động dưới quyền chủ tọa của thủ tướng liên đới chịu trách nhiệm trước quốc hội.Nội các nắm quyền hành pháp..Thủ tướng được hoàng đế ( nữ hoàng) bổ nhiệm là người đứng đầu đảng cầm quyền , đảng chiếm đa số trong hạ nghị viện. Thủ tướng thành lập chính phủ . Thủ tục chọn chính phủ từ đảng chiếm đa số ở hạ nghị viện phải chịu trách nhiệm trước quốc hội.
b.Nhà nước Mỹ
Nếu như ở Anh có sự hiện diện của 1 thiết chế chính phủ bao gồm thủ tướng và 1 số thành viên , chính phủ được thành lập từ nghị viện( hạ nghị viện) phải chịu trách nhiệm trước quốc hội gây nên sự lập đổ và giải tán lẫn nhau thì ở Mỹ quyền hành pháp theo hiến pháp Mỹ chỉ được giao cho 1 người là tổng thống (điều 2) Tổng thống là người thành lập chính phủ. Ở Mỹ không hình thành 1 chế định nào về chính phủ (nội các) điều này nhấn mạnh sự chịu trách nhiệm cá nhân của tổng thống.2. Nguyên tắc phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
Với chính thể cộng hòa tổng thống ta nhận thấy sự phân quyền cứng rắn việc áp dụng học thuyết phân quyền 1 cách triệt để : mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp được phân định rõ ràng , không có sự kết hợp với nhau so với sự phân quyền mềm dẻo ở chính thể quân chủ đại nghị ở Anh .Ở Mỹ 3 nhánh quyền lực được phân định rõ về quyền hạn và trách nhiệmbăng cơ chế kìm chế _ đối trọng(thành viên hành pháp và tổng thôgs không có quyền trình dự án luật trước nghị viện; nghị viện không có quyền lật đổ chính phủ và tổng thống không không có quyền giải tán nghị viện trước thời hạn) không có sự chịu trách nhiệm lẫn nhau và giải tán nhau giữa lập pháp và hành pháp như ở Anh.Ngoài ra , việc phân quyền cứng rắn được thể hiện trong việc bổ nhiệm nhân sự: ở Mỹ người được tổng thống trong bộ máy hành pháp phải nghỉ nghị sĩ hoặc ngược lại.; ở Anh chỉ bổ nhiệm bộ trưởng và thủ tướng từ đảng chiếm đa số trong nghị viện. Ngoài ra, việc đề cao quyền lực tư pháp ở Mỹ cũng khác biệt so với ở Anh khi nghị viện có quyền hạn lớn lấn át ngành tư pháp.
LỜI KÊT
Hình thức chính thể của nhà nước là 1 yếu tố quan trọng quyết định đến nguyên tắc hoạt động của nhà nước đó.Việc tìm hiểu về hình thức chính thể ở Anh và Mỹ 2 nước điển hình cho hình thức chính thể quân chủ nghị viện và cộng hòa tông thống đã cho chúng ta 1 cái nhìn tổng quát về sự khác nhau cơ bản giữa chúng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân biệt chính thể cộng hòa tổng thống và quân chủ đại nghị.doc